Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN ĐẾN THỰC

TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ SIÊU ÂM TRONG CHĂM SÓC THAI NGHÉN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà


Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc sử dụng dịch vụ siêu âm trong chẩn đoán thai sớm đang phổ biến trên thế giới.
Tại Việt Nam dịch vụ này đang được phát triển mạnh, nhưng có xu hướng bị lạm dụng. Nghiên
cứu này nhằm thăm dò và phân tích ảnh hưởng của người cung cấp dịch vụ và các phương tiện
truyền thông lên quan niệm và thực trạng sử dụng siêu âm của phụ nữ mang thai. Phương pháp:
kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng, tiến hành trong ba giai đoạn, được bắt đầu tại
BVPSHN. Kết quả: Phụ nữ đi siêu âm trong quá trình mang thai trung bình là 6,6 lần. Các nhà
cung cấp dịch vụ có quan niệm rằng siêu âm có tác dụng vượt trội và an toàn. Bên cạnh đó thủ
tục siêu âm đơn giản và dễ dàng, thậm chí không cần chỉ định. Cùng với tác động của nền kinh
tế thị trường đối với người cung cấp dịch vụ và việc tư vấn của họ trên các phương tiện truyền
thông về tác dụng cũng như sự an toàn của siêu âm đã đóng góp một phần không nhỏ để người
phụ nữ tìm kiếm dịch vụ này. Kết luận: Vai trò của những người làm chuyên môn là rất quan
trọng và gây nhiều ảnh hưởng đến thói quen đi siêu âm của phụ nữ mang thai.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra thai định kì là hoạt động chăm sóc trước sinh có thể nắm vững toàn diện quá trình
mang thai, theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi ngay từ giai đoạn rất sớm để phát hiện
những bất thường của thai và có phương án xử trí, điều trị kịp thời [3]. Siêu âm là một trong
những phương tiện cận lâm sàng có nhiều ứng dụng, dễ thực hiện, nhanh chóng, rẻ tiền, và an
toàn cho bệnh nhân [6]. Trong nhiều thập kỷ qua, siêu âm đã trở thành một phương tiện chẩn
đoán thai sớm phổ biến ở nhiều nước phát triển [9]. Mục đích của siêu âm chẩn đoán trước sinh
là kiểm tra sự phát triển và xác định những khác thường của thai nhi mà trên lâm sàng còn nghi
ngờ hoặc không phát hiện ra [3, 6]. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ mang
thai lớn tuổi và có tiên sử thai nghén [2]. Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về tác hại
của siêu âm đối với người mẹ và thai nhi. Mới đây nhóm nghiên cứu do Giáo sư John Newnham
thuộc Đại học Western Australia đã công bố “Phụ nữ mang thai giờ đây có thể yên tâm rằng đi
siêu âm nhiều lần không hề ảnh hưởng đến thai nhi”. Tuy nhiên, theo nhóm các nhà khoa học
Thụy Điển và Na Uy cho biết, hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể bị ảnh hưởng do siêu
âm và gây ra những tổn thương não bộ của thai nhi, và đặc biệt với những bé trai [10]. Chính vì
quan điểm cho rằng siêu âm có hại cho thai nhi mà cơ quan bảo hiểm y tế Mỹ chỉ cho phép thai
phụ đi siêu âm một lần trong suốt thai kì 1. Một số các tác giả đã có thái độ lo lắng trước xu
hướng phụ nữ lạm dụng dịch vụ này, nên họ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử
dụng siêu âm quá nhiều [6], và chỉ nên đi siêu âm khi có chỉ định của bác sĩ [9]. Tại Việt Nam,
có một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề siêu âm, nhưng tập trung vào các vấn đề liên quan đến
chẩn đoán sàng lọc và điều trị [5]. Mới đây một tác giả đã nghiên cứu về quan niệm của phụ nữ
và lý do họ đi siêu âm nhiều lần, liên quan đến các khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội. Bên cạnh

1
Nguồn tin: http://vnexpress.net, 8/2/2004 (Siêu âm nhiều có thể gây hại cho thai nhi.).
