Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG


Trường Đại học Bách khoa Bộ môn Kỹ thuật Ô tô – Máy động lực
---------- ----------

THÍ NGHIỆM Ô TÔ & ĐỘNG CƠ


ĐỐT TRONG
PHẦN 1: THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ

BÀI 3:
KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH CƠ BẢN
CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL

Mục tiêu:
 Minh họa thực tế các thông số vận hành cơ bản của động cơ diesel.

 Cung cấp cho sinh viên kiến thức về nguyên lý và kỹ năng vận hành cơ bản động
cơ diesel.

 Trang bị cho sinh viên kỹ năng đo, kiểm tra các thông số vận hành cơ bản, là cơ
sở cho các hoạt động chẩn đoán, sửa chữa động cơ diesel.

Kết quả đạt được sau bài học:


 Nhận biết được các hệ thống chức năng trên động cơ diesel.

 Thực hiện được quy trình kiểm tra động cơ trước khi vận hành.

 Đo và kiểm tra được các thông số làm việc cơ bản của động cơ diesel.

 Biết và hiểu sự thay đổi các thông số làm việc cơ bản của động cơ diesel từ khi
khởi động đến khi vận hành ổn định.

– 2021 –

Trang 1/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

MỤC LỤC

1 KIẾN THỨC SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÍ NGHIỆM ......................... 3
2 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM..................................................................................................... 6
2.1 Mô hình thí nghiệm: Động cơ diesel KIA, HYUNDAI ................................................... 6
2.2 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ............................................................................................. 6
2.3 Phương pháp đo, kiểm tra ................................................................................................. 8
2.3.1 Áp suất nén cực đại ................................................................................................... 8
2.3.2 Áp suất mở kim phun ................................................................................................ 8
2.3.3 Áp suất dầu bôi trơn .................................................................................................. 9
2.3.4 Nhiệt độ nước làm mát ............................................................................................ 10
2.3.5 Tốc độ động cơ ........................................................................................................ 10
2.3.6 Điện áp ắc-quy/máy phát......................................................................................... 11
2.4 Phương pháp xử lý số liệu đo ......................................................................................... 12
3 TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM ................................................................................................... 12
3.1 Chuẩn bị thí nghiệm ....................................................................................................... 12
3.2 Kiểm tra tình trạng động cơ trước khi thí nghiệm .......................................................... 12
3.3 Đo, kiểm tra các thông số vận hành cơ bản khi quay trơn động cơ – Động cơ
HYUNDAI ................................................................................................................................ 13
3.3.1 Đo áp suất nén xy lanh ............................................................................................ 13
3.3.2 Đo áp suất mở kim phun Pkim(psi) ........................................................................... 14
3.4 Đo, kiểm tra các thông số vận hành cơ bản ở khi động cơ làm việc không tải – Động cơ
KIA ………………………………………………………………………………………….14
3.5 Sau khi thí nghiệm .......................................................................................................... 15
4 CÂU HỎI KIỂM TRA SAU KHI LÀM BÀI THÍ NGHIỆM............................................... 16
5 BÁO CÁO THÍ NGHIỆM .................................................................................................... 20
5.1 Khảo sát các hệ thống chức năng trên động cơ thí nghiệm ............................................ 20
5.2 Khi quay trơn động cơ .................................................................................................... 21
5.3 Khi động cơ vận hành ..................................................................................................... 23

Trang 2/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

1 KIẾN THỨC SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÍ


NGHIỆM

Chú ý:
 Sinh viên PHẢI chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi thí nghiệm.
QUAN TRỌNG
 Sinh viên chuẩn bị chưa đạt yêu cầu thì KHÔNG được tham
gia thí nghiệm.

