Tieu Luan Bat Buoc Ve HTCT

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Một số giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ

sở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
(Chuyên đề tự chọn số 5 - Khoa Chính trị học - Học viện Chính trị Khu
vực III)
A.MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề
Hệ thống chính trị cơ sở với các thành tố tạo nên chính mình là tổ chức cơ
bản của hệ thống chính trị Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nền tảng chính trị vững
chắc ở cơ sở. Điều này được lý giải bởi chính tác dụng và chức năng trong hoạt
động của cả hệ thống cũng như của từng tổ chức trong hệ thống đối với các giai
đoạn phát triển, trên những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội đất
nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định xây dựng, củng cố tổ chức cơ
sở đảng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng.
Những năm gần đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo tiến hành nghiên cứu, bổ
sung, sửa đổi các quy định của Ban Bí thư khóa VII và Bộ Chính trị khóa VIII
về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ); chỉ đạo
các cấp ủy tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, đẩy
mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX),
Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết số 17 "Về đổi mới, nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị (HTCT) ở cơ sở xã, phường, thị trấn".
Trên cơ sở Quan điểm của Đảng về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị
từ Trung ương đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “về
đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”
và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) “Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy
các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội”; Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013
của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn
đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
Sau khi nghiên cứu chuyên đề tự chọn số 5 do Khoa Chính trị học (Học
viện Chính trị Khu vực III) trình bày, tôi chọn đề tài tiểu luận với nội dung:
“Một số giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. Nội dung Tiểu
1
luận tập trung giải quyết các vấn đề lý luận về hệ thống chính trị ở cơ sở, thực
trạng và các giải pháp nâng cao hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của quý thầy cô
Khoa Chính trị học và các khoa khác để bản thân tôi hoàn thành tốt hơn tiểu
luận cũng như trong quá trình công tác sau này tại địa phương.
2. Mục đích, nhiệm vụ:
2.1. Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu, hạn chế của hệ thống chính trị ở cơ
sở xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tiểu luận đưa ra phương
hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, thị trấn huyện Vĩnh Linh.
2.2. Nhiệm vụ:
- Khái quát một số vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn; đồng thời, làm rõ vai trò hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,
thị trấn trong hệ thống chính trị.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, thị trấn huyện Vĩnh Linh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
thị trấn huyện Vĩnh Linh.
3. Đối tượng và phạm vi:
3.1. Đối tượng:
Tổ chức cơ sở đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; Mặt
trận Tổ quốc xã, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội khác như: Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh xã, thị trấn và các cơ quan liên quan; Cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn huyện Vĩnh Linh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2005 - 2015 và đề xuất
giải pháp có tầm nhìn đến năm 2020
4. Cơ sở lý luận và phương pháp:
4.1. Cơ sở lý luận:

2
Đề án được xây dựng dựa trên hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về hệ thống chính
trị; đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: lịch sử và lôgíc, phân tích với
tổng hợp, so sánh và một số phương pháp đặc thù khác.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:
5.1. Về lý luận:
Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số nhận thức chung về hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
5.2. Về thực tiễn
Góp phần hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn huyện Vĩnh
Linh trong thời gian tới (2017 - 2020).             
6. Kết cấu của Đề án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo; Tiểu
luận gồm các nội dung như sau:

3
CHƯƠNG 1:
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở:
Khi nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở có nhiều cách tiếp cận khác
nhau:
Trước hết, người ta thường xem xét hệ thống chính trị cơ sở như là một hệ
thống về mặt tổ chức và chức năng của các bộ phận hợp thành đó là tổ chức
Đảng, Chính quyền (gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã, thị trấn. Mỗi bộ phận hợp thành trong hệ
thống chính trị cơ sở có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau như:
+ Tổ chức Đảng: Là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống, việc lãnh đạo
của tổ chức Đảng được thực hiện bằng việc ra nghị quyết định hướng làm cơ sở
cho chính quyền triển khai các hoạt động quản lý, điều hành trên phạm vi địa
bàn; bằng hoạt động của các đảng viên công tác trong chính quyền và các đoàn
thể nhân dân ở cơ sở; bằng việc giới thiệu đảng viên ưu tú của tổ chức mình
tham gia giữ các chức vụ chủ chốt trong chính quyền và đoàn thể ở xã, thị trấn
bằng công tác kiêm tra…
+ Chính quyền: Là trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở, với vai trò quản
lý, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi địa bàn theo
Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân là
cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở xã,
thị trấn, Ủy ban nhân dân thực hiện những nhiệm vụ theo nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, những nhiệm vụ do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy
quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm
vụ tự quản của địa phương.
+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Là tổ chức chính trị - xã
hội thực hiện chức năng vận động quần chúng nhân dân ở cơ sở thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương
của chính cơ sở; đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của
chính quyền.
Như vậy, xét về phương diện cơ cấu tổ chức thì hệ thống chính trị cơ sở
4
có khá nhiều tổ chức hợp thành với vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền khác
nhau, củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở, củng cố về tổ
chức và nâng cao chất lượng trong hoạt động của từng tổ chức hợp thành hệ
thống chính trị cơ sở cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống. Tư
tưởng chỉ đạo là nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, tăng cường hiệu
lực, hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân.
Cách tiếp cận thứ hai, không chỉ về mặt tổ chức pháp lý mà còn bao gồm
cả các yếu tố thể hiện bản chất của hệ thống chính trị nói chung và những điều
kiện đảm bảo cho các bộ phận của hệ thống đó vận hành đúng cơ chế. Ở nghĩa
này hệ thống chính trị cơ sở được hiểu theo tính chất của việc thực hiện dân chủ
ở cơ sở, thể hiện quyền lực của nhân dân. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải nghiên
cứu những vấn đề như:
+ Quyền dân chủ như bầu cử, chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân, những
việc dân được biết, được bàn và thực hiện sự kiểm tra.
+ Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; đại biểu Hội đồng nhân
dân.
+ Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân trong việc đảm bảo và thực hiện
quyền dân chủ của nhân dân.
+ Vai trò của tổ chức Đảng, Mặt trận và các đoàn thể trong việc phát huy
quyền dân chủ của người dân.
Như vậy, nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở theo nội dung dân chủ sẽ
cho thấy được mối liên hệ bên trong của hệ thống và từ đó đi đến nhận thức
rằng, củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn
không chỉ là những vấn đề về tổ chức pháp lý mà còn là vấn đề cơ chế thực hiện
dân chủ. Có như vậy mới tạo ra động lực thực sự thúc đẩy sự phát triển của cơ
sở.
1.2. Những đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở:
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, do vậy hệ thống chính trị cơ sở cũng mang những đặc điểm chung của
toàn bộ hệ thống đó là:
+ Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất thực hiện chức năng lãnh đạo đối
với toàn bộ hệ thống và đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống ấy.
5
+ Được tổ chức chặt chẽ, có sự phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền của mỗi tổ chức và cơ chế hoạt động của từng tổ chức cũng như của cả hệ
thống.
+ Các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị có cùng chung mục tiêu cao
nhất là bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.
Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, hệ thống chính trị cơ sở còn có
những đặc điểm riêng xét trên hai khía cạnh: khía cạnh địa vị pháp lý và thực
tế. Đó là những đặc điểm sau:
+ Là cấp gần với cộng đồng dân cư - là nơi bộ phận nhân dân cư trú, sinh
sống - do vậy tổ chức và hoạt động mang tính tự quản cao.
+ Thẩm quyền pháp lý xét trong toàn bộ hệ thống là cấp tổ chức thực hiện
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với dân: Có vai trò
rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,
phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
+ Cấp có bộ máy đơn giản nhất, có đội ngũ cán bộ biến động nhất, ít tính
chuyên nghiệp, trực tiếp chịu sự chi phối của nhân dân.
+ Là cấp tiếp cận trực tiếp với những yêu cầu bức xúc của dân chúng,
những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống.
+ Là nơi bị quan hệ dòng họ, văn hoá làng xã tác động mạnh nhất.
1.3. Vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở:
Hệ thống chính trị cơ sở với các thành tố tạo nên chính mình là tổ chức cơ
bản của hệ thống chính trị Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nền tảng chính trị vững
chắc ở cơ sở. Điều này được lý giải bởi chính tác dụng và chức năng trong hoạt
động của cả hệ thống cũng như của từng tổ chức trong hệ thống đối với các giai
đoạn phát triển, trên những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội đất
nước.
+ Trước thời kỳ đổi mới, vai trò, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở
cũng như của toàn bộ hệ thống là tiếp tục duy trì, phát huy khối đại đoàn kết dân
tộc trong công cuộc hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây đựng, phát triển
kinh tế trong điều kiện quản lý tập trung, kế hoạch hoá cao độ. Hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế
6
chung đó nên kém hiệu quả, có nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động, không
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đúng như Đảng ta đã thừa nhận tại Đại
hội lần thứ VI (Tháng 12 năm 1986) của Đảng.
+ Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng cho đến nay
cùng với những thành tựu to lớn mà chúng ta đã giành được, tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở nhìn chung có những đổi thay theo hướng tích
cực. Lý luận và thực tế ở cơ sở xã, thị trấn, phường cho thấy nơi nào các thành
tố cấu thành hệ thống chính trị cơ sở mạnh, cán bộ tốt, ở đó phong trào phát
triển toàn diện, kinh tế - xã hội ngày một tăng trưởng, đời sống của nhân dân
từng bước được nâng cao. Ngược lại ở đâu hệ thống chính trị cơ sở suy yếu, cán
bộ yếu kém về trình độ năng lực, sa sút về phẩm chất đạo đức, quần chúng nhân
dân không có quyền làm chủ, bị khống chế thì ở đấy có biến cố hoặc ít nhất
cũng ẩn chứa mầm mống của biến cố. Nói về nguyên nhân của những khuyết
điểm, hạn chế hiện nay trong hệ thống chính trị cơ sở, Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (năm 2002) đã chỉ rõ: Có phần trách
nhiệm của bản thân hệ thống chính trị ở cơ sở, có phần thuộc trách nhiệm của
toàn bộ hệ thống chính trị. Một nguyên nhân quan trọng là từ Trung ương đến
các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở; quan liêu không
sát cơ sở, sát nhân dân, không kịp thời hoạch định các chủ trương, chính sách để
củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở.
Qua phân tích cho thấy lúc nào, chừng nào hệ thống chính trị cơ sở vững
mạnh thì không những nó là nền tảng chính trị vững chắc ở cơ sở mà còn là nền
móng căn bản của cả hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