2
đó là yếu tố tâm lí lo lắng của các bà mẹ khi mang thai, và việc dễ dàng tiếp cận với dịch vụ này
trong nền kinh tế thị trường…[4]. Tuy nhiên, việc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không
chỉ đơn thuần từ phía khách hàng, mà nó còn là các yếu tố liên kết chặt chẽ giữa người cung cấp
và người sử dụng dịch vụ trong bối cảnh kinh tế, xã hội.
Vậy các thông tin họ nhận được từ các bác sĩ cũng như các phương tiện thông tin đại chúng
đã tác động thế nào đến việc lựa chọn dịch vụ siêu âm, cũng như quan niệm của người cung cấp
dịch vụ về vấn đề này vẫn là câu hỏi đối với các nhà nghiên cứu. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Thăm dò một số thông tin về việc sử dụng dịch vụ siêu âm của phụ nữ mang thai.
2. Mô tả mức độ sử dụng dịch vụ siêu âm trong chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai tại
bệnh viên Phụ Sản Hà Nội.
3. Phân tích sự ảnh hưởng của người cung cấp dịch vụ và các phương tiện truyền thông đến
quan niệm và thực trạng sử dụng dịch vụ siêu âm của phụ nữ mang thai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Điạ điểm nghiên cứu: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (BVPSHN).
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Là sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu định tính: Người cung cấp dịch vụ. Phụ nữ mang thai đến siêu âm tại phòng siêu
âm của BVPSHN. Các nguồn thông tin về siêu âm từ các thông tin đại chúng
- Nghiên cứu định lượng: Sản phụ sinh con tại Khoa A2 (khu đẻ thường) của BVPSHN.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu và quá trình thu thập số liệu:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu thăm dò: áp dụng cách chọn mẫu thuận tiện và có mục đích. Phỏng
vấn bằng bộ câu hỏi tại phòng siêu âm đối với 100 phụ nữ. Quan sát: 24 trong số 100 phụ nữ
trên để quan sát toàn bộ quá trình siêu âm
- Giai đoạn 2: Phỏng vấn sâu và quan sát tại nhà 46 phụ nữ, và 12 người cung cấp dịch vụ
được phỏng vấn.
- Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng để mô tả thực trạng sử dụng siêu âm của phụ nữ mang
thai ở Hà Nội. Phỏng vấn bằng bộ sâu hỏi ngắn 400 phụ nữ sau khi sinh tại khoa A2.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả thăm dò quan niệm của việc sử dụng siêu âm ở người phụ nữ.
Kết quả thăm dò cho thấy dù ở các giai đoạn khác nhau của thai kì song số lần đi siêu âm
của PNMT không phải là ít. Trung bình mối người siêu âm 4,6 lần từ khi mang thai cho đến
khi được phỏng vấn.
Mục đích chính của PNMT khi đi siêu âm chính là để theo dõi sự phát triển của thai nhi
(62/100) và phát hiện những bất thường có thể xảy đến với thai nhi (16/100). Bên cạnh đó, một
phụ nữ đã nói rằng mục đích đi siêu âm của họ là đi kiểm tra lại theo lời khuyên của bác sĩ vì
một số lí do liên quan đến các vấn đề mang thai.
Khi được hỏi quan niệm của họ về tác hại của siêu âm, đa số phụ nữ đều cho rằng siêu âm là
không có hại cho sức khoẻ (86/100) chỉ có 8/100 cho rằng siêu âm có hại.
Đa số phụ nữ đi siêu âm là do tự bản thân muốn đi (58/100) và nghe theo lời khuyên của các
nhân viên y tế (41/100). Lí do mà các PNMT tự đi siêu âm là muốn biết siêu âm như thế nào,
“nghe mọi người kể chuyên thì tự đi siêu âm” hay “thấy có dịch vụ thì đến”. Một số ít phụ nữ đi
3
siêu âm là do lo lắng về thai nhi có vấn đề ở lần mang thai trước như phụ nữ 34/100 cho biết:
“Do lần đầu tiên có thai đã bị nhiễm độc thai nghén và chết lưu nên lần này muuốn kiểm tra cho
cẩn thận”.
2. Thực trạng sử dụng dịch vụ siêu âm trong chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai
ở Hà Nội.
