4.tinh Toan Bo Truyen Banh Rang - REV00

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MÁY
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
(phần tính toán bộ truyền bánh răng)

1|P a g e
1. Thông số đầu vào (input data)
Công suất trên trục bánh răng dẫn, 𝑃1
Tốc độ quay trục bánh răng dẫn, 𝑛1
Tỉ số truyển, 𝑢 = 𝑢𝑏𝑟
Mô men xoắn trên trục bánh răng dẫn, 𝑇1
Thời gian làm việc, 𝐿𝐻 , dựa trên số liệu đề cho
Chú ý:
Thông số đầu vào cho bài toán tính toán bộ truyền đai lấy từ bảng thông số kỹ thuật
hệ thống truyền động, phần tô vàng trong bảng bên dưới.
Sinh viên cần đọc hiểu sơ đồ truyền động, ý nghĩ các thông số trình bày trong bảng
thông số kỹ thuật.
Trục Trục công tác
Trục động cơ Trục 1 Trục 2
Thông số (trục làm việc)
Công suất, P (kW) 𝑃𝑐𝑡đ𝑐 𝑃1 𝑃2 𝑃𝑐𝑡
Tỉ số truyền, u 𝑢𝑘𝑛 hoặc 𝑢đ (𝑢1 ) 𝑢𝑏𝑟 (𝑢2 ) 𝑢𝑘𝑛 hoặc 𝑢𝑥 (𝑢3 )
Số vòng quay, n (vg/ph) 𝑛đ𝑐 𝑛1 𝑛2 𝑛3
9,55 × 106 𝑃𝑐𝑡đ𝑐 9,55 × 106 𝑃1 9,55 × 106 𝑃2 9,55 × 106 𝑃𝑙𝑣
Mômen xoắn, T (N.mm)
𝑛đ𝑐 𝑛1 𝑛2 𝑛3

2. Trình tự tính toán


• Chọn vật liệu chế tạo bánh răng
Tùy theo yêu cầu cụ thể như tải trọng lớn hay nhỏ, khả năng công nghệ và thiết bị chế
tạo mà có thể chọn vật liệu nhóm I hoặc nhóm II. Tham khảo mục 6.1 [1].
Chú ý:
Hộp giảm tốc công suất trung bình, nhỏ → chọn vật liệu có độ cứng ≤ 350 HB.
Vật liệu có độ cứng thấp → có thể gia công răng chính xác sau nhiệt luyện.
Để tăng khả năng chạy mòn của răng nên nhiệt luyện bánh dẫn có độ cứng lớn hơn
bánh bị dẫn (10 ~ 15) HB.
• Lập bảng thông tin vật liệu

Giới hạn Giới hạn


Vật Nhiệt Độ cứng [𝝈𝑯 ] [𝝈𝑯 ]𝒎𝒂𝒙 [𝝈𝑭 ]𝒎𝒂𝒙
bền chảy
liệu luyện (HB) (MPa) (MPa) (MPa)
σb (MPa) σch (MPa)
BR
dẫn
BR bị
dẫn

2|P a g e
• Xác định ứng suất cho phép:
− Chọn độ cứng HB1, HB2.
− Xác định ứng suất tiếp xúc cho phép (6.12) [1]
𝑚𝑖𝑛{[𝜎𝐻1 ], [𝜎𝐻2 ]} trường hợp răng thẳng
[𝜎𝐻 ] = { 2 ] 2 ])
√0,5([𝜎𝐻1 + [𝜎𝐻2 trường hợp răng nghiên
Chú ý:
Trường hợp bánh răng răng nghiên cần kiểm tra điều kiện [𝜎𝐻 ] ≤ 1,25. [𝜎𝐻 ]𝑚𝑖𝑛
Tính [𝜎H1] và [𝜎H2] theo công thức (6.1) [1]
𝑜
𝜎𝐻𝑙𝑖𝑚 .𝐾𝐻𝐿
[𝜎𝐻1,2 ] =
𝑆𝐻
Trong đó
[𝜎𝐻1 ]: ứng suất tiếp xúc cho phép bánh răng dẫn
[𝜎𝐻2 ]: ứng suất tiếp xúc cho phép bánh răng bị dẫn
𝑜
𝜎𝐻𝑙𝑖𝑚 = 2. 𝐻𝐵1,2 + 70: ứng suất tiếp xúc cho phép ứng với số chu kỳ
cơ sở, bảng 6.2 [1] (nhóm vật liệu thép 40, 45, 40X, 40XL…thường hóa
hoặc tôi cải thiện)
𝑆𝐻 : hệ số an toàn khi tính về tiếp xúc, bảng 6.2 [1]
𝑁𝐻𝑂 1/𝑚𝐻
𝐾𝐻𝐿 = ( ) : hệ số tuổi thọ xét đến ảnh hưởng thời gian phục vụ
𝑁𝐻𝐸

