Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
----------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CNHH

TÌM HIỂU VỀ ĐẤT SÉT BENTONITE


ỨNG DỤNG TRONG MỸ PHẨM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM SV THỰC HIỆN


TS. Ngô Trương Ngọc Mai Nguyễn Thị Kim Thoa B2014442
Huỳnh Minh Quân B2014431
Trần Nhật Hào B2014390
Ngành: CN Kỹ thuật hóa học-Khóa
46
Tháng 03/2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. III
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................IV
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................VI
MỞ ĐẦU...................................................................................................................VII
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN..........................................................................................1
1.1. Giới thiệu về đất sét.....................................................................................................................1

1.1.1. Khái niệm...........................................................................................................................1

1.1.2. Nguồn gốc và sự hình thành...............................................................................................1

1.2. Giới thiệu về Bentonite................................................................................................................1

1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................................1

1.2.2. Thành phần khoáng và thành phần hóa học........................................................................2

1.2.3. Cấu trúc của bentonite..............................................................................................................3

1.2.4. Tính chất của đất sét bentonite.................................................................................................4

 Tính trương nở........................................................................................................................4

 Tính dẻo..................................................................................................................................5

 Tính hấp phụ...........................................................................................................................5

 Khả năng trao đổi ion.............................................................................................................5

1.3. Những nghiên cứu về đất sét Bentonite.......................................................................................6

1.3.1. Ngoài nước.....................................................................................................................6

1.3.2. Trong nước...........................................................................................................................7

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH XỬ LÍ ĐẤT SÉT BENTONITE....................................19


CHƯƠNG III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐẤT SÉT
BENTONITE TRONG MỸ PHẨM.............................................................................21
3.1. Tiêu chuẩn đánh giá trong mỹ phẩm..........................................................................................21

3.1.1. Tiêu chuẩn tắm bùn................................................................................................................21

3.1.2. Tiêu chuẩn vi sinh trong mỹ phẩm..........................................................................................22

3.1.3. Tiêu chuẩn trong dược điển....................................................................................................23

3.2. Ứng dụng trong mỹ phẩm..........................................................................................................24

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN.........................................................................................24


TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26
PHỤ LỤC A................................................................................................................29
PHỤ LỤC B................................................................................................................. 33
LỜI CẢM ƠN

Nhóm xin gởi lời cảm ơn trân thành đến cô Ngô Trương Ngọc Mai, giảng viên
bộ môn Công nghệ Hóa học – Đại học Cần Thơ, là cán bộ hướng dẫn nhóm thực hiện
đồ án này. Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô và
bạn bè trong suốt quá trình thực hiện đồ án chuyên ngành CNHH.

Trong quá trình thực hiện đồ án, nhóm đã cố gắng hoàn thiện đề tài thông qua
tìm kiếm, thảo luận và tiếp thu ý kiến nhưng vì sự hiểu biết chưa đầy đủ nên đồ án có
thể còn những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Đại học Cần Thơ, ngày tháng năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

1. Nguyễn Thị Kim Thoa B2014442


2. Huỳnh Minh Quân B2014431
3. Trần Nhật Hào B2014390
DANH MỤC HÌNH
Hình 1- 1. Đất sét
bentonite..............................................................................................2
Hình 1- 2. Cấu trúc không gian mạng lưới của
montmorillonite.......................................4
Hình 1- 3. Quá trình hydrate hóa
ion................................................................................5
Hình 1-4. Quá trình trao đổi ion của
montmorillonite.......................................................6
Hình 2- 1. Quy trình xử lý đất sét bentonite
thô..............................................................19
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1- 1. Thành phần đất sét bentonite thô trong và ngoài
nước.....................................3
Bảng 1- 2. Khối lượng bentonite ứng dụng trong các lĩnh
vực..........................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3-1.1a. Tính chất hóa học tiêu
biểu........................................................................21
Bảng 3-1.1b. Tính huyền phù tiêu
biểu...........................................................................22
Bảng 3-1.2. Tiêu chuẩn vi
sinh.......................................................................................23
Bảng 3-1.3. Tiêu chuẩn trong dược
điển.........................................................................24
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MMT Montmorillonite

BEM Melo bentonite

BC Bentonite clay

E.coli Escherichia Coli (vi khuẩn e.coli)

P.Aeruginosa Pseudomonas Aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)

S. Aureus Staphykococcus Aureus (vi khuẩn tụ cầu)

C. Albicans Candida Albicans (nấm Candida albicans)

ppm Parts per million (một phần triệu)

XRF X-Ray fluorescence (phương pháp huỳnh quang tia X)

AAS Atomic Absorption Spectroscopy (phương pháp phổ hấp phụ


nguyên

tử)

ICP-OES Inductively Coupled Plasma Atomic Emission Spectroscopy

(phương pháp phổ phát xạ nguyên tử plasma)


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của công nghệ hóa – hiện đại hóa nhu cầu sử dụng mỹ
phẩm làm từ thiên nhiên của con người ngày càng cao, vì sự lành tính, không sử dụng
chất hóa học, không gây kích ứng trên da, rẻ tiền và dễ tìm kiếm. Bentonite là loại đất
sét được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong nông nghiệp, công
nghiệp làm giấy, lọc dầu khí,…đặc biệt là mỹ phẩm. Là một trong những sự lựa chọn
thích hợp với nhu cầu của con người hiện nay.