4
Có 13,8% phụ nữ siêu âm từ 1-3 lần trong suốt thời kì thai nghén, tỉ lệ phụ nữ siêu
âm trên 3 lần chiếm 86,2%. Trung bình mỗi phụ nữ siêu âm 6,6 lần. Theo khuyến cáo của
các chuyên gia, nếu coi siêu âm trên ba lần trong mỗi lần mang thai là hợp lí, và siêu âm
trên ba lần là vượt quá số lần cần thiết [4, 6], thì trong nghiên cứu này số phụ nữ có số lần
siêu âm vượt quá số lần cho phép chiếm tới gần 90%.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lần siêu âm trung bình của phụ nữ mang thai
giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau. Có thể nhận thấy càng hiểu biết thì họ đi siêu
âm càng nhiều, nó phù hợp với sự giải thích trong nghiên cứu đã được tiến hành trước đó
[4].
Bảng 2: Mối liên quan giữa số lần siêu
âm và quan niện về tác hại của siêu âm Bảng 1: Số lần siêu âm trong thời kì
Quan niệm tác Số lần siêu mang thai này
n
hại của siêu âm âm trung bình Số lần siêu âm Tần số Tỉ lệ (%)
Có hại 48 6,64 1-3 55 13,8
Không hại/ 4+ 345 86,2
352 6,62
không biết Tổng 400 100%
Tổng 400
5
p = 0,96  p >0,05.
Không có sự khác biệt về số lần siêu âm trung bình giữa hai nhóm phụ nữ có quan niệm
khác nhau về tác hại của siêu âm. Kết quả của số liệu này cũng tuơng tự như kết quả của
nghiên cứu thăm dò, đó là gần 90% phụ nữ cho rằng siêu âm không có hại cho thai nhi.
3. Vai trò của người cung cấp dịch vụ và các phương tiện truyền thông đại chúng đối với
việc việc sử dụng siêu âm.
3.1. Tác dụng của siêu âm trong chăm sóc thai nghén hay “một cuộc cách mạng trong thăm
khám sản phụ khoa”
Hầu hết các nhân viên y tế khi được hỏi về kỹ thuật siêu âm đều nói về vai trò quan trọng của
kỹ thuật này trong chăm sóc sản phụ khoa. Họ đều cho rằng kỹ thuật này như ‘một cuộc cách
mạng’ trong chẩn đoán trước sinh nói riêng và trong ngành sản phụ khoa nói chung. Một bác sĩ
chuyên làm về chẩn đoán hình ảnh tại BVPSHN, đã thể hiện niềm vui và sự hài lòng khi có kỹ
thuật siêu âm để chẩn đoán trước sinh cho phụ nữ.
“Cảm tưởng đầu tiên của siêu âm là một cuộc cách mạng thăm khám của sản phụ khoa, và là
một niềm mong ước của tôi mới thành hiện thực. Bởi vì trước đó không có siêu âm thì chẩn
đoán sản phụ khoa rất chi là khó khăn vì bác sĩ chỉ biết đựa trên các dấu hiệu lâm sàng…
Đây là một điều cực kì tốt cho phụ nữ và cho bệnh nhân…vì hai yếu tố, thứ nhất là nó cho
biết hình ảnh, phương pháp thăm khám sâu hơn đối với sản phụ khoa mà trước đây bằng ống
nghe không thể thực hiện được, đấy là cái quan trọng nhất. Cái thứ hai là về mặt sinh học và
bào thai rất tốt bởi vì nó không có tác nhân vật lí có hại cho bào thai”.
Các bác sĩ làm việc chuyên khoa sản coi đây như một kỹ thuật chẩn đoán đắc lực và không
thể thiếu trong công tác chuyên môn của họ. So với việc thăm khám thai thông thường với
khám ngoài và dựa vào các xét nghiệm như trước đây, thì kỹ thuật siêu âm với hình ảnh của
thai nhi trên màn hình, việc khám thai như vén được tấm màn bí mật: có thể nhìn thấy những gì
mà trước đây không thể thấy được. Giống như một bác sĩ đã trả lời phỏng vấn phóng viên báo
điện tử1:
“…siêu âm ra đời giống như một ‘con mắt’ nhìn bên trong cơ thể. ‘Con mắt’ này có khả
năng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chính xác hơn, kết quả điều trị sẽ cao hơn”.
