Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Ví dụ 1: Ghi nhận và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ

khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng:


Giả sử trong năm 2007, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp là 1.000 triệu đồng; Tổng chi phí là 1.300 triệu đồng (gồm giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp), trong đó chi phí hợp lý được khấu trừ cho
mục đích xác định thuế TNDN là 1.200 triệu đồng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
(lợi nhuận kế toán) trong năm 2007 là lỗ 300 triệu đồng, trong đó lỗ tính thuế là 200 triệu
đồng. Cuối năm 2007, khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào các dấu hiệu của thị trường,
doanh nghiệp ước tính trong năm 2008 sẽ có lợi nhuận trước thuế là 1.500 triệu đồng.
Năm 2008, doanh nghiệp có số liệu sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
4.000 triệu đồng, trong đó doanh thu chịu thuế TNDN là 3.900 triệu; Tổng chi phí là 2.600
triệu, trong đó chi phí hợp lý được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế: 2.400 triệu đổng, Lợi
nhuận kế toán trước thuế: 1.400 triệu đồng, lợi nhuận chịu thuế là 1.500 triệu. Khoản lỗ
tính thuế trong năm 2007 được chuyển lỗ sang năm 2008 và khấu trừ vào thu nhập chịu
thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
Lập báo cáo kết qủa kinh doanh dạng rút gọn.
Ví dụ 2: Ghi nhận và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng
(Ví dụ này dùng để minh hoạ cho việc ghi nhận và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh từ khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng):
Doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động thuộc đối tượng được ưu đãi thuế TNDN
dưới hình thức miễn thuế TNDN 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số
thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo.
Giả sử năm 2005 và 2006, doanh nghiệp được miễn thuế TNDN. Năm 2007, doanh
nghiệp được giảm 50% số thuế phải nộp. Giả sử doanh nghiệp chỉ có hoạt động bán hàng
hoá, toàn bộ doanh thu phát sinh trong năm đều là doanh thu chịu thuế TNDN và toàn bộ
chi phí phát sinh trong năm đều là chi phí hợp lý được dùng để khấu trừ vào thu nhập chịu
thuế khi xác định thuế TNDN.
Trong năm 2007, doanh nghiệp có số liệu sau: Tổng doanh thu: 2.000 triệu đồng;
Tổng chi phí: 1.500 triệu đồng; Lợi nhuận kế toán trước thuế: 500 triệu đồng (cũng là lợi
nhuận chịu thuế); Số thuế TNDN phải nộp (được giảm 50%): 70 triệu đồng.
Trong năm 2007, giả sử Luật thuế TNDN cho phép, doanh nghiệp quyết định tạm
thời chưa sử dụng khoản ưu đãi thuế này và sẽ dành để giảm trừ số thuế TNDN phải nộp
trong năm 2008. Do vậy, trong năm 2007, doanh nghiệp vẫn nộp đủ 100% số thuế TNDN
tính trên lợi nhuận trước thuế là 500 triệu x 28% = 140 triệu.
Trong năm 2008, doanh nghiệp có số liệu như sau: Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ: 5.000 triệu và đều là doanh thu chịu thuế TNDN; Tổng chi phí là 3.200
triệu, trong đó chi phí hợp lý: 3.000 triệu; Lợi nhuận kế toán trước thuế: 1.800 triệu, lợi
nhuận chịu thuế: 2.000 triệu; Thuế TNDN phải nộp tính trên lợi nhuận chịu thuế của năm

242
2008 (ưu đãi 50%): 280 triệu; Số thuế TNDN đã nộp năm 2007 được giảm trừ vào số
thuế TNDN phải nộp năm 2008: 70 triệu; Tổng số thuế TNDN phải nộp năm 2008 là 210
triệu.