Trong đề tài này nhóm đã tìm hiểu về BC ứng dụng trong mỹ phẩm về thành
phần, cấu trúc, tính chất, chỉ tiêu trong mỹ phẩm, quy trình xử lý và các ứng dụng, lợi
ích của BC.

VII
Tổng quan

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN


1.1. Giới thiệu về đất sét

1.1.1. Khái niệm

Là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các khoáng vật phyllosilicat
nhôm ngậm nước, thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2 μm. Đất sét bao gồm các
loại khoáng chất phyllosilicat giàu các oxit và hydroxit của silic và nhôm cũng như
bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại
đất sét.

1.1.2. Nguồn gốc và sự hình thành

Đất sét được tạo ra do sự phong hóa của các loại đá chứa silicari dưới tác đông của
axit cacbonic nhưng 1 số loại đất sét được hình thành do các hoạt động thủy nhiệt. Đất
sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có trong đất, chẳng hạn như bùn
nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo bông hay tạo lớp, khả năng hút nước
cũng như chỉ số độ dẻo cao.

1.2. Giới thiệu về Bentonite

1.2.1. Khái niệm

Bentonite là sản phẩm của tro núi lửa lắng đọng trong các vùng biển, các bồn trũng
có môi trường kiềm, một loại đất sét phyllosilicate nhôm hút nước, bao gồm chủ yếu là
montmorillonite, cực mịn, có tính keo cao, trương nở được trong nước từng được gọi
là “xà phòng khoáng” hoặc “đất sét xà phòng” với tên gọi là taylorite bởi nhà địa chất
tên Wilbur C. Knight. Năm 1888, chủ một mỏ đá tên William Taylor đã thực hiện
chuyến hàng thương mại đầu tiên bằng đất sét và tên taylorite bắt nguồn từ đó. Nhưng
vì trùng tên loại khoáng chất khác nên taylorite được Knight đổi tên thành “bentonite”,
theo thành hệ đá phiến sét Benton kỷ Phấn Trắng ở gần Rock River, Wyoming của Mỹ
vào năm 1898 [1, 2].
Tổng quan

Hình 1- 1. Đất sét bentonite [3]


Bentonite cũng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới như: Canada, Nam Phi, Tây
Đức, Ý, Pháp, Hungari, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,…Trong nước, bentonite cũng
được phát hiện nhiều nơi như là Cổ Định (Thanh Hóa), Mộc Châu, Thuận Hải, Bình
Thuận… với trữ lượng dồi dào.

Bentonite đa phần có màu sáng: xám xanh, xám trắng, xám phớt vàng, vàng nhạt,
có đôi nơi thì xám đen. Khi ở trạng thái ướt; bentonite rất mịn, dẻo, dính nhờn tay, khi
khô giòn và dễ vỡ.Trong tự nhiên, bentonite có hai loại chủ yếu: bentonite trao đổi
cation chủ yếu là Na+ được gọi là bentonite trương nở hay bentonite natri (còn gọi là
montmorillonite natri). Do khả năng trương nở của mình nên nó được ứng dụng trong
các công nghiệp bùn khoan, hàn các vết nứt, giữ kim loại ô nhiễm trong đất, nước…;
bentonite có trao đổi cation chủ yếu là Ca 2+, Mg2+ là bentonite ít trương nở, calcium
bentonite hay magnesium bentonite (còn được gọi là calcium montnorillonite hoặc
magnesium montnorillonite).

Bentonite được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, ngành
hóa dầu, hóa than, nông nghiệp, môi trường, mỹ phẩm, dược phẩm,…Trong ngành mỹ
phẩm, bentonite có nhiều tác dụng lên làn da như ngăn ngừa mụn trứng cá, làm sạch lỗ
chân lông cho da, loại bỏ độc tố, tẩy tế bào chết tự nhiên, làm mềm da, giảm sự xuất
hiện của sẹo [2].

1.2.2. Thành phần khoáng và thành phần hóa học


Tổng quan

Bentonite là loại khoáng sét tự nhiên thuộc họ aluminosilicate. Có cấu trúc đặc biệt
và hàm lượng SiO2 cao nên có khả năng hấp phụ độc tố và được sử dụng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng với thành phần chủ yếu là
montmorillonite (MMT) có công thức: Al2Si4O10(OH)2.nH2O [4].

Bảng 1- 1. Thành phần đất sét bentonite thô trong và ngoài nước [2]

Loại khoáng bentonite, %

Thành phần Trong nước (Việt Nam) Ngoài nước

Di Linh Bình Thuận Bavari (Đức) Wyoming (Mĩ)

SiO2 68,50 57,21 54,28 55,44

Al2O3 15,50 10,25 17,92 20,14

Fe2O3 3,21 2,80 3,88 3,67

FeO - 0,30 - 0,30

Na2O - 2,37 0,10 2,75

K2O - 1,71 0,25 0,60

CaO 1,90 9,13 1,80 0,50

MgO 1,10 1,76 3,76 2,43

Al2O3:SiO2 1:4,40 1:5,60 1:3,03 1:2,75

Ngoài ra, trong đất sét bentonite còn thêm một số loại khoáng sét khác như:
hectorite, saponite, cùng một số khoáng như calcite, pyrite, manhetite, các muối kim
loại kiềm và một số chất hữu cơ. Nhưng tính chất của bentonite chủ yếu là tính chất
của MMT [2, 5].