Theo Mitchell, nhiều tác giả cho rằng sở dĩ siêu âm trở nên thông dụng và được các nhà
chuyên môn cũng như phụ nữ đánh giá cao vì nó được coi như là một kĩ thuật “không gây hại”
và có thể làm giảm mối lo lắng cho việc sinh đẻ cũng như tạo tình cảm của cha mẹ đối với thai
nhi [9]. Đặc biệt hơn, một số bác sĩ cho rằng sự phát triển của siêu âm sẽ làm tăng chất lượng
dân số, mà sâu xa hơn, siêu âm chính là giảm bớt việc sinh ra những đứa trẻ bị khiếm khuyết
hay có thể phát hiện những bệnh lí thai nhi sớm và có biện pháp sử trí kịp thời.
Kết quả nghiên cứu của Mitchell, 2001 cũng như kết quả của nghiên cứu này cho thấy
việc người phụ nữ hoặc chồng họ nhận biết ra mọi hình ảnh về hình dạng và giải phẫu của
thai nhi trên màn hình không phải là dễ dàng nếu không có sự chỉ dẫn và giải thích của bác sĩ
[9]. Điều này giải thích tại sao trên một quảng cáo về siêu âm bốn chiều đã viết2 “Với loại máy
có thêm chiều thời gian, hình ảnh ba chiều có thể chuyển động như một cuốn phim, lại rất nét
nên những người không có chuyên môn vẫn nhìn rõ mà không cần bác sĩ thuyết minh”. Bên cạnh
đó, các thông tin từ Báo điện tử chúng tôi thu được cũng có nhiều tác giả đề cập đến tác dụng
của siêu âm. Rất nhiều trong số tác giả này là các bác sĩ [8].

1
Nguồn tin: http://www.baokhanhhoa.com.vn (30/10/2004) “Con mắt” siêu âm.
2
Error! Not a valid link.: http://www.hanoimoi.com.vn (29/11/2004) Xem mặt con sớm bằng máy siêu âm 4 chiều.
6
Tuy nhiên, theo một số bác sĩ thì siêu âm tuy rất quan trọng nhưng vẫn không thể thay thế
hoàn toàn cho việc khám thai. Ngay trong hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản của Bộ y tế năm 2002, mới chỉ tập trung vào lượng giá, chăm sóc và quản lí thai
nghén mà chưa có quy định cụ thể về sử dụng siêu âm [1]. Đối với bác sĩ, siêu âm tỏ ra vượt trội
trong việc xác định những thai có dị tật. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chính xác vì nó còn
phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các bác sĩ siêu âm.
Kết quả trên cũng tương tự như kết luận của một số bài báo khác cũng khẳng định, siêu âm
chỉ cho biết về những bất thường liên quan đến hình thái như não úng thuỷ, vô sọ, sứt môi, hở
hàm ếch…mà không cho biết những bất thường về chức năng, hay về bộ nhiễm sắc thể [3]. Điều
này cũng được một số nhà tác giả nước ngoài nhận định khi họ làm nghiên cứu để đưa ra khuyến
nghị tuổi thai siêu âm tốt nhất để phát hiện dị tật [7, 9]. Đó chính là quan niệm của người cung
cấp dịch vụ về những tác dụng của siêu âm đối với việc chăm sóc thai nghén, không chỉ là thông
tin từ phỏng vấn sâu trong nghiên cứu này mà còn được đăng tải trên báo điện tử và các báo trong
nước.
3.2. Liệu siêu âm có hại cho mẹ và thai nhi và siêu âm bao nhiêu lần là tốt nhất?
Khi phỏng vấn các bác sĩ, kết quả cho thấy rằng đa số mọi người đều cho rằng siêu âm là
không có hại cho thai nhi cũng như với thai phụ. Một lãnh đạo bệnh viện cho biết: “Hiện nay,
chưa có một bằng chứng nào cho thấy siêu âm là có hại, và người ta vẫn đang tiếp tục nghiên
cứu”. Còn một bác sĩ (50 tuổi) cho biết thêm các sách mà chị có hiện nay không hề nhắc đến tác
hại của siêu âm.
