Luat Khoa Thang Tu 2022 Original

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

Luật Khoa tạp chí là một dự án của

Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (Legal


Initiatives for Vietnam), một tổ chức
phi lợi nhuận đăng ký ở California,
Hoa Kỳ theo quy chế 501(c)(3).

Địa chỉ đăng ký tại Hoa Kỳ: 1520 E.


Covell Suite B5 - 426, Davis, CA
95616

Văn phòng chính: Đài Bắc, Đài Loan

Tổng biên tập: Trịnh Hữu Long


Ban biên tập: Trần Quỳnh Vi,
Phạm Đoan Trang

Mọi thắc mắc, góp ý xin gửi về:


bbt@mail.luatkhoa.org

© Từ 2014

Luật Khoa tạp chí


Số tháng Tư 2022 - Việt Nam Cộng hòa

Phát hành ngày 26/04/2022

Giá bán: US$5

Doanh thu được dùng để bảo tồn tài liệu


thời Việt Nam Cộng hòa và phát triển
nội dung chuyên sâu.

Mua tại: store.luatkhoa.com


Mục lục bài 06
NGUYỄN HẠNH

Thảm kịch thuyền nhân:


20 năm biển người
giữa Biển Đông
trang 39

bài 01
Đội ngũ Luật Khoa
bài 07
Diễn biến 1954 - 1975 Quỳnh Vi
trang 5
Hiệp định Paris và Nhân quyền:
Điều khó nói của
bài 02 “bên thắng cuộc”
Nguyễn Quốc Tấn Trung trang 61

30/4 - Xâm lược hay giải phóng,


từ góc nhìn công pháp quốc tế
trang 7
bài 08
Võ Văn Quản

Những cuộc khủng bố


bài 03 không còn ai nhớ
Quỳnh Vi trang 67

1954-1975: Quốc tế đã công nhận


hai nhà nước Việt Nam
như thế nào?
bài 09
Võ Văn Quản
trang 13

Quân đội Việt Nam Cộng hòa:


Những bài học đắt giá của
bài 04 một đoàn quân thua trận
Võ Văn Quản
trang 79
4 nhân vật dân sự xuất sắc
của Việt Nam Cộng hòa
có thể bạn chưa biết bài 10
trang 23 Trần Phương

Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết


bài 05 về Viện Đại học Cao Đài: “Khi đó
Võ Văn Quản chúng tôi rất hạnh phúc”
trang 88
Việt Nam Cộng hòa
có thất bại trong việc
xây dựng nền pháp quyền?
trang 31
Số tháng Tư 2022 Thư tòa soạn: Luật Khoa và Việt Nam Cộng hòa

THƯ TÒA SOẠN


LUẬT KHOA VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA

C
ái tên Luật Khoa tạp Một, Việt Nam Cộng hòa bị báo chí Luật Khoa tiếp cận đề tài Việt Nam
chí, như bạn có thể đoán ra, nhà nước lẫn công chúng Việt Nam Cộng hòa như những đứa trẻ tò mò về
có liên quan tới Luật Khoa nói chung lãng quên hoặc cố tình bóp tri thức và như những người trưởng
Đại học đường Sài Gòn, hay còn gọi méo. Chuyện này chắc ai cũng biết và thành muốn bảo tồn di sản của cha
là Đại học Luật Khoa Sài Gòn. Xuất hiểu tại sao. Luật Khoa không chấp ông. Chúng tôi không chọn phe trong
phát điểm là một tạp chí về pháp luật, nhận chuyện đó. hành trình này.
và có đến ba trong bốn thành viên sáng
lập đã từng học luật, chúng tôi được Hai, Việt Nam Cộng hòa là ví dụ Chúng tôi đã hứng chịu những lời chỉ
truyền cảm hứng từ di sản tri thức tham chiếu gần nhất có thể cho người trích gay gắt từ phía chính quyền Việt
mà Luật Khoa Đại học đường Sài Gòn Việt Nam về dân chủ (democracy) và Nam (hay phe cờ đỏ) lẫn từ những
cũng như các giáo sư của họ để lại. pháp trị (rule of law). Hai mươi năm độc giả có gốc gác Việt Nam Cộng
của Việt Nam Cộng hòa là khoảnh hòa (hay phe cờ vàng) vì những bài
Luật Khoa Đại học đường Sài Gòn khắc lóe sáng của lịch sử Việt Nam, viết của mình. Chúng tôi đã từng
tồn tại đúng 20 năm (30/4/1955 - khi lần đầu tiên - và cũng là lần duy giải thích về cách tiếp cận của Luật
30/4/1975) và đại diện cho nền luật nhất - người Việt Nam trực tiếp áp Khoa với đề tài này, xin trích: “[...]
học rực rỡ nhất trong lịch sử Việt dụng và vận hành các nguyên tắc quản đa chiều, đa quan điểm, không vì điều
Nam. Số phận của nền luật học đó trị quốc gia hiện đại đó. Có vô vàn bài gì mà tự kiểm duyệt nội dung. Bởi tự
gắn liền với số phận của Việt Nam học quý giá mà thế hệ người Việt Nam kiểm duyệt là cái chết từ bên trong
Cộng hòa. ngày nay và mai sau có thể học được của một tờ báo, là tế bào ung thư của
từ những thể chế đã lụi tàn này. một tờ báo”.
Bởi vậy, ngay từ đầu, Việt Nam Cộng
hòa đã có vị trí đặc biệt trong sự tồn Luật Khoa coi việc mình làm là bảo Luật Khoa sẽ giữ vững các nguyên tắc
tại và phát triển của Luật Khoa tạp tồn lịch sử và những giá trị tri thức làm báo độc lập, trung thực và khoa
chí. Nhìn lại sau gần tám năm hoạt của Việt Nam Cộng hòa. Bởi vậy, học. Chúng tôi chắc chắn có nhiều
động, tuyến đề tài Việt Nam Cộng không chỉ viết bài về Việt Nam Cộng hạn chế về kiến thức và tư duy, nhưng
hòa là một trong những lĩnh vực được hòa, chúng tôi còn đang dày công xây chúng tôi cũng chắc chắn sẽ không
khai thác thường xuyên nhất và sâu dựng một thư viện ở Đài Loan nhằm ngừng giúp độc giả có một bức tranh
sắc nhất của chúng tôi. bảo tồn sách, báo, và văn hóa phẩm đầy đủ nhất và gần với sự thật nhất về
được xuất bản dưới thời Việt Nam Việt Nam Cộng hòa.
Có hai lý do lớn khiến chúng tôi dành Cộng hòa.
một nguồn lực lớn như vậy cho tuyến Số báo tháng Tư này là một nỗ lực
đề tài này. như thế. Xin trân trọng giới thiệu
cùng quý độc giả.

Luật Khoa Đại học đường


Sài Gòn năm 1959.
Ảnh: Tư liệu cá nhân từ
aihuuluatkhoa.com

4
5
6
30/4
Số tháng Tư 2022 Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế

Xâm lược hay giải phóng,


từ góc nhìn công pháp quốc tế

TÁC GIẢ:
Nguyễn Quốc Tấn Trung

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 28/04/2017

7
Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế Số tháng Tư 2022

Có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại


hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam
từ năm 1955 cho đến năm 1975.

8
Số tháng Tư 2022 Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế

Đây là một bài viết mà người đọc cần đi đến cuối bài.

Một cách khách quan, để nhận định một cuộc chiến là một cuộc xung đột nội
địa hay quốc tế, trước tiên phải xác định được danh nghĩa pháp lý của các bên
tham gia. Cụ thể hơn, họ có được xem là quốc gia (state) theo quy định của
pháp luật quốc tế hay không?

Tư cách quốc gia::'' :Sự công nhận


của cộng đồng quốc tế
quan trọng đến đâu?

P
háp luật quốc tế vẫn nhất định. Theo đó, một quốc gia
chưa có một định nghĩa hay không nhất thiết chỉ có dân cư thuộc
tiêu chuẩn chính thức để một nhóm dân tộc, màu da hay tôn
xác định danh tính quốc gia. Cho giáo. Ngược lại, không nhất thiết hai
đến nay, các quốc gia, các tổ chức và nhóm dân cư cùng thuộc một dân tộc,
các học giả quốc tế đều dựa vào bốn màu da hay tôn giáo thì phải cùng một
tiêu chuẩn từ Điều ước Montevideo quốc gia với nhau.
về Quyền và Trách nhiệm của Quốc
gia (Montevideo Convention on the Hai là, dù năng lực kiểm soát
Rights and Duties of States), ký kết hiệu quả của chính phủ có ý nghĩa đặc
vào năm 1933. biệt quan trọng trong việc hình thành
quốc gia, điều này không nên được
Đây vốn chỉ là một điều ước khu vực hiểu rằng chính phủ, chính quyền
giữa các quốc gia thuộc châu Mỹ. Tuy đương thời tương đồng với sự tồn tại
nhiên, theo cân nhắc của nhiều học giả, của chính quốc gia đó. Ta có thể hiểu
các tổ chức học thuật có thẩm quyền rõ hơn vấn đề này thông qua vài ví dụ
(như International Law Association như Somalia, Palestine, và Đài Loan.
hay International Law Commission) Somalia, tính cho đến nay, có thể đã
và thực hành của nhiều quốc gia khác được xem là “failed state” – “một
nhau, bốn tiêu chuẩn này thật sự chỉ quốc gia thất bại”, nơi mà chính quyền Bộ đội Bắc Việt chiếm lĩnh Sài
pháp điển hóa tập quán pháp quốc tế. trung ương biến mất (hoặc không đủ Gòn, ngày 30/4/1975.
Vì vậy, chúng được xem là căn cứ hợp năng lực kiểm soát quốc gia) và được Ảnh: Herve GLOAGUEN/
pháp để xác định tư cách quốc gia. thay thế bởi chủ nghĩa bộ tộc và lãnh Getty Images.
chúa địa phương. Tuy nhiên, điều này
Bốn tiêu chuẩn được ghi nhận gồm: không có nghĩa là quốc gia Somalia Đài Loan, xét mọi mặt, ở một mức độ
(1) Lãnh thổ xác định, (2) Dân cư xác không còn tồn tại và ai cũng có thể mạnh mẽ và rõ ràng hơn, có thể xem
định (cả hai tiêu chuẩn này không cần xâm chiếm vùng lãnh thổ nói trên. là một quốc gia độc lập – đáp ứng đầy
thiết phải tuân thủ theo một số lượng Tương tự, có thể nói rằng Palestine đủ các yêu cầu của Montevideo. Tuy
cụ thể), (3) Chính phủ có năng lực vẫn chưa có được một chính phủ hiệu nhiên, Đài Loan cũng đang đẩy mình
kiểm soát hiệu quả và (4) Năng lực quả lãnh đạo một cách thống nhất. vào thế khó theo mặt pháp lý, với
tham gia vào điều ước với quốc gia Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) nhiều điểm tương đồng với miền Nam
khác. được xem là một đại diện lý tưởng Việt Nam mà bài viết sẽ phân tích ở
cho Palestine, nhưng tranh chấp bạo phần sau.
Có ba điểm cần chú ý trong bộ tiêu lực giữa các phe phái như Hamas hay
chuẩn nói trên. Fatah vẫn còn đó. Mặc dù vậy, việc Ba là, dù yêu cầu thứ tư có nhắc
không có một chính phủ hiệu quả đại đến việc tham gia vào điều ước quốc
Một là, khái niệm dân cư không diện cho nhóm dân cư này cũng không tế với quốc gia khác, điều này không
đồng nghĩa với việc nó phải thuộc một đồng nghĩa với việc quốc gia Palestine đồng nghĩa với việc chính phủ đó phải
nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo không tồn tại. được cộng đồng quốc tế công nhận.

9
Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế Số tháng Tư 2022

Yêu cầu này nhằm nói đến quyền hạn


Một dân tộc – Thứ hai, phải tính đến luận điểm cho
và năng lực thực thi điều ước nếu được
ký kết, không phải nhằm ám chỉ rằng
quốc gia đó phải được cộng đồng quốc
_ hai quốc gia? rằng Ngô Đình Diệm, chính quyền
Bảo Đại và Hoa Kỳ đã không tôn trọng
Hiệp định Geneva và không tuân thủ
tế chấp nhận. Hiển nhiên, điều này
cũng chỉ mang tính tương đối.
Khả dĩ. việc thi hành cuộc tổng tuyển cử 1956
như dự định.

V
Nhiều học giả đã và đang cân nhắc ới những thông tin như Nhưng nếu cho rằng Hiệp định
sức nặng của yếu tố cộng đồng quốc trên, chúng ta có thể tập hợp Geneva giải quyết được vấn đề Việt
tế, hay cụ thể nhất là việc được tiếp lại và tạo nên một bức tranh Nam thì điều này đồng nghĩa với việc
nhận trở thành thành viên của Liên chung về “statehood” - tư cách quốc không tôn trọng quyền dân tộc tự
Hiệp Quốc (United Nations – UN). gia của hai miền Nam – Bắc Việt quyết (self-determination) của một bộ
Trên thực tế, được UN hay các cường Nam. phận người dân Việt Nam, một quyền
quốc công nhận là một bước đệm quan được quy định tại Khoản 2, Điều 1,
trọng, nhưng cộng đồng học thuật và Trước tiên, có đủ căn cứ và cơ sở để Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đặc
các tổ chức học thuật có thẩm quyền cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt biệt, bối cảnh pháp lý của hai chính
trên thế giới đã đi đến đồng thuận trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 quyền tồn tại song song ở thời điểm
rằng đây không phải, và không nên là cho đến năm 1975. này tương đối phức tạp.
một yêu cầu bắt buộc.
Cả hai quốc gia đều có lãnh thổ và Tính chính danh của chính phủ
dân cư xác định, có chính phủ có năng VNDCCH chủ yếu dựa vào cuộc tổng
lực kiểm soát hiệu quả; đều từng tham tuyển cử năm 1946. Tính chính danh
gia vào các hiệp ước, hiệp định quốc này càng được tăng cường hơn sau khi
tế. vua Bảo Đại chính thức thoái vị và
trao lại ấn tín, quốc bảo của hoàng
Vì vậy, dù chính phủ Việt Nam Dân triều Nguyễn cho đại diện chính phủ
chủ Cộng hòa (VNDCCH) và các VNDCCH là Trần Huy Liệu vào
đồng minh có tuyên bố chính phủ Việt ngày 25/8/1945.
Nam Cộng hòa là ngụy quân, ngụy
quyền, bù nhìn của Mỹ; hay ngược Tuy nhiên, với Hiệp định Sơ bộ Pháp -
lại, dù chính quyền Việt Nam Cộng Việt ngày 6/3/1946, được ký kết giữa
hòa có lên án chính quyền miền Bắc ông Jean Sainteny, đại diện chính phủ
là quân cờ của cộng sản, quên lịch sử Cộng hòa Pháp, và ông Hồ Chí Minh
cha ông, v.v. thì cũng không làm thay cùng ông Vũ Hồng Khanh, đại diện
đổi danh tính pháp lý của họ theo quy chính phủ VNDCCH, VNDCCH
chuẩn pháp luật quốc tế. chỉ còn lại phía Bắc Việt Nam (và
vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp), còn
Tuy nhiên, cách nhìn nhận này cũng miền Nam Việt Nam vẫn thuộc nhà
không hẳn là hoàn toàn không có kẽ nước Cộng hòa Pháp với lời hứa hẹn
hở. cho một cuộc trưng cầu dân ý – thống
nhất với VNDCCH trong tương lai.
Đầu tiên, cả hai quốc gia đều cho rằng Ngày 1 tháng 6 cùng năm, người Pháp
mình là đại diện hợp pháp cho toàn thành lập Nam Kỳ Quốc, đặt thủ phủ
Việt Nam; tương tự như vấn đề “Một tại Sài Gòn.
Trung Quốc” (One China) giữa Đài
Loan và Trung Quốc hiện tại. Điều Trong giai đoạn từ 1946 đến 1949, sự
này cũng đồng nghĩa với việc tranh cứng đầu của cựu vương – tân Quốc
chấp hai miền mang dáng dấp của một trưởng Bảo Đại đối với các đại biểu
cuộc nội chiến hơn là tranh chấp liên Pháp cũng đã giúp Quốc gia Việt
quốc gia. Tuy nhiên, theo người viết, Nam thành lập trên cơ sở của Hiệp
điều này không làm mất đi bản chất ước Elysée (8/3/1949). Trải qua
nhà nước của hai quốc gia theo tiêu nhiều biến cố với cuộc “đảo chính
chuẩn của Montevideo. bằng phiếu” của ông Ngô Đình Diệm,

10
Số tháng Tư 2022 Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế

chính quyền Quốc gia Việt Nam cũng VNDCCH và nhà nước Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai thực thể
có nền tảng pháp lý khá tương đồng Pháp là chấp nhận ký kết hiệp định, nhà nước hoàn toàn độc lập.
với Chính phủ Việt Nam Dân chủ còn chính phủ Bảo Đại và Hoa Kỳ đều
Cộng hòa. phản đối hiệp định. Vậy nên, hành vi dùng vũ lực quân
sự để tước đoạt chính quyền, lãnh
Vì vậy, việc Cộng hòa Pháp tự tiếp *** thổ của một quốc gia khác, theo định
tục cho mình toàn quyền sắp đặt ngày Với tất cả các thông tin nói trên, cân nghĩa của Điều 1, Nghị quyết 3314
tổng tuyển cử với Hiệp định Geneva nhắc nền tảng pháp lý tương đồng, năm 1974 của Đại Hội đồng Liên
là can dự vào nội bộ Việt Nam, một năng lực quản lý tương đương, có đầy Hiệp Quốc, hoàn toàn có thể được
việc làm không thỏa đáng, đặc biệt đủ lý do (theo công pháp quốc tế) để xem là hành vi xâm lược theo công
khi chỉ có chính phủ kháng chiến của cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa pháp quốc tế.

Quân Việt Cộng chiếm lĩnh Sài Gòn, ngày 30/4/1975.


Ảnh: Herve GLOAGUEN/ Getty Images.

11
Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế Số tháng Tư 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Toàn văn Hiến chương Liên Hiệp Quốc.


https://treaties.un.org/doc/publication/ctc/
uncharter.pdf

Toàn văn Nghị quyết 3314 Đại Hội đồng


Liên Hiệp Quốc. http://hrlibrary.umn.edu/
instree/GAres3314.html

Thomas D. Grant (1999) Defining


Statehood: The Montevideo Convention
and its Discontents. Columbia Journal of
Transnational Law.

James Crawford (1990) The Creation of


State of Palestine: Too much too soon? EJIL.
http://www.ejil.org/pdfs/1/1/1137.pdf

A Vietnam War Timeline. History.com


https://www.history.com/topics/vietnam-
war/vietnam-war-timeline

Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh


Thụy) – Lịch sử Việt Nam. https://
lichsunuocvietnam.com/vua-bao-dai/

12
1954-1975: Quốc tế đã công nhận

HAI NHÀ NƯỚC


VIỆT NAM
như thế nào?
1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào? Số tháng Tư 2022

TÁC GIẢ:
Quỳnh Vi

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 29/04/2017

Thể chế nào mới thật sự đại diện cho Việt


Nam? Câu chuyện vốn không hề ngã ngũ vào
thời điểm Hiệp định Geneva được ký kết.

14
Số tháng Tư 2022 1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào?

M
ột trong những vấn Cũng vào đầu năm 1950, Liên hiệp Ngoại giao Hoa Kỳ, đã có 60 quốc
đề gây tranh cãi nhiều Pháp công nhận quyền tự trị và nền gia trên thế giới công nhận chính thể
nhất giữa những người độc lập của Quốc gia Việt Nam VNCH của Nam Việt Nam.
Việt Nam khi nói đến cuộc chiến Việt (QGVN), tiền thân của Việt Nam
Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 Cộng hòa (VNCH), dựa trên một số Một số nước như Ấn Độ, Thụy Điển
là về tính chính danh của hai nhà nước hiệp ước được ký kết trước đó giữa hai
thì lại theo quy tắc không công nhận
ở hai miền Nam - Bắc. nước vào năm 1949. cả hai. Tuy nhiên, cho đến năm 1969,
Thụy Điển trở thành nước phương
Hai điều khó có thể phủ nhận là: cả hai Đến tháng 2/1950, Anh, Hoa Kỳ và Tây đầu tiên công nhận nhà nước
miền đều có sự ủng hộ riêng từ cộng một số nước phương Tây đều công VNDCCH của Bắc Việt Nam.
đồng quốc tế; và kể từ 30/4/1975, nhận QGVN là thể chế lãnh đạo của
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam rồi nước Việt Nam. Việc công nhận thể chế nào tại Việt
tiếp đến là Cộng hòa Xã hội Chủ Nam mới thật sự đại diện cho cả đất
nghĩa Việt Nam đã thừa kế hàng loạt Sau khi VNCH được thành lập vào nước vốn không hề ngã ngũ vào thời
quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt năm 1955 và thay thế quyền lãnh đạo điểm Hiệp định Geneva 1954 được ký
Nam Cộng hòa. miền Nam của QGVN, Hoa Kỳ và các kết.
đồng minh phương Tây tiếp tục công
Hiệp định Geneva 1954 nhấn mạnh nhận tính chính danh của VNCH. Ngược lại, cuộc giằng co này kéo dài
rằng việc tạm thời chia đôi nước Việt Đến năm 1966, theo thống kê của Bộ đến hơn 20 năm sau.
Nam tại vĩ tuyến 17 không đồng nghĩa
với việc thiết lập ranh giới lãnh thổ và Trong giai đoạn 1954 - 1975, ngoài
chính trị giữa hai miền Nam - Bắc. sự công nhận của các nước trên thế
Chính phủ ở cả hai miền đều thể hiện giới chia theo hai cực cộng sản và tư
rất rõ ràng điều này tại các bản hiến bản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh,
pháp của họ trong giai đoạn 1954 - hai nhà nước Việt Nam còn được công
1975. nhận theo một số cách khác.

