Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN

ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM


2.1. Thực trạng chung
Kế thừa từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng xã hội
mới, Đảng ta đã khẳng định: “nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con
người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt
Nam.”. Hiện nay Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại chưa được khai thác
một cách tối ưu và có hiệu quả. Trong khi đó quy mô nền kinh tế tính theo GDP danh
nghĩa của Singapore lớn thứ 39 trên thế giới với dân số chỉ khoảng hơn 5 triệu người
(năm 2020), tức dân số ở Singarpore chỉ bằng một nửa dân số tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Nguyên nhân là do thiếu vốn, chính sách đãi ngộ việc làm còn thấp, người dân
chưa thực sự có điều kiện để được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Trong khi nền kinh tế
của chúng ta muốn phát triển vượt bậc phải đi đôi với việc phát triển tri thức. Mặc dù đã
đạt được một số kết quả tích cực, nhưng phải thừa nhận rằng quá trình đổi mới của chúng
ta vẫn còn nhiều tồn tại trong tích lũy sản xuất, tiết kiệm và tiêu dùng, thiếu chính sách
huy động vốn và dòng vốn của Chính phủ từ khu vực tư nhân.
Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, tồn tại nhiều vấn đề cần gải quyết. Tình trạng
tham nhũng, buôn lậu, lãng phí tài sản công chưa được ngăn chặn. Còn nhiều tiêu cực
trong bộ máy nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong
lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập. Việc làm đang là
một vấn đề nóng bỏng, thất nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn thế giới
không chỉ riêng Việt nam đang rơi vào suy thoái do tác động của dịch bệnh Covid 19 hiện
nay. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các
tầng lớp dân cư ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu
số còn rất nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục, đào tạo và y tế nhiều nơi rất thấp. Đồng
thời, nguồn tài chính trong ngân sách và các nguồn lực khác có thể sử dụng cho các nhu
cầu phúc lợi xã hội còn rất hạn chế và chưa được sử dụng hiệu quả.
2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư và những thành tựu đạt được:
Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi đáng kể trong kỷ
nguyên số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) và tác động sâu
sắc của công nghệ đến đời sống con người. Những bước phát triển đó đã và đang tác động
toàn diện, sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Và
phải chăng giống như những quốc gia khác Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
chung đó. Đặc biệt là khi nước ta tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn để khám phá tri
thức mới và nâng cao quy mô, chất lượng nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.
 Trong lĩnh vực sản xuất
Việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ có tiềm năng dịch chuyển người lao động
sang những công việc yêu cầu tay nghề cao hơn mang lại năng suất cao hơn.
Theo báo cáo của ILO “ASEAN in transformation: How technology is changing
jobs and enterprises transformation” (tạm dịch: ASEAN trong quá trình chuyển đổi: Công
nghệ đang thay đổi việc làm và các doanh nghiệp như thế nào) chỉ ra rằng phần lớn việc
làm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dệt may, quần áo và giày dép và ngành điện tử và
các thiết bị ngành điện sẽ bị tác động bởi cách mạng công nghiệp 4.0. Mặc dù công nghệ
cao chưa hoàn toàn thâm nhập vào các ngành công nghiệp, cũng đã có những dấu hiệu
cho thấy sự xuất hiện của công nghệ cao trong một số ngành. Thương mại, đầu tư trực
tiếp nước ngoài và các công nghệ hỗ trợ đều đóng góp vào tăng trưởng năng suất. Trong
những ngành công nghiệp đó, những thay đổi đáng kể trong trung hạn đến dài hạn thường
xảy ra do có sự đột phá về công nghệ, ví dụ như công nghiệp in 3D, robot công nghiệp,
internet vạn vật, thiết kế đồ họa trên máy tính và máy soi chiếu cơ thể v.v. Theo đó, khả
năng các lĩnh vực như kỹ sư, vận tải và hạ tầng sẽ có nhu cầu việc làm tăng lên.
 Trong lĩnh vực nông nghiệp
Việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật là chìa khóa nâng cao năng suất lao
