Lê Phương Nguyên - Giới Hạn Dãy Số Dạng x (n+1) = f (x (n) )

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

TỔ TOÁN HỌC

Chuyên đề.

GIỚI HẠN
DÃY SỐ
Dạng x n1  f(x n)

Giáo viên hướng dẫn:


NGUYỄN MINH TUẤN

Học sinh thực hiện:


LÊ PHƯƠNG NGUYÊN – A1K31

CẦN THƠ – THÁNG 4/2022


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
TỔ TOÁN HỌC

Chuyên đề.

GIỚI HẠN
DÃY SỐ
Dạng x n1  f(x n)

Giáo viên hướng dẫn:


NGUYỄN MINH TUẤN

Học sinh thực hiện:


LÊ PHƯƠNG NGUYÊN – A1K31

CẦN THƠ – THÁNG 4/2022


Mục lục
Mục lục .................................................................................................................................................. 3
Lời mở đầu ............................................................................................................................................ 5
Chương 1. Dãy số và giới hạn dãy số .............................................................................................. 7
1. Dãy số và các tính chất cơ bản của dãy số ......................................................................... 7
1.1. Khái niệm dãy số .............................................................................................................. 7
1.2. Các tính chất cơ bản của dãy số ..................................................................................... 7
2. Giới hạn hữu hạn của dãy số ............................................................................................... 7
2.1. Dãy số có giới hạn là số thực .......................................................................................... 7
2.2. Các phép toán về giới hạn hữu hạn............................................................................... 8
2.3. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn ................................................................................... 8
2.4. Một số định lí cơ bản về giới hạn của dãy số ............................................................... 9
3. Giới hạn vô cực của dãy số ................................................................................................... 10
3.1. Dãy số có giới hạn vô cực .............................................................................................. 10
3.2. Quy tắc tìm giới hạn vô cực ........................................................................................... 10
Chương 2. Bài toán tìm giới hạn của dãy số sinh bởi hàm số dạng x n1  f ( x n) .................... 11
1. Phương pháp ứng dụng tính đơn điệu ............................................................................. 11
1.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................. 11
1.2. Bài toán ứng dụng ........................................................................................................... 12
2. Ứng dụng nguyên lí ánh xạ co ............................................................................................ 12
2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................. 13
2.2. Bài toán ứng dụng ........................................................................................................... 14
3. Bài tập đề nghị ....................................................................................................................... 15
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................. 17
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn .................................................................................................. 19
Lời mở đầu
Quý thầy cô và bạn đọc thân mến,
Đại số, Hình học, Giải tích và Số học là những phân môn chính, phối hợp với nhau tạo nên
chương trình Toán học phổ thông. Đặc biệt, phân môn Giải tích tuy còn khá mới mẻ nhưng
cũng dần trở nên quen thuộc với học sinh Trung học phổ thông.
Dãy số là một trong những nội dung quan trọng nhất của Đại số và Giải tích, góp phần hoàn
chỉnh chương trình Chuyên Toán Trung học phổ thông. Dãy số xuất hiện một cách tự nhiên
trong nhiều bài toán và hiện tượng tự nhiên. Các bài toán về Dãy số đang ngày càng được
trau chuốt và trở thành những nét đẹp riêng của Toán học. Những vấn đề liên quan đến Dãy
số xuất hiện thường xuyên trong các kỳ thi như Olympic truyền thống 30 tháng 4, kỳ thi chọn
học sinh giỏi Toán cấp khu vực, quốc gia, quốc tế với nhiều mức độ khác nhau.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn nghiên cứu chuyên đề: “Giới hạn dãy số dạng
x n1  f (x n) ”. Chuyên đề sẽ trình bày những kiến thức về giới hạn dãy số và phương pháp tìm
giới hạn của dãy số sinh bởi hàm số. Các kiến thức đề cập tuy không mới nhưng có thể giúp
các bạn phần nào hiểu sâu hơn cũng như trao đổi nhiều dạng bài tập từ cấp độ dễ đến các bài
toán khó trong các kì thi Học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Với những gì đã tìm hiểu được, tôi hy vọng chuyên đề này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu
ích cho những ai quan tâm. Mặc dù đã rất cố gắng để biên soạn bài báo cáo này nhưng tôi
biết vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong bạn đọc thông cảm. Mọi ý kiến đóng góp sẽ là nguồn
động viên tinh thần to lớn cho tác giả để những bài viết trong thời gian tới được tốt hơn,
đóng góp nhiều hơn nữa cho kho tàng học thuật của cộng đồng Toán học.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong
quá trình học tập và làm chuyên đề.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email: nguyenle592005@gmail.com
Trân trọng!
Tác giả.
Chương 1.