Các tác giả đã khẳng định siêu âm là rất cần thiết trong sản khoa và PNMT có thể siêu âm
nhiều lần vì những tác động của sóng siêu âm dùng để siêu âm thai không làm ảnh hưởng đến thai
nhi cũng như các bà mẹ. Một bác sĩ đã trả lời các phóng viên về những băn khoăn về ý nghĩa của
siêu âm như sau:
“Siêu âm là kĩ thuật sử dụng âm tần số cao giúp bác sĩ nhận biết những cơ quan bình thường
hoặc bất thường của bệnh nhân. Ưu điểm của kĩ thuật này là không đau, không can thiệp vào
bệnh nhân dễ khám đi khám lại nhiều lần, không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.”1
Khi được phỏng vấn, một số phụ nữ tỏ ra lo ngại về tác động của sóng siêu âm do họ đọc
được ở đâu đó một mẩu tin hay một bài báo về vấn đề này, song, nỗi lo lắng này nhanh chóng
được bác sĩ giải toả “…trên Internet bảo có công trình nghiên cứu ở Mỹ nó siêu âm có thể gây hại
cho não của thai nhi, nhưng bác sĩ bảo không hại nên cũng không lo”.
Hơn thế nữa, một số phụ nữ trả lời họ không lo lắng siêu âm có thể gây hại cho thai nhi “vì
người ta thường xuyên khuyến khích phụ nữ mang thai đi siêu âm, nghe trên phương tiện thông
tin đại chúng nói là không có hại”.
Quan niệm về tác dụng phụ của siêu âm đối với mẹ và thai nhi không chỉ do kiến thức và
kinh nghiệm của chính bản thân người phụ nữ, mà quan niệm này còn được hình thành do họ
được tiếp xúc với người cung cấp dịch vụ hoặc các nguồn thông tin đáng tin cậy từ các phương
tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, tạp chí. Khi phỏng vấn sâu, đa số phụ nữ cho rằng siêu âm
không có hại cho thai nhi, và họ giải thích lý do để tin tưởng vào điều đó bằng cách chứng minh
phản chứng như sau:
“ Siêu âm không có hại, vì nếu có hại thì bệnh viện đã phải qui định cụ thể thời gian siêu âm,
ví dụ bao nhiêu tuần mới được siêu âm hay chỉ được siêu âm bao nhiêu lần trong thời kỳ
mang thai, chứ không cho siêu âm tự do thế này. Có người mấy tuần đã siêu âm, mà có người
đến tháng đẻ mới siêu âm. Nếu có hại thì người ta đã cấm siêu âm” PN 77/100.
7
Kết quả điều tra 400 phụ nữ đến sinh tại A2 Bệnh viện phụ sản đã cho kết quả tương tự
là chỉ có 12,5% phụ nữ cho rằng SA có hại cho thai, 70,0% trong số họ cho rằng siêu âm không
có hại cho thai nhi. Sự không rõ ràng về tác hại của siêu âm được truyền bá trên các phương
tiện thông tin đại chúng, và một phần từ người cung cấp dịch vụ đã tạo cảm giác tin tưởng là
siêu âm vô hại đối với cả thai nhi và thai phụ.
Mặc dù đa số các bác sĩ đều cho rằng siêu âm không có hại từ kiến thức và kinh nghiệm họ
đã có, tuy nhiên cũng có bác sĩ đã tỏ ra lo ngại về vấn đề “liệu siêu âm có thể có hại chăng?”,
“người ta cũng nói tia nọ tia kia cho nên cũng không nên lạm dụng, cần thiết siêu âm thì mới
làm”. Và một bác sĩ đã lo lắng “…tuy nói sóng siêu âm không có gì hại tới đứa trẻ nhưng biết đâu
khoa học chưa tìm ra một vấn đề nào đó”. Điều phân vân này càng được quan tâm khi một số
nguồn tin, đặc biệt là từ báo điện tử hiện nay cho rằng đã có một số nghiên cứu về tác hại của siêu
âm [10].
Với những tác dụng và những lo lắng về siêu âm, khi trả lời phỏng vấn, hầu hết các bác sĩ
đều đưa ra những lời khuyên về chỉ định siêu âm bình thường cho phụ nữ mang thai là nên siêu
âm khoảng 3 đến 4 lần trong suốt thời kì mang thai, vào ba thời kì của thai nghén. Tuy nhiên trên
thực tế, một số bác sĩ cũng khuyên PNMT nên siêu âm hàng tháng, bởi theo lời bác sĩ ở bệnh viện
Phụ Sản Trung Ương:
“Siêu âm mỗi tháng một lần là bình thường, không có vấn đề gì cả, mọi người cần biết con
họ có bình thường và phát triển đều hay không”.