7
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN HUYỆN VĨNH LINH,
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN (TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY)
2.1.Khái quát về huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị:
Vĩnh Linh là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, đơn vị hành chính
được tổ chức thành 3 thị trấn và 19 xã:
Thị trấn Hồ Xá (huyện lỵ, trung tâm), thị trấn Bến Quan (nằm ở phía
tây), thị trấn Cửa Tùng (nằm ở phía Đông).
Các xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà (là 3 xã miền núi, nơi sinh sống của
đông đảo bà con dân tộc Vân Kiều), Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy, Vĩnh
Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thái, Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Hiền, Vĩnh
Hòa, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch.
Tổng diện tích tự nhiên 623,35km2, trong đó diện tích nông nghiệp có
4.019,18 ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.799,31 ha, còn lại là đất khác và đất chưa
sử dụng. Vĩnh Linh là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Kinh, Bru - Vân Kiều,
Pa Cô, Tà Ôi trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 41%.
Dân số 86.802 người (Nguồn: Số liệu thống kê Điều tra dân số giữa
kỳ - 2014 của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Linh), 23.830 hộ. Địa hình đồi
bóc mòn xen thung lũng và bán bình nguyên bazan. Vĩnh Linh có hệ thống
sông Bến Hải bắt nguồn từ phía Tây, chảy dài theo hướng Đông rồi đổ ra
biển ở Cửa Tùng. Bờ biển ở phía đông huyện. Trồng lúa, sắn, hồ tiêu, cây
ăn quả. Chăn nuôi: lợn, bò, tôm, cá. Đánh bắt hải sản. Chế biến nông sản,
hải sản, nước mắm, làm muối. Dịch vụ du lịch. Giao thông: quốc lộ 1A, 15,
tỉnh lộ 572, 537, đường sắt Thống Nhất chạy qua. Di tích lịch sử: Cầu Hiền
Lương, nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Trước đây là huyện thuộc tỉnh
Quảng Trị; từ 11.3.1977, hợp nhất với huyện Gio Linh, Cam Lộ thành
huyện Bến Hải, thuộc tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 89); từ 23.3.1990, chia
huyện Bến Hải thành 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.

8
Những năm qua, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện,
người dân Vĩnh Linh đã nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát
triển, kinh tế ngày càng tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
trên 14,8%. Cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước
hiện đại; văn hóa, xã hội có nhiều bước chuyển tiến bộ, các giá trị văn hóa
truyền thống được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt, bộ mặt nông thôn mới từng
bước đổi thay, chính trị luôn ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững ... Đến
nay có 100% số thôn bản, cụm dân cư có hệ thống giao thông, các tuyến đường
liên xã, liên thôn và những nơi tập trung đông dân cư đều được nhựa hóa, bê
tông hóa; 100% xã kể cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều được đầu tư hệ
thống trường học, trạm xá, bảo đảm việc học tập và khám chữa bệnh của bà con
nhân dân. 100% xã, thôn đã có điện lưới quốc gia và có 100% hộ sử dụng điện;
gần 97% hộ dùng nước hợp vệ sinh. Các xã đồng bào dân tộc thiểu số ở Vĩnh
Linh đã hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở và nước sạch. Diện mạo đô thị Vĩnh
Linh đã thay đổi, đặc biệt 3 thị trấn (Hồ Xá, Bến Quan, Cửa Tùng) ngày càng
khởi sắc với sự tập trung dân cư, hệ thống hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng,
bưu chính viễn thông, nước sạch và các công trình công cộng, thiết chế văn hóa
xã hội ... được xây dựng khang trang, tạo cho trị trấn dáng vẻ bề thế, hiện đại.
2.2.Tình hình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Vĩnh Linh
thời gian qua:
2.2.1. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng
Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Linh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo, đưa ra những chủ trương, giải pháp, tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn các
cấp ủy cơ sở xã, thị trấn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới nội dung, phương thức
lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Hầu hết các đảng bộ xã, thị trấn đã giữ vững và
phát huy được vai trò là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị, là cầu nối giữa
Đảng với nhân dân, lãnh đạo toàn diện ở cơ sở; thể hiện rõ vai trò lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; tổ chức có hiệu quả các phong
trào quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật

9
của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây
dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Cấp ủy xã, thị trấn luôn xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm,
xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng đời sống văn hoá là nền tảng tinh thần. Việc
xây dựng nghị quyết luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phù hợp với thực
tiễn của từng địa phương, nhất là các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu
và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phân công lại lao động,
phát triển ngành nghề, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu dân
cư, thôn, xã văn hoá, đặc biệt xây dựng nông thôn mới...
Quan tâm xây dựng mới hoặc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy
chế làm việc của cấp ủy. Quy chế xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy
đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương, phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn của tập thể, cá nhân cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, trong hệ
thống chính trị. Xác định mối quan hệ công tác giữa cấp ủy, chính quyền và các
tổ chức chính trị-xã hội, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người
đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy chế làm việc cũng quy định
rõ chế độ họp của ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ xã, thị trấn và các chi
bộ trực thuộc. Duy trì tốt chế độ họp ban thường vụ hằng tuần, ban chấp hành
đảng bộ hằng tháng. Hầu hết cấp ủy các xã duy trì việc giao ban hằng tháng giữa
cấp ủy với bí thư chi bộ trực thuộc và trưởng các đoàn thể, nhờ vậy giúp cấp ủy
nhanh chóng nắm bắt tình hình cơ sở và có biện pháp lãnh, chỉ đạo kịp thời,
thống nhất. Bên cạnh đó thực hiện nghiêm túc chế độ làm việc theo chương
trình, kế hoạch, quy chế. Đẩy mạnh cải cách hành chính ngay trong hoạt động
của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng. Giải quyết công việc đúng thẩm quyền, lựa
chọn những việc quan trọng cấp bách nhất để triển khai thực hiện, đảm bảo vừa
giữ vững được kỷ luật, kỷ cương, vừa khắc phục được tình trạng chồng chéo, lấn
sân, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Chú trọng phương thức chỉ
đạo và phong cách làm việc có sự chuyển hướng sâu sát, giải quyết công việc tại
thôn, khu vực dân cư, giảm bớt giấy tờ và từng bước khắc phục được tình trạng
phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Cùng với việc định hướng bằng chủ trương, nghị
quyết, đã chỉ đạo chính quyền, các tổ chức đoàn thể cụ thể hoá thành các chương
trình, kế hoạch, biện pháp thực hiện. Phân công cấp ủy viên phụ trách theo dõi
địa bàn, lãnh đạo các đoàn thể đảm nhiệm từng lĩnh vực công tác theo chức
năng, nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện.
10
Các cấp ủy đều quy định thống nhất thời gian sinh hoạt của các chi bộ
trực thuộc, cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị
số 10-CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn 05-HD/BTCTW, ngày 25/5/2008
của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình
tổ chức cơ sở đảng”. Trong sinh hoạt Đảng bảo đảm nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê
bình và phê bình, tăng cường đoàn kết nội bộ, trước hết là trong cấp ủy. Sinh
hoạt chuyên đề được nhiều tổ chức cơ sở đảng quan tâm chỉ đạo, đồng thời đưa
nội dung Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
vào nội dung sinh hoạt chi bộ theo quy định; chất lượng sinh hoạt của cấp uỷ, của
đảng bộ, chi bộ ngày một nâng lên; định kỳ tổ chức cho quần chúng nhân dân
góp ý xây dựng Đảng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng xã, thị trấn và chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Công tác phát triển đảng viên được các cấp ủy cơ sở xã, thị trấn thường
xuyên quan tâm, nhất là tăng cường kết nạp đảng viên ở những thôn chưa có
đảng viên, chưa có chi bộ, những nơi còn ít đảng viên. Phân công cấp uỷ viên và
đảng viên là cán bộ lãnh đạo các ngành, đoàn thể ở cơ sở phụ trách từng thôn, cơ
quan, đơn vị để chỉ đạo công tác kết nạp đảng viên; phân công đảng viên chính
thức có kinh nghiệm kèm cặp, giáo dục, giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào
Đảng. Từ năm 2005 - 2015 kết nạp 478 đảng viên, tuổi đời bình quân 32,18 tuổi,
bình quân mỗi năm kết nạp 48 đảng viên. Nhờ làm tốt công tác phát triển đảng
viên, đến nay có 100% số thôn, bản đều có chi bộ, kể cả các bản vùng sâu, vùng
xa như Bản 7, Bản 8 thuộc xã Vĩnh Ô, hoàn toàn xóa “tình trạng trắng” về chi
bộ thôn.
Ngoài việc quan tâm xây dựng, củng cố các chi bộ trực thuộc, các cấp uỷ
đã thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao
nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở có những chuyển
biến tích cực. Đội ngũ đảng viên được tăng cường về số lượng và chất lượng,
trình độ, kiến thức các mặt được nâng lên, cơ cấu từng bước hợp lý hơn, tỷ lệ
đảng viên trẻ, nữ tăng đều qua hằng năm; đã phát huy vai trò tiên phong gương
mẫu, vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành
mạnh, gắn bó với nhân dân, tham gia vận động, giúp dân xoá đói, giảm nghèo,

