Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Hóa học 10+ 2021-2022 2K6 Học Hóa Cùng Thầy Trí

BÀI TẬP TỰ LUYỆN


FLO – BROM – IOT
HÓA HỌC 10 – THẦY TÔ NHẤT TRÍ (2021 – 2022)
Link lớp học: https://www.facebook.com/groups/thaytonhatri
Link page: https://www.facebook.com/thaytrihoahoc

ĐÁP ÁN:
CÂU 1D
Flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc
CÂU 2D
Tính axit HI > HBr > HCl > HI.
CÂU 3B
Axit HI là axit mạnh và dễ bị oxi hóa hơn các axit HF, HBr, HCl.
CÂU 4C
HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh: SiO2 + 4HF  SiF4
+ 2H2O
CÂU 5A
+ Khí Flo oxi hóa nước dễ dàng ở ngay nhiệt độ thường, hơi nước nóng bốc cháy khi tiếp xúc với
khí flo: 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
+ Brom tác dụng với nước rất chậm tạo ra axit HBr và axit HBrO: Br2 + H2O
↔ HBr + HBrO
+ Khi tan trong nước, một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit HCl, HClO: Cl2 +
H2O ↔ HCl + HClO
+ Iot hầu như không tác dụng với nước
CÂU 6A
F2 có tính oxi hóa mạnh, dễ dàng oxi hóa nước trong dung dịch ở nhiệt độ thường nên F2 không tác
dụng NaCl trong dung dịch nước
CÂU 7B
Do HF có tính chất của một axit, và có tính chất đặc biệt là ăn mòn đồ vật bằng thủy tinh → thường
bảo quản HF bằng bình nhựa
CÂU 8C
HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh: SiO2 + 4HF → SiF4
+ 2H2O
CÂU 9B

Tô Nhất Trí 2021-2022 SĐT: 0387300022


Hóa học 10+ 2021-2022 2K6 Học Hóa Cùng Thầy Trí
AgNO3 không tác dụng với NaF, tác dụng với NaCl cho kết tủa trắng AgCl, tác dụng với NaBr cho
kết tủa
AgBr vàng nhạt, tác dụng NaI cho kết tủa AgI vàng. (có thể dùng AgNO3 làm thuốc thử phân biệt
các ion F-, Cl-, Br-, I-.
CÂU 10D
Khi cho hỗn hợp tác dụng với Cl2 dư sẽ có phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 và 2NaI + Cl2
→ 2NaCl + I2
Sau khi cô cạn không những thu được muối NaCl ban đầu mà còn có thêm NaCl thu được của 2
phản ứng trên không bị lẫn muối nào khác
CÂU 11D
Ta có: n(HBr) = 2/82 < n(NaOH) = 2/40 → NaOH dư sau khi đổ 2 dung dịch
→ môi trường bazo → quỳ chuyển xanh
CÂU 12D
Do flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo rất nhiều, nó phân hủy mãnh liệt nước ở ngay nhiệt độ thường,
gây nguy hiểm
CÂU 13D
F2 có thể tác dụng với H2 ở ngay trong bóng tối, nhiệt độ rất thấp (-252oC) và gây nổ mạnh: H2 +
F2 → 2HF
CÂU 14A
Iot có tính oxi hóa kém hơn brom nên không khử được muối bromua thành brom
CÂU 15A
Iot có phản ứng đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. Vì vậy người
ta dùng iot để nhận biết tinh bột và ngược lại
CÂU 16C
AgNO3 + KF → Không tác dụng
AgNO3 + KCl → AgCl (↓ trắng) + KNO3 AgNO3 + KBr → AgBr (↓ vàng nhạt) + KNO3 AgNO3 +
KI → AgI (↓ vàng) + KNO3
CÂU 17 D
Độ âm điện càng cao thì tính phi kim càng mạnh, ngược lại. Vậy liên kết giữa F (có tính phi kim
mạnh nhất hay độ âm điện lớn nhất trong dãy) với N (tính phi kim yếu nhất hay độ âm điện nhỏ nhất
trong dãy) sẽ có hiệu độ âm điện lớn nhất hay phân cực mạnh nhất
CÂU 18A
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
CÂU 19B
Số oxi hóa của Cl trong đơn chất là 0, sau phản ứng Cl có số oxi hóa -1 trong HCl và
+1 trong HClO → Cl2 vừa nhường e vừa nhận e → phản ứng tự oxi hóa khử.
CÂU 20C
Nguyên tố flo có độ âm điện lớn nhất nên là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất và không có tính khử
CÂU 21C
Tô Nhất Trí 2021-2022 SĐT: 0387300022
Hóa học 10+ 2021-2022 2K6 Học Hóa Cùng Thầy Trí