động và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình điển hình là việc ứng dụng điện
toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Và ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp làm tăng năng suất sản lượng
đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ. Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích
to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời
gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh
doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kĩ thuật nông nghiệp, ví dụ: sự phát triển
của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù
hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất
lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài ra các hoạt động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ như ứng
dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngô, rau quả, bò sữa, lợn giống,
thủy sản. Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp Việt không chỉ dừng ở việc học hỏi từ công
nghệ, kĩ thuật quốc tế mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo của người nông dân Việt.
 Trong lĩnh vực dịch vụ
Cách mạng số có tiềm năng chuyển dịch người lao động sang làm những công việc
lấy khách hàng làm trung tâm.
Sự tiến bộ của công nghệ cũng dẫn đến sự ra đời của “nền kinh tế tạm thời” trong
đó một số lượng lớn các công việc hoạt động trên các nền tảng trực tuyến đã ra đời (Uber,
Grab, thương mại điện tử). Cuối cùng thì, việc ứng dụng cải tiến công nghệ mới có thể cải
thiện an toàn tại nơi làm việc, tăng năng suất, tiền lương và thúc đẩy nhiều loại nhu cầu,
cùng với gia tăng dự kiến về luồng FDI và việc tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường
xuất khẩu lớn bắt nguồn từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương
mại tự do EU-Việt Nam khi các hiệp định này được phê chuẩn. Năng suất và điều kiện
làm việc được cải thiện có thể dẫn đến giảm giờ làm và tạo ra nhiều dịch vụ và sản phẩm
giải trí hơn.
2.3. Mặt hạn chế và yếu kém trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đánh giá chung nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh
thấp. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản
phẩm nông nghiệp , công nghiệp thiếu thị thường tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước.
- Ngành nông- lâm- ngư nghiệp nhìn chung mặt yếu kém nhất là chưa ứng dụng
được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất, sản xuất vẫn mang
tính thủ công là chính, máy móc vẫn chưa thay thế được cơ bản sức lao động, hiệu
quả sức cạnh tranh còn thấp. Rừng bị tàn phá nặng nề, đánh cá thì còn trên quy mô
nhỏ, nuôi trồng thuỷ hải sản vẫn mang tính tự phát, vẫn chưa liên kết được thị
trường - nhà chế biến nhà sản xuất và nhà nghiên cứu.
- Công nghiệp đầu tư dàn trải nhà máy công nghiệp phân bố chưa tập trung, chưa
đổi mới được công nghệ, chưa có mối liên hệ vững chắc giữa các nhà máy và xí
nghiệp. Các công tuy nhà máy xí nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp.
Hơn nữa các ngành công nghiệp phát triển chưa bền vững chưa gắn kết được tiến
bộ của khoa học kỹ thuật với sản xuất.
- Ngành dịch vụ phát triển chậm và thiếu lành mạnh, nạn buôn lậu hàng giả, gian
lận thương mại còn nhiếu làm tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội. Hệ thống phân
phối sản phẩm chưa mạnh, trong nước chủ yếu là hệ thống bán lẻ hộ gia đình,
ngoài nước vẫn chưa phát triển rõ ràng.
- Hệ thống ngân hàng tài chính còn yếu kém và thiếu lành mạnh. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, cơ cấu đầu tư còn phân tán gây lãng
phí và thất thoát nhiều. Nhịp độ đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm, công tác
quản lý điều hành lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc và thiếu sót.
- An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mọi dữ liệu đều
được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị internet vạn vật dễ bị đe dọa và
đôi khi những mối đe dọa này có thể gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ
liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.
Tài liệu tham khảo
https://www.tapchicongsan.org.vn/nam-2016/-/2018/816338/view_content
https://congnghieptauthuyvietnam.vn/new/viet-nam-co-nhieu-thuan-loi-trong-cach-mang-
cong-nghiep-4-0.html

You might also like