với 𝑁𝐻𝑂 = 30. 𝐻𝐵2,4: số chu kỳ thay đổi ứng suất cơ sở khi thử
tiếp xúc
𝑁𝐻𝐸 = 60. 𝑐. 𝑛. 𝐿𝐻 : số chu kỳ thay đổi ứng suất tương đương
(bánh răng dẫn = bánh răng bị dẫn); c: số lần tiếp xúc/vòng quay;
n: số vòng quay; 𝐿𝐻 : thời gian phục vụ
𝑚𝐻 = 6: bậc đường cong mỏi khi thử về tiếp xúc (sử dụng cho
trường hợp độ cứng HB ≤ 350)
− Xác định ứng suất uốn cho phép:
Tính [𝜎F1] và [𝜎F12]theo công thức (6.2) [1]:
𝑜
𝜎𝐹𝑙𝑖𝑚 .𝐾𝐹𝐶 .𝐾𝐹𝐿
[𝜎𝐹1,2 ] =
𝑆𝐹
Trong đó
𝑜
𝜎𝐹𝑙𝑖𝑚 = 1,8. 𝐻𝐵: ứng suất uốn cho phép ứng với số chu kỳ cơ sở, bảng
6.2 [1] (nhóm vật liệu thép 40, 45, 40X, 40XL…thường hóa hoặc tôi cải
thiện)
[𝜎𝐹1 ]: ứng suất uốn cho phép bánh răng dẫn
[𝜎𝐹2 ]: ứng suất uốn cho phép bánh răng bị dẫn
𝑆𝐹 : hệ số an toàn khi tính về uốn, bảng 6.2 [1]

3|P a g e
𝐾𝐹𝐶 : hệ số xét đến ảnh hưởng đặt tải (đặt tải một phía, quay một
chiều 𝐾𝐹𝐶 = 1)
𝑁𝐹𝑂 1/𝑚𝐹
𝐾𝐹𝐿 = ( ) : hệ số tuổi thọ xét đến ảnh hưởng chế độ tải trọng
𝑁𝐹𝐸

với 𝑁𝐹𝑂 = 4. 106 : số chu kỳ thay đổi ứng suất cơ sở khi thử uốn
(áp dụng cho tất cả các loại thép, trang 93 [1])
𝑁𝐹𝐸 = 60. 𝑐. 𝑛. 𝐿𝐻 : số chu kỳ thay đổi ứng suất tương đương
(bánh răng dẫn = bánh răng bị dẫn); c: số lần tiếp xúc/vòng
quay; n: số vòng quay; LH: thời gian phục vụ
𝑚𝐹 = 6: bậc đường cong mỏi khi thử về uốn (HB ≤ 350)
Chú ý:
Khi tính 𝑁𝐻𝐸 > 𝑁𝐻𝑂 thì lấy 𝑁𝐻𝐸 = 𝑁𝐻𝑂 để tính, do đó 𝐾𝐻𝐿 = 1; cũng thế 𝑁𝐹𝐸 > 𝑁𝐹𝑂
thì lấy 𝑁𝐹𝐸 = 𝑁𝐹𝑂 để tính và 𝐾𝐹𝐿 = 1.
− Ứng suất cho phép khi quá tải:
[𝜎H]max (trong điều kiện nhiệt luyện thường hóa hoặc tôi cải thiện) theo công thức
(6.13) [1]:
[𝜎𝐻 ]𝑚𝑎𝑥 = 2,8. 𝜎𝑐ℎ
và [𝜎F]max (trường hợp vật liệu có HB ≤ 350) theo công thức (6.14) [1]:
[𝜎𝐹 ]𝑚𝑎𝑥 = 0,8. 𝜎𝑐ℎ

Trường hợp bánh răng trụ răng thẳng/nghiên:

• Tính chọn khoảng cách trục sơ bộ, tham khảo công thức (6.15a) [1]
1/3
𝑇1 . 𝐾𝐻𝛽
𝑎𝑤 = 𝐾𝑎 (𝑢 + 1) [ ]
[𝜎𝐻 ]2 . 𝑢. 𝜓𝑏𝑎
Trong đó:
𝑎𝑤 : khoảng cách trục (nên chọn khoảng cách trục đến các giá trị tận
cùng bằng 0 hoặc 5, tham khảo tài liệu [1] trang 99)
𝑢 : tỉ số truyền
𝑇1 : moment xoắn trên trục chủ động
[𝜎𝐻 ]: Ứng suất tiếp xúc cho phép

𝐾𝑎 : hệ số phụ thuộc vật liệu cặp bánh răng, loại răng thẳng hoặc
nghiên. Bảng 6.5 [1] (thép - thép, răng thẳng: 49,5; răng nghiên: 43)
𝜓𝑏𝑎 : hệ số chiều rộng vành răng, phụ thuộc vào vị trí lắp bánh răng
lên trục, và độ cứng vật liệu HB1, HB2. Bảng 6.6, bánh răng bố trí đối
xứng, HB1, HB2 < 350HB, 𝜓𝑏𝑎 = 0,3 ~ 0,5, 𝜓𝑏𝑎 𝑚𝑎𝑥 = 1,2 ~1,6; nên

