Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Kinh Nghiệm Sự Sống

Sung Mãn
Giăng 5:39-40; Giăng 6:63; Ma-thi-ơ 16:24-25

[object Error] The operation timed out


https://vietchristian.com/inc_temp.asp?id=23&dbid=1&sid=7942&fmt=a&RANDOM=A

"Đức Chúa Giê-xu ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng Ta mà uống. Người nào tin Ta
thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy" (Giăng 7:37-38).

Câu hỏi suy ngẫm: Qua phần Kinh Thánh hôm nay, mời bạn liệt kê những điều kiện để sống sung mãn. Đối
với bạn, điều kiện nào khó nhất? Làm sao để bạn đáp ứng được điều kiện đó?

A. Đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-xu: Bước đầu tiên để có đời sống sung mãn là tiếp nhận Chúa Giê-xu làm
Cứu Chúa của mình. Chúa Giê-xu phán: "Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn" (Giăng 10:10);
Chúa ban cho nhưng điều kiện là chúng ta sẵn sàng tiếp nhận.

B. Giữ sự thông công với Thánh Linh Đức Chúa Trời: Sau khi chúng ta đã tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Chúa của
mình, Chúa Thánh Linh đến và sống trong tâm linh chúng ta. Và chúng ta thông công với Thánh Linh Đức
Chúa Trời qua tâm linh. Chỉ có Chúa Thánh Linh mới ban cho chúng ta sự sống sung mãn. Chúa Giê-xu phán:
"Linh ban sự sống, thể xác không ích chi." (6:63) Cần giữ sự thông công với Chúa Thánh Linh bằng cách
thường xuyên cầu nguyện, thờ phượng, ngợi khen và tạ ơn. Càng giữ những kỷ luật thuộc linh này, chúng ta
càng kinh nghiệm sự hiện diện và sự tràn đầy Chúa Thánh Linh trong lòng.

C. Không chiều theo xác thịt nhưng theo sự dẫn dắt của Thánh Linh: Vì xác thịt chẳng ích chi (6:63), xác thịt ở
đây là bản chất cũ của chúng ta. Người tin theo Chúa có hai bản chất. Chúng ta có một bản chất mới vì Chúa
Thánh Linh ngự trong tâm linh, nhưng vẫn còn bản chất cũ di truyền từ ông A-đam. Hai bản chất này luôn
tranh chiến với nhau. Nếu theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh để sống, Ngài sẽ tràn đầy trong chúng ta với
tình yêu, vui mừng và bình an. Chúng ta sẽ kinh nghiệm sự thông công liên tục với Thánh Linh Đức Chúa Trời.
Vì vậy, muốn có đời sống sung mãn, chúng ta phải nương dựa và theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, Ngài
sẽ ban cho chúng ta sức mạnh thuộc linh để kiềm chế những ham muốn của xác thịt. Đồng thời, Ngài thúc đẩy
chúng ta làm những việc đẹp lòng Đức Chúa Trời.

D. Nhờ Chúa Thánh Linh để học Lời Đức Chúa Trời: Chúa Giê-xu phán: "Linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích
chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là linh và sự sống" (6:63). Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta sự sống,
vì vậy cần học Lời Ngài đúng cách. Khi học Lời Chúa dựa vào sự khôn ngoan riêng, chúng ta có được ý niệm
đạo đức hay kiến thức về Đức Chúa Trời và công việc Ngài, nhưng không kinh nghiệm được sự sống. Người
Pha-ri-si và thầy thông giáo trong thời Chúa Giê-xu đã chuyên tâm nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng trong Giăng
5:39-40, Chúa Giê-xu nói với họ: "các người vẫn không chịu đến cùng Ta để được sự sống." Cách duy nhất để
học Lời Đức Chúa Trời là dựa vào Thánh Linh Đức Chúa Trời dạy dỗ, soi sáng chân lý Kinh Thánh. Chúa Thánh
Linh giải thích Lời Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta và khiến Lời đó trở nên bánh sự sống cho chúng ta. Lời
Chúa là Lời quyền năng, Chân Lý của Đức Chúa Trời, sẽ trở thành Lời sống, cho chúng ta sự sống và sức mạnh
để sống.

E. Từ bỏ chính mình và vác thập tự giá: Chúa Giê-xu phán với các môn đệ: "Nếu người nào muốn theo Ta, hãy
từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình và theo Ta" (Ma-thi-ơ 16:24). Vác thập tự giá là giữ sự thông công với
Chúa Thánh Linh; duy trì sự thông công của chúng ta với Ngài qua sự cầu nguyện, thờ phượng, ngợi khen và
tạ ơn; kiềm chế xác thịt và theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh trong đời sống hằng ngày trong những việc
nhỏ và lớn; cũng hãy siêng năng học và làm theo Lời Chúa qua sự dạy dỗ của Chúa Thánh Linh.

Bạn kinh nghiệm mạch nước sống từ Chúa Thánh Linh thế nào? Kinh nghiệm đó đem ích lợi thế nào cho người
quanh bạn?
Lạy Chúa Thánh Linh, xin giúp con mỗi ngày kinh nghiệm sự sống sung mãn từ Ngài, và cho nguồn mạch đó
qua con đến với người khác.

Còn Các Ngươi Cũng Muốn


Lui Chăng?
Giăng 6:22-69

"Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: "Thưa Chúa chúng con sẽ đi theo ai? Chúa đem lại cho chúng con đạo sống vĩnh
viễn. Chúng con đã tin Chúa và biết Chúa là Đấng Thánh của Thượng Đế." (c. #68-69 TKHĐ)

Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao nhiều môn đồ đã thối lui không theo Chúa nữa? Khi đặt câu hỏi "còn các ngươi
cũng muốn lui chăng?" Chúa Giê-xu muốn 12 môn đồ xác quyết điều gì? Câu trả lời của Phi-e-rơ cho thấy lý
do để theo Chúa là gì? Lý do nào bạn theo Chúa? Làm sao để bạn không thối lui?

Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy một vấn đề rất quan trọng đó là nhiều môn đồ đã thối lui, không đi theo
Chúa nữa, sau khi Ngài cho họ biết sứ mệnh thật của Ngài. Chúa Giê-xu nói cho họ biết Ngài là bánh của sự
sống, người nào ăn "thịt" và uống "máu" Ngài mới được sự sống đời đời, nghĩa là phải tin cậy vào sự chết của
Ngài, câu #66 chép: "Từ lúc ấy có nhiều môn đồ Ngài trở lui, không đi với Ngài nữa." Họ lui đi vì không muốn
theo một người sắp sửa đến chỗ chết.

Thấy nhiều môn đệ thối lui, Chúa Giê-xu quay lại hỏi 12 sứ đồ thân tín: "Còn các ngươi cũng muốn lui chăng?"
Chúa Giê-xu muốnmôn đệ của Ngài bày tỏ lập trường dứt khoát. Chúa Giê-xu muốn 12 người này thật sự theo
Ngài vì biết rõ Ngài là Chúa Cứu Thế, là Đấng sẽ dâng mình chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, thay vì theo
Ngài là muốn thấy phép lạ, hay chức tước nào đó khi Ngài lên ngôi.

Đây là câu hỏi ta phải đối diện. Khi giáo phụ Polycarp vào thế kỷ thứ 12 bị đem ra pháp trường trong cuộc bắt
đạo. Người ta cho ông ân huệ cuối cùng là chối bỏ Chúa Giê-xu, nếu không ông sẽ bị chém đầu. Cụ gần chín
mươi tuổi trả lời. "Tám mươi năm tôi theo Chúa Giê-xu, Ngài không bao giờ phụ tôi, làm sao các ông bảo tôi
phụ Ngài được?" Đầu của giáo phụ rơi xuống đất sau câu nói khẳng khái này, nhưng đó là lúc Polycarp trả lời
trực tiếp câu hỏi của Chúa Giê-xu văng vẳng bên tai: "Còn ngươi cũng muốn lui chăng?" Dưới thời Minh Mạng
các tín hữu Công Giáo bị bắt phải chà đạp cây thập tự dưới chân như một hình thức công khai bỏ đạo, nếu
không sẽ bị chém. Một số người quá sợ hãi đã dẫm lên cây thập tự, nhưng nhiều người quì xuống hôn cây thập
tự, và ngữa đầu ra cho đao phủ chém. Họ cũng là người trả lời câu hỏi của Chúa Giê-xu: "Còn các ngươi cũng
muốn lui chăng?

Đối với những người can đảm, luôn xưng nhận mình là "Tín hữu của Chúa Giê-xu", bằng lòng mất việc làm,
bằng lòng bị lưu đày... vì họ kinh nghiệm như Phi-e-rơ và các sứ đồ khi họ thưa với Chúa Giê-xu: "Lạy Chúa
chúng tôi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời, chúng tôi đã tin và nhận biết rằng Chúa là Đấng
Thánh của Đức Chúa Trời" (c. #68-69). Khi lời Chúa biến cải cuộc đời của họ từ tội nhân thành thánh nhân,
khi họ khám phá Chúa Giê-xu chính là Chúa Cứu Thế, họ không còn theo ai được ngoài Chúa Giê-xu.

Lạy Chúa yêu dấu, xin giúp con thực sự kinh nghiệm Ngài để con đủ sức xác quyết lòng trung kiên theo Ngài.

Bánh Hằng Sống


Giăng 6:43-59
"Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng" (câu 51).

Câu hỏi suy ngẫm: Ăn thịt và uống huyết Chúa có nghĩa gì? Chúa Giê-xu muốn nói gì trong câu 53? Người
Giu-đa phản ứng như thế nào trước những điều Ngài nói? Điều kiện để được ở trong Chúa Giê-xu và Chúa Giê-
xu ở trong bạn là gì? Làm thế nào bạn biết chắc bạn đang ở trong Ngài?

Ý tưởng ăn thịt, uống huyết của một người nào đó có làm bạn cảm thấy ghê sợ không? Ý tưởng này đã làm
cho những người Giu-đa là thính giả của Chúa Giê-xu sợ hãi (câu 52) đang khi họ nhóm họp lại trong nơi thờ
phượng (câu 59), bởi vì việc ăn thịt, uống huyết là điều mà luật pháp Môi-se cấm kỵ (Lê-vi Ký 17:10-14). Dù
vậy, đây là điều Chúa Giê-xu đã nói với các môn đệ của Ngài. Ngài nói thế với ý gì? Ngài muốn họ nhận thức
rằng khi họ tin Ngài có nghĩa là họ tiếp nhận Ngài vào trong cuộc đời hay trong chính con người của họ.

"Tin" và "ăn" là hai động từ dùng để mô tả sự đáp ứng của chúng ta với lời mời gọi tiếp nhận Chúa Giê-xu. Bởi
tin và ăn mà chúng ta nhận được sự sống đời đời (câu 40 và 3:16). Từ "ăn" trong câu 54 có nghĩa là "nhai với
sự thích thú." Từ "thịt" ở đây nhắc chúng ta về sự hiện thân làm người của Chúa Giê-xu (1:14; 1 Giăng 1:1,
2). Thân thể Ngài giống như thân thể của chúng ta. Việc hóa thân thành nhục thể của Chúa Giê-xu là một
hành động được thực hiện một cách trọn vẹn (câu 51), vì thế việc chúng ta tin Chúa Giê-xu cũng như thế.
Cách mà Sứ đồ Giăng mô tả nhấn mạnh đến hành động nói lên bản chất trọn vẹn của mọi hoạt động. Khi xưng
nhận tội lỗi và tiếp nhận sự tha thứ để tham dự Tiệc Thánh, chúng ta tin rằng chúng ta đã thực sự tiếp nhận
Chúa Giê-xu vào lòng chúng ta.