Dãy số và giới hạn dãy số


1. DÃY SỐ VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA DÃY SỐ
1.1. Khái niệm dãy số
Dãy số (gọi tắt là dãy) là một khái niệm quan trọng trong chương trình Toán phổ thông, đặc
biệt là chương trình lớp chuyên Toán. Để thuận tiện nghiên cứu, phần này chỉ nhắc lại định
nghĩa và tính chất cơ bản của dãy số.
Định nghĩa. (Dãy số) Dãy số là một hàm số u từ tập D vào  , trong đó:
a) D  1; 2; 3; ...; n đối với dãy hữu hạn.
b) D   đối với dãy vô hạn bắt đầu từ chỉ số 0 (hoặc D  * đối với chỉ số 1).
Thay cho u(n), ta kí hiệu dãy số bởi (un), trong đó u1 là số hạng đầu tiên, un là số hạng thứ n
hay số hạng tổng quát, Sn  u1  u2  ...  un là tổng n số hạng đầu tiên của dãy.
Nhận xét. Một dãy số có thể được xác định bằng cách diễn đạt bằng lời, liệt kê các phần tử, cho
bởi công thức số hạng tổng quát, hệ thức truy hồi,…
1.2. Các tính chất cơ bản của dãy số
Vì dãy số là một trường hợp đặc biệt của hàm số nên nó cũng có các tính chất của hàm số.
Định nghĩa. (Dãy số tăng, dãy số giảm)
Dãy (un) được gọi là dãy số tăng nếu un  un1, n.
Dãy (un) được gọi là dãy số giảm nếu un  un1, n.
Dãy (un) được gọi là dãy hằng nếu un  un1, n.
Định nghĩa. (Dãy số bị chặn)
Dãy (un) gọi là bị chặn trên nếu tồn tại số thực M sao cho un  M , n.
Dãy (un) gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại số thực m sao cho un  m, n.
Dãy (un) gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên, vừa bị chặn dưới.
Định nghĩa. (Dãy số tuần hoàn)
Dãy (un) được gọi là dãy tuần hoàn với chu kì k nếu tồn tại số k  * sao cho unk  un, n.

2. GIỚI HẠN HỮU HẠN CỦA DÃY SỐ


Giới hạn là khái niệm căn bản của Giải tích, là khởi nguồn của phép tính vi tích phân. Trong
phần này, ta sẽ tìm hiểu về những khái niệm, tính chất và định lí về giới hạn dãy số.
2.1. Dãy số có giới hạn là số thực
(1)n
Xét dãy số (un) với un  , n   *. Biểu diễn các số hạng của dãy trên trục số, ta thấy khi
n
n tăng thì các điểm biểu diễn chụm lại quanh điểm 0.

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 7


Khoảng cách un từ điểm un đến 0 có thể nhỏ tùy ý, miễn là n đủ lớn.

Như vậy, mọi số hạng của dãy, kể từ một số hạng nào đó trở đi, đều cách 0 một khoảng nhỏ
hơn một số dương tùy ý. Ta nói dãy (un) có giới hạn là 0, kí hiệu là lim un  0 hay un  0.
Tổng quát, ta có định nghĩa sau:
Định nghĩa. (Dãy số có giới hạn là số thực L) Ta nói dãy số (un) có giới hạn là số thực L nếu
lim(un  L)  0, kí hiệu là lim un  L hay un  L.
Bằng ngôn ngữ (  ), ta có:
lim un  L    0, n0 sao cho n  n0 thì un  L  
Không phải mọi dãy số đều có giới hạn hữu hạn. Dãy có giới hạn hữu hạn gọi là dãy hội tụ. Dãy
không có giới hạn hữu hạn hoặc dần đến  được gọi là dãy phân kì.
Nhận xét. Từ định nghĩa, ta có:
a) lim un  L  lim(un  L)  0
b) lim c  c
1 1
c) lim k  0, lim k  0 (k  *)
n n
d) lim q  0 ( q  1)
n