Điều này đã cho thấy một thực tế, chính những người làm công tác y tế cũng không đồng
nhất quan điểm với nhau về số lần siêu âm cần thiết cho PNMT trong thời kì mang thai.
8
3.3. Phụ nữ có thai đi siêu âm mà không cần chỉ định của bác sĩ
Theo kết quả thăm dò từ 100 phụ nữ cho thấy có 41/100 phụ nữ trả lời họ đi siêu âm là theo
chỉ định của bác sĩ, song có đến 58/100 phụ nữ tự ý đi siêu âm. Vậy nguyên nhân gì khiến phụ nữ
đi siêu âm dễ dàng như thế? Theo quan sát chúng tôi nhận thấy rằng phụ nữ mang thai chỉ cần
đem hoá đơn siêu âm là có thể siêu âm mà không cần chỉ định của bất cứ một bác sĩ nào. Trên
thực tế, ở các bệnh viện và các phòng khám tư nhân hiện nay chưa hề có quy định bắt buộc phải
có chỉ định của bác sĩ mới được siêu âm. Một phụ nữ mang thai (32 tuổi, có thai lần thứ ba), nói
rằng lần mang thai đầu tiên chị siêu âm rất nhiều, khoảng 10 lần, vì đi khám thai ở phòng khám tư
nhân, lần nào khám cũng siêu âm, và chị cũng cho biết thêm: “…không lẽ đến phòng khám bảo
‘tôi không siêu âm đâu à’ vì cứ vào phòng khám là bác sĩ bảo nằm lên giường vừa khám vừa siêu
âm luôn”. Theo một bài báo viết về tình hình siêu âm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà cũng
đề cập đến vấn đề quá dễ dàng cho các phụ nữ trong việc sử dụng siêu âm, bài báo đó viết: “chỉ
với 25 – 30 nghìn đồng, bạn có thể siêu âm thoải mái ở bất kì cơ sở y tế nào có dịch vụ này”. Như
vậy có thể thấy rằng, hiện nay công tác quản lí việc sử dụng siêu âm của phụ nữ mang thai vẫn
chưa được quan tâm đúng mức, và việc phụ nữ mang thai sử dụng dịch vụ này vẫn mang tính chất
tự phát và theo ý thích của họ nhiều hơn là theo chỉ định của bác sĩ vì mục đích y học.
Tuy nhiên, cũng không phải tất cả các bệnh viện tại Hà Nội, PNMT đều có thể dễ dàng tự do
siêu âm. Theo lời của một phụ nữ được phỏng vấn (23 tuổi, mang thai lần thứ hai, siêu âm 13 lần),
thì người phụ nữ này đã đi đến khám ở một bệnh viện có liên doanh với nước ngoài. Tại đây, họ
chỉ được siêu âm khi có giấy siêu âm do bác sĩ khám chỉ định. Chính vì thế, mà chị đã tìm đến các
dịch vụ ở nơi khác để có thể tự do siêu âm theo ý thích:
“Ở bệnh viện M., phải khám thai thì mới được cấp giấy siêu âm, phải có đơn của bác sĩ thì
mới được siêu âm, chứ không phải ai cũng được vào siêu âm như ở các chỗ khác”.
Đây chính là một bằng chứng để cho thấy rằng, nếu chỉ có một, thậm chí vài bệnh viện tại
Hà Nội có qui định mỗi phụ nữ có thai siêu âm cần thông qua chỉ định của bác sĩ, thì hiện trạng
này có lẽ vẫn khó lòng thay đổi. Vì lúc ấy, các phụ nữ sẽ tập trung đến những nơi mà họ có thể
dễ dàng siêu âm hơn. Một điểm đặc biệt là khi PNMT phát hiện thai bất thường, như một phản
xạ tự nhiên, họ đi siêu âm khắp nơi, nghe thông tin từ rất nhiều đối tượng đặc biệt là các bác
sĩ, và bất cứ thông tin nào dù chính xác và có độ tin cậy đến đâu cũng là lí do để họ bấu víu với
hy vọng tìm ra được một lối thoát cho vấn đề của bản thân. Thậm chí, đôi khi họ cũng không
tin vào nó, và cố gắng đi siêu âm ở những nơi khác nhau để kiểm tra kết quả.
