Covid 19 và ngành giáo dục Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NGUYỄN THỊ YẾN - MSSV: 695701183 – Khoa Tiếng Anh – ĐT: 0399607496

Bài tập: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên


Bài 4: Kỹ năng thuyết trình

Chủ đề: COVID 19 VÀ NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM


Link youtube:

https://drive.google.com/drive/folders/1wD-MR19NlVh0g8Lilfts6L5DAOm681w0?usp=sharing

1. Giới thiệu bản thân: Tên, Mssv, Khoa

2. Thuyết trình

 Mở đầu

Thưa thầy cô và các bạn. Như chúng ta đã biết, đại dịch covid 19 đã bắt nguồhn từ Vũ Hán Trung Quốc
vào cuối năm 2019 và nó đã lan rộng nhanh chóng ra khắp các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, sự bùng
phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, có tác động đến nhiều mặt kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục. Bài thuyết trình của em hôm nay sẽ tập trung vào chủ đề Covid 19 và ngành giáo
dục Việt Nam

Bài thuyết trình gồm có ba phần:

Phần 1 – tác hại của Covid,

Phần 2 – thách thức,

Phần 3 – biện pháp khắc phục

Phần 4: Liên hệ bản thân

 Thân bài

Phần 1: Đầu tiên chúng ta bắt đầu với phần Tác hại của covid:

Với diễn biến phức tạp, sự lây lan nhanh chóng của đại dịch, nhiều người dân Việt Nam đã thiệt mạng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 27/03/2022, Việt Nam đã ghi nhận hơn 10 triệu ca mắc Covid và
gần ca tử vong do COVID-19. Đây quả thật là một con số rất lớn. Do vậy để hạn chế sự lâu lan dịch bệnh,
Bộ giáo dục nhiều lần ra quyết định cho học sinh cả nước học trực tuyến. Trước khi xảy ra Covid, việc
học trực tuyến là điều mà chúng ta chưa bao giờ thực hiện. Do đó, điều này đặt cho học sinh, giáo viên
và nền giáo dục Việt Nam rất nhiều thách thức, khó khăn phải vượt qua

Phần 2: sau đây là phần thách thức gồm có hai phần: đối với học sinh và đối với giáo viên

 Đối với học sinh

- Thứ nhất, đó là vấn đề chất lượng học tập. Chị Hồng – phụ huynh của một bạn học sinh nói rằng: “ “Từ
khi lên lớp 11, con tôi học kém hẳn, thị lực cũng giảm trông thấy. Cứ học được nửa buổi con lại phải xin
cô nghỉ vì đau mắt quá. Con nói với mẹ con chán học lắm, học hết cấp 3 sẽ đi làm”. Hay một em HS lớp
10 tại Hà Nội cũng thừa nhận việc học online thời gian vừa qua với em là nỗi ám ảnh vì em phải học tất
cả các môn trên lớp, ngồi lì trước màn hình máy tính từ sáng tới tối khuya. Qua đó, ta có thể thấy sự suy
giảm đáng kể động lực học tập, muốn nghỉ học, chán nản từ đó dẫn đến việc không lĩnh hội được các tri
thức khoa học, kết quả cũng giảm sút rất nhiều

- Thứ hai, là vấn đề về tâm lí và sức khỏe. Việc ở nhà lâu ngày khiến học sinh phải đối mặt với vấn đề tâm
lí, sức khỏe tinh thần. Có những bạn HS mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, cộng với sự hà khắc, thờ ơ
với cảm xúc của con trẻ đã là một giọt nước tràn ly, khiến nhiều bạn HS có suy nghĩ muốn tự tử. Đơn cử
như gần đây, đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra, những bạn học sinh lớp 9, 10 nhảy từ tầng cao
xuống vì không chịu được áp lực từ cha mẹ, nhà trường và xã hội

- Thứ ba, Về vấn đề thiết bị: nếu như việc học trực tiếp không cần đến thiết bị điện tử thì ngày nay, trong
thời covid, phụ huynh phải dành tiền mua thêm thiết bị như máy tính, ipad cho con học online. Điều này
gây ra nhiều khó khăn đối với những gia đình khó khăn, những em học sinh vùng sâu, vùng xa. vấn đề
đường truyền mạng thường xuyên không ổn định làm gián đoạn việc tiếp thu kiến thức của học sinh, gây
chán nản trong học tập. bên cạnh đó, không gian nhà ở chật chội và tiếng ồn từ bên ngoài cũng khiến
việc học tập không hiệu quả, làm sao nhãng, mất sự tập trung khi học trực tuyến