4|P a g e
chọn theo các giá trị tiêu chuẩn 0,315; 0,4; 0,5. Page 95 'Thiết kế máy
& Chi tiết máy" Nguyễn Hữu Lộc 𝜓𝑏𝑎 lớn sẽ làm giảm kích thước, khối
lượng bộ truyền nhưng làm tăng sự phân bố tải không đều trên chiều
rộng vành răng.
𝐾𝐻𝛽 : hệ số phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng,
bảng 6.7 [1], tra theo trị số 𝜓𝑏𝑑 (lấy theo số lớn hơn gần nhất) & sơ đồ
bố trí bánh răng trên trục sơ đồ 6, HB1, HB2 < 350HB; 𝜓𝑏𝑑 =
0,53. 𝜓𝑏𝑎 (𝑢 + 1)
• Xác định các thông số ăn khớp:
− Xác định mô đun, 𝑚 (mm) (6.17) [1]:
𝑚 = (0,01 ÷ 0,02). 𝑎𝑤
− Chọn 𝑚 theo tiêu chuẩn bảng 6.8 [1]; với các chú ý:
Nếu cùng đường kính vòng chia, m lớn → tăng đường kính vòng đỉnh, chiều
cao răng dày răng, và bề rộng rãnh;
Cùng đường kính vòng chia, m lớn → giảm số răng, tăng tổn thất ăn khớp,
giảm hiệu suất;
m nhỏ → tăng số răng, tăng hệ số trùng khớp ngang, giảm tiếng ồn giảm khối
lượng cắt răng, hao phí vật liệu tuy nhiên giảm độ bền uốn;
Nếu kiểm tra độ bền uống không thõa → cần tăng m;
Trong các bộ truyền truyền lực là chủ yếu, không nên lấy m < 1,5 ~ 2mm.
− Xác định số răng:
Đối với bánh răng trụ răng thẳng (góc nghiên răng β = 0):
Số răng 𝑧1 (bánh răng dẫn) tính theo công thức (6.19) [1], lấy số nguyên:
2𝑎𝑤
𝑧1 =
𝑚 (𝑢 + 1)
Tính 𝑧2 (bánh răng bị dẫn) theo công thức (6.20) [1], lấy số nguyên:
𝑧2 = 𝑢. 𝑧1
Chú ý: Tùy vào thông tin sai lệch TST sơ bộ âm hay dương, SV cần có kế
hoạch bù trừ sai lệch khi chọn số răng 𝑧2 (xem slide hướng dẫn cách bù trừ
sai lệch TST)
Để đơn giản các bước tính toán thiết kế, không dùng phương pháp cắt răng
có dịch chỉnh để đảm bảo khoảng cách trục đã chọn, thay vào đó sau khi có
số răng 𝑧1 , 𝑧2 ta tính lại khoảng cách trục theo công thức (6.21) [1]:

5|P a g e
𝑚(𝑧1 + 𝑧2 )
𝑎𝑤 =
2
Đối với bánh răng trụ răng nghiên:
Chọn sơ bộ góc nghiên răng 80 ≤ β ≤ 200, tính 𝑧1 (bánh răng dẫn) theo
công thức (6.31) [1], chọn số nguyên, 𝑧1 ≥ 17
2𝑎𝑤 cos 𝛽
𝑧1 =
𝑚(𝑢 + 1)
Tính 𝑧2 (bánh răng bị dẫn) theo công thức (6.20) [1], chọn số nguyên:
𝑧2 = 𝑢. 𝑧1
Chú ý: Tùy vào thông tin sai lệch TST sơ bộ âm hay dương, SV cần có kế
hoạch bù trừ sai lệch khi chọn số răng 𝑧2 (xem slide hướng dẫn cách bù trừ
sai lệch TST)
Đối với bộ truyền bánh răng trụ răng nghiên, để đảm bảo khoảng cách trục
lựa chọn theo tiêu chuẩn, sử dụng thay đổi góc nghiên răng thay cho dịch
chỉnh, do đó khi có số răng 𝑧1 , 𝑧2 cần tính lại góc nghiêng 𝛽 theo công thức
(6.32) [1]:
𝑚(𝑧1 + 𝑧2 )
cos 𝛽 =
2𝑎𝑤
𝑚(𝑧1 + 𝑧2 )
với điều kiện: cos 200 ≤ cos β = [ ] ≤ cos 80
2𝑎𝑤
Trường hợp 𝛽 nằm ngoài phạm vi cho phép nêu trên cần chọn lại 𝑧1 và lặp lại
việc tính sao cho 𝛽 thỏa điều kiện.
Sử dụng 𝛽 vừa tính lại ở bước trên, kiểm tra khoảng cách trục theo công
thức (6.18) [1]:
𝑚(𝑧1 + 𝑧2 )
𝑎𝑤 =
2𝑐𝑜𝑠𝛽
− Tỉ số truyền thực tế bộ truyền bánh răng
𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 = 𝑧2 /𝑧1
− Tính sai lệch tỉ số truyền bộ truyền bánh răng
𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 − 𝑢𝑏𝑟
100%
𝑢𝑏𝑟
− Tính sai lệch tỉ số truyền hệ thống. Điều kiện đầu bài 𝛥𝑢ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 ≤ 5%
𝑛3 − 𝑛𝑙𝑣
𝛥𝑢ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 = × 100%
𝑛𝑙𝑣