 Phân loại, sơ đồ bố trí chung và nguyên lý làm việc của các hệ thống chức năng trên động
cơ diesel:
 Hệ thống cố định
 Hệ thống phát lực
 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
 Hệ thống làm mát cưỡng bức
 Hệ thống nạp – thải cho động cơ
 Hệ thống điện động cơ: hệ thống cung cấp điện
 Hệ thống điện động cơ: hệ thống khởi động
 Định nghĩa và ý nghĩa thực tiễn của các thông số vận hành cơ bản của động cơ diesel:
 Áp suất nén cực đại
 Áp suất nhớt
 Nhiệt độ nước làm mát
 Điện áp ắc-quy/máy phát
 Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị đo: (1) Lưu ý an toàn - kỹ thuật, (2) thao tác tháo –
lắp, (3) thao tác đo và (4) đọc kết quả.
 Đồng hồ đo áp suất nén
 Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn
 Đồng hồ đo điện VOM
 Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ tháo lắp: (1) Lưu ý an toàn - kỹ thuật; và (2) thao tác sử
dụng.
 Dụng cụ tháo, lắp kim phun.
 Dụng cụ tháo, lắp đồng hồ đo áp suất nén.

Trang 3/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Kiến thức/Kỹ năng: CẤU TẠO CHUNG ĐỘNG CƠ DIESEL

CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC

ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)


BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích,
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
tính toán…
1. Đấu hiệu nhận biết động cơ diesel?
2. Thông số kết cấu động cơ?
3. Động cơ có bao nhiêu hệ thống cơ bản?

Kiến thức/Kỹ năng: ÁP SUẤT NÉN CỰC ĐẠI TRONG XI LANH

CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC

ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)


BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích,
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
tính toán…
1. Định nghĩa áp suất nén cực đại trong 1. Vì sao có áp suất nén?
xylanh?
2. Quan hệ giữa áp suất nén cực đại và tỉ số nén
của động cơ?
3. Dải giá trị áp suất nén cực đại thông dụng
của động cơ diesel?

Trang 4/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Kiến thức/Kỹ năng: NHIỆT ĐỘ ĐỘNG CƠ

CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC

ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)


BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích, tính
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
toán…
1. Định nghĩa nhiệt độ động cơ? 1. Vì sao nhiệt độ làm việc của động cơ bị 1. Nguyên nhân của sự hao hụt nước làm
2. Dải nhiệt độ làm việc ổn định của động cơ? giới hạn? mát?
3. Lưu ý khi kiểm tra nước làm mát? 2. Nhiệm vụ của van hằng nhiệt? 2. Nguyên nhân động cơ quá nhiệt?

Kiến thức/Kỹ năng: TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ

CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC

BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI) ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt… vận dụng, chứng minh, phân tích, tính toán…
1. Tốc độ cầm chừng là gì?
2. Giá trị tốc độ cầm chừng trên động cơ
diesel là bao nhiêu?

Trang 5/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

2 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM


2.1 Mô hình thí nghiệm: Động cơ diesel KIA, HYUNDAI

a)

b)
Hình 1. Mô hình động cơ dùng trong thí nghiệm
a) Động cơ KIA; b) Động cơ HYUNDAI

2.2 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm

Chú ý:
 Sinh viên tham khảo Tài liệu hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết
bị ở Xưởng trước khi tiến hành thí nghiệm.
QUAN TRỌNG
 LUÔN tuân thủ các quy định an toàn, và quy định kỹ thuật khi
sử dụng dụng cụ, thiết bị.
 Vệ sinh, cất dọn dụng cụ, thiết bị sau khi sử dụng.

 Dụng cụ, thiết bị đo và dụng cụ tháo lắp sử dụng trong bài thí nghiệm được trình bày trong
các Bảng 1 và 2 tương ứng.

Trang 6/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Bảng 1. Dụng cụ, thiết bị đo sử dụng trong bài thí nghiệm

STT Thông số Kí hiệu Đơn vị Dụng cụ, thiết bị đo


1 Áp suất nén cực đại 𝑃𝑜,𝑚𝑎𝑥 psi, bar

Đồng hồ áp suất chỉ thị kim, tầm đo


2 Áp suất dầu bôi trơn 𝑃𝑜𝑖𝑙 psi, bar

Đồng hồ áp suất chỉ thị kim, tầm đo


3 Nhiệt độ nước làm 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 o
C
mát

Đồng hồ đo nước làm mát


4 Tốc độ động cơ 𝑛𝑒 vg/ph

Đồng hồ đo tốc độ động cơ


5 Điện áp ắc-quy/máy 𝑈𝐵𝐴𝑇 V
phát

Đồng hồ đo điện (VOM)


6 Đồng hồ đo áp suất
nén

Trang 7/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Bảng 2. Dụng cụ tháo lắp sử dụng trong bài thí nghiệm.

