Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên : Nguyễn Phương Uyên

MSSV : 31201024693
Mã lớp HP: 21D1POL51002804
Phòng học : B1- 406
Đề bài:
Câu 1: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu
thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở
Việt Nam hiện nay ? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế
đã nêu trong dẫn chứng ? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết)
Bài làm
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông
thường:
* Đặc điểm của 2 loại hàng hóa
- Hàng hóa thông thường:
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi mua bán
Thuộc tính: Mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng là giá trị , nếu thiếu
một trong hai thì không phải là hàng hóa.
 Về mặt giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng (GTSD) của hàng hóa là công dụng của
hàng hóa, có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người, bao
gồm nhu cầu tiêu dùng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cá nhân, được thể hiện thông
qua tiêu dùng và là phạm trù có tính vĩnh viễn. GTSD cuả hàng hóa do thuộc tính
tự nhiên của yếu tố cấu thành nên hàng hóa đó quy định.
 Về mặt giá trị: Giá trị của hàng bóa (GT) là lao động xã hội của người sản xuất ra
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. GT hàng hóa thể hiện mối quan hệ kinh tế của
những người sản xuất hàng hóa. GT là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn
giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. Bản chất của giá trị
là lao động
- Hàng hóa sức lao động:
Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con
người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải
làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích
- Không phải tự nhiên sức lao động được coi là hàng hóa. Để được xem là hàng hóa,
sức lao động phải đáp ứng hai điều kiện:
 Thứ nhất, người lao động phải tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa
 Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn
tại anh ta buộc phải bán sức lao động của mình để sống .
Sự tồn tại đồng thời của hai điều kiện trên tất yếu biến sức lao động trở thành hàng
hóa.
Thuộc tính: Giống như bất kỳ loại hàng hoá nào trên thị trường, hàng hoá sức lao
động cũng có hai thuộc tính là giá trị  và giá trị sử dụng. 
- Gía trị hàng hóa sức lao động: được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh
hoạt cả về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống
của bản thân người công nhân và gia đình của anh ta. Ngoài ra còn có phí tổn đào tạo
người công nhân
- Gía trị sử dụng hàng hóa sức lao động: thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao
động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Là nguồn gốc sinh ra giá trị , tức
là có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó (thặng dư)
*Dựa trên những đặc điểm trên, ta so sánh:
+ Giống nhau: đều là hàng hóa và cũng có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khác nhau:
Tiêu chí so sánh Hàng hóa thông thường Hàng hóa sức lao động
Phương thức tồn tại -Không gắn liền với con - Gắn liền với con người
người
Gía trị - Chỉ thuần túy là yếu tố -Chứa đựng cả yếu tố vật
vật chất. Được đo trực tiếp chất, tinh thần và lịch sử.
bằng thời gian lao động xã Được đo gián tiếp bằng giá
hội cần thiết. trị của những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để tái sản
Quan hệ giữa người mua- xuất ra sức lao động
bán - Người mua và người bán -Người mua sức lao động
hoàn toàn độc lập với nhau (nhà tư bản) có quyền sử
dụng nhưng không có
Gía trị sử dụng quyền sở hữu, người bán
- Giá trị sử dụng thông phải phục tùng người mua
thương: tiêu biến mất theo - Giá trị sử dụng đặc biệt:
thời gian sử dụng không biến mất mà còn tạo
Quan hệ mua - bán ra giá trị mới lớn hơn giá
trị của bản thân nó, đó
- Mua đứt, bán đứt chính là giá trị thặng dư.
- Quan hệ mua bán đặc
Gía cả biệt: mua bán có thời hạn
Ý nghĩa - Gía cả có thể tương và mua bán chịu, không
đương với giá trị ngang giá
- Biểu hiện của của cải -  Giá cả nhỏ hơn giá trị.