2.2. Các phép toán về giới hạn hữu hạn


Giả sử lim un  L , lim vn  M. Khi đó, ta có:
a) lim(un  vn)  L  M
b) lim(unvn)  LM
un L
c) lim  (với M  0)
vn M
d) lim un  L , lim 3 un  3 L
f) Nếu un  0, n   * thì L  0 và lim un  L.
2.3. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn
Cấp số nhân vô hạn (un) có công bội q với q  1 được gọi là một cấp số nhân lùi vô hạn.
Tổng n số hạng đầu tiên của cấp số nhân trên là
u1 u1 n
Sn  u1  u1q  u1q 2  ...  u1q n1   q.
1 q 1 q
u1
Vì q  1 nên lim q n  0, do đó lim Sn  .
1 q
Từ đó, ta định nghĩa tổng của cấp số nhân lùi vô hạn như sau:
Định nghĩa. (Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn) Giới hạn trên được gọi là tổng của cấp số nhân
lùi vô hạn, kí hiệu là
u1
S  u1  u1q  u1q 2  ...  lim Sn  .
1 q

8
2.4. Một số định lí cơ bản về giới hạn của dãy số
Định lí. (Tính duy nhất của giới hạn) Nếu dãy có giới hạn hữu hạn thì giới hạn đó là duy nhất.
Chứng minh. Không mất tính tổng quát, giả sử lim un  L1, lim un  L2 ( L1  L2).
Vì lim un  L1 nên   0, n1 sao cho n  n1 thì un  L1  , suy ra L1    un  L1  .
Vì lim un  L2 nên   0, n2 sao cho n  n2 thì un  L2  , suy ra L2    un  L2  .
Đặt n0  max n1, n2  thì n  n0 , ta có L2    un  L1    L2  L1  2
1
Chọn   (L2  L1)  0 thì điều này mâu thuẫn, suy ra điều phải chứng minh.
2
Định lí. (Tiêu chuẩn Weierstrass)
Mọi dãy tăng và bị chặn trên thì có giới hạn hữu hạn.
Mọi dãy giảm và bị chặn dưới thì có giới hạn hữu hạn.
Phép chứng minh định lí dựa vào một tính chất của tập số thực: Một tập bị chặn trên (dưới) thì
có chặn trên (dưới) đúng. Chứng minh xin dành cho bạn đọc.
Định lí. (Chuyển qua giới hạn trong bất đẳng thức) Cho dãy số (un) có giới hạn hữu hạn L.
Nếu tồn tại số n0   * sao cho a  un  b, n  n0 thì ta có a  L  b.
Phép chứng minh định lí dựa trên sự bảo toàn thứ tự trong giới hạn qua bất đẳng thức. Chứng
minh xin dành cho bạn đọc.
Định lí. (Định lí kẹp) Xét ba dãy số (un), (vn), (wn). Giả sử ta có un  vn  wn , n. Khi đó, nếu
lim un  lim wn  0 thì lim vn  0.
Chứng minh.
Vì lim un  L nên   0, n1 sao cho n  n1 thì un  L      L  un    L
Vì lim wn  L nên   0, n2 sao cho n  n2 thì w n  L      L  w n    L
Đặt n0  max n1, n2  thì n  n0 , ta có   L  un  vn  w n    L
Hay vn  L  , n  n0 . Theo định nghĩa, ta có lim vn  L.
Nhận xét. (Hệ quả định lí kẹp)
a) Nếu un  c, n và lim un  L thì L  c.
b) Nếu un  vn, n và lim vn  0 thì lim un  0.
Định nghĩa. (Dãy Cauchy) Dãy (xn) được gọi là dãy Cauchy nếu   0, n0 sao cho
xm  xn  , m, n  n0.
Dãy Cauchy còn được gọi là dãy cơ bản. Tiêu chuẩn Cauchy dưới đây thường được dùng để khảo
sát sự hội tụ của một dãy mà ta không tính hoặc dự đoán được giới hạn.
Định lí. (Tiêu chuẩn Cauchy) Dãy (xn) có giới hạn hữu hạn khi và chỉ khi nó là dãy Cauchy.