11
xoá nhà tạm cho hộ nghèo..., chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách,
Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và
quản lý Nhà nước cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở đã được cấp ủy đảng, chính
quyền và các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, ngày càng có nhiều cán bộ trẻ
được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực, kiến thức. Từ năm 2005 đến tháng
12/2016, đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở tại huyện như sau:
04 lớp Trung cấp chính trị - hành chính với 410 đồng chí, trong đó, đội ngũ cán
bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn chiếm 32%; 3 lớp Quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên với 245 đ/c, trong đó có 20% là cán bộ thuộc hệ
thống chính trị xã, thị trấn; 03 lớp Sơ cấp lý luận chính trị với 179 đồng chí là
cán bộ thôn, xã; mở hàng trăm lớp bồi dưỡng về trình độ các mặt cho cán bộ,
đảng viên với hơn 11.900 lượt người tham gia .
Công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức cơ sở đảng ngày càng được
tăng cường, đổi mới; nội dung kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm.
Hằng năm các cấp ủy cơ sở xã, thị trấn chủ động xây dựng chương trình kiểm
tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên và tổ chức thực hiện, kết hợp kiểm tra
thường xuyên với kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề. Đã xây dựng 26
chương trình kiểm tra với 52 nội dung, tiến hành kiểm tra 290 cuộc, 103 tổ chức
đảng cấp dưới, với 308 đảng viên; Giám sát theo chuyên đề 41 cuộc với 35 tổ
chức đảng cấp dưới, với 35 đảng viên. Các cuộc kiểm tra, giám sát được tổ chức
chủ động theo chương trình, kế hoạch, sau kiểm tra đều có kết luận; số lượng,
chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát do cơ sở thực hiện tăng lên, hạn chế đơn,
thư khiếu kiện. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc chấp hành các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; thực hiện nhiệm vụ được phân công, nhiệm
vụ của người đảng viên và việc cấp hành Chỉ thị, Nghị quyết Quy định của Đảng;
thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, hằng năm các cấp ủy chỉ đạo từng tổ chức đảng
cấp dưới xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu, nhất là chỉ đạo việc giải quyết những cơ sở có những vấn đề nổi lên hoặc
còn những mặt hạn chế.
Chất lượng tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở xã, thị trấn qua hàng năm được
nâng lên. Năm 2002 có 72,72% TCCS đảng TSVM, 27,27% TCCS đảng HTNV,

12
không có TCCS đảng yếu kém. Năm 2014 mặc dù tiêu chí đánh giá chất lượng
TCCS đảng cao hơn so với những năm trước, nhưng có 54,54% TCCS đảng TSVM
(trong đó có 9,1% TCCS đảng TSVM tiêu biểu), 36,36% TCCS đảng HTTNV và
0,9% TCCS đảng HTNV (NQ chương trình hành động 80% TCCS đảng TSVM);
không có TCCS đảng yếu kém.
Về chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, năm 2014 có 84,76% chi bộ đạt
TSVM so với năm 2002 tăng 36,19%; 14,28% chi bộ HTTNV và 0,95% chi bộ
HTNV so với năm 2002 giảm 46,19%, không có chi bộ yếu kém (năm 2002 có
4,3 % chi bộ yếu kém).
Về đảng viên: Năm 2014 có 81,1% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt
nhiệm vụ trở lên (NQ chương trình hành động 80% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ)
so với năm 2002 tăng 28%; 18% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ so với năm 2002
giảm 26,73% và 0,87% đảng viên vi phạm tư cách so với năm 2002 giảm 1,23%
(NQ chương trình hành động 20% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, không có đảng
viên vi phạm tư cách).
Thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh cán bộ, tạo bước chuyển có
tính đột phá đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện
ủy chọn xã Hương Giang để thực hiện thí điểm chủ trương đồng chí Bí thư cấp
ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã theo Thông báo số 321-CV/TU,
ngày 02/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
2.2.2. Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở
Trên cơ sở Nghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy,
Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và kiện toàn
chính quyền cơ sở vững mạnh. Chú trọng làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn.
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, các thành viên UBND
qua các cuộc bầu cử HĐND, đồng thời nhanh chóng sắp xếp tổ chức ổn định cán
bộ sau bầu cử để bộ máy chính quyền sớm đi vào hoạt động. Do vậy, hoạt động
của chính quyền cơ sở có nhiều tiến bộ cả về hiệu quả công tác và chất lượng bộ
máy. HĐND, UBND các xã, thị trấn đã xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ của từng tổ chức, chức trách của từng thành viên trong bộ máy. Các
xã, thị trấn đã xây dựng, bổ sung được quy chế hoạt động, quy chế phối hợp, xác
định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, đi đôi với