STT Dụng cụ tháo, lắp

1 Dụng cụ tháo, lắp kim phun Khóa 17, 27

2 Dụng cụ tháo, lắp dây cấp nguồn bơm cao áp Khóa 8

2.3 Phương pháp đo, kiểm tra


2.3.1 Áp suất nén cực đại
Áp suất nén cực đại, 𝑃𝑜,𝑚𝑎𝑥 , được đo bằng cách lắp đồng hồ áp suất ở vị trí lỗ kim phun và
cho động cơ khởi động trong thời gian 3-5s sau khi đề máy. Áp suất lớn nhất chỉ thị trên đồng hồ
tương ứng với 𝑃𝑜,𝑚𝑎𝑥 cần đo.

Hình 3. Phương pháp đo áp suất nén cực đại, 𝑃𝑜,𝑚𝑎𝑥

Lưu ý:
 Khi tháo lắp kim phun, phải đánh dấu thứ tự kim phun.
GHI CHÚ  Tháo hết kim phun, sau đó gắn đồng hồ đo từng xy lanh
 Khi đọc giá trị chú ý đại lượng
 Phải ngắt đường dầu cung cấp từ bơm cao áp tới kim phun

2.3.2 Áp suất mở kim phun


Áp suất mở kim phun, Pkim, được đo bằng cách tháo rời kim phun khỏi động cơ (có đánh
dấu theo thứ tự máy) và kiểm tra bằng bàn đo áp suất kim phun.

Trang 8/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

a)
b)
Hình 4. Phương pháp đo áp suất mở kim phun, 𝑃𝑘𝑖𝑚
a) Thiết bị đo; b) Minh họa quá trình đo

2.3.3 Áp suất dầu bôi trơn


Áp suất dầu bôi trơn, 𝑃𝑜𝑖𝑙 , được đo bằng đồng hồ đô áp suất gắn trên bảng điều khiển của
mô hình (chú ý đơn vi đo).

Đồ thị biến thiên nhiệt độ và áp suất


dầu bôi trơn theo thời gian
Poil (Psi), Tcoolant (0C)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Thời gian (phút)

a) T P0

b)
Hình 5. Phương pháp đo áp suất dầu bôi trơn, 𝑃𝑜𝑖𝑙 : a) đồng hồ đo áp suất trên bảng điều khiển
động cơ; b) minh hoạ sự biến thiên của 𝑃𝑜𝑖𝑙 theo trạng thái làm việc của động cơ diesel.

Lưu ý:
GHI CHÚ  Đồng hồ đo 𝑃𝑜𝑖𝑙 phải chịu được nhiệt độ làm việc của dầu bôi trơn.
 Đồng hồ đo 𝑃𝑜𝑖𝑙 đã được lắp sẵn trên mô hình động cơ thí nghiệm.

Trang 9/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

2.3.4 Nhiệt độ nước làm mát

Lưu ý:
NGUY HIỂM  Mở nắp két nước khi 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 > 80 oC có thể gây BỎNG
nghiêm trọng ở tay, mặt và mắt do hơi nước áp suất cao.
 TUYỆT ĐỐI KHÔNG mở nắp két nước khi 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 > 80oC.

Nhiệt độ nước làm mát, 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 , được đo bằng đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên mô hình thí
nghiệm.

a) b)
Hình 6. Phương pháp đo nhiệt độ nước làm mát, 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡
a) Vị trí cảm biến nhiệt độ nước làm mát trên động cơ thí nghiệm;
b) Hiển thị 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 trên đồng hồ đo nhiệt độ

𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 thay đổi theo tình trạng làm việc của động cơ. Khi 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 đạt giá trị
GHI CHÚ nhất định, van hằng nhiệt bắt đầu mở để duy trì 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 ở giá trị làm việc ổn
định.