Chứng minh. Nếu lim un  L thì   0, n0 sao cho n  n0 ta có un  L  .
2
Khi đó, m, n  n0 ta có
um  un  (um  L)  (un  L)  um  L  un  L  
Suy ra (un) là dãy Cauchy.
Ngược lại, giả sử (un) là dãy Cauchy. Trước hết, ta thấy rằng nếu (xn) là dãy Cauchy thì (xn)
bị chặn. Thật vậy, với   1, n0 sao cho m, n  n0 thì um  un  1.

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 9


Cố định giá trị m  n0  1, ta có un  un0 1  1, n  n0.
Từ đó suy ra un  M , n  *.
Khi đó, theo định lí Bolzano – Weierstrass, tồn tại dãy con (ui k ) của (un) có giới hữu hạn L.

Nghĩa là   0, k0 sao cho k  k0 ta có ui k  L  .
2

Mặt khác do (un) là dãy Cauchy nên n0 sao cho m, n  n0 ta có um  un  .
2
Do i k   nên k  k0 sao cho i k  n0. Do đó m  n0 , ta có
um  L  (um  uik )  (uik  L)  um  ui k  ui k  L  
Suy ra lim un  L.

3. GIỚI HẠN VÔ CỰC CỦA DÃY SỐ


3.1. Dãy số có giới hạn vô cực
Định nghĩa. (Dãy số có giới hạn dương vô cực) Ta nói dãy số (un) có giới hạn là  nếu với
mỗi M  0 lớn tùy ý, ta đều có un  M , kể từ số hạng nào đó trở đi, kí hiệu là lim un  .
Một cách tương tự, ta định nghĩa giới hạn âm vô cực:
Định nghĩa. (Dãy số có giới hạn âm vô cực) Ta nói dãy số (un) có giới hạn là  nếu với mỗi
m  0 nhỏ tùy ý, ta đều có un  m, kể từ số hạng nào đó trở đi, kí hiệu là lim un  .
Nhận xét. Từ định nghĩa, ta có:
a) lim(un)    lim(un)  
b) lim n k  , lim k n   (k   *)
c) lim q n   (q  1)
1
d) Nếu lim un   thì lim  0.
un
3.2. Quy tắc tìm giới hạn vô cực
Vì  và  không phải là các số thực nên các định lí về giới hạn hữu hạn không còn đúng
nữa. Từ định nghĩa, ta chứng minh được hai quy tắc tìm giới hạn vô cực sau:
un
lim un lim vn lim(unvn) lim un lim vn Dấu (vn) lim
vn
   
 L0
   
0
   
 L0
   
  L  Tùy ý 0
L0
 
 
L0
 

10
Chương 2.

Bài toán tìm giới hạn


của dãy số sinh bởi hàm số dạng x n1  f ( x n)
Dãy số sinh bởi hàm số dạng xn1  f (xn) thường xuất hiện trong các Kì thi học sinh giỏi quốc
gia, quốc tế. Chương này khảo sát một số bài toán xung quanh dãy số này. Dãy số này hoàn toàn
xác định khi biết hàm số f (x) và giá trị ban đầu x1, do vậy sự hội tụ của dãy cũng phụ thuộc vào
tính chất của f (x) và x1.

1. PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG TÍNH ĐƠN ĐIỆU


1.1. Cơ sở lý thuyết
Cho hàm số f liên tục trên đoạn [a, b]. Xét dãy (xn) xác định bởi
 x1  [a, b]

 xn1  f (xn), n   *.
Khi đó, tùy theo tính đơn điệu của hàm số f mà ta có các định lí sau:

Định lí 1 Giới hạn của dãy số xn1  f (xn) khi f là hàm đồng biến
Nếu f đồng biến trên khoảng (a, b) và a  f (a)  f (b)  b thì a  xn  b, n   * và
a) Nếu x1  f (x1) thì (xn) là dãy hằng x1. Do đó lim xn  x1.
b) Nếu x1  f (x1) thì (xn) là dãy giảm. Do đó lim xn  L, với L  f (L).
c) Nếu x1  f (x1) thì (xn) là dãy tăng. Do đó lim xn  L, với L  f (L).