Chúa Giê-xu đã nói những lời chúng ta vừa đọc trước khi thiết lập lễ Tiệc Thánh. Ngài muốn các môn đệ của
Ngài cùng chung dự một nghi lễ đơn giản nhưng sẽ giúp họ nhớ đến Ngài. Trong khi các môn đệ Ngài không
hề biết gì, thì Chúa Giê-xu biết rõ những gì sắp xảy đến cho Ngài.

Tiếp nhận Tiệc Thánh quan trọng với bạn như thế nào? Bạn chuẩn bị như thế nào mỗi khi tham dự Tiệc Thánh?

Tạ ơn Chúa, vì huyết Ngài đã đổ ra để đem lại sự sống mới cho con. Xin qua đời sống con nhiều người khác
được chuộc bởi huyết Ngài và có sự sống mới như con.

Bánh Sự Sống
Giăng 6:20-58

"Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát." (c. #35)

Câu hỏi suy ngẫm: Trong phân đoạn này Chúa Giê-xu giải thích cho đoàn dân thế nào về mục đích Ngài
xuống trần gian? Chúa cho họ thấy điều gì quí hơn hết mà họ cần tìm kiếm? Theo Chúa bạn muốn tìm kiếm
điều gì nơi Ngài? Bạn được thỏa mãn ra sao?

Sáng hôm sau đoàn dân đông ấy lại lũ lượt đi tìm Chúa Giê-xu, khi gặp Ngài, họ nói: "Lạy thầy, thầy đến đây
bao giờ?" Họ nghĩ hành động và thái độ của họ làm cho Chúa vui. Nhưng Ngài nghiêm nét mặt mà trách rằng
họ tìm Ngài không phải vì đã thấy phép lạ, nhưng vì được ăn bánh no nê.

Chúa từ thiên đàng xuống trần gian đâu phải chỉ để cho họ cơm no áo ấm, vì trước khi Ngài xuống trần gian,
họ vẫn được cơm no áo ấm. Chúa chẳng bao giờ kêu gọi ai theo Ngài để được cơm no áo ấm mà được những
gì quí hơn cơm áo, quí giá vô cùng.

Kế đó, Chúa bảo họ làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời mà Ngài sẽ
cho họ. Họ chỉ hướng về nhu cầu thể xác tạm thời, nhưng Chúa hướng họ đến nhu cầu tâm linh đời đời. Con
người có thể xác cũng có tâm linh, nên có nhu cầu thể xác mà cũng có nhu cầu tâm linh. Nhu cầu thể xác đã
sẵn có trong trần gian, nhưng nhu cầu tâm linh chỉ có trong Chúa Giê-xu.
Rồi họ hỏi Chúa, vậy phải làm chi cho được làm công việc của Đức Chúa Trời? Ngài đáp: "Các ngươi có tin
Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến?" Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta tin nhận Con Độc sanh của Ngài. Nhu cầu
tâm linh của chúng ta là sự sống đời đời, mà Chúa Giê-xu là sự sống ấy. Vì vậy, tin Chúa Giê-xu là việc quan
trọng hơn cả.

Dầu đã được giải thích như vậy, đoàn dân vẫn chưa hiểu. Họ đòi Chúa làm phép lạ, ban bánh cho họ ăn mỗi
ngày như tổ phụ của họ đã được ăn ma-na trong bốn mươi năm. Họ cứ hướng về vật chất, dường như đối với
họ chỉ có vật chất là cần yếu.

Chúa bảo rằng tổ phụ họ chưa hề ăn bánh từ trời, vì những kẻ đã ăn ma-na rồi cũng chết. Nhưng bánh của
Đức Chúa Trời ban sự sống cho mọi người. Họ liền thưa: "Lạy Chúa, xin ban bánh đó cho chúng tôi luôn luôn."
Họ chỉ hiểu bánh theo nghĩa thông thường, nên nếu được bánh đó luôn, họ sẽ theo Ngài mãi mãi.

Chúa phán: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng Ta chẳng hề đói, ai tin ta chẳng hề khát."

Từ đó Ngài hướng dẫn tư tưởng của đoàn dân đến với chính Ngài là Đấng từ trời, dâng thịt làm thức ăn, huyết
làm vật uống cho mọi người. Ma-na xưa chỉ tượng trưng, chính Ngài là bánh từ trời xuống, ban sự sống đời
cho kẻ tin nhận Ngài. Tin nhận Ngài là đáp ứng với Phúc Âm.

Xưa từng chăm ơn phước hoài, quyết nay chăm mặt Ngài…Xưa tôi muốn ơn trên trời nay mong Cứu Chúa thôi.

Lạy Chúa Chúng Tôi Đi


Theo Ai?
Giăng 6:60-69

"Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời" (Giăng
6:68)

Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao các môn đệ muốn bỏ cuộc? Phi-e-rơ bày tỏ đức tin của mình ra sao? Lời của sự
sống đời đời có nghĩa là gì? Tại sao ngày nay có nhiều tín hữu lui đi trong đức tin? Đối với bạn Lời Chúa "thật
khó nghe" hay là "lời của sự sống đời đời"?

Trên đây là câu trả lời của sứ đồ Phi-e-rơ cho câu hỏi của Chúa Giê-xu. Nhiều người theo Chúa lui đi khi thấy
Chúa không đáp ứng mục đích theo Chúa của họ. Chúa Giê-xu hỏi 12 sứ đồ: "Còn các ngươi, cũng muốn lui
chăng? (Giăng 6:67) Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự
sống đời đời? (#6:68)

Nếu chúng ta bị cám dỗ bỏ đức tin của người Cơ Đốc vì nghi ngờ về những sự khó hiểu, và thấy sự cầu nguyện
của chúng ta dường như không đáp ứng mục đích theo Chúa của họ. Chúa Giê-xu hỏi 12 sứ đồ: "Còn các
ngươi, cũng muốn lui chăng? (#6:67), Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có
những lời của sự sống đời đời" (#6:68)

Có phải lời của Chúa là "Lời thật khó nghe?" Lời của Chúa là những lời yêu thương, đầy tha thứ và lời của sự
sống đời đời, nhưng với những người không chấp nhận trở nên những lời khó nghe. Nhiều người hôm nay
không muốn nói đến tội lỗi, không mốn nói đến giá trả khi theo Chúa. Nếu chúng ta xem Lời Chúa là "khó
nghe" thì chúng ta cần trở lại bên thập tự giá, nơi chính Chúa chết trên thập tự và chúng ta thử hỏi: "Ai sẽ cứu
tôi thoát khỏi thân thể hay chết này?" Rồi như Phi-e-rơ chúng ta sẽ nói: "Chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng
Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời" (#6:69)
Lạy Chúa, khi Ngài dạy dỗ con, dường như cứng rắn, xin Ngài nhắc nhở con lời Chúa là lời duy nhất ban cho
con sự sống đời đời

Lời Sự Sống
Giăng 6:59-65

“Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời Ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự
sống” (câu 63).

Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao sau khi nghe Chúa phán thì môn đệ nói với Ngài rằng: “Lời này thật khó; ai nghe
được”? Trong câu 63, Chúa muốn nhấn mạnh điều gì về Lời Sự Sống? Chúa Giê-xu biết rõ điều gì về những
người nghe Ngài? Lời Chúa ban sự sống như thế nào?

Sau khi nghe Chúa Giê-xu phán Ngài là Bánh Hằng Sống và ai ăn thịt và uống huyết Chúa thì được sự sống
đời đời, có nhiều môn đệ nghe vậy thì nói rằng: “Lời này thật khó; ai nghe được.” Lời thật khó ở đây không
phải khó hiểu nhưng là lời khó nghe, khó chấp nhận. Chúa nói với họ rằng nếu bây giờ họ không hiểu được
Chúa đến từ trời, vậy đến lúc Ngài trở về trời thì họ sẽ nghĩ gì? Sao họ vẫn đòi hiểu lời phán ăn thịt và uống
huyết Chúa theo nghĩa đen, trong khi Ngài sẽ sống lại, thăng thiên, vậy sẽ ăn làm sao? Đấng từ trời đến ban
sự sống từ trời cho những ai tiếp nhận Ngài, nhưng con người vẫn cứng lòng, khước từ Ngài. Lời của Chúa Giê-
xu cho họ biết chính bản tính xác thịt ngăn trở họ nhận biết Chúa. Chỉ khi nào họ có cái nhìn thuộc linh thì
thần linh mới truyền sự sống cho họ được. Xác thịt không ích chi, chỉ có thần linh mới làm cho sống. Và Ngài
nhấn mạnh: “Những lời Ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống.” Chỉ có Chúa Cứu Thế Giê-xu là
Đấng duy nhất ban sự sống thật và là Đấng ban năng lực để người tin Ngài có thể sống theo Lời Ngài dạy. Lời
Chúa là Lời Sự Sống: “Ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán
xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống” (Giăng 5:24).

Tuy vậy, Chúa biết rõ có nhiều người vẫn không tin Ngài, ngay cả ai sẽ phản Ngài, Ngài cũng biết rõ từ ban
đầu. Và trong câu 65, Chúa nói chính vì lòng vô tín của họ mà Ngài đã bảo rằng nếu Đức Chúa Trời chẳng ban
cho thì không ai có thể đến cùng Chúa Giê-xu được. Con người tội lỗi nghĩ rằng mình có thể tự cứu mình
nhưng điều đó hoàn toàn không thể, ngay cả việc đến với Chúa Giê-xu cũng là bởi sự ban cho của Đức Chúa
Cha.

Ngày nay, Lời Chúa đã được ban cho loài người, ai khước từ Lời Chúa là khước từ Lời Sự Sống. Ai tin và tiếp
nhận Lời Chúa là tiếp nhận Lời Sự Sống của Đấng Christ, vì Lời Chúa là thần linh và sự sống nên người đó sẽ
được tái sinh, đổi mới và được Cha ban cho sự sống đời đời.

Bạn có thấy Lời Chúa là khó nghe và khó chấp nhận không? Thái độ của bạn đối với Lời Sự Sống như thế nào?

Lạy Chúa, Lời Ngài là thần linh và sự sống. Tạ ơn Chúa đã ban Lời Sự Sống cho con. Xin cho con yêu thích Lời
Chúa, siêng năng học Lời Ngài, nhận biết Chúa và thấy Chúa qua Lời Ngài để con nhận được sự sống đời đời
Chúa ban cho.

Dấn Thân Theo Chúa


Giăng 6:59-71
“Si-môn Phi-e-rơ thưa: Lạy Chúa, chúng con sẽ theo ai? Ngài có lời của sự sống vĩnh cửu. Chúng con đã tin và
biết Ngài là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” (câu 68-69 NIV-VPNS).

Câu hỏi suy ngẫm: Lý do nào các môn đệ của Chúa dấn thân theo Ngài? Điều nầy cho thấy đức tin của họ
nơi Chúa Giê-xu ra sao? Điều nào khiến bạn sẵn sàng dấn thân theo Chúa? Bạn cam kết gì với Chúa khi dấn
thân theo Ngài?

Sau khi Chúa Giê-xu dạy về Bánh Hằng Sống, rồi Ngài cho biết chính Ngài là Bánh Hằng Sống, ai ăn vào thì
chẳng hề chết mà được sống vô cùng (câu 51), nhiều môn đệ lằm bằm và bắt đầu lui đi vì họ thấy theo Chúa
mà chẳng được gì! (câu 66). Khi ấy Chúa hỏi 12 sứ đồ: “Còn các con có muốn bỏ Ta chăng?” (cau 67). Ông
Phi-e-rơ đại diện cho các sứ đồ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, chúng con đi theo ai? Chúa có những lời của sự
sống đời đời; chúng con đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” (câu 68).

