Ngo Nhu Hoa (2017)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGÔ NHƯ HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỐI LIÊN QUAN


CỦA RĂNG KHÔN VỚI CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LÂN
CẬN TRÊN PHIM TOÀN CẢNH
Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


Thạc sĩ LÂM NHỰT TÂN
Thạc sĩ PHẠM HẢI ĐĂNG

Cần Thơ – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGÔ NHƯ HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỐI LIÊN QUAN CỦA
RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI VỚI CÁC
CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LÂN CẬN TRÊN PHIM TOÀN CẢNH
VÀ ĐÁNH GIÁ SAU PHẪU THUẬT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


Thạc sĩ LÂM NHỰT TÂN
Thạc sĩ PHẠM HẢI ĐĂNG

Cần Thơ – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Ngô Như Hòa


MỤC LỤC

Trang phụ bìa


Lời cam đoan
Mục lục
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thuật ngữ, sự hình thành và mọc răng khôn hàm dưới (RKHD)
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của răng khôn hàm dưới
1.3. Biến chứng trong và sau khi phẫu thuật nhổ RKHD
1.4. Các phương pháp đánh giá biến chứng sau phẫu thuật nhổ RKHD
1.5. Nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
Chương 3 - KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RKHD
3.3. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD
Chương 4 - BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RKHD
4.3. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

Răng khôn hàm dưới Mandibular third molar


Thần kinh răng dưới Inferior alveolar nerve
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

RKHD: Răng khôn hàm dưới


ORD: Ống răng dưới
SPT: Sau phẫu thuật
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân đến khám RKHD


Bảng 3.2. Tỉ lệ (%) tình trạng mọc của RKHD
Bảng 3.3. Tỉ lệ (%) phân loại trục RKHD
Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) mức độ lệch gần của RKHD
Bảng 3.5. Tỉ lệ (%) hình dạng chân răng của RKHD
Bảng 3.6. Tỉ lệ (%) phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
Bảng 3.7. Tỉ lệ (%) phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
Bảng 3.8. Tỉ lệ (%) phân loại RKHD theo Pell, Greogy
Bảng 3.9. Tỉ lệ (%) mức độ khó nhổ của RKHD
Bảng 3.10. Tỉ lệ (%) khoảng cách giữa chân RKHD và ống răng dưới
Bảng 3.11. Tỉ lệ (%) mối liên quan giữa RKHD và ống răng dưới
Bảng 3.12. Mức độ sưng mặt sau phẫu thuật theo chiều ngang
Bảng 3.13. Mức độ sưng mặt sau phẫu thuật theo chiều dọc
Bảng 3.14. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ sưng mặt SPT
Bảng 3.15. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ sưng mặt SPT
Bảng 3.16. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ đau SPT
Bảng 3.17 Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ đau SPT
Bảng 3.18. Sự tương quan giữa giới tính và biến chứng chảy máu SPT
Bảng 3.19. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và biến chứng chảy máu SPT
Bảng 3.20. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ khít hàm SPT
Bảng 3.21. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ khít hàm SPT
Bảng 4.1. So sánh sự phân bố RKHD lệch ngầm ở hai bên phân hàm
Bảng 4.2. So sánh tỉ lệ (%) tình trạng mọc của RKHD
Bảng 4.3. So sánh tình trạng chung của RKHD
Bảng 4.4. So sánh tỉ lệ (%) mức độ lệch gần của RKHD
Bảng 4.5. So sánh phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
Bảng 4.6. So sánh phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
Bảng 4.7. So sánh phân loại RKHD theo Pell, Greogy
Bảng 4.8. So sánh mức độ khó nhổ của RKHD
Bảng 4.9. So sánh mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới
Bảng 4.10. So sánh biến chứng trong phẫu thuật
Bảng 4.11. So sánh sự thay đổi mức độ sưng theo chiều ngang
Bảng 4.12. So sánh sự thay đổi mức độ sưng mặt theo chiều dọc
Bảng 4.13. So sánh tình trạng khít hàm sau phẫu thuật
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ (%) RKHD lệch ngầm ở hai phân hàm


Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ (%) tình trạng chung của RKHD
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ (%) biến chứng trong phẫu thuật
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ (%) mức độ đau sau phẫu thuật
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ biến chứng chảy máu sau phẫu thuật
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ (%) biến chứng khít hàm sau phẫu thuật
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Các giai đoạn hình thành răng khôn hàm dưới
Hình 1.2. Sơ đồ minh họa chuyển động của chùm tia X và cassette phim
Hình 1.3. Phim Xquang toàn cảnh (hình chụp từ nghiên cứu này)
Hình 1.4. Phân loại trục RKHD theo Archer và Kruger
Hình 1.5. Phân loại RKHD theo chiều rộng và chiều sâu.
Hình 1.6. Các dấu chứng liên quan của chân răng khôn hàm dưới và ống răng
dưới trên hình ảnh toàn cảnh theo Monaco (2004)
Hình 2.1. Dụng cụ phẫu thuật (hình chụp từ nghiên cứu này)
[Type here] 1 [Type here]
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình tiến hóa, con người dần dần dùng thức ăn chín hơn,
mềm hơn đồng thời việc sử dụng lực của hai hàm không cần mạnh như trước
nữa, nên xương hàm ngày một thu nhỏ đi. Trong khi chức năng của răng 8
(răng khôn) cũng giảm dần và kích thước phần nào tiêu biến. Tuy nhiên, sự
giảm kích thước giữa răng và xương hàm là không đồng bộ. Thêm vào đó,
răng 8 là răng mọc sau cùng trong khi xương hàm hầu như không còn tăng
trưởng và có độ cứng cao. Vì những lí do trên nên khi răng 8 mọc thường gây
ra nhiều vấn đề.
Răng khôn mọc kẹt dễ gây ra các biến chứng như: túi viêm quanh thân
răng, sâu mặt xa răng 7, tiêu chân răng lân cận, viêm mô tế bào, sai lệch khớp
cắn, rối loạn khớp thái dương hàm...Hơn nữa, răng 8 dù được nhổ đi thì bệnh
nhân vẫn phải đối mặt với những tai biến sau đó như: sưng mặt, đau, khít
hàm, chảy máu, viêm ổ răng…những vấn đề này phụ thuộc vào phương pháp,
thao tác thực hiện của người bác sĩ, khả năng đáp ứng của bệnh nhân….
Tình trạng răng khôn mọc kẹt hay lệch và đánh giá những tai biến sau
khi nhổ những răng này đã được các tác giả nghiên cứu nhiều trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.
Việc chẩn đoán đúng tình trạng của răng cũng như đưa ra hướng điều
trị chính xác, phù hợp sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng, tiết
kiệm thời gian, tiền bạc. Để có được thành công đó, người bác sĩ cần phối hợp
đồng bộ việc khám lâm sàng, đánh giá trên cận lâm sàng và nắm rõ những
nguy cơ tai biến trước, trong và sau điều trị. Do đó, xác định đặc điểm lâm
sàng, hình ảnh trên phim X-quang toàn cảnh cùng với việc nhận định được
mối liên quan của răng khôn với các cấu trúc lân cận là những yếu tố quan
trọng góp phần to lớn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.
2

Mặc dù các vấn đề trên đã được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam,
nhưng tại Cần Thơ điều này chưa được chú trọng đúng mức. Đặc biệt tại khoa
Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ, các nghiên cứu tương
tự dù có nhưng chưa thực sự phong phú và cũng chưa có cái nhìn tổng quan
lẫn chi tiết. Để góp phần tăng thêm nguồn tư liệu phục vụ cho công tác chẩn
đoán và điều trị cũng như hạn chế các biến chứng trước, trong và sau nhổ
răng khôn, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, mối liên quan của răng khôn hàm dưới với các cấu trúc giải phẫu
lân cận trên phim toàn cảnh và đánh giá sau phẫu thuật tại Trường Đại
Học Y Dược Cần Thơ ” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của răng khôn hàm dưới tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành tham khảo các tài
liệu có liên quan. Qua đó, chúng tôi tổng hợp được các nội dung sau:
1.1. Thuật ngữ, sự hình thành và mọc răng khôn hàm dưới (RKHD)
1.1.1. Thuật ngữ
- Theo Ủy ban Phẫu thuật miệng của Mỹ (1971)
Răng mọc chìm (Impacted teeth): là răng không mọc một phần hay
hoàn toàn do vướng răng khác bên cạnh, xương ổ răng hay mô mềm ngăn cản
sự mọc lên của răng đó. Việc chẩn đoán một răng mọc chìm chỉ khi nào quá
tuổi mọc mà không mọc mới được xem là một răng mọc chìm [5].
Răng mọc lệch (Malposed teeth): là răng đã mọc, nhưng nằm ở tư thế
bất thường trên hàm, do không đủ chỗ trên cung hàm hoặc do di truyền [5].
Răng không mọc (Unerupted teeth): là răng không xuyên qua được
niêm mạc miệng sau khi đã qua thời kỳ mọc [5].
- Theo Peter Tets và Wifried Wagner
Răng kẹt (Embedded teeth): là răng không mọc tới mặt phẳng cắn sau
khi đã hoàn tất sự phát triển của răng [5].
Răng lạc chỗ (Etopic teeth): là răng không nằm ở vị trí bình thường của
nó trên cung hàm [5].
- Theo A.Fare
Răng ngầm trong xương: là răng nằm hoàn toàn trong xương [5].
Răng ngầm dưới niêm mạc (Sub mucosa): phần lớn răng đã mọc ra
khỏi xương, nhưng bị niêm mạc bao bọc một phần hay toàn bộ [5].
4

Răng kẹt (Embedde teeth): một phần thân răng đã mọc khỏi xương
nhưng bị kẹt không thể mọc thêm được nữa [5].

1.1.2. Sự hình thành và mọc răng khôn hàm dưới


1.1.2.1. Các giai đoạn hình thành

Hình 1.1. Các giai đoạn hình thành răng khôn hàm dưới
Nguồn: Yun-Hoa Jung and Bong-Hae Cho [35]
Mầm RKHD có chung thừng liên bào với răng hàm lớn thứ nhất và thứ
hai. Từ tuần lễ thứ 16 bào thai, từ bó tự do phía xa của lá răng nguyên thủy
hàm sữa thứ hai, xuất hiện một dây biểu bì. Đó là nụ biểu bì của mầm răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất. Sau đó dây biểu bì vẫn tiếp tục phát triển lan về
phía xa, cho nụ biểu bì răng hàm lớn thứ 2 vào tháng thứ 9 bào thai. Cuối
cùng nụ biểu bì của RKHD được hình thành khoảng 4-5 tuổi [17].
Quá trình hình thành và phát triển của răng khôn hàm dưới cũng trải
qua các giai đoạn giống như các răng vĩnh viễn khác. Giai đoạn bắt đầu
khoáng hóa thân răng khoảng 9 tuổi (Hình 1.1 stageA), hoàn thiện thân răng
và canxi hóa khoảng 12-15 tuổi (Hình 1.1 stage D), giai đoạn hoàn thiện chân
răng khoảng 18-25 tuổi (Hình 1.1 stage G và H) [35].
5

Quá trình phát triển của cành lên xương hàm dưới bị lùi về phía xa. Vì
vậy, mầm RKHD cũng bị xoay chuyển theo ở giai đoạn hình thành thân răng
từ 4-13 tuổi. Thời kỳ chân răng, thân răng xoay dần đứng ở phía xa răng số 7
để mọc. Quá trình này có thể có nhiều yếu tố tác động đến, vì vậy mà răng số
8 có thể không mọc ở vị trí bình thường và thẳng đứng như răng khác [5].
1.1.2.2. Nguyên nhân làm RKHD mọc lệch ngầm
- Tại chỗ
+ Mầm răng không đủ các yếu tố để mọc: không có cơ quan tạo men, không
có dây chằng Sharpey, do giai đoạn hình thành túi răng không đầy đủ, tủy
răng thiểu sản nuôi dưỡng kém.
+ Thiếu chỗ để mọc
+ Do thân răng không vượt qua được niêm mạc, xương ổ răng.
+ Do lợi: lợi ở phía trên răng quá dày, sừng hóa, cản trở quá trình mọc răng.
+ Các răng khôn mọc trong khoảng từ 18-25 tuổi, đây làm những răng mọc
sau cùng, khi xương hàm hầu như không tăng trưởng nữa, xương đã trưởng
thành có độ cứng cao.
- Toàn thân
+ Do còi xương suy dinh dưỡng, do rối loạn nội tiết, thiếu máu,…
+ Do những dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
+ Một số bệnh lý làm rối loạn hoặc kém phát triển sọ mặt, đặc biệt là xương
hàm dưới làm ảnh hưởng tới sự mọc RKHD.
1.1.2.3. Biến chứng khi mọc răng
Bệnh nha chu: trường hợp RKHD lệch làm giảm lượng xương phía xa
răng cối lớn thứ hai kế cận. Đồng thời, vì khó giữ vệ sinh ở mặt xa răng cối
lớn thứ hai, răng cuối cùng trên cung hàm, vi khuẩn gây viên nướu có thể xâm
nhập nhiều vào mặt chân răng, do đó sẽ dẫn đến viêm nha chu trầm trọng [1].
6

Sâu răng: tại vị trí răng lệch tựa vào răng kế bên thường xảy ra tình
trạng nhồi nhét thức ăn và rất khó làm sạch, vi khuẩn gây sâu răng có thể xâm
nhập vào mặt răng kế cận, vì thế dễ gây sâu răng kế bên và chính nó [5],[44].
Viêm quanh thân răng (viêm lợi trùm): viêm quanh thân răng là một
nhiễm trùng mô mềm xung quanh thân răng của răng ngầm một phần và do vi
khuẩn thường trú trong miệng gây ra. Ở dạng nhẹ nhất, viêm lợi trùm gây ra
đau và sưng tại chỗ. Tình trạng nặng hơn, bệnh nhân ngoài sưng đau tại chỗ,
còn bị sưng mặt nhẹ, cứng khít hàm nhẹ thứ phát từ viêm cơ cắn và sốt nhẹ.
Nặng hơn nữa, viêm lợi trùm có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng vùng
mặt, cứng khít hàm tăng lên, sốt cao hơn 38,50 C, sưng mặt và đau [5],[11].
Tiêu chân răng: đôi khi, răng lệch và ngầm gây ra áp lực lên chân răng
kế cận đủ để gây ra tiêu chân răng [5],[11].
Gãy xương hàm: răng khôn ngầm trong xương hàm dưới chiếm mất
phần xương hàm bình thường do xương lấp đầy. Do đó, xương hàm dưới có
thể yếu đi và dễ bị tổn thương [13].
Răng chen chúc ở hàm dưới: nhiều nghiên cứu nhận thấy sự mọc răng
khôn có ảnh hưởng đến sự chen chúc của răng hàm dưới, nhất là sau khi
chỉnh hình răng xong. Tỉ lệ răng khôn mọc kẹt tăng lên trong những trường
hợp chỉnh nha không nhổ răng tiền cối. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
nhổ răng tiền cối thì răng khôn không mọc kẹt [37].
1.1.2.4. Chỉ định và chống chỉ định nhổ RKHD
- Chỉ định
+ RKHD lệch ngầm gây biến chứng. Răng ngầm dưới phục hình.
+ Nhổ theo yêu cầu của chỉnh hình, phục hình, tai mũi họng.
+ Nhổ RKHD để dự phòng các biến chứng hoặc chuẩn bị trước xạ trị [2],[11],[37].
- Chống chỉ định
+ Các bệnh lý toàn thân chưa cho phép tiến hành phẫu thuật.
7

+ Bệnh nhân lớn tuổi, sức khỏe kém.


+ Răng khôn hoàn toàn không gây biến chứng ở người lớn tuổi.
+ Có thể tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc lân cận: phục hình, ống răng
dưới, răng kế cận… [2],[11],[37].
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của răng khôn hàm dưới
1.2.1. Phim Xquang toàn cảnh

Hình 1.2. Sơ đồ minh họa chuyển động của chùm tia X và cassette phim
Nguồn: Trần Ngọc Thành (2015) [18]
Nguyên lý hoạt động của máy chụp phim toàn cảnh: chùm tia phát ra qua
một khe hẹp và hướng tia thay đổi liên tục cho phép ghi lại hình ảnh của một
vật thể cong. Cassette phim và bóng trung tâm quay theo hướng ngược chiều
nhau trong khi bệnh nhân đứng hoặc ngồi ở một tư thế cố định. Qua một loạt
các trung tâm quay chùm tia X hướng về phía phim đang chuyển động để ghi
lại một mặt phẳng đã lựa chọn trên cấu trúc giải phẫu răng. Trung tâm quay là
trục mà bóng phát tia và cassette phim xoay quanh, nó là tiêu điểm chức năng
của các hướng tia. Phim toàn cảnh có độ phóng đại hình ảnh nhưng điều này
có thể chấp nhận được [18].
8

Hình 1.3. Phim Xquang toàn cảnh (hình chụp từ nghiên cứu này)
1.2.2. Phân loại lệch lạc RKHD
Phân loại trục RKHD theo Archer 1975, Kruger 1984 [5],[20],[31]
+ Trục răng thẳng ngầm.
+ Trục răng nằm ngang.
+ Trục răng lộn ngược ngầm.
+ Răng lệch gần - góc.
+ Răng lệch xa - góc.
+ Răng lệch má - góc.
+ Răng lệch lưỡi - góc.

Hình 1.4. Phân loại trục RKHD theo Archer và Kruger


Nguồn: Fragiskos, F. D. (2007) [31]
Phân loại hình dáng chân răng theo J.Pon, A.Pasturel, J.C Donesnard [2]
1: chân loại 1: chân hội tụ, đường kính chân răng nhỏ hơn thân.
9

2: chân loại 2: chân cong xuôi chiều bẩy.


3: chân loại 3: răng lệch gần chân ngược chiều (cong về phía gần).
4: chân loại 4: hai chân răng cong ngược chiều.
5: chân loại 5: đường kính chân răng to hơn thân răng.
6: chân loại 6: răng nhiều chân phân kì.
Phân loại theo Pell, Gregory [5],[11],[39],[37]
- Dựa vào độ sâu của RKHD so với mặt cắn răng 7 (theo độ sâu)
+ Loại A: Khi điểm cao nhất (H) của RKHD nằm ngang hay cao hơn
mặt cắn răng số 7.
+ Loại B: Khi điểm cao nhất của RKHD nằm giữa mặt cắn và cổ răng số 7.
+ Loại C: Khi điểm cao nhất nằm thấp hơn cổ răng số 7.
- Dựa vào tương quan của thân RKHD và khoảng rộng giữa mặt xa răng số 7
và phần cành cao xương hàm dưới (theo chiều rộng)
+ Loại 1: Khoảng giữa bờ xa răng số 7 và phần trước cành cao (a) bằng
hoặc lớn hơn bề rộng gần-xa của thân RKHD (b): a ≥ b.
+ Loại 2: Khoảng a < b, nghĩa là khoảng giữa bờ xa răng số 7 và bờ
trước cành cao nhỏ hơn bề rộng gần-xa của thân RKHD.
+ Loại 3: RKHD nằm chìm hoàn toàn trong xương.