Chứng minh.
Ta có a  x1  b. Giả sử a  xn  b đúng đến n.
Vì f đồng biến trên (a, b) nên f (a)  f (xn)  f (b)  a  xn1  b
Theo nguyên lí quy nạp, a  xn  b, n   *.
a) Ta có x1  f (x1)  x 2. Giả sử xn  xn1 đúng đến n. Khi đó f (xn)  f (xn1)  xn1  xn2
Theo nguyên lí quy nạp, (xn) là dãy hằng x1.
b) Ta có x1  f (x1)  x 2. Giả sử xn  xn1 đúng đến n.
Vì f đồng biến trên (a, b) nên f (b)  f (xn)  f (xn1)  f (a)  xn1  xn2
Theo nguyên lí quy nạp, (xn) là dãy giảm.
Dãy (xn) giảm và bị chặn dưới nên theo tiêu chuẩn Weierstrass có giới hạn hữu hạn, đặt là L.
Vì f liên tục trên [a, b] nên từ xn1  f (xn), chuyển qua giới hạn ta có L  f (L) .
c) Chứng minh tương tự, dành cho bạn đọc. ■

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 11


Định lí 2 Giới hạn của dãy số xn1  f (xn) khi f là hàm nghịch biến
Nếu f nghịch biến trên khoảng (a, b) và a  f (b)  f (a)  b thì a  xn  b, n   * và
a) Nếu x1  f ( f (x1)) thì (x2n1) là dãy hằng x1 và (x 2n) là dãy hằng x2.
b) Nếu x1  f ( f (x1)) thì (x2n1) là dãy giảm, (x 2n) là dãy tăng.
c) Nếu x1  f ( f (x1)) thì (x2n1) là dãy tăng, (x 2n) là dãy giảm.
   f ()
Trong a), b), c), nếu lim x 2n  , lim x 2n1   thì 
   f ().
Trong a), b), c), nếu lim x 2n  lim x 2n1   thì lim xn  .

Chứng minh.
Ta có a  x1  b đúng. Giả sử a  xn  b đúng đến n.
Vì f đồng biến trên (a, b) nên f (a)  f (xn)  f (b)  a  xn1  b
Theo nguyên lí quy nạp, a  xn  b, n   *.
a) Ta có x1  f ( f (x1))  x3 nên f (x1)  f (x3) hay x2  x 4.
Theo nguyên lí quy nạp, dễ dàng chứng minh được (x2n1) là dãy hằng x1, (x2n) là dãy hằng x2.
b) Ta có x1  f ( f (x1))  x3. Vì f nghịch biến trên (a, b) nên f (x1)  f (x3) hay x2  x4.
Giả sử x2n1  x2n1 đúng đến n, khi đó f (x 2n1)  f (x2n1)  x 2n  x 2n2
Từ đó, suy ra f (x 2k)  f (x2k2)  x 2n1  x 2n3  f (x 2n1)  f (x 2n3)  x 2n2  x 2n4
Theo nguyên lí quy nạp, (x2n1) là dãy giảm, (x 2n) là dãy tăng.
c) Chứng minh tương tự, dành cho bạn đọc.
Giả sử lim x2n   và lim x 2n1  . Khi đó, ta có
lim x 2n   lim f (x2n)  f ()
 lim x 2n1  f ()   f ()
 
   
lim x 2n1   

 lim f ( x 2n1)  f ( ) 

 lim x 2n  f ( )   f ()
Giả sử lim x2n  lim x2n1  . Khi đó, ta có
lim x 2n      0, n1 sao cho n  n1 thì x 2n    
lim x 2n1      0, n2 sao cho n  n2 thì x 2n1    
Đặt n  max{n1, n2}, ta có n  n3  xn    . Do đó lim xn  . ■
1.2. Bài toán ứng dụng