3.4. Các bác sĩ siêu âm trong thời kinh tế thị trường.
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường và sự cải tổ nền kinh tế. Hệ thống y tế tư
nhân phát triển một cách nhanh chóng, và các bệnh viện nhà nước cũng cần phải đầu tư trang thiết
bị và sau đó thu hồi vốn bằng việc thu phí từ khách hàng. Như vậy, ngoài mục đích phục vụ sức
khoẻ như trong thời kỳ bao cấp trước đây, các bác sĩ hiện nay còn phải đương đầu với bài toán
kinh tế vốn – lãi và cạnh tranh trên thị trường. Máy siêu âm là một thiết bị không rẻ nếu không
được bao cấp hoặc tài trợ, nên các cơ sở y tế coi việc đầu tư máy siêu âm (máy hai chiều ở các
phòng khám tư nhân nhỏ) hoặc máy siêu âm hiện đại (ví dụ như máy ba chiều, bốn chiều ở các
bệnh viện tư hoặc bệnh viện nhà nước), ngoài mục đích phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ, còn
mong muốn ‘hoàn vốn’ đầu tư càng nhanh càng tốt. Do đó, siêu âm mang tính chất dịch vụ, có
nghĩa là đông khách hàng sẽ có doanh thu cao và mau thu hồi vốn nhanh. Như vậy dịch vụ siêu
âm cũng tuân thủ theo các dịch vụ của nền kinh tế thị trường trong vấn đề cạnh tranh hàng hoá,
mà chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng phục vụ: mức độ siêu âm chính xác và thái độ phục vụ tốt;
9
giá cả: giá rẻ sẽ có nhiều khách, và cuối cùng là sự dễ dàng tiếp cận cho bệnh nhân: không cần thủ
tục rườm rà, không cần chỉ định của bác sĩ… Điều này kết hợp với quan niệm về tác dụng to lớn
của siêu âm và sự an toàn của nó càng làm cho thị trường siêu âm ‘sôi động’. Đó là các quảng cáo
cho dịch vụ siêu âm thai có thể nhìn thấy ở nhiều nơi. Thêm vào đó, nguồn thông tin từ các
phương tiện thông tin đại chúng, với thông tin siêu âm không có hại như một quảng cáo gián tiếp
hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ này.
IV. KẾT LUẬN
- Từ khi đưa vào áp dụng tại Việt Nam, siêu âm đã trở thành một cuộc cách mạng về công nghệ
và kĩ thuật chẩn đoán sản khoa do tác dụng vượt trội của nó so với các kỹ thuật chẩn đoán
khác, và đang có xu hướng PNMT sử dụng quá mức cần thiết dịch vụ này.
- Đa số các bác sĩ đều cho rằng kỹ thuật siêu âm là không có hại cho mẹ và thai nhi. Một số có lo
lắng về điều này nhưng họ không có bằng chứng để chứng minh. Tuy không hạn chế sử dụng
dịch vụ này nhưng các bác sĩ cho rằng phụ nữ có thai không nên sử dụng siêu âm quá nhiều
hoặc họ chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Siêu âm không thể thay thế cho việc khám thai
cũng như bản thân máy siêu âm không thể thay thế được vai trò quan trọng của người bác sĩ
trong việc chẩn đoán..
- Vai trò của người cung cấp dịch vụ và các phương tiện truyền thông đối với việc sử dụng siêu
âm của phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Nó chi phối quan điểm của người phụ nữ về lợi ích
và hiệu quả mà siêu âm có thể đem lại cho phụ nữ và những đứa con của họ, đồng thời, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen đi siêu âm mà không cần chỉ định của bác sĩ ở những
PNMT.
- Những người cung cấp dịch vụ siêu âm trong nền kinh tế thị trường ngoài mục đích phục vụ
còn là mục đích kinh tế, điều này đã gián tiếp góp phần vào việc khuyến khích người phụ nữ sử
dụng dịch vụ này.