2.3.5 Tốc độ động cơ


Tốc độ động cơ, 𝑛𝑒 , được đo bằng đồng hồ đo tốc độ bằng hồng ngoại:
- Bước 1: Đánh dấu vị trí 1 điểm trên bánh đà hoặc pully gắn trên trục khuỷu.
- Bước 2: Khởi động động cơ hoạt, thay đổi tốc độ tùy trạng thái.
- Bước 3: Bật thiết bị đo
- Bước 4: Giữ nguyên nút “Test”, chiếu thẳng trực tiếp tia hồng ngoại vào vị trí đánh
dấu trên bánh đà/pully (chú ý vị trí máy đo cách vị trí đánh dấu từ 100-200mm,
cánh quạt làm mát nước động cơ trúng tay khi đo).
- Bước 5: Đọc giá trị đo

Trang 10/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Hình 7. Minh họa đo tốc độ động cơ


2.3.6 Điện áp ắc-quy/máy phát
a) Đo độ sụt áp của ắc-quy
b) Đo điện áp làm việc của ắc-quy.
Điện áp ắc-quy/máy phát, 𝑈𝐵𝐴𝑇 , được đo bằng VOM giữa hai điện cực ắc-quy.

Đồ thị UBAT và ne thay đổi trong quá trình làm việc


UBAT(V) và ne (v/p)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

a) Thời gian (phút)


ne (V/p) Ubat (V)

b)
Hình 8. Phương pháp đo điện áp ắc-quy/máy phát, 𝑈𝐵𝐴𝑇
a) Minh hoạ lắp đặt đồng hồ đo;
b) Minh hoạ sự biến thiên của 𝑈𝐵𝐴𝑇 theo trạng thái làm việc của động cơ diesel.

Lưu ý:
 Que đo PHẢI ở vị trí đo điện áp trên VOM.

CẨN THẬN  Đo điện áp khi que đo ở vị trí đo dòng điện sẽ làm hỏng VOM.
 Thiết lập ĐÚNG tầm đo cho mức điện áp cần đo. Với VOM dùng cơ
cấu chỉ thị kim, chọn tầm đo quá nhỏ cho điện áp cần đo lớn có thể
làm hỏng đồng hồ.

Trang 11/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

2.4 Phương pháp xử lý số liệu đo

Phép đo được thực hiện 3 lần cho mỗi giá trị cần đo. Kết quả báo cáo là giá trị trung bình
của 3 lần đo.

3 TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


3.1 Chuẩn bị thí nghiệm

 Kiểm tra khu vực thí nghiệm phải sạch sẽ, gọn gàng.
 Kiểm tra khu vực thí nghiệm phải thoáng khí, bổ sung quạt làm mát nếu cần thiết.
 Kiểm tra trang phục khi thí nghiệm phải gọn gàng.
 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
 Nhận biết từng hệ thống chức năng trên động cơ thí nghiệm: xác định vị trí từng bộ phận
của hệ thống chức năng trên động cơ thí nghiệm.
 Nạp nhiên liệu (dầu Diesel) vào bình nhiên liệu

Bảng 3. Thống kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và tình trạng hiện tại.

STT Tên thiết bị Số lượng Tình trạng

1 Dụng cụ tháo, lắp kim phun 01 bộ

2 Đồng hồ đo điện VOM 01 bộ

3 Đồng hồ đo áp suất nén 01 bộ

4 Thiết bị đo tốc độ động cơ 01 bộ

* Lưu ý tầm đo của dụng cụ, thiết bị đo.

3.2 Kiểm tra tình trạng động cơ trước khi thí nghiệm

Bảng 4. Nội dung kiểm tra tình trạng động cơ trước khi tiến hành thí nghiệm.

Tình trạng Nội dung kiểm tra Tình trạng


Nội dung kiểm tra
Có Không Đạt Không
1. Nứt, vỡ nắp quy-lát 1. Mức dầu bôi trơn
2. Nứt, vỡ thân máy 2. Tình trạng dầu bôi trơn
3. Nứt, vỡ cac-te 3. 𝑃𝑜𝑖𝑙

Trang 12/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

4. Nứt, vỡ đường ống nạp 4. Mực nước ở két


5. Nứt, vỡ đường ống thải 5. Mức nước ở bình phụ
6. Rỏ rỉ dầu bôi trơn 6. Tình trạng nước làm
mát
7. Rò rỉ nước làm mát 7. 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡
8. Rò rỉ nhiên liệu 8. Mức nhiên liệu
9. Tình trạng ắc-quy
10. Điện áp ắc-quy