1.2.3. Cấu trúc của bentonite

Bentonite có cấu trúc lớp được tạo bởi một lớp bát diện Al 2O66- xen kẽ giữa hai
lớp tứ diện SiO44- nên được gọi là khoáng vật tỉ lệ 2:1. Các tinh thể hình tấm có đường
kính khoảng 1 µm. Khoảng cách giữa các lớp tinh thể là 9,6-21,4 Å phụ thuộc vào
Tổng quan

lượng nước hút vào khe hở giữa các lớp tinh thể [5]. Trong tự nhiên, những lớp xếp
chồng lên nhau tạo thành khoảng không giữa các lớp. Do thành phần khoáng chất
chính của bentonite là MMT có cấu trúc lớp liên kết với nhau bằng liên kết hiđro, có
các ion bù trừ điện tích tồn tại ở lớp xen giữa nên bentonite có tính chất đặc trưng như:
trương nở, hấp phụ, trao đổi ion, kết dính, dẻo, trơ,..Trong đó tính chất quan trọng nhất
của bentonite là trao đổi ion, hấp phụ, trương nở. Khả năng hấp phụ và trương nở của
bentonite mất đi khi đốt nóng đến nhiệt độ khoảng 105-390 ºC. Cấu trúc bentonite mất
nước bắt đầu ở 450-500 ºC và mất hoàn toàn ở 600-750 ºC, cấu trúc bị tan rã ở nhiệt
độ 800-900 ºC [6].

Hình 1- 2. Cấu trúc không gian mạng lưới của montmorillonite [7]

1.2.4. Tính chất của đất sét bentonite

 Tính trương nở
Tổng quan

Bentonite có tính trương nở tốt trong nước, chủ yếu là do lượng nước liên kết ở
giữa các lớp tinh thể. Mức độ trương nở phụ thuộc vào bản chất đất sét, cation trao
đổi, độ bền liên kết giữa hai lớp đất sét. Lượng nước được hấp phụ vào giữa các lớp
đất sét phụ thuộc vào khả năng hydrate hóa các cation trao đổi. Hình 1-3 mô tả khi
bentonite hấp phụ hơi nước hay tiếp xúc với nước, các phân tử nước phân cực sẽ thâm

nhập vào bên trong các lớp, làm khoảng cách giữa các lớp tăng lên phụ thuộc vào loại
bentonite và lượng nước bị hấp phụ [4, 5, 7, 8, 9].

Hình 1- 3. Quá trình hydrate hóa ion [10]


Tổng quan

 Tính dẻo

Do đất sét bentonite có khả năng trao đổi ion, hấp phụ nước và cấu tạo dạng lớp.
Khi gặp nước, bentonite bị hydrate hóa tạo thành những lớp nước bao quanh hạt đất
sét. Lớp nước tự do ngoài cùng có lực liên kết yếu do ở xa, lớp nước này giúp các lớp
đất sét trượt lên nhau dưới tác dụng của ngoại lực [12].

 Tính hấp phụ

Phụ thuộc rất lớn vào đặc tính bề mặt và cấu trúc mao quản của bentonite. Với kích
thước hạt nhỏ hơn 2 μm và do đặc điểm của cấu trúc mạng lưới tinh thể, Bentonite có
diện tích bề mặt riêng lớn. Diện tích bề mặt của Bentonite bao gồm bề mặt ngoài và bề
mặt trong cấu trúc mạng. Diện tích bề mặt trong được xác định bởi bề mặt của khoảng
không gian giữa các lớp trong cấu trúc tinh thể. Diện tích bề mặt ngoài được xác định
bởi bề mặt của các mao quản hình thành giữa các hạt Bentonite. Diện tích ngoài phụ
thuộc vào kích thước hạt Bentonite. Hạt càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng lớn. Khi
hấp phụ khoảng cách cơ bản giữa các lớp sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào loại cation trao
đổi giữa cách lớp. Khả năng hấp phụ của Bentonite còn phụ thuộc vào tính chất, kích
thước, hình dạng của chất bị hấp phụ. Các chất hữu cơ phân cực có kích thước và khối
lượng phân tử nhỏ bị hấp phụ bằng cách tạo phức trực tiếp với các cation trao đổi nằm
giữa các lớp, hoặc liên kết ở không gian giữa các lớp. Nếu chất hữu cơ phân cực có
kích thước và khối lương phân tử lớn, chúng có thể kết hợp trực tiếp vào vị trí oxy đáy
của tứ diện trong mạng tinh thể bởi lực Van der Walls hoặc liên kết Hydro. Với các
chất hữu cơ không phân cực, chất cao phân tử và đặt biệt là vi khuẩn thì sự hấp phụ
xảy ra trên bề mặt ngoài của Bentonite. Khi có sự tương tác giữa chất bị hấp phụ và
tâm hoạt tính thì quá trình hấp phụ xảy ra trên cả 2 bề mặt ngoài và trong của bentonite
[4, 5, 7, 8, 9, 13].
 Khả năng trao đổi ion

Bentonite có khả năng trao đổi ion với các ion kim loại. Khả năng trao đổi ion
của bentonite là do 2 nguyên nhân:
- Là khi có điện tích âm xuất hiện trong cấu trúc của bentonite sẽ được bù trừ bằng các
cation trao đổi.