6|P a g e
Trong đó:
𝑛3 = 𝑛đ𝑐 /(𝑢đ𝑡𝑡 × 𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 ) hoặc 𝑛3 = 𝑛đ𝑐 /(𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 × 𝑢𝑥𝑡𝑡 ) tùy đầu bài
𝑛𝑙𝑣 , số vòng quay trên trục máy công tác để đạt được năng suất đầu bài cho
𝑢đ𝑡𝑡 = 𝑑2 /[𝑑1 (1 − 𝜉)], tỉ số truyền thực bộ truyền đai
𝑢𝑥𝑡𝑡 = 𝑧2 /𝑧1 , tỉ số truyền thực bộ truyền xích
𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 = 𝑧2 /𝑧1, tỉ số truyền thực bộ truyền bánh răng
• Kiểm nghiệm độ bền tiếp xúc
− Tính ứng suất tiếp xúc 𝜎𝐻 , và kiểm tra bền điều kiện bền tiếp xúc theo công thức
(6.33) [1]:

2𝑇1 𝐾𝐻 (𝑢 ± 1)
𝜎𝐻 = 𝑍𝑀 𝑍𝐻 𝑍𝜀 √ 2 ) ≤ [𝜎𝐻 ]
(𝑏𝑤 𝑢𝑑𝑤1

Trong đó:
𝑍𝑀 : tra bảng 6.5 [1]. Cụ thể 𝑍𝑀 = 274

𝑍𝐻: theo công thức (6.34)[1]: 𝑍𝐻 = √2𝑐𝑜𝑠𝛽𝑏 /𝑠𝑖𝑛2𝛼𝑡𝑤 với 𝑡𝑔𝛽𝑏 =


𝑐𝑜𝑠𝛼𝑡 . 𝑡𝑔𝛽, và 𝛼𝑡𝑤 = 𝛼𝑡 = arctg(𝑡𝑔𝛼/𝑐𝑜𝑠𝛽 ). Chú ý với bánh trụ răng
thẳng 𝑐𝑜𝑠𝛽𝑏 = 1.
𝑍𝜀 : theo công thức (6.36) [1].
Đối với bánh trụ răng thẳng thì 𝑍𝜀 tính theo công thức (6.36 a) [1]:

𝑍𝜀 = √(4 − 𝜀𝛼 )/3 khi 𝜀𝛽 = 0;

Đối với bánh răng trụ răng nghiêng tính theo công thức (6.36 b, c) [1]:

(4 − 𝜀𝛼 )(1 − 𝜀𝛽 )
𝑍𝜀 = √ khi 𝜀𝛽 < 1
3

𝑍𝜀 = √1/𝜀𝛼 khi 𝜀𝛽 ≥ 1;

Hệ số trùng khớp ngang 𝜀𝛼 tính theo công thức (6.38 b) [1]:


1 1
𝜀𝛼 = [1,88 − 3,2 ( + )] 𝑐𝑜𝑠𝛽
𝑧1 𝑧2
và hệ số trùng khớp dọc 𝜀𝛽 tính theo công thức (6.37) [1]:
𝑏𝑤 . 𝑠𝑖𝑛𝛽
𝜀𝛽 =
(𝑚. 𝜋)
𝐾𝐻: theo công thức (6.39) [1]: 𝐾𝐻 = 𝐾𝐻𝛽 . 𝐾𝐻𝛼 . 𝐾𝐻𝑣 với 𝐾𝐻𝛽 tra bảng
6.7 [1]; 𝐾𝐻𝛼 tra bảng 6.14 [1], bánh răng thẳng 𝐾𝐻𝛼 = 1; 𝐾𝐻𝑣 là hệ số

7|P a g e
kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp tính theo công
thức (6.41) [1]:
𝑣𝐻 . 𝑏𝑤 . 𝑑𝑤1
𝐾𝐻𝑣 = 1 +
2. 𝑇1 . 𝐾𝐻𝛽 . 𝐾𝐻𝛼

Trong đó:

𝑣𝐻 : tính theo công thức (6.42) [1]: 𝑣𝐻 = 𝛿𝐻 𝑔𝑜 𝑣√𝑎𝑤 ⁄𝑢 điều kiện 𝑣𝐻 <
𝑣𝐻𝑚𝑎𝑥 ; 𝑣 tính theo công thức (6.40) [1]: 𝑣 = 𝜋𝑑𝑤1 𝑛1 /60000 với 𝑑𝑤1
là đường kính vòng lăn bánh nhỏ theo công thức bảng 6.11 [1]; 𝑛1 là
số vòng quay của bánh chủ động (vg/ph); 𝛿𝐻 là hệ số kể đến ảnh
hưởng của các sai số ăn khớp, tra bảng 6.15 [1]; 𝑔𝑜 là hệ số kể đến
ảnh hưởng của sai lệch các bước răng bánh 1 và 2, tra bảng 6.16[1];
𝑣𝐻𝑚𝑎𝑥 xác định từ khả năng chịu tải trọng động lớn của bánh răng, tra
bảng 6.17[1];
𝑏𝑤 = 𝜓𝑏𝑎 𝑎𝑤 (mm) là chiều rộng vành răng.
− Trường hợp 𝜎𝐻 < [𝜎𝐻 ], cần kiểm tra điều kiện:
[𝜎𝐻 ] − 𝜎𝐻
100% ≤ 10%
[𝜎𝐻 ]
Nếu không thỏa → thừa bền, cần giảm 𝜓𝑏𝑎 hoặc khoảng cách trục 𝑎.
− Trường hợp 𝜎𝐻 > [𝜎𝐻 ], cần kiểm tra điều kiện:
𝜎𝐻 − [𝜎𝐻 ]
100% ≤ 4%
[𝜎𝐻 ]
Nếu thỏa, giữ nguyên kết quả tính toán và tăng chiều rộng theo công
thức tính lại 𝑏𝑤 = 𝜓𝑏𝑎 𝑎𝑤 (𝜎𝐻 ⁄[𝜎𝐻 ])2 . Nếu không thỏa, tăng khoảng
cách trục 𝑎𝑤 và tính lại
• Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn
− Tính ứng suất uốn 𝜎𝐹 , và kiểm tra điều kiện bền uốn theo công thức (6.43) và
(6.44) [1]:
2𝑇1 𝐾𝐹 𝑌𝜀𝑌𝛽 𝑌𝐹1
𝜎𝐹1 = ≤ [𝜎𝐹1 ]
𝐵𝑤 𝑑𝑤1 𝑚
𝜎𝐹1 𝑌𝐹2
𝜎𝐹2 = ≤ [𝜎𝐹2 ]
𝑌𝐹1
Trong đó:
𝑌𝜀 = 1/𝜀𝛼 hệ số kể đến sự trùng khớp của răng.
𝑌𝛽 = 1 − 𝛽 𝑜 /140 hệ số kể đến độ nghiêng của răng.

8|P a g e
𝑌𝐹1 , 𝑌𝐹2 hệ số dạng răng của bánh 1 và 2, tra bảng 6.18 [1] với 𝑧𝑣1 =
𝑧1 /(cos𝛽3 ) và 𝑧𝑣2 = 𝑧2 /(cos𝛽3 ) (lấy theo trị số nhỏ hơn gần nhất)

𝐾𝐹 = 𝐾𝐹𝛽 𝐾𝐹𝛼 𝐾𝐹𝑣 hệ số tải trọng khi tính về uốn.

𝐾𝐹𝛽 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng
vành răng khi tính về uốn, tra bảng 6.7 [1]
𝐾𝐹𝛼 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng cho các đôi răng
đồng thời ăn khớp khi tính về uốn, tra bảng 6.14[1], (𝐾𝐹𝛼 = 1 cho
trường hợp răng thẳng)
𝐾𝐹𝑣 hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp khi tính
về uốn tính theo công thức (6.46) [1]:
𝑣𝐹 𝑏𝑤 𝑑𝑤1
𝐾𝐹𝑣 = 1 +
2𝑇1 𝐾𝐹𝛽 𝐾𝐹𝛼

với 𝑣𝐹 = 𝛿𝐹 𝑔𝑜 𝑣√𝑎𝑤 /𝑢 theo công thức (6.47) [1]

− Trường hợp 𝜎𝐹1 ≥ [𝜎𝐹1 ] hoặc 𝜎𝐹2 ≥ [𝜎𝐹2 ] cần tăng môđun, 𝑚, chọn lại các thông
số bánh răng 𝑧1 , 𝑧2 , 𝛽 … và tính toán lại
• Kiểm nghiệm bền răng về quá tải
− Kiểm tra ứng suất tiếp xúc cực đại cho phép theo công thức (6.48) [1]:
𝜎𝐻𝑚𝑎𝑥 = 𝜎𝐻 √𝐾𝑞𝑡 ≤ [𝜎𝐻 ]𝑚𝑎𝑥

− Kiểm tra ứng suất uốn cực đại cho phép theo công thức (6.49) [1]:
𝜎𝐹1,2𝑚𝑎𝑥 = 𝜎𝐹1,2 𝐾𝑞𝑡 ≤ [𝜎𝐹1,2 ]𝑚𝑎𝑥

Trong đó:
𝐾𝑞𝑡 = 1 hệ số quá tải

• Lực tác dụng khi ăn khớp


− Lực vòng
2𝑇1
𝐹𝑡1 = = 𝐹𝑡2
𝑑𝑤1
− Lực hướng tâm
𝐹𝑡1 𝑡𝑔𝛼𝑡𝑤
𝐹𝑟1 = = 𝐹𝑟2
𝑐𝑜𝑠𝛽
− Lực dọc trục (bánh răng trụ răng thẳng không có)
𝐹𝑎1 = 𝐹𝑡1 𝑡𝑔𝛽 = 𝐹𝑎2

9|P a g e
Chú ý: Sinh viên tham khảo phân tích lực tác dụng lên bánh răng khi ăn khớp bộ
truyền bánh răng trụ răng nghiêng như hình bên dưới. Mũi tên đậm mô tả lực tác
dụng lên bánh bị dẫn. Trường hợp răng thẳng 𝐹𝑎1 = 𝐹𝑎2 = 0.

