Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NGUYÊN TẮC MINH BẠCH HÓA CHÍNH SÁCH

a. Khái niệm minh bạch hóa chính sách


Minh bạch hóa chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương
mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với
luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành
cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan được góp ý trong quá trình lập quy
b. Nhóm nội dung cơ bản về minh bạch hóa chính sách:
1. Đăng tất cả các biệp pháp thương mại
Các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo rằng tất cả các luật, quy định,
nghị định, quyết định của toà án và các quyết định hành chính có tính áp dụng
chung phải được đăng trước khi có hiệu lực hoặc trước khi được thi hành, ngoại
trừ những quy định, quyết định của toà án và các quyết định hành chính có tính
áp dụng chung và các biện pháp khác có liên quan đến tình trạng khẩn cấp hoặc
an ninh quốc gia, hoặc các văn bản mà việc đăng sẽ gây trở ngại cho quá trình
thực thi pháp luật.
Việc đăng phải được thực hiện trên các trang điện tử hoặc các tạp chí.
Nghĩa vụ này cũng được áp dụng đối với các biện pháp của chính quyền địa
phương.
Ngoài các cam kết trên, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Các nước
thành viên cam kết đăng một danh sách tất cả các tổ chức chịu trách nhiệm uỷ
quyền, cho phép hoặc quản lý các hoạt động dịch vụ trong mỗi ngành dịch vụ
và Các nước thành viên có nghĩa vụ đăng trên Công báo tất cả những thủ tục và
điều kiện cấp phép hiện hành của mình.
2. Lấy ý kiến của các bên đối với các dự thảo văn bản pháp luật về
thương mại
Việc lấy ý kiến liên quan đến các luật, pháp lệnh, nghị định, các quy định
khác được đệ trình và các biện pháp được các nước ban hành liên quan hoặc ảnh
hưởng tới thương mại hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết.
Việt Nam hiện nay dành một khoảng thời gian hợp lý, tức là không ít hơn
60 ngày, cho các thành viên, cá nhân, hiệp hội và doanh nghiệp để đóng góp ý
kiến cho các cơ quan có liên quan trước khi những biện pháp này được thông
qua. Chính phủ xem xét những ý kiến nhận được trong khoảng thời gian lấy ý
kiến đóng góp trừ những quy định hoặc các biện pháp khác có liên quan đến
tình trạng khẩn cấp hoặc an ninh quốc gia, hoặc các quy định mà việc đăng
chúng sẽ cản trở việc thực thi pháp luật.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Việt Nam đã cam kết: Ngoại trừ các
tình huống khẩn cấp hoặc các quy định và biện pháp liên quan đến an ninh quốc
gia, các biện pháp cụ thể ấn định tỷ giá hối đoái hoặc chính tiền tệ và các biện
pháp khác mà việc đăng chúng có thể ngăn cản việc thực thi luật,
Việt Nam sẽ:
- Đăng trước bất kỳ quy định hay các biện pháp thực thi khác mang tính
áp dụng chung mà Việt Nam dự kiến thông qua và mục tiêu của quy định hay
biện pháp thực hiện khác đó;
- Cho phép các bên quan tâm và các Thành viên khác có cơ hội hợp lý để
bình luận về quy định hay biện pháp thực hiện khác dự kiến thông qua đó;
- Cho phép một khoảng thời gian hợp lý từ khi đăng quy định chính thức
hay biện pháp thực hiện khác chính thức tới khi quy định hay biện pháp này có
hiệu lực.
Các cam kết này dẫn đến một nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam đó là tất cả
các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp thực thi có liên quan đến
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ phải được đưa ra lấy ý
kiến của các đối tượng có liên quan và lấy ý kiến công chúng trước khi các văn
bản này được ban hành và áp dụng.
3. Thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành hoặc sửa đổi
Chậm nhất là vào thời điểm gia nhập, nước thành viên sẽ nộp tất cả các
bản thông báo ban đầu theo yêu cầu của bất kỳ hiệp định nào của WTO. Bất kỳ
luật, quy định hoặc các biện pháp nào khác được nước thành viên ban hành sau
đó mà được quy định là phải thông báo theo Hiệp định WTO, sẽ được thông báo
vào một thời điểm và theo cách thức phù hợp với các quy định của WTO. Cần
lưu ý, việc thông báo phải được thực hiện bằng ngôn ngữ chính thức được sử
dụng tại WTO.
Cam kết này có thể được hiểu rằng sau khi gia nhập WTO, các văn bản
quy phạm pháp luật hoặc các biện pháp thương mại có tính áp dụng chung
thuộc đối tượng phải thông báo theo cam kết của nước thành viên thì phải được
thông báo phù hợp với các yêu cầu trong các hiệp định có liên quan của WTO.
Đặc biệt là có một nghĩa vụ thông báo cho Uỷ ban về thương mại dịch vụ của
WTO việc ban hành các biện pháp mới hoặc sửa đổi các biện pháp hiện hành có
ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ. Đây là nghĩa vụ chỉ phải thực hiện trong
khuôn khổ WTO
4. Thành lập điểm hỏi đáp cung cấp thông tin cho các thành viên quan
tâm về các vấn đề cụ thể
Nước thành viên phải thành lập điểm hỏi đáp để cung cấp các thông tin
cụ thể, theo yêu cầu, cho các nước thành viên khác trong WTO về các vấn đề
liên quan đến thương mại dịch vụ, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện
pháp kiểm dịch động thực vật. Liên quan đến thương mại dịch vụ, điểm hỏi đáp
này phải được thành lập trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập. Phạm vi của các
yêu cầu hỏi đáp mà các điểm hỏi đáp cần phải xử lý là khá sâu rộng liên quan
đến các luật, quy định, nghị định, các quyết định của toà án và các quyết định
hành chính và tất cả các biện pháp của nước đó đưa ra có tính áp dụng chung.
5. Liên quan đến rà soát chính sách thương mại
Là một Thành viên của WTO, các nước có nghĩa vụ phải tham gia thực
hiện các rà soát chính sách thương mại định kỳ theo thủ tục được quy định tại
Phụ lục 3 của Hiệp định Marrakesh. Việc rà soát được thực hiện theo Cơ chế rà
soát chính sách thương mại theo Phụ lục 3 gồm tất cả các nội dung của khuôn
khổ pháp luật ảnh hưởng đến thương mại, bao gồm các chính sách và thực tiễn
có liên quan của các cơ quan có thẩm quyền của nước đó.

You might also like