5
Tổng quan

-Nhóm OH trong tinh thể bentonite có thể tham gia phản ứng trao đổi với nguyên tử
H+. Tùy theo sự mất cân bằng điện tích ít hay nhiều mà hạt sét sẽ hút yếu hay mạnh
các cation trao đổi [4, 5, 7, 8, 9].

Trao đổi ion

Hình 1-4. Quá trình trao đổi ion của montmorillonite [12]
.

1.3. Những nghiên cứu về đất sét Bentonite

1.3.1. Ngoài nước

Năm 1999, Banat và cộng sự đã nghiên cứu về sự hấp phụ phenol bằng bentonite.
Nghiên cứu về tiềm năng của bentonite đối với sự hấp phụ phenol từ các dung dịch
nước, các nghiên cứu được thực hiện nhiều lần để khảo sát thời gian tiếp xúc, nồng độ
ban đầu, pH, sự hiện diện của dung môi và tính giải hấp của bentonite. Các đường
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich cho thấy có thể áp dụng cho dữ liệu cân bằng hấp
phụ mặc dù bentonite có khả năng hấp phụ phenol, do đó nó có khả năng trong việc xử
lý nước thải nhiễm phenol mặc dù khả năng hấp phụ của nó bị hạn chế [14].

Năm 2013, bài nghiên cứu đặc tính của bentonite tinh chế ở Pakistan ứng dụng
trong dược phẩm với mục đích là đánh giá sự phù hợp của bentonite Pakistan đối với
việc sử dụng dược phẩm thô và tinh khiết. Nghiên cứu khoáng vật học cho thấy,
bentonite thô chứa chủ yếu là montmorillonite với hàm lượng nhỏ là kaolinite, mùn và
thạch anh. Hai mẫu tinh khiết khác nhau về sự xen kẽ cation, thành phần hóa học sẽ
thể hiện các đặc tính khác nhau trong dược phẩm [15].

Năm 2017, trên tạp chí y tế công cộng của Iran có nghiên cứu từ 1500 bài báo
khoa học được xuất bản trên PubMed để phân loại các công trình khoa học đã được
nghiên cứu về tác dụng của loại đất sét này đối với chức năng cơ thể. Từ thời xa xưa,
BC được sử dụng để làm sạch tóc hiệu quả với giá thành rẻ và nguồn nguyên liệu dồi
Tổng quan

dào. Ngoài ra, bentonite còn có tác dụng giải độc đối với cơ thể, chữa lành các vết
thương, vết loét trên da. Vào năm 1961, bentonite dùng đường uống điều trị được 97%
các trường hợp có các yếu tố gây bệnh tiêu chảy khác nhau; nó còn có tác dụng cho
thận, xương, kháng khuẩn; là thành phần trong thuốc chữa ung thư như paclitaxel, 5-
fluorouracil, 6-mercaptopurine; làm giảm thời gian chảy máu và đông máu [16].

Năm 2017, nghiên cứu đánh giá khả khả năng ứng dụng của đất sét Melo
bentonite (BEM), đất sét Uruguay qua các thử nghiệm khác nhau. Đánh giá vi sinh, độ
nhớt, độ pH cho thấy đất sét Melo bentonite có thể chấp nhận được theo luật của
Brazil đối với các sản phẩm mỹ phẩm và có thể được ứng dụng rộng rãi [17].

Năm 2018, nghiên cứu về trình độ mỹ phẩm và dược phẩm của bentonite Ai Cập
với tư cách là chất đệm cho praziquantel. Việc khảo sát các đặc tính dược lý của pH,
thể tích lắng, khả năng trương nở và các xét nghiệm vi sinh cho thấy sự phù hợp của
các mẫu thô và mẫu tinh khiết cho các ứng dụng dược phẩm và mỹ phẩm [18].

1.3.2. Trong nước

Năm 2012, PGS.TS Nguyễn Hoài Châu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá
khả năng nâng cao giá trị sử dụng và xây dựng công nghệ chế biến bentonite Lâm
Đồng làm phụ gia thức ăn cho gia cầm”. Đề tài chủ yếu là việc xây dựng quy trình tinh
chế và biến tính bentonite tại Tam Bố để kết hợp với nano bạc cũng do Viện Công
nghệ Môi trường chế tạo làm phụ gia thức ăn cho gia cầm. Kết quả là nano bạc sau khi
cấy vào bentonite tinh chế tạo thành sản phẩm có khả năng hạn chế sự phát triển của
các loại nấm tiết ra độc tố phát triển trên thức ăn gia cầm, bentonite hấp thụ các độc tố
nấm trong thức ăn, tăng sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, thải ra ngoài các
sản phẩm độc hại trong quá trình tiêu hóa [19].

Năm 2011, Lê Hữu Nghĩa đã thực hiện nghiên cứu khả năng hấp phụ vi khuẩn
E.coli bằng bentonite biến tính. Quá trình hấp phụ vi khuẩn E.coli với hiệu suất cao
nhất đạt được khi thực hiện tại điều kiện: thời gian hấp phụ là 1 giờ, nồng độ HCl 5%
là 0,05g/ml dung dịch [20].
Quy trình xử lý đất sét bentonite

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH XỬ LÍ ĐẤT SÉT BENTONITE

Hình 2-1. Quy trình xử lý đất sét bentonite thô [21]

Đất sét bentonite thô được khuấy động với nước cất theo tỷ lệ 1/50 trong 12 giờ ở
nhiệt độ phòng. Sau đó, ly tâm 600 vòng/phút trong 5 phút tạo hỗn hợp huyền phù, và
loại bỏ xỉ thô. Ly tâm chất lỏng huyền phù ở 1500 vòng/phút trong 5 phút và loại bỏ xỉ
thô một lần nữa, thu được bùn có độ tinh khiết cao. Ly tâm bùn 4500 vòng/phút trong
20 phút, loại bỏ nước thu đất sét cô đặc. Sau khi thu được đất sét cô đặc, sau đó làm
lạnh để đất sét đông cứng lại, rồi làm tan, lặp lại ba lần. Cuối cùng làm khô để thu
được đất sét bentonite tinh khiết.