Trường hợp bánh răng côn răng thẳng:


• Xác định sơ bộ chiều dài côn ngoài theo công thức (6.52a) [1]:
3 𝑇1 𝐾𝐻𝛽
𝑅𝑒 = 𝐾𝑅 √𝑢2 + 1. √
[(1 − 𝐾𝑏𝑒 )𝐾𝑏𝑒 𝑢[𝜎𝐻 ]2 ]

Trong đó:
𝐾𝑅 = 0,5 𝐾𝑑 hệ số phụ thuộc vào vật liệu bánh răng và loại răng
(𝐾𝑑 = 100 MPa1/3) (thép - thép, răng thẳng: 49,5; răng nghiên 43)
𝐾𝐻𝛽 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng
vành răng bánh răng côn, bảng 6.21[1] với trình tự sau: Tính
𝐾𝑏𝑒 𝑢/(2 − 𝐾𝑏𝑒 ) (chọn trị số gần nhất) → chọn sơ đồ bố trí và dựa vào
loại răng thẳng, độ cứng HB, ta sẽ tra ra được 𝐾𝐻𝛽 .

𝐾𝑏𝑒 hệ số chiều rộng vành răng 𝐾𝑏𝑒 = 𝑏/𝑅𝑒 = 0,25 … 0,3; trị số nhỏ
khi 𝑢 > 3; lớn khi 𝑢 ≤ 3
Đường kính chia ngoài tính theo công thức (6.52b) [1]:
2𝑅𝑒
𝑑𝑒1 =
√1 + 𝑢2
• Xác định số răng bánh dẫn: tính theo công thức 𝑧1 = 1,6𝑍1𝑝 ; dựa vào 𝑑𝑒1 và tỉ số
truyền u tra bảng 6.22[1] được số răng 𝑍1𝑝 ; chọn z1 là số nguyên.
• Tính đường kính trung bình: theo công thức (6.54)[1]: 𝑑𝑚1 = (1 − 0,5𝐾𝑏𝑒 )𝑑𝑒1 và mô
đun trung bình theo công thức (6.55)[1]: 𝑚𝑡𝑚 = 𝑑𝑚1 /𝑧1
• Xác định mô đun vòng ngoài theo công thức (6.56) [1]:

10|P a g e
𝑚𝑡𝑚
𝑚𝑡𝑒 =
1 − 0,5𝐾𝑏𝑒
− Chọn 𝑚𝑡𝑒 theo tiêu chuẩn, sau đó tính lại mô đun vòng trung bình theo mô đun
tiêu chuẩn: 𝑚𝑡𝑚 = 𝑚𝑡𝑒 (1 − 0,5𝐾𝑏𝑒 ).
− Xác định số răng 𝑧1 theo công thức: 𝑧1 = 𝑑𝑚1 /𝑚𝑡𝑚 ; chọn 𝑧1 là số nguyên → Tính
𝑧2 = 𝑢𝑧1 → chọn 𝑧2 là số nguyên.
− Chú ý: Tùy vào thông tin sai lệch TST sơ bộ âm hay dương, SV cần có kế hoạch bù
trừ sai lệch khi chọn số răng 𝑧2 (xem slide hướng dẫn cách bù trừ sai lệch TST)
− Tỉ số truyền thực tế bộ truyền bánh răng:
𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 = 𝑧2 /𝑧1
− Sai lệch tỉ số truyền bộ truyền bánh răng:
𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 − 𝑢𝑏𝑟
× 100%
𝑢𝑏𝑟
− Tính sai lệch tỉ số truyền hệ thống. Điều kiện đầu bài 𝛥𝑢ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 ≤ 5%
𝑛3 − 𝑛𝑙𝑣
𝛥𝑢ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 = × 100%
𝑛𝑙𝑣
Trong đó:
𝑛3 = 𝑛đ𝑐 /(𝑢đ𝑡𝑡 × 𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 ) hoặc 𝑛3 = 𝑛đ𝑐 /(𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 × 𝑢𝑥𝑡𝑡 ) tùy đầu bài
𝑛𝑙𝑣 , số vòng quay trên trục máy công tác để đạt được năng suất đầu bài cho
𝑢đ𝑡𝑡 = 𝑑2 /[𝑑1 (1 − 𝜉)], tỉ số truyền thực bộ truyền đai
𝑢𝑥𝑡𝑡 = 𝑧2 /𝑧1 , tỉ số truyền thực bộ truyền xích
𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡 = 𝑧2 /𝑧1, tỉ số truyền thực bộ truyền bánh răng
• Xác định các góc ôm chia theo công thức: 𝛿1 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔(𝑧1 /𝑧2 ); 𝛿2 = 900 − 𝛿1
• Xác định đường kính trung bình và chiều dài côn ngoài theo công thức:
• 𝑑𝑚1 = 𝑧1 . 𝑚𝑡𝑚 ; 𝑅𝑒 = 0,5𝑚𝑡𝑒 √𝑧12 + 𝑧22 và bề rộng vành răng(mm): 𝑏 = 𝐾𝑏𝑒 . 𝑅𝑒 .
• Kiểm nghiệm độ bền tiếp xúc
− Tính ứng suất tiếp xúc 𝜎𝐻 , và kiểm tra điểu kiện bền tiếp xúc theo công thức (6.58)
[1]:

𝜎𝐻 = 𝑍𝑀 𝑍𝐻 𝑍𝜀 √2𝑇1 𝐾𝐻 √𝑢2 + 1/(0,85. 𝑏. 𝑢. 𝑑𝑚1


2 )
≤ [𝜎𝐻 ]