 Với giáo viên

- Có 3 thách thức với giáo viên

+ Thứ nhất: vấn đề kĩ năng CNTT: Do từ trước thầy cô chưa từng dạy học bằng phần mềm trực tuyến.
Nên thầy cô không có kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT, phải mất nhiều thời gian tham gia những khóa
học huấn luyện công nghệ thông tin do trường tổ chức. Nhiều thầy cô đã nhiều tuổi, ít tiếp xúc với công
nghệ, sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Việc soạn giáo án phải chuyển đổi sang giáo án điện tử, ngắn gọn,
xúc tích, nhiều hình ảnh, mới có thể thu hút sự tập trung của học sinh. Thầy cô thường xuyên phải quay
video, hướng dẫn học sinh làm bài, hơn nữa phải giành nhiều thời gian kết nối, phối hợp với phụ huynh
học sinh để mang lại hiệu quả học tập tốt. Bên cạnh đó, việc chấm bài online cũng gặp nhiều những khó
khăn do lỗi kĩ thuật, hoặc lỗi từ phía học sinh

+ Tiếp theo là vấn đề quản lí học sinh: gặp rất nhiều khó khăn khi các bạn học sinh tắt camera, không tập
trung, làm việc riêng trong giờ học, khi giáo viên gọi thì không trả lời hoặc thoát khỏi phòng zoom. Vì
trong hoàn cảnh dịch bệnh, nhiều học sinh lấy lí do đi xét nghiệm hoặc đi tiêm phòng để trốn giờ học,
điều này cũng rất khó quản lí. Các bạn học sinh có đường truyền mạng không ổn định, thoát ra và vào lại
ứng dụng zoom rất nhiều lần hoặc những bạn giả danh để vào lớp quấy rối việc giảng dạy cũng khiến
thầy cô gặp khó khăn trong việc quản lí lớp học

Phần 3: Biện pháp khắc phục


Vậy với những thách thức đã nếu trên, thì chúng ta cũng có nhiều biện pháp để khắc phục sự khó khăn
này

- Với cá nhân học sinh

+ Đầu tiên, tự giác là yếu tố quan trọng nhất để học sinh có thể theo kịp chương trình học và tiến bộ
trong học tập, lĩnh hội tri thức khoa học

+ Học sinh cần lường trước được những rủi ro như đường truyền mạng, thiết bị truc trặc để khắc phục
kịp thời. Tìm không gian học yên tĩnh, ít người để tập trung tuyệt đối vào bài giảng

+ Thường xuyên tham gia vào các môn thể thao vận động sau nhiều giờ học trực tuyến nhằm nâng cao
sức khỏe thể chất và tinh thần

+ Bên cạnh đó, HS cần cởi mở hơn để chia sẻ những khó khăn trong tâm lí, trong học tập với cha mẹ,
thầy cô và bạn bè. Tránh việc cảm xúc kìm nén lâu ngày, dẫn đến trầm cảm

- Với cá nhân giáo viên

+ giáo viên cần thường xuyên rèn luyện kĩ năng CNTT để thành thạo các thao tác sử dụng các phần
mềm trực tuyến, tối ưu hóa việc dạy học

+ Thực hành và rèn luyện các kĩ năng thiết kế giáo án, bài giảng điện tử lôi cuốn hấp dẫn học sinh

+ Vì GV có rất nhiều đầu việc phải thực hiện như: soạn giáo án sinh động, mới mẻ, làm đề thi, coi thi trực
tuyến, chấm bài kiểm tra; cập nhật tình hình học tập cho từng phụ huynh học sinh và rất nhiều các công
việc không tên khác. Do vậy, người GV phải rèn luyện kĩ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian, để
giảm sự áp lực bởi gánh nặng trách nhiệm công việc

Phần 4: Liên hệ bản thân

Vậy thì, sau một khoảng thời gian dài, bản thân em đã rèn luyện và đúc kết ra nhiều điều. Em thường
xuyên rèn luyện và phát triển ý thức và kĩ năng tự học, tự tạo động lực cho bản thân để việc học tập đạt
hiệu quả. Mỗi tối hôm trước thì em sẽ chuẩn bị bài cho ngày hôm sau để tránh việc không hiểu bài, gây
chán nản và sa sút trong học tập. Em thường xuyên tìm hiểu và rèn luyện các kĩ năng công nghệ thông
tin, kĩ năng khắc phục lỗi kĩ thuật. Yếu tố sức khỏe thể chất và tinh thần cũng rất quan trọng, do vậy em
thường xuyên tập luyện, chơi các môn thể thao, ăn uống điều độ và thiết lập, duy trì, phát triển những
mối quan hệ tích cực với bạn bè, thầy cô để có thể cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong tâm lí và học
tập

 Kết bài:

Trên đây là bài thuyết trình của em về chủ đề covid 19 và ngành giáo dục Việt Nam. Em xin chân thành
cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe, và em mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn ạ.

You might also like