19
Tiêu chuẩn đánh giá và ứng dụng của đất sét Bentonite trong mỹ phẩm

CHƯƠNG III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA


ĐẤT SÉT BENTONITE TRONG MỸ PHẨM
3.1. Tiêu chuẩn đánh giá trong mỹ phẩm

3.1.1. Tiêu chuẩn tắm bùn

Bảng 3-1.1a. Tính chất hóa học tiêu biểu [22]

21
Tiêu chuẩn đánh giá và ứng dụng của đất sét Bentonite trong mỹ phẩm

Bảng 3-1.1b. Tính huyền phù tiêu biểu [22]


3
.
1
.
2
.

Tiêu chuẩn vi sinh trong mỹ phẩm

Dựa trên tổng số vi sinh vật điếm được trong mỹ, giới hạn của mỹ phẩm được
chia làm 2 cấp độ an toàn: gồm các sản phẩm cho trẻ em dưới 3 tuổi, sản phẩm tiếp
xúc với vùng mắt ( như chì kẻ mắt, phấn mắt ), sản phẩm tiếp xúc với niêm mạc ( như
son, kem đánh răng ) và sản phẩm khác ( mỹ phẩm tiếp xúc với da và cho người trên 3
tuổi ). Giới hạn về các vi sinh vật cụ thể được trình bày ở Bảng 3-1.2.
Tiêu chuẩn đánh giá và ứng dụng của đất sét Bentonite trong mỹ phẩm

Bảng 3-1.2. Tiêu chuẩn vi sinh [23]

3.1.3. Tiêu chuẩn trong dược điển

Chuyên luận về Bentonite có trong các dược điển Nhật, Châu Âu và Mỹ trên các
thử nghiệm về định tính, tính chất, độ kiềm, giới hạn vi sinh vật, hạt thô, pH của pha
phân tán tring nước, mất khối lượng do làm khô, asen, kim loại nặng, chì, khả năng tạo
gel, thể tích sa lắng, độ trương nở của bột, độ mịn của bột [24].
Tiêu chuẩn đánh giá và ứng dụng của đất sét Bentonite trong mỹ phẩm

Bảng 3-1.3. Tiêu chuẩn trong dược điển [25]

3.2. Ứng dụng trong mỹ phẩm

Ngày nay nhu cầu làm đẹp tăng lên, nhiều loại mỹ phẩm được ra đời trong đó có
các loại mỹ phẩm được làm đất sét Bentonite như mặt nạ, sữa rửa mặt, kem dưỡng tóc,
kem đánh răng,.... Nhờ vào những tính chất của đất sét Bentonite mà các sản phẩm từ
đất sét Bentonite có hiệu quả trong việc giữ ẩm, cung cấp độ ẩm tiêu chuẩn cho da,
chống oxy hoá mạnh ( chống lão hoá, hình thành vết nhăn ), làm sạch sâu lỗ chân
lông – hút sạch bụi bẩn/ bã nhờn và thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da tăng cường máu
tới, tăng khả năng nuôi máu tới tế bào biểu bì mô da [26, 27]
Kết luận

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Nhìn chung, nhu cầu sống của con người ngày càng tăng, cụ thể về lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe và làm đẹp nên càng có nhiều sản phẩm từ thiên nhiên nói chung
và đất sét bentonite nói riêng đã được nghiên cứu và cho ra đời. Đất sét bentonite ứng
dụng trong ngành mỹ phẩm như làm mặt nạ, tẩy tế bào chết, chữa các bệnh viêm da;
dưỡng tóc giúp tóc sạch gàu, mềm mượt, chắc khỏe và hỗ trợ trong việc chữa viêm
nướu răng do BC chứa các loại khoáng,…

Đất sét bentonite được khai thác và xử lý qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ quy
trình xử lý thô sơ bằng các phương pháp cơ học, phân tích thành phần có trong mẫu
đất sét bằng các phương pháp hóa học đến xác định các tính chất của bentonite để tạo
ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. Tùy vào nhu cầu sử dụng BC mà lựa chọn những
phương pháp xử lý phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