13
quy định cụ thể mối quan hệ làm việc, tăng cường trách nhiệm cá nhân, hạn chế
việc bao biện làm thay hoặc đùn đẩy trách nhiệm, nâng cao hiệu quả và hiệu lực
hoạt động của chính quyền cơ sở. Nhiều đảng bộ như: Thị trấn, Thượng Quảng,
Hương Lộc, Hương Hữu, Thượng Nhật… đã chú trọng bố trí cán bộ trẻ có đủ
phẩm chất năng lực, có đạo đức lối sống tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng vào
các cương vị chủ chốt để thay thế các đồng chí lớn tuổi.
HĐND xã, thị trấn đã thực hiện tốt hơn chức năng quyết định các mục tiêu
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chức năng giám sát mọi hoạt động điều
hành của UBND cùng cấp và việc thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở cơ sở. Hoạt động của HĐND đã có
những chuyển biến tích cực, đi dần vào nề nếp. Chất lượng các kỳ họp được
nâng lên đổi mới theo hướng công khai hóa, dân chủ hóa, bàn và quyết định
những vấn đề sát với tình hình của địa phương. Việc xây dựng và ban hành các
nghị quyết HĐND ngày càng có chất lượng, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân; định kỳ tiếp xúc cử tri, đổi mới công khai trả lời chất vấn của cử tri
trên các lĩnh vực được cử tri hoan nghênh. Công tác giám sát việc thực hiện các
nghị quyết của HĐND được tăng cường, nhất là về lĩnh vực sử dụng, quản lý đất
đai, các công trình cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, đóng góp sức
dân....Chất lượng đại biểu HĐND từng bước được nâng lên, thành phần cơ cấu
được mở rộng. Nhiệm kỳ 2011-2016 cả huyện hiện có 251 đại biểu HĐND cấp
xã, trong đó có 18,72% đại biểu là nữ, 47,01% đại biểu là người dân tộc thiểu
số, 64,5% đại biểu có trình độ học vấn phổ thông Trung học, 54,2% có trình độ
Trung cấp chuyên môn trở lên và 41,8% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị
trở lên.
UBND các xã, thị trấn đã xác định được vị trí trong hệ thống quản lý nhà
nước ở địa phương, Nhìn chung UBND các xã, thị trấn đã xây dựng được quy chế
làm việc, phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong UBND;
thực hiện đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; 100% UBND xã,
thị trấn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
có tiến bộ. Duy trì nghiêm túc chế độ làm việc, hội họp, giao ban, báo cáo theo
định kỳ. Công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế-xã hội có nhiều tiến
bộ, năng động, sáng tạo hơn, nhất là triển khai các chương trình trọng điểm, các
chương trình mục tiêu, dự án kết hợp với phát huy nội lực, xây dựng kết cấu hạ
tầng, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống
14
vật chất và tinh thân cho nhân dân; khơi dậy và phát huy nguồn lực trong dân; tập
trung giải quyết những vấn đề bức xúc, xử lý tốt các vụ việc nổi lên trên địa bàn.
Việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng thôn, khu vực dân cư văn
hoá tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, đến cuối năm 2011, có 98,5% thôn,
khu vực dân cư đạt chuẩn văn hóa (trong đó công nhận lần 2 đạt 48,4%), 93%
gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hoá. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân được chú trọng; hầu hết các xã, thị trấn đều bố trí địa
điểm tiếp dân tại trụ sở UBND, có nội quy và lịch tiếp dân, niêm yết công khai
các thủ tục hành chính. Các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân cơ bản được
xem xét, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh nông thôn, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển
đúng hướng.
2.2.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể:
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã chú trọng đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, luôn hướng về cơ sở, tích cực giúp cấp ủy cơ sở làm tốt công tác
tuyên truyền, lãnh đạo nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng đi vào chiều sâu. Hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở ngày càng hiệu quả, tập hợp và vận
động các tầng lớp nhân dân đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức, nhiều phong
trào, Cuộc vận động như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư”, “Ngày vì người nghèo”, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa… được lồng ghép
hợp lý, hình thức tổ chức và hoạt động linh hoạt và luôn gắn với xây dựng tổ chức
đoàn thể xuống tận địa bàn thôn, khu vực dân cư; tích cực tham gia phát triển sản
xuất, xoá đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, ổn định ĐCĐC vững chắc,
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra các đoàn thể đảm nhận một số chương trình, dự án, phối hợp với
các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng và thực hiện
các quy ước ở khu dân cư; thành lập được 11/11 tổ chức Công đoàn cơ quan
UBND xã, thị trấn; tỷ lệ Mặt trận và các đoàn thể cơ sở vững mạnh và khá năm
2011 đạt 100% (NQ chương trình hành động 80%, không có yếu kém).

15
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã phát huy vai trò trong xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thông
qua các hình thức công khai tại Hội nghị, niêm yết tại công sở đã tạo điều kiện
thuận lợi để nhân dân tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc có liên quan
đến quyền và lợi ích chính đáng của mình như: về phát triển kinh tế-xã hội, quản
lý, sử dụng đất đai, trồng rừng, xây dựng các cơ sở hạ tầng, đường giao thông
nông thôn, các công trình phúc lợi, các chủ trương vay vốn phát triển sản xuất,
xoá đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Gắn thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc quần chúng tham gia giám sát, đóng góp ý
kiến xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán
bộ ở cơ sở về phong cách, lề lối làm việc, chống quan liêu, tham nhũng, phòng
chống các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày
càng vững mạnh toàn diện hơn.
Đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã, thị trấn được củng cố,
kiện toàn, bổ sung đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, tích cực bám sát cơ sở,
bám dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân
dân. Hiện nay có 8/11 Chủ tịch UBMTTQ cấp xã là ủy viên thường vụ đảng ủy.
2.2.4. Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị
trấn được Ban Thường vụ Huyện ủy và các cấp uỷ xã, thị trấn đặc biệt quan tâm;
các khâu của công tác cán bộ từ nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quản lý, thực hiện chính sách cán bộ được tiến
hành theo đúng quy trình, quy chế và đi vào nề nếp; đã thực hiện việc rà soát đội
ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị xã, thị trấn; xây dựng, điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch cán bộ cơ sở đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; căn cứ vào
quy hoạch để sắp xếp, điều động luân chuyển, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ
ứng cử, tái cử; thực hiện luân chuyển 7 cán bộ phó phòng cấp huyện và tương
đương tăng cường cho cơ sở về giữ các chức vụ: Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các xã, thị trấn có chuyển biến tích
cực, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho cơ sở và cán bộ công chức
đương chức, cán bộ dự nguồn cả về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và học vấn
phổ thông. Đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức xã, thị trấn được củng cố, kiện toàn,