3.3 Đo, kiểm tra các thông số vận hành cơ bản khi quay trơn động cơ – Động
cơ HYUNDAI

3.3.1 Đo áp suất nén xy lanh


*Lưu ý: Dụng cụ tháo kim phun để đo áp suất: khóa 17, 27.
 Bước 1: Tháo đường dẫn dầu từ bơm cao áp tới kim phun.
 Bước 2: Dùng khóa số 8 tháo nguồn điện cấp cho van phân phối nhiên liệu tại bơm cao
áp.

Hình 9. Minh họa tháo dây nguồn tại bơm cao áp


 Bước 3: Tháo đường dầu hồi.
Lưu ý: Chiều và hình dạng của đệm bulông trên hệ thống.
 Bước 4: Tháo tất cả kim phun trên động cơ.
Lưu ý: Đánh dấu vị trí kim phun theo số máy.
 Bước 5: Gắn đầu nối vào vị trí kim phun máy số 1.
 Bước 6: Kết nối đồng hồ đo áp với đầu nối.
 Bước 7: Kết nối ắc quy 12V vào động cơ. Chú ý: Lắp đúng cọc +, - ắc-quy.

Trang 13/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

 Bước 8: Khởi động động cơ trong thời gian 3-5 s. Đọc giá trị đo trên đồng hồ, ghi vào
Bảng 4
Bước 9: Tháo đồng hồ đo áp suất nén. Lưu ý: Reset đồng hồ trước khi thực hiện bước
tiếp theo.
 Bước 10: Tháo đầu nối
 Lặp lại các Bước 1- 8 các Xy lanh còn lại.
Chú ý: Sau khi thực hiện xong tất cả các xy lanh. Lắp trả động cơ về hiện trạng ban đầu theo thứ
tự từ Bước 4 tới Bước 1.

3.3.2 Đo áp suất mở kim phun Pkim(psi)


 Bước 1: Chuẩn bị kim phun để do áp suất nén. Lưu ý: Đã đánh dấu số thứ tự kim phun.
 Bước 2: Kết nối từng kim phun với thiết bị đo (khóa 17,19, 27).
 Bước 3: Gạt cần đo. Lưu ý: sinh viên không để tay dưới kim phun có thể bị thương.
 Bước 4: Đọc giá trí khi nhiên liệu bắt đầu phun tại đỉnh kim phun.
 Bước 5: Ghi giá trị đo vào Bảng 5.
 Bước 6: Tháo kim phun.
 Lặp lại trình tự các Bước 2-5 cho các kim phun còn lại.

3.4 Đo, kiểm tra các thông số vận hành cơ bản ở khi động cơ làm việc không
tải – Động cơ KIA

Lưu ý:
 Chú ý quần áo, tóc, dây đeo, dây điện bị vướng vào động cơ, hay bị
CẨN THẬN cuốn vào động cơ trong quá trình thí nghiệm.
 Chú ý rò rỉ dầu bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu trong quá trình
thí nghiệm.

 Bước 1: Mở công tắc điện và khởi động động cơ. Lưu ý: Kẹp dây đúng cọc bình ắc-quy.
 Bước 2: Tiến hành đo và ghi kết quả vào Bảng 5 cho đến khi nhiệt độ nước đạt khoảng
80-900C.
*Lưu ý: Sau 1 phút ghi giá trị 1 lần, tổng thời gian 15 phút.
 Bước 3: Mở ga cho đến khi động cơ đạt 1000 - 1500 vg/ph và giữ nguyên ở một tốc độ.
 Bước 4: Tiến hành đo và ghi kết quả vào Bảng 7.
 Bước 5: Mở ga cho đến khi động cơ đạt 1600 - 2000 vg/ph và giữ nguyên ở một tốc độ.

Trang 14/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

 Bước 6: Tiến hành đo và ghi kết quả vào Bảng 7.


 Bước 7: Nhả ga về cầm chừng, để động cơ chạy cầm chừng trong 3-5 phút rồi tắt máy.