Qua phần tìm hiểu trên có thể thấy được sự hữu dụng mà bentonite mang lại
trong đời sống, góp phần tăng tính đa dạng trong ngành khoa học vật liệu trên toàn thế
giới.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ernst A. Hauser & Umberto Colombo (1953), "Colloid Science of
Montmorillonites and Bentonites", Clays and Clay Minerals, 2, p. 439–461.
[2]. Huỳnh Lệ Diễm (2019), "Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thụ từ bentonite Lâm
Đồng", Luận văn thạc sĩ hóa học, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.
[3]. CT Hóa chất & DV dầu khí "Bentonite Ấn Độ", 25/4/2021.
[4]. PGS.TS Trần Văn Chính (2006), "Giáo Trình Thổ Nhưỡng", NXB Đại Học
Nông Nghiệp Việt Nam
[5]. Nguyễn Quang Trung "Tổng quan về Bentonite", Đại Học Bách Khoa, Hà Nội.
[6]. Grim R.E (1953), "Clay Mineralogy", McGraw-Hill, New York.
[7]. Nguyễn Lê Mỹ Linh (2016), "Nghiên cứu biến tính bentonite Cổ Định và ứng
dụng trong xúc tác hấp phụ", Luận án Tiến sĩ Hóa học, Huế.
[8]. Lưu Việt Hùng (2018), "Chế tạo vật liệu nano Bentonite bằng phương pháp bóc
tách siêu âm ứng dụng xử lý Mn(II) trong môi trường nước", Luận án thạc sĩ
hóa học, Đại Học Thái Nguyên,
[9]. Đặng Tuyết Phương (1995), "Nghiên cứu cấu trúc, tính chất hóa lý và một số
ứng dụng của bentonite Thuận Hải Việt Nam", Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội.
[10]. "Clay Minerals and Soil Structure 1 Outline", 27/4/2021.
[11]. Võ Phong Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Trí Thắng, Nguyễn Chí Linh (2014),
"Đất Sét", Tiểu luận Công Nghệ Hóa Học, Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm,
TPHCM.
[12]. Kunimine Industries "What is bentonite", 27/4/2021.
[13]. Đỗ Hữu Phú (1998), "Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vô cơ mao quản", NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[14]. B. Al-Bashir F.A. Banat, S. Al-Asheh, O. Hayajneh (1999), "Adsorption of
phenol by bentonite", Environmental Pollution, 107, p. 391-398.
[15]. Maria das Graças da Silva Valenzuela Liaqat Ali Shah, Abdul Mannan Ehsan
(2013), "Characterization of Pakistani purified bentonite suitable for possible
pharmaceutical application", Applied Clay Sciene, 83-84, p. 50-55.
[16]. Maryan MOOSAVI (2017), "Bentonite Clay as a Natural Remedy: A Brief
Review", Iran J Public Health, 46(9), p. 1176–1183.
[17]. ValeriaWeiss-Angelia, Lucas BonanGomesbDiego (2019), "Evaluation and
characterization of Melo Bentonite clay for cosmetic applications", Science
Direct, 175, p. 40-46.
[18]. Fatma M Dardir, Aya S Mohamed, , Mostafa R Abukhadra, , Ezzat A Ahmed, ,
Mamdouh F Soliman (2018), "Cosmetic and pharmaceutical qualifications of
Egyptian bentonite and its suitability as drug carrier for Praziquantel drug",
National Library of Medicine.

26
[19]. PGS. TS Nguyễn Hoài Châu (2012), "Tác dụng của khoáng bentonite đối với
thức ăn gia cầm", 28/4/2021.
[20]. Lê Hữu Nghĩa (2011), "Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu khả năng hấp phụ vi
khuẩn e.coli bằng bentonite biến tính", Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm,
Trường đại học Bà Rịa - Vũng Tàu,
[21]. Xiaonan Kang and partner Shiqing Gu (2019), "Clay mineral adsorbents for
heavy metal removal from wastewater: a review", Environmental Chemistry
Letters, p. 629-654.
[22]. CTCP Hiệp Phú "Bentonite sodium tắm bùn", 25/4/2021.
[23]. Thư Đỗ (2020), "Giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm", Sức Khỏe & Đời Sống.
[24]. Phạm Chiến (2021), "Đất sét Bentonite là gì? Tiêu chuẩn, giá bán & ứng dụng
trong mỹ phẩm", 25/4/2021.
[25]. Paul J Sheskey and Siân C Owen Raymond C Rowe "Sổ tay tá dược
“excipient”", chuyên luận “tá dược Bentonite”.
[26]. Công ty TNHH Anh Minh Việt Nam " Bentonite là gì ? Những công dụng của
Bentonite ".
[27]. Công dụng của đất sét bentonite trong mỹ phẩm ở Việt Nam: drcuaban.com " đất
sét bentonite ".
PHỤ LỤC A

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA


A.1. Phương pháp hóa học

Chuẩn bị mẫu: Mẫu đất sét để sản xuất gạch ngói nung, được lấy theo TCVN
4344 : 86 với khối lượng không vượt quá 500 g và kích thước dưới 5 mm, trộn đều
mẫu sau đó lấy 100 g nghiền nhỏ cho đến khi lọt qua sàng 0,25 mm. Từ mẫu lấy ra 50
g và tiếp tục nghiền nhỏ đến lọt qua sàng 0,1 mm. Sau đó lấy ra 15 g làm mẫu phân
tích hóa học, phần còn lại được bảo quản trong lọ kín dùng làm mẫu lưu. Tiếp tục
nghiền mịn mẫu thử đến khi lọt qua sàng 0,063 mm sau đó sấy ở nhiệt độ 105 oC ± 5oC
đến khi khối lượng không đổi.