Từ thời điểm bắt đầu đàm phán Hiệp


định Geneva 1954 cho đến khi chiến
tranh kết thúc, cả hai chính thể được
thành lập trước đó tại mỗi miền đều
cho rằng chỉ duy nhất một mình họ là
đủ tính chính danh để quản lý cả đất
nước, cũng như chỉ có họ là được quốc
tế công nhận.

Thế nhưng định nghĩa “quốc tế” của


mỗi miền lại không giống nhau. Khi
ấy, chính cộng đồng quốc tế cũng chia
rẽ thành hai khối, chứ không riêng gì
đất nước Việt Nam.

Tháng 1/1950, cùng với Trung Quốc


và Liên Xô, các quốc gia cộng sản Cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Đông Âu đều công nhận tính chính Việt Nam Cộng hòa tại vĩ tuyến 17
danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh.
(VNDCCH) với lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Tạp chí LIFE.

15
1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào? Số tháng Tư 2022

GIA NHẬP vẫn giữ vị thế một nhà nước độc lập
đối với VNDCCH tại miền Bắc. Điều

LIÊN HIỆP QUỐC này được thể hiện rõ qua hai lá đơn
xin tham gia LHQ riêng biệt của
VNDCCH – Bắc Việt và CHMN –

T
Nam Việt vào năm 1975.
rước hết, VNCH đã
từng xin tham gia vào Liên Đến ngày 8/8/1975, Hội đồng Bảo
Hiệp Quốc (LHQ) vào đầu an đã đồng thuận chấp nhận và đề cử
thập niên 1950. Sau khi chiến tranh với Đại Hội đồng LHQ cho cả hai
Việt Nam kết thúc, VNDCCH cũng quốc gia VNDCCH – Bắc Việt lẫn
nộp đơn làm thành viên. Tuy nhiên, cả CHMN – Nam Việt được tham gia
hai đều gặp phải sự phản đối từ thành vào LHQ.
viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Việc Hội đồng Bảo an đưa ra đề cử với
Chúng ta có lẽ không khó hiểu khi biết cả hai đơn xin tham gia LHQ của hai
rằng Liên Xô đã từng phản đối VNCH nhà nước Việt Nam vào tháng 8/1975 Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định tổ
tham gia vào LHQ, và ngược lại, Hoa càng làm rõ vấn đề là cả hai chính thể chức họp báo quốc tế ngày 8/5/1975. Trên
Kỳ phản đối VNDCCH. đều được đối xử như nhau và đều được danh nghĩa, kể từ ngày 30/4/1975, Chính
LHQ công nhận. phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền
Vì những sự phản đối này mà hai chính Nam Việt Nam tiếp quản toàn bộ lãnh thổ
phủ Bắc - Nam Việt Nam đã khá lận Sau khi hai nhà nước VNDCCH và do Việt Nam Cộng hòa quản lý trước đó.
đận với việc đăng ký làm thành viên CHMN thống nhất và Cộng hòa Ảnh: Herve GLOAGUEN/ Gamma-Rapho
LHQ trong suốt 20 năm. Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt via Getty Images.
Nam ra đời vào ngày 2/7/1976, Việt
Ngày 30/4/1975, chế độ VNCH bị Nam mới trở thành một quốc gia với
chính quyền của Chính phủ Cách một chính phủ duy nhất. Sau đó,
mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam CHXHCN Việt Nam đã chính thức
Việt Nam (CHMN) thay thế, nhưng gia nhập LHQ vào tháng 9/1977.

16
Số tháng Tư 2022 1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào?

THAM GIA VỚI TƯ CÁCH THÀNH VIÊN


CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

V
iệc VNCH và VNDCCH kết nạp làm thành viên của WMO vào
đều tham gia làm thành viên ngày 7/8/1975, và là thành viên của
của Tổ chức Y tế Thế giới WHO vào ngày 22/10/1975. Điều
(WHO) và Tổ chức Khí tượng Thế này có nghĩa là tư cách thành viên
giới (WMO) càng giúp chúng ta kết của VNCH tại WHO và WMO lúc
luận Việt Nam đã từng có hai chính đó không bị xóa bỏ cho dù chính thể
phủ và được đối đãi như hai quốc gia VNCH không còn tồn tại nữa.
riêng biệt.
Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất
Trước hết, đây là các tổ chức quốc và trở thành CHXHCN Việt Nam
tế mà thành viên tham gia hầu hết vào tháng 7/1976, chính phủ mới đã
phải là các quốc gia có chủ quyền gửi thông báo đến hai tổ chức này
(sovereign states). Chúng ta có thể trong năm 1977 để yêu cầu cho phép
dùng Đài Loan làm ví dụ để so sánh vì CHXHCN Việt Nam tiếp nhận tư
Đài Loan chưa bao giờ là thành viên cách thành viên của cả hai chính phủ
của WHO. Nam - Bắc Việt Nam trước đó.

Trong khi đó, từ 17/5/1950, VNCH đã Điều này đồng nghĩa rằng trong thời
là thành viên của WHO, và trở thành gian trước năm 1977, đã có hai quốc
thành viên của WMO từ 1/4/1955. gia Việt Nam là thành viên của WHO
và WMO, và đều được hai tổ chức
Sau khi VNCH sụp đổ vào ngày quốc tế này công nhận.
30/4/1975, VNDCCH mới xin gia
nhập hai tổ chức này. VNDCCH được Đến thời điểm hiện tại, ngày tham
gia vào WHO của Việt Nam được ghi
nhận là ngày 17/5/1950 - là ngày mà
VNCH tham gia vào WHO như đã
nói ở trên. Điều này có nghĩa là tư
cách tham gia WHO với danh nghĩa
một quốc gia của VNCH không hề bị
ảnh hưởng từ việc thống nhất đất nước
vào năm 1976.

Ngoài ra, CHXHCN Việt Nam còn


tiếp tục thay thế tư cách thành viên
của VNCH ở các tổ chức khác như Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên
minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Liên
minh Bưu chính Thế giới (UPU), Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA). Đây là những tổ chức quốc Việt Nam sau 1975, trong một
tế mà trước năm 1975 chỉ có VNCH lễ kỷ niệm tại TP.HCM.
tham gia làm thành viên. Ảnh: noron.com

17
1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào? Số tháng Tư 2022

CHXHCN VIỆT NAM TIẾP TỤC TƯ CÁCH


THÀNH VIÊN CỦA VNCH ĐỐI VỚI CÁC
ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

T
rước tháng 4/1975, chỉ
có VNCH là thành viên của
các định chế tài chính quốc
tế. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Sau khi được thành lập vào tháng


7/1976, CHXHCN Việt Nam đã
trình thư xin thay thế (substitution)
tư cách thành viên của VNCH tại các
định chế tài chính nói trên, chứ không
phải là đơn xin gia nhập làm thành
viên mới.

Cụ thể là khi thay thế tư cách thành


viên của VNCH với ADB, CHXHCN
Việt Nam đã tiếp quản 3.000 cổ phần
của chính phủ VNCH tại ngân hàng
này.

Đồng thời, CHXHCN Việt Nam cũng


tiếp tục được nhận tất cả các khoản
vay mà VNCH đã được ADB chấp
thuận cho vay trong những năm trước
đó. CHXHCN Việt Nam cũng bảo
đảm sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho
những khoản vay này.

Vì vậy, ngày gia nhập ADB của Việt


Nam hiện nay là ngày 22/9/1966,
là ngày mà Quốc hội của chính phủ
VNCH tại miền Nam đã phê chuẩn
việc tham gia ADB. Kể từ năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
chính thể duy nhất quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Ảnh: mard.gov.vn.

18
Số tháng Tư 2022 1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào?

CHXHCN VIỆT NAM TIẾP TỤC CÔNG NHẬN


MỘT SỐ HIỆP ƯỚC MÀ VNCH ĐÃ KÝ KẾT

T
ương tự việc tiếp tục tư
cách thành viên của VNCH
tại một số tổ chức và định
chế tài chính quốc tế như đã nêu,
CHXHCN Việt Nam còn tiếp tục
công nhận ít nhất hai hiệp ước quốc
tế mà VNCH đã ký kết trước ngày
30/4/1975.

Ngày 16/12/1976, nhà nước


CHXHCN Việt Nam đã đệ trình
đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông
Quốc tế 1973 (1973 International
Telecommunication Convention) mà
chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày
25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-
Torremolinos nhưng chưa kịp phê
chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN
Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn
được dựa trên những ký kết mà VNCH
đã thực hiện trước đó. Regulations) và Công ước Liên minh
Bưu chính Lausanne (Universal Postal
Tương tự, VNCH được công nhận tư Convention) của UPU nhưng chưa kịp
cách thành viên của Liên minh Bưu phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc
chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. hội của CHXHCN Việt Nam đã phê
Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH chuẩn các văn bản này và đệ trình lên
đã ký kết các văn bản liên quan tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế
đến các Quy chế Chung (General (succession) tư cách của VNCH.

Ngoài ra, vào ngày 4/7/1976, chỉ


Họp báo của Cộng hòa Miền hai ngày sau khi được thành lập, Bộ
Nam Việt Nam năm 1975. Ngoại giao của nhà nước CHXHCN
Việt Nam đã gửi công hàm đến chính
Ảnh: Bettmann/ Getty Images
phủ Thụy Sỹ và tuyên bố khẳng định
tiếp tục tham gia vào các hiệp ước
của Công ước Geneva 1949 (Geneva
Conventions of 1949) mà hai chính
phủ VNDCCH và VNCH đã ký kết
trước đó về các vấn đề bảo vệ nạn
nhân chiến tranh.

19
1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào? Số tháng Tư 2022

T
hông qua những ví dụ
kể trên, chúng ta nhận thấy
rằng bằng nhiều hành động
khác nhau, cả hai chính phủ VNCH
và VNDCCH đã khẳng định tư cách
quốc gia của mình trong giai đoạn
chiến tranh Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975.

Nhà nước Việt Nam hiện nay chưa bao


giờ chính thức công nhận chính thể
VNCH. Tuy nhiên, CHXHCN Việt
Nam lại liên tục công nhận tư cách
quốc gia của VNCH một cách gián
tiếp, qua việc thừa kế hoặc tiếp nhận
tư cách thành viên của VNCH tại các
tổ chức và định chế tài chính quốc tế.
Ngày nay, có lẽ đối với nhiều người
Việt Nam, đặc biệt là những thế hệ
sinh ra và lớn lên sau năm 1975, tư
cách quốc gia của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tại miền Bắc Việt Nam là
việc không còn phải tranh cãi.

Còn về chính thể Quốc gia Việt Nam


- Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam,
chúng ta có thể đọc lại những gì mà
Đại Hội đồng LHQ đã phát biểu khi
đề cử QGVN tham gia LHQ trong
Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở phiên họp năm 1952. Từ đó, chúng ta
Liên Hiệp Quốc ngày 20/9/1977. có thể phần nào hiểu thêm một quan
điểm khác về sự tồn tại và tính chính
Ảnh: Tư liệu Thông tấn xã
danh của chính thể QGVN – VNCH:
Việt Nam.

“Quan điểm của Đại Hội đồng cho rằng (Quốc gia)
Việt Nam là một nhà nước yêu chuộng hòa bình đúng
như định nghĩa của Điều 4 Hiến chương, đã thể hiện
nguyện ý cũng như có khả năng thực hiện các nghĩa
vụ của Hiến chương, và do đó nên được chấp thuận
tham gia làm thành viên của Liên Hiệp Quốc.”

20
Số tháng Tư 2022 1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bühler, K. G. (2001). State Succession and


Membership in International Organizations:
Legal Theories versus Political Pragmatism.
Kluwer Law International. Pp. 75,
88-90 https://books.google.com.tw/
books?id=Ty7NAG1Jl-8C&pg=PA72&lpg=PA7
2&dq#v=onepage&q&f=false

2. John Grenville, Bernard Wasserstein.


(2001). The Major International
Treaties of the Twentieth Century.
Routledge. https://books.google.com.tw/
books?id=FFdKAgAAQBAJ

3. Winkler, S. (2012, June 20). Taiwan’s


UN Dilemma: To Be or Not To Be. The
Brookings Institution. https://www.brookings.
edu/opinions/taiwans-un-dilemma-to-be-or-
not-to-be/

4. Foreign Relations of the United States,


1964–1968, Volume IV, Vietnam, 1966.
(n.d.). Office of the Historian, Foreign
Service Institute. Retrieved February 23,
2022, from https://history.state.gov/
historicaldocuments/frus1964-68v04/comp1

5. Nguyen Duy Tan, J. (1976). La


représentation du Viet-Nam dans les
institutions spécialisées. https://www.
persee.fr/doc/afdi_0066-3085_1976_
num_22_1_1996#afdi_0066-3085_1976_
num_22_1_T1_0407_0000

6. 30th World Health Assembly Resolutions


and Decisions 1977. (1977). World Health
Organization. http://apps.who.int/iris/
bitstream/10665/86036/1/Official_
record240_eng.pdf

7. Asian Development Bank and Vietnam Fact


Sheet. https://www.adb.org/sites/default/
files/publication/27813/vie-2020.pdf

8. Resolution adopted by the General


Assembly at its seventh session
during the period from 14 October to 21
December 1952 (Tuyên bố của Đại Hội đồng
LHQ tháng 12 năm 1952 về việc ủng hộ
Quốc gia Việt Nam trở thành thành viên).
pp. 10-11. http://www.un.org/en/ga/search/
view_doc.asp?symbol=A/2361%20(supp)

21
1954 - 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào? Số tháng Tư 2022

Chúng tôi làm báo độc lập. Luật Khoa là một dự án của tổ
Không sợ ai. chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam
Không nịnh ai. (Legal Initiatives for Vietnam),
một tổ chức phi lợi nhuận đăng ký
Hãy đóng góp cho Luật Khoa để ở California, Hoa Kỳ theo quy chế
xây dựng báo chí độc lập Việt Nam: 501(c)(3). Mọi khoản đóng góp của
độc giả ở Hoa Kỳ đều được khấu trừ
donorbox.org/luatkhoa thuế (tax deduction). Số EIN của
chúng tôi: 81-5257301.

Luật Khoa được kiểm toán độc lập


hàng năm. Tìm hiểu thêm tại:
www.liv.ngo/2020-annual-report

Liên hệ: editor@mail.luatkhoa.org

22
4 xuất sắc
nhân vật dân sự

của Việt Nam Cộng Hoà


4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa Số tháng Tư 2022

TÁC GIẢ:
Võ Văn Quản

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 29/04/2020

K
hi nhắc đến các
nhân vật chính trị hàng
đầu của Việt Nam Cộng
hòa, bạn có thể đang nghĩ đến một vị
tướng lãnh nào đó.

Thật vậy, ngay sau cuộc đảo chánh


Ngô Đình Diệm năm 1963, hầu hết
những cái tên đáng kể trên chính
trường miền Nam Việt Nam, từ
Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao
Kỳ, Dương Văn Minh cho đến Trần
Thiện Khiêm, Lê Minh Đảo hay
Nguyễn Khánh, đều có xuất thân nhà
binh.

Việc tập trung vào những nhân vật


này làm cho bức tranh về nền chính
trị của Việt Nam Cộng hòa không
được hoàn chỉnh. Nhấn mạnh quá
nhiều vào các nhóm quân sự kiểm
soát chính quyền khiến góc nhìn về
chính thể và môi trường chính trị của
nền cộng hòa miền Nam Việt Nam
có phần không lành mạnh, dễ bị bóp
méo. Từ đó, bài viết, tư liệu dành
cho các lãnh đạo dân sự thật sự của
Việt Nam Cộng hòa cũng không còn
bao nhiêu.

Dưới đây là bốn cái tên bạn có thể


cân nhắc cho các đối thoại chính trị
mới mẻ hơn về Việt Nam Cộng hòa.

24
Số tháng Tư 2022 4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa

Đến năm 1968, khi cả miền Nam Việt


Nam chuẩn bị cho đợt tổng tuyển cử
đầu tiên của nền Đệ nhị Cộng hòa,
Nguyễn Văn Bông đã thành lập Phong
trào Quốc gia Cấp tiến (Progressive
National Movement), với sự hậu
thuẫn chính trị đông đảo từ các sinh
viên, công chức và giới trí thức miền
Nam Việt Nam.

Có nhiều tranh cãi về quan điểm chính


trị của phong trào này, song tính độc
lập của phong trào được thể hiện rõ.

Một số ghi nhận ngắn như của New


York Times thì cho rằng phong trào
ủng hộ chính phủ đương quyền của
Nguyễn Văn Thiệu, nhìn chung có thể
vì Nguyễn Văn Bông có thái độ chính
trị chống Cộng khá rõ ràng. [3] Theo
một số tài liệu khác, như trong “Di
cảo cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông”,
đường lối mà ông Bông đặt ra là gầy
dựng một chính quyền nhân dân phổ
quát và dân chủ, hạn chế và từ từ đi
đến triệt tiêu chính quyền quân quản
đang tồn tại ở miền Nam Việt Nam.

N
[4] Vậy nên cũng có thể xếp phong
guyễn văn bông Activist”. [2] Quyển sách này do trào vào nhóm đối lập.
từng là một cái tên đầy chính bà Lê Thị Thu Vân, vợ của ông
triển vọng của chính Bông viết, nên có thể xem là một văn Dù không trực tiếp tham gia tranh cử
trường miền Nam. Ngày nay, ông bản rất đáng tham khảo. năm 1968 - 1969, Phong trào Quốc
không được mấy ai ở Việt Nam biết gia Cấp tiến phát triển mạnh mẽ và
đến. Nếu không có một bài báo chính Nguyễn Văn Bông tốt nghiệp loại trở thành một thế lực chính trị đáng
thống được đăng trên tờ Dân Việt ưu cấp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ tại nể. Đây là lần đầu tiên một phe nhóm
hồi năm 2011 kể về chuyện biệt động trường đại học danh tiếng của Pháp chính trị gây được ảnh hưởng tại miền
thành đã ám sát ông vào năm 1971, Sorbonne Université, chuyên ngành Nam Việt Nam mà không lệ thuộc quá
có lẽ càng ít người biết đến ông hơn công pháp và sau đó là luật học. Ông nhiều vào tôn giáo, vùng miền hay là
nữa. [1] trở về Việt Nam vào đầu năm 1963 di sản kế thừa từ các chính đảng già
và trước tiên tham gia vào hoạt động cỗi từ thời kháng Pháp.
Sinh năm 1929 tại Gò Công, Tiền giảng dạy tại Học viện Quốc gia Hành
Giang trong một gia đình thị dân chánh, trung tâm đào tạo nhân viên
nghèo, Nguyễn Văn Bông khác biệt công quyền cho chính quyền Việt
với hầu hết các chính trị gia có tiếng Nam Cộng hòa. Trong quá trình giảng
của Việt Nam Cộng hòa, vốn đều xuất dạy, tầm nhìn của ông thu hút được
thân từ các gia đình danh thế, không đông đảo sự ủng hộ của sinh viên, và
tư bản thì cũng đại điền chủ. Thông trở thành nền tảng cho các hoạt động
tin về đời tư và tuổi trẻ của Nguyễn chính trị của ông sau này.
Văn Bông hiện nay rất hiếm, đa phần
chỉ còn có thể được tìm thấy trong Cuối năm 1963, chính quyền hậu Ngô
quyển hồi ký “Autumn Cloud: From Đình Diệm quyết định bổ nhiệm ông Giáo sư Nguyễn Văn Bông cùng vợ và
Vietnam War Widow to American làm viện trưởng học viện này. các con – Sài Gòn 1964.
Ảnh: VOA.

25
4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa Số tháng Tư 2022

Thành công của phong trào khiến sau


đó Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
mời Nguyễn Văn Bông làm thủ tướng
cho nội các mới. Tại thời điểm này,
sau khi thực hiện thành công chính
sách “Người cày có ruộng”, Nguyễn
Văn Thiệu đang mong muốn mở rộng
nền tảng hậu thuẫn và tính chính danh
cho chính quyền mới, dần dần dân sự
hóa và ổn định môi trường chính trị
Việt Nam Cộng hòa.

Đây cũng là lý do Việt Cộng ám sát


ông vào cuối năm 1971, lúc ông chỉ
mới 42 tuổi.