Hình 1.5. Phân loại RKHD theo chiều rộng và chiều sâu.
Nguồn: Walter Lozano (2014) [55]
10

1.2.3. Mối liên quan giữa RKHD và các cấu trúc lân cận
- Liên quan trực tiếp:
+ Phía sau: liên quan với ngành lên xương hàm dưới.
+ Phía trước: liên quan với răng 7.
+ Hai bên liên quan với xương ổ răng.
+ Mặt trong: qua lớp xương mỏng liên quan đến thần kinh lưỡi, lớp
xương này đôi khi cũng bị tiêu đi một phần. Đây có khi là chỗ bám của cơ
chân bướm trong hay một bó cơ co thực quản trên.
+ Mặt ngoài: liên quan với một lớp xương dày.
+ Phía trên: tùy từng trường hợp mà có sự liên quan với khoang miệng
hay còn một lớp xương, niêm mạc.
+ Phía dưới: liên quan với ống răng dưới (ORD), ở trong ống này có
chứa mạch máu và thần kinh, chân răng có thể nằm sát ORD. Đôi khi ORD đi
qua giữa các chân răng nhưng thường nằm lệch về phía tiền đình của chân
răng khôn hàm dưới [2],[17],[20].
- Liên quan gián tiếp:
+ Ngoài và trước: liên quan với mô tế bào tiền đình và má.
+ Trong và trước: liên quan với mô tế bào sàn miệng.
+ Sau và trên: liên quan với mô tế bào trụ trước vòm miệng và hố
bướm hàm.
+ Sau và ngoài: liên quan với khối cơ nhai, hố thái dương [2],[17],[20].
- Mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới theo Monaco (2004) [15],[40]
1: Đường thấu quang đi ngang qua chân RKHD: ống răng dưới chồng
lên chân răng khôn, hình ảnh này xảy ra khi thành trên và thành dưới của ống
răng dưới nằm chồng hoặc đè lên chân răng khôn.
11

2: Chân răng bị tối và phân đôi: tăng thấu quang ở chóp răng khôn, khi
có một vùng chân răng tối hơn độ cản quang của cả chân răng và vùng tối này
của chân răng khôn chập với hình ảnh ống răng dưới
3: Sự gián đoạn của ống răng dưới và đứt đoạn đường trắng, bao gồm
gián đoạn bờ xương, tạo thành các gián đoạn thành trên hoặc thành dưới của
ống răng dưới.
4: Chệch hướng ống răng dưới: chệch hướng được nhận ra trên xquang
nơi uốn cong của ống răng dưới ở sát chân hoặc thân răng khôn.
5: Hẹp ống răng dưới: bao gồm sự thu hẹp đường kính của ống răng
dưới tiếp xúc với răng khôn, thu hẹp có thể được kết hợp với độ lệch kênh
hoặc lệch của đỉnh chóp răng.
Ngoài ra, theo Blaeser B. (2003) [23], các trường hợp tăng nguy cơ tổn
thương thần kinh răng dưới là: chệch hướng ORD, chân răng bị tối, gián đoạn
ORD.

Hình 1.6. Các dấu chứng liên quan của chân răng khôn hàm dưới và ống
răng dưới trên hình ảnh toàn cảnh theo Monaco (2004)
Nguồn: Monaco và cs (2004) [40]
12

1.3. Biến chứng trong và sau khi phẫu thuật nhổ RKHD
1.3.1. Biến chứng trong khi phẫu thuật
- Gãy chóp chân răng
Nếu chân răng không bị nhiễm trùng, chân răng quá gần những cấu trúc
như xoang hàm, kênh răng dưới, hố thái dương, việc cố gắng lấy chân răng ra
có thể nhiều tai biến nghiêm trọng hơn thì tốt hơn nên để lại. Sau một một
thời gian, quá trình lành thương của xương đẩy chân răng trồi lên, lúc đó có
thể lấy nó ra dễ dàng hơn [4],[37].
Nếu chân răng nhiễm trùng, hay có thể nhìn thấy rõ, có thể dùng nạy
nhỏ đi vào, cũng có thể lấy chóp chân răng bằng cây nạo ngà. Ngoài ra có thể
dùng trâm nạo sử dụng trong chữa tủy đưa vào lỗ ống tủy nếu nhìn thấy rõ,
xoay trâm cho chặt, kéo chóp lên. Trường hợp khó không nhìn thấy được nên
nhổ bằng phương pháp phẫu thuật.
- Gãy mặt trong xương ổ răng
Có thể do dùng lực quá mạnh trong khi xương ổ mỏng. Mảnh gãy có
thể dính theo chân răng được lấy ra.
- Chấn thương răng 7
Thường do sử dụng dụng cụ không thích hợp. Răng bị gãy thường có lỗ
sâu to hay có miếng trám...
- Gãy góc hàm
Do răng nằm quá sâu, dùng lực bẩy quá lớn, chiều lực bẩy không phù
hợp. Mặc dù biến chứng này xảy ra với tỷ lệ rất thấp (0,00049%) nhưng biến
chứng này rất trầm trọng [51].
- Chảy máu
Có thể gặp ở những người có rối loạn đông máu, bệnh gan mãn tính,
nghiện rượu, sử dụng aspirin kéo dài… những trường hợp này có thể tiên
lượng trước. Ngoài ra, biến chứng chảy máu có thể gặp trong lúc nhổ răng
13

như chạm phải hay cắt đứt động tĩnh mạch như động mạch khẩu cái, động
mạch răng dưới, động mạch mặt…[4].
1.3.2. Biến chứng sau phẫu thuật (SPT)
- Sưng nề sau phẫu thuật
Sau nhổ răng ngầm hay cắt dũa xương, sưng thường rất trầm trọng, đạt
tới đỉnh vào khoảng 48 giờ đến 72 giờ sau thủ thuật (tức vào ngày thứ hai
hoặc thứ ba sau phẫu thuật), rồi sau đó trở lại bình thường [4]. Theo nghiên
cứu của Damodar A. (2009), bên có vạt được khâu kín có tình trạng sưng sau
phẫu thuật tăng nhiều hơn so với không khâu [28].
Biến chứng sưng mặt là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật. Do
nhiều yếu tố tác động như: thời gian phẫu thuật kéo dài, mức độ tổn thương
mô mềm, độ khó của răng đã nhổ, cơ địa phản ứng của bệnh nhân, chăm sóc
hậu phẫu (chườm lạnh ngày đầu và chườm nóng các ngày sau đó)… và cả sự
khác nhau trong lựa chọn thuốc kháng viêm [42],[50]. Thậm chí việc chọn
đường vào cơ thể của thuốc kháng viêm cũng cho kết quả khác nhau [47].
Theo Koçer và cs (2014) [36] cho rằng: cả 3 hình thức tiêm tĩnh mạch, uống
hay tiêm tại chỗ methylprednisolone đều có tác dụng giảm sưng và khít hàm
sau phẫu thuật, trong đó, tiêm tại chỗ có tác dụng tốt hơn so với 2 phương
pháp còn lại.
- Chảy máu sau phẫu thuật
Nhổ răng là một can thiệp phẫu thuật thường gây chảy máu vì các lý
do: xoang miệng là nơi có rất nhiều mạch máu, nhổ răng để lại một vết
thương hở ở mô xương và mô mềm làm cho máu rỉ liên tục từ vết thương, cắn
gòn không đủ chặt và không che kín ổ răng, bệnh nhân hay dùng lưỡi chạm
vào ổ răng hoặc làm động tác hút khiến cục máu đông bị bong khỏi ổ răng
gây chảy máu thứ phát, ngoài ra các men trong nước bọt có thể phân giải cục
14

máu đông trước khi tạo thành mô hạt [4]. Sau nhổ răng máu có thể rỉ ra từ 12
đến 24 giờ, đó là phản ứng sinh lý bình thường [33].
- Đau sau phẫu thuật
Đối với phẫu thuật răng khôn, sau quá trình phẫu thuật, các cấu trúc
xương ổ, niêm mạc, nướu… bị tổn thương sẽ khởi động quá trình viêm, các
hóa chất trung gian đặc biệt là prostaglandin sẽ được phóng thích.
Prostaglandin trực tiếp kích thích và tăng cảm các đầu tận cùng thần kinh tại
chỗ, gây tăng cảm giác đau. Ngoài ra đau còn do prostaglandin làm cho thụ
thể đau nhạy cảm với tác động gây đau của các kinins (histamin, bradykinin)
và tác động chèn ép đầu dây thần kinh do các hóa chất trung gian làm tăng
tính thấm thành mạch, làm thoát dịch và các protein ra mô kẽ [4].
- Co khít hàm sau phẫu thuật
Co khít hàm là tình trạng co thắt các cơ hàm làm hạn chế độ há miệng
của bệnh nhân, biến chứng này tuy ít xảy ra nhưng gây khó chịu nhiều cho
bệnh nhân. Ngoài ra, có thể làm giảm mức độ sưng, đau và khít hàm khi áp
dụng phương pháp chiếu laser công suất thấp vào vùng răng đã nhổ ngay sau
khi phẫu thuật [3],[30].
1.4. Các phương pháp đánh giá biến chứng sau phẫu thuật nhổ RKHD
1.4.1. Các phương pháp đánh giá sưng nề
- Thang Likert 5 điểm (Phương pháp chủ quan)
Thang này dùng để đánh giá mức độ trầm trọng của sưng. Mức độ sưng
mặt được diễn tả bằng các từ, từ mức độ nhẹ đến nặng: “không có”, “rất ít”,
“trung bình”, ”nhiều”, ”rất nhiều” tương ứng với các điểm số từ 1 đến 5.
- Phương pháp khách quan
Mức độ sưng mặt của bệnh nhân được xác định bằng cách đo kích
thước theo chiều ngang (khoảng cách từ khóe miệng đến chân dái tai) và đo
15

kích thước theo chiều dọc (khoảng cách từ góc mắt ngoài đến góc hàm dưới).
Việc đo được thực hiện theo độ lồi của má bằng cách dùng thước dây (mm) [7].
1.4.2. Phương pháp đánh giá đau
Thang Likert 7 điểm [7],[16]
Đây là thang đánh giá định tính về mức độ trầm trọng đau. Mức độ đau
của bệnh nhân được diễn tả bằng những từ “không đau” đến “đau không chịu
nổi” tương ứng với các điểm từ 1 đến 7. Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu. Nhược
điểm chính của phương pháp này là không đủ nhạy, không có sự mô tả trung
gian giữa các điểm và các mức độ, khoảng cách giữa hai điểm xem như bằng
nhau.
0: không đau
1: hơi khó chịu
2: đau nhẹ
3: đau trung bình
4: đau nhiều
5: đau rất nhiều
6: đau không thể tưởng tượng nổi
1.4.3. Phương pháp đánh giá sự chảy máu
Sự ngừng chảy máu được ghi nhận khi quan sát tại vết thương không
còn giọt máu nào chảy ra nữa hay khi khạc nhổ không thấy nước bọt có lẫn
máu màu hồng hay đỏ. Biến chứng chảy máu khi máu chảy rỉ rả trên 24h sau
nhổ răng hoặc máu chảy nhiều, ồ ạt [4].
1.4.4. Phương pháp đánh giá co khít hàm
Lấy độ há miệng tính từ rìa cắn răng cửa trên đến rìa cắn răng cửa dưới
tính bằng mm. Độ khít hàm được đo ở các thời điểm: trước phẫu thuật và sau
phẫu thuật ngày. Được đánh giá như sau:
0: Không khít hàm (>25mm).
1: Khít hàm (≤25mm).
16

1.5. Nghiên cứu trong nước và trên thế giới


1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới
Theo Dichi và Howell (1961) [5], đã điều tra 3874 thanh niên 20 tuổi
thì 17% có một răng kẹt.
Nghiên cứu của D.Gabrie Pandurie cùng cộng sự (2009) đánh giá ảnh
hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật RKHD. Nghiên cứu tiến
hành trên 101 bệnh nhân phẫu thuật RKHD, có 105 RKHD được phẫu thuật,
mỗi lần chỉ phẫu thuật 1 răng. Nghiên cứu đánh giá các chỉ số đau, sưng, ăn
uống, hơi thở, nói chuyện, ngủ ,sốt, khả năng làm việc qua 1 ngày, 3 ngày và
một tuần sau phẫu thuật RKHD theo hai phương pháp tạo vạt có cắt xương và
tạo vạt không cắt xương. Lý do để phẫu thuật RKHD là răng mọc kẹt 21%,
ảnh hưởng mô mềm 21%, ảnh hưởng xương 58%. Ghi nhận có 25,7% viêm
quanh thân răng. Phẫu thuật theo phương pháp tạo vạt có cắt xương chiếm
66,7% trong khi có 33,3% không cắt xương. Biến chứng sau phẫu thuật chiếm
34,3% trong tổng số trường hợp nghiên cứu. Hầu hết biến chứng liên quan
lành thương 20%, khít hàm 30,5%, dị cảm 1,9%, mất cảm giác 1% [5].
Nghiên cứu của Francois Blondeau và cộng sự (2007) về các biến
chứng sau phẫu thuật và các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật RKHD: Tiến hành
trên 327 bệnh nhân với 550 RKHD được phẫu thuật (136 nam và 191 nữ). Tỉ
lệ biến chứng là 6,9% bao gồm 20 trường hợp viêm xương ổ răng, 12 trường
hợp nhiễm trùng, 6 trường hợp dị cảm thần kinh răng dưới, 6 trường hợp mất
cảm giác (3 trong số đó là tạm thời, 3 còn lại là vĩnh viễn) [24].
1.5.2. Nghiên cứu trong nước
Lê Ngọc Thanh (2005) nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh
giá kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm với các tỷ lệ:
RKHD mọc lệch gần chiếm 68,7%, mọc ngầm 14,5%, lệch má 8,4%, lệch xa
4,8%. Tư thế lệch của RKHD mọc lệch gần: từ 80 o -100o chiếm 61,4%, 45o-
17

80o chiếm 29,8%, 20o-45o chiếm 8,8%. Tương quan khoảng rộng xương: loại
II chiếm 53%, loại I chiếm 32,5%, loại III chiếm 14,5%. Tai biến do mọc
răng khôn hàm dưới chiếm 49,4% trong đó viêm quanh thân răng chiếm
20,5% , viêm lợi trùm 16,9%, viêm mô tế bào 9,6%, viêm xương 2,4% [17].
Lê Nguyên Bá (2011), đặc điểm lâm sàng và điều trị nhổ RKHD lệch
tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ: Sau phẫu thuật 2 ngày có 70%
bệnh nhân không sưng mặt, 24% sưng nhẹ, sưng to là 6%. Đánh giá đau theo
thang điểm Likert 7 điểm cho thấy đau nhiều ở mức độ 3 (đau trung bình)
chiếm 38%, mức độ 2 (đau nhẹ) chiếm 24%, mức độ 4 (đau nhiều) chiếm
20%, mức độ 5 (đau rất nhiều) chiếm 12%, mức độ 1 (hơi khó chịu) chiếm
4% và mức độ 6 (đau không thể tưởng tượng nổi) chiếm 2%. Khít hàm tạm
thời sau phẫu thuật là 5%. Chảy máu kéo dài sau phẫu thuật chiếm 3% [2].
Phạm Hồng Loan (2014) về các đặc điểm trên lâm sàng, X-quang, các
phương pháp phẫu thuật và các biến chứng sau phẫu thuật RKHD trên 40
bệnh nhân tại Trung tâm Nha khoa, bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần
Thơ, cho thấy trục răng nằm “ngang, má, lưỡi, xa” chiếm 57,5%, chân răng
hội tụ chiếm 55%. Biến chứng trong và sau phẫu thuật nhổ RKHD lệch là
27,5%, gồm 8 trường hợp bị chảy máu, 2 trường hợp tổn thương mô mềm, 1
trường hợp gãy xương ổ răng và 1 trường hợp gãy chóp chân răng [12].
Theo Mai Đình Hưng: báo cáo trên 72 sinh viên răng hàm mặt ở Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Răng số 8 lệch gần chiếm
43,2%, lệch xa chiếm 6,8%, nằm ngang chiếm 36,4%, lộn ngược chiếm 6,8%
và răng số 8 mọc thẳng có túi viêm 6,8% [5].
18

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị RKHD tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân đến nhổ RKHD tại Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, có chụp
phim toàn cảnh.
- Sức khỏe toàn thân và cận lâm sàng đủ đáp ứng với phẫu thuật.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không có khả năng giao tiếp.
- Bệnh nhân đã hoặc đang chỉnh hình.
- Mất hoặc vỡ mặt xa răng 7.
- Răng 8 vỡ lớn, chỉ còn chân răng hoặc răng 8 chưa hình thành đến 1/3 chóp
chân răng.
- Bệnh nhân tham gia nhưng không tái khám đúng hẹn cũng như không trả lời
đầy đủ phiếu câu hỏi.
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại Khu lâm sàng và Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 9/2016 đến ngày 5/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
19

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


2.2.2.1. Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu cho mục tiêu khảo sát RKHD và các cấu trúc liên quan
Công thức tính mẫu ước lượng một tỷ lệ
p ( 1−p ) 0,929(1−0,929)
n = Z21-α/2 2 = 1,96 2x 0,05 2
= 102.
d

α : mức ý nghĩa thống kê (0,05).