Trong đó:
𝑍𝑀 hệ số kể đến cơ tính vật liệu của các bánh răng ăn khớp, bảng
6.5[1]
𝑍𝐻 hệ số kể đến hình dạng bề mặt tiếp xúc, bảng 6.12[1]
𝑡𝑔𝛽𝑏 = 𝑐𝑜𝑠𝛼𝑡 . 𝑡𝑔𝛽

11|P a g e
𝛼𝑡𝑤 = 𝛼𝑡 = arctg(𝑡𝑔𝛼/𝑐𝑜𝑠𝛽 )

𝑍𝜀 hệ số kể đến sự trùng khớp của răng: 𝑍𝜀 = √(4 − 𝜀𝛼 )/3 với


1 1
𝜀𝛼 = [1,88 − 3,2 ( + )] 𝑐𝑜𝑠𝛽𝑚
𝑍1 𝑍2
𝐾𝐻 = 𝐾𝐻𝛽 𝐾𝐻𝛼 𝐾𝐻𝑣 hệ số tải trọng khi tính về tiếp xúc;

𝐾𝐻𝛽 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng
vành răng, Tra bảng 6.7[1];
𝐾𝐻𝛼 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng cho các đôi răng
đồng thời ăn khớp, tra bảng 6.14[1] (bánh răng côn răng thẳng = 1);
𝐾𝐻𝑣 là hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp:
𝑣𝐻 . 𝑏. 𝑑𝑚1
𝐾𝐻𝑣 = 1 +
2𝑇1 𝐾𝐻𝛽 𝐾𝐻𝛼

Trong đó:

𝑑𝑚1 (𝑢 + 1)
𝑣𝐻 = 𝛿𝐻 𝑔𝑜 𝑣 √ < 𝑣𝐻𝑚𝑎𝑥
𝑢

𝑣 tính theo công thức 6.40[1]: 𝑣 = 𝜋𝑑𝑤1 𝑛1 /60000; 𝑑𝑚1đường kính


vòng lăn bánh nhỏ; 𝑛1 là số vòng quay của bánh chủ động (vg/ph)
𝛿𝐻 hệ số kể đến ảnh hưởng của các sai số ăn khớp, tra bảng 6.15 [1]
𝑔𝑜 hệ số kể đến ảnh hưởng của sai lệch các bước răng bánh 1 và 2, tra
bảng 6.16 [1];
𝑣𝐻𝑚𝑎𝑥 xác định từ khả năng chịu tải trọng động lớn của bánh răng,
bảng 6.17 [1].
− Trường hợp 𝜎𝐻 < [𝜎𝐻 ], cần kiểm tra điều kiện:
[𝜎𝐻 ] − 𝜎𝐻
× 100% ≤ 10%
[𝜎𝐻 ]
Nếu không thỏa → thừa bền, cần giảm 𝑏 hoặc chiều dài côn ngoài 𝑅𝑒 .
− Trường hợp 𝜎𝐻 > [𝜎𝐻 ], cần kiểm tra điều kiện:
𝜎𝐻 − [𝜎𝐻 ]
× 100% ≤ 4%
[𝜎𝐻 ]
Nếu thỏa, giữ nguyên kết quả tính toán và tăng chiều rộng theo công thức
tính lại 𝑏 = 𝐾𝑏𝑒 𝑅𝑒 (𝜎𝐻 ⁄[𝜎𝐻 ])2 .

12|P a g e
Nếu không thỏa, tăng chiều dài côn ngoài 𝑅𝑒 và tính lại.
• Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn
− Tính ứng suất uốn, và kiểm tra điều kiện bền uốn theo công thức (6.65) và (6.66)
[1]:
2𝑇1 𝐾𝐹 𝑌𝜀𝑌𝛽 𝑌𝐹1
𝜎𝐹1 = ≤ [𝜎𝐹1 ]
0,85. 𝑏. 𝑚𝑛𝑚 . 𝑑𝑚1
𝜎𝐹1 𝑌𝐹2
𝜎𝐹2 = ≤ [𝜎𝐹2 ]
𝑌𝐹1
Trong đó:
𝑌𝜀 = 1/𝜀𝛼 hệ số kể đến sự trùng khớp của răng;
𝑌𝛽 = 1 − (𝛽𝑛𝑜 )/140 hệ số kể đến độ nghiêng của răng;

𝑌𝐹1 , 𝑌𝐹2 hệ số dạng răng của bánh 1 và 2, tra bảng 6.18 [1] với 𝑧𝑣1 =
𝑧2 /(cos𝛽3 ) và 𝑧𝑣2 = 𝑧2 /(cos𝛽3 );

𝐾𝐹 = 𝐾𝐹𝛽 𝐾𝐹𝛼 𝐾𝐹𝑣 hệ số tải trọng khi tính về uốn;