Một số tác phẩm mà giáo sư Nguyễn


Văn Bông để lại có thể kể đến tham
luận “Đảng phái và Đối lập chính
trị”, và đặc biệt nhất là quyển “Luật
Hiến pháp và Chính trị học” – sách
gối đầu giường một thời của sinh viên
Học viện Quốc gia Hành chánh, hiện
đã được trang Pro&Contra của nhà
văn Phạm Thị Hoài số hóa. [5]

S
inh năm 1934, Cao Văn dân sự miền Nam Việt Nam. Cụ thể,
Thân giữ chức Tổng trưởng Cao Văn Thân thi thoảng được báo
Bộ Cải cách Điền địa và Phát chí phương Tây nhắc đến như là kiến
triển Nông nghiệp dưới thời Nguyễn trúc sư trưởng của chính sách “Người
Văn Thiệu (thường được gọi là Bộ cày có ruộng” (Lands to the Tillers),
Canh Nông). Ông gần như “tàng [6] cùng những nỗ lực không mệt mỏi
hình” trong sử sách chiến tranh Việt của ông trong việc thi hành thành
Nam, một phần vì bị thông tin của công chính sách quan trọng này. [7]
giới tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa
lấn át, một phần vì giới cầm quyền Trong nghiên cứu có tên “Voices
của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày from the Second Republic of South
nay tránh nói về các lãnh đạo dân sự Vietnam” (tạm dịch: Âm vang Đệ
của “ngụy quyền”. Vì lẽ này, rất khó nhị Cộng hòa miền Nam Việt Nam)
thu thập đầy đủ thông tin về thân thế của Giáo sư K. W. Taylor thuộc Đại
và lịch sử hoạt động chính trị của ông. học Cornell - sử gia hàng đầu về Việt
Nam của Hoa Kỳ - Cao Văn Thân
May mắn là trong các tài liệu rải rác được ghi nhận là một trong những lứa
GS Nguyễn Văn Bông (phía trước), GS còn tìm lại được, chúng ta có thể thấy lãnh đạo đời đầu được đào tạo cả luật
Nguyễn Văn Tương (bên phải) và GS Tạ dấu ấn của Cao Văn Thân trong các lẫn kinh tế tại Hoa Kỳ, thay thế cho
Văn Tài đến trao bằng Tiến sĩ cho một thành công bước đầu của chính quyền nhóm “cây đa cây đề” gốc Pháp trước
sinh viên Trường Luật. đó. [8]
Ảnh: VOA.

26
Số tháng Tư 2022 4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa

Ông cũng được khen ngợi là bộ


óc sáng giá nhất trong nội các của
Nguyễn Văn Thiệu thời bấy giờ. Hệ
thống nhân sự, chương trình đào tạo
và tiến trình thực hiện “Người cày
có ruộng” là do ông chuẩn bị và soạn
thảo trong gần nửa năm. Các chương
trình phát triển như tăng cường xuất
khẩu nông sản, bảo vệ an ninh lương
thực, thử nghiệm giống lúa mới cũng
như mô hình sản xuất 5 năm đều do
ông đề xướng và chịu trách nhiệm.
[9]

Không phải là một nhà nghiên cứu,


nhưng ông Thân có để lại quyển Theo thông tin hồi năm 2016 từ Tổng thống Nguyễn Văn
“Agrarian reform in Vietnam” VOA, Bộ trưởng Cao Văn Thân sinh Thiệu tại buổi ban hành chính
(Cải cách nông nghiệp ở Việt Nam), sống cùng gia đình tại Canada. [11] sách Người cày có ruộng.
được xuất bản dưới sự bảo trợ của Hội Năm 2020, báo Người Việt ở Mỹ có Ảnh:nixonfoundation.org
đồng Đối ngoại Việt Nam Cộng hòa. đăng cáo phó nói rằng ông đã qua
Hiện quyển này còn được lưu tại Thư đời ngày 14/4/2020 ở Montreal,
viện Quốc gia Australia. [10] Canada. [12]

N
guyễn ngọc huy
là một nhân vật chính trị
gốc gác dân sự khác bị bỏ
quên trong lịch sử Chiến tranh Việt
Nam. Ông là bạn đồng chí với giáo sư
Nguyễn Văn Bông từ lúc là sinh viên
học tập tại Pháp, và cũng là tác giả
của quyển “Di cảo cố Giáo sư Nguyễn
Văn Bông”. [13]

Có thể gọi ông Nguyễn Ngọc Huy


là một nhà nghiên cứu đi làm chính
trị, do khối lượng bài viết và các công
trình nghiên cứu đồ sộ của ông. [14]
Đáng tiếc là hầu hết chúng đều rơi vào
lãng quên.

Giáo sư Huy sinh năm 1924 tại Sài


Gòn - Chợ Lớn, gốc ở Biên Hòa. Ông
gia nhập Đảng Đại Việt Quốc dân
Đảng thuộc xứ bộ Nam kỳ từ khi còn
khá trẻ và tiếp tục trung thành với
chính đảng này cho đến tận cuối thập
niên 1960, dù trải qua nhiều lần bị
chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp
và phải đi tị nạn chính trị. [15]

27
4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa Số tháng Tư 2022

Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Chính trị “Lễ trong tư tưởng chánh trị Trung Tác phẩm “Đề tài người ưu tú trong tư
học ở Pháp vào năm 1963, ông trở về Quốc cổ thời”. [17] tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời”
Việt Nam và cùng giảng dạy với Giáo của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
sư Nguyễn Văn Bông tại Học viện Trong quyển “New Perceptions of the Ảnh: virtual-saigon.net.
Quốc gia Hành chánh, và trở thành Vietnam War” (Những quan điểm mới
một nhân vật lãnh đạo chủ chốt của về Chiến tranh Việt Nam), Nguyễn
Phong trào Quốc gia Cấp tiến. [16] Ngọc Huy được đánh giá là một trong
Cũng trong năm 1969, ông tự mình những chiến lược gia lớn trong lịch sử
lập Đảng Tân Đại Việt và trở thành Việt Nam đương đại, dù ông không
nhân vật chính trị đối lập với chính có cơ hội biến các ý tưởng thành hiện
quyền quân quản. thực. [18] Cuốn sách này do Tiến
sĩ Nathalie Huynh Chau Nguyen,
Ngoài các thành tựu chính trị mà ông giáo sư của Trung tâm Úc học Quốc
gắn chung tên tuổi với Giáo sư Bông, gia (National Centre for Australian
Giáo sư Huy cũng cho thấy sức viết và Studies) của Đại học Monash, làm
khả năng đóng góp vượt trội về mặt tri chủ bút. Bà là một trong những sử gia
thức - học thuật của mình cho phong tiếng tăm nhất thế giới về Chiến tranh
trào dân chủ tại Việt Nam. Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy có một Nguyễn Ngọc Huy là chủ bút của tờ
lượng kiến thức đáng nể về văn hóa nguyệt san Cấp Tiến với hàng loạt
và chính trị Trung Hoa, giúp ông có các bài viết sắc sảo về tình hình chính
một cái nhìn đặc biệt hơn về địa chính trị miền Nam Việt Nam. [19] Ông
trị, vai trò của văn hóa, chủ nghĩa dân cũng là tác giả của tác phẩm “Sự tồn
tộc và tương lai của Việt Nam giữa vong của một quốc gia” (Survival of a
hai làn đạn Chiến tranh Lạnh. Một số Nation). Tác phẩm này được ca ngợi
tác phẩm của ông về Trung Quốc và là có thể hóa giải nhiều vấn đề của tướng lĩnh trong chính trường đã có
văn hóa Đông phương có thể kể đến chính quyền miền Nam Việt Nam, và thể không xảy ra nếu các nguyên tắc
“Đề tài người ưu tú trong tư tưởng những cuộc đảo chính chống Ngô Đình quản trị Việt Nam đặc trưng của ông
chánh trị Trung quốc cổ thời”, hay Diệm dẫn đến sự thống trị của giới được thừa nhận. Đáng tiếc là hiện nay
chưa thể tìm ra bản thảo gốc đầy đủ
của tác phẩm này.

Sau năm 1975, Giáo sư Huy tị nạn


ở Hoa Kỳ, tiếp tục hoạt động đấu
tranh dân chủ của mình với kỳ vọng
có thể trở về Việt Nam và thúc đẩy
các phong trào dân chủ bên trong Việt
Nam. Tuy nhiên, ông mất sớm vào
năm 1990. Quyển “The tradition of
human rights in China and Vietnam”,
do ông cùng giáo sư Stephen B. Young
chấp bút, hiện vẫn còn được lưu hành.
[20]

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (giữa)


cùng luật sư Vương Văn Bắc (trái)
và ông Nguyễn Cao Kỳ (phải).
Ảnh: virtual-saigon.net.

28
Số tháng Tư 2022 4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa

Như nghiên cứu chỉ ra, tờ Chính Luận


là diễn đàn lớn nhất bàn luận về danh
tính Việt Nam giữa “cơn bão” văn
hóa Mỹ và tiền Mỹ. Các bài viết đặt
ra những câu hỏi về danh tính người
Việt, vai trò của người Mỹ, rồi cả
hình ảnh và vai trò của người phụ nữ
trong sự giao thoa giữa phương Đông
và phương Tây.

Song đồng thời, đây cũng là tờ báo


hiếm hoi dành thời gian chỉ trích
những sai lầm của chính phủ Việt
Nam Cộng hòa lẫn hành vi khủng bố
thường trực của phe Mặt trận Giải
phóng miền Nam Việt Nam (hay Việt
Cộng).

Sự trỗi dậy của tờ báo phần lớn nhờ


vào tầm nhìn và chủ trương của ông
Đặng Văn Sung, một dân biểu có
tiếng, và hoạt động quản trị của thư
ký tòa soạn - biên tập viên Từ Chung.

Cuối năm 1965, sau nhiều loạt bài chỉ

T
trích hành vi tấn công dân thường và
ừ chung là biên tập viên, Riêng tạp chí Chính Luận thì được các hoạt động quân sự không phù hợp
là cây bút của tạp chí Chính bàn khá chi tiết trong nghiên cứu của của phe Việt Cộng, Đặng Văn Sung và
Luận, một trong những tờ báo tác giả Tran Nu Anh có tên “South Từ Chung nhận tối hậu thư của phe
độc lập được đón đọc và nể trọng nhất Vietnamese Identity, American này: một là im lặng, hai là chết.
miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Intervention, and the Newspaper
Chính Luận”, đăng tải trên tạp chí Vài ngày sau khi nhận được tối hậu
Cũng như Bộ trưởng Cao Văn Thân, khoa học Journal of Vietnamese thư, Từ Chung thay mặt tòa soạn viết
thông tin về thân thế và lịch sử hoạt Studies của Đại học California. Được thư trả lời phe Việt Cộng đăng trên
động của Từ Chung gần như là không thành lập vào năm 1963, và vận hành Chính Luận. Theo ghi nhận trong
tồn tại. Tản mạn trong một vài bài cho đến tận khi Sài Gòn thất thủ, “Vietnam Information Notes” của Bộ
viết trên mạng, như bài của Hoàng Chính Luận là tạp chí tồn tại lâu đời Ngoại giao Hoa Kỳ, Từ Chung khẳng
Hải Thủy về hai tờ Ngôn Luận và nhất và là tờ báo được đọc nhiều nhất định rằng Chính Luận là một tờ báo
Chính Luận, Từ Chung có được nhắc trong thời Việt Nam Cộng hòa. [22] trung lập và từng vạch trần tất cả sai
đến như là thư ký tòa soạn của tờ báo, Năm 1974, tạp chí phát hành được phạm của mọi bên trong chính trường
từng du học tại Thụy Sĩ. [21] Nhưng hơn 13.000 bản mỗi ngày, cao nhất miền Nam, song duy chỉ có Việt Cộng
thông tin về thân thế của ông thì gần trong các báo miền Nam Việt Nam. là đưa ra kiểu đe dọa vô pháp như vậy.
như không có. [23] Ông khẳng định: Các anh có thể
giết chúng tôi, nhưng tinh thần của
chúng tôi sẽ còn sống mãi.

Ngày 30/12/1965, sau hai năm quản


lý tờ báo, Từ Chung bị Việt Cộng
(nhiều khả năng là biệt động Sài Gòn)
bắn chết ngay trước cửa nhà ông bằng
bốn phát đạn.
Một trang báo Chính Luận.
Ảnh: sachhiem.net.

29
4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa Số tháng Tư 2022

CHÚ THÍCH:
1. Vũ Quang Hùng. (2011, April 30). 9. Vietnam Bulletin. (1971). United States: 18. Nathalie Huynh Chau Nguyen,
Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Embassy of Viet-Nam. New Perceptions of the Vietnam War:
Gòn. danviet.vn. https://web.archive.org/ Essays on the War, the South Vietnamese
web/20210224144236/https://danviet.vn/ 10. Cao Van Than. & Vietnam Council on Experience, the Diaspora and the
toi-am-sat-nguoi-sap-lam-thu-tuong-sai- Foreign Relations. (1969). Agarian reform Continuing Impact. McFarland
gon-777748833.htm in Viet Nam. Saigon, Republic of Vietnam
: Vietnam Council on Foreign Relations 19. Nguyen Ngoc Huy | Mémoires
2. Wright, Jackie Bong. (2001). Autumn d’Indochine. Indomemories. https://
Cloud: From Vietnam War Widow 11. Bùi Văn Phú (2016, November 1). Nhìn indomemoires.hypotheses.org/tag/nguyen-
to American Activist (Capital Life): lại Việt Nam Cộng hòa từ Đại học Berkeley. ngoc-huy
9781892123527: Wright, Jackie Bong: VOA. https://www.voatiengviet.com/a/
Books. Amazon. https://www.amazon.com/ nhin-lai-viet-nam-cong-hoa-tu-dai-hoc- 20. Young, S. B., & Huy, N. N. (1990).
Autumn-Cloud-Vietnam-American-Activist/ berkeley/3573612.html The Tradition of Human Rights In China
dp/1892123525 and Vietnam. Council On Southeast Asia
12. Đặng Hương. (2020, April 18). Anh Studies.
3. The New York Times. (1971, November Cao Văn Thân. Nguoi Viet Online. https://
10). Saigon Political Figure Is Slain; www.nguoi-viet.com/phan-uu/anh-cao-van- 21. Ngôn Luận, Chính Luận. (2011,
Mentioned as Possible Premier. The tham/ November 4). Hoàng Hải Thuỷ. https://
New York Times. https://www.nytimes. hoanghaithuy.wordpress.com/2011/11/04/
com/1971/11/10/archives/saigon-political- 13. Nguyễn, N. Huy. (1972). Di cảo cố giáo ngon-luan-chinh-luan/
figure-is-slain-mentioned-as-possible- sư Nguyễn Văn Bông. Saigon: Cấp tiến.
premier.html 22. Tran, N.-A. (2006). South
14. François Guillemot (2014). An Vietnamese Identity, American
4. Nguyễn, N. Huy. (1972). Di cảo cố giáo Intellectual Through Revolution, War and Intervention, and the Newspaper Chính
sư Nguyễn Văn Bông. Saigon: Cấp tiến. Exile: The Political Commitment of Nguyen Luan [Political Discussion], 1965–1969.
5. pro&contra » Nguyễn Văn Bông – Luật Ngoc Huy (1924–1990) in New Perceptions Journal of Vietnamese Studies, 1(1–2),
Hiến pháp và Chính trị học (1). (n.d.). of the Vietnam War: Essays on the War, the 169–209. https://online.ucpress.edu/
Pro&contra. http://www.procontra. South Vietnamese Experience, the Diaspora jvs/article-abstract/1/1-2/169/95817/
asia/?p=3047 and the Continuing Impact. McFarland. South-Vietnamese-Identity-American-
Intervention
6. Fear, S. (2018, March 1). Opinion | 15. Bong-Wright, J. (2007). Nguyen
How South Vietnam Defeated Itself. The Ngoc Huy: The Gandhi of Vietnam. 23. Viet-Nam Information Notes, Số
New York Times. https://www.nytimes. Asian Fortune News. https://www. phát hành 1-15. (1970) U.S. Department
com/2018/02/23/opinion/how-south- asianfortunenews.com/site/article_1007. of State, Office of Media Services.
vietnam-defeated-itself.html php?article_id=16 Google Books

7. The New York Times. (1969, May 27). 16. Pham, D. L. (2008). Two Hamlets
LAND-REFORM PLAN MODIFIED in Nam Bo: Memoirs of Life in Vietnam
BY SAIGON. https://www.nytimes. Through Japanese Occupation, the French
com/1969/05/27/archives/landreform-plan- and American Wars, and Communist Rule,
modified-by-saigon.html 1940-1986. United States: McFarland,
Incorporated, Publishers.
8. Taylor, K. W. (Ed.). (2014). Voices
from the Second Republic of South Vietnam 17. Nguyễn Ngọc Huy (1969) Đề tài người
(1967–1975). Cornell University Press. ưu tú trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc
http://www.jstor.org/stable/10.7591/j. cổ thời, NXB Cấp Tiến
ctv1ntf5z

30
V i ệ t N a m
n g h òa
Cộ

t h ấ t b ạ i
ing
ệ c x â y dự
trong v
p q u y ề n ?
nền phá
TÁC GIẢ:
Võ Văn Quản

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 29/04/2020

P
háp quyền (rule of law) Hai là mọi chủ thể đều phải được đối
cho đến nay vẫn là một khái xử bình đẳng như nhau trước pháp
niệm còn gây tranh cãi. Song luật và tòa án.
ta có thể tạm khái quát hóa chúng
với ba đặc trưng, theo tổng hợp của Cuối cùng, quyền tự do của công dân
Oxford Reference: [1] được xác lập và bảo vệ cụ thể bằng
các văn bản quy phạm pháp luật,
Một là sự thống trị tuyệt đối của văn không chỉ bằng những tuyên bố lập
bản quy phạm pháp luật trên lãnh thổ hiến chung chung.
quốc gia, nơi chính quyền quản lý xã
hội bằng pháp luật và không sở hữu Vậy vì sao người viết cho rằng chính
những thẩm quyền tùy tiện đối với quyền Việt Nam Cộng hòa đã thất
công dân. bại trong việc xây dựng mô hình pháp
quyền thực chất trên lãnh thổ miền
Nam Việt Nam?
Việt Nam Cộng hòa chỉ tồn tại
trong vòng hai mươi năm, nhưng
nó sản sinh ra những trí thức
sáng giá nhất về chính trị học
và luật học của Việt Nam hiện
đại. Song với thành tựu giáo dục
và học thuật như vậy, nền pháp
quyền của chính quyền này quả
thật không tương xứng với nguồn
lực nó sở hữu.
Số tháng Tư 2022 Việt Nam Cộng hòa có thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền?

1 Pháp luật không thể


đến nông thôn

Đ
ây là một trong những
thất bại nặng nề nhất và
đáng kể nhất của chính
quyền Sài Gòn trong quá trình xây
dựng hệ thống pháp quyền tại miền
Nam Việt Nam.

Hiển nhiên, chúng ta không thể chỉ


chê trách mà bỏ qua những khó khăn
về mặt phát triển xã hội và chính trị
tại vùng đất này. Thực tế cho thấy
miền Nam Việt Nam vẫn còn rất
hoang vu với sự kết nối rời rạc của các
cộng đồng địa phương. Vai trò của các
thành phố, những đầu mối kinh tế -
Một đơn vị lính Mỹ tại một làng quê pháp lý được ban hành ở Sài Gòn.
xã hội, vì vậy được nhấn mạnh, trong
miền Nam năm 1965. Người dân không đồng thuận, hay nói
khi vai trò của những vùng nông thôn
Ảnh: docsteach.org đúng hơn là không biết gì để mà đồng
bị bỏ qua. Mặt khác, các phe phái
quân sự và bán quân sự, tôn giáo, v.v. thuận và chấp hành những quy định
Điều này phần nào thể hiện trong các pháp luật đáng lẽ ra phải mang tính
tiếp tục thống trị chính trường bằng
lát cắt của nghiên cứu “Reaching for phổ quát trên toàn quốc gia.
vũ lực. Họ đôi khi trực diện chống
the Rule of Law in South Vietnam”
lại chính quyền trung ương. [2] Chúng
(Hướng tới pháp quyền tại miền Nam Khảo sát của hai vị này đi đến kết
đều là những khó khăn không nhỏ cho
Việt Nam), đăng trên American Bar luận là dù các thể chế tư pháp khá
việc xây dựng một xã hội ổn định và
Association Journal năm 1967, do Đại hoàn chỉnh tại Sài Gòn, Huế, Định
thượng tôn pháp luật.
tá George F. Westerman và Đại tá Tường và tại một số vùng đô thị vừa
James L. McHugh (từng tham chiến và nhỏ khác, chúng hoàn toàn xa rời
Song sau khi tiếp quản và bình ổn các
với tư cách tham mưu, đồng thời hành người dân vùng nông thôn miền Nam
phe phái vũ trang, chính quyền Việt
nghề luật tại Hoa Kỳ) chấp bút. [3] Việt Nam.
Nam Cộng hòa lại dậm chân tại chỗ
Họ nhận định rằng có một khoảng
trong việc bảo vệ, duy trì trật tự công
cách lớn giữa đại đa số người dân đang Ở đó, người dân không biết gì về luật
cộng và phổ biến pháp luật ở nông
sinh sống ở nông thôn và các văn bản dân sự hay luật lao động của quốc gia.
thôn.
Ở đó, người dân nghe đến quyền lợi về
đất đai hay quyền công dân hiến định
đều như nghe tiếng nước ngoài.

Họ tiếp tục sử dụng luật tập quán hay


hương ước để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội. Riêng việc vận dụng tòa án
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình thì gần như không được biết tới.

Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của


Việt Nam Cộng hòa, xuất hiện tại một hội
chợ ở Sài Gòn năm 1957.
Ảnh: Getty Images.