Các bước tiến hành:

Hình A-1. Sơ đồ phân tích thành phần hóa đất sét

(xác định: SiO2, Fe2O3, CaO, MgO, TiO2, Al2O3)

29
Hình A-2. Sơ đồ phân tích thành phần hóa đất sét (xác định SO3, MKN, K2O, Na2O, Cl)

A.2. Phương pháp huỳnh quang tia X (XRF)

Chuẩn bị mẫu: Dùng 200 g đến 1000 g mẫu đất, loại bỏ vật liệu không liên
quan và dùng thiền nghiền mịn sau đó rây để loại bỏ hạt có kích thước lớn hơn 2 mm.
Sử dụng mẫu lọt qua rây 1 mm và sấy mẫu nhằm giảm độ ẩm đáp ứng cho tiêu chuẩn.

Tiến hành đo mẫu:

Cài đặt máy quang phổ XRF theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đo các mẫu đã được chuẩn bị và đọc thành phần cơ bản của các mẫu mục tiêu.
Ngoài các thông tin định tính, có thể thu được mức nồng độ bán định lượng.

Nếu cần dùng đồ thị hiệu chuẩn cho từng vị trí cụ thể, cần tiến hành đo ở cùng
điều kiện hoạt động và lấy mẫu tương tự như khi hiệu chuẩn. Đối với các mẫu có hiệu
ứng nền lớn hoặc chưa được biết, nên dùng phương pháp tiếp cận tham số cơ bản.

Phạm vi hàm lượng đặc trưng cho các nguyên tố lựa chọn trong các loại đất có
nguồn gốc từ các tài liệu pháp lý của các quốc gia khác nhau trình bày ở bảng A-1.
Bảng A.1 - Các phạm vi ô nhiễm điển hình được lựa chọn

Ngu mg/kg
yên tố (chất khô)
As 25 đến 200
Cd 0,5 đến 60
Co 15 đến 200
Cr 30 đến
Cu 20 đến
Hg 0,15 đến 80
Mo 1 đến 2
Ni 15 đến
Pb 40 đến
Sb 1 đến 2
Sn 0,1 đến 1
V 30 đến 100
Zn 60 đến 700

Bảng A.2 - Dữ liệu thạch tín chính xác tiêu chuẩn ISO 5725-2

s s s s s s s
oil 1 oil 2 oil 3 oil 4 oil 5 oil 6 oil 7
L 4 6 6 4 6 5 6
N 1 3 3 1 3 1 3
7 1 1 8 1 3 0
NL 6 6 6 6 6 6 6
ab
w( 1 2 4 1 3 4 4
X) 5,7 02,8 8,5 8,3 49,4 8,7 5,2
ref. 1 1 4 1 3 — 4
value 6a 50b 6b 7b 59b 6b
sR 8 2 5 5 3 2 5
,4 8,6 ,6 ,4 8,1 8,3 ,5
CV, 5 1 1 2 1 5 1
R 3,3 4,1 1,5 9,7 0,9 8,2 2,2
Sr 3 2 4 2 2 1 4
7,2 ,1 ,8 8,7 7,8 ,5
CV, 1 1 8 1 8 3 9
r 9,1 3,4 ,4 5,1 ,2 6,6 ,9

Trong đó:

a là tổng tỷ lệ khối lượng nguyên tố (mg / kg).

b là tỷ lệ khối lượng nguyên tố nước cường toan có thể chiết xuất (mg / kg).

W(X) là giá trị trung bình nguyên tố trong (mg / kg).

SR là độ lệch chuẩn sai sót do người đo theo (mg / kg).

Sr là độ lệch chuẩn sai sót do máy đo, tính bằng (mg / kg).

CV,R là độ lệch chuẩn sai sót do người đo tương đối theo (%).

CV, r là độ lệch chuẩn sai sót do máy đo tương đối theo (%).

L là số phòng thí nghiệm sau khi đã loại trừ các điểm dị biệt.

NLab là tổng số phòng thí nghiệm.

N là số kết quả.
PHỤ LỤC B

TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN VI KHUẨN NẤM MỐC


TRONG MỸ PHẨM
B.1. Giới hạn vi khuẩn và nấm mốc

Không chứa các vi khuẩn sau:

Staphylococcus aureus

Candida albicans

Pseudomonas aeruginosa

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được lớn hơn 1000/1 g hoặc 1 ml
sản phẩm

Tổng số nấm mốc sống lại được không được lớn hơn 100/1g hoặc 1ml sản phẩm

Số lượng Enterobacteria và các vi khuẩn Gram âm khác không được lớn hơn
10/1 g hoặc 1 ml sản phẩm

B.2. Phương pháp thử

Lấy mẫu: Một mẫu đem thử phải làm ít nhất trên 3 đơn vị đóng gói nhỏ nhất

Pha chế mẫu: Tuỳ theo từng sản phẩm, lấy một lượng sản phẩm đại diện từ các
đơn vị đóng gói (khoảng từ 10-50 g hoặc 10-50 ml sản phẩm) vào bình nón, thêm
dung môi pha loãng thích hợp để pha loãng sản phẩm thành các nồng độ đem thử
nghiệm thích hợp như: 10-1, 10-2, 10-3 hoặc 1/2; 1/5; 1/20; 1/40 vv... sao cho khi đếm
khuẩn lạc trên đĩa Petri có đường kính 90-100 mm, số lượng khuẩn lạc không vượt quá
300 trong một đĩa.

Tiến hành nuôi cấy, xác định và phân lập: Đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí, nấm
mốc sống lại được bằng các phương pháp pha loãng, cấy truyền, đổ đĩa, ủ ấm sau đó
tính toán kết quả.

