Typing 22

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.1.1.

Khái niệm biên giới quốc gia


Về phương diện pháp lý và địa lý, biên giới quốc gia chính là phần
bao bọc bên ngoài lãnh thổ quốc gia, là phên dậu, là vỏ bao bọc liên tục
của một tập hợp không gian của một quốc gia hoặc là điểm chấm dứt
thẩm quyền thuộc về lãnh thổ của một quốc gia. Chính vì vậy, không
một quốc gia nào có lãnh thổ xác định mà lại không có biên giới quốc gi,
một trong bốn yếu tố không thể thiếu để một thực thể được công nhận là
một quốc gia, chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế.
Về phương diện lịch sử, trong một thời gian dài, thuật ngữ biên
giới được dùng để chỉ các vùng tiếp giáp chứ không phải là đường biên
giới theo nghĩa ranh giới để phân định lãnh thổ của quốc gia này với
quốc gia khác. Trong thời kỳ cổ đại, biên giới quốc gia được xác định
bởi những chướng ngại vật tự nhiên như rừng núi, sông biển, sa mạc....
Do vậy, biên giới đầu tiên được các quốc gia sử dụng để phân định lãnh
thổ của nhau là biên giới vùng.
2.3. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
Về phương diện pháp lý, quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
chính là những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về
quản lý, bảo vệ, duy trì biên giới quốc gia là các quốc gia chung biên
giới phải tuân thủ theo cũng như các thỏa thuận về quản lý và bảo vệ
biên giới được quy định trong các điều ước quốc tế về quy chế biên giới.
2.3.1. Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia
Luật quốc tế thừa nhận biên giới quốc gia là một bộ phận cấu
thành không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy, để đảm
bảo sự bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc
gia là bất khả xâm phạm. Bất khả xâm phạm biên giới quốc gia là một
nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế khi xem xét quy chế pháp lý của
biên giới quốc gia. Theo nguyên tắc này, các quốc gia có chung biên
giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất khả xâm phạm của đường
biên giới quốc gia. Không được tùy tiện xâm nhập, vi phạm quy chế
pháp lý của biên giới quốc gia. Cấm sử dụng bất kỳ hình thức, thủ đoạn
nào hoặc biện pháp nào để gây rối, di dời hoặc thay đổi một cách bất
hợp pháp đường biên giới quốc gia. Mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ
biên giới của mình, điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến đường
biên giới hoặc khu vực biên giới. Bất khả xâm phạm biên giới quốc gia
là một nội dung không thể thiếu trong các điều ước quốc tế về hoạch
định hoặc quản lý bien giới.
Trên cơ sở những nội dung cơ bản nói trên, các quốc gia sẽ quy
định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước,
tổ chức, cá nhân, công nhân.
2.3.2. Nguồn luật điều chỉnh quy chế biên giới quốc gia
Vì mục đích xây dựng và bảo vệ biên giới một cách hòa bình, bảo
đảm tình hữu nghị giữa các quốc gia có chung biên giới, biên giới quốc
gia phải được tôn trọng triệt để và không thể tùy tiện xâm phạm hoặc vi
phạm. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm vì nó là một phần của
lãnh thổ quốc gia. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia gồm những
quy định dựa trên hai nguồn luật khác nhau, đó là các điều ước quốc tế
và cá văn bản pháp luật quốc gia.
2.3.2.1. Điều ước quốc tế
Thông thường, sau khi tiến hành phân giới thực địa và cắm mốc,
các quốc gia hữu quan sẽ ký kết các hiệp định, hiệp ước hoặc nghị định
thư về quy chế biên giới và quy chế quản lý để xác lập quy chế pháp lý
của biên giới. Các văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để điều
chỉnh các hoạt động trong khu vực biên giới, liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các quyền lợi của quốc gia có chung biên giới. Các văn bản
này thường quy định những nội dung cơ bản sau đây:
- Các quy định về duy trì, quản lý, bảo vệ đường biên giới và hệ
thống mốc quốc giới;
- Trình tự, điều kiện qua lại biên giới đối với người, hàng hóa và các
phương tiện giao thông;
- Thể lệ, cách thức giữ gìn và bảo vệ biên giới quốc gia trên bộ và
trên biển;
- Thể lệ và điều kiện hành nghề trong khu vực biên giới;
- Hệ thống các cửa khẩu giữa các quốc gia;
- Các trạm kiểm soát biên phòng, hải quan giữa các cửa khẩu biên
giới quốc gia;
- Chế độ, điều kiện thăm dò, khai thác tài nguyên, nguồn nước biên
giới;
- Việc sửa chữa, thay thế cột mốc giới và bảo vệ biên giới chung;
- Thủ tục và cách thức giải quyết các tranh chấp về biên giới.
2.3.2.2. Pháp luật quốc gia
Thông thường, để quản lý có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế- xã hội.... ở khu vực biên giới, các
quốc gia sẽ ban hành các văn bản pháp luật để xác lập quy chế pháp lý
cụ thể của khu vực biên giới.
Các văn bản pháp luật quốc gia quy định và điều chỉnh quy chế
pháp lý của biên giới thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Cách thức bảo vệ biên giới, các lực lượng bảo vệ và các biện pháp
bảo vệ cần thiết;
- Chế độ qua lại của người và phương tiện giao thông;
- Hải quan, thuế quan, y tế khu vực cửa khẩu biên giới;
- Điều kiện hành nghề, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu tư,
thăm dò, khai thác và các hoạt động khác trong khu vực biên giới;
- Bảo vệ, sử dụng nguồn nước biên giới;
- Quyền hạn của các cấp chính quyền, các lực lượng, các ngành
trong quản lý bảo vệ biên giới;
- Trình tự, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về biên giới và các
tranh chấp khác trong khu vực biên giới.

You might also like