V. KIẾN NGHỊ
 Các nhân viên y tế và cơ sở y tế cần được trang bị và cung cấp đầy đủ kiến thức và các thông
tin về hiệu quả của việc sử dụng kĩ thuật siêu âm trong chăm sóc thai nghén.
 Kiến nghị đối với Bộ Y Tế
- Bộ Y Tế nên đưa ra các hướng dẫn cụ thể về vấn đề sử dụng dịch vụ siêu âm vào “Hướng
dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản”.
- Bộ Y Tế nên có qui định rõ ràng về chỉ định siêu âm đối với chăm sóc trước sinh và cung
cấp các thông tin cho nhân viên y tế và các cơ sở y tế tác dụng cũng như tác hại của siêu
âm để họ có thể tư vấn cho PNMT về vấn đề này.
 Kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo
- Có nghiên cứu định lượng để phân tích mối liên quan giữa các yếu tố đã phân tích từ kết
quả nghiên cứu định tính.
- Nên có nghiên cứu cụ thể về siêu âm để có kết luận mang tính khoa học và đáng tin cậy về
tác hại của siêu âm đối với thai nhi và phụ nữ mang thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế, 2002. Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
2. Phan Trường Duyệt, 2003. Kĩ thuật Siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa. Nhà xuất bản
Khoa Học và Kĩ Thuật.
10
3. Nguyễn Văn Đức, Nông Thuý Ngọc, Nguyễn Ninh Hải (2003). Thai nghén sinh đẻ và chăm
sóc em bé. Nhà xuất bản Thanh Niên. Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thuý Hạnh và cộng sự (2005). Siêu âm chẩn đoán tại thành thị Việt Nam: Liệu
dịch vụ này có bị lạm dụng. (Đang chờ xuất bản).
5. Nguyễn Việt Hùng, Trần Thị Phương Mai, Hoàng Thị Ngọc Lan, Vũ Công Khanh, 2005.
Chẩn đoán các dị tật bẩm sinh của thai nhi bằng siêu âm sàng lọc và xử trí lâm sàng các dị
tật bẩm sinh tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành. Số 1 (501):10 -
13.
6. Trần Mộng Thúy, Lê Văn Điển, 1997. Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán tiền sản. Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh. (Số 2- Quý 1- 1997, 18-22).
7. Chitty L.S., 1995. Ultrasound screening for fetal abnormalities. Prenatal Diagnosis, vol.15:
1247-1257.
8. Evans M.I, Lampinen J.,1998. What is an Anomaly. Ultrasound screening for fetal
anomalies: Is it worth it? Annals of the New York academy of sciences. (Editors: S.Levi and
F. A. Chervenak).
9. Lisa M. Mitchell, 2001. Ultrasound and the politics of fetal subjects. The first’s baby picture.
University of Toronto Press Incorporated Toronto Buffalo London. Canada.
10. Steinar Westin, 2003. Unnecessary use of ultrasound in pregnancy should be avoided. Scand
J Prim Health Care 2003, vol 21: (65-66).

Summary
USE OF ULTRASOUND SCANNING IN ANTENATAL CARE: THE ROLES OF
MEDICAL PROFESSIONALS
Background: Ultrasound scanning is commonly used in antenatal care the world over. In
Vietnam, ultrasound scanning is now rapidly proliferating in urban areas, and there is a tendency
for many pregnant women to overuse this new technology. This study aims to explore and analyze
how medical professionals are impacting women’s use of scannings. Methods: The study
combines qualitative and quantitative research methods. It was conducted in three phases, starting
from Hanoi Gynecological and Obstetrical Hospital. Results: The average number of ultrasound
scannings received was 6.6 for each woman during the pregnancy. Medical professionals find
ultrasound scans useful and believe that they are harmless for mother and fetus. It is simple and
easy for pregnant women to receive ultrasound scans, and they do not need a doctor’s referral.
The research shows that the reassurance that women receive from medical professionals, through
counseling or through the mass media, regarding the safety and benefits of scannings, is an
important precondition for their uptake of the services. Due to the liberalization and privatization
of the health care system, it makes economic sense for providers to recommend women to
undergo numerous scannings during pregnancy. Conclusion: Medical professionals have
significant influence on the ways pregnant women in Vietnam are using ultrasound scanning
services.

You might also like