33
Việt Nam Cộng hòa có thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền? Số tháng Tư 2022

Và khi đến 80% dân số quốc gia phạm pháp luật của Sài Gòn cũng rơi Ngô Đình Diệm. Kể từ năm 1969, Sài
không thể tiếp cận, không biết, không vào tình trạng tương tự. Gòn đã có những bước tiến vượt bậc
sử dụng pháp luật và không được hệ trong việc dân sự hóa chính quyền và
thống pháp luật ấy bảo vệ, việc đại đa Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam giành lại phần nào sự ủng hộ của nông
số người dân không còn tin tưởng vào Cộng hòa, đặc biệt là chính quyền dân miền Nam Việt Nam. Nhưng tại
tính chính danh của chính quyền chỉ Ngô Đình Diệm, vẫn có trách nhiệm thời khắc lịch sử đó, như nhiều sử gia
là vấn đề thời gian. Nguy hiểm hơn, lớn nhất trong sự thất bại này. Hoa Kỳ nhận định, “nước đã đến chân
họ có thể trở nên vô cảm với sự tồn còn nhảy làm gì”.
vong của quốc gia, hay bị cuốn hút vào Dù thế nào đi chăng nữa, từ năm 1954,
những tư tưởng cực đoan khác. thời điểm ông Diệm nắm quyền hành
Thủ tướng Quốc gia Việt Nam (và Ngô Đình Diệm sau một âm mưu đảo
Một số đổ lỗi cho các chiến dịch đã có thể huy động quân đội, tài lực chính ngày 11 tháng 11 năm 1960.
khủng bố của phe Việt Minh - Việt để tiêu diệt băng Bình Xuyên và bình Ảnh: Air Force Photographs.
Cộng suốt từ 1955. ổn các phe phái vũ
trang), cho đến năm
Các nghiên cứu như “Viet-Cong 1960 (khi Mặt trận
Strategy of Terror” của sử gia Douglas Dân tộc Giải phóng
Eugene Pike (Đại học California - Miền Nam Việt Nam
Berkeley), hay nghiên cứu của giáo sư được thành lập) hay
chính trị học Anthony James Joes (Đại cuối năm 1963 (khi
học Saint Joseph) tập trung vào chiến ông bị ám sát), ông có
tranh du kích và hệ quả chính trị của gần một thập niên để
nó, đều đồng thuận rằng các chiến đưa ra các chính sách
dịch khủng bố của phe thân cộng đã phù hợp nhằm duy
cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn trì ổn định tình hình
giáo viên, công chức, trưởng làng - xã nông thôn miền Nam
tại nông thôn miền Nam Việt Nam. Việt Nam, từ đó xây
[4] [5] dựng mô hình quản trị
pháp quyền hiệu quả ở
Theo họ, tình trạng khủng bố này đây.
triệt tiêu tinh thần và năng lực quản
trị địa phương, từ đó cắt đứt mối liên Đáng tiếc là trong
hệ quản lý nhà nước giữa chính quyền suốt 10 năm, chính trị
Sài Gòn với nông thôn miền Nam. “cung đấu” lại chỉ tập
trung ở thủ đô và ăn
Một số khác lại viện dẫn đến văn hóa mòn chính trường Sài
pháp lý còn tồn tại. Gòn. Sự độc hại này
khiến cho các chính
Bản thân hai luật gia Westerman và sách phát triển dân
McHugh trong nghiên cứu mà chúng sinh, mà quan trọng
ta vừa nhắc đến ở trên cũng cho rằng nhất là kiểm soát hiệu
văn hóa chống đối luật “triều đình” quả vùng nông thôn
đã là truyền thống của người dân miền Nam Việt Nam
Việt Nam. Thời Pháp thuộc, chính và xây dựng mô hình
quyền thực dân phổ biến nền tảng quản trị pháp quyền
pháp luật cấp tiến và Tây hóa, với thiết thực, gần như
hầu hết các văn bản pháp luật gốc từ không được chú tâm
mẫu quốc Pháp đều được áp dụng tại tới.
“Cochinchina” miền Nam Việt Nam.
[6] Song không văn bản nào trong số Hiển nhiên, cũng cần
đó để lại ảnh hưởng gì đáng kể đến ghi nhận các cố gắng
đời sống và hoạt động của người dân của Đệ nhị Cộng hòa
tại vùng nông thôn. Các văn bản quy tiếp nối chính quyền

34
Số tháng Tư 2022 Việt Nam Cộng hòa có thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền?

Q 2
uản lý quốc gia bằng các
sắc lệnh, nghị định “khẩn cấp” Sự áp đảo của những
“sắc lệnh tình trạng khẩn cấp”
chưa bao giờ là lý tưởng trong
môi trường nhà nước pháp quyền.

Hiểu đơn giản, những văn bản này


do các cơ quan hành pháp ban hành,
tức là quản lý bằng mệnh lệnh hành ra, toàn bộ hệ thống pháp luật của họ luật hình sự mới. Và kinh khủng hơn,
chính. Không có sự tham gia hợp lý từ cũng chỉ vận hành dựa trên các văn tòa án “đặc biệt” được sử dụng trong
phía cơ quan lập pháp và các chế định bản hành chính. cải cách ruộng đất thì lại được thành
tư pháp, khả năng cao những văn bản lập dựa trên… sắc lệnh của chính phủ.
pháp luật này sẽ xâm phạm đến quyền Ngay cả văn bản quy định về thành [10]
lợi công dân, vi phạm Hiến pháp, từ phần và định hướng pháp điển hóa
đó tạo nên sự bất ổn của hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam Dân Vậy, nói về xây dựng pháp quyền, thì
pháp luật quốc gia và tương lai của hệchủ Cộng hòa cũng là một sắc lệnh, cả hai nửa Việt Nam đều tệ như nhau.
thống pháp luật nói chung. mang Số 72 năm 1949. [8] Trong đó, Vấn đề ở chỗ, chính phủ Việt Nam
ông Hồ Chí Minh tự mình quyết định Dân chủ Cộng hòa không giấu giếm ý
Như các cố vấn Hoa Kỳ khẳng định thành phần và thủ tục cho tiến trình định chuyên chế vô sản của mình. Kể
trong các báo cáo về pháp luật Việt soạn thảo và ban hành các văn bản quy từ sau Cải cách Ruộng đất năm 1953,
Nam Cộng hòa, chúng ta không thể phạm pháp luật mới tại Việt Nam. và sau đó là việc chính quyền bắt buộc
dẹp loạn phong trào nổi dậy vũ trang người dân phải tham gia vào sản xuất
và sự can thiệp quân sự của Bắc Việt Còn nếu thử tìm kiếm về dữ liệu trên tập trung năm 1958, tham vọng quản
vào Việt Nam Cộng hòa chừng nào hệ trang Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn lý kinh tế - xã hội tập trung thông qua
thống pháp luật miền Nam Việt Nam bản pháp luật, trong vòng 30 năm từ mệnh lệnh hành chính của giới cầm
còn chưa hoàn thiện. [7] 1950 cho đến tận 1980, chỉ có vài văn quyền miền Bắc đã rõ ràng.
bản quy phạm pháp luật đếm trên đầu
Đến đây, chắc chắn sẽ có bạn đọc ngón tay và rất sơ sài, liên quan đến Còn với Việt Nam Cộng hòa, chính
phản đối với lập luận rằng Bắc Việt một số vấn đề như tổ chức quốc hội thể này luôn tự hào rằng mình khác
không khá hơn gì. và chính quyền địa phương, hay nghĩa biệt với Bắc Việt bằng môi trường dân
vụ quân sự. [9] Toàn bộ các hoạt động chủ, tự do thương mại và quyền tư
Quả vậy, Việt Nam Dân chủ Cộng kinh tế - xã hội khác đều được quản hữu, cùng hàng loạt những tiêu chuẩn
hòa ở phía Bắc cũng không soạn luật trị thông qua mệnh lệnh hành chính cấp tiến khác. Vậy nên, yêu cầu về sự
hay pháp điển hóa pháp luật, suốt từ hoặc chỉ thị của Đảng Lao động Việt hoàn thiện của bộ máy pháp luật để
những năm 1946 cho đến tận 1975. Nam (sau này đổi tên thành Đảng bảo đảm những quyền công dân nói
Và đúng là từ năm 1946, hay thậm chí Cộng sản Việt Nam). trên được thực thi trên thực tế là cực
là từ 1954, sau khi quân đội cộng sản kỳ quan trọng.
tiếp quản Việt Nam từ vĩ tuyến 17 đổ Không có luật dân sự mới. Không có
Song quá trình pháp điển hóa và xây
dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh
cho nền pháp quyền Việt Nam Cộng
hòa không cho thấy chính quyền Nam
Việt cấp tiến hơn Bắc Việt là mấy.

Tổng thống đắc cử Nguyễn Văn Thiệu


và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ trong lễ
khai mạc Thượng nghị viện Việt Nam
Cộng hòa cùng 60 nghị sĩ tại phía trước
Hội trường Diên Hồng, ngày 19/10/1967.
Ảnh: Bettmann/ CORBIS.

35
Việt Nam Cộng hòa có thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền? Số tháng Tư 2022

Gần 10 năm cầm quyền, chính quyền cấp” để quản lý xã hội. Từ tội hình sự ***
của ông Ngô Đình Diệm không sản cho đến thủ tục bắt giữ, tạm giam, từ Việt Nam Cộng hòa chỉ tồn tại trong
sinh ra được bất kỳ dấu mốc lập pháp mô hình xét xử hay thậm chí hệ thống vòng hai mươi năm, nhưng nó sản
dân sự hay hình sự nào cho Việt Nam tòa hành chính, tất cả đều thông qua sinh ra những trí thức sáng giá nhất
(dù Hiến pháp 1956 cũng rất đáng các sắc lệnh của tổng thống mà hình về chính trị học và luật học của Việt
tham khảo). Luật gia người Úc John thành. Nam hiện đại. Song với thành tựu giáo
Quigley, trong nghiên cứu có tên gọi dục và học thuật như vậy, nền pháp
“Vietnam’s First modern Criminal Trong đó có thể kể đến Sắc lệnh quyền của chính quyền này quả thật
Code”, chỉ ra rằng chính quyền Việt 06/1956, quy định bất kỳ cá nhân không tương xứng với nguồn lực nó
Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục áp dụng nào cũng có thể bị tạm giữ, tạm giam sở hữu.
luật thời Pháp trong gần như mọi lĩnh thông qua lệnh của tổng thống theo
vực trọng yếu như hình sự, dân sự và đề nghị của bộ trưởng bộ nội vụ; [12] Phải đến năm 1972, Bộ luật Hình sự
thương mại. [11] Sắc lệnh 10/1962, mà theo đó bất kỳ chính thức của chính quyền Việt Nam
cuộc hội họp nào, kể cả họp họ, gia Cộng hòa mới ra đời. Và chỉ từ 1973,
Khi mà một Hiến pháp mới đã ra đời, đình đều phải xin phép cơ quan có các văn bản quy phạm pháp luật của
với mục tiêu và các quyền lợi mới thẩm quyền; hay Sắc lệnh 10/1959, cơ quan lập pháp mới thành hình,
cho người dân, việc tiếp tục áp dụng quy định pháp luật liên quan đến áp nhằm chuẩn bị cho một đời sống dân
nguyên bản pháp luật từ thời thực dân dụng tội danh tử hình, cấu thành tội sự, thượng tôn pháp luật mới tại miền
rõ ràng chỉ có hại cho nền pháp quyền phạm, định danh tội phạm hay vấn đề Nam Việt Nam.
quốc gia và danh thế của một chính thành viên của hội nhóm chính trị,
phủ. v.v. cũng chỉ được nhào nặn qua duy Đáng tiếc, lịch sử lúc đó đã sẵn sàng
nhất bàn tay của người đứng đầu cơ nói lời từ biệt với chính thể Việt Nam
Thật vậy, ông Diệm dường như chỉ quan hành pháp. [13] Cộng hòa.
dùng các sắc lệnh “tình trạng khẩn

Biểu tình trên đường Thống Nhất,


Sài Gòn sau cuộc đảo chính hụt năm
1960. Biểu ngữ ghi: Đả đảo gia đình
trị Ngô Đình Diệm.
Ảnh: George Krizansky Collection

36
Số tháng Tư 2022 Việt Nam Cộng hòa có thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền?

CHÚ THÍCH:
1. rule of law. Oxford Reference. https:// 7. Prugh, G. S. (1975). Law at war,
www.oxfordreference.com/view/10.1093/oi/ Vietnam, 1964-1973. Washington: Dept.
authority.20110803100433129 of the Army. https://www.loc.gov/rr/frd/
Military_Law/pdf/law-at-war.pdf
2. 35. South Vietnam (1954–1975).
(n.d.). University of Central Arkansas | 8. Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam
UCA. https://uca.edu/politicalscience/ Dân chủ Cộng hòa số 72 ngày 18/6/1949.
dadm-project/asiapacific-region/south- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/dich-
vietnam-1954-1975/ vu-phap-ly/Sac-lenh-72-SL-lap-Hoi-dong-
Tu-luat-36446.aspx
3. Westerman, G. F., & McHugh, J. L.
(1967). Reaching for the Rule of Law in 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp
South Vietnam. American Bar Association luật. http://vbpl.vn/pages/portal.aspx
Journal, 53(2), 159–164. http://www.jstor.
org/stable/25723921 10. Nguyễn Quốc Tấn Trung (2020,
March 4). Cải Cách Ruộng Đất, Cải Cách
4. Pike, D. (1970). The Viet-Cong Điền Địa và Người Cày Có Ruộng. Luật
Strategy of Terror. Self-published, for U.S. Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.
Mission. Saigon. https://books.google.co.in/ org/2015/10/cai-cach-ruong-dat-cai-cach-
books/about/The_Viet_Cong_Strategy_of_ dien-dia-va-nguoi-cay-co-ruong/
Terror.html?id=Hd3NAAAAMAAJ&redir_
esc=y 11. Quigley, John (1988) “VIET NAM’S
FIRST MODERN PENAL CODE,” NYLS
5. Joes, A. J. (2001). The War for South Journal of International and Comparative
Viet Nam, 1954–1975: Revised Edition (2nd Law: Vol. 9 : No. 2 , Article 2.
ed.). Praeger.
12. Chapman, J. M., & American Council
6. Pham Diem (2011) Legislation of Learned Societies. (2013). Cauldron of
in French-ruled Vietnam. Vietnam resistance: Ngo Dinh Diem, the United
Law Magazine. https://web.archive. States, and 1950s southern Vietnam. P. 183
org/web/20210810091045/https:// (ACLS Humanities E-Book.)
vietnamlawmagazine.vn/legislation-in-
french-ruled-vietnam-4504.html 13. History, A. (2018, June 18). Ngo Dinh
Diem’s 10/59 edict (1959). Vietnam War.
https://alphahistory.com/vietnamwar/ngo-
dinh-diems-1059-edict-1959/

37
viết thư
cho trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang, Hãy ủng hộ Đoan Trang bằng
đồng sáng lập viên - biên tập cách viết thư và gửi cho cô tại
viên của Luật Khoa, bị tuyên địa chỉ:
án 9 năm tù giam vào ngày
14/12/2021 về tội “tuyên Phạm Thị Đoan Trang, Trại
truyền chống nhà nước”. giam số 1 Hà Nội, Ngõ 702,
Phúc Diễn, Quận Nam Từ
Đây là bản án bất công và Liêm, TP. Hà Nội. Số giam:
hoàn toàn trái với luật quốc tế 4661 V1-M2 (M5).
về nhân quyền.
Hoặc bạn có thể tạo bưu thiếp
cho Đoan Trang theo công
cụ chúng tôi tạo sẵn trên
Google Form tại đây: bit.ly/
dearTrang

Minh họa: Jin Jin, do Ân xá Quốc tế hỗ trợ.


TÁC GIẢ:
Nguyễn Hạnh

Một trong những


thảm kịch tị nạn
dai dẳng nhất trong
lịch sử thế giới.
Ảnh: Vietnamese Boat People
Monument – Westminster,
California.

V
ào tháng 5/1975, một
chiếc thuyền khởi hành từ
Việt Nam chở theo 47 người
đã dạt vào một bờ biển của Malaysia.
Họ là những người đầu tiên mà thế
giới sau đó gọi là thuyền nhân. [1]
Một trong những thảm kịch tị nạn dai
dẳng nhất lịch sử bắt đầu.

Cuối năm 1978, có khoảng 62.000


thuyền nhân Việt Nam đang tạm trú
trong các trại tị nạn ở khắp khu vực
Đông Nam Á. [2] Những người sống
sót khi đó cho biết ước chừng 50% số
người ra đi đã chết trên biển, theo
hãng tin AP. [3]

Tháng 12/1978, một chiếc thuyền


khởi hành từ Việt Nam chở theo 120
người nhưng chỉ có 34 người cập bến
tại Đài Loan. Trong một hành trình
khác, một thuyền nhân cho biết những
người vượt biển đã sống sót trong 42
ngày trên đảo hoang nhờ ăn xác những
người thân của mình. [4] Có thuyền
nhân đã bị hải tặc hãm hiếp đến chết.
[5]

Đất nước sau năm 1975 hòa bình


nhưng không yên bình. Hơn 800
nghìn người, gồm cả người miền Bắc,
đã trở thành những thuyền nhân.
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

Quê hương
xa lạ

N
ăm 1978, loại thuốc đắt Năm 1978, mâu thuẫn giữa Việt Nam
nhất ở miền Nam vào lúc và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm,
này là thuốc chống say đánh dấu một cuộc di cư lớn mà sau
sóng và thuốc ngủ. Trẻ em được cho này được gọi là “Nạn Kiều”. Người
uống thuốc ngủ trong các chuyến vượt Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và các
biên bí mật, khởi hành từ đường thủy tỉnh miền Bắc đã vượt biên sang
nội địa, nơi tiếng khóc của con nít Trung Quốc. [11] Tháng 5/1978, Tân
phát ra từ hầm chứa cá là dấu hiệu Hoa Xã nói 89.700 người Hoa đã bị
cho thấy có người đang vượt biên. [6] chính quyền Việt Nam đuổi ra khỏi
đất nước. Phía Việt Nam cho rằng
Người vượt biên lúc này chủ yếu là người Hoa ra đi vì nghe theo tin đồn
những cựu quân nhân, viên chức chế không đúng rằng chiến tranh sắp nổ
độ cũ, trí thức ở lại miền Nam. ra, và người Hoa sẽ bị trừng phạt do
Trung Quốc viện trợ cho Campuchia
Các trí thức miền Nam vào lúc này tấn công Việt Nam ở biên giới Tây
không được chế độ mới tin tưởng. Họ Nam. [12]
hiếm khi được làm việc liên quan đến
chuyên môn của mình. Chính quyền Theo hai tờ báo thân Trung Quốc tại
cho rằng họ còn nguy hiểm hơn các Hồng Kông, một vài người Hoa từng
cựu quân nhân. sống tại Việt Nam nói chính quyền ép
các kỹ sư người Hoa làm việc trong
Nhiều cựu quân nhân, viên chức bị các hầm mỏ và cấm họ nói chuyện
cầm tù trong các trại cải tạo. Đến với nhau bằng tiếng Hoa. Họ bị mất
năm 1979, có khoảng 40.000 người khẩu phần thuốc lá và thịt, lại phải
bị giam giữ không thông qua xét xử, hối lộ cho bác sĩ thì mới được khám
không biết mình phạm tội gì. [7] bệnh, trong khi người Việt thì được
miễn phí. [13]
Vào năm 1989, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Nguyễn Cơ Thạch cho biết số Cũng vào lúc này, nền kinh tế tư nhân
cựu tù cải tạo mà chính quyền có của miền Nam - chủ yếu do người Hoa
thể cho đến Mỹ định cư là khoảng nắm giữ - bị quốc hữu hóa. Một nhân
100.000 người. [8] chứng cho biết trong một cuộc biểu
tình của người Hoa ở khu Chợ Lớn
Các gia đình người Hoa, các cựu quân vào ngày 21/3/1978, cảnh sát đã bắn
nhân, viên chức cũng nằm trong số chết 10 người. [14] Nhà nước bắt đầu
những thành phần bị đưa đi các vùng cấp phép cho người Hoa ở miền Nam
kinh tế mới. Ở đó, họ phải làm việc ra đi.
10 tiếng một ngày, sáu ngày một tuần
và bị nhà nước thu hết nông sản. [9]
Sau khi vượt biên đến Macau, một cán Người tị nạn Việt Nam trên thuyền gỗ nhỏ
bộ miền Nam từng làm nhiệm vụ đăng chạy dọc theo một con tàu du lịch, tìm kiếm
ký tái định cư ở các vùng kinh tế mới sự giúp đỡ và tiếp tế.
nói với hãng tin UPI, nếu người dân Ảnh: Carl and Ann Purcell.
đủ tiền hối lộ cho ông hoặc những
cán bộ khác thì họ sẽ được phép ở lại
thành phố. [10]

41
Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông Số tháng Tư 2022

B “Xuất
ên cạnh những chuyến
vượt biên bí mật với chi phí

khẩu”
thấp, linh hoạt nhưng nhiều
rủi ro, các chuyến đi được cấp phép,

thuyền
an toàn hơn dành cho người Hoa đã
đưa hàng chục nghìn người vượt biển.
Dù người dân ra đi bằng cách nào,
chính quyền và tầng lớp cán bộ đã thu
được rất nhiều tiền, tài sản mà các nhân
thuyền nhân bỏ lại.