Khi nói đến dấn thân là nói đến một sự hy sinh có đắn đo, suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định để làm điều
gì hoặc để đi theo ai. Ở đây chúng ta thấy các sứ đồ của Chúa (trừ một người là quỷ - câu 70-71) đã quyết
định dấn thân theo Chúa và phục vụ Ngài, vì Ngài là Đấng Sống, là Đấng Thánh của Ít-ra-ên. Vì ở với Chúa
Giê-xu, các sứ đồ theo Ngài cũng từng chứng kiến những công việc Ngài làm, họ nhận biết Ngài, khi các sứ đồ
nhận biết Ngài là ai nên họ sẵn sàng khẳng định đức tin. Theo Chúa đã lâu nên họ thật sự tin và biết Ngài là
Đấng Mết-si-a, Ngài là Con Đức Chúa Trời Hằng Sống, là Đấng ban sự sống đời đời cho những ai tin nhận Ngài
làm Chúa Cứu Thế cuộc đời mình. Nhiều người theo Chúa, nhưng không thật sự tin Chúa nên không nhận biết
Chúa, hoặc khi mục đích của họ không đạt được họ bỏ Ngài. Cam kết, dấn thân theo Chúa có giá phải trả là từ
bỏ mọi sự và rồi sẽ nhận được phần thưởng lớn là Lời của Sự Sống Vĩnh Cửu và biết Đấng Thánh của Đức
Chúa Trời.

Khi tin Chúa và nhận biết Ngài một cách rõ ràng thì chúng ta sẽ sẵn sàng dấn thân đi theo Chúa và phục vụ
Ngài. Để tin và nhận biết Ngài một cách rõ ràng, chúng ta cần phải học biết Ngài nhiều hơn nữa và hãy cầu
xin Chúa Thánh Linh mở lòng, mở trí để chúng ta có thể nhận biết Ngài rồi mới sẵn sàng dấn thân theo Ngài
và phục vụ Ngài. Chúa rất vui lòng về chúng ta nếu chúng ta không sợ khó khăn, bức hại, khổ nạn khi bước đi
với Ngài.

Bạn đã thật sự tin và nhận biết Ngài một cách rõ ràng trong đời sống mình chưa? Hãy cam kết và hứa nguyện
bước đi với Chúa trọn cuộc đời mình, dù có gì xảy ra thì bạn vẫn cứ tiến bước theo Ngài.

Lạy Chúa Giê-xu yêu thương của con. Con xin Ngài giúp con trung tín và dấn thân theo Ngài và phục vụ Ngài
suốt đời.

Thái Độ Đối Với Chúa


Giăng 6:60-71

"Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời, chúng tôi
đã tin và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời" (c. 68-69).

Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao dân chúng thối lui? Tại sao các môn đệ ở lại? Điều Phi-e-rơ xác định lý do theo
Chúa của ông có nghĩa gì với bạn? Bạn rút ra được điều đặc biệt nào trong đoạn Kinh Thánh này để áp dụng
vào đời sống mỗi ngày?

Đám người theo Chúa Giê-xu rơi rớt dần. Quan điểm cơ bản của họ là theo Chúa để được một cái gì đó, nên
khi phải chịu khổ vì Ngài, phải mất một chút gì đó cho Ngài là họ bỏ đi ngay. Dù vậy, chẳng thấy Ngài lo lắng
về việc này

Chúa Giê-xu đã báo trước việc Ngài thăng thiên và sau đó Ngài cũng nói về Thánh Linh. Mọi người đều cần hai
điều quan trọng. Một là Thánh Linh để soi sáng các điều đã học được. Nếu không, chúng ta vẫn cứ tối tăm dù
đã học. Thứ hai là đức tin để tiêu hóa bài học (c.64). Trong sự dạy dỗ và truyền giảng luôn luôn có vẻ huyền
nhiệm bao quanh. Cùng một sứ điệp nhưng gây ra những tư tưởng trái ngược nhau trong đám thính giả. Chúa
Giê-xu biết trước việc gì sẽ xảy ra. Ngài hiểu rõ lòng mỗi người (2:25). Có được đức tin là món quà đặc biệt
của Đức Chúa Trời ban cho (c. 37,44). Chẳng mấy chốc, một số lớn đã lui đi (c.66). Nhưng Chúa Giê-xu vẫn
không quan tâm. Ngay cả những lúc đông người tin theo Ngài, Ngài cũng không lấy thế làm mừng (2:23,24) vì
Ngài biết rõ họ đến hay đi vì động cơ nào. Đây là một bài học khó khăn cho chúng ta. Cây có tỉa sửa mới kết
quả! Nhưng môn đệ thật vẫn ở lại với Thầy (c.67). Ta thấy Phi-e-rơ xác nhận đức tin một lần nữa vì chẳng có
ai đáng cho ông đi theo hơn là Chúa Giê-xu, chỉ Ngài mới có Lời của sự sống đời đời, dù ông còn phải trải qua
nhiều kinh nghiệm nữa. Chúa Giê-xu chọn Giu-đa và ông đã dự bữa ăn cuối (c.70), nhưng bị Sa-tan chiếm
hữu để làm điều đại gian ác. Chúng ta cần nằm lòng điều này: Việc truyền giáo thật khẩn cấp nhưng không có
nghĩa là hấp tấp. Ngay cả khi Chúa Giê-xu tại thế, số người tin theo đông lắm nhưng ít ai bền vững. Đức tin
tạm thời chẳng ích chi. Bị tỉa sửa thì đau đớn nhưng có kết quả về sau.

Chúa ôi, xin Ngài hướng dẫn đường lối con, giữ con đừng lạc lối.

Chúng Ta Sẽ Theo Ai
Giăng 6:60-71

"Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời" (câu 68).

Câu hỏi suy ngẫm: Vì sao có những môn đệ trở lui, không tiếp tục theo Chúa Giê-xu? Phi-e-rơ xưng nhận
Chúa Giê-xu như thế nào? Có khi nào bạn không muốn tiếp tục theo Chúa Giê-xu không? Vì sao?