𝐾𝐹𝛽 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng
vành răng khi tính về uốn, tra bảng 6.21 [1];
𝐾𝐹𝛼 hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng cho các đôi răng
đồng thời ăn khớp khi tính về uốn, tra bảng 6.14 [1], (bánh răng côn
răng thẳng 𝐾𝐹𝛼 = 1);
𝐾𝐹𝑣 hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp khi tính
về uốn tính theo công thức (6.68) [1]:
𝑣𝐹 . 𝑏. 𝑑𝑚1
𝐾𝐹𝑣 = 1 +
2𝑇1 𝐾𝐹𝛽 𝐾𝐹𝛼

Trong đó:

𝑑𝑚1 (𝑢 + 1)
𝑣𝐹 = 𝛿𝐹 𝑔𝑜 𝑣 √
𝑢

− Trường hợp 𝜎𝐹1 ≥ [𝜎𝐹1 ] hoặc 𝜎𝐹2 ≥ [𝜎𝐹2 ] cần tăng môđun, 𝑚, chọn lại các thông
số bánh răng bánh răng côn và tính toán lại
• Kiểm nghiệm răng về quá tải
− Thực hiện các bước giống trường hợp bánh răng trụ.
• Lực tác dụng khi ăn khớp

13|P a g e
− Lực vòng
2𝑇1
𝐹𝑡1 = = 𝐹𝑡2
𝑑𝑚1
− Lực hướng tâm:
𝐹𝑟1 = 𝐹𝑡1 . 𝑡𝑔𝛼. 𝑐𝑜𝑠𝛿1 = 𝐹𝑎2
− Lực dọc trục:
𝐹𝑎1 = 𝐹𝑡1 . 𝑡𝑔𝛼. 𝑠𝑖𝑛𝛿1 = 𝐹𝑟2
Trong đó:
𝛼: góc ăn khớp, thường lấy 𝛼 = 200
Chú ý: Sinh viên tham khảo phân tích lực tác dụng lên các bánh răng khi ăn khớp bộ
truyền bánh răng côn răng thẳng như hình bên dưới. Mũi tên đậm mô tả lực tác
dụng lên bánh bị dẫn.

3. Bảng thông số kỹ thuật của bộ truyền động (output)


Trường hợp bánh răng trụ răng thẳng/nghiên:
Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
Công suất trục dẫn 𝑃1 kW
Tốc độ quay trục dẫn 𝑛1 vòng/phút
Mô men xoắn trên trục dẫn 𝑇1 𝑁.𝑚𝑚
Tỉ số truyền thực tế 𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡
Thời gian làm việc 𝐿𝐻 giờ
Khoảng cách trục 𝑎w 𝑚𝑚
Mô đun pháp/mô đun 𝑚n hoặc 𝑚 𝑚𝑚
Chiều rộng vành răng 𝑏 𝑚𝑚
Góc nghiêng (BTRT không có) 𝛽 độ
Góc ăn khớp 𝛼tw độ

14|P a g e
Số răng bánh dẫn z1 𝑟ă𝑛𝑔
Số răng bánh bị dẫn z2 𝑟ă𝑛𝑔
Đường kính vòng lăn bánh dẫn 𝑑w1 𝑚𝑚
Đường kính vòng lăn bánh bị dẫn 𝑑w2 𝑚𝑚
Đường kính vòng đỉnh bánh dẫn 𝑑a1 𝑚𝑚
Đường kính vòng đỉnh bánh bị dẫn 𝑑a2 𝑚𝑚
Đường kính vòng đáy bánh dẫn 𝑑f1 𝑚𝑚
Đường kính vòng đáy bánh bị dẫn 𝑑f2 𝑚𝑚
Ứng suất tiếp xúc trên mặt răng 𝜎H 𝑀𝑃𝑎
Lực tác ăn khớp
Lực vòng 𝐹𝑡 𝑁
Lực hướng tâm 𝐹𝑟 𝑁
Lực dọc trục (răng thẳng 𝐹𝑎 = 0) 𝐹𝑎 𝑁
Trường hợp bánh răng côn răng thẳng:
Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
Công suất trục bánh răng dẫn 𝑃1 kW
Tốc độ quay trục dẫn 𝑛1 vòng/phút
Mô men xoắn trên trục dẫn 𝑇1 𝑁.𝑚𝑚
Tỉ số truyền thực tế 𝑢𝑏𝑟𝑡𝑡
Thời gian làm việc 𝐿𝐻 giờ
Chiều dài côn ngoài Re 𝑚𝑚
Mô đun vòng ngoài 𝑚te 𝑚𝑚
Chiều rộng vành răng 𝑏 𝑚𝑚
Góc côn chia δ1; δ2 độ
Số răng bánh dẫn z1 𝑟ă𝑛𝑔
Số răng bánh bị dẫn z2 𝑟ă𝑛𝑔
Đường kính vòng chia bánh dẫn 𝑑e1 𝑚𝑚
Đường kính vòng chia bánh bị dẫn 𝑑e2 𝑚𝑚
Đường kính đỉnh răng ngoài bánh dẫn 𝑑a1 𝑚𝑚
Đường kính đỉnh răng ngoài bánh bị dẫn 𝑑a2 𝑚𝑚
Lực tác ăn khớp
Lực vòng 𝐹𝑡 𝑁
Lực hướng tâm 𝐹𝑟 𝑁
Lực dọc trục 𝐹𝑎 𝑁

15|P a g e

You might also like