16
bổ sung đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo Nghị định 114/2003/NĐ-CP,
Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Đến
31/12/2014 có 407đ/c, trong đó cán bộ chuyên trách 116đ/c (đảng viên 105đ/c),
công chức chuyên môn 104đ/c (đảng viên 83đ/c), cán bộ không chuyên trách
187đ/c. Trong tổng số 116đ/c cán bộ chuyên trách có: nữ chiếm 14,6%, dân tộc
thiểu số chiếm 53,4%, dưới 35 tuổi chiếm 19%; Trình độ học vấn phổ thông: Trung
học cơ sở 34,5%, Trung học phổ thông 60,3%; Trình độ chuyên môn: Trung cấp
42,2%, Cao đẳng 1,75%, Đại học 19%; Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
63,8%, Cao cấp - Cử nhân 8,57%; 21,4% qua chương trình quản lý Nhà nước.
Bí thư đảng bộ xã, thị trấn: tuổi đời bình quân 41,22 tuổi; có 100% trình
độ học vấn Trung học phổ thông; 56,36% có trình độ Trung cấp chuyên môn và
43,74% có trình độ Cao đẳng, Đại học; 63,63% có trình độ Trung cấp lý luận
chính trị 27,27% có trình độ Cao cấp - Cử nhân chính trị ; 21,05%.
Chủ tịch HĐND: tuổi đời bình quân 41,22 tuổi; có 100% trình độ học vấn
Trung học phổ thông; 56,36% có trình độ Trung cấp chuyên môn; 43,74% trình
độ Cao đẳng, Đại học; 100% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên.
Chủ tịch UBND: tuổi đời bình quân 38,70 tuổi; có 100% trình độ học vấn
Trung học phổ thông; 30% có trình độ Trung cấp chuyên môn, 70% có trình độ
Đại học; 78% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên; 36,32% có trình độ
quản lý Nhà nước .
Trong tổng số 104đ/c công chức chuyên môn có: nữ chiếm 21,2%, dân tộc
thiểu số chiếm 36,5%, dưới 35 tuổi chiếm 57,7%; có 92,3% trình độ học vấn
phổ thông trung học; 53,8% có trình độ Trung cấp chuyên môn , 30,77% có
trình độ Cao đẳng, Đại học; 75% có trình độ Trung cấp đạt lý luận chính trị,
0,96% có trình độ Cao cấp - Cử nhân chính trị.
2.2.5. Đổi mới sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở
Căn cứ Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Nghị quyết Chương trình hành
động của Tỉnh ủy, Huyện ủy về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các cấp uỷ cơ
sở xã, thị trấn xây dựng chương trình hành động sát, đúng với thực trạng tình hình
của cơ sở. Phân công các đồng chí trong BCH, Ban Thường vụ, các ban của Huyện
ủy phụ trách từng xã, thị trấn. Chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các
17
đoàn thể; tập trung củng cố, kiện toàn từng bước nâng cao chất lượng hoạt động
của cả hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn vững mạnh, nhất là coi trọng việc xây
dựng, củng cố, phát huy vai trò lãnh đạo của các chi bộ thôn, khu vực dân cư. Coi
trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở
cơ sở. Chú trọng phương thức chỉ đạo và phong cách làm việc theo hướng sâu sát
cơ sở lấy địa bàn thôn, hộ gia đình để chỉ đạo; quan tâm công tác kết nạp đảng viên
ở các thôn, khu vực dân cư chưa có hoặc còn ít đảng viên.
Quá trình triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cấp ủy xã, thị trấn tổ chức thực hiện Nghị
quyết và chỉ đạo, hướng dẫn các đảng uỷ xã, thị trấn chủ động xây dựng chương
trình kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện, kết hợp kiểm tra thường xuyên với
kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề. Đã xây dựng 12 kế hoạch kiểm tra định
kỳ; 6 kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề; tiến hành kiểm tra 74 cuộc, 81 tổ chức cơ
sở đảng, 19 đảng viên diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Giám sát theo
chuyên đề 8 cuộc với 8 TCCS đảng; 9 cuộc kiểm tra thực hiên Quy chế dân chủ ở
cơ sở đối với 9 TCCS đảng. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc chấp
hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; thực hiện nhiệm vụ được phân
công, nhiệm vụ của người đảng viên và việc cấp hành Chỉ thị, Nghị quyết Quy định
của Đảng; thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; về đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Trên cơ sở xem xét thực tế, coi trọng tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của quần
chúng đóng góp cho cán bộ, đảng viên và qua kiểm tra đã kịp thời uốn nắn
những lệch lạc, thiếu sót, giải quyết những vấn đề nổi lên ở cơ sở, nhất là tình
trạng mất đoàn kết, quan liêu, không sát dân, thiếu trách nhiệm với dân, những
nơi không kịp thời giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, những
kiến nghị chính đáng của đảng viên và quần chúng nhân dân, xử lý những cán
bộ, đảng viên có sai phạm, hạn chế đơn, thư và người khiếu kiện vượt cấp; định
kỳ làm việc với các đoàn thể cấp xã để nắm tình hình đề ra biện pháp lãnh, chỉ đạo,
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Tiến hành tổ chức và chỉ đạo cấp ủy các xã, thị trấn sơ kết 2 năm và tổng
kết 7 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) và Nghị quyết Chương
trình hành động của Tỉnh ủy, Huyện uỷ về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ

18
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” để rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo
và đề ra các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết, Chương trình
hành động có hiệu quả.