Chúa Giê-xu nói rằng, Ngài có lời của sự sống đời đời và kêu gọi mọi người đến với Ngài (câu 37; Ma-thi-ơ
11:28). Tuy nhiên, Ngài cũng nói rằng chỉ có những người mà Cha kêu gọi mới đến được cùng Ngài (câu 65).
Vì sao Ngài nói như thế? Để hiểu được điều Ngài nói chúng ta có thể hình dung một cánh cổng có ghi lời của
Chúa Giê-xu "Hãy đến cùng Ta." Đáp lời mời gọi của Ngài, chúng ta là những người tin bước vào cổng và khi
quay nhìn lại, chúng ta nhìn thấy một dòng chữ khác ghi phía bên trong của cổng "Cha đã kêu gọi các con."

Là những người bước theo Chúa Giê-xu bởi lời mời gọi của Ngài, chúng ta phải tin cậy và phó thác quá khứ,
hiện tại và tương lai chúng ta của cho Ngài. Chúa Giê-xu nhấn mạnh rằng đức tin có được là do sự ban cho
của Đức Chúa Trời. Không tin là điều tự nhiên đối với những người sống ích kỷ và xa cách Đức Chúa Trời.
Nhưng Đức Thánh Linh có thể làm thay đổi những đời sống xa cách Đức Chúa Trời và ban đức tin cho họ. Tuy
nhiên, điều này không va chạm đến sự tự do chọn lựa của họ và rất phù hợp với tiếng kêu cầu của một người
kia với Chúa Giê-xu rằng "Tôi tin, xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi" (Mác 9:24).

Phần cuối của chương 6 đánh dấu bước ngoặc trong chức vụ của Chúa Giê-xu ở trên đất khi Ngài hướng sự
chú ý của Ngài đến mười hai môn đệ thay vì vào đoàn dân đông như trước. Giá phải trả khi theo Chúa Giê-xu
trở nên rõ ràng đối với mười hai môn đệ khi họ khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục theo Ngài. Phi-e-rơ đã đại diện
cho các môn đệ khác nói rằng không ai ngoài Chúa Giê-xu có thể ban sứ điệp sự sống và không ai ngoài Ngài
có thể thỏa mãn sự khao khát của linh hồn con người. Những lời của Phi-e-rơ bày tỏ đức tin thật và sự cảm
nhận thuộc linh sâu sắc của ông, cho dù ông thường tỏ ra nóng nảy và bộp chộp.

Bạn trả giá như thế nào khi theo Chúa Giê-xu? Bạn có sẵn lòng theo Ngài bất cứ nơi nào Ngài dẫn bạn đến
không?

Lạy Chúa, con dâng đời con cho Ngài, xin thánh hóa cuộc đời con và giúp con sẵn sàng đến bất cứ nơi nào mà
Ngài muốn con đi.
Phi-e-rơ, Người Theo Chúa
Giăng 6:65-69

"Si-môn Phi-e-rơ thưa: "Thưa Chúa, chúng con sẽ đi theo ai? Chúa đem lại cho chúng con Đạo sống vĩnh
viễn." (c. #68, TKHĐ)

Câu hỏi suy ngẫm: Lý do nào nhiều môn đệ theo Chúa và lý do nào nhiều người bỏ Chúa? Chúa đặt câu hỏi
cho mười hai sứ đồ nhằm mục đích gì (c. #67)? Câu trả lời của Phi-e-rơ có ý nghĩa gì và chứng tỏ điều gì nơi
ông? Bạn có nói được như Phi-e-rơ không? Điều gì giúp chúng ta kiên trì theo Chúa?

Sau bài giảng của Chúa cho đoàn dân về bánh sự sống, có nhiều môn đệ phàn nàn: "Lời này thật khó ai nghe
được?" (c. #60). Từ lúc đó có nhiều môn đệ trở lui, không đi với Ngài nữa. Thật là bi thảm, mọi sự dường như
sụp đổ hoàn toàn. Đang khi đó Chúa Giê-xu nhìn thẳng vào mười hai sứ đồ mà phán rằng: "Còn các ngươi
cũng muốn lui chăng?"

Đấy, chúng ta thấy rõ thái độ của Chúa Giê-xu với những người theo Ngài. Ngài không muốn có những người
theo Ngài tùy thời tùy buổi, vì lợi vì danh, đã ích kỷ lại hèn nhát, mới vừa thấy bóng thập tự giá đã vội vàng
rút lui. Song Ngài muốn ai nấy chỉ vì biết Ngài, chỉ vì yêu Ngài mà tự nguyện theo Ngài trên mọi nẽo đường,
cho đến cuối cùng, bất luận nhục vinh, sinh tử. Thiết tưởng ngày nay Chúa cũng đương nhìn thẳng vào chúng
ta mỗi người mà phán: "Còn các ngươi cũng muốn lui chăng?"

Trước hoàn cảnh ấy, Phi-e-rơ đã dõng dạc thưa rằng: "Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của
sự sống đời đời; chúng tôi đã tin và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời" (c. #66-69).

Câu trả lời của Phi-e-rơ tỏ ra ông có đức tin và khả năng lãnh đạo. Ông là người kiên trì, rắn chắc,

ông theo phe đông, không làm nô lệ cho hoàn cảnh. Nhưng không phải ông liều lĩnh, bướng bỉnh mà không
đắn đo, không đo lường. Chúng ta có thể tưởng tượng Phi-e-rơ quỳ xuống, nắm chặt lấy tay Chúa mà thưa
rằng: "Chúng tôi đi theo ai?" Ông thấy rằng dầu muốn theo ai cũng không có ai xứng đáng cho ông theo. Vì
chỉ một mình Chúa có Lời của sự sống đời đời, chỉ một mình Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời. Thế là
Phi-e-rơ đã cân nhắc kỹ càng trước khi nói. Chúng ta có lấy làm hãnh diện mà thưa với Chúa như Phi-e-rơ
không?

Chúa ơi, nhiều lúc con cũng muốn lui đi trên đường theo Chúa vì con chưa biết rõ Chúa. Xin giúp con biết Chúa
rõ hơn để trọn đời con theo Ngài dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tin Và Biết
Giăng 6:66-69

"Chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời" (c. #69).