Ví dụ 3: Ghi nhận và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định trích trước nhưng thực tế chưa chi hết.
Trong năm 2007, Công ty Thăng Long có số liệu sau: Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ: 4.000 triệu đồng (đều là doanh thu chịu thuế TNDN); Tổng chi phí 3.000
triệu đồng. Trong năm 2007, Công ty đã trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho quản
lý: 200 triệu, đã thực chi bằng tiền mặt 50 triệu đồng; Chi phí hợp lý được xác định là 2.850
triệu đồng (là tổng chi phí (3.000 triệu) trừ đi (-) chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ nhưng
chưa chi hết bằng tiền (200 triệu – 50 triệu = 150 triệu)); Lợi nhuận kế toán trước thuế
1.000 triệu đồng; Lợi nhuận chịu thuế TNDN: 1.150 triệu đồng; Thuế TNDN phải nộp:
322 triệu đồng.
Năm 2008, Công ty Thăng Long có số liệu sau: Tổng doanh thu: 6.000 triệu đồng
(đều là doanh thu chịu thuế TNDN); Tổng chi phí: 4.000 triệu đồng (đều là chi phí hợp lý);
Lợi nhuận kế toán trước thuế 2.000 triệu đồng; Trong năm 2008, chi phí sửa chữa TSCĐ
(đã trích trước từ năm 2007) phát sinh bằng tiền mặt 120 triệu đồng và được khấu trừ vào
thu nhập chịu thuế. Lợi nhuận chịu thuế năm 2008 là 1.880 triệu đồng; Thuế TNDN phải
nộp trong năm 2008 là 526,4 triệu đồng.
Năm 2009, Công ty Thăng Long có số liệu sau: Tổng doanh thu: 7.000 triệu đồng
(đều là doanh thu chịu thuế TNDN); Tổng chi phí: 4.500 triệu đồng (đều là chi phí hợp lý);
Lợi nhuận kế toán trước thuế 2.500 triệu đồng; Trong năm 2009, chi phí sửa chữa TSCĐ
(đã trích trước từ năm 2007) phát sinh bằng tiền mặt thêm 30 triệu đồng và được khấu trừ
vào thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế năm 2008 là 2.470 triệu đồng; Thuế TNDN
phải nộp trong năm 2008 là 691,6 triệu đồng.
Ví dụ 4: Xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến
khấu hao TSCĐ
Năm 2005, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3
năm, theo thuế là 6 năm; TSCĐ B có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích
theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu
nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
Ví dụ 1: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
do doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ hợp đồng cung cấp dịch vụ dở dang theo
phương pháp tỷ lệ hoàn thành.
Trong năm 2007, Công ty Đông Đô có số liệu sau: Tổng doanh thu (đều là doanh
thu chịu thuế TNDN): 1.000 triệu đồng, trong đó có 100 triệu đồng là doanh thu cung cấp
243
dịch vụ dở dang do Công ty ghi nhận dựa theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành (chưa thu tiền
và chưa xuất hoá đơn GTGT); Tổng chi phí (đều là chi phí hợp lý) 700 triệu đồng. Lợi
nhuận kế toán trước thuế 300 triệu đồng;
Do hợp đồng cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành và Công ty chưa xuất hoá đơn
GTGT nên khoản doanh thu do doanh nghiệp ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn
thành chưa phải chịu thuế TNDN. Vì vậy, lợi nhuận chịu thuế năm 2007 là 200 triệu
đồng; Thuế TNDN phải nộp: 56 triệu đồng. Cơ sở tính thuế của khoản phải thu từ hợp
đồng cung cấp dịch vụ dở dang bằng không (= 0) làm phát sinh khoản chênh lệch tạm
thời được chịu thuế giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế là 100 triệu đồng và
làm phát sinh khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 100 triệu x 28% = 28 triệu đồng.
Ví dụ 2: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến
khấu hao TSCĐ
Năm 2006, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6
năm, theo thuế là 3 năm; TSCĐ E có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích
theo kế toán là 4 năm, theo thuế là 2 năm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập
hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và E.
Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau:
Xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến từng TSCĐ từ năm 2006 đến
2011:

244

You might also like