Theo hồi ký vượt biên vào năm 1979


của cựu giáo sư đại học Nguyễn Long, đồng/ lượng. Tổng chi phí thông
có cán bộ đảng nói với ông rằng thu thường cho một con tàu là khoảng 3
nhập quốc gia từ “xuất khẩu” thuyền triệu đồng (tương đương 1.667 lượng
nhân lúc đó chỉ thua có doanh thu sản vàng), trong đó 80% là chi cho chính
xuất và thương mại hàng hóa trên cả quyền (khoảng 2,4 triệu đồng) gồm
nước. [15] vàng, xe hơi và các khoản bôi trơn
khác cho các cán bộ.
Để tham gia các chuyến đi hợp pháp,
ông Long cho biết một người lớn phải Đối với các chuyến đi “chui”, nếu cần
trả 10 lượng vàng, một trẻ em hoặc thiết, người tổ chức chỉ phải trả tiền
thiếu niên phải trả 5 lượng vàng. [16] “mua bến”. Đó là một khoản hối lộ
Một bài báo điều tra về thuyền nhân các cán bộ địa phương tại điểm khởi
của Úc xác nhận khoản phí tương tự. hành, có giá một lượng vàng cho mỗi Người tị nạn Việt Nam trên tàu ngoài
[17] người lớn và nửa lượng vàng cho mỗi khơi Hong Kong, năm 1979.
trẻ em. [18] Ảnh: William Albert Allard.
Cũng theo hồi ký của ông Nguyễn
Long, giá vàng năm 1978 là 1.800 Vào lúc này, người Việt cũng có mặt
trong các chuyến đi hợp pháp dành Lúc đầu, Malaysia vẫn chưa biết Việt
cho người Hoa bằng cách làm giả giấy Nam đang cấp phép cho người Hoa ra
tờ tùy thân, thường là đổi sang các họ đi. [22] Tuy nhiên, một số con tàu
của người Hoa. [19] Cao ủy Liên Hiệp chở theo hàng nghìn thuyền nhân đã
Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho làm các nước tiếp nhận choáng váng.
biết khoảng 70% thuyền nhân sống sót Vào tháng 11/1978, Malaysia tiếp
đến các trại tị nạn vào cuối năm 1978 nhận tàu vỏ thép Hai Hong chở theo
là người Hoa. [20] 2.500 người. [23] Vào tháng 1/1979,
tàu Huey Fong đưa 3.383 người cập
Vào năm 1978, Malaysia là điểm đến bến Hồng Kông. [24]
của hầu hết thuyền nhân. Sự hiện diện
của các giàn khoan dầu đã giúp cho Sự ra đi của người Hoa đã đẩy dòng
những chiếc thuyền nhỏ dễ dàng điều thuyền nhân lên cao kỷ lục vào năm
hướng. Một con thuyền dài 22 mét, 1979. Chỉ trong 7 tháng đầu năm,
rộng 4,5 mét có thể chở đến 412 người hơn 177.000 thuyền nhân Việt Nam
vượt Biển Đông đến Malaysia. [21] đã cập bến các trại tị nạn, vượt quá
sức chứa của các nước. [25]
Năm 1978, khoảng 2.500 thuyền nhân
Việt Nam đến Malaysia nhưng không được
chính quyền nước này chấp nhận.
Ảnh: Alain Dejean/ Sygma/ CORBIS.
42
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

K Chấn động
hi dòng thuyền nhân
ào ạt cập bến, một số nước Người tị nạn Việt Nam trên biển.

thuyền nhân
thậm chí không chấp nhận Ảnh: Navy Historical Archive/
cho họ trú chân. Malaysia và Thái Giorgio Arra.
Lan đã đẩy thuyền Việt Nam trở lại
hải phận quốc tế. Singapore chỉ tiếp
nhận người nào được đảm bảo tái định
cư trong vòng 90 ngày.

Chỉ trong một tuần của tháng 7/1979,


hơn 60 người chết, nhiều trường hợp
vì đói khát hoặc tự tử, khi đang vượt
biển đến Philippines. [26] Liên Hiệp
Quốc ước tính hàng nghìn người đã
chết trên biển do không được cứu vớt,
gặp tai nạn hoặc bị hải tặc sát hại.
[27]

Tháng 7/1979, Liên Hiệp Quốc mở


hội nghị với 65 chính phủ về cuộc Nhật Bản cho phép thuyền nhân ở lại một nửa số tàu đánh cá cùng máy móc,
khủng hoảng tị nạn ở Biển Đông. Kết để tìm việc làm nếu không được nước thiết bị đã ra đi cùng với các thuyền
quả của hội nghị rất hứa hẹn. Các nước thứ ba tiếp nhận. [29] Hồng Kông lúc nhân. [33] Có nguồn tin nói với tờ
phương Tây sẽ tăng tốc tái định cư này trở thành bến đỗ lý tưởng nhất, Chicago Tribune rằng tàu của chính
thuyền nhân, tìm cách giảm số người không chiếc thuyền nào bị đẩy trở lại quyền đã nã đạn vào thuyền nhân đang
chết trên biển. Mỹ, Đức và Pháp hứa biển. [30] Chính quyền còn cho phép vượt biên. [34]
đưa tàu cứu vớt thuyền nhân. Việt thuyền nhân tìm việc làm trong lúc
Nam cam kết sẽ ngăn chặn các chuyến chờ đợi tái định cư. [31] Philippines Cuối năm 1979, số thuyền nhân đến
vượt biên và tổ chức các chuyến đi có cũng cho phép thuyền nhân ra ngoài các trại tị nạn bắt đầu giảm. Khoảng
trật tự để hạn chế số người chết trên trại tị nạn để làm việc, trồng trọt và 145.000 thuyền nhân vẫn đang chờ
biển. [28] đánh bắt hải sản. [32] đợi trong các trại tị nạn. [35]

Bất cứ thuyền nhân nào ra đi trong Các quốc gia khác thường thiết lập các Vào năm 1981, khảo sát của Mỹ cho
giai đoạn này đều mặc định được trại đóng dành cho người tị nạn, hoặc biết nhiều cán bộ và bác sĩ đã rời bỏ
hưởng quy chế tị nạn, dưới sự bảo trợ cho họ ở trên các hòn đảo không dân Việt Nam. Trong một khảo sát ngẫu
của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người cư, không có cơ sở hạ tầng. nhiên với những người tị nạn, chỉ có
tị nạn, và sẽ được các nước phương 7% người tị nạn lúc này là nông dân và
Tây tái định cư. Cuối năm 1979, Việt Nam tuyên bố sẽ ngư dân, 30% từng làm việc cho Mỹ
đình chỉ vô thời hạn các chuyến vượt hoặc có liên quan, còn lại hầu hết là
Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Thái biên. Khoảng 4.000 người được cho thành phần trung lưu. Số thuyền nhân
Lan là những nước tiếp nhận nhiều là đã bị bắt giữ, một số người đã bị tử là người Hoa đến các trại tị nạn chỉ
thuyền nhân, bên cạnh Philippines, hình. Theo cán bộ chính quyền, quyết còn khoảng 30 - 40%. [36]
Nhật Bản, Đài Loan, và Macau. định này có một phần lý do kinh tế:

Người tị nạn Việt Nam


đến Australia.
Ảnh: The Age Archive.

43
Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông Số tháng Tư 2022

Một gia đình Việt Nam ngồi trong phòng chờ quá cảnh của
sân bay Tân Sơn Nhất đợi để sang Hoa Kỳ tái định cư theo
diện Chương trình Ra đi có trật tự (ODP) do Cao ủy Liên hợp
quốc về Người tị nạn (UNHCR) bảo trợ , 7/4/1983.
Ảnh: Alex Bowie/ Getty Images.

N
ăm 1981, các chuyến bay Ban đầu, các chuyến bay ODP đến Mỹ

Ra đi có
theo Chương trình Ra đi có chỉ dành cho thân nhân và những người
trật tự (Orderly Departure có quan hệ với chính phủ Mỹ. Năm
Programme - ODP) bắt đầu cất cánh. 1989, chương trình ODP mở rộng đến
Đây là những chuyến bay đưa người
Việt đủ điều kiện đi định cư tại các
trật tự các diện con lai và cựu tù nhân chính
trị trong các trại cải tạo. [39] Tính
nước phương Tây. Chương trình này đến năm 1999, khoảng 500.000 người
được lập ra với hy vọng giảm bớt dòng Năm 1983, Việt Nam chỉ cho phép đã sang Mỹ theo chương trình này.
người đổ ra biển. [37] một nhân viên Liên Hiệp Quốc làm [40]
nhiệm vụ phỏng vấn cho phía Mỹ,
Mỹ là nước tiếp nhận nhiều người nhất khiến một lượng lớn hồ sơ đăng ký ứ Vào lúc này, nhiều thuyền nhân đã
theo chương trình này, nhưng cũng là đọng. Toàn bộ quá trình xét duyệt có vượt biên một mình với hy vọng có thể
một trong số ít nước yêu cầu người thể kéo dài vài tháng cho đến vài năm. đưa người nhà ra đi theo diện ODP sau
muốn định cư phải trải qua phỏng vấn Người dân cho biết đôi khi họ phải này. [41] Rất nhiều người đã vượt biên
với nhân viên của Liên Hiệp Quốc. đưa hối lộ cho cán bộ Việt Nam để rút thành công, nhưng cũng có hàng nghìn
ngắn thời gian chờ đợi. [38] người đã mãi mãi ở lại Biển Đông.

44
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

Thảm kịch
Biển Đông

V
ào tháng 11/1981, một
chiếc thuyền chở theo 19
người đến Thái Lan đã bị
hải tặc tấn công. Mười hai người đàn
ông bị hải tặc ném xuống biển. Bốn
người phụ nữ và ba trẻ em, trong đó
có một trẻ ba tháng tuổi, bị bắt lên
đảo hoang. Trong 10 ngày liên tiếp,
nhóm hải tặc quay lại hòn đảo, săn
đuổi và cưỡng hiếp những người phụ
nữ và cuối cùng ném họ xuống biển.
Chỉ có hai trong số bốn phụ nữ may
mắn sống sót. [42]

Liên Hiệp Quốc cho biết trong tháng


11/1981, cứ 10 thuyền nhân đến Thái
Lan thì có hơn 1 người bị hải tặc giết
chết. Vào lúc này, chương trình chống
hải tặc của chính quyền Thái Lan, do
Mỹ tài trợ, đã tạm dừng sau sáu tháng
vận hành. Chính quyền giải thích rằng
tiền tài trợ không đủ để tiếp tục. [43]

Năm 1981 là một năm kinh hoàng


với các thuyền nhân. Khoảng 77%
số thuyền đến Thái Lan gặp hải tặc.
Tính trung bình, hải tặc tấn công mỗi
chiếc thuyền ba lần để cướp bóc, bắt
cóc, cưỡng hiếp phụ nữ. Thống kê cho
thấy 881 người đã bị giết chết hoặc
mất tích, 578 người bị cưỡng hiếp, và
228 phụ nữ bị bắt cóc khi vượt biên
đến Thái Lan chỉ trong năm đó. [44]
Tỷ lệ thuyền đến Malaysia gặp hải tặc
ít hơn, khoảng 36% trong cùng năm.
[45]

Washington Post dẫn lời của một viên


Năm 1982: Thuyền nhân rời Việt Nam
chức làm việc với các thuyền nhân cho trên Biển Đông được tổ chức Medecins du
biết có trường hợp bị cưỡng hiếp đến Monde cứu lên thuyền Goelo.
80 lần, và có người bị cưỡng hiếp đến Ảnh: Michel Setboum/ Getty Images.
chết. [46]

45
Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông Số tháng Tư 2022

Cuối năm 1981, UNHCR kêu gọi gây ngày trên biển ngay trong mùa bão.
quỹ để chấm dứt những tai nạn đau [51] Cùng năm đó, một chiếc thuyền
thương này. Từ tháng 6/1982, chương khởi hành từ Vũng Tàu chở theo 31
trình chống hải tặc ở Thái Lan hoạt người. Sau 66 ngày lênh đênh trên
động trở lại nhờ kinh phí do hơn 10 biển, chỉ có ba người sống sót đến
quốc gia đóng góp, trong đó có Hoa được Malaysia. [52]
Kỳ. Đến năm 1983, tỷ lệ thuyền gặp
hải tặc khi đến Thái Lan được ghi Năm 1987, New York Times ghi nhận
nhận giảm còn hơn 50%. Tuy vậy, tình một nhóm bạn gồm 24 thanh niên đã
trạng hải tặc cưỡng hiếp phụ nữ, giết cùng vượt biên đến Philippines. Sau
người diệt khẩu vẫn rất kinh hoàng. 20 ngày trôi dạt trên biển, cạn kiệt
[47] nước uống, vài người đã chết sau khi
uống nước biển và nước tiểu. Xác của
Từ năm 1981 đến năm 1986, Liên họ đã giúp 16 người còn lại sống sót.
Hiệp Quốc ghi nhận 758 người bị giết, [53]
1.020 người bị cưỡng hiếp, 650 người
bị bắt cóc khi vượt biên đến Thái Một trong những nhân tố gây nên các
Lan. [48] Năm 1987, chỉ có 8% số thảm kịch này là việc một số tàu hải
thuyền gặp hải tặc. Các vụ bắt cóc và quân, thương mại bỏ mặc thuyền nhân
cưỡng hiếp vẫn xảy ra, nhưng không trên biển. Năm 1981, 21% số thuyền
có báo cáo ghi nhận số người chết. đến các trại tị nạn được cứu vớt, ba
Tuy nhiên, số người bị giết hoặc mất năm sau tỷ lệ này chỉ còn 7%. [54]
tích tăng trở lại vào năm 1988, với
500 người. Con số này lên đến 750 Năm 1984, 16 người sống sót cập bến
người vào năm 1989. [49] Philippines sau hơn một tháng trôi dạt
trên biển. Khoảng 40 chiếc tàu đã đi
Dù các con số cho thấy sự nghiêm ngang họ nhưng không cứu giúp, khiến
trọng của vấn đề, chúng chỉ là phần 68 người thiệt mạng. [55]
ghi nhận được. Không phải chiếc
thuyền gặp nạn nào cũng còn thuyền Sau các vụ việc bỏ mặc thuyền nhân
nhân sống sót hay có nhân chứng để trên biển khiến nhiều người chết, Liên
kể lại. Không thể thống kê được những Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước tham
con thuyền đã bị hải tặc nhấn chìm. gia chiến dịch cứu vớt thuyền nhân
Mặt khác, hầu hết các con thuyền đều trên biển. Theo đó, các nước sẽ cam
không đủ tiêu chuẩn để vượt biển. kết tái định cư cho thuyền nhân nào
Theo ước tính của một đại sứ quán ở được tàu của nước mình cứu vớt. Từ
Bangkok vào năm 1982, 40% tổng số tháng 5/1985, sau một năm thực hiện
thuyền chở người tị nạn đã không đến chiến dịch, tỷ lệ thuyền được cứu vớt
được bến bờ. [50] tăng lên 16%. [56]

Tháng 7/1985, 8 thuyền nhân trong Đầu thập niên 1980, số thuyền nhân
tình trạng kiệt sức đã được đưa đi đến các trại tị nạn giảm dần qua các
cấp cứu tại một bệnh viện ở thành năm. Năm 1982, 43.860 người. [57]
phố Kagoshima, Nhật Bản. Nơi này Năm 1984, còn 24.865 người. [58]
cách bờ biển phía Bắc của Việt Nam Đến năm 1986, chỉ có khoảng 20.000
khoảng 3.200 cây số. Các thuyền nhân người đến các trại tị nạn. [59]
cho biết thuyền của họ lúc đầu có 24
người. Ngoài xác của một người đàn Tuy nhiên, khi Hồng Kông và các
ông trên thuyền, người ta tìm thấy nước Đông Nam Á nhen nhóm tia hy
nhiều chiếc mai rùa và các mớ rong vọng sẽ sớm kết thúc vấn đề thuyền
biển. Các viên chức cho rằng chiếc nhân, chính quyền Việt Nam với 10
thuyền đã trôi dạt ít nhất 50 - 60 năm thực thi chế độ kinh tế bao cấp
đã tạo ra một thế hệ thuyền nhân mới.

46
47
48
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

Cảnh người tị nạn chen chúc tại


trại tập trung Sham Shui Po, Hồng
Kông, đợi để được tái định cư.
Ảnh: Robin Moyer.

49
Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông Số tháng Tư 2022

Thế hệ thứ hai

T
ừ năm 1987, dòng thuyền những người đến từ các tỉnh miền Bắc nước phương Tây chỉ cho phép tái
nhân bắt đầu tăng trở lại với Việt Nam. [63] định cư đối với những thuyền nhân
28.116 người đến các trại tị Việt Nam bị đàn áp chính trị. Mặt
nạn, tăng 30% so với năm 1986. [60] Từ năm 1987, nhiều người Hoa rời khác, vấn đề thuyền nhân từ Việt Nam
Con số này là 37.676 người chỉ trong Việt Nam sang Trung Quốc cư trú vào đã trở nên quá dai dẳng, không còn là
chín tháng đầu năm 1988. [61] năm 1978 cũng đã đến Hồng Kông xin ưu tiên của các nước phương Tây.
tị nạn. Họ cho biết lý do vượt biên
Làn sóng thuyền nhân lần này đã đánh là vì nghèo đói, bị người bản địa kỳ Đầu năm 1989, phản ứng trước làn
dấu một thế hệ thuyền nhân mới của thị. [64] sóng thuyền nhân từ Việt Nam dâng
Việt Nam. Đó không còn là những cao, Thái Lan tiếp tục đẩy thuyền
người ra đi vì bị đàn áp chính trị. Quốc tế cũng chứng kiến thế hệ thuyền Việt Nam trở lại hải phận quốc tế
Phần lớn thuyền nhân ra đi vì muốn nhân lần này nghèo hơn, ít được giáo khiến nhiều người chết. Malaysia đe
thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thất dục hơn so với thế hệ đầu tiên. [65] dọa đóng cửa trại tị nạn Pulau Bidong
nghiệp triền miên ở Việt Nam. Vào và sẽ không cho thuyền nhân cập bến
lúc này, Việt Nam là một trong những Đại diện Cao ủy Liên Hiệp quốc về nữa. [67]
nước nghèo nhất thế giới, và nằm Người tị nạn cho biết có thêm hàng
trong nhóm thấp nhất ở châu Á về các nghìn người chết trên biển. Những Hồng Kông bắt đầu chương trình
tiêu chuẩn sức khỏe. [62] chiếc thuyền ra đi vào lúc này nhỏ thanh lọc đối với những ai đến sau
hơn, đông người hơn, không có đầy ngày 15/6/1988. [68] Những ai không
Thế hệ thuyền nhân mới này không đủ thức ăn và nước uống, hoàn toàn được công nhận là người tị nạn chính
chỉ có người miền Nam mà còn có không có bất kỳ thiết bị an toàn nào, trị sẽ bị giam giữ để chờ hồi hương.
cả những người miền Bắc. Hồng Kông và các thuyền viên thì không có kinh [69] Hàng nghìn trẻ em, trong đó có
cho biết hầu hết các thuyền nhân cập nghiệm. [66] hàng trăm trẻ em sơ sinh, đã bị giam
bến trong nửa đầu năm 1986 nói rằng giữ cùng gia đình trong nhiều năm tại
họ ra đi vì vấn đề kinh tế, đặc biệt là Trở ngại lớn nhất vào lúc này là các các trại tị nạn khắc khổ ở Hồng Kông.
[70]

Năm 1982: Thuyền nhân rời Việt Nam


trên Biển Đông được tổ chức Medecins du
Monde cứu lên thuyền Goelo.
Ảnh: Michel Setboum/ Getty Images.

50
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

Thanh lọc
T
háng 6/1989, chính quyền
Hồng Kông đã dồn hàng
nghìn thuyền nhân lên đảo thuyền
Tai A Chau. Hòn đảo hoang này trở
thành nơi trú ngụ của khoảng 5.500
thuyền nhân Việt Nam không được
nhân
thừa nhận. Họ sống trong các túp lều Malaysia không cho thuyền nhân cập
tạm bợ bên cạnh những bãi rác đầy bến. [74] Tính từ tháng 3/1989 cho
phân người, không có điện, không có đến tháng 7/1990, khoảng 8.000
nước, không có nhà vệ sinh. [71] thuyền nhân Việt Nam đã bị đẩy trở
lại hải phận quốc tế. [75] Việc này đã
Đến đầu tháng 9/1989, dịch tả bùng vi phạm thỏa thuận mà Malaysia đã
phát ở đảo Tai A Chau. Tiếp sau đó đồng ý trong một hội nghị về vấn đề
là một trận bạo động lớn đến nỗi cảnh thuyền nhân do Liên Hiệp Quốc tổ
sát không thể vãn hồi trật tự, phải chức vào tháng 6/1989. Theo đó, các
bỏ chạy khỏi hòn đảo. Một người đàn nước đã đồng ý thực hiện Kế hoạch
ông đã thiệt mạng và năm người phụ Hành động Toàn diện (Comprehensive
nữ bị cưỡng hiếp. Ngày hôm sau, lính Plan of Action - CPA) với hy vọng
đặc nhiệm đổ quân lên đảo để tái lập chấm dứt vấn đề thuyền nhân, với ba
trật tự. [72] điểm đồng thuận chính. [76]

Trong 10 tháng đầu năm 1989, riêng Thứ nhất, Hồng Kông và các nước
Hồng Kông có đến 34.000 thuyền Đông Nam Á vẫn cho phép thuyền
nhân cập bến, đẩy con số thuyền nhân nhân tạm trú. Tuy nhiên, những người
ở đây lên khoảng 57.000 người. [73] đến sau ngày 15/6/1988 ở Hồng
Kông, và ngày 14/3/1989 ở các nước
Đông Nam Á sẽ không nghiễm nhiên
được hưởng quy chế tị nạn nữa mà
phải trải qua thanh lọc. [77] Những ai
trượt thanh lọc - tức là không chứng
minh được họ sẽ bị chính quyền Việt
Nam đàn áp sau khi trở về nước - sẽ
Giấy tờ của các thành
phải hồi hương.
viên trong một gia đình
rời đi theo Chương trình
Thứ nhì, những người đến trước ngày
ra đi có trật tự (ODP).
Ảnh: Peter Charlesworth/
thanh lọc, và những người đến sau
LightRocket/Getty Images. nhưng được công nhận là người tị nạn
chính trị, sẽ được tái định cư.