3.5 Sau khi thí nghiệm

Lưu ý:
 Động cơ sau khi thí nghiệm RẤT NÓNG. Tránh để bị cơ thể bỏng
CẨN THẬN
hay động cơ tiếp xúc với đồ vật dễ cháy.
 TUYỆT ĐỐI KHÔNG mở nắp két nước làm mát.

 Tháo kẹp dây ắc-quy.


 Vệ sinh, thu dọn dụng cụ, thiết bị thí nghiệm.
 Vệ sinh, thu dọn dụng cụ tháo, lắp.
 Vệ sinh khu vực thí nghiệm.
 Làm báo cáo thí nghiệm

Trang 15/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

4 CÂU HỎI KIỂM TRA SAU KHI LÀM BÀI THÍ NGHIỆM

Kiến thức/Kỹ năng: CẤU TẠO CHUNG ĐỘNG CƠ DIESEL

CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC

ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)


BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích, tính
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
toán…
1. Xác định thứ tự xy lanh động cơ? 1. Sự khác biệt cơ bản của động cơ Xăng và 1. Áp suất nén cực đại thấp cho biết tình
2. Xác định thứ tự kỳ nổ của động cơ? diesel là gì? trạng buồng cháy như thế nào?
3. Xác định mã số động cơ? 2. Tại sao với cùng một công suất đầu ra, kích 2. Những nguyên nhân có thể làm giảm áp
thước động cơ diesel lớn hơn động cơ Xăng?
4. Xác định dấu để biết chiều quay của động suất nén cực đại?
cơ?

Kiến thức/Kỹ năng: ÁP SUẤT NÉN CỰC ĐẠI TRONG XYLANH

CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC

ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)


BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích, tính
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
toán…
1. Phương pháp đo áp suất nén cực đại của 1. Vì sao phải quay động cơ trong một khoảng 1. Áp suất nén cực đại thấp cho biết tình
động cơ diesel? thời gian nhất định khi đo áp suất nén cực đại? trạng buồng cháy như thế nào?

Trang 16/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

2. Vì sao có thể kiểm tra độ đồng đều áp suất nén 2. Những nguyên nhân có thể làm giảm áp
cực đại giữa các xylanh bằng cách đo dòng suất nén cực đại?
điện khởi động tức thời?

Kiến thức/Kỹ năng: NHIỆT ĐỘ ĐỘNG CƠ


CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC
ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)
BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích, tính
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
toán…
1. Nhiệt độ động cơ ảnh hưởng đến hoạt động 1. Vì sao tỉ lệ không khí/nhiên liệu của động cơ
1. Đo nhiệt độ nước làm mát? bôi trơn như thế nào? diesel phải thay đổi theo nhiệt độ nước làm
2. Nhiệt độ động cơ ảnh hưởng đến khả năng mát?
nạp đầy như thế nào? 2. Nhiệt độ nước làm mát phù hợp để tăng tính
tiết kiệm nhiên liệu của động cơ?
3. Tốc độ quạt làm mát két nước có thay đổi
3. Nhiệt độ nước làm mát phù hợp để động cơ
không? Tại sao?
sinh momen và công suất tối đa?
4. Công dụng của bình nước phụ trong hệ
4. Nguyên nhân của sự hao hụt nước làm mát?
thống làm mát?
Nguyên nhân động cơ quá nhiệt?
Các yêu cầu đối với nước làm mát trên động cơ
diesel?

Trang 17/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Kiến thức/Kỹ năng: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ


CÂU HỎI VÀ CÁC MỨC NHẬN THỨC
ỨNG DỤNG (mức đạt: GIỎI)
BIẾT VÀ NHỚ (không biết là KHÔNG đạt) HIỂU (mức đạt: KHÁ, GIỎI)
vận dụng, chứng minh, phân tích, tính
định nghĩa, xác định, trình bày, mô tả… giải thích, phân biệt, so sánh, tóm tắt…
toán…
1. Phương pháp đấu nối ắc quy khi cần khởi 1. Phương pháp xả gió cho hệ thống nhiên 1. Phương pháp vận hành ở các động cơ
diesel khác kiểu loại
động động cơ liệu
2. Phối hợp nhóm trong việc đo số liệu khi 2. Phân tích trạng thái vận hành động cơ
vận hành khi các thông số đo có sự khác biệt so
3. Cách thức điều khiển tốc độ động cơ và với thông số chuẩn.
đo tốc độ động cơ