ở điều kiện thường, 2 chất này đều là chất rắn. Tuy nhiên khi đun nóng, iot rắn biến thành hơi, không
qua trạng thái lỏng (sự thăng hoa của iot) → thu được iot thăng hoa, chất rắn còn lại là NaI.
CÂU 22C
+ iot hầu như không tác dụng được với nước.
+ flo có tính oxi hóa mạnh nhất trong các phi kim. Flo oxi hóa được tất cả các kim loại và hầu hết
các phi kim
+ trong tự nhiên, flo chỉ tồn tại dạng hợp chất, chủ yếu tập trung trong các chất khoáng ở dạng muối
florua
CÂU 23A
HF dùng để khắc thủy tinh do có phản ứng: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
CÂU 24C
Iot có tính oxi hóa kém hơn brom → clo oxi hóa muối iotua thành iot trước: Cl2 + 2NaI → 2NaCl +
I2
CÂU 25D
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
CÂU 26D
Flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên không một hóa chất nào có thể oxi hóa ion F- thành F2. Phương
pháp duy nhất để sản xuất flo trong công nghiệp là điện phân hỗn hợp KF và HF (hỗn hợp ở thể
lỏng), cực dương bằng graphit (than chì) và cực âm bằng thép đặc biệt hoặc bằng đồng. ở cực âm có
khí H2 và ở cực dương có khí F2 thoát ra
CÂU 27B
Điều chế HF bằng cách: CaF2 + H2SO4(đ) → CaSO4 + HF↑
CÂU 28C
Tính axit và tính khử HI > HBr > HCl > HI.
CÂU 29D
Flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nên là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất → flo tác dụng
được với nhiều chất, flo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên
CÂU 30B
Cấu trúc tinh thể phân tử iot: phân tử iot là phân tử hai nguyên tử, các phân tử iot nằm trên các đỉnh
và tâm các mặt của hình lập phương, gọi là tinh thể lập phương tâm diện
CÂU 31D
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Ta có: n(NaCl) = 0,02 → n(NaBr) + n(NaI) = n(NaCl) = 0,02 mol
CÂU 32A
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Ta có: n(NaCl) = 0,4 mol → n(Cl2) = n(NaCl2) : 2 = 0,2 mol → V = 4,48 lít
CÂU 33D

Tô Nhất Trí 2021-2022 SĐT: 0387300022


Hóa học 10+ 2021-2022 2K6 Học Hóa Cùng Thầy Trí
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Ta có: n(NaCl) = 0,2 mol → n(NaBr) + n(NaI) = 0,2 mol
CÂU 34 D
Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl
Ta có: n(I2) = 0,1 mol → n(Cl2) = 0,1mol → m(Cl2) = 7,1 (g)
CÂU 35C
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Ta có: muối khan thu được là NaCl, khối lượng là 58,5 gam → n(NaCl) = 1 mol.
Gọi n(NaCl) bđ = a và n(NaI) = b → 58,5a + 150b = 104,25 Lại có: a + b = 1
→ a = b = 0,5 → m(NaCl bđ) = 0,5. 58,5 = 29,25 gam
CÂU 36A
Cl2 + 2KBr → Br2 + 2KCl
Giả sử sau phản ứng, chất rắn thu được sau khi sấy gồm KCl và KBr dư. Gọi n(KBr p.ư) = a và
n(KBr dư) = b → 119a + 119b = 1,6.
Lại có: 74,5a + 119b = 1,333
→ a = 0,006 → n(Cl2) = 0,003 → m(Cl2) = 0,213 g → %m(Cl2) = 0,213. 100% : 6 = 3,55 %
CÂU 37 C
AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
Ta có: n(NaCl) = 0,1. 0,1 = 0,01 → n(AgCl) = 0,01 → m(AgCl) = 1,435 g
CÂU 38A
AgNO3 + NaR → AgR + NaNO3
BTKL: m(AgNO3) + m(NaR) = m(kết tủa) + m(NaNO3) → 170a + 31,84 = 57,34 + 85a → a = 0,3
→ n(NaR) = 0,3 → 23 + R = 31,84 : 0,3 → R = 83,133
Do X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp → X, Y là Br, I.
CÂU 39 A
Mg + X2 → MgX2
KL: m(X2) = 9,2 – 1,2 = 8
Lại có n(X2) = n(Mg) = 0,05 → M(X2) = 8 : 0,05 = 160 (brom)
CÂU 40 B
2Fe + 3X2 → 2FeX3
BTKL: m(X2) = 11,3 – 5,6 = 5,7
Lại có: n(Fe) = 0,1 → n(X2) = 0,15 → M(X2) = 5,7 : 0,15 = 38 → X = 19 (Flo)

Tô Nhất Trí 2021-2022 SĐT: 0387300022

You might also like