Thứ ba, Việt Nam sẽ ngăn chặn triệt


để dòng người vượt biên, và tăng số
lượt người ra đi theo chương trình
ODP.

Đến cuối năm 1991, hầu hết trong số


50.670 thuyền nhân đến các trại tị
nạn ở Đông Nam Á trước ngày thanh
lọc đã được tái định cư. [78] Tuy
nhiên, phần khó khăn nhất của vấn đề
thuyền nhân chỉ mới bắt đầu.

51
Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông Số tháng Tư 2022

Người tị nạn Việt Nam xếp hình SOS


phản đối lệnh trục xuất tại trại tập trung
Whitehead, Hồng Kông.
Ảnh: Agence France-Presse.

triệu đô-la để hỗ trợ các thuyền nhân


vay vốn, học nghề. Nhiều tổ chức phi
chính phủ khác cũng hỗ trợ thuyền
nhân tái định cư qua việc cho vay, đào
tạo kinh doanh. [89] Ước tính một

Hồi hương
gia đình thuyền nhân khi trở về có
sở với khoảng 120.000 thuyền nhân, thể nhận đến 2.500 đô-la Mỹ, gấp
chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ 10 lần thu nhập trung bình hàng năm
thuyền nhận lại thuyền nhân nhưng cần quốc
tế viện trợ để tái định cư công dân của
của một hộ gia đình tại Việt Nam thời
điểm này. Các gia đình thuyền nhân

nhân chính mình. Bộ Ngoại giao Việt Nam


cảnh báo sẽ có thêm người ra đi vì lý
được ưu tiên vay vốn lên đến hàng
nghìn đô-la Mỹ. Tuy nhiên, cũng có

V
do kinh tế nếu lệnh cấm vận lên Việt người không tìm được việc làm. [90]
ào rạng sáng ngày Nam không được Mỹ dỡ bỏ. [82]
12/12/1989, mất kiên nhẫn Năm 1994, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận
trước việc hồi hương tự Giới chức Hồng Kông cho biết Việt đối với Việt Nam. Đến tháng 9/1995,
nguyện chậm chạp, Hồng Kông đã ép Nam đã đề cập rất nhiều thỏa thuận còn khoảng 43.000 người trong các
51 thuyền nhân lên máy bay trở về thương mại và viện trợ trong lúc đàm trại tị nạn, hơn một nửa là ở Hồng
Việt Nam. [79] Họ là những thuyền phán về vấn đề thuyền nhân. [83] Kông. [91]
nhân đầu tiên bị cưỡng bức hồi hương. Hãng tin AP ước tính Việt Nam có
Trước đó, khoảng 600 thuyền nhân đã thể nhận được 100 triệu đô-la từ việc Sức ép lên thuyền nhân ngày một
tự nguyện hồi hương từ Hồng Kông. nhận lại công dân của mình, với nguồn tăng. Vào tháng 3/1995, Cao ủy Liên
[80] hỗ trợ từ Cộng đồng Châu Âu và Anh Hiệp Quốc về Người tị nạn cắt giảm
Quốc. [84] Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các dịch vụ xã hội tại các trại tị nạn.
Vào lúc này, Hồng Kông chứa tới gần mỗi thuyền nhân tự nguyện hồi hương Theo chính sách mới, chỉ những người
một nửa thuyền nhân ở châu Á. Trong 50 đô-la Mỹ, và 30 đô-la Mỹ/ tháng tự nguyện hồi hương mới được nhận
khi đó, vấn đề thuyền nhân cần phải trong vòng một năm. [85] khoản hỗ trợ 240 đô-la Mỹ. Những
kết thúc trước khi Anh Quốc trao trả người từ chối sẽ bị ép lên máy bay
thuộc địa này về cho Trung Quốc vào Tháng 3/1992, Mỹ cũng bắt đầu kêu và không được nhận tiền. [92] Những
cuối tháng 6/1997. gọi thuyền nhân trở về Việt Nam. biện pháp này đã gây ra tác dụng
[86] Đến tháng 5/1992, Anh Quốc ngược.
Sau khi bị cộng đồng quốc tế, trong và Việt Nam hoàn tất thỏa thuận hồi
đó có Mỹ, lên án là vô nhân đạo, việc hương thuyền nhân trong 4 năm. [87] Người tị nạn Việt Nam tại trại tập trung
cưỡng bức thuyền nhân hồi hương ở Whitehead, Hồng Kông biểu tình phản đối,
Hồng Kông đã tạm dừng trong nhiều Năm 1992, dòng thuyền nhân đổ đến yêu cầu được đối xử tốt hơn.
tháng. Cho đến tháng 9/1990, việc các trại tị nạn đã xuống thấp kỷ lục. Ảnh: International Institute of Social
hồi hương tự nguyện bắt đầu có tiến Đến tháng Tám, chỉ có 18 người đến History/vietnameseboatpeople.hk.
triển khi Liên Hiệp Quốc trực tiếp kêu Indonesia, 9 người đến Thái Lan, 1
gọi thuyền nhân trở về. Các thuyền người đến Malaysia. Đến tháng 11,
nhân được yêu cầu lựa chọn: hoặc là chỉ có 12 thuyền nhân cập bến Hồng
về ngay để giữ được nhân phẩm, hoặc Kông. [88]
ở lại thì sau này sẽ bị trục xuất. [81]
Cuối năm 1992, Cộng đồng Châu
Trong lúc Hồng Kông và các nước Âu, tiền thân của Liên minh Châu
Đông Nam Á lo ngại không thể xoay Âu, quyết định đổ vào Việt Nam 32

52
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

V
ào ngày 18/1/1996, về Việt Nam. Nhiều thuyền nhân biểu
Những tức giận trước việc bị cảnh
sát lục soát, tịch thu hung
tình phản đối ngay trên đường băng
của sân bay. Cảnh sát dùng vòi rồng

trại tị khí, các thuyền nhân Việt Nam đã


phóng hỏa tại hai doanh trại gần
để giải tán họ. [94] Tuy nhiên, cũng
nhờ vụ cưỡng bức hồi hương này mà

nạn cuối
thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. ba tháng sau đó Philippines cho 2.700
Để đáp trả, cảnh sát xịt hơi cay vào thuyền nhân được ở lại. [95]

cùng
các thuyền nhân. Ẩu đả tiếp tục
xảy ra khiến một người thiệt mạng Vào ngày 10 và 11/5/1996, bạo loạn
và bảy người khác bị thương. [93] lớn nổ ra ở trại giam thuyền nhân
Whitehead, Hồng Kông. Khoảng 100
Đến tháng 2/1996, chuyến bay hồi thuyền nhân được cho là đã trốn khỏi
hương của 84 thuyền nhân tại trại trại sau khi phóng hỏa vào các tòa
tị nạn Palawan, Philippines đã trở nhà, phương tiện của cảnh sát và biểu
thành một cuộc biểu tình thống tình trên mái nhà của trại. [96]
thiết. Một thuyền nhân bị cảnh sát
khiêng lên máy bay trong lúc vùng Người tị nạn Việt Nam phản đối lệnh
vẫy dữ dội, trong khi nhiều người cưỡng ép hồi hương tại trại tập trung
khác bị kéo lê lên chuyến bay trở Phoenix House.
Ảnh: Marc Fallender.

Thuyền nhân Việt Nam sinh sống ở giường


tầng trong các lều trại tạm bợ. Các lều trại
này rất đông đúc và có tỉ lệ tội phạm cao.
Ảnh: Tom Stoddart Archive/Getty Images.

Người tị nạn Việt Nam tại trại Penelton.


Ảnh: Tony Korody/Sygma/Getty Images.

53
Vào ngày 25/6/1996, nhóm thuyền
nhân cuối cùng được Malaysia trả
về Việt Nam. Trại tị nạn cuối cùng
của nước này, Sungai Besi, chính thức
đóng cửa. [97] Tuy nhiên, một số
thuyền nhân vẫn không chịu trở về.
Đến năm 2005, thuyền nhân cuối
cùng tại Malaysia mới hồi hương. [98]

Ngày 2/9/1996, 486 thuyền nhân


cuối cùng tại Indonesia đã lên tàu trở
về Việt Nam. [99] Thái Lan thông
báo đóng cửa trại tị nạn trong cùng
tháng này. Singapore cũng đã đóng cửa
trại tị nạn. [100]

Mọi sự chú ý bây giờ dồn vào Hồng


Kông, nơi đang có gần 14.000 thuyền
nhân. [101] Vào tháng 7/1996, mỗi Người tị nạn Việt Nam tại Hồng Kông
thuyền nhân tự nguyện về Việt Nam tự nguyện hồi hương.
sẽ nhận thêm 200 đô-la Mỹ khi rời Ảnh: Jacques Langevin/ Sygma/ Getty Images.
đi và 240 đô la khi về tới, đồng thời
Liên Hiệp Quốc sẽ gia hạn một năm
tài trợ cho thuyền nhân. [102]

Ngày 28/5/1997, ba chuyến bay cuối [104] Hai năm sau, trại tị nạn cuối hồi hương. Cao ủy Liên Hiệp Quốc về
cùng do Liên Hiệp Quốc tài trợ đã cùng của Hồng Kông, Pillar Point, Người tị nạn dẫn ước đoán của một tác
đưa 245 thuyền nhân về lại Việt Nam. chính thức đóng cửa. Khoảng 1.400 giả vào năm 1981 rằng 10% số người ra
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 3.000 người được cấp giấy tờ ở lại Hồng đi đã mất tích, bị hải tặc giết hại, chết
người trong các trại tị nạn. Khoảng Kông. [105] đuối, hoặc chết khát trên biển. [106]
một nửa trong số họ dù được công
nhận là người tị nạn chính trị nhưng Sau hơn 20 năm kể từ năm 1975, khi Cho đến nay, không ai biết chính xác
chưa nước nào cho phép tái định cư. những trại tị nạn cuối cùng đã đóng bao nhiêu người đã rời khỏi Việt Nam
Việt Nam từ chối tiếp nhận phần lớn cửa, các thuyền nhân Việt Nam còn và bao nhiêu người đã chết mất xác
trong số họ, cho rằng họ là người gốc kẹt lại ở một số nước vẫn tiếp tục ngoài Biển Đông. Người chết chưa bao
Hoa hoặc đã có tiền án. [103] hành trình tìm đến các nước tự do. giờ được tưởng niệm công khai trong
nước. Người sống vẫn còn đi tìm người
Đến năm 1998, Hồng Kông vẫn còn Cho đến năm 1995, số người sống sót thân mất tích. Tàn tích tị nạn của
2.160 thuyền nhân, các chuyến bay đến được các trại tị nạn là 796.310 thuyền nhân Việt Nam còn lưu dấu ở
vẫn tiếp tục đưa họ trở về Việt Nam. người. Trong đó, 109.000 người phải khắp các nước Đông Nam Á.
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

CHÚ THÍCH:

1. UNHCR. (2005, August 30). Last


Vietnamese boat refugee leaves Malaysia. 9. Asbury Park Press. (1980, July 13).
https://www.unhcr.org/uk/news/ Boat people drop anchor. Newspapers.
latest/2005/8/43141e9d4/vietnamese-boat- com. https://www.newspapers.com/
refugee-leaves-malaysia.html image/148245650

2. UNHCR. (2000, January 1). The State 10. UPI. (1978, November 26). Indochina’s
of The World’s Refugees 2000. Page 82. Boat People: Why Do They Still Flee?
https://www.unhcr.org/3ebf9bad0.pdf Newspapers. https://www.newspapers.com/
image/610996415
3. AP. (1978, August 6). Floating Aid
Center Helps “Boat People” Flee from 11. Daily Telegraph, London. (1978,
Vietnam. Newspapers. https://www. May 27). Chinese Fleeing Vietnam.
newspapers.com/image/628094500/ Newspapers. https://www.newspapers.com/
image/89132818
4. Chicago Tribune. (1978, December 25).
Boat people risking lives to live in freedom. 12. AP. (1978, May 29). Chinese fleeing
Newspapers. https://www.newspapers.com/ Vietnam say they were persecuted.
image/386643838 Newspapers. https://www.newspapers.com/
image/661786692
5. The Washington Post. (1980, September
7). Pirates plague the boat people. 13. Xem [12]
Newspapers. https://www.newspapers.com/
image/737435392 14. Xem [11]

6. Nguyen Long. (1981). “After Saigon 15. Xem [6]. Page 119.
Fell: Daily Life Under the Vietnamese
Communists. Page 130. Institute of East 16. Xem [6]. Page 116.
Asian Studies University of California -
Berkeley. https://digitalassets.lib.berkeley. 17. The Observer. (1980, February 17).
edu/ieas/RPPS_04.pdf The Agony of the Boat People - The
Observer at. Newspapers.Com. https://
7. Luật Khoa. (2017, June 23). Trại cải www.newspapers.com/image/258359623
tạo sau 30–4-1975: Lục lại một báo cáo
của n xá Quốc tế năm 1981. https://www. 18. Xem [6]. Page 121.
luatkhoa.org/2017/06/trai-cai-tao-sau-30-
4-1975-luc-lai-mot-bao-cao-cua-xa-quoc-te- 19. Xem [6], Page 119.
nam-1981/
20. Xem [2]. Page 82.
8. Herald’s South-East Asia correspondent.
(1989, June 21). Boat people lose sanctuary 21. Xem [6], Page 151.
in West. https://www.newspapers.com/
image/123578506 22. The Washington Post. (1978, December

57
Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông Số tháng Tư 2022

11). Malaysia Reels Under Refugee Tide. 37. Los Angeles Times Service. (1981, 53. New York Times News Service. (1987,
https://www.washingtonpost.com/archive/ December 4). U.N. “Orderly Departure February 15). Boat people’s flight ends in
politics/1978/12/11/malaysia-reels-under- Program” helps 1,692 Viets Emigrate cannibalism. Newspapers. https://www.
refugee-tide/8abe5ed4-f755-4e55-afa2- in October. Newspapers. https://www. newspapers.com/image/751525241
d194ce1245c9/ newspapers.com/image/613506417
54. Xem [48].
23. Xem [22]. 38. Times Staff Writer. (1983, January 4).
REFUGEES: Tale of Two Vietnam Sisters. 55. The Observer. (1985, January 6). SOS
24. The Greenville News and Piedmont. Newspapers. https://www.newspapers.com/ for boat people. Newspapers. https://www.
(1979, January 20). Hong Kong admits image/633695200 newspapers.com/image/257793585
“boat people.” Newspapers. https://www.
newspapers.com/image/188737731 39. AP. (1989, January 8). Thousands of 56. Xem [55].
Vietnam “boat people” still are homeless.
25. Xem [2]. Newspapers. https://www.newspapers.com/ 57. The Age. (1983, January 26). Reception
image/551887197 is getting cooler for Vietnamese boat people.
26. Melbourne Age. (1980, February 17). Newspapers. https://www.newspapers.com/
The agony of boat people. Newspapers. 40. Xem [2]. Page 90. image/122134091
https://www.newspapers.com/
image/258359623 41. Xem [36]. 58. Xem [2]. Page 86.

27. Xem [2], Page 83. 42. Times-Post news service. (1981, 59. AP. (1988, May 12). Viet refugees may
December 10). Boat people suffering be sent back. Newspapers. https://www.
28. Chicago Tribune Press Service. (1979, increasing brutality. Newspapers. https:// newspapers.com/image/633341068
July 22). Vietnam vows to stop exodus of www.newspapers.com/image/483074893
“boat people.” Newspapers. https://www. 60. Xem [39].
newspapers.com/image/386462338 43. Xem [42].
61. Xem [39].
29. Chicago Tribune. (1989, September 44. Xem [2]. Page 87
10). Boat people put Japan refugee policy on 62. The New York Times News Service.
rough seas. https://www.newspapers.com/ 45. The Christian Science Monitor. (1982, (1986, July 12). Boat people quandary: What
image/389273858/ April 2). Thai pirates prey on refugees. else can we do? Newspapers. https://www.
Newspapers. https://www.newspapers.com/ newspapers.com/image/773199135
30. Los Angeles Times. (1979, July image/687458755/
3). Boat people tidal wave swamping 63. Southam News. (1986, July 29).
Hong Kong. Newspapers. https://www. 46. The Washington Post. (1980, Surge in “boat people” baffles Hong Kong.
newspapers.com/image/190729901 September 7). Pirates plague the boat Newspapers. https://www.newspapers.com/
people. Newspapers. https://www. image/484712004
31. The Daily Advertiser. (1985, October newspapers.com/image/737435392
22). Hong Kong tires of boat people. 64. AP. (1987, September 3). Closing a
Newspapers.Com. https://www.newspapers. 47. Washington Post Service. (1984, harbor of hopes. Newspapers. https://www.
com/image/539347941 February 6). Report of abuse by Thai newspapers.com/image/640277944
blots brighter outlook for boat people.
32. The Independent. (1996, February 15). Newspapers. https://www.newspapers.com/ 65. Xem [62]
Protests flare as boat people forced home. image/172279507
Newspapers. https://www.newspapers.com/ 66. Scripp Howard News Service. (1987,
image/464935167 48. AP. (1986). Capt. Go of Korea: A May 15). SE Asian refugees remain a
quiet hero for the Vietnamese boat people. problem. Newspapers. https://www.
33. AP. (1979, December 13). Flow of Newspapers. https://www.newspapers.com/ newspapers.com/image/785695759
Boat People is now a trickle. Newspapers. image/399575795
https://www.newspapers.com/ 67. Xem [39].
image/190809036 49. Xem [2]. Page 87.
68. AP. (1989b, March 2). First group of
34. Chicago Tribune. (1981, April 13). 50. Xem [45]. Vietnamese boat people ready to go back.
New wave of Vietnam boat people begins. Newspapers. https://www.newspapers.com/
Newspapers. https://www.newspapers.com/ 51. UPI. (1985, July 22). Boat people found image/63117451
image/386950907 off Japan coast. Newspapers. https://www.
newspapers.com/image/610099759 69. Los Angeles Times. (1988, July
35. Xem [33]. 4). Bleakness for the Boat People.
52. The News - Messenger. (1985, Newspapers. https://www.newspapers.com/
36. The Washington Post. (1981, December September 5). Viet boat people survive 66 image/405066892
20). Flow of Boat People Abating. days at sea. Newspapers. https://www.
Newspapers. https://www.newspapers.com/ newspapers.com/image/304335841
image/103368034

58
Số tháng Tư 2022 Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông

70. Scripp Howard News Service. (1988, 84. AP. (1991, October 29). Vietnam, 98. Xem [1].
September 1). Vietnamese boat people Britain reach agreement on boat people.
pressuring Hong Kong. Newspapers. https:// Newspapers. https://www.newspapers.com/ 99. Reuters. (1996c, September 3).
www.newspapers.com/image/773489240 image/524478958 Indonesia sends last group of boat people
to Vietnam. Newspapers. https://www.
71. The New York Times. (1989, 85. AP. (1992, November 23). Legacy newspapers.com/image/496093116
September 3). Vietnam Refugees Riot in of boat people troubles Hong Kong.
Hong Kong. Newspapers. https://www. Newspapers. https://www.newspapers.com/ 100. Reuters. (1996d, September 3).
nytimes.com/1989/09/03/world/vietnam- image/439489385 Refugees: Films help repatriations.
refugees-riot-in-hong-kong.html Newspapers. https://www.newspapers.com/
86. AP. (1992b, March 11). U.S. to image/424989230/
72. Chicago Tribune. (1989, September Vietnamese boat people: Go home to
10). Trip of hope ends on island of despair. Vietnam. Newspapers. https://www. 101. Xem [100].
Newspapers. https://www.newspapers.com/ newspapers.com/image/613952662
image/389273732/ 102. Inquirer Staff Writer, Hong Kong
87. The Age. (1992, May 13). Final pressured to move boat people out. (1996,
73. The Arizona Republic. (1990, February deal to return Hong Kong boat people. July 5). Newspapers. https://www.
4). Hypocrisy goes beyond Britain and Newspapers. https://www.newspapers.com/ newspapers.com/image/179295496/
Hong Kong. Newspapers. https://www. image/120488635
newspapers.com/image/118427298 103. AP. (1997, May 28). Final U.N.
88. The New York Times. (1992, flight returns Vietnamese boat people.
74. The New York Times. (1990, April November 23). End of an exodus. Newspapers. https://www.newspapers.com/
17). Malaysia accused on boat people. Newspapers. https://www.newspapers.com/ image/477291403
Newspapers. https://www.nytimes. image/464679863
com/1990/04/17/world/malaysia-accused- 104. South China Morning Post. (1998,
on-boat-people.html 89. Xem [85]. May 27). High Island camp closes
after 9 years. https://www.scmp.com/
75. Times Staff Writer. (1990, July 90. N.Y. Times News Service. (1995, July article/242364/high-island-camp-closes-
28). U.S. Eases Stance on Repatriating 2). Once home, Vietnamese find poverty after-9-years
Indochinese “Boat People.” Newspapers. or riches. Newspapers. https://www.
https://www.newspapers.com/ newspapers.com/image/524461435 105. South China Morning Post. (2008,
image/176029074 June 15). FYI: What happened to Hong
91. Tribune Staff Writer. (1995, September Kong’s Vietnamese refugee community?
76. Xem [2]. Page 84. 11). Boat people land in “new” Vietnam. https://www.scmp.com/article/641644/
Newspapers. https://www.newspapers.com/ fyi-what-happened-hong-kongs-vietnamese-
77. Xem [74]. image/167748279/ refugee-community

78. Xem [2]. Page 85. 92. AP. (1995, August 5). Dreams dashed, 106. Xem [2]. Page 86.
plan scuttled. Newspapers. https://www.
79. AP. (1989c, December 17). Boat newspapers.com/image/113190704
people’s plight: May be nowhere to go
but home. Newspapers. https://www. 93. Reuters. (1996, January 20).
newspapers.com/image/762665734 US blamed as boat people fight on.
Newspapers. https://www.newspapers.com/
80. The Sunday Telegraph. (1989, image/120438393
December 3). Despairing boat people left
high and dry. Newspapers. https://www. 94. Xem [32].
newspapers.com/image/751412535
95. Tribune Staff Writer. (1996, May 30).
81. AP. (1990, October 27). U.N. As deadline nears, Vietnam boat people feel
officials to coax boat people to go home. at ease in Philippines. Newspapers. https://
Newspapers. https://www.newspapers.com/ www.newspapers.com/image/167743870
image/175734048
96. Reuters. (1996b, May 15). Protests as
82. Reuters. (1991, November 1). Vietnam boat people forced out. Newspapers. https://
vows to take back boat people from all of www.newspapers.com/image/121573646
Asia. Newspapers. https://www.newspapers.
com/image/323364618 97. UPI. (1996, June 25). Malaysia
closes Vietnamese refugee camp.
83. New York Times. (1992, May 13). Newspapers. https://www.upi.com/
Britain, Hong Kong sign pact on refugees. Archives/1996/06/25/Malaysia-closes-
Newspapers. https://www.newspapers.com/ Vietnamese-refugee-camp/4986835675200/
image/193188085

59
Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế Số tháng Tư 2022

Chúng tôi luôn mong chờ bài viết


cộng tác của bạn.