Trang 18/25
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
Trường Đại học Bách khoa Bộ môn Kỹ thuật Ô tô – Máy động lực
---------- ----------

THÍ NGHIỆM Ô TÔ & ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG


PHẦN 1: THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


BÀI 3:
KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH CƠ BẢN
CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL

GVHD: ………………………………………………

Sinh viên thực hiện:


Họ và tên: ……………………………………
MSSV: ………………………………………
Lớp: …………………………………………
Nhóm: ………………………………………

TP. HCM, ngày… tháng …năm 20…


Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

5 BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


5.1 Khảo sát các hệ thống chức năng trên động cơ thí nghiệm

 Vẽ sơ đồ:

Sơ đồ bố trí chung hệ thống bôi trơn Sơ đồ bố trí chung hệ thống làm mát

Sơ đồ bố trí chung hệ thống nạp - thải

Trang 20/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Sơ đồ bố trí chung hệ thống cung cấp nhiên liệu

5.2 Khi quay trơn động cơ (động cơ đề nhưng không nổ máy)

Bảng 5. Kết quả các thông số vận hành cơ bản khi quay trơn động cơ.

Xylanh Lần đo U trước khởi Umin 𝑈𝑠ụ𝑡 á𝑝 (V) 𝑃𝑜,𝑚𝑎𝑥 (psi) Pkim (psi)
động

1
#1 2
3
1
#2 2
3
1
#3 2
3
1
#4 2
3

Trang 21/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

* Ghi chú: + 𝑈𝑚𝑖𝑛 được đo trong lúc khởi động (bật chìa khóa).
+ ∆𝑈𝑠ụ𝑡 á𝑝 = 𝑈𝑡𝑟ướ𝑐 𝑘ℎở𝑖 độ𝑛𝑔 − 𝑈𝑚𝑖𝑛

Bảng 6. Áp suất nén cực đại trung bình, 𝑃̅𝑜,𝑚𝑎𝑥 , của các Xy lanh.

Xylanh 𝑃̅𝑜,𝑚𝑎𝑥 (psi)


#1
#2
#3
#4
Nhận xét:
 So sánh 𝑃̅𝑜,𝑚𝑎𝑥 giữa các xylanh? Kết luận về tình trạng các xylanh?

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

 Sự thay đổi 𝑈𝑠ụ𝑡 á𝑝 trong quá trình đo áp suất nén? Giải thích?

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Trang 22/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

5.3 Khi động cơ vận hành

Bảng 7. Kết quả đo các thông số vận hành cơ bản ở chế độ (không tải) làm nóng.

Thời gian Giá trị đo


(phút)
𝑛𝑒 (vg/ph) 𝑃𝑜𝑖𝑙 (psi) 𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 (oC) 𝑈𝐵𝐴𝑇 (V)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

 Sự thay đổi của 𝑃𝑜𝑖𝑙 trong quá trình đo? Giải thích?

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Trang 23/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

Nhận xét: Vẽ đồ thị thay đổi các giá trị theo thời gian.

Bảng 8. Kết quả đo các thông số vận hành cơ bản ở các dải tốc độ khác nhau (không tải).

Dải tốc độ động cơ (vg/ph)


Đại lượng Đơn vị
1000 – 1500 1600- 2000
𝑛𝑒 vg/ph
𝑃𝑜𝑖𝑙 psi, bar
𝑇𝑐𝑜𝑜𝑙𝑎𝑛𝑡 o
C
𝑈𝐵𝐴𝑇 V

Nhận xét:

 Sự thay đổi của các thông số vận hành cơ bản khi động cơ làm việc (không tải) ở các tốc
độ khác nhau? Giải thích?

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Trang 24/25
Bài 3: Khảo sát các thông số vận hành cơ bản của động cơ Diesel

 Sự thay đổi của 𝑛𝑒 và 𝑈𝐵𝐴𝑇 trong quá trình đo? Giải thích?

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Trang 25/25

You might also like