Z1-α/2 : giá trị thu được ứng với α=0,05.
n : cỡ mẫu.
p=0,929 (theo Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ (2014) [14], tỉ lệ RKHD cả hai bên
hàm là 92,9%).
d : sai số (d=0,05).
- Trên thực tế chúng tôi khảo sát 106 bệnh nhân đến khám RKHD.
- Để đánh giá kết quả điều trị chúng tôi tiến hành phẫu thuật nhổ RKHD lệch
ngầm và theo dõi hậu phẫu 55 trường hợp.
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi thực hiện chọn mẫu thuận tiện trong nghiên cứu này.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Liệt kê các biến số
- Tuổi, nhóm tuổi: tính theo năm sinh dương lịch
1: <25 tuổi.
2: 25-35 tuổi.
3: >35 tuổi.
- Giới tính
1: Nam.
2: Nữ.
20

- Trình độ học vấn


1: Mù chữ, tiểu học.
2: THCS, THPT.
3: Trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Lý do đến khám và điều trị [4]
1: Nhổ răng dự phòng.
2: Viêm mô tế bào (tình trạng viêm lan sang mô mềm xung quanh,
sưng đau nhiều, có thể khít hàm, kèm triệu chứng toàn thân như sốt).
3: Viêm quanh thân răng, viêm loét niêm mạc, viêm lợi trùm.
4: Sâu mặt xa răng 7 hoặc răng 8 hoặc cả 2.
5: Khít hàm.
6: Tiêu xương tạo nang.
Khác:………
2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RKHD
- Phân hàm
1: Phân hàm 3 (R38).
2: Phân hàm 4 (R48).
- Tình trạng mọc răng
Đánh giá trên lâm sàng
0: Chưa mọc.
1: Đã mọc.
2: Đã nhổ.
- Tình trạng chung
Đánh giá trên phim toàn cảnh
0: Thẳng.
1: Lệch.
2: Ngầm.
21

- Phân loại trục RKHD theo Archer và Kruger [20]


Đánh giá trên phim toàn cảnh
0: Thẳng.
1: Trục răng thẳng ngầm.
2: Trục răng nằm ngang.
3: Trục răng lộn ngược ngầm.
4: Răng lệch gần – góc.
5: Răng lệch xa - góc.
6: Răng lệch má - góc.
7: Răng lệch lưỡi – góc.
Đánh giá bằng cách xác định góc tạo bởi trục răng 7 và trục răng 8: đặt
giấy bóng mờ lên phim, dùng thước thẳng kẻ 2 đường trục răng 7 và 8 (đi qua
trung điểm mặt nhai và chẽ chân răng), dùng thước đo độ đo góc tạo bởi 2
đường thẳng này [8],[13],[15]
Mọc thẳng: ±100 so với trục răng 7.
Nghiêng gần: 110- 700 so với trục răng 7.
Nghiêng xa: (-110) - (-700) so với trục răng 7.
Nằm ngang: >700 so với trục răng 7.
Nằm ngược: >900 hoặc <(-700) so với trục răng 7.
Lệch má: răng lệch khỏi cung răng về phía má.
Lệch lưỡi: răng lệch khỏi cung răng về phía lưỡi
- Mức độ lệch gần của RKHD: góc giữ trục răng 7 và trục răng 8
1: 100-450.
2: 450-800.
3: 800-1000.
22

- Phân loại hình dáng chân răng theo J.Pon, A.Pasturel, J.C Donesnard [2]
1: Chân loại 1: chân hội tụ, đường kính chân răng nhỏ hơn thân.
2: Chân loại 2: chân cong xuôi chiều bẩy.
3: Chân loại 3: răng lệch gần chân ngược chiều (cong về phía gần).
4: Chân loại 4: hai chân răng cong ngược chiều.
5: Chân loại 5: đường kính chân răng to hơn thân răng.
6: Chân loại 6: răng nhiều chân phân kì.
- Phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
1: Loại A.
2: Loại B.
3: Loại C.
Đánh giá trên phim toàn cảnh: theo phương pháp của Byahatti S. B
(2012), Sandhu S. (2005) [8],[25] nghiên cứu về răng khôn:
 Đặt giấy bóng mờ lên phim, dùng thước thẳng kẻ đường trục răng 7 (đi
qua trung điểm mặt nhai và chẽ chân răng).
 Kẻ đường thẳng đi qua điểm cao nhất của RKHD và vuông góc với
trục răng 7 (a).
 Kẻ 1 đường thẳng đi qua đỉnh múi cao nhất ở phía xa răng 7 và vuông
góc với trục răng (b), kẻ 1 đường đi qua cổ răng 7 và vuông góc với
trục răng (c).
 So sánh đường (a) với đường (b) và (c).
- Phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
1: Loại 1.
2: Loại 2.
3: Loại 3.
Đánh giá trên phim toàn cảnh: Dùng thước đo chiều rộng gần xa thân RKHD
so với chiều rộng từ mặt xa răng 7 đến bờ trước cành lên XHD.
23

- Mức độ khó nhổ của RKHD theo Mai Đình Hưng [11]
Điểm
Tương quan với cành đứng
Loại I 1
Loại II 2
Loại III 3
Vị trí độ sâu
Vị trí A 1-2
Vị trí B 3
Vị trí C 4
Trục răng
Thẳng, hơi lệch gần 1
Ngang, má, lưỡi, xa 2
Thẳng + vị trí B,C 3
Lệch xa + vị trí B,C 4
Chân răng
Chân chụm, xuôi chiều, thon 1
Hai chân dạng xuôi chiều 2
Ba chân dạng xuôi chiều, nhiều 3
chân chụm ngược chiều, một chân dùi trống
Hai hay ba chân dang nhiều hướng 4
chân dang rộng hơn cổ và thân răng
Thang điểm :
1: Ít khó từ 1 đến 5 điểm.
2: Khó trung bình từ 6 đến 10 điểm.
3: Rất khó 11 đến 15.
24

- Khoảng cách giữa chân RKHD và ống răng dưới


1: <1mm.
2: ≥1mm.
- Mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới: đánh giá trên phim toàn cảnh
1: Đường thấu quang đi ngang qua chân RKHD.
2: Chân răng bị tối và phân đôi.
3: Sự gián đoạn của ống răng dưới và đứt đoạn đường trắng.
4: Chệch hướng ống răng dưới.
5: Hẹp ống răng dưới.
2.2.3.3. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD
- Biến chứng trong khi phẫu thuật [4]
0: Không có biến chứng.
1: Gãy chóp chân răng.
2: Gãy mặt trong xương ổ răng 8.
3: Chấn thương răng 7.
4: Chảy máu.
Khác …….
- Biến chứng sau phẫu thuật.
+ Đánh giá tình trạng sưng sau phẫu thuật: dùng thước dây đo mức độ sưng
mặt theo 2 chiều, làm tròn đến vạch mm gần nhất. Đánh giá vào các thời
điểm: trước phẫu thuật, sau phẫu thuật ngày 1, 2, 3, 5, 7 (cắt chỉ).
Chiều dọc: khoảng cách từ góc hàm đến góc mắt ngoài.
Chiều ngang: khoảng cách từ chân dái tai đến khóe miệng.
Tính trung bình mức độ sưng mặt.
+ Đánh giá đau sau phẫu thuật: có 7 mức độ đau được bệnh nhân đánh giá
theo thang Likert 7 điểm:
0: Không đau
25

1: Hơi khó chịu


2: Đau nhẹ
3: Đau trung bình
4: Đau nhiều
5: Đau rất nhiều
6: Đau không thể tưởng tượng nổi
+ Đánh giá tình trạng chảy máu: Tính từ lúc kết thúc phẫu thuật đến lúc vết
thương không còn rỉ máu. Bệnh nhân sau khi cắn gòn, nhổ nước bọt trong
hoặc lợn cợn vài sợi hồng xem như không còn chảy máu. Ghi nhận có chảy
máu khi từ ổ răng vẫn chảy máu đỏ tươi hoặc nhổ nước bọt thấy có nhiều
máu, máu chảy ồ ạt hoặc chảy máu rỉ rả hơn 24 giờ.
0: Không.
1: Có.
Thời gian chảy máu (tính bằng giờ).
+ Đánh giá tình trạng khít hàm:
Lấy độ há miệng tính từ rìa cắn răng cửa trên đến rìa cắn răng cửa dưới
tính bằng mm, làm tròn đến vạch mm gần nhất. Đo ở các thời điểm :
Lúc khám bệnh trước phẫu thuật.
Sau phẫu thuật ngày 1, 2, 3, 5, 7 (cắt chỉ).
Có 2 giá trị
0: Không khít hàm (>25mm).
1: Có khít hàm (≤25mm).
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.2.4.1. Các giai đoạn thực hiện
- Tiếp xúc và giải thích rõ với bệnh nhân về nội dung và mục đích của đề tài
để bệnh nhân đưa ra quyết định tham gia nghiên cứu.
26

- Tiến hành thu thập thông tin cơ bản, khám và đánh giá lâm sàng, cho bệnh
nhân thực hiện các cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ điều trị. Đánh giá và
thu thập thông tin trên phim toàn cảnh.
- Bệnh nhân kí cam kết đồng ý phẫu thuật, tiến hành phẫu thuật nhổ RKHD.
- Đánh giá biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, hướng dẫn
chăm sóc hậu phẫu, uống thuốc theo toa, hướng dẫn bệnh nhân tự ghi nhận
đau trong phiếu theo dõi sau phẫu thuật, tái khám vào ngày thứ 1, 2, 3, 5 sau
phẫu thuật để ghi nhận thông tin về mức độ khít hàm, độ sưng.
- Ngày cắt chỉ (ngày 7), điều tra viên ghi nhận độ sưng, độ khít hàm sau khi
cắt chỉ. Thu lại phiếu theo dõi sau sau phẫu thuật của bệnh nhân.
2.2.4.2. Công cụ thu thập
- Giấy giới thiệu, phiếu khám bệnh, giấy cam đoan đồng ý tham gia nghiên
cứu, bảng thu thập thông tin do điều tra viên ghi nhận, phiếu theo dõi sau nhổ
răng do bệnh nhân tự đánh giá.
- Dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc, bộ đồ khám (gương, thám trâm, kẹp
gắp), thước đo độ há miệng, thước dây, bút chì, giấy bóng mờ, phim toàn
cảnh, máy ảnh.
2.2.4.3. Các bước phẫu thuật
- Sát khuẩn, trải khăn.
- Vô cảm: gây tê gai Spix (1 ống) và gây tê tại chỗ mặt ngoài (0,5 ống) bằng
Lidocain 2% có thuốc co mạch Adrenalin 1:100 000.
- Đường rạch: từ gai nướu phía gần răng 7, vòng qua cổ răng đến góc xa
ngoài răng 7 vòng qua cổ răng 8, sau đó kéo về phía sau chếch lên bờ trước
cành đứng xương hàm dưới.
- Dùng cây bóc tách lật vạt toàn bộ đến khoảng đường chéo ngoài.
27

- Dùng mũi khoan trụ (có tưới mát) tạo rãnh xương ôm sát măt ngoài và xa
của RKHD, dùng nạy lấy răng, nếu cần có thể chia thân hoặc chân răng để
lấy.
- Nạo lấy các mảnh vụn và mô hạt viêm, bơm rửa làm sạch ổ răng bằng dung
dịch Povidin 10% pha loãng với nước muối sinh lý.
- Khâu 3 mũi ở phía xa răng 7 bằng chỉ silk 3/0.
- Cho bệnh nhân cắn gòn 30 phút. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật được cấp toa thuốc gồm :
1) Klamentin 1g 10 viên, ngày 2 lần x 1 viên.
2) Methylprednisolon 16mg 10 viên, ngày 2 lần x1 viên.
3) Hapacol 650mg 15 viên, ngày 3 lần x 1 viên.
4) Omeprazole 20mg 10 viên, ngày 2 lần x 1 viên.

Hình 2.1. Dụng cụ phẫu thuật (hình chụp từ nghiên cứu này)
2.2.4.4. Phương pháp thu thập thông tin
- Các biến số được thu thập bằng phỏng vấn: nhóm tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, mức độ đau sau phẫu thuật, tình trạng chảy máu sau phẫu thuật.
- Các biến số được thu thập bằng quan sát: biến chứng trong khi nhổ răng.
- Các biến số được thu thập bằng khám lâm sàng: phân hàm, lý do đến khám,
tình trạng mọc răng, mức độ sưng, mức độ khít hàm sau phẫu thuật.
28

- Các biến số được thu thập bằng đánh giá trên phim toàn cảnh: phân loại
RKHD theo Pell, Gregory, phân loại trục RKHD theo Archer và Kruger, mức
độ lệch gần của RKHD, phân loại hình dáng chân răng theo J.Pon, A.Pasturel,
J.C Donesnard, mức độ khó nhổ, khoảng cách giữa chân RKHD với ống răng
dưới, mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới theo Monaco.
2.2.5. Kiểm tra sai lệch thông tin
- Phỏng vấn viên được tập huấn bởi cán bộ giảng bộ môn Nhổ răng- Tiểu
phẫu trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Phỏng vấn viên chỉ cố định một người, trực tiếp khám lâm sàng, đo đạc trên
phim toàn cảnh, thu thập và xử lý số liệu.
- Bệnh nhân được phát phiếu theo dõi và được phỏng vấn viên gọi điện nhắc
nhở để đảm bảo thông tin thu được đầy đủ và chính xác.
- Các số liệu được thu thập, ghi chép.
- Kiểm tra sự đầy đủ rõ ràng của thông tin thu được trên bảng câu hỏi phỏng
vấn ở mỗi cuối buổi, điều chỉnh sai sót nếu có ngay trong buổi phỏng vấn.
- Đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn bệnh nhân đúng với tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa, nhập, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS for
Window 18.0 và Microsoft Excel 2013.
2.2.6.1. Thống kê mô tả
Trình bày tần số, tỉ lệ %, trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả các biến số
nghiên cứu.
2.2.6.2. Thống kê phân tích
- Dùng phép kiểm định Khi bình phương (χ2 ), kiểm định Fisher sự khác biệt
có ý nghĩa khi p<0,05.
- Dùng kiểm định t test (kết hợp phương pháp Bonferroni trong đo lường 1
yếu tố có lặp): Công thức Bonferroni C=k!/2!(k-2)! (k là số lần đo lường có
29

lặp lại; Kiểm định có ý nghĩa khi p(T)<0,05/C). Áp dụng vào nghiên cứu
này,chúng tôi có k=6 (6 lần đo các ngày 0, 1, 2, 3, 5, 7 sau phẫu thuật), do đó
kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p(T)<0,003.
- Sử dụng kiểm định Independent Sample T Test để phân tích tương quan
giữa giới tính, mức độ khó nhổ của RKHD với các biến chứng sau phẫu thuật.
Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p(T)<0,05.
- Sử dụng kiểm đinh One-Sample T test để so sánh giá trị trung bình độ sưng
mặt với một giá trị của nghiên cứu khác (kết quả trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Minh Hân (2010) [7]). Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được Khoa Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Dược Cần
Thơ thông qua.
- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về nội dung và mục đích của
nghiên cứu và tự nguyện tham gia.
- Tất cả dụng cụ, thiết bị để đo đạc, thăm khám và điều trị đảm bảo an toàn,
không gây tổn thương hay nguy hiểm cho đối tượng nghiên cứu.
- Mọi chỉ định và điều trị thực hiện đúng nguyên tắc và y đức.
- Tất cả số liệu, hồ sơ của đối tượng được lưu trữ và giữ bí mật, chỉ chủ nhiệm
đề tài và các nghiên cứu viên được biết.
30

Chương 3
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 106 bệnh nhân với 190 RKHD được
khảo sát, trong đó có 55 trường hợp được nhổ theo phương pháp phẫu thuật
và theo dõi hậu phẫu tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần
Thơ từ 9/2016 đến 5/2017.
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám có độ tuổi trung bình là 23,78±4,1, lớn nhất là 43
tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi. Chúng tôi ghi nhận trong 106 bệnh nhân tham gia
nghiên cứu có 45,3% là nữ giới (45,3%), còn lại là nam giới chiếm 54,7%.
Còn trong 55 trường hợp được phẫu thuật nhổ RKHD có 49,1% là nam,
50,9% là nữ. Các bệnh nhân có trình độ học vấn ở bậc Trung cấp/Cao
đẳng/Đại học chiếm tỉ lệ cao nhất (94,3%). Các bệnh nhân đến khám với lý
do chủ yếu là viêm lợi trùm, kế đến là dự phòng và sâu răng.
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân đến khám RKHD
Tần số (n) Tỉ lệ (%)
<25 tuổi 86 81,1
25-35 tuổi 16 15,1
Nhóm tuổi
>35 tuổi 4 3,8
23,78±4,1
106 bệnh Nam 48 45,3
nhân Nữ 58 54,7
Giới tính
Nam 27 49,1
55 bệnh nhân
Nữ 28 50,9
THCS/THPT 6 5,7
Trình độ học vấn
Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 100 94,3
Lý do đến khám Dự phòng 27 25,5
Viêm mô tế bào 1 0,9
31

Viêm lợi trùm/ viêm quanh


52 49,1
thân răng/loét niêm mạc
Sâu răng 7 và/hoặc sâu răng 8 25 32,1
Khít hàm 1 0,9
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RKHD
3.2.1. Phân hàm

48,4% 51,6% Phân hàm phải


Phân hàm trái

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ (%) RKHD lệch ngầm ở hai phân hàm


Qua khảo sát 190 răng ở cả hai bên phân hàm, chúng tôi ghi nhận có
167 răng lệch ngầm với 87 RKHD ở bên phải (52,1%) và 80 răng ở phân hàm
bên trái (47,9%).
3.2.2. Tình trạng mọc răng
Ở hai bên phân hàm, tình trạng răng đã mọc chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong
đó, phân hàm trái có tỉ lệ răng chưa mọc và răng đã nhổ tương đương nhau
chiếm 13,2%. Còn ở phân hàm phải, răng đã nhổ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 8
trường hợp chiếm 7,5%, còn răng chưa mọc có tỉ lệ 12,3%.
Bảng 3.2. Tỉ lệ (%) tình trạng mọc của RKHD

Tình trạng mọc của RKHD


Chưa mọc Đã mọc Đã nhổ Tổng
Phân hàm
n % n % n % n %
R38 14 13,2 78 73,6 14 13,2 106 100
R48 13 12,3 85 80,2 8 7,5 106 100
32

3.2.3. Tình trạng chung


Chúng tôi khảo sát trên 190 RKHD, có 12,1% răng mọc thẳng, 76,3%
răng mọc lệch và 11,6% răng mọc ngầm. Khi đánh giá trên từng phân hàm,
chúng tôi thu được kết quả ở Biểu đồ 3.2
72,8% 79,6%
80.0%
60.0%
40.0%
13,1% 11,2% 14,1% 9,2%
20.0%
0.0%
Thẳng Lệch Ngầm
Răng 38 Răng 48

Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ (%) tình trạng chung của RKHD


Kết quả cho thấy phân hàm trái có 67 răng mọc lệch chiếm 72,8%, tiếp
theo là răng ngầm với 13 răng và thấp nhất là răng mọc thẳng với 12 răng.
Đối với phân hàm bên phải, tỉ lệ răng mọc lệch cũng chiếm cao nhất với 78
răng, tiếp đến răng mọc thẳng là 11 răng và thấp nhất là răng mọc ngầm
chiếm 9,2% với 9 răng.
3.2.4. Phân loại trục RKHD
Bảng 3.3. Tỉ lệ (%) phân loại trục RKHD

Phân loại trục RKHD


Trục răng R38 R48 Tổng
n % n % n %
Trục răng thẳng 18 19,6 15 15,3 33 17,4
Trục răng thẳng ngầm 2 2,2 0 2 1
Trục răng nằm ngang 41 44,5 38 38,8 79 41,6
Trục răng lộn ngược ngầm. 0 1 1 1 0,5
Răng lệch gần – góc. 18 19,6 35 35,7 53 27,9
33

Răng lệch xa - góc. 5 5,4 5 5,1 10 5,3


Răng lệch má - góc. 6 6,5 4 4,1 10 5,3
Răng lệch lưỡi – góc. 2 2,2 0 2 1
Tổng 92 100 98 100 190 100
Qua Bảng 3.3 chúng tôi ghi nhận được: ở phân hàm 3, tỉ lệ RKHD nằm
ngang chiếm cao nhất 44,5%, kế đến là lệch gần góc 19,6%, răng mọc thẳng
chiếm 19,6% các tư thế khác chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, đối với phân hàm 4,
răng nằm ngang và lệch gần góc có tỉ lệ tương đương nhau, răng mọc thẳng
chiếm 15,3%, các phân loại trục răng còn lại cũng chiếm tỉ lệ khá thấp. Có sự
khác nhau về phân loại trục răng ở hai bên phân hàm (χ2=61,513, p=0,001).
3.2.5. Mức độ lệch gần của RKHD
Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) mức độ lệch gần của RKHD
Mức độ lệch gần
Tổng
Phân hàm 10 -45
0 0
450-800 800-1000
n % n % n % n %
R38 7 11,9 33 55,9 19 32,2 59 100
R48 15 20,5 42 57,5 16 21,9 73 100
Tổng 26 16,2 75 55,1 35 25,7 136 100
Chúng tôi ghi nhận các RKHD có góc độ trong khoảng 45 0-800 chiếm tỉ
lệ cao nhất với 55,2%, thấp nhất là khoảng 10 0-450 chiếm 19,1%. Giữa phân
hàm 3 và 4, dù các răng trong góc độ 450-800 có tỉ lệ cao nhất nhưng lại khác
nhau trong sự phân bố ở các góc độ còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (χ2=7,639, p=0,106).
3.2.6. Phân loại hình dáng chân răng theo J.Pon, A.Pasturel, J.C Donesnard
Bảng 3.5. Tỉ lệ (%) hình dạng chân răng của RKHD
R38 R48
Hình dạng chân răng
n % n %
Chân hội tụ, đường kính chân răng nhỏ
65 70,6 69 70,5
hơn thân
Chân cong xuôi chiều bẩy. 9 9,8 11 11,2
34

Răng lệch gần chân ngược chiều (cong về


10 10,9 10 10,2
phía gần).
Hai chân răng cong ngược chiều. 7 7,6 7 7,1
Đường kính chân răng to hơn thân răng 0 0 0
Răng nhiều chân phân kì. 1 1,1 1 1
Tổng 92 100 98 100
Trong nghiên cứu này, các phân loại hình dạng chân răng ở hai bên
phân hàm có tỉ lệ gần tương đương nhau, trong đó, chân răng hội tụ có tỉ lệ
cao nhất (R38: 70,6%; R48: 70,5%). Thấp nhất là răng có nhiều chân phân kì
(R38: 1,1%;R48: 1%). Không có trường hợp đường kính chân răng lớn hơn
thân răng.
3.2.7. Phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
Bảng 3.6. Tỉ lệ (%) phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
Phân loại
Tổng
Phân hàm Loại A Loại B Loại C
n % n % n % n %
R38 77 83,7 14 15,2 1 1,1 92 100
R48 75 76,5 20 20,4 3 3,1 98 100
Tổng 152 80 34 17,9 4 2,1 190 100
Theo Bảng 3.6 chúng tôi ghi nhận được: ở cả hai bên phân hàm, vị trí
A chiếm tỉ lệ cao nhất với 83,7% bên trái và 76,5% bên phải, kế đến là vị trí
B, vị trí C chiếm tỉ lệ rất thấp với 1 R38 chiếm 1,1% và 3 R48 chiếm 3,1%.
3.2.8. Phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
Bảng 3.7. Tỉ lệ (%) phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
Phân loại
Tổng
Phân hàm Loại I Loại II
n % n % n %
R38 31 33,7 61 66,3% 92 100%
R48 32 32,7 66 67,3% 98 100%
Tổng 63 33,2% 127 66,8% 190 100%
Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy tương quan theo chiều rộng
giữa RKHD và cành lên XHD chiếm tỉ lệ cao nhất là phân loại II. Trong đó
35

phân hàm 3 có 66,3%, phân hàm 4 có 67,3%. Còn lại là phân loại I. Không có
trường hợp tương quan loại III.
3.2.9. Phân loại RKHD theo Pell, Gregory
Qua khảo sát 190 RKHD cho thấy cả hai bên phân hàm có tỉ lệ IIA cao
nhất, tiếp đến là phân loại IA, đến phân loại IIB, thấp nhất là phân loại IC.
Phân hàm 4 có phân loại IIC chiếm 2,1% trong khi phân hàm 3 không có phân
loại này.
Bảng 3.8. Tỉ lệ (%) phân loại RKHD theo Pell, Greogy
Phân loại
Phân hàm Tổng
IA IIA IB IIB IC IIC
n 27 50 4 10 0 1 92
R38
% 29,3 54,3 4,4 10,9 0 1,1 100
n 25 50 6 14 1 2 98
R48
% 25,5 51 6,1 14,3 1 2,1 100
n 52 100 10 24 1 3 190
Tổng
% 27,4 52,6 5,3 12,6 0,5% 1,6 100
3.2.10. Mức độ khó nhổ của RKHD
Bảng 3.9. Tỉ lệ (%) mức độ khó nhổ của RKHD
Mức độ khó nhổ
Ít khó Khó trung bình Rất khó Tổng
Phân hàm
(1-5đ) (6-10đ) (11-15đ)
n % n % n % n %
R38 38 41,3 54 58,7 0 0 92 100
R48 34 34,7 63 64,3 1 1 98 100
Tổng 72 37,9 117 61,6 1 0,5 190 100
Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy mức độ khó nhổ tập trung chủ yếu ở mức độ
trung bình, mức độ rất khó không ghi nhận được ở phân hàm trái, ghi nhận
được 1 trường hợp ở phân hàm bên phải chiếm tỉ lệ 1%.
3.2.11. Khoảng cách giữa chân RKHD và ống răng dưới
Bảng 3.10. Tỉ lệ (%) khoảng cách giữa chân RKHD và ống răng dưới
Phân hàm Khoảng cách
<1mm ≥1mm Tổng
36

n % n % n %
R38 52 56,5 40 43,5 92 100
R48 59 60,2 39 39,8 98 100
Trên phim toàn cảnh, chúng tôi khảo sát 92 R38 ghi nhận được 52 răng
(56,5%) có mối liên quan mật thiết với kênh dưới. Còn với 98 R48 thì có 59
răng (60,2%) liên hệ với kênh răng dưới.
3.2.12. Mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới
Từ kết quả Bảng 3.10 chúng tôi tiến hành khảo sát mối liên quan với
ống răng dưới của 52 R38 và 59 R48.
Bảng 3.11. Tỉ lệ (%) mối liên quan giữa RKHD và ống răng dưới
R38 R48 Tổng
Mối liên quan
n % n % n %
Đường thấu quang đi ngang
18 35,6 14 23,7 32 28,8
chân răng
Chân răng bị tối và phân đôi 6 11,5 6 10,2 12 10,8
Gián đoạn ORD 21 40,4 35 59,3 56 50,5
Chệch hướng ORD 4 7,7 2 3,4 6 5,4
Hẹp ORD 5 9,6 3 5,1 8 7,2
Có 2 mối liên quan 2 3,8 1 1,7 3 2,7
Chúng tôi nhận thấy mối liên quan với kênh răng dưới chiếm tỉ lệ cao
nhất là gián đoạn kênh răng dưới chiếm 40,4% ở bên trái, 59,3% bên phải,
tiếp đến là đường thấu quang đi ngang qua chân răng. Trong khi đó, có tỉ lệ
thấp nhất là các răng có 2 mối liên quan với 3,8% bên trái và 1,7% bên phải.
37

3.3. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD
3.3.1. Biến chứng trong khi phẫu thuật

10,9%

Không biến chứng

89,1% Gãy chóp

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ (%) biến chứng trong phẫu thuật


Chúng tôi tiến hành phẫu thuật nhổ RKHD cho 55 bệnh nhân ghi nhận có
6 trường hợp gãy chóp chân răng chiếm tỉ lệ 10,9%, trong đó 1 trường hợp để
lại chóp chân răng, các biến chứng khác không xảy ra.
3.3.2. Đánh giá tình trạng sưng sau phẫu thuật
3.3.2.1. Theo chiều ngang
Bảng 3.12. Mức độ sưng mặt sau phẫu thuật theo chiều ngang
Mức độ sưng mặt theo chiều ngang
Ngày Độ sưng mặt Sự thay đổi mức độ sưng p(*) p’(*)
0 102,4 ±7,2
1 105,9±7,7 3,5±1,8 0,00
0,117
2 106,3±7,8 3,9±2,1 0,00
0,00
3 105±7,7 2,6±2,1 0,00
5 102,9±7,6 0,5±1,1 0,023
Cắt chỉ 102,5±7,2 0,1±0,4 0,855
(*) Kiểm định t test bắt cặp (kết hợp phương pháp Bonferroni trong đo lường
1 yếu tố có lặp với, khác biệt có ý nghĩa khi p<0,003).
Chúng tôi ghi nhận được mức độ sưng mặt theo chiều ngang từ ngày 1
đến ngày 3 so với trước phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,003).
Trong đó, ngày 2 có mức độ sưng mặt cao nhất sau đó giảm dần, mức độ sưng
38

giữa ngày 1 và 2 không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p’=0,117>0,003).


Có sự khác biệt giữa ngày 3 và ngày 2 (p’<0,003). Tình trạng sưng giảm dần
đến ngày 5 hầu như trở lại bình thường.
3.3.2.2. Theo chiều dọc
Bảng 3.13. Mức độ sưng mặt sau phẫu thuật theo chiều dọc
Mức độ sưng mặt theo chiều dọc
Ngày
Độ sưng mặt Sự thay đổi mức độ sưng p(*) p’(*)
0 105,1±7,2
1 107,8±7,2 2,7±1,6 0,00
0,00
2 108,4±7,2 3,3±2 0,00
0,00
3 107,2±7,2 2,1±2 0,00
5 105,5±7,3 0,4±1 0,097
Cắt chỉ 105,2±7,2 0,1±0,4 1,000
(*)
Kiểm định t test bắt cặp (kết hợp phương pháp Bonferroni trong đo lường 1
yếu tố có lặp với, khác biệt có ý nghĩa khi p<0,003).
Qua Bảng 3.13 cho thấy mức độ sưng mặt theo chiều dọc từ ngày 1 đến
ngày 3 so với trước phẫu thuật có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,003).
Ngày 2 có mức độ sưng đạt đỉnh cao nhất. Có sự khác biệt giữa các ngày từ
ngày 1 đến ngày 3 (p’<0,003). Tình trạng sưng giảm dần đến ngày 5 hầu như
trở lại bình thường.
3.3.2.3. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ sưng mặt (ngày 2 sau
phẫu thuật)
Bảng 3.14. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ sưng mặt SPT
Sự thay đổi mức độ sưng (**)
Giới tính Theo chiều ngang
Theo chiều dọc (cm)
(cm)
Nam 3,7±2,2 3,2±2
Nữ 4±2 3,6±2
p (*)
0,561 0,355
(**)
Sự thay đổi mức độ sưng của ngày 2 so với trước phẫu thuật.
p(*) Sử dụng kiểm định Independent Sample T Test có ý nghĩa khi p<0,05.
39

Qua Bảng 3.14 ta thấy nữ giới có mức độ sưng cao hơn nam giới cả theo
chiều ngang và chiều dọc. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.2.4. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ sưng mặt sau
phẫu thuật (ngày 2 sau phẫu thuật)
Bảng 3.15. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ sưng mặt SPT
Sự thay đổi mức độ sưng (**)
Mức độ
khó nhổ Theo chiều ngang (cm) Theo chiều dọc (cm)
n
Ít khó 1-5đ 2,9±1,7 2,8±1,5 12
Khó trung bình
4,1±2,1 3,5±2,1 43
6-10đ
p(-) 0,073 0,255 Tổng 55
(**)
Sự thay đổi mức độ sưng của ngày 2 so với trước phẫu thuật.
(-)
Kiểm định Independent Sample test, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Qua kết quả ở 3.15, chúng tôi nhận thấy, mức độ sưng mặt theo chiều
ngang lẫn chiều dọc giữa các RKHD phân theo mức độ khó nhổ khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
3.3.3. Đánh giá tình trạng đau sau phẫu thuật
3.3.3.1. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật
40

Ngày7 3,6%
5,5%
90,9%

Ngày6 1,8%
1,8%
7.3%
89,1%

Ngày5
9,1%
20.0%
70,9%

Ngày4 1,8%
14,5%
23,6%
60%

1,8%
Ngày3
18,2%
32,7%
47,3%

Ngày2 3,6%
32,7%
29,1%
34,6%

3,6%
Ngày1 18,2%
38,2%
23,6%
16,4%
1,8%
5,5%
23,6% 36,4%
Ngày0
7,3% 23,6%
1,8%
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0%

Mức6 Mức5 Mức4 Mức3 Mức2 Mức1 Mức0

Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ (%) mức độ đau sau phẫu thuật


Ngay sau phẫu thuật (ngày 0), mức 4 (đau nhiều) chiếm tỉ lệ cao nhất
(36,4%), tiếp đến là mức 2 (23,6%) và 3 (23,6%), có 1 trường hợp không đau
(1,8%) và 1 trường hợp đau không tưởng tượng nổi (1,8%). Trong các ngày
hậu phẫu, ngày 1 có 90,9% bệnh nhân có cảm giác đau, mức đau nhất là mức
4 (3,6%), mức đau chiếm tỉ lệ nhiều nhất là mức 2 (đau nhẹ) chiếm 38,2%, kế
đến là mức 1 hơi khó chịu (23,6%). Ngày 2 chỉ còn 60% bệnh nhân còn cảm
giác đau. Mức độ đau giảm dần, đến ngày 5 có 90,9% bệnh nhân không còn
cảm giác đau, đến ngày 7 tỉ lệ này là 96,4%.
3.3.3.2. Tương quan giới tính và mức độ đau (ngày thứ 1 sau phẫu thuật)
41

Bảng 3.16. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ đau SPT
Tần số, Mức độ đau
Giới tính Tổng
tỉ lệ 0 1 2 3 4
n 5 8 10 4 0 27
Nam
% 9,1 14,5 18,2 7,3 0 49,1
n 4 5 11 10 2 28
Nữ
% 7,3 9,1 20 18,2 3,6 50,9
n 9 13 21 14 2 55
Tổng
% 16,4 23,6 38,2 25,5 3,6 100
χ =3,234, p=0,519
2

Sau phẫu thuật 1 ngày, nam giới có mức đau từ 0 đến 3, tập trung nhiều ở
mức 1 và 2, mức 2 có tỉ lệ cao nhất 18,2%. Nữ giới có mức đau từ 0 đến 4,
tập trung nhiều ở mức 2 và 3, tỉ lệ cao nhất là mức 2 chiếm 20%, có 2 trường
hợp đau nhiều chiếm 3,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức độ đau giữa hai
giới không có ý nghĩa thống kê.
3.3.3.3. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ đau sau phẫu
thuật (ngày 1 sau phẫu thuật)
Bảng 3.17 Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ đau SPT

Tần số, Mức độ đau


Mức độ khó nhổ Tổng
tỉ lệ 0 1 2 3 4
Ít khó n 4 1 3 4 0 12
1-5đ % 7,3 1 5,5 7,3 0 21,8
Khó trung bình n 5 12 18 6 2 43
6-10đ % 9,1 21,8 32,7 10,9 3,6 79,2
χ =7,416, p=0,115
2

Qua theo dõi hậu phẫu 55 trường hợp, chúng tôi ghi nhận mức đau nhất là
mức 4 (đau nhiều) chỉ có ở phân loại khó nhổ trung bình (3,6%). Mức độ đau
cao nhất của phân độ ít khó nhổ là mức 3 (7,3%). Tuy nhiên, sự khác biệt
giữa mức độ đau và chỉ số khó nhổ của phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê.
3.3.4. Đánh giá tình trạng chảy máu sau phẫu thuật
3.3.4.1. Đánh giá mức độ chảy máu sau phẫu thuật
Thời gian chảy máu trung bình là 4,58 giờ ± 8,22.
42

7,3%

Không biến chứng

92,7% Chảy máu

Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ biến chứng chảy máu sau phẫu thuật


Trong 55 bệnh nhân được theo dõi sau nhổ răng, có 4 trường hợp chảy
máu kéo dài trên 24h chiếm 7,3%.
3.3.4.2. Sự tương quan giữa giới tính và biến chứng chảy máu sau phẫu thuật
Bảng 3.18. Sự tương quan giữa giới tính và biến chứng chảy máu SPT
Biến chứng chảy máu
Tổng
Giới tính Không chảy máu Chảy máu
n % n % n %
Nam 24 43,6 3 5,5 27 49,1
Nữ 27 49,1 1 1,8 28 50,9
Tổng 51 92,7 4 7,3 55 100
χ =1,159, p=0,352
2

Kết quả từ Bảng 3.18 chúng tôi ghi nhận trong 4 trường hợp chảy máu
kéo dài có 3 trường hợp là nam giới (5,5%) còn lại 1,8% ở nữ giới với 1
trường hợp. Tuy nhiên giữa nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê
về biến chứng chảy máu sau phẫu thuật.