Cùng là những người viết, chúng tôi


trân trọng nỗ lực của bạn với con
chữ và luôn dành mức nhuận bút
cao nhất có thể cho mỗi tác phẩm
của bạn.

Gửi bài cho Luật Khoa tại:


luatkhoa.org/guibai

60
Số tháng Tư 2022 Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế

Nguyễn Duy Trinh (người thứ ba từ trái sang)


làm trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa tham dự Hội nghị Paris ngày 27/1/1973.
Ảnh: CVCE.EU.

61
HIỆP ĐỊNH
PARIS VÀ
NHÂN QUYỀN:
ĐIỀU KHÓ NÓI
CỦA “BÊN
THẮNG CUỘC”

TÁC GIẢ:
Quỳnh Vi

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 11/05/2017

Nếu có một điều bạn nên quan tâm trong


Hiệp định Paris thì đó là Điều 11.
Số tháng Tư 2022 Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của “bên thắng cuộc”

G
ần như người Việt Nam Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSVN
trưởng thành nào cũng từng Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Xuân
nghe nói đến Hiệp định Paris Thủy tại Paris năm 1973.
năm 1973 về việc chấm dứt chiến Ảnh: agenciafebre.com.br.
tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Đó được coi là thắng lợi của phe miền
Bắc, tạo đà cho họ cùng với Mặt trận
Giải phóng kiểm soát hoàn toàn miền
Nam hai năm sau đó. Nhưng chấm
dứt chiến tranh, buộc Mỹ rút quân
có phải là toàn bộ nội dung của Hiệp
định Paris không?

Câu trả lời là không. Hãy cùng xem:

Cần lưu ý rằng, có bốn bên và hai


phe tham gia ký kết Hiệp định Paris:
điều 11 – hiệp định paris 1973 một phe gồm Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (VNDCCH) và Chính phủ Cách
Ngay sau khi ngừng bắn hai bên miền Nam Việt mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam
Nam sẽ: Việt Nam (CPCM), phe kia là Việt
Nam Cộng hòa (VNCH) và Mỹ.
– Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa
bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân “Hai bên miền Nam Việt Nam”
biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã mà hiệp định nhắc tới là VNCH và
hợp tác với bên này hoặc bên kia; CPCM.

– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân:


tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động
chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự
do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư
hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu (giữa) và bà


Nguyễn Thị Chơn, phái đoàn Chính phủ

S
Cách mạng tại Hội nghị Hiệp thương hai

CHỈ TRÍCH au khi Hiệp định Paris


1973 được ký kết, hai chính
bên miền Nam ở La Celle St. Cloud, sau
Hiệp định Paris 1973.

VIỆT NAM phủ tại miền Nam Việt Nam


tiến hành tổ chức các buổi hiệp thương
Ảnh: vietscience.free.fr.

CỘNG HÒA để giải quyết các vấn đề nội bộ giữa và tước đoạt các quyền này của người
họ. dân miền Nam Việt Nam.

VI PHẠM Phe CPCM liên tục nhấn mạnh việc Tại buổi hiệp thương lần thứ 17 ngày
18/7/1973, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ
cần phải tuân thủ hiệp định và đảm
NHÂN bảo các quyền tự do dân chủ nói trên
cho người dân. Họ cũng liên tục cáo
trưởng kiêm trưởng đoàn của CPCM,
cáo buộc chính quyền VNCH đàn áp
QUYỀN buộc chính quyền VNCH đã đàn áp nhân quyền:

63
Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của “bên thắng cuộc” Số tháng Tư 2022
Bà Nguyễn Thị Bình ký văn bản Hiệp
định Paris 1973 trong cương vị Bộ trưởng
Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm
thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Ảnh: Getty Images.

“Đối với quyền tự do dân chủ của nhân Trong đó, điểm thứ 3 một lần nữa “Các quyền tự do dân chủ là những
dân, phía các vị chẳng những không yêu cầu “bảo đảm ngay và đầy đủ các quyền con người căn bản, là khát khao
chịu bảo đảm đầy đủ như Hiệp định quyền tự do dân chủ của nhân dân”, cháy bỏng của mọi tầng lớp xã hội, mọi
và Thông cáo chung quy định, lại còn đặc biệt nhấn mạnh các quyền “tự do thế lực chính trị, tôn giáo và mọi xu
chà đạp một cách thô bạo hơn trước. cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo hướng của miền Nam Việt Nam. Chỉ
Các vị đã liên tiếp mở những chiến dịch chí, tự do hội họp, tự do hoạt động duy nhất bằng cách thực thi toàn bộ
đàn áp và khủng bố bắt bớ và ‘thanh chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi các quyền tự do dân chủ mới có thể đem
lọc’ hàng trăm ngàn người, ngăn cản lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh đến hòa bình và hòa giải dân tộc, giải
nhân dân tự do cư trú, tự do đi lại và sống” dựa trên Điều 11 của Hiệp định quyết các tranh chấp nội bộ tại miền
làm ăn sinh sống. Các vị cũng liên tiếp Paris 1973. Nam Việt Nam, cũng như mang lại
đưa ra những luật lệ phát xít nhằm bịt quyền tự chủ cho người dân.”
miệng báo chí, ngăn cản các xu hướng Không phải chỉ riêng CPCM lên tiếng
chánh trị và tôn giáo nói lên tiếng nói về việc phải thực thi Điều 11 của Hiệp Trong một số cuộc họp hiệp thương
của mình.” định Paris 1973 nhằm đảm bảo các khác giữa CPCM và VNCH vào năm
quyền tự do dân chủ cho người dân. 1973 và 1974 tại lâu đài La Celle St.
Ngoài ra, cũng tại lần hiệp thương thứ Cloud ở Pháp, đoàn CPCM cũng liên
17 này, CPCM đã đưa ra 22 yêu cầu Năm 1973, Hà Nội đã cho phép Ủy tiếp chỉ trích mạnh mẽ chính quyền
đối với VNCH. Trong đó, có những ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện VNCH, và đặc biệt là nội các của
đòi hỏi “phải bãi bỏ tất cả các loại Luật học xuất bản một tập hợp các Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, về
kiểm duyệt và tất cả các biện pháp bài tiểu luận của các luật gia và chính việc đàn áp nhân quyền và tự do của
được dùng để kiểm soát báo chí”, cũng khách của VNDCCH và CPCM với người dân miền Nam.
như “quyền tự do hội họp (của người tên gọi “Hiệp định Paris về Việt Nam
dân) phải được bảo đảm, và những - Những vấn đề pháp lý cơ bản”. Từ buổi hiệp thương thứ 8 vào ngày
việc tụ tập, nhóm họp, hay biểu tình 25/4/1973, Bộ trưởng Nguyễn Văn
của người dân đều không cần phải xin Cuốn sách này nhấn mạnh “những Hiếu đưa ra đề nghị 6 điểm với
phép chính quyền trước”. quyền tự do dân chủ phải là tiền đề VNCH, nhấn mạnh việc “bảo đảm
của mọi không gian chính trị và xã ngay lập tức và đầy đủ các quyền tự
Đến lần hiệp thương thứ 41 ngày hội”. Sách cũng trích phát biểu của do dân chủ của nhân dân” theo Điều
15/2/1974, CPCM nhắc lại 6 điểm Bộ trưởng CPCM Nguyễn Văn Hiếu: 11 của Hiệp định Paris 1973.
mà họ đã yêu cầu VNCH từ những
phiên họp đầu tiên.

64
Số tháng Tư 2022 Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của “bên thắng cuộc”

Vào buổi họp hiệp thương lần thứ 12


ngày 22/5/1973, ông Nguyễn Văn
Hiếu cũng đưa ra 3 vấn đề cấp bách
cần phải giải quyết, mà một trong số
đó chính là việc “đảm bảo các quyền
tự do dân chủ” cho người dân.

Như vậy, CPCM và VNDCCH không


những ký kết mà còn liên tục khẳng
định nghĩa vụ nhân quyền của các bên
trong Hiệp định Paris.

NGHĨA VỤ Hiệp định Paris 1973 là một hiệp ước


quốc tế, và những bên tham gia ký
NHÂN kết đều có nghĩa vụ thực thi toàn bộ
những điều khoản của nó như đã cam
QUYỀN kết. Không có bất kỳ giới hạn nào về
thời gian đối với nghĩa vụ thực thi
CỦA này.

VIỆT NAM Việc thống nhất thành một quốc gia


duy nhất từ năm 1976 không đồng
NGÀY NAY nghĩa với việc Việt Nam có thể chấm
dứt nghĩa vụ thực thi Hiệp định Paris
VÀ NHỮNG 1973.

CÂU HỎI Như vậy, đối chiếu với hiệp định,


chính quyền Việt Nam ngày nay sẽ

CÒN BỎ NGỎ phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn về
các trại tập trung cải tạo và các chương

K
trình “đánh tư sản” ở miền Nam sau
ể từ ngày 30/4/1975, năm 1975, về hàng triệu thuyền nhân
CPCM lật đổ được chính Việt Nam bỏ nước ra đi, về việc phân
quyền VNCH và kiểm soát biệt đối xử với con em viên chức miền
hoàn toàn miền Nam, lập ra nước Cộng Nam cũ, về chế độ sở hữu toàn dân về
hòa Miền Nam Việt Nam (CHMN). đất đai và các vụ cưỡng chế thu hồi
Đến ngày 2/7/1976, miền Nam thống đất, cấm kinh tế tư nhân, cấm báo chí
nhất với miền Bắc, lập ra nước Cộng tư nhân, và về chế độ kiểm duyệt sách
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. báo và văn hóa phẩm hiện nay.

Về nguyên tắc, CHMN và sau này là Chưa hết, việc bỏ tù người dân chỉ vì
Việt Nam thống nhất vẫn có nghĩa vụ họ bày tỏ quan điểm chính trị và tôn
tuân thủ Điều 11 của Hiệp định Paris giáo của họ, hay cấm công đoàn độc
vì họ thừa kế lại các nghĩa vụ này từ lập và việc thành lập các tổ chức xã
các chính quyền tiền nhiệm, tức là các hội dân sự cũng là những vấn đề lớn
bên đã ký kết hiệp định. không kém.

65
Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của “bên thắng cuộc” Số tháng Tư 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Toàn văn Hiệp định Paris 1973. https://


thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/
Hiep-dinh-Cham-dut-chien-tranh-lap-lai-
hoa-binh-cua-Viet-Nam-Hoa-ky-23327.aspx

2. Viện Luật học, Ủy ban Khoa học xã hội


Việt Nam (1973) Hiệp định Paris về Việt
Nam – Những vấn đề pháp lý cơ bản, trang
126-128

3. George Ginsburgs (1975) Review: The


Paris Agreement on Vietnam, Fundamental
Juridical Problems by Institute of Juridical
Sciences, Committee of Social Sciences
of the DRVN. https://www.jstor.org/
stable/839546

4. Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973


qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia II, Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước, trang 140-150, 160-170.

5. Stephen Denney (1979). The Paris


Agreements and Human Rights in Vietnam
Today, The Indochina Newsletter, Issue No.
1. https://www.ocf.berkeley.edu/~sdenney/
Paris_Accords_&_Human_Rights

Henry Kissinger bắt tay Lê Đức Thọ, trưởng phái


đoàn Bắc Việt, sau khi ký Hiệp định Hòa bình
Paris vào ngày 23 tháng 1 năm 1973.
Ảnh: AFP/ Getty Images.

66
Số tháng Tư 2022 Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế

TÁC GIẢ:
Võ Văn Quản

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 19/04/2020

67
Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế Số tháng Tư 2022

Ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, mọi người dân đều
bị xem là những “mục tiêu mềm”.

68
Số tháng Tư 2022 Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ

C
hủ nghĩa khủng bố
(terrorism) bao gồm những
hành vi vi phạm pháp luật
hình sự, nhưng được tính toán hoặc
có chủ đích nhắm đến việc làm hoang
mang, khủng hoảng tinh thần của công
chúng, của một nhóm dân cư hoặc của
một nhóm các cá nhân nhất định vì
các mục tiêu chính trị.

Các hành vi khủng bố đều không thể


được biện hộ ở bất kỳ ngữ cảnh chính
trị, triết học, tư tưởng, sắc tộc, chủng
tộc hay tôn giáo nào.

(Nghị quyết 49/60, Đại Hội đồng


Liên Hiệp Quốc, 1994) [1]

Gần 20 năm sau khi Chiến tranh Việt


Nam kết thúc, pháp luật quốc tế mới
dần quan tâm đến việc kiểm soát,
khống chế và từ đó loại trừ hoàn toàn
những hành vi mang tính chất khủng
bố khỏi nền chính trị thế giới, thứ mà
một thế lực ở Việt Nam đã dùng như
là công cụ duy nhất để vận hành toàn
bộ cuộc kháng chiến ở vùng đất xấu
số này. [2]

Khi nhắc đến Chiến tranh Việt Nam


(bắt đầu từ 1964 đến 1975) và cả giai
đoạn kèn cựa trước đó (từ 1954 đến
1963), nhiều người phương Tây lẫn
người Việt Nam đều có định kiến tự
động rằng Hoa Kỳ và chính quyền
Việt Nam Cộng hòa là bên thực hiện
nhiều hành vi quân sự phi pháp nhắm Song rất nhiều người đọc, nhà nghiên thương lớn do Mặt trận Giải phóng
đến thường dân hơn, hay là chủ thể cứu có vẻ hơi “hồn nhiên” khi bỏ Dân tộc miền Nam Việt Nam (thường
thực hiện nhiều tội ác chiến tranh. qua những nguồn tư liệu dồi dào liên được biết đến với tên gọi Việt Cộng)
Luật Khoa từng có rất nhiều bài viết quan đến những hành vi khủng bố thực hiện, được đỡ đầu, vận hành dưới
liên quan đến những tội ác này, cụ thể có tổ chức, nhắm đến một số lượng trướng chính quyền nhà nước Việt
là loạt bài về Thảm sát Mỹ Lai. [3] lớn thường dân và gây ra những đau Nam Dân Chủ Cộng hòa phía Bắc.

69
Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ Số tháng Tư 2022

Tàn dư của một cuộc khủng bố. Chiếc taxi trên đường phố Sài Gòn bị hư hại hoàn toàn
sau khi một quả bom phát nổ ở ghế sau.
Ảnh: AP Wire photo.

70
Số tháng Tư 2022 Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ

Đ
Giai đoạn 1954 - 1960: iều đáng buồn cười
là dù rất mạnh miệng lên
Khủng bố công chức, giết hại án Bộ luật 10-59 của Ngô
Đình Diệm (ban hành tháng 5/1959 về

không xét xử giáo viên và việc thành lập một tòa án quân sự đặc
biệt để xét xử các tội danh liên quan

“kẻ thù giai cấp” đến phản quốc và thân cộng sản), cho
rằng bộ luật mang tính khủng bố, đàn
áp và tàn bạo vì không có các quyền
kháng cáo tư pháp, v.v. các nhóm
Cộng sản - Việt Minh (lúc này Mặt
trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam
Việt Nam vẫn chưa được thành lập)
cố tình quên rằng nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của bộ luật này chính
là các hoạt động khủng bố do họ thực
hiện, kéo dài từ suốt năm 1954 đến
thời điểm luật được ban hành. Ngoài
ra, cho đến nay, “lê máy chém đi khắp
miền Nam” có phải là sự thật lịch sử
không thì vẫn còn gây tranh cãi.

Sau năm 1954, để “tuân thủ” Hiệp


định Geneva, các lực lượng Việt Minh
ở miền Nam Việt Nam tập kết ra Bắc,
song đồng thời để lại một mạng lưới
tổ chức ngầm có ban bệ, có lực lượng
vũ trang và hệ thống vũ khí quân dụng
tương đối hoàn chỉnh. Vì vậy, chính
quyền Bắc Việt có thể tạm thời hạn
chế ủng hộ tài chính và vật lực cho
nhóm ngầm ở miền Nam Việt Nam
vì còn lo ngại Hoa Kỳ sẽ trực tiếp
tham chiến ở Việt Nam. Tuy nhiên,
định hướng thực hiện các hoạt động vũ
trang mang tính chất khủng bố đã gây
hoang mang và tạo áp lực không nhỏ
lên hệ thống an ninh quốc gia, đặc
biệt trong thời điểm nhà nước miền
Nam Việt Nam và sự phát triển của
hạ tầng, làng mạc, hệ thống xã hội
tại đây vẫn chưa đến mức lâu đời như
phía Bắc.

Một cô gái khóc trước một nạn nhân


của vụ nổ ngày 18//3/1966 trên một con
đường cách Tuy Hoà 8 km.
Ảnh: War & Conflict
Book Era: Vietnam.

71
Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ Số tháng Tư 2022

Nghiên cứu của Tiến sĩ Robert Việt Minh - Cộng sản phá hoại. là cường hào? Ai là ác bá? Ai xét xử?
G. Scigliano, có tựa đề “Political Những cuộc vận động đơn giản, phi Các nhóm Việt Minh?
Parties in South Vietnam Under the bạo lực luôn có thể kết thúc bằng cái
Republic” (Đảng chính trị tại miền chết của những công chức vô tội, các Ở tầm vĩ mô, thực tế thống kê chứng
Nam Việt Nam dưới nền Cộng hòa), nhân viên xã hội của chính quyền minh những nhóm Việt Minh giai
có thể cho chúng ta một vài lát cắt rất miền Nam Việt Nam. Scigliano ước đoạn này không có khái niệm phân
nhỏ về thực trạng khủng bố tại vùng tính, chỉ trong giai đoạn 1955 - 1959, biệt giết người tốt hay giết người xấu,
đất này. [4] trung bình cứ mỗi ngày có một nhân bởi bản chất khủng bố của những hoạt
viên công quyền bị phiến quân cộng động này không hề thay đổi.
Đại úy Phạm Quang Tân thẩm vấn một sản giết hại.
nữ Việt Cộng bị bắt, năm 1968.
Trong một nghiên cứu khác rất
Ảnh: Tạp chí LIFE.
Điều này cũng được khẳng định trong công phu của Giáo sư Chính trị học
các mẩu Tin tức thường nhật Sài Gòn Anthony James Joes của trường Đại
(Saigon Daily News Round-up) được học Saint Joseph (Mỹ), vốn tập trung
United States Operation Missions ghi vào chiến tranh du kích và hệ quả
chép và báo cáo, hiện đang được một chính trị của nó, tác giả dành một
dự án bảo tồn các loại tài liệu trong chương lớn bàn về sự tàn bạo và thiệt
thời Chiến tranh Việt Nam của Đại hại kinh hoàng không chỉ về người,
học công lập bang Michigan lưu trữ. tài sản, mà còn là các chương trình
[5] phúc lợi chính quyền Việt Nam Cộng
hòa cố gắng áp dụng tại nông thôn
Theo đó, chỉ cần đọc qua vài bản khi phải đối mặt với những chiến dịch
tin hằng ngày là ta hình dung được khủng bố mà phe cộng sản địa phương
mức độ phổ biến của các hoạt động tiến hành. [7]
khủng bố. Ví dụ như trong Bản tin
ngày 27/7/1956, ta thấy một chủ Trước tiên, phải kể đến nhóm nạn
Chỉ trong giai
đất 65 tuổi tên Võ Văn Mẹo bị Việt nhân là những công chức làng, xã ở
đoạn 1955 - 1959, Cộng chặt đầu ở Cần Thơ, hay một sĩ vùng nông thôn. Theo thống kê và
trung bình cứ mỗi quan ở Sóc Trăng bị quân Việt Cộng đánh giá của vị giáo sư, các nhóm vũ
ngày có một nhân giết khi ông đang trong giờ tuần tra. trang Việt Cộng gần như không chọn
viên công quyền Những tin tức kiểu này dần trở thành lọc gì khi bắt cóc và giết hại công
bị phiến quân cộng “chuyện thường ngày ở huyện”. [6] chức địa phương hay trưởng thôn,
sản giết hại. trưởng làng.
Hiển nhiên, sẽ có những người ủng hộ
hành vi này, cho rằng Việt Minh chỉ Ông bình luận rằng, những người
Trong nghiên cứu, ông ghi nhận lại giết “cường hào, ác bá”. Nhưng rồi ai cộng sản giết những công chức lạm
các sự kiện phá hoại và khủng bố mang quyền và tham
tính cá thể mà các sử gia thường lãng nhũng để lấy tiếng
quên. Từ việc đe dọa giết bằng thư vang và sự ủng hộ
nặc danh, bắt cóc người trong gia đình của quần chúng;
tạo sức ép, cho đến ám sát các quan song họ cũng giết
chức địa phương, trưởng thôn, người cả những công
có ảnh hưởng tại địa phương, v.v. - tất chức mẫn cán và
cả những hành vi khủng bố tồi tệ nhất trong sạch, những
đều đã được thực hiện.
Cảnh sát mang một nạn
Không chỉ vậy, nhiều hoạt động bình nhân ra ngoài, trong vụ
thường của chính quyền miền Nam đánh bom ở khu cư xá
như thu thập thông tin dân cư, cải quân đội tại Sài Gòn
cách ruộng đất và thậm chí là tuyên ngày 31/3/1966.
truyền cho trẻ em đến trường tại các Ảnh: AP Wire photo.
vùng nông thôn cũng bị những nhóm