19
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ
SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
TRONG THỜI GIAN TỚI

Để tiếp tục xây dựng, củng cố TCCS đảng, nâng cao chất lượng đảng viên
gắn với đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT ở cơ sở xã,
phường, thị trấn, cần thống nhất nhận thức và tập trung thực hiện có kết quả một
số chủ trương, giải pháp sau:

3.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý, điều
hành của chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác
cải cách thủ tục hành chính; phát huy vai trò nòng cốt vận động, tập hợp quần
chúng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trên cơ sở xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở
cơ sở.
3.2. Tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với
đẩy mạnh việc học tập và làm theo làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thực hiện tốt quy chế làm việc của cấp ủy, nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng
cao chất lượng sinh hoạt Đảng, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong
Đảng. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, nhất là ở thôn và những nơi còn ít
đảng viên gắn với việc xây dựng củng cố chi bộ thôn, khu vực dân cư.
3.3. Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn
thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở
xã, phường, thị trấn. Quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Từ đó tập trung dồn sức phát triển kinh tế-
xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.4. Thực hành dân chủ rộng rãi trong các tổ chức của hệ thống chính trị
cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tính chủ động, sáng tạo của cán bộ,
đảng viên, khắc phục những biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại cấp trên;
khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh
tế-xã hội bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ
20
vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn.
3.5. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở xã, thị trấn đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ, trong đó làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố
trí cán bộ của cả hệ thống chính trị theo đúng quy trình, dân chủ, công khai, đảm
bảo tiêu chuẩn về trình độ, phẩm chất và năng lực, tận tụy, công tâm, thạo việc, có
năng lực tổ chức và vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3.6. Tích cực trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức,
phát hiện những người có đức, có tài đưa vào nguồn cán bộ để đưa đi đào tạo. Phấn
đấu đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức xã, thị trấn có trình độ chính trị,
chuyên môn, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, vi tính đạt chuẩn hóa. Thực hiện công
tác luân chuyển cán bộ có phẩm chất và năng lực, chủ yếu từ cấp huyện về làm cán
bộ chủ chốt ở một số xã, địa bàn quan trọng.
3.7. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể ở xã, thị trấn, nâng cao vai trò chủ động, tham mưu cho cấp ủy cơ sở
về tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
tại địa phương. Đa dạng hoá các hình thực tập hợp quần chúng. Xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân.
3.8. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải thường xuyên coi trọng công tác đôn
đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của đảng bộ, của
cấp uỷ, nhất là các lĩnh vực liên quan đến những vấn đề xã hội bức xúc, hoạt động
của cơ quan chính quyền, trước hết là trong quan hệ và giải quyết công việc của
dân. Trong kiểm tra, giám sát phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng
cấp uỷ viên cùng cán bộ trực tiếp thực hiện. Sau kiểm tra, giám sát có kết luận
khách quan, trung thực, chính xác.
3.9. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giải quyết các thủ tục hành chính và hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở các xã, thị trấn.

21
C.KẾT LUẬN

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HTCT các cấp là
một đòi hỏi có tính quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc nhận thức đúng đắn, sâu sắc những quan điểm định hướng của Đảng
trong lĩnh vực này luôn là điều kiện tiên quyết bảo đảm tạo khả năng cho những
thành quả đạt được trong hoạt động thực tiễn ở mọi cấp độ. Những thành tựu to
lớn và quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như của HTC ở nước ta nói
chung và các tỉnh duyên hải miền Trung đạt được trong thời kỳ đổi mới là những
minh chứng về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra.
Đổi mới HTCT ở cơ sở là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa trọng yếu và trực
tiếp đối với việc làm cho dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành mục tiêu,
động lực. Việc đổi mới phương thức tổ chức và cơ chế vận hành của HTCT có
tác động trực tiếp tới phát huy dân chủ trong Đảng và toàn xã hội, củng cố và
tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và dân, tạo động lực cho sự phát triển. Từng
bước hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ
sở sẽ tác động mạnh mẽ tới quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân
thông qua cơ chế vận hành của HTCT và sự tự quản của các tầng lớp xã hội
trong cộng đồng.

22
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị lần thứ 5, khóa IX, Nghị
quyết 17/NQ-TW ngày 18/3/2002 về việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn

2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Giáo trình CCLLCT theo Đề
án 1677, 16 chuyên đề tự chọn học viện chính trị khu vực III

3. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế: Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 23/5/2003 Về


đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị
trấn

4. Huyện ủy Nam Đông: Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 10/6/2003 về


Chương trình hành động của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
thị trấn đến năm 2010.

5. Huyện ủy Nam Đông: Báo cáo số 12-BC/HU ngày 22/4/2012 về tổng kết
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về “đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”

6. Huyện ủy Nam Đông: Báo cáo số 164-BC/HU ngày 01/4/2013 về tổng kết
5 năm thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
(khóa X) về "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động của hệ thống chính trị".

23

You might also like