Bài toán 1. Cho số thực c với c  (1, 2). Xét dãy số (xn) xác định bởi
x1  c, xn1  xn2  2xn  2, n   *.
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Hướng dẫn.
Bằng quy nạp, chứng minh được 1  xn  2, n   *.
Xét hàm số f (x)  x 2  2x  2, với x  . Dễ thấy f đồng biến trên trên khoảng (1, 2).
Từ hệ thức truy hồi, ta có xn1  xn  xn2  3xn  2  (xn  1)(xn  2)  0, n   *
Suy ra (xn) là dãy giảm và bị chặn dưới bởi 1, do đó có giới hạn hữu hạn.
Theo định lí 1, suy ra lim xn  1. ■

12
Bài toán 2. (VMO 1998 – Bảng A) Cho số thực a  1. Xét dãy số (xn) xác định bởi
 xn2 
x1  a, xn1  1  ln  , n   *.
 1  ln xn 
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Hướng dẫn.
Với a  1 thì (xn) là dãy hằng 1 nên lim xn  1.
Với a  1, bằng quy nạp ta chứng minh được xn  1, n   *.
 x 2  x  1  x ln x  2 ln x
Xét hàm số f (x)  x  1  ln  , với x  1. Ta có f (x) 
 1  ln x 
.
x(1  ln x)
 1
Lại xét hàm số g(x)  x  1  x ln x  2 ln x, với x  1. Ta có g(x)  2 1    ln x  0, x  1.
 x
Suy ra f (x)  0, x  1 hay f đồng biến trên (1, ).
Từ đó suy ra xn1  xn, n   * hay (xn) là dãy giảm.
Theo định lí 2, suy ra lim xn  1. ■

Bài toán 3. Cho dãy số (xn) xác định bởi


4
x1  1, xn1  1  , n   *.
1  xn
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Hướng dẫn.
Tính toán trực tiếp, ta thấy x 3  x1, x 4  x 2 , ...
4
Xét hàm số f (x)  1  , với x  [0, ).
1 x
Rõ ràng f liên tục, nghịch biến trên [0, ) và 1  f (x)  5.
Do đó, dãy (xn) bị chặn.
Ta có x1  x 3  f (x1)  f (x 3)  x 2  x 4  f (x 2)  f (x4)  ...
Bằng quy nạp, chứng minh được dãy (x 2n1) tăng và dãy (x 2n) giảm.
Suy ra các dãy (x 2n1) và (x 2n) là có giới hạn hữu hạn.
Đặt lim x 2n  a, lim x 2n1  b (a, b  1), ta có


 x 2n1  f (x2n)  lim x 2n1  lim f (x 2n)
  b  f (a)
 
   ab2


 x 2n 2  f ( x 2n 1) 

 lim x 2n  2  lim f ( x 2n1) 
 a  f (b)
Theo định lí 2, suy ra lim xn  2. ■

2. ỨNG DỤNG NGUYÊN LÍ ÁNH XẠ CO


2.1. Cơ sở lý thuyết
Tính đơn điệu giúp ta giải quyết khá nhiều bài toán tìm giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn).
Tuy nhiên, đối với các dãy có sự biến thiên phức tạp thì phương pháp hàm đơn điệu tỏ ra
khá bế tắc. Trong trường hợp này, ta có thể nghĩ đến nguyên lí ánh xạ co.

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 13


Định lí 3 Nguyên lí ánh xạ co
Cho hàm số f liên tục trên đoạn [a, b] và a  f (x)  b, x  [a, b]. Xét dãy (xn) xác định bởi


 x1  [a, b]


 xn1  f (xn), n   *.

Nếu tồn tại số thực q  (0,1) sao cho
f (x)  f (y)  q x  y , x, y  [a, b]
thì dãy (xn) có giới hạn hữu hạn lim xn  L với L  f (L) .

Chứng minh.
Xét hàm số g(x)  f (x)  x, với x [a, b]. Hiển nhiên g liên tục trên [a, b] và g(a)  0, g(b)  0.
Theo định lí Bolzano về giá trị trung gian, tồn tại L  [a, b] sao cho g(L)  0 hay f (L)  L  0.
Ta có un  L  f (un1)  f (L) nên un  L  un1  L .
Từ đó, bằng quy nạp chứng minh được un  L  q n1 u1  L .
Vì lim q n1 u1  L  0 nên theo định lí kẹp, ta có lim xn  L.
2.2. Bài toán ứng dụng