3.3.4.3. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và biến chứng chảy máu sau
phẫu thuật
Bảng 3.19. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và biến chứng chảy máu SPT
Biến chứng chảy máu
Tổng
Mức độ khó nhổ Không chảy máu Có chảy máu
n % n % n %
Ít khó 1-5đ 11 20 1 1,8 12 21,8
43

Khó trung bình


40 72,6 3 5,4 43 78,2
6-10đ
Tổng 51 92,6 4 7, 55 100
χ =0,026, p=0,873
2

Chúng tôi ghi nhận được trong 4 trường hợp chảy máu kéo dài có đến 3
trường hợp (5,4%) thuộc phân loại độ khó nhổ trung bình. Tuy nhiên, sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng chảy máu và mức độ khó nhổ
của phẫu thuật RKHD.
3.3.5. Đánh giá tình trạng khít hàm sau phẫu thuật
3.3.5.1. Đánh giá mức độ khít hàm sau phẫu thuật
25.0%
21,8%
20.0% 18,2%

15.0%

10.0% 9,1%

5.0%
1,8%
0.0%
0.0%
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7
Khít hàm

Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ (%) biến chứng khít hàm sau phẫu thuật
Qua biểu đồ 3.6 cho thấy: sau phẫu thuật 1 ngày có 12 bệnh nhân bị khít
hàm chiếm 21,8%, ngày 2 giảm còn 18,2% tương ứng với 10 bệnh nhân, ngày
3 còn 5 bệnh nhân (9,1%), ngày 5 còn 1 bệnh nhân khít hàm. Đến một tuần
sau phẫu thuật, không còn bệnh nhân nào khít hàm.
3.3.5.2. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ khít hàm sau phẫu thuật
Bảng 3.20. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ khít hàm SPT
Biến chứng khít hàm
Tổng
Không khít hàm Khít hàm
Giới tính
n % n % n %
Nam 26 47,3 1 1,8 27 49,1
Nữ 17 30,9 11 20 28 50,9
44

Tổng 43 78,2 12 21,8 55 100


χ =10,202, p=0,002
2

Qua kiểm định, chúng tôi ghi nhận được có 11 trường hợp khít hàm là nữ
giới (20%) trong khi nam giới chỉ có 1 bệnh nhân khít hàm (1,8%) và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê.
3.3.5.3. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ khít hàm (ngày 1
sau phẫu thuật)
Bảng 3.21. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ khít hàm SPT
Biến chứng khít hàm
Tổng cộng
Mức độ khó nhổ Không Có
n % n % n %
Ít khó 1-5đ 9 16,4 3 5,4 12 21,8
Khó trung bình
34 61,8 9 16,4 43 78,2
6-10đ
χ 2 =0,091, p=0,763
Mức độ khó nhổ trung bình có tỉ lệ khít hàm 16,4% trong khi mức khó
nhổ chỉ có 5,4% có biến chứng khít hàm. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa biến
chứng khít hàm và mức độ khó nhổ không có ý nghĩa thống kê.

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
- Nhóm tuổi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân đến khám thuộc
nhóm tuổi (<25 tuổi) chiếm tỉ lệ cao nhất, tương tự kết quả của tác giả Phạm
45

Hồng Loan (2014) [12], Nguyễn Hữu Quý (2015) [16], do đối tượng tham gia
nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là sinh viên của trường nên độ tuổi khá trẻ
so với nghiên cứu của tác giả Lê Nguyên Bá (2011) [2], khi cho rằng độ tuổi
có RKHD lệch và biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong khoảng 25-35 tuổi.
Sự khác nhau này có lẽ do địa điểm nghiên cứu của tác giả Lê Nguyên Bá (tại
Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ) là tuyến y tế cao nhất của khu vực
nên tiếp nhận những trường hợp phức tạp hơn do biến chứng đã xuất hiện từ
lâu, thành phần bệnh nhân đa dạng về nghề nghiệp và trình độ học vấn, đôi
khi ý thức chăm sóc răng miệng chưa cao như các sinh viên, chỉ đến khám khi
dấu hiệu đã nặng nên độ tuổi của các bệnh nhân này cao hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi.
Bệnh nhân chủ yếu dưới 25 tuổi là một thuận lợi cho cả giai đoạn phẫu
thuật lẫn hậu phẫu. Bệnh nhân trẻ chịu đựng phẫu thuật tốt và hồi phục nhanh
hơn, ít ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và thủ thuật cũng dễ thực hiện
[11]. Một nghiên cứu của Chiapasco và cs (1994) [27] cũng chứng minh: nhổ
răng trong độ tuổi từ 9 đến 24 có tỉ lệ biến chứng từ 2,6% đến 2,8%, trong khi
ở độ tuổi >25 tỉ lệ này là 7,4% Thêm vào đó,theo F. Blondeau (2007) [24],
những bệnh nhân tuổi càng cao thì biến chứng dị cảm thần kinh càng cao. Tập
trung nhiều nhất ở nhóm tuổi trên 35. Vì vậy, đối với răng khôn lệch ngầm,
tuổi lý tưởng để nhổ răng khi chân răng hình thành được khoảng 1/3 và trước
khi 2/3 chân răng được thành lập, thường khoảng từ 17 đến 20 tuổi [11],[37].

- Giới tính
Chúng tôi ghi nhận từ 106 bệnh nhân đến khám RKHD cho thấy tỉ lệ
nữ giới không chênh lệch nhiều so với nam giới. Có lẽ tỉ lệ này tương ứng với
tỉ lệ nam nữ cộng đồng. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả
46

nghiên cứu của các tác giả Phan Thành Tường (2006) [19], Benjamín và cs
(2012) [22], Osunde OD, Saheeb BD (2015) [46].
- Trình độ học vấn
Nghiên cứu của chúng tôi có đến 94,3% bệnh nhân là sinh viên, trong
khi kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Nguyên Bá (2011) [2] tỉ lệ này chỉ
chiếm 34%. Có lẽ do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là trường Đại học
nên phần lớn bệnh nhân đến khám là sinh viên, có ý thức cao trong việc chăm
sóc răng miệng, chủ động khám răng định kỳ nên sớm phát hiện tình trạng
lệch ngầm hay ngay cả khi xuất hiện biến chứng thì mức độ vẫn chưa trầm
trọng. Còn nghiên cứu của Lê Nguyên Bá được tiến hành tại bệnh viện nhưng
thành phần tham gia bảo hiểm y tế có sự đa dạng về nghề nghiệp hơn. Trong
đó, có đến 16% bệnh nhân là nông dân, 19% bệnh nhân có nghề nghiệp là
buôn bán nên sự quan tâm sức khỏe răng miệng chưa cao như các sinh viên
trong nghiên cứu của chúng tôi.
- Lý do đến khám
Các lý do đến khám cũng đồng thời là biến chứng của RKHD mọc lệch
ngầm, dự phòng là trường hợp RKHD lệch ngầm nhưng chưa có bất kì triệu
chứng nào.
Bệnh nhân đến khám do sưng đau mô quanh răng (viêm lợi trùm, viêm
loét niêm mạc do chấn thương, viêm quanh thân răng) chiếm tỉ lệ cao nhất
49,1%, nhổ răng dự phòng chiếm tỉ lệ 25,5%. So với tác giả Phạm Hồng Loan
(2014) [12] với lý do đến khám chiếm đến 80%, thì kết quả của chúng tôi
thấp hơn nhiều. Sự khác biệt này có lẽ do mẫu nghiên cứu của tác giả Phạm
Hồng Loan khá hạn chế, phân loại lý do đến khám không đa dạng như trong
nghiên cứu của chúng tôi.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các biến chứng có thể chồng lấp lên
nhau, vì vậy cần đánh giá đầy đủ tình trạng của RKHD. Vì nếu bỏ sót triệu
47

chứng, chúng ta có thể vướng phải khó khăn trong phẫu thuật cũng như biến
chứng hậu phẫu tăng lên, ảnh hưởng đến sự lành thương. Mặt khác, vấn đề
nhổ răng dự phòng vẫn còn nhiều tranh cãi, các trường hợp không triệu chứng
và bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật, chụp phim theo dõi định kỳ là cần
thiết. Nhưng phải cho bệnh nhân biết những hậu quả có thể có khi từ chối nhổ
RKHD như: gãy xương hàm dưới, nhiễm trùng thứ phát, tổn thương mô mềm
tại chỗ (xơ cứng cơ và viêm mô tế bào vùng tương ứng) [37].
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RKHD
4.2.1. Phân hàm
Chúng tôi nhận thấy RKHD lệch ngầm ở bên phải chênh lệch không
nhiều với bên trái và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Theo nhiều tác
giả như Phạm Như Hải (1999) [6], Trần Quốc Khánh (2001) [10], Lê Nguyên
Bá (2011) [2], Trinks và cs (2016) [52] cũng cho rằng khả năng mọc lệch của
RKHD bên phải và trái là như nhau ở mọi lứa tuổi.
Bảng 4.1. So sánh sự phân bố RKHD lệch ngầm ở hai bên phân hàm
Phân hàm
Tác giả
R38 R48
Lê Nguyên Bá (2011) 46% 54%
Nghiên cứu này 48,4% 51,6%
4.2.2. Tình trạng mọc răng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ RKHD đã mọc cao hơn
so với kết quả của tác giả Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ (2014) [14] có thể do
bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả này trẻ hơn vì toàn bộ mẫu là sinh
viên năm nhất, trong khi nghiên cứu của chúng tôi có sinh viên từ năm nhất
đến năm sáu (tuổi trung bình 23,78). Với độ tuổi nhỏ hơn như vậy, có lẽ chân
răng hình thành chưa hoàn toàn và đa số chưa xuất hiện trong miệng, nếu các
bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ đạt đến độ
48

tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ RKHD mọc lên có thể tương
đương với kết quả của chúng tôi.
Bảng 4.2. So sánh tỉ lệ (%) tình trạng mọc của RKHD
Tình trạng mọc
Tác giả
Chưa mọc Đã nhổ Đã mọc
R38 69,6% 31,4%
Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ (2014)
R48 64,3% 35,7%
R38 13,2% 13,2% 73,6%
Nghiên cứu này
R48 12,3% 7,5% 80,2%
4.2.3. Tình trạng chung
Chúng tôi nhận thấy tình trạng mọc RKHD ở hai bên phân hàm có tỉ lệ
mọc lệch khá cao. Do bệnh nhân đến khám khi biến chứng đã xuất hiện nên tỉ
lệ răng lệch ngầm cao là hợp lý. Tỉ lệ này cũng tương tự với kết quả nghiên
cứu của tác giả Mai Đình Hưng (1973) [9].
Bảng 4.3. So sánh tình trạng chung của RKHD
Tình trạng
Tác giả
Thẳng Lệch Ngầm
Mai Đình Hưng (1973) 6,8% 84,1% 6,8%
Nghiên cứu này 12,1% 76,3% 11,6%
Theo Venta I và cs (1997) [33], có thể dự đoán được tình trạng lệch
ngầm của RKHD bằng phim toàn cảnh. Nghiên cứu của tác giả này trên 40
trường hợp RKHD ngầm bằng phim toàn cảnh ở 20 tuổi, khi đến 26 tuổi, một
nửa trong số này vẫn ngầm, một nửa còn lại mọc lên trong khoang miệng. Vì
vậy, việc bảo tồn hay nhổ bỏ RKHD lệch ngầm phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng đánh giá của nhà chuyên môn để đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
4.2.4. Phân loại trục RKHD
Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được, RKHD lệch gần và nằm ngang
chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai bên phân hàm. Tuy nhiên, tỉ lệ từng phân loại
vẫn có sự khác biệt giữa phân hàm 3 và phân hàm 4, có thể do cỡ mẫu của
chúng tôi còn hạn chế. Nhưng kết quả loại trục răng nghiêng gần và nằm
49

ngang chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi thì khá phù hợp với
kết quả nghiên cứu của các tác giả như Lê Ngọc Thanh (2005) [17], Benjamín
(2012) [22], Monaco (2004) [40], Nadaes (2016) [41].
4.2.5. Mức độ lệch gần của RKHD
Qua khảo sát các RKHD có trục nghiêng gần và nằm ngang, chúng tôi
nhận thấy giữa hai phân hàm không khác biệt nhau và các răng này chủ yếu
có góc độ trong khoảng 450-800. Trong khi nghiên cứu của Lê Ngọc Thanh
(2005) [17] trên 83 RKHD, tỉ lệ góc độ 800-1000 chiếm đa số. Có thể do tác
giả “Chỉ nhận xét các bệnh nhân phải phẫu thuật RKHD” nên các răng này có
mức độ lệch nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi có mẫu khảo sát lớn
hơn lại bao gồm tất cả các loại trục răng nên kết quả có phần tổng quát hơn.
Bảng 4.4. So sánh tỉ lệ (%) mức độ lệch gần của RKHD
Mức độ nghiêng
Tác giả
10 -45
0 0
450-800 800-1000
Lê Ngọc Thanh (2005) 8,8% 29,8% 61,4%
Nghiên cứu này 16,2% 55,1% 25,7%
4.2.6. Phân loại hình dáng chân răng theo J.Pon, A.Pasturel, J.C Donesnard
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ chân răng hội tụ khá cao ở cả phân hàm trái
(70,6%) và phân hàm phải (70,5%), tiếp đến là chân cong xuôi chiều bẩy và
chân cong ngược chiều. Chúng tôi không ghi nhận được trường hợp chân răng
dùi trống. Tỉ lệ chân răng hội tụ cao là một thuận lợi cho tiến trình phẫu thuật.
Tuy nhiên, dù phim toàn cảnh cho hình ảnh khá tổng quát của RKHD và các
cấu trúc lân cận, nhưng đây chỉ là hình ảnh hai chiều nên đôi khi không thể
đánh giá được toàn bộ phần chân răng bên dưới. Số lượng chân răng nhiều,
chân răng mảnh, hoặc cong theo hướng ngoài trong có thể bị chồng lấp dễ dẫn
đến biến chứng gãy chóp chân răng trong quá trình phẫu thuật. Các phẫu thuật
viên cần đánh giá kỹ đặc điểm RKHD, chọn phương pháp phẫu thuật phù
50

hợp, hướng đặt nạy, tạo đường thoát cho thân và chân răng sao cho tránh biến
chứng gãy chóp, vỡ xương ổ cũng như hạn chế khoan cắt xương quá nhiều.
4.2.7. Phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phân loại theo độ sâu với phân loại
A chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là vị trí B, thấp nhất là vị trí C. Kết quả của
chúng tôi khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Thành
Tường (2006) [19], Lê Nguyên Bá (2011) [2], Nguyễn Hữu Quý (2015) [16].
Tuy nhiên, tỉ lệ phân loại A của chúng tôi cao hơn so với các tác giả này, có lẽ
do chúng tôi khảo sát tất cả các răng hiện diện trong miệng, kể cả các răng
mọc thẳng. Trong khi các tác giả này chỉ khảo sát các răng lệch ngầm cần nhổ
nên tỉ lệ phân loại A thấp hơn và phân loại B cao hơn so với kết quả của
chúng tôi.
Bảng 4.5. So sánh phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
Phân loại
Tác giả
Loại A Loại B Loại C
Phan Thành Tường (2006) 68,29% 24,9% 7,32%
Lê Nguyên Bá (2011) 68% 24% 8%
Nguyễn Hữu Quý (2015) 60,4% 39,6% 0%
Nghiên cứu này 80% 17,9% 2,1%
Những răng có độ sâu ở vị trí A thường đã hiện diện trong miệng,
thuận lợi cho việc tạo vạt, xác định đường cổ răng và ít phải khoan cắt xương
nhiều. Ở vị trí trí B và C, độ khó nhổ tăng dần. Theo Renton T. (2001) [48]
nhận thấy có sự tương quan giữa mức độ khó của phẫu thuật và răng có độ
sâu trên 8 mm. Hơn nữa, NIH (National Institute of Health) [43] cho rằng
những RKHD với mô mềm bao phủ một phần hay hoàn toàn thì có khuynh
hướng gây biến chứng nhiều hơn so với ngầm hoàn toàn trong xương. Do đó
việc cố gắng nhổ những răng ở vị trí B, C có thể tăng khả năng biến chứng
51

sau phẫu thuật, mà đôi khi điều này thực sự không cần thiết, đặc biệt là răng
chưa có biến chứng.
4.2.8. Phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
Chúng tôi ghi nhận phân loại II chiếm tỉ lệ cao hơn so với loại I và kết
quả này cũng tương tự với các tác giả Lê Nguyên Bá (2011) [2], tác giả Phạm
Hồng Loan (2014) [12]. Cả nghiên cứu của chúng tôi và 2 tác giả trên đều
không ghi nhận được trường hợp loại III, trong khi nghiên cứu của tác giả
Phạm Như Hải (1999) [6] có đến 7% RKHD thuộc phân loại III. Điều này có
lẽ do sự giới hạn về số lượng mẫu nghiên cứu, các răng có phân loại III thì
ngầm hoàn toàn trong xương, ít gây triệu chứng nên bệnh nhân hiếm khi đến
khám vì các vấn đề của RKHD, nên chúng tôi hiếm gặp các trường hợp này
để khảo sát. Còn nghiên cứu của tác giả Phạm Như Hải mang tính chất tầm
soát trong cộng đồng, có qui mô lớn hơn nên có thể gặp được các trường hợp
này, nhưng tỉ lệ cũng rất thấp.
Bảng 4.6. So sánh phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
Phân loại
Tác giả
n Loại I Loại II Loại III
Phạm Như Hải (1999) 2223 26% 67% 7%
Lê Nguyên Bá (2011) 100 13% 87% 0%
Phạm Hồng Loan (2014) 40 30% 70% 0%
Nghiên cứu này 190 33,2% 66,8% 0%
RKHD thường lấp đầy khoảng trống tạo bởi vùng tam giác hậu hàm
phía xa răng 7. Theo Tweet (1966) [53], có thể kết luận răng mọc được hay
không vào khoảng 17 tuổi ở nam và 15 tuổi ở nữ. Tuy nhiên, khoảng trống
phía sau răng 7 còn bị ảnh hưởng bởi: độ nghiêng gần của mặt nhai răng 6
dưới, độ tiêu bờ trước cành lên XHD, độ nghiêng răng cối, giới, tuổi.