- Là nguồn gốc của giá trị


thặng dư --> là một hàng
hóa đặc biệt
*Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi sống con cái người lao động bởi vì:
-Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người.Con người chính là công cụ
và là chủ thể làm chủ sức lao động nên việc loại hàng hóa đặc biệt này có chất lượng
hay không, có đáp ứng đủ nhu cầu hay không còn phụ thuộc vào việc ta có thỏa mãn
trước được những nhu cầu thiết yếu của người lao động hay không. Tầng lớp công
nhân không đơn giản chỉ có nhu cầu về mặt vật chất mà họ còn luôn mong muốn được
đáp ứng các yêu cầu về những tư liệu sinh hoạt thay đổi liên tục theo từng giai đoạn
phát triển: về ăn, mặc, ở, học nghề, các nhu cầu vui chơi, được khích lệ hay được tôn
trọng,.vv.. Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và
cả con cái anh ta vì chính con cái người công nhân là nguồn lao động kế tiếp, duy trì
nguồn sức lao động khi người công nhân già yếu và mất đi.Chỉ khi được đáp ứng đầy
đủ những nhu cầu thiết yếu trên, sức lao động mới được tái sản xuất và sản xuất ra một
cách liên tục để tạo ra giá trị của hàng hóa sức lao động và mang lại lợi nhuận ( thặng
dư) cho người sử dụng lao động, cho nơi mà người công nhân đóng góp và cho toàn
thể xã hội.
Câu 2: * Thực trạng về mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa NSDLĐ và NLĐ ở Việt Nam:
-Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập ( trước hết là tiền
lương, tiền thưởng). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở
lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh.
-Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động và người lao động có quan hệ chặt chẽ,
vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
Sự thống nhất được thể hiện: nếu người sử dụng lao động thu được lợi nhuận, họ sẽ
tiếp tục sử dụng lao động. Khi đó, người lao động có việc làm, nhận được tiền lương,
thu được lợi ích kinh tế
Sự mâu thuẫn được thể hiện: Trong những điều kiện nhất định, lợi nhuận của người sử
dụng lao động và tiền lương của người lao động vận động ngược chiều nhau.
- Ở Việt Nam ta hiện nay, thực trạng về mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa NSDLD và
NLD vẫn còn nhiều xung đột, mâu thuẫn khó tránh khỏi. Nhiều DN chưa thực hiện
đúng quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thoả thuận với NLĐ, luôn tìm
cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có tiền lương của người
lao động để đạt được lợi nhuận tối đa bằng cách: không nâng lương hàng năm cho
NLĐ hoặc nâng lương với mức quá thấp, việc trả lương làm thêm giờ cho NLĐ không
đầy đủ, trả lương chậm trễ v..v.Dẫn chứng: Công ty TNHH May mặc Minh Hoàng tại
KCN Điện Nam-Điện Ngọc ở Quảng Nam đã chậm chễ trong việc trả lương đầy đủ
cho nhân viên của mình và các vấn đề bảo hiểm xã hội, khiến hơn 700 công nhân
quyết định đình công
- Về phía NLĐ, vì lợi ích của mình, NLD sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ
làm..Tuy nhiên, phần lớn NLĐ xuất thân từ nông thôn chưa được đào tạo cơ bản và có
hệ thống, công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được quan tâm nên sự hiểu biết về
chính sách, pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động hạn chế dẫn đến việc không thực
hiện đúng các quyền và nghĩa vụ khi tham gia QHLĐ và tranh chấp lao động, đình
công không đúng trình tự do pháp luật quy định. Dẫn chứng :Trong 2 ngày 11 và 12-9-
2020, khoảng 5.000 công nhân Công ty Luxshare - ICT, một trong những nhà cung ứng
linh kiện cho Apple sản xuất điện thoại iPhone, đã đình công để đòi lương, thưởng và
đòi quyền lợi tăng ca, làm thêm giờ.
* Để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn chứng, ta cần:

- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đại diện cho
NSDLĐ trong QHLĐ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NSDLĐ. Ngoài ra,
cần áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý và tuyên truyền đến các tổ chức đang hoạt
động tại Việt Nam cũng như lực lượng lao động và các DN đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam nắm rõ các quy định pháp luật và chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
- Thứ hai, hoàn thiện thể chế, pháp luật lao động phù hợp hơn với các tiêu chuẩn lao
động trong nước và quốc tế, xác lập rõ quyền của NLĐ, quyền của NSDLĐ trong việc
thực hiện lợi ích kinh tế chính đáng. Bên cạnh đó, cần thừa nhận quyền được tham gia
tổ chức và quyền thương lượng tập thể của các bên trong QHLĐ. Đồng thời, hoàn
thiện các thiết chế về giải quyết tranh chấp lao động, tiến tới thành lập các cơ quan
chuyên trách ở các địa phương
-Thứ ba, nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức đại diện NLĐ, đặc biệt ở các cấp,
nhằm phát huy những thuận lợi để thực hiện sứ mệnh trong việc đại diện và bảo vệ
quyền và lợi ích của NLĐ. Công đoàn cần đặt mục tiêu lấy sự phát triển của từng DN
làm động lực và tích cực tập hợp, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hoạt động của tổ chức của NLĐ tại DN; bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, đồng thời tạo điều kiện cho DN kinh doanh
ổn định và phát triển.
-Thứ tư,tăng cường vai trò quản lý nhà nước về QHLĐ và toàn bộ hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở để vừa thực hiện chức năng quản lý nhà
nước để thực hiện chức năng hỗ trợ thúc đẩy lợi ích kinh tế giữa NSDLD và NLD
-Thứ năm,thúc đẩy đối thoại, thương lượng ký kết hợp đồng lao động hợp lý và
khuyến khích các bên duy trì việc đối thoại thường xuyên nhằm tăng cường sự hợp tác
giữa NLĐ với NSDLĐ, xây dựng môi trường lao động thân thiện, lành mạnh. Đồng
thời, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước để chủ động giúp đỡ những NSDLĐ có thiện
chí, sẵn sàng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
-Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện các thể chế về việc giải quyết tranh chấp lao động để
củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giải quyết
tranh chấp lao động hiện tại. Nghiên cứu xây dựng thí điểm cơ quan chuyên trách giải
quyết tranh chấp lao động ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với vai trò
vừa là cơ quan làm nhiệm vụ trung gian hòa giải, vừa là cơ quan hỗ trợ, thúc đẩy đối
thoại và thương lượng tập thể nhằm rút ngắn thời gian, tiền bạc cho NLĐ và DN.
Tài liệu tham khảo
 Khoa lý luận chính trị bộ môn nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
(2020), Tài liệu Hướng dẫn Ôn tập môn KTCT Mác - Lênin ,Bộ Giáo dục và Đào
tạo Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
 PV/VOV-Miền Trung (16/05/2017) - Gần 700 công nhân đình công do chậm nhận
lương - VOV.vn
 Bảo Ngọc (13/09/2020) - Vụ đình công ở nhà máy sản xuất linh kiện cho Apple:
Thống nhất 18 điểm sẽ giải quyết - Báo Tuổi Trẻ.vn
 Đoàn Thị Phương Diệp và các công sự (2018), Giáo trình Luật lao động, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

You might also like