Bài toán 4. Cho dãy số (xn) xác định bởi


xn  2
x1  1, xn1  , n   *.
xn  3
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Hướng dẫn.
Bằng quy nạp, chứng minh được 0  xn  1, n   *.
Giả sử dãy (xn) có giới hạn hữu hạn L (L  0) thì L là nghiệm của phương trình
L2
L
 L  3 1
L3
Ta sẽ chứng minh bằng định nghĩa, ta có
xn  2 L  2 xn  L 1
xn1  L     xn  L
xn  3 L  3 (xn  3)(L  3) 9
Áp dụng liên tiếp điều trên, ta được
1 1 1
xn1  L  xn  L  2 xn1  L  ...  n x1  L
9 9 9
1
Vì lim n x1  L  0 nên theo định lí kẹp, ta có lim xn  L  3  1.
9

Bài toán 5. (Dự bị VMO 2008) Cho số thực a. Xét dãy số (xn) xác định bởi
x1  a, xn1  ln(3  cos xn  sin xn)  2008, n   *.
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn.

14
Hướng dẫn.
cos x  sin x
Xét hàm số f (x)  ln(3  cos x  sin x)  2008, với x  . Ta có f (x)  .
3  cos x  sin x
2
Từ cos x  sin x  2 và cos x  sin x  2, suy ra f (x)   q.
3 2
Theo định lí Lagrange, tồn tại c   sao cho
f (x)  f (y)  f (c)(x  y)  f (x)  f (y)  q x  y , x, y  
Áp dụng định lí 3, ta có điều phải chứng minh.

3. BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ


Bài tập 1. Cho dãy số (xn) xác định bởi
xn  2
x1  1, xn1  , n   *.
xn  1
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn. Tìm giới hạn đó.
Bài toán 2. (VMO 1998 – Bảng B) Cho số thực c. Xét dãy số (xn) xác định bởi
xn(xn2  3)
x1  c, xn1  , n   *.
3xn2  1
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó tùy theo giá trị của c.
Bài toán 3. (Vô địch sinh viên Moskva 1982) Cho dãy số (xn) được xác định bởi
1
x1  1982, xn1  , n   *.
4  3xn
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Bài toán 4. Cho dãy số (xn) xác định bởi
x1  3, xn31  3xn1  2  xn , n   *.
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Bài toán 5. (Chọn đội tuyển Cần Thơ 2011) Cho dãy số (xn) xác định bởi
2011
x1  a, xn1 ln  xn2  20112   2011, n   *.
3
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn.
Bài tập 6 (VMO 2000 – Bảng B). Cho số thực c  2. Xét dãy số (xn) xác định bởi
x1  c , xn1  c  c  xn , n   *.
Chứng minh rằng dãy (xn) xác định với mọi n  * và tồn tại giới hạn hữu hạn lim xn.
Ví dụ 7. Cho dãy số (xn) xác định bởi
1
x1  1, xn1  , n   *.
1  xn
Chứng minh rằng dãy (xn) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 15


16
Tài liệu tham khảo
[1]
Tài liệu chuyên toán Đại số và Giải tích 11, Đoàn Quỳnh, Trần Nam Dũng, Nguyễn Vũ Lương,
Đặng Hùng Thắng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2019.
[2]
Dãy số và giới hạn của dãy số, Nguyễn Tất Thu.
[3]
Dãy số, Trần Nam Dũng.
[4]
Chuyên khảo Dãy số, Nguyễn Tài Chung.
[5]
Giáo trình Giải tích, Vũ Thị Hồng Thanh, Đinh Huy Hoàng, Trần Văn Ân, Kiều Phương Chi,
Nguyễn Văn Đức, Nhà xuất bản Đại học Vinh, 2013.
[6]
Giới hạn của dãy số và hàm số, Lê Văn Trực.
[7]
Dãy số và giới hạn của dãy số, Nguyễn Tất Thu.
[8]
Các bài toán dãy số khó bồi dưỡng học sinh giỏi, Tạp chí và tư liệu Toán học.
[9]
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 17


18
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
………………………………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………..……………………………………
………………………………………………………………………..……………………………………

Giáo viên hướng dẫn

Thầy Nguyễn Minh Tuấn

Giới hạn dãy số dạng xn1  f (xn) – Lê Phương Nguyên A1K31 19

You might also like