N
A=
n 1 V f 1 +…+ ni V f i
A: số tế bào vi khuẩn trong 1 g hay 1 ml mẫu
N: số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn
ni: số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ I
V: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa
fi: độ pha loãng tương ứng

Môi trường Thành phần


Nước pepton 1 g pepton
8,5 g NaCl
1000 ml nước cất
Nước muối sinh lý 8,5 g NaCl
1000 ml nước cất
Môi trường thạch Sabouraud 10 g pepton
40 g glucose
15-20 g thạch
1000 ml nước cất
pH sau tiệt trùng là 5,6 ± 0,2
Môi trường thạch thường 10 g pepton
5 g NaCl
15-20 g thạch
1000 ml nước cất
pH sau khi tiệt trùng là 7,4 – 7,6
Bảng B-1. Các môi trường pha loãng nấm mốc, vi khuẩn

Cách pha: Hoà tan các chất trong nước, đun nhỏ lửa, khuấy đều cho tan hoàn
toàn. Đóng vào các bình dung tích 250 ml, mỗi bình 150 ml. Hấp tiệt trùng trong nồi

hấp 110 ºC trong thời gian 15-20 phút. Môi trường có thể bảo quản ở 4 ºC và sử dụng
trong vòng 30 ngày.
Bảng B-2. Các môi trường phân lập vi khuẩn, nấm mốc

Môi trường Thành phần Cách pha


Môi trường thạch Cetrimid Gelatin pancreatic: 20 g Hoà tan tất cả các
Magnesi clorid: 1,4 g chất rắn trong nước,
Glycerin: 10 ml thêm glycerin. Đun
Cetrimid: 0,3 g nóng, khuấy đều;
Thạch: 13,6 g đun sôi 1 phút cho
Nước cất: 1000 ml tan hoàn toàn. pH
sau khi tiệt trùng 7,2
± 0,2
Môi trường thạch để phát Casein pancreatic: 10 g Hoà tan tất cả các
hiện Fluorescin của Pepton: 10 g chất rắn trong nước,
Pseudomonas Dikali hydrophosphat khan: thêm glycerin. Đun
1,5 g nóng, khuấy đều;
Magnesi sulfat ngậm nước: 1,5 đun sôi 1 phút cho
g tan hoàn toàn. pH
Thạch: 15 g sau khi tiệt trùng 7,2
Glycerin: 10 g ± 0,2
Nước cất : 1000 ml
Môi trường thạch để phát Gelatin pancreatic: 20 g Hoà tan tất cả các
hiện Pyocyanin của Magnesi clorid khan: 1,4 g chất rắn trong nước,
Pseudomonas Kali sulfat khan: 10 g thêm glycerin. Đun
Thạch : 15 g nóng, khuấy đều,
Glycerin: 10 ml đun sôi 1 phút cho
Nước cất: 1000 ml tan hoàn toàn. pH
sau khi tiệt trùng là
7,2 ± 0,2
Môi trường RAT Bột gạo: 15 g pH sau khi tiệt
Tween 80: 10 ml trùng : 4,5- 5,5
Thạch : 13,5 g
Nước cất : 1000 ml
Môi trường thạch muối mật Cao men bia: 3 g Điều chỉnh pH sao
có lactose và glucose, chỉ Gelatin pancreatic : 7 g cho sau khi đun là
thị tím tinh thể, đỏ trung Muối mật: 1,5 g 7,4 ± 0,2. Đun tới
tính Lactose: 10 g sôi, nhưng không
Natri clorid: 5 g đun trong nồi hấp
D- glucose monohydrat: 10 g
Thạch : 15 g
Đỏ trung tính: 30 mg
Tím tinh thể: 2 mg
Nước cất: 1000 ml.
Canh thang làm giàu elatin pancreatic : 10 g Điều chỉnh pH sao
Enterobacteriaceae – D-glucose monohydrat: 5 g cho sau khi đun là
Mossel Mật bò khô: 20 g 7,2 ± 0,2. Đun ở 100
Kali dihydrophosphat: 2 g ºC trong 30 phút và
Di natri hydrophosphat: 8 g làm lạnh ngay
Xanh Brilliant: 15 mg
Nước cất: 1000 ml
Môi trường thạch Manitol- Casein pancreatic: 5 g Trộn, đun nóng,
muối. Pepton: 5 g khuấy đều, sau đó
Cao thịt: 1 g đun sôi 1 phút để
Natri clorid: 75 g hoà tan hoàn toàn.
D-manitol: 10 g pH sau khi tiệt trùng:
Đỏ phenol: 25 mg 7,4 ± 0,2
Thạch: 15 g
Môi trường lỏng Casein đậu Casein pancreatic: 5 g Hoà tan các chất rắn
tương Bột đậu tương (thuỷ phân bởi vào nước, đun nóng
papain) : 3 g nhẹ cho tan hoàn
Natri clorid: 5 g toàn. Để nguội dung
Dikali hydrophosphat: 2,5 g dịch ở nhiệt độ
Glucose: 2,5 g phòng, phân chia
Nước cất: 1000 ml vào các bình thích
hợp, đem tiệt trùng.
pH sau khi tiệt trùng
7,3 ± 0,2

Phân lập vi khuẩn:


Tìm Staphylococcus aureus.
Tìm Pseudomonas aeruginosa.
Enterobacteriaceae và các vi khuẩn gram âm khác.
Tìm Candida albicans.

You might also like