4.2.9. Phân loại RKHD theo Pell, Gregory


52

Bảng 4.7. So sánh phân loại RKHD theo Pell, Greogy


Phân loại
Tác giả
IA IIA IB IIB IC IIC
Lê Nguyên Bá (2011) 11% 56% 2% 23% 0% 8%
Nghiên cứu này 27,4% 52,6% 5,3% 12,6% 0,5 % 1,6%
Chúng tôi nhận thấy RKHD ở vị trí IIA chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo
là IA, vị trí C có tỉ lệ thấp nhất. Qua tham khảo nghiên cứu của tác giả Lê
Nguyên Bá (2011) [2], kết quả cũng cho thấy vị trí IIA chiếm tỉ lệ cao nhất,
tuy nhiên vị trí có tỉ lệ cao kế tiếp là IIB trong khi của chúng tôi là IA, có lẽ là
do sự khác biệt trong tiêu chí chọn mẫu khi tác giả này chỉ khảo sát trên các
RKHD lệch ngầm cần nhổ, trong khi chúng tôi khảo sát tất cả các RKHD của
bệnh nhân.
Mặt khác, trong nghiên cứu này, các răng ở vị trí C thực tế chưa có
biến chứng nên chúng tôi quyết định bảo tồn các răng này bằng việc tư vấn
bệnh nhân chụp phim quanh chóp theo dõi mỗi khi khám răng định kỳ.
4.2.10. Mức độ khó nhổ của RKHD
Bảng 4.8. So sánh mức độ khó nhổ của RKHD
Mức độ khó nhổ
Tác giả n Ít khó Khó trung Rất khó
(1-5đ) bình (6-10đ) (11-15đ)
Lê Ngọc Thanh (2005) 83 10,8% 62,7% 26,5%
Nguyễn Hữu Quý (2015) 48 14,6% 85,4% 0%
Nghiên cứu này 190 37,9% 61,6% 0,5%
Chúng tôi nhận thấy mức độ khó nhổ tập trung ở mức trung bình, tiếp
theo là mức khó nhổ vừa, thấp nhất là mức rất. So sánh với tác giả Lê Ngọc
Thanh (2005) [17] và Nguyễn Hữu Quý (2015) [16] cũng cho thấy mức khó
trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên, mức ít khó của chúng tôi lại chiếm
tỉ lệ cao hơn. Có thể do tiêu chí chọn mẫu của 2 tác giả này chỉ tập trung ở các
RKHD được nhổ và cỡ mẫu khá nhỏ. Nên sự khác biệt này là hợp lý.
53

Mặt khác, theo tác giả Marcio D. và cs (2007) [38], không có sự liên
quan giữa phân loại Pederson và quá trình phẫu thuật, nhưng thang điểm
Parant có liên quan đến thời gian phẫu thuật kéo dài, nên đánh giá trước
những khó khăn trong phẫu thuật, tổng hợp các yếu tố khác hơn là chỉ đánh
giá vị trí giải phẫu của răng. Mà trong đó, yếu tố hình dáng, số lượng chân
răng cũng làm tăng mức độ khó trong phẫu thuật, làm kéo dài thời gian phẫu
thuật. Do đó, Mai Đình Hưng và cs (1995) [11] đã đề nghị thêm điểm khó của
chân răng trong thang điểm xếp loại mức độ khó. Đây cũng là tiêu chuẩn
đánh giá được dùng trong nghiên cứu này. Tuy mức khó nhổ trung bình (6-10
điểm) chiếm tỉ lệ khá cao, nhưng trên thực tế sự khác biệt giữa mức độ 6-7
điểm và 9-10 điểm là rất lớn, độ khó đã tăng hơn rất nhiều. Vì vậy, nhà lâm
sàng cần phải đánh giá đúng mức độ của từng răng trước khi phẫu thuật. Vì
theo Freudlsperger và cs (2012) [32], Seidu A. (2011) [49] cho rằng có sự liên
quan giữa mức độ khó nhổ và các biến chứng viêm nhiễm hậu phẫu.
4.2.11. Khoảng cách giữa chân RKHD và ống răng dưới
Khoảng cách giữa chân răng và ORD <1mm chiếm tỉ lệ khá cao ở hai
bên phân hàm (có đến một nửa số răng được khảo sát), các răng này có mối
liên quan mật thiết với ống răng bên dưới. Vì vậy, cần thận trọng trong việc
đặt lực và hướng của lực sao cho không đẩy chóp chân răng xuống phía dưới
quá nhiều, hay dùng dụng cụ thăm dò quá sâu và mạnh về phía đáy ổ răng
làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh răng dưới.
4.2.12. Mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới
So với các tác giả khác, kết quả của chúng tôi khác biệt so với nghiên
cứu của Monaco (2004) [40] nhưng tương đối giống với nghiên cứu trong
nước của tác giả Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2013) [15] (có tỉ lệ gián đoạn ống
răng dưới cao nhất với khoảng một nửa số răng được khảo sát). Sự khác biệt
này có thể do khác nhau về cỡ mẫu, tiêu chí chọn mẫu và thiết kế nghiên cứu.
54

Bảng 4.9. So sánh mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới
Mối liên quan
Đường thấu Chân răng Gián Thu Chệch
Tác giả n
quang ngang bị tối và đoạn hẹp hướng
chân răng phân đôi ORD ORD ORD
Monaco
73 17,8% 50,7% 19,2% 19,2% 9,6%
(2004)
N.T.BảoNgọc
179 17,6% 21,2% 46,6% 12,4% 2,1%
(2014)
Nghiên cứu
111 28,8% 10,8% 50,5% 7,2% 5,4%
này
Chúng tôi nhận thấy khảo sát trên phim Xquang toàn cảnh đôi khi
không đủ cơ sở để xác định chính xác tương quan của hai cấu trúc này. Trong
một số trường hợp, ConeBeam-CT là công cụ hỗ trợ đắc lực và thực sự cần
thiết. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã bổ sung chỉ định
ConeBeam-CT đối với hai trường hợp phẫu thuật RKHD, cho hình ảnh ống
răng dưới khá gần với chân răng theo mặt phẳng đứng ngang. Sau phẫu thuật,
không có ghi nhận về tổn thương thần kinh răng dưới ở hai trường hợp này.
4.3. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD
4.3.1. Biến chứng trong khi phẫu thuật
Bảng 4.10. So sánh biến chứng trong phẫu thuật
Biến chứng trong phẫu thuật
Tác giả Gãy xương ổ Tổn thương mô
Gãy chóp
răng mềm
Phạm Hồng Loan (2014) 2,5% 2,5% 5%
Lê Nguyên Bá (2011) 5%
Nghiên cứu này 10,9%
Chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp gãy chóp chân răng chiếm tỉ lệ
10,9% và các biến chứng khác không xảy ra. Kết quả của chúng tôi cao hơn
so với tác giả Lê Nguyên Bá (2011) [2]. Trong khi kết quả nghiên cứu của tác
giả Phạm Hồng Loan (2014) [12] dù tỉ lệ gãy chóp chân răng ít nhưng lại có
thêm biến chứng gãy xương ổ và tổn thương mô mềm. Có lẽ do địa điểm
55

nghiên cứu của chúng tôi và Phạm Hồng Loan cùng chung 1 nơi, có nhiều
phẫu thuật viên với nhiều kinh nghiệm phẫu thuật khác nhau, trong khi tác giả
Lê Nguyên Bá thực hiện nghiên cứu chỉ cố định 1 phẫu thuật viên có nhiều
năm kinh nghiệm trong phẫu thuật hàm mặt nên dẫn đến sự khác nhau về tỉ lệ
biến chứng trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên, các trường hợp gãy chóp thường
do chân răng mảnh, cong ngược, hay răng có nhiều chân nên bị chồng lấp bỏ
sót trên phim làm cho việc chia cắt răng và tác dụng lực chưa được hợp lý dẫn
đến việc gãy chóp là có thể chấp nhận được.
4.3.2. Đánh giá tình trạng sưng sau phẫu thuật
Việc sử dụng phương pháp đo độ sưng mặt theo các mốc giải phẫu cố
định giúp kết quả đánh giá khách quan hơn. Tuy nhiên, khó khăn trong việc
đo đạt là xác định các điểm mốc, đặc biệt là điểm góc hàm. Chúng tôi dùng
bút bi đánh dấu 1 điểm ở góc hàm, điểm này nhỏ khoảng 1 mm và khá khuất
ở phía sau nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Thời gian tái khám khá khít nhau (1, 2, 3, 5, 7) nên có thể làm đậm lại vết
mực của ngày trước đó.
Trong nghiên cứu này, mức độ sưng theo chiều ngang và chiều dọc từ
ngày 1 đến ngày 3 sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa
thống kê, trong đó, ngày thứ 2 sau phẫu thuật có độ sưng nhiều nhất. Trong
khi nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Minh Hân (2010) [7] thì mức độ sưng mặt
từ ngày 1 đến ngày 5 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ngày trước phẫu
thuật.
4.3.2.1. Mức độ sưng theo chiều ngang
Khi khảo sát độ sưng mặt theo chiều ngang, đến ngày 5, độ sưng mặt
hầu như trở lại bình thường còn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hân
đến ngày 6 thì độ sưng mới không khác biệt so với trước phẫu thuật.
56

Bảng 4.11. So sánh sự thay đổi mức độ sưng theo chiều ngang
Mức thay đổi(x)
Tác giả Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 5
(cm) (cm) (cm) (cm)
Nguyễn Thị Minh Hân (2010) 3,4±2,9 4,2±2,9 2,3±2,4 1±1,8
Nghiên cứu này 3,5±1,8 3,9±2,1 2,6±2 0,5±1,1
p (#)
0,605 0,251 0,283 0,000
(×)
Thay đổi so với ngày trước phẫu thuật.
(#)
Sử dụng One-Sample T test khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Kết quả của chúng tôi có thời gian sưng theo chiều ngang ngắn hơn
(ngày 5 không còn sưng) so với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Minh Hân
(đến ngày 5 vẫn còn sưng), sự khác biệt này có thể do các răng đã nhổ trong
nghiên cứu của chúng tôi có mức độ khó thấp hơn (chủ yếu phân loại IIA và
IA, phân loại B ít và không có phân loại C), chỉ số khó nhổ tập trung chủ yếu
ở mức khó trung bình và ít khó. Hơn nữa, thời gian sử dụng thuốc kháng viêm
trong nghiên cứu này kéo dài đến ngày 5 trong khi của tác giả Nguyễn Thị
Minh Hân chỉ đến ngày 3. Chúng tôi cũng hướng dẫn bệnh nhân cách chườm
nóng để giảm sưng.
4.3.2.2. Mức độ sưng theo chiều dọc
Bảng 4.12. So sánh sự thay đổi mức độ sưng mặt theo chiều dọc
Mức thay đổi(x)
Tác giả
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 5
Nguyễn Thị Minh Hân (2010) 3±2,6 3±3 2,1±2,4 0,6±1
Nghiên cứu này 2,6±1,6 3,1±1,9 2,1±2 0,4±1
p (#)
0,14 0,224 0,974 0,162
(×)
Thay đổi so với ngày trước phẫu thuật.
(#)
Kiểm định One-Sample T test khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi mức độ sưng dọc với kết quả
của tác giả Nguyễn Thị Minh Hân cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
57

thống kê. Trong khi theo chiều ngang lại có sự khác biệt ở ngày 5. Điều này
có lẽ do việc chọn điểm mốc để đo chiều ngang, thước dây luôn đi qua đỉnh
của khối sưng (góc miệng-dái tai), trong khi đo theo chiều dọc (góc mắt ngoài
và góc hàm) thì đường thẳng này đôi khi không đi ngang qua đỉnh của khối
sưng. Cộng với ngày 5, khối sưng hầu như giảm đáng kể trong cả hai nghiên
cứu nên kết quả sự thay đổi mức độ sưng theo chiều dọc của chúng tôi và tác
giả Nguyễn Thị Minh Hân khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Do ngày 2 sau phẫu thuật có mức độ sưng cao nhất nên chúng tôi chọn
ngày này để đánh giá sự tương quan giữa giới tính, mức độ khó nhổ với biến
chứng sưng mặt sau phẫu thuật.
4.3.2.3. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ sưng mặt (ngày 2 sau phẫu
thuật)
Qua khảo sát và kiểm định, chúng tôi thu được kết quả: không có khác
biệt về mức độ sưng mặt giữa nam và nữ cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Có thể
ở nữ giới, khối cơ và mật độ mô xung quanh không nhiều và dày đặc như nam
giới nên dịch viêm dễ lan rộng hơn dẫn đến sưng nhiều hơn. Trong khi ở nam
giới, kích thước răng to hơn, mật độ xương đặc hơn và khối cơ cắn to làm hạn
chế tầm nhìn vào phẫu trường nên đôi khi gặp khó khăn trong quá trình phẫu
thuật, qua đó kéo dài thời gian can thiệp dẫn đến tăng biến chứng hậu phẫu
trong đó có biến chứng sưng mặt. Vì vậy mà độ sưng mặt sau phẫu thuật giữa
hai giới không khác nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự
với kết quả của tác giả Lê Nguyên Bá (2011) [2], Nguyễn Thị Minh Hân
(2010) [7], D. Osunde và Birch D. Saheeb [46].
4.3.2.4. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ sưng mặt sau
phẫu thuật (ngày 2 sau phẫu thuật)
Chúng tôi nhận thấy các RKHD có mức khó nhổ trung bình thì có độ
sưng mặt nhiều hơn các răng có mức độ ít khó. Tuy nhiên sự khác biệt không
58

có ý nghĩa thống kê. Có thể, các răng đã nhổ phần lớn là phân loại IIA trong
khi phân loại B rất ít, không có phân loại C và hình dáng số lượng chân răng
không quá phức tạp nên các RKHD được nhổ có mức độ khó trung bình tập
trung nhiều ở mức 6-7đ không chênh lệch quá nhiều với mức 4-5đ. Mặt khác,
quá trình sưng sau phẫu thuật còn bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc của bệnh
nhân, dù được hướng dẫn cụ thể nhưng việc chườm nóng hoặc uống thuốc có
đúng theo y lệnh hay không lại có sự khác nhau giữa các bệnh nhân.
4.3.3. Đánh giá tình trạng đau sau phẫu thuật
4.3.3.1. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật
Theo Nguyễn Thị Minh Hân (2010) [7], bệnh nhân sẽ thấy đau tăng
dần và đỉnh đau đạt được vào khoảng 4 giờ sau phẫu thuật, phù hợp với thời
gian hết thuốc tê (3-4 giờ). Trong thời điểm này, chúng tôi ghi nhận bệnh
nhân có cảm giác đau chiếm 90,9%.
Các ngày sau phẫu thuật, ngày 1 có đến 90,9% bệnh nhân có cảm giác
đau, mức đau chủ yếu là đau nhẹ (38,2%) và hơi khó chịu (23,6%). Ngày 2
chỉ còn 60% bệnh nhân cảm thấy đau. Mức độ đau giảm dần và đến ngày 5,
có 90,9% bệnh nhân không còn cảm giác đau. Sau 7 ngày, 94,6% bệnh nhân
hết đau, kết quả này cũng tương tự với tác giả Nguyễn Thị Minh Hân (2010)
[7] và Nguyễn Hữu Quý (2015) [16] lần lượt có tỉ lệ bệnh nhân hết đau vào
ngày 7 là 96% và 97,9%.
Trong các ngày sau phẫu thuật, ngày 1 có mức độ đau cao nhất và số
lượng bệnh nhân đau nhiều hơn các ngày còn lại nên chúng tôi chọn ngày 1
để so sánh tương quan giữa giới tính, mức độ khó nhổ với biến chứng đau sau
phẫu thuật.
4.3.3.2. Tương quan giới tính và mức độ đau (ngày thứ 1 sau phẫu thuật)
Chúng tôi nhận thấy ở nam giới, mức độ đau tập trung nhiều nhất ở
mức đau nhẹ và hơi khó chịu chiếm. Còn ở nữ giới, mức đau chiếm tỉ lệ cao
59

nhất là mức đau nhẹ và đau trung bình. Nữ giới có mức đau nhiều (mức 4)
trong khi nam giới lại không có. Tuy nhiên sự khác biệt về mức độ đau giữa
hai giới là không có ý nghĩa thống kê. Và cũng phù hợp với kết quả của tác
giả Nguyễn Thị Minh Hân (2010) [7] và Lê Nguyên Bá (2011) [2]. Trong khi
đó, theo tác giả Nguyễn Hữu Quý (2015) [16], mức độ đau có khác nhau giữa
nam và nữ. Theo Capuzzi và cs (1994) [26], nữ lại có mức chịu đau tốt hơn
nam, còn theo Averbuch M. (2003) [21], Vahid (2015) [54], lại cho rằng nữ
có ngưỡng chịu đau thấp hơn nam. Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi trong
nước cũng như trên thế giới.
4.3.3.3. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ đau sau phẫu
thuật (ngày 1 sau phẫu thuật)
Chúng tôi nhận thấy các RKHD với mức khó nhổ trung bình có mức
đau cao nhất là mức 4 (đau nhiều) nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp, còn lại tập trung
ở mức 1 và 2. Trong khi các răng với mức ít khó nhổ có mức đau 2 và 3. Tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Có thể mẫu nghiên cứu của
chúng tôi chưa đủ lớn để khảo sát trên tất cả các mức độ khó nhổ. Mặt khác,
mức độ đau còn phụ thuộc vào ngưỡng đau, khả năng đáp ứng với thuốc của
từng bệnh nhân nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự
khác nhau về mức độ đau giữa các RKHD có độ khó nhổ khác nhau. Điều này
cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả Lê Nguyên Bá (2011)
[2], Phạm Hồng Loan (2014) [12], Nguyễn Hữu Quý (2015) [16].
4.3.4. Đánh giá tình trạng chảy máu sau phẫu thuật
4.3.4.1. Đánh giá mức độ chảy máu sau phẫu thuật
Chảy máu sau nhổ răng cũng là một biến chứng thường gặp. Sau nhổ
răng đôi khi phải mất từ 6-8h để hình thành cục máu đông và chấm dứt chảy
máu [54]. Tuy vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, có 4 trường hợp chảy
máu rỉ rả trên 24h chiếm 7,3% dù các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt,
60

không có bệnh về đông cầm máu, không sử dụng bất kì loại thuốc khác. Khi
cho bệnh nhân ngậm nước đá bên trong và chườm lạnh bên ngoài thì thu được
kết quả tốt. Theo Hassan (2002) [34], góc hàm là vùng tập trung nhiều máu
nuôi bắt nguồn từ nhánh động mạch lưỡi của hàm dưới. Đây là nguyên nhân
gây chảy máu khi các mạch máu này bị cắt đứt. Tỉ lệ bệnh nhân quay trở lại
tái khám do chảy máu chiếm 0,4%.
4.3.4.2. Sự tương quan giữa giới tính và biến chứng chảy máu sau phẫu thuật
Trong 4 trường hợp chảy máu kéo dài sau phẫu thuật, có đến 3 trường
hợp là nam giới. Tuy nhiên, qua kiểm định Chi bình phương, sự khác biệt
giữa nam và nữ về biến chứng chảy máu sau phẫu thuật không có ý nghĩa
thống kê. Khác biệt này có thể do bệnh nhân nam thường lơ là vấn đề chăm
sóc hậu phẫu hơn nữ, chế độ ăn sau phẫu thuật không được đảm bảo, dù
chúng tôi đã dặn dò rõ là nên ăn thức ăn nguội loãng để tránh tình trạng chảy
máu hậu phẫu nên dẫn đến số lượng bệnh nhân nam có biến chúng chảy máu
hậu phẫu nhiều hơn bệnh nhân nữ.
4.3.4.3. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và biến chứng chảy máu sau
phẫu thuật
Chúng tôi nhận thấy, 3 trong 4 trường hợp chảy máu kéo dài đều thuộc
nhóm RKHD có mức khó nhổ trung bình, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Vì biến chứng chảy máu còn phụ thuộc vào cách chăm sóc
hậu phẫu của bệnh nhân, một số bệnh nhân nữ có sử dụng thuốc ngừa thai hay
không. Có một vài trường hợp, bệnh nhân thường đưa lưỡi động vào ổ răng
mới nhổ, hay bệnh nhân khạc nhổ liên tục vì không quen có mùi vị của máu
trong miệng. Những động tác này góp phần làm cục máu đông khó hình
thành. Hơn nữa, trên thực tế, một số bệnh nhân có thời gian đông cầm máu
lâu hơn một chút nhưng các chỉ số vẫn trong giới hạn bình thường cộng với
61

tình trạng ẩm ướt trong khoang miệng dẫn cục máu đông khó thành lập, thời
gian chảy máu kéo dài.