Câu hỏi suy ngẫm: Tin là gì? Tin và biết liên hệ nhau thế nào? Các môn đệ Chúa Giê-xu đã tin những gì? Bạn
có tin như Phi-e-rơ chăng? Tin như thế được gì? Bạn làm gì đối với những người chưa có lòng tin như bạn?

Theo Thánh Kinh, "tin" (believe) là "luôn luôn kiên định, không giao động" (Sáng-thế Ký 15:6; Xuất Ê-díp-tô
Ký 4:1; Dân-số Ký 14:11) là "bị thuyết phục" về chân lý mạc khải của Đức Chúa Trời (Công-vụ các Sứ-đồ
17:4; 27:11; 28:24), là "bám chặt vào", "dựa nương vào" lời hứa của Chúa (Ma-thi-ơ 8:13; Mác 5:36; Giăng
3:16). Mặc dầu có người chỉ "tin" hay "bám chặt" hoặc "dựa nương" một cách đơn thuần mà thôi, không dựa
trên sự kiện hiểu biết và chân lý, thường thường là kết quả của sự thiếu suy tư và thành thật. Thánh Kinh cho
thấy cách rộng rãi 4 ý của "tin" là:

1. Nương cậy cá nhân vào Đức Chúa Trời. 2. Chấp nhận một bản tín điều căn bản của toàn bộ chân lý mạc
khải. 3. Trung thành với Đức Chúa Trời là dấu hiệu, và 4. Nhằm vào Chúa Giê-xu, là đối tượng được chỉ định.

Sự nương cậy (tin) cá nhân vào Đức Chúa Trời gồm 3 điểm đặc biệt là: (a) để được cứu rỗi, (b) để được thánh
hóa, (c) để được ân tứ phục vụ. Tin để được cứu rỗi là tiếp nhận những lời hứa của Đức Chúa Trời và sự cung
ứng của Chúa Giê-xu cho sự cứu rỗi linh hồn; chỉ tin nơi một mình thân vị và công tác của Chúa Giê-xu mà
thôi (Giăng 3:16; 5:24; Ê-phê-sô 2:8-10). Tin như thế, người tin nhận được địa vị bất biến, bất diệt trong
Chúa Cứu Thế Giê-xu (Rô-ma 8:1; Ê-phê-sô 1:3, theo Unger's Bible Dictionary). Có dịp tiện, chúng ta sẽ đề
cập đến hai điểm đặc biệt còn lại.

Khi Phi-e-rơ xưng nhận lòng tin như trong câu #68 và #69. Chúa Giê-xu phán rằng: "Ta há chẳng đã chọn các
ngươi là mười hai sứ đồ sao? Mà một người trong các ngươi là quỷ!" (c. #70). Có người được chọn, được lập
làm sứ đồ, được ban cho quyền phép trừ tà ma, chữa tật bệnh, rao giảng về Nước Trời (Ma-thi-ơ 10:1-42),
nhưng vẫn chưa có lòng tin như Phi-e-rơ. Có tin chăng, thì cũng chỉ tin như ma quỷ đã tin và run sợ (Gia-cơ
2:19). Bạn đã có lòng tin như Phi-e-rơ chăng?

Hãy nghĩ đến một thân hữu chưa có niềm tin để được cứu rỗi, cầu nguyện cho người ấy, đoạn tìm cách chia sẻ
niềm tin của bạn cho người ấy.

Lời Của Sự Sống Đời Đời


Giăng 6:66-69

"Chúa có những lời của sự sống đời đời" (c. #68).

Câu hỏi suy ngẫm: Lời xưng nhận này của Phi-e-rơ có gì khác hơn lời xưng nhận của ông tại Sê-sa-rê Phi-
líp? Tại sao gọi Lời Chúa Giê-xu phán là lời của sự sống đời đời? Ngoài Chúa Giê-xu có ai có lời của sự sống đời
đời không? Có những phản ứng khác nhau thế nào giữa những người nghe lời của sự sống đời đời? Lời Chúa
Giê-xu tác động thế nào trong bạn?

Phi-e-rơ có hai lời xưng nhận Chúa Giê-xu. Một ở Ca-bê-na-um, khi Chúa hỏi: "Còn các ngươi, cũng muốn lui
chăng?" Khi có nhiều môn đệ lui đi vì không hiểu được những lời sâu nhiệm Chúa phán dạy. Hai ở Sê-sa-rê
Phi-líp, trả lời câu Chúa hỏi: "Còn các ngươi thì xưng Ta là ai?" Lời xưng nhận trước là về lời phán của Chúa, lời
xưng nhận sau là về thân vị của Ngài. Cả hai đều rất quan trọng, vì nhờ đó mà chúng ta được biết rõ hơn về
Chúa và lời Ngài.

Trong Công-vụ các Sứ-đồ 5:20, thiên sứ gọi lời Chúa là lời của sự sống. Trong Công-vụ các Sứ-đồ 7:38 Ê-tiên
nói Môi-se đã nhận lấy những lời sự sống để trao lại cho dân Y-sơ-ra-ên, Chúa Giê-xu phán: "Những lời Ta
phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống" (Giăng 6:63). Lời Chúa không như các danh nhân hiền triết
hoặc giáo chủ khác, lời Ngài là "lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn,
linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng" (Hê-bơ-rơ 4:12). Do đó, lời Chúa tác động mạnh mẽ
trong lòng người nghe; người tiếp nhận thì được sự sống đời đời, người chối bỏ thì bị hư mất đời đời. Lời Chúa
ví như mặt trời ban sự sống, nhưng cũng đốt cháy; làm tan chảy sáp nhưng cũng làm cho cứng rắn đất sét.
Lời Chúa tác động như thế nào trong bạn?

Xin nghĩ đến một người bạn hay một gia đình quen biết đã được nghe lời Chúa mà chưa tin nhận, và cầu
nguyện cho họ.

(c) 20
Dấn Thân Theo Chúa Vì
Ngài Là Đấng Thánh
Giăng 6:66-69

Chúng tôi đã tin và nhận Chúa Là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời ."(c69)

Câu hỏi suy ngẫm: Các môn đệ nhận biết Chúa là "Đấng Thánh của Đức Chúa Trời ", điều này có nghĩa gì?
Do đâu họ nhận thức được như thế? Nhận thức này quan trọng như thế nào và giúp gì cho chúng ta trong đời
sống?

Ở đây Phi-e-rơ đại diện cho mười hai môn đệ còn lại của Chúa xác nhận một lý do khác để dấn thân. Chủ từ
"chúng tôi" được nhấn mạnh trong nguyên văn để tương phản các môn đệ khác đã bỏ cuộc vì niềm tin, sự dấn
thân của họ còn khiếm khuyết.

Theo Thầy không những vì lý do thực tiễn là Thầy có lời của sự sống đời đời mà còn vì lý tưởng Thầy đang
thực hiện, công đức Thầy đang chu toàn. Danh xưng Đấng Thánh của Đức Chúa Trời được dùng trong Cựu Ước
cho những người hiến dâng mình cho Đức Chúa Trời như Sam-Sôn (Các Quan Xét 13:7;16:17) A-rôn (Thi-
thiên 106:16) để thực hiện một trọng trách, một sứ mạng của Chúa . Theo Giăng 10:36, Chúa Giê-xu nhận
mình là Đấng biệt riêng ra Thánh. Sứ mạng Chúa đảm trách chính là sự cứu chuộc mà đêm trước khi chịu
chết, Ngài báo cho các môn đệ hay. Chính vì họ mà Ngài tự biệt mình riêng ra Thánh (Giăng 17:19).

Danh xưng ở đây vì vậy diễn đạt công đức cứu vớt mà Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Hiểu được công đức
này như Phi-e-rơ và các môn đệ ngày xưa tin và nhận biết, chúng ta hẳn sẽ tận hiến đời mình để tỏ lòng biết
ơn với Đấng đã tìm và cứu mỗi chúng ta. Chính vì vậy mà Thánh Phao-lô, sau khi đã giải thích chương trình
của Chúa Cứu Thế trong 11 chương đầu của sách Rô-ma, đã nhân danh công đức này khuyên các tín hữu "hãy
dâng thân thể mình làm của lễ sống và Thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời ". Vì thật ra chỉ có sự tận hiến cuộc đời
chúng ta cho Đấng đã hiến thân vì chúng ta mới có thể bày tỏ được sự thờ phượng hợp lẽ của tín hữu.

Cảm tạ Chúa đã tìm và cứu con. Con xin dâng lên Chúa lòng biết ơn sâu xa. Con nguyện đi theo Chúa. Xin
giúp con dâng thân thể con làm một sinh tế sống và thánh đẹp lòng Ngài.

Dấn Thân Theo Chúa Vì


Ngài Có Lời Hằng Sống
Giăng 6:66-69

Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa chúng con đi theo ai?, Chúa có những lời của sự sống đời đời." (c. #68)

Câu hỏi suy ngẫm: Nhờ đâu các môn đệ biết "Chúa có lời hằng sống"? Nhận thức này xác định điều gì về đức
tin của họ? Điều gì nơi Chúa thu hút bạn dấn thân theo Ngài? Bạn cam kết điều gì với Chúa?

Một động tác quan trọng của sự sống là sự chọn lựa. Chúng ta luôn phải chọn lựa từ những việc lặt vặt đến
những quyết định quan trọng. Lúc còn thơ ấu cha mẹ, anh chị thường chọn lựa thay cho mình, nhưng càng
lớn, càng trưởng thành mỗi cá nhân phải chọn lựa để sống. Những quyết định như học vấn, hôn nhân, nghề
nghiệp… đòi hỏi nhiều đắn đo cân nhắc. Quyết định thuộc linh lại càng quan trọng hơn nữa vì nó sẽ chi phối cả
cõi trường cữu của chúng ta. Đây là sự chọn lựa của Phi-e-rơ và các môn đệ ngày xưa, và mỗi chúng ta ngày
nay đều phải tự giải quyết cho mình.

Các môn đệ đã chọn lựa theo Thầy một thời gian, họ bắt đầu học hỏi những khó khăn, thách thức của cuộc đời
theo Chúa . Nhưng bây giờ khó khăn lại dồn dập hơn đến nổi một số anh em đồng môn, đồng phái bỏ cuộc rút
lui. Giờ đây Thầy đặt ngay vấn đề đen trắng cho mười hai sứ đồ còn lại (c. #67).Họ đã chọn ở lại với Thầy.
Phi-e-rơ đưa ra lý lẽ then chốt : Chỉ có Chúa có lời của sự sống đời đời. Sống thật, sống cho đáng sống là một
chuyện khó, nhưng sống đời đời là sự khó hơn. Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của các môn đệ chỉ có một
mình Chúa mới có thể có được (Giăng 6:27, 30). Đó là lý do thực tiễn mà họ bằng lòng trả giá để theo Ngài.
Nếu không theo Ngài thì họ chỉ có thể sống ở bình diện cuộc sống này. Nếu muốn đạt lên bình diện thuộc linh
để sống nếp sống đời đời, họ phải chọn lựa. Sự chọn lựa này đâu có dễ. Bằng chứng là các môn sinh khác đã
rời Thầy, nhưng nếu không theo Thầy làm sao có cuộc sống đời đời.

Mỗi chúng ta từng hồi, từng lúc phải chọn lựa. Và chọn lựa ở đây bao hàm một sự trả giá. Phải dấn thân để
chọn lựa. Dù chúng ta đã theo Thầy bao lâu đi nữa, chúng ta luôn luôn được kêu gọi để chọn lựa, và mỗi lần
chọn lựa là một lần lại dấn thân hơn để chu toàn sự kêu gọi. Nhưng nếu bỏ cuộc thì đâm ra mình đang lùi xa
vào chỗ chết mà cứ ngỡ là đang trên con đường sống.

Cảm tạ Chúa cho con biết Chúa là Đấng duy nhất ban cho con lời hằng sống. Xin giúp con luôn bước đi theo
Chúa và học hỏi lời hằng sống của Ngài mỗi ngày.

You might also like