4.3.5. Đánh giá tình trạng khít hàm sau phẫu thuật
4.3.5.1. Đánh giá mức độ khít hàm sau phẫu thuật
Trong quá trình theo dõi hậu phẫu, chúng tôi ghi nhận được 1 ngày sau
phẫu thuật có 10 bệnh nhân bị khít hàm chiếm 18,2%, ngày 2 giảm còn
16,4%, ngày 3 còn 9,1% đến ngày 5 chỉ còn 1 bệnh nhân khít hàm (1,8%).
Bảng 4.13. So sánh tình trạng khít hàm sau phẫu thuật
Ngày
Tác giả
1 2 3 5 7
Phạm Hồng Loan (2014) 35% 20% 5% 0%
Nghiên cứu này 18,2% 16,4% 9,1% 1,8% 0%
p (+)
0,04 0,736 0,279
(+)
Sử dụng Chi square test, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Chúng tôi so sánh với tác giả Phạm Hồng Loan (2014) [12], nhận thấy
tỉ lệ khít hàm ở ngày 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng các ngày sau đó
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này có thể do kết quả
nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Loan có tỉ lệ khít hàm chủ yếu ở vị trí IIB
mà tỉ lệ của phân loại IIB khá cao (57,5%) trong khảo sát của tác giả này.
Trong khi nghiên cứu của chúng tôi vị trí IIB chỉ có 12,6% nên dẫn đến tỉ lệ
khít hàm thấp hơn nhiều ở ngày 1. Các ngày sau đó không có khác biệt do
biến chứng này chỉ tạm thời và giảm nhanh chóng khi có tác dụng của thuốc.
Theo Datarkar (2007) [29], sau phẫu thuật RKHD, vùng này viêm và sưng có
thể lan đến cơ hàm cũng như mô xung quanh dẫn đến tình trạng khít hàm. Đôi
khi khít hàm xảy ra khi bệnh nhân được gây tê, đầu kim có thể đâm vào
những mạch máu nhỏ gây chảy máu trong cơ. Khít hàm do sưng viêm sẽ giảm
dần theo quá trình viêm tại chỗ, tuy nhiên bệnh nhân có thể chườm nóng để
cải thiện cảm giác khó chịu [54].
62

4.3.5.2. Sự tương quan giữa giới tính và mức độ khít hàm sau phẫu thuật
Trong quá trình theo dõi hậu phẫu, chúng tôi ghi nhận được 12 trường
hợp khít hàm (21,8%) với 11 nữ và 1 nam. Qua kiểm định Khi bình phương,
sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ khít hàm có ý nghĩa thống kê. Có thể,
nữ giới có mật độ mô xung quanh vùng phẫu thuật không dày đặc như ở nam
nên dịch viêm dễ khuếch tán đến vùng cơ cắn, gây ra tình trạng khít hàm,
cộng với độ há miệng ở nữ khá nhỏ khi phẫu thuật có thể làm thời gian phẫu
thuật kéo dài hơn, khả năng khít hàm cũng tăng lên. Mặt khác, các bệnh nhân
nữ thường không mở miệng to đúng mức khi đo, do bệnh nhân sợ đau, sợ
chảy máu hoặc sợ bung mối chỉ. Các lý do khách quan lẫn chủ quan này giải
thích phần nào kết quả khít hàm ở nữ cao hơn ở nam trong nghiên cứu của
chúng tôi. Vì theo nghiên cứu của một số tác giả khác, tỉ lệ khít hàm giữa nam
và nữ không có khác biệt [2],[45].
4.3.5.3. Sự tương quan giữa mức độ khó nhổ và mức độ khít hàm (ngày 1
sau phẫu thuật)
Trong 4 trường hợp thuộc phân loại B, có 2 trường hợp khít hàm.
Trong 51 trường hợp loại A, có 10 trường hợp khít hàm. Tuy nhiên, qua kiểm
định Chi square, sự khác biệt giữa biến chứng khít hàm và phân loại RKHD
theo Pell- Gregory không có ý nghĩa thống kê. Theo nhiều tác giả, thời gian
phẫu thuật kéo dài là yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng khít hàm [2],[51].
Trong nghiên cứu này, đa số các trường hợp có khít hàm đều có chân cong
ngược chiều bẩy nên gãy chóp, việc cố gắng lấy phần chóp răng bị gãy làm
kéo dài thời gian phẫu thuật, 1 số chân răng cong vào nhau ôm lấy phần
xương ở giữa, làm cho việc chia thân chân răng cũng như khoan cắt xương
phức tạp hơn dẫn đến sang chấn nhiều hơn và kéo dài tiến trình phẫu thuật.
63

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát trên 106 bệnh nhân với 190 RKHD, trong đó
55 trường hợp có RKHD lệch ngầm được nhổ bằng phương pháp phẫu thuật
và theo dõi hậu phẫu tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi rút ra
được một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của răng khôn hàm dưới
- Khảo sát trên lâm sàng, ở phân hàm trái tỉ lệ RKHD đã mọc chiếm 73,6%,
13,2% răng chưa mọc và 13,2% răng đã nhổ. Ở phân hàm phải có 80,2%
RKHD đã mọc, 12,3% răng chưa mọc và 7,5% răng đã nhổ.
- Trên phim toàn cảnh:
+ Phân hàm trái có 44,5% RKHD có trục nằm ngang, 19,6% trục răng
nghiêng gần. Phân hàm phải có 41,6% RKHD nằm ngang và 27,9% răng
nghiêng gần.
+ Các RKHD có mức độ lệch gần trong khoảng 45 0-800 chiếm tỉ lệ 55,2%,
khoảng 100-450 chiếm 19,1%, 25,7% trong khoảng 800-1000.
+ RKHD ở phân hàm trái có vị trí A 83,7%, vị trí B 15,2%, vị trí C 1,1%.
Tương tự, phân hàm phải có 76,5% vị trí A, 20,4% vị trí B còn lại 3,1% vị trí C.
+ Theo tương quan khoảng rộng xương, phân hàm trái có 33,7% RKHD thuộc
phân loại I, còn lại 66,3% phân loại II. Cũng tương tự với phân hàm phải có
RKHD thuộc phân loại I chiếm 32,7% và phân loại II chiếm 67,3%.
+ Mối liên quan giữa RKHD và ống răng dưới có 50,5% trường hợp gián
đoạn ống răng dưới, 28,8% trường hợp đường thấu quang đi ngang chân răng.
2. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới
64

- Biến chứng trong khi phẫu thuật chiếm 10,9% gồm 6 trường hợp gãy chóp
chân răng.
- Sau phẫu thuật, mức độ sưng mặt theo chiều ngang và chiều dọc từ ngày 1
đến ngày 3 so với ngày trước phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa thống kê, ngày 2
có mức độ sưng mặt nhiều nhất. Tình trạng sưng giảm dần đến ngày 5 hầu
như trở lại bình thường.
- Sau phẫu thuật nhổ RKHD 2 ngày, mức độ sưng mặt giữa nam và nữ, giữa
các mức độ khó nhổ của RKHD khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Ngày 1 hậu phẫu, có 90,9% bệnh nhân có cảm giác đau, mức đau nhất là
mức 4 (đau nhiều) chiếm 3,6%, mức đau có tỉ lệ nhiều nhất là mức 2 đau nhẹ
(38,2%) và kế đến là mức 1 hơi khó chịu (23,6%). Mức độ đau giảm dần, đến
ngày 7 có 96,4% bệnh nhân không còn cảm giác đau.
- Sau phẫu thuật 1 ngày, mức độ đau giữa nam và nữ, giữa các phân loại mức
độ khó nhổ của RKHD khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Có 7,3% bệnh nhân có biến chứng chảy máu kéo dài sau phẫu thuật.
- Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật giữa nam và nữ, giữa các phân loại
mức độ khó nhổ của RKHD khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Ngày 1 sau phẫu thuật có 21,8% bệnh nhân khít hàm. Sau phẫu thuật 1 tuần,
không còn bệnh nhân nào khít hàm.
- Nữ giới có tỉ lệ khít hàm nhiều hơn nam giới. Khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ khó nhổ của RKHD
về biến chứng khít hàm sau phẫu thuật.
65

KIẾN NGHỊ
RKHD lệch ngầm có tỉ lệ khá cao trong cộng đồng, đồng thời bệnh
nhân đến khám khi đã có có biến chứng chiếm số lượng lớn. Vì vậy, để phục
vụ cho công tác điều trị ngày một hoàn thiện hơn, khoa Răng-Hàm-Mặt cũng
như Bệnh viện cần trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất.
Nâng cao khả năng và trình độ cho sinh viên, học viên để khi công tác
có đủ năng lực chẩn đoán và điều trị nhằm phục vụ cho cộng đồng tốt hơn.
Nâng cao kiến thức người dân về các biến chứng của RKHD lệch ngầm
để có những điều trị can thiệp kịp thời. Hướng dẫn cụ thể phương pháp chăm
sóc sau phẫu thuật để giảm các biến chứng hậu phẫu cũng như khó chịu cho
bệnh nhân.
Cần có những nghiên cứu tương tự với qui mô lớn hơn và chuyên sâu
hơn để góp phần làm phong phú nguồn tư liệu cho đội ngũ nhân viên y tế
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Nguyễn Quỳnh Anh (2009), Ảnh hưởng vạt bao và vạt tam giác lên
mô nha chu răng 7 sau phẫu thuật nhổ răng 8 hàm dưới mọc lệch, Luận văn
tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Lê Nguyên Bá (2011), Đặc điểm lâm sàng và điều trị nhổ răng khôn hàm
dưới tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II,
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đoàn Thị Mỹ Chi (2014), Hiệu quả của laser công suất thấp trong kiểm
soát đau, sưng và khít hàm sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, Luận
văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM.
4. Trần Thị Phương Đan (2010), Bài giảng những tai biến và biến chứng nhổ
răng, Bộ môn Nhổ răng- Phẫu thuật răng miệng.
5. Nguyễn Mạnh Hà (2013), Phẫu thuật trong miệng, Tập 2, NXB Giáo dục
Việt Nam.
6. Phạm Như Hải (1999), Nhận xét tình hình răng khôn hàm dưới mọc lệch
ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18-25 và xử trí, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y
Dược Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Minh Hân, Lê Đức Lánh, Lê Huỳnh Thiên Ân (2010), "Đánh
giá tình trạng sưng và đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch", Tạp
chí Y học TP.HCM, 14(2).
8. Bùi Huy Hoàng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh
giá kết quả điều trị răng khôn hàm trên tại bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt
Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ.
9. Mai Đình Hưng (1973), Tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật RKHD, nội san
RHM, tr. 67-72.
10. Trần Quốc Khánh (2001), Nhận xét về hình thái răng khôn hàm dưới mọc
lệch gần ở tuổi trưởng thành và xử trí, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành răng
hàm mặt, Đại học Y Dược Hà Nội.
11. Lê Đức Lánh (2012), Phẫu thuật miệng- Phẫu thuật trong miệng, Tập 2,
NXB Y học.
12. Phạm Hồng Loan (2014), Khảo sát mối liên quan giữa tư thế răng và biến
chứng ở bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới tại Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ.
13. Trần Đăng Minh (2014), Liên quan giữa răng khôn hàm dưới mọc lệch với
gãy góc hàm và gãy lồi cầu xương hàm dưới, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
14. Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ (2014), Nghiên cứu tình trạng răng khôn hàm
dưới của sinh viên năm nhất Y và Răng hàm mặt Trường Đại học Y Dược Cần
Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
15. Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2013), Đặc điểm hình thái vùng răng khôn hàm
dưới trên hình ảnh toàn cảnh lứa tuổi 17 đến 25, Luận văn thạc sĩ y học, Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Hữu Quý (2015), Đánh giá tình trạng lâm sàng sau phẫu thuật
răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm trên bệnh nhân đến điều trị tại bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm
Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
17. Lê Ngọc Thanh (2005), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá
kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm, Luận văn thạc sĩ
y học, Đại học Y Dược Hà Nội.
18. Trần Ngọc Thành (2015), Nha khoa cơ sở: Chẩn đoán hình ảnh, tập 3,
NXB Giáo dục Việt Nam.
19. Phan Thành Tường (2006), Nhận xét lâm sàng, X-quang và kết quả phẫu
thuật răng khôn hàm dưới lệch, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Răng
Hàm Mặt Hà Nội.
TIẾNG ANH
20. Archer W. Harry (1975), Oral and maxillofacial surgery, 5th Edition, W.B.
Saunders Co.Philadelphi, PA.
21. Averbuch M. (2003), "Severity of baseline pain and degree of analgesia in
the third molar post-extraction dental pain model", Anesth Analg.
22. Benjamín M., et al. (2012), "Class, type and position of 9148 surgically
removed third molars in 3206 patients: A retrospective study", Med Oral Patol
Oral Cir Bucal.
23. Blaeser B. (2003), "Panoramic radiographic risk factors for inferior
alveolar nerve injury after third molar extraction", J Oral Maxillofac Surg.
24. Blondeau F., Nach G. (2007), "Extraction of impacted mandibular third
molar: prostoperative complications and their risk factors", 73(4).
25. Byahatti S., Mohammed S. (2012), "Prevalence of eruption status of third
molars in Libyan students", Dent Res J.
26. Capuzzi P. (1994), "Extraction of impacted third molars. A longitudinal
prospective study on factors that affect postoperative recovery", Oral Surg
Oral Med Oral Pathol.
27. Chiapasco M., Crescentini M., Romanoni G. (1994), "The extraction of the
lower third molars: germectomy or late avulsion?", Minerva Stomatol.
28. Damodar A. (2009), A comparative study of postoperative complications in
third molar surgery with and with out sutures, Dissertation submitted to the Rajiv
Gandhi University of Health sciences, Rajiv Gandhi University of Health sciences.
29. Datarkar A. (2007), Exodontia Practice, Jaypee Brothers Medical Publishers.
30. Eroglu C., Keskin T. (2016), "Effectiveness of Single Session of Low-
Level Laser Therapy with a 940 nm Wavelength Diode Laser on Pain,
Swelling, and Trismus After Impacted Third Molar Surgery", Photomed Laser
Surg.
31. Fragiskos (2007), Oral surgery, Springer Science & Business Media.
32. Freudlsperger C., Deiss T., Bodem J., et al. (2012), "Influence of lower
third molar anatomic position on postoperative inflammatory complications", J
Oral Maxillofac Surg.
33. Varghese George (2010), A Practical Guide to the Management of Impacted
Teeth, Jaypee Brothers Medical Publishers.
34. Hassan G. (2001), "Life-Threatening Hemorrhage after Extraction of Third
Molars: Case Report and Management Protocol", J Can Dent Association.
35. Jung Yun-Hoa, Cho Bong-Hae (2014), "Radiographic evaluation of third
molar development in 6- to 24-year-olds", Imaging Sci Dent.
36. Koçer G., Yuce E., Tuzuner Oncul A., et al. (2014), Effect of the route of
administration of methylprednisolone on oedema and trismus in impacted
lower third molar surgery, J Oral Maxillofac Surg.
37. Korbendau J. (2003), "Clinical success in impacted third molar extraction".
38. Márcio D., Lucía L. (2007), "Pederson scale fails to predict how difficult it
will be to extract lower third molars".
39. Maryam-Alsadat H., Mehrnaz H., Farnaz F.(2013), "Incidence of impacted
mandibular and maxillary third molars: a radiographic study in a Southeast
Iran population", Med Oral Patol Oral Cir Bucal.
40. Monaco G., Montevecchi, Bonetti G. (2004), Reliability of panoramic
radiography in evaluating the topographic relationship between the
mandibular canal and impacted third molars, (135), JADA, pp.312‐318.
41. Nadaes M., Maues C., DE Andrade C., et al. (2016), "Evaluation of the
position of unerupted mandibular third molars with and without root
dilacerations: a study on panoramic radiographs", Minerva Stomatol.
42. Ngeow W., Lim D.(2016), "Do Corticosteroids Still Have a Role in the
Management of Third Molar Surgery?", Adv Ther.
43. NIH (1980), "Consensus development conference for removal of third
molars", J Oral Surg.
44. Nikhil S., Akshay S., Rahul D., et al. (2017), "Incidence of distal caries in
mandibular second molars due to impacted third molars: Nonintervention
strategy of asymptomatic third molars causes harm? A retrospective study", Int
J Appl Basic Med Res.
45. Oikarinen K., Räsänen A. (1991), "Complications of third molar surgery
among university students", J Am Coll Health.
46. Osunde O., Saheeb B. (2015), "Effect of age, sex and level of surgical
difficulty on inflammatory complications after third molar surgery", J
Maxillofac Oral Surg.
47. Rakesh B., NM M. (2013), "Effect of Submucosal Injection of
Dexamethsone on postoperative discomfort after third molar surgery: A
prospective study", The Journal of contamporary dental practice.
48. Renton T., Smeeton, Gurk M. (2001), "Factor predictive of difficulty of
mandibular third molar surgery", British Dental journal, 190(111).
49. Seidu A., Wasiu L., Babatunde O.(2011), " Effect of age, impaction types
and operative time on inflammatory tissue reactions following lower third
molar surgery", Head Face Med.
50. Selimović E., Ibrahimagić-Seper L., Petricević N., et al. (2011), "Pain relieve
after impacted wisdom teeth extraction dependent on the drug therapy", Coll
Antropol.
51. Susarla Srinivas M., F Bart, Blaeser, et al. (2003), Third molar surgery and
associated complications, 15, Oral Maxillofacial Surg Clin N Am, pp. 177-186.
52. Trinks P., Grifo M., Pari F., et al. (2016), "Characterization of third molar
morphometric variables", Acta Odontol Latinoam.
53. Tweed C. (1966), "Clinical Orthodontic", St Louis: Mosby, 423.
54. Vahid R. (2015), "Common risk factors for postoperative pain following
the extraction of wisdom teeth", J Korean Assoc Oral Maxillofac Surg.
55. Walter L. (2014), "Terceros molares incluidos", Cirujano Oral Maxilofacial.
PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Mã số
KHOA RĂNG HÀM MẶT
PHIẾU XÁC NHẬN ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
Họ tên: …………………………………………………..Sinh năm:………
Tôi đã được giải thích rõ và đầy đủ về mục đích và nội dung của nghiên cứu.
Tôi đồng ý với tất cả các yêu cầu sau:
- Tham gia đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mối liên quan
của răng khôn hàm dưới với các cấu trúc giải phẫu lân cận trên phim toàn cảnh
và đánh giá sau phẫu thuật tại Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ ”.
- Trả lời tất cả các câu hỏi trong phiếu thu thập số liệu một cách chính xác và
đầy đủ.
- Nhận 1 phiếu tự đánh giá đau sau nhổ răng, tôi sẽ ghi nhận đầy đủ, chính xác
thông tin vào phiếu và gởi lại điều tra viên. Tôi sẽ thông báo ngay cho điều tra
viên về bất cứ tình trạng bất thường sau nhổ răng.
- Tôi được cấp 1 toa thước và đảm bảo uống thuốc đúng y lệnh, không dùng
thêm hay thay đổi thuốc khác.
- Tôi được tự do đưa ra mọi câu hỏi, từ chối hay rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc
nào với lý do chính đáng và không ảnh hưởng đến điều trị tương lai.
Ngày tháng năm
Xác nhận của bệnh nhân
( Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 2
Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ Mã số:
Khoa Răng Hàm Mặt Số BA:

PHIẾU KHÁM VÀ GHI NHẬN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỐI LIÊN
QUAN CỦA RĂNG KHÔN VỚI CÁC CẤU TRÚC LÂN CẬN TRÊN PHIM
TOÀN CẢNH.
1. HÀNH CHÁNH
Họ tên bệnh nhân:
Tuổi: 1: <25 tuổi □
2: 25-35 tuổi □
3: >35 tuổi □
Giới tính: 1: nam □
2: nữ □
Địa chỉ:
Ngày khám: Số điên thoại:
Trình độ học vấn: 1: Mù chữ, tiểu học. □
2: THCS, THPT. □
3: Trung cấp, cao đẳng, đại học. □
Lý do đến khám: 1: Nhổ răng dự phòng. □
2: Viêm mô tế bào. □
3: Viêm quanh thân răng, viêm loét niêm mạc,
viêm lợi trùm. □
4: Sâu mặt xa răng 7 hoặc răng 8 hoặc cả 2. □
5: Khít hàm. □
6: Tiêu xương tạo nang □
Khác ……………
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA RKHD
2.1 Tình trạng mọc của RKHD
- Tình trạng mọc
R38 R48
0: chưa mọc □ □
1: đã mọc. □ □
2: đã nhổ. □ □
- Mầm răng
0: không có mầm răng □ □
1: có mầm răng □ □
- Tình trạng chung
0: thẳng □ □
1: lệch( gần, xa, má, lưỡi) □ □
2: ngầm □ □
2.2 Phân loại trục RKHD theo Archer và Kruger
R38 R48
0: trục răng thẳng □ □
1:Trục răng thẳng ngầm. □ □
2:Trục răng nằm ngang . □ □
3:Trục răng lộn ngược ngầm. □ □
4:Răng lệch gần – góc. □ □
5:Răng lệch xa - góc. □ □
6:Răng lệch má - góc. □ □
7:Răng lệch lưỡi – góc. □ □
2.3 Mức độ lệch gần của RKHD
1: 100-450 □ □
2: 450-800 □ □
3: 800-1000 □ □
2.4 Phân loại hình dáng chân răng theo J.Pon, A.Pasturel, J.C Donesnard
R38 R48
1: chân hội tụ, đường kính chân răng nhỏ hơn thân. □ □
2: chân cong xuôi chiều bẩy. □ □
3: răng lệch gần chân ngược chiều (cong về phía gần). □ □
4: hai chân răng cong ngược chiều. □ □
5: đường kính chân răng to hơn thân răng. □ □
6: răng nhiều chân phân kì. □ □
2.5 Phân loại RKHD theo độ sâu theo Pell, Gregory
R38 R48
1: Loại A □ □
2: Loại B □ □
3: Loại C □ □
2.6 Phân loại RKHD theo chiều rộng theo Pell, Gregory
R38 R48
1: Loại 1 □ □
2: Loại 2 □ □
3: Loại 3 □ □
2.7 Mức độ khó nhổ của RKHD
R38 R48
1: Khó nhổ từ 1 đến 5 điểm □ □
2: Khó nhổ trung bình từ 6 đến 10 điểm □ □
3: Rất khó 11 đến 15 □ □
2.8 Khoảng cách giữa chân RKHD và ống răng dưới
R38 R48
1: < 1mm □ □
2: ≥ 1mm □ □
2.9 Mối liên quan giữa RKHD với ống răng dưới
R38 R48
1: đường thấu quang đi ngang qua chân RKHD. □ □
2: chân răng bị tối và phân đôi. □ □
3: sự gián đoạn của ống răng dưới và □ □
đứt đoạn đường trắng.
4: chệch hướng ống răng dưới □ □
5: hẹp ống răng dưới. □ □
3. ĐÁNH GIÁ SAU PHẪU THUẬT
3.1 Biến chứng trong khi phẫu thuật
0: không có biến chứng □
1: gãy chóp chân răng □
2: gãy mặt trong xương ổ răng 8 □
3: chấn thương răng 7 □
4: chảy máu □
Khác:………
3.2 Đánh giá tình trạng sưng sau phẫu thuật
Ngày 0 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7
Chiều
ngang
Chiều
dọc

4.4 Đánh giá tình trạng khít hàm


Ngày 0 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7
Độ há
miệng
(mm)
Khít 0:Không □ 0:Không □ 0:Khôn □ 0:Khôn □ 0:Không □ 0:Không □
hàm 1:Có □ 1:Có □ 1:Có □ 1:Có □ 1:Có □ 1:Có □
PHỤ LỤC 3

Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ Mã số:


Khoa Răng Hàm Mặt Số BA:
PHIẾU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ SAU NHỔ RĂNG
I. HÀNH CHÁNH
Họ tên bệnh nhân: Tuổi:
Giới tính:
Số điên thoại:
II. THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
Răng đã nhổ: ……
1. Tình trạng chảy máu: tính từ lúc kết thúc quá trình nhổ răng cho tới khi ổ
răng hết rỉ máu. Sau khi cắn gòn, nhổ nước bọt trong hoặc lợn cợn vài sợi hồng
xem như không còn chảy máu. Ghi nhận có chảy máu khi ổ răng vẫn chảy máu
đỏ tươi hoặc nhổ nước bọt thấy có nhiều máu, hoặc máu chảy rỉ rả trên 24h.
Chảy máu: 1: có □ 2: không□
Ngưng chảy sau :……….. giờ.
2. Mức độ đau
Ngày 0 1 2 3 4 5 6 7
Mức độ
0: không đau
1: hơi khó chịu
2: đau nhẹ
3: đau trung bình
4: đau nhiều
5: đau rất nhiều
6: đau không thể tưởng tượng nổi
PHỤ LỤC 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ


KHOA RĂNG HÀM MẶT

DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mối liên quan của răng khôn hàm
dưới với các cấu trúc giải phẫu lân cận trên phim toàn cảnh và đánh giá
sau phẫu thuật tại Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Địa điểm lấy mẫu tại
khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ ngày 15/9/2016 đến
15/5/2017.
ST Họ và tên Giới tính Ngày khám bệnh Số bệnh án
T
1 Lương Văn P. Nam 15/9/2016 55/4/2016
2 Huỳnh Phú L. Nam 18/9/2016 60/4/2016
3 Trương Minh T. Nữ 19/9/2016 15/5/2016
4 Lê Đoàn Minh H. Nữ 19/92016 366/9/2016
5 Trần Thị Thanh T. Nữ 13/10/2016 208/10/2016
6 Nguyễn Thị Thạch T. Nữ 13/10/2016 24/10/2016
7 Trịnh Hoàng T. Nam 14/10/2016 301/10/2016
8 Đào Thị N. Nữ 14/10/2016 502/9/2016
9 Đinh Thị Ngọc V. Nữ 14/10/2016 503/9/2016
10 Nguyễn Văn T. Nam 8/11/2016 20/11/2016
11 Trịnh Khả A. Nữ 8/11/2016 35/11/2016
12 Trần Minh Hoàng Q. Nam 8/11/2016 52/11/2016
13 Đinh Nhật N. Nam 8/11/2016 32/11/2016
14 Lê Hoài T. Nam 9/11/2016 40/11/2016
15 Trịnh Ngọc T. Nam 9/11/2016 370/10/2016
16 Trần Thị Yến N. Nữ 9/11/2016 213/10/2016
17 Tiêu Mỹ P. Nữ 11/11/2016 169/11/2016
18 Phạm Thị Ánh D. Nữ 11/11/2016 215/10/2016
19 Võ Hoài N. Nam 11/11/2016 300/9/2016
21 Đàm Xuân H. Nam 11/11/2016 112/9/2016
20 Mai Lữ H. Nữ 11/11/2016 22/11/2016
22 Châu Thanh T. Nam 15/11/2016 20/10/2016
23 Thái Lê Đức H. Nam 15/11/2016 5/11/2016
24 Trịnh Hoàng Q. Nam 15/11/2016 6/11/2016
25 Nguyễn Xuân T. Nữ 15/11/2016 24/11/2016
26 Trương Nguyên Hoàng L. Nam 15/11/2016 86/11/2016
27 Võ Nguyễn Thúy V. Nữ 18/11/2016 102/11/2016
28 Trần Thanh T. Nam 18/11/2016 198/9/2016
29 Phan Quang L. Nam 18/11/2016 88/9/2016
30 Lê Thị Tuyết X. Nữ 24/11/2016 48/11/2016
31 Vũ Thị Thanh H. Nữ 24/11/2016 15/10/2016
32 Nguyễn Thị Ngọc D. Nữ 24/11/2016 107/9/2016
33 Nguyễn Huỳnh Kim N. Nữ 25/11/2016 76/9/2016
34 Lê Duy Đ. Nam 28/11/2016 92/9/2016
35 Phạm Ngọc K. Nữ 28/11/2016 58/9/2016
36 Phạm Thị Hải Y. Nữ 28/11/2016 42/9/2016
37 Nguyễn Thị Xuân M. Nữ 29/11/2016 163/11/2016
38 Nguyễn Thị Thu T. Nữ 29/11/2016 83/9/2016
39 Lê Thị Hồng N. Nữ 30/11/2016 12/10/2016
40 Dương Đức T. Nam 2/12/2016 115/11/2016
41 Huỳnh Thị Ngọc H. Nữ 2/12/2016 212/10/2016
42 Ngô Nguyễn Diệu H. Nữ 2/12/2016 74/9/2016
43 Phạm Văn B. Nam 2/12/2016 28/11/2016
44 Châu Thị Hồng Đ. Nữ 5/12/2016 63/10/2016
45 Nguyễn Thị Mỹ H. Nữ 5/12/2016 68/11/2016
46 Hà Tấn T. Nam 5/12/2016 77/9/2016
47 Phùng Minh T. Nam 6/12/2016 27/10/2016
48 Phạm Thế N. Nữ 6/12/2016 412/11/2016
49 Nguyễn Thị Thu S. Nữ 6/12/2016 79/10/2016
50 Đinh Trọng Â. Nam 7/12/2016 55/11/2016
51 Tạ Minh T. Nam 7/12/2016 69/10/2016
52 Nguyễn Thanh T. Nam 7/12/2016 47/9/2016
53 Nguyễn Thị Sương E. Nữ 8/12/2016 223/11/2016
54 Tôn Văn Minh C. Nam 8/12/2016 184/11/2016
55 Lê Thị Thùy S. Nữ 9/12/2016 143/11/2016
56 Trương Ngọc Thùy D. Nữ 9/12/2016 379/11/2016
57 Nguyễn Thái K. Nam 9/12/2016 526/11/2016
58 Hồ Ngọc K. Nữ 12/12/2016 511/11/2016
59 Phạm Tấn Đ. Nam 13/12/2016 466/10/2016
60 Trần Thị Trúc L. Nữ 13/12/2016 327/10/2016
61 Nguyễn Phước T. Nam 14/12/2016 269/9/2016
62 Trương Triệu Mai H. Nữ 14/12/2016 22/11/2016
63 Khưu Hồng A. Nữ 14/12/2016 117/11/2016
64 Huỳnh Thị Dân N. Nữ 15/12/2016 251/11/2016
65 Huỳnh Minh A. Nữ 15/12/2016 431/11/2016
66 Lê Thị Ánh L. Nữ 16/12/2016 151/12/2016
67 Trần Xuân T. Nam 16/12/2016 346/11/2016
68 Trần Thanh T. Nữ 16/12/2016 99/12/2016
69 Lê Thị Hằng N. Nữ 16/12/2016 35/12/2016
70 Lương Văn Đ. Nam 19/12/2016 113/12/2016
71 Trần Thị Minh T. Nữ 19/12/2016 261/10/2016
72 Huỳnh Trang T. Nữ 20/12/2016 153/10/2016
73 Đinh Thị Thanh T. Nữ 22/12/2016 53/12/2016
74 Đỗ Thị Phương T. Nữ 22/12/2016 73/10/2016
75 Trịnh Ngọc P. Nam 10/2/2017 7/2/2017
76 Châu Trà L. Nam 10/2/2017 312/11/2016
77 Lê Ngọc Phương T. Nữ 10/2/2017 104/3/2017
78 Tăng Đình N. Nam 13/2/2017 26/2/2017
79 Khổng Hồ Bảo T. Nữ 15/2/2017 182/2/2017
80 Nguyễn Huỳnh Thanh N. Nữ 15/2/2017 121/2/2017
81 Nguyễn Quốc T. Nam 16/2/2017 47/2/2017
82 Đoàn Thị Mỹ D. Nữ 16/2/2017 67/2/2017
83 Ký Thanh N. Nữ 22/2/2017 89/2/2017
84 Trần Thái H. Nam 3/3/2017 10/3/2017
85 Nguyễn Thụy Phương V. Nữ 3/3/2017 07/3/2017
86 Võ Ngọc Thu H. Nữ 6/3/2017 18/3/2017
87 Nguyễn Thị Mỹ P. Nữ 7/3/2017 181/3/2017
88 Phan Thị Ngọc P. Nữ 7/3/2017 165/3/2017
89 Nguyễn Thị Anh N. Nữ 8/3/2017 122/2/2017
90 Bùi Giảng Minh T. Nam 8/3/2017 19/3/2017
91 Nguyễn Tấn H. Nam 9/3/2017 173/2/2017
92 Nguyễn Châu Quang T. Nam 9/3/2017 115/2/2017
93 Huỳnh Công T. Nam 9/3/2017 215/2/2017
94 Nguyễn Bình P. Nam 16/3/2017 24/3/2017
95 Nguyễn Lê Lan C. Nữ 17/3/2017 145/3/2017
96 Huỳnh Tấn P. Nam 10/4/2017 21/4/2017
97 Nguyễn Quốc B. Nam 11/4/2017 75/4/2017
98 Nguyễn Lê Thành L. Nam 12/4/2017 48/4/2017
99 Trương Kiều M. Nữ 12/4/2017 44/2/2017
100 Phan Tuấn A. Nam 18/4/2017 45/4/2017
101 Bùi Phương Minh T. Nam 19/4/2019 10/4/2017
102 Nguyễn Trí N. Nam 25/4/2017 17/4/2017
103 Trần Thanh L. Nam 5/5/2017 46/4/2017
104 Dương Gia P. Nam 9/5/2017 112/4/2017
105 Nguyễn Quốc H. Nam 9/5/2017 172/3/2017
106 Lâm Kiếm H. Nam 15/5/2017 101/4/2017

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..


XÁC NHẬN NGƯỜI LẬP BẢNG

NGÔ NHƯ HÒA


PHỤ LỤC 5

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THU THẬP TỪ NGHIÊN CỨU NÀY

Hình 1: Bệnh nhân Ngô Nguyễn Diệu H.


R38 và R48 thuộc phân loại IIA.

Hình 2: Bệnh nhân Lê Thị Hồng N.


R38 thuộc phân loại IIA, R48 thuộc phân loại IA.
Hình 3: Bệnh nhân Nguyễn Huỳnh Kim N.
R38 thuộc phân loại IA nghiêng gần có đường thấu quang đi ngang chân răng,
R48 phân loại IA chân răng cách xa ống răng dưới.

Hình 4: Bệnh nhân Trương Triệu Mai H.


(Hậu phẫu ngày 5)
Hình 5: Bệnh nhân Trần Thái H.
(Hậu phẫu ngày 5)

Bệnh nhân Nguyễn Huỳnh Thanh N.


(Hậu phẫu ngày 1)

You might also like