72
Số tháng Tư 2022 Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ

lãnh đạo cộng đồng tài năng, để gửi


đi thông điệp rằng chính quyền Sài
Gòn sẽ không thể bảo vệ ai cả. Từ
đó, họ đồng thời cắt đứt năng lực
quản trị địa phương, khiến các cộng
đồng không còn người lãnh đạo. Theo
HistoryNet, các chiến thuật này ban
đầu chủ yếu để loại trừ bất kỳ ai dám
chống đối hay ngăn cản những thành
viên Việt Cộng xâm nhập làng mạc
để thu “thuế”. [8]

Một cách nhanh chóng, nhóm đối


tượng trở thành mục tiêu khủng bố
được mở rộng, bao gồm cả một nhóm
các giai tầng trung lưu sinh sống ở
miền Nam Việt Nam, từ nhân viên
y tế, nhân viên hoạt động xã hội cho
Sơ đồ khu vực tòa nhà Khiêm Tín Hãng Vụ thảm sát 17 người già, trẻ, lớn, bé
đến giáo viên - giảng viên, những
trên đường Phan Thanh Giản, nơi đang của một gia đình công chức tại Châu
người hoàn toàn vô can và vô hại
cho quân đội Đại Hàn thuê làm cư xá, Đốc vào năm 1957 là minh chứng khá
trong cuộc “đấu tranh giành độc lập”
trong kế hoạch đánh bom của Việt Cộng.
của họ. rõ cho cuộc khủng bố vô minh này.
Ảnh: tư liệu của manhhai/ Flickr.
Thêm vào đó là vô vàn những hành vi
James Joes nhận định giáo viên là tàn ác khác mà giáo sư James Joes cho
một trong những đối tượng bị nhắm rằng người đọc sẽ phải hối hận khi
đến nhiều nhất bởi họ thường là các sự chính thức. Một số tài liệu khác tìm hiểu nếu muốn thỏa mãn trí tò
nhà dân tộc chủ nghĩa, có kiến thức, cho rằng chiến thuật này tước đi hoàn mò của họ (ông vẫn nêu tên tác phẩm
không tin tưởng chủ nghĩa cộng sản toàn sức sống và năng lực tự cường rất nổi tiếng của bác sĩ Tom Dooley,
và thường sẽ có ảnh hưởng nhất định của các cộng đồng địa phương miền Deliver us from Evil, nếu bạn đọc
lên cộng đồng nơi mình đang sinh Nam Việt Nam mà phải mất nhiều thật sự cần). [10]
sống. thế hệ mới có thể có hy vọng phục
hồi. [9] Xóa nhòa ranh giới giữa “người tham
Tính chỉ đến năm 1958, vị giáo sư chiến” (combatant) và “người không
ghi nhận đã có đến 25 ngàn nhân Đôi khi các nhóm Việt Cộng còn tham chiến” (non-combatant), phe
viên công vụ, giáo viên và các trưởng thảm sát cả gia đình của một công cộng sản mang đến miền Nam Việt
thôn, trưởng làng bị phe Việt Cộng chức hay một giáo viên chỉ để chứng Nam một cuộc chiến bất tận. Các
giết hại - chưa tính số thương vong minh họ nói là làm, và thông điệp chương trình dân sự mang lợi ích
do ảnh hưởng của các chiến dịch quân của họ “rõ ràng” hơn, “đi xa” hơn. công cộng như chương trình chống
sốt rét quốc gia, chương trình xóa đói
giảm nghèo, xóa mù chữ cho trẻ em
đều đi đến bế tắc khi các nhân viên
hoạt động xã hội, là người Việt Nam
và hoàn toàn vô tội, bị giết hại vô cớ.

Tài liệu tịch thu được của Việt Cộng về


âm mưu đánh bom tòa nhà Khiêm Tín
Hãng trên đường Phan Thanh Giản,
nơi đang cho quân đội Đại Hàn thuê
làm cư xá.
Ảnh: tư liệu của manhhai/ Flickr.

73
Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ Số tháng Tư 2022

Giai đoạn 1960 - 1968:


Vô diện
C
ó nhiều người cho nhắm đến. Nếu mục tiêu của giai đoạn
rằng chiến tranh thì phải thế, 1954 - 1960 là cắt sự kết nối quản trị
nhưng họ chưa bao giờ tự trả nhà nước giữa thành thị và nông thôn
lời câu hỏi tại sao chiến tranh cứ phải tại miền Nam Việt Nam, các cuộc
thế? Pháp luật quốc tế ngay từ thế kỷ khủng bố sau 1960 đơn thuần là để
thứ 17 - 18 đã bắt đầu đưa ra những tạo ra một không khí hỗn loạn, hoang
giới hạn về các loại vũ khí sát thương mang và mất niềm tin vào năng lực
mang lại những đau đớn thể xác không bảo vệ an ninh của Quân lực Việt Nam
cần thiết, hoặc có thể bị áp dụng một Cộng hòa. Theo ngôn ngữ của nghiên
cách không phân biệt đối tượng như cứu “Viet-Cong Strategy of Terror”
đạn chùm, thuốc độc, vũ khí sinh học, (Chiến lược khủng bố của Việt Cộng),
vũ khí hóa học, mìn và các loại bẫy quân Việt Cộng tại miền Nam Việt
chết người, v.v. [11] Nam biến thành những “quân nhân
khủng bố toàn thời gian”. [12]
Đấy là còn chưa kể đến thực tế tại
miền Nam Việt Nam, xung đột giữa Tác phẩm “Viet Cong Terror Tactics
Việt Cộng và chính quyền Việt Nam in South Viet-Nam” (Chiến thuật
Cộng hòa vẫn được xếp theo dạng khủng bố của Việt Cộng ở miền Nam
là phiến quân, nổi loạn (insurgency) Việt Nam) làm rõ cáo buộc này ở
chứ không thể được gọi là một cuộc nhiều mức độ. [13]
xung đột vũ trang đúng nghĩa (armed
conflict). Việc áp dụng các biện pháp Nói đến hoạt động khủng bố của Việt
khủng bố, mà theo ngôn ngữ của Mặt Cộng đối với báo chí, hai nhân vật
trận Giải phóng Dân tộc miền Nam quan trọng của tờ Chính Luận có lẽ
Việt Nam là nhắm đến các “đối tượng là một ví dụ điển hình. Chính Luận
mềm” (soft-targets), khó có thể được vốn là một tờ báo phản chiến và mong
lý giải bằng bất kỳ công cụ pháp lý muốn đưa sự thật đến với bạn đọc của
hay chính trị nào. miền Nam Việt Nam. Vì vậy, các nhà
quan sát Hoa Kỳ gọi đây là một tờ độc
Năm 1960, sau khi Mặt trận Giải lập, vì nó vừa phản biện chính quyền
phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam Việt Nam Cộng hòa, vừa chỉ trích các
được thành lập, tần suất và quy mô hoạt động của phe Việt Cộng.
của những vụ khủng bố ngày càng được
tăng cường. Song chỉ duy nhất có nhóm Việt Cộng
gửi thư dọa giết hai lãnh đạo của tờ
Đặc biệt nhất phải kể đến sự thành lập báo là chủ bút Đặng Văn Sung và biên
của nhóm “Biệt động Sài Gòn - Gia tập viên Từ Chung.
Định” (Saigon-Gia Dinh Military
Region Special Action Group, mật Đầu tháng 12/1965, một bức thư ký
danh F100), với “đặc sản” bao gồm tên Võ Công Minh, chi đội trưởng Chi
bom gắn với xe đạp dựng trước các tòa đội 618, Quân đội Giải phóng miền
nhà, lựu đạn vung giữa chợ, và các vụ Nam Việt Nam khu vực Sài Gòn -
khủng bố diện rộng tại các quán bar, Gia Định, được gửi đến hai nhân vật
nhà hàng, rạp chiếu bóng hay khách trên như là tối hậu thư nếu họ dám
sạn. Đến đây, công cuộc khủng bố tại chỉ trích Việt Cộng thêm lần nào nữa.
Đồng hồ dùng trong bom hẹn giờ của miền Nam Việt Nam của Việt Cộng Bức thư được đăng tải ngay sau đó lên
nhóm khủng bố Việt Cộng. có thể gọi là vô diện, vì họ không cần Chính Luận, cùng với thư phúc đáp
Ảnh: Tạp chí LIFE. xác định người hay đối tượng cần phải của hai người này, nhất quyết không
chịu cúi đầu trước vũ lực.

74
Số tháng Tư 2022 Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ

Vụ nổ tại khách sạn Victoria. - Vụ ném lựu đạn vào một rạp chiếu Ngay cả tờ New York Times, một
Ảnh: tư liệu của manhhai/ Flickr. bóng tại Cần Thơ, cũng diễn ra vào trong những tờ phản chiến cứng đầu
năm 1962 khiến 108 người chết, với nhất của báo chí Hoa Kỳ, cũng phải
24 phụ nữ và trẻ em. thừa nhận rằng Việt Cộng không chính
Ngày 30/12/1965, khi Từ Chung nghĩa gì cho cam. [14]
bước xuống xe ngay trước nhà mình, - Năm 1964, Rạp chiếu bóng Kinh
hai kẻ khủng bố bắn bốn viên đạn vào Đô bị đánh bom khiến cho 32 người Ngày 5/12/1967, phiến quân Việt
người ông ở cự ly gần, giết chết ông Việt Nam (cùng với ba người Mỹ) Cộng kết hợp với quân đội chính quy
ngay tại chỗ. thương vong. Bắc Việt tấn công loạn xạ vào một
làng người Thượng lúc rạng sáng,
Trong hằng hà sa số những vụ khủng - Năm 1965, sân vận động quốc gia dùng súng, lựu đạn và kể cả súng phun
bố không phân biệt đối tượng khác Cộng hòa bị tấn công khủng bố bằng lửa giết chết bất kỳ ai tháo chạy. Kết
(non-selective terrorism), có thể kể bom, khiến cho 11 người Việt Nam quả có hơn 200 dân làng bị giết và
đến vài vụ nổi cộm như: chết và 42 người khác bị thương. hàng chục người khác mất tích.

- Việc hai nhân viên tên Phan Văn Và còn rất nhiều sự kiện khủng bố
Hải và Nguyễn Văn Thạch, phục vụ khác diễn ra, bao gồm pháo kích vào
trong dự án chống sốt xuất huyết quốc chợ, khu vực đông người hay phá hủy
gia, bị chém chết tại Biên Hòa, năm cả một trường học.
1962.

75
Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ Số tháng Tư 2022

N
ăm 1968, Chiến dịch
Mậu Thân nổ ra với kỳ
vọng “giải phóng” toàn bộ
các tỉnh thành, huyện lị lớn ở miền
Nam Việt Nam, chính thức đánh dấu
việc Việt Cộng chuyển đổi từ chiến
thuật khủng bố sang sử dụng những
đơn vị quân đội và các trận đánh trực
diện, chính quy.

Hiển nhiên, điều này không đồng


nghĩa với việc họ từ bỏ hoàn toàn các
biện pháp khủng bố của mình. Các
chiêu khủng bố vẫn được dùng nếu
cảm thấy cần thiết. Nói cho cùng, bản
thân trận Mậu Thân cũng chỉ là một
trận khủng bố trên diện rộng mà thôi.
Những cái chết do hoạt động khủng bố
của Việt Cộng, với sự hậu thuẫn của
chính quyền Bắc Việt, rất thường bị
các sử gia và những nhà quan sát của
Việt Nam và của thế giới lãng quên.
Người viết hy vọng các thông tin với
đầy đủ dẫn chứng nói trên có thể giúp
bạn đọc lưu trữ và suy xét cho những
thảo luận tương lai về Chiến tranh
Việt Nam, cũng như cách mà chúng
ta phân tích về tính chính danh của
chính quyền ngày nay.

Không phải không có lý do mà các


băng nhóm khủng bố ngày nay như Al
Qaeda vẫn nhìn sự tồn tại của chính
quyền Việt Nam với lòng tôn kính và
ngưỡng mộ.

Vụ nổ tại Bưu điện trung tâm


Sài Gòn ngày 8-5-1969.
Ảnh: tư liệu của manhhai/ Flickr.

76
Số tháng Tư 2022 Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ

CHÚ THÍCH:

1. Declaration on Measures to Eliminate 7. Joes, A. J. (2001). The War for South


International Terrorism (1994). (n.d.). Viet Nam, 1954–1975. Praeger Publishers.
United Nations Audiovisual Library of Google Books.
International Law. https://legal.un.org/avl/
ha/dot/dot.html 8. Ward, R. (2014, February). A Study in
Terror. HistoryNet. https://www.historynet.
2. Office of the United Nations High com/a-study-in-terror.htm
Commissioner for Human Rights. (2008,
July). Human Rights, Terrorism and 9. Pike, D. (1970). The Viet-Cong
Counter-terrorism. https://www.ohchr.org/ Strategy of Terror. United States Mission,
Documents/Publications/Factsheet32EN.pdf Viet-Nam. https://books.google.com.sg/
books?id=Hd3NAAAAMAAJ&source=gbs_
3. Võ Văn Quản. (2019, March 16). Thảm book_other_versions
sát Mỹ Lai và một phiên tòa không bao
giờ tới. Luật Khoa Tạp Chí. https://www. 10. Dooley, T. (1961). Deliver Us from Evil.
luatkhoa.org/2019/03/tham-sat-my-lai-va- Signet. https://www.amazon.com/Deliver-
mot-phien-toa-khong-bao-gio-toi/ Us-Evil-Tom-Dooley/dp/0451061241

4. Scigliano, R. G. (1960). Political Parties 11. Weapons. (2011, November 30).


in South Vietnam Under the Republic. International Committee Of The Red Cross.
Pacific Affairs, 33(4), 327–346. https:// https://www.icrc.org/en/document/weapons
doi.org/10.2307/2753393
12. Xem [9]
5. Michigan State University Archives &
Historical Collections. (n.d.). Vietnam 13. Office Of Media Services, Bureau Of
Project (UA 2.9.5.5). MSU Vietnam Group Public Affairs, Department Of State. (1967,
Archive. Retrieved February 23, 2022, from July 7). Viet Cong Terror Tactics in South
http://vietnamproject.archives.msu.edu/ Viet-Nam [Press release]. Google Books.
browse_collec.php?collec=Vietnam%20Project
14. Stur, H. (2017, December 19). The
6. United States Operations Mission, & Viet Cong Committed Atrocities, Too. The
Radford, A. W. (1956, July 27). Saigon New York Times. https://www.nytimes.
Daily News Round-Up, No. 166, July com/2017/12/19/opinion/vietcong-generals-
27, 1956. MSU Vietnam Group Archive. atrocities.html
http://vietnamproject.archives.msu.edu/
fullrecord.php?kid=6-20-1B50

77
“Kho báu” của Luật Khoa
tạp chí là đây: gần 1.000
cuốn sách tiếng Việt và
tiếng Anh, chủ yếu là sách
về Việt Nam học.

Trong số đó, có khoảng Thư viện được đặt tại văn Trong tương lai, Luật
250 đầu sách được xuất phòng của Luật Khoa tại Khoa muốn mở rộng thư
bản dưới thời Việt Nam khuôn viên trường Đại học viện này và ưu tiên đầu
Cộng hòa, nay đã ố vàng. Chính trị Quốc lập Đài tư cho sách xuất bản dưới
Chúng tôi đã số hóa và in Loan (NCCU) và hướng thời Việt Nam Cộng hòa.
mỗi cuốn một bản sao để tới phục vụ không những
phục vụ công tác bảo tồn. Luật Khoa mà cả sinh ***
Một phần kinh phí mua viên, giáo sư, nghiên cứu Nếu muốn tặng sách hoặc
số sách này đến từ khoản viên ở Đài Loan quan tâm hợp tác với Luật Khoa,
đóng góp của bạn đọc. đến Việt Nam. xin liên hệ: lib@liv.ngo.
Số tháng Tư 2022 Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

79
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận Số tháng Tư 2022

TÁC GIẢ:
Võ Văn Quản

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 22/04/2019

Lính VNCH ngủ trên tàu sân bay của


Hải quân Mỹ, năm 1962.
Ảnh: Horst Faas/ AP.
Đồ họa: Luật Khoa.

80
Số tháng Tư 2022 Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

Một nhóm lính Việt Nam Cộng hòa và cố


vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong
rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài
Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965.
Ảnh: Horst Faas/ AP.

K
ể từ khi thành lập cho hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém danh của Quân đội VNCH và sự ủng
đến thất bại tai tiếng của hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. hộ của người dân miền Nam Việt Nam
mình vào ngày 30/4/1975, [1] Một lính thủy quân lục chiến Hoa dành cho họ. Đối với Hoa Kỳ, đổ lỗi
Quân đội Việt Nam Cộng hòa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam cho Quân đội VNCH là cách tốt nhất
(VNCH) liên tục bị cả kẻ thù lẫn thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: và ít nhục nhã nhất để lý giải cho
đồng minh chỉ trích. “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thất bại của họ trong Chiến tranh
một thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Việt Nam, cuộc chiến tốn kém nhất
Đối với phe cộng sản, Quân đội Quân đội VNCH đều không có tinh mà Hoa Kỳ từng tham gia sau Thế
VNCH là một đội quân bù nhìn của thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ Chiến thứ Hai.
ngoại bang, là tấm màn che chắn cho chạy ngay khi xảy ra giao tranh với
sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào những nhóm Việt Cộng”. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, ít có tài
Việt Nam. liệu nào thật sự phân tích rõ các yếu
Những cáo buộc “tiện lợi” này nhanh tố khách quan dẫn đến tính kém hiệu
Đối với Hoa Kỳ, đồng minh thân thiết chóng được cả hai bên cộng sản và quả của Quân đội VNCH, và những
nhất của mình, Quân đội VNCH bị Hoa Kỳ lợi dụng. Đối với quân đội bài học dành cho hậu thế. Bài viết này
nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Bắc Việt, đây là một cơ hội không hy vọng có thể tóm lược vài vấn đề mà
chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ thể rõ ràng hơn để hạ thấp tính chính người viết cho là quan trọng.

81
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận Số tháng Tư 2022

Đ
ối với nhiều quân nhân của Quân đội VNCH, mối liên hệ giữa

Tinh thần họ và giới lãnh đạo chính trị Sài Gòn không được tốt đẹp cho lắm.
Theo họ, chính quyền Sài Gòn rất kém cỏi và thiếu hiệu quả trong

chiến đấu việc quản lý các nguồn lực quân sự khiến quân nhân phải tự lo nghĩ đến các
nhu cầu thiết yếu hằng ngày, và vì vậy bị sao nhãng khi thực thi nhiệm vụ.

rệu rã Quân đội VNCH có truyền thống luôn luôn phàn nàn về chất lượng cuộc sống
trong quân ngũ, đặc biệt khi so sánh với quân đội Hoa Kỳ. Điều này được thể
hiện khá rõ trong bình luận của Đại úy Trâm Bửu, phát ngôn viên cho tướng
Nguyễn Việt Thanh và Nguyễn Hữu Hạnh, vào năm 1973: [2]

“Quân đội Hoa Kỳ đang rút khỏi Việt Nam, và chúng ta


kỳ vọng quân nhân Việt Nam Cộng hòa phải đảm nhận
hoàn toàn vai trò mà Hoa Kỳ để lại. Nhưng hãy nhìn
vào chất lượng cuộc sống của quân nhân Hoa Kỳ: họ
có mức lương tốt, chế độ dinh dưỡng tốt, được hỗ trợ
tốt với các quân trường và nhà ở tốt, họ không phải
lo lắng về sự an toàn của gia đình họ khi tham gia
chiến dịch, họ có những kỳ nghỉ phép, đôi khi còn
được phép về thăm nhà.

Còn hãy nhìn lại các quân nhân Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi không được hỗ trợ, thu nhập thấp, phải
sống trong tình trạng thiếu thốn ngay cả khi được
cho nghỉ phép. Chúng tôi phải đối mặt với sự thật là
kỳ quân ngũ của mình chưa biết bao giờ sẽ chấm dứt.”

Đây là một lập luận có phần… ích Điều này không có nghĩa rằng Quân
kỷ trong chiến tranh, như thể Quân đội VNCH là một đội quân tệ hại. Các
đội VNCH đang đánh thay trận chiến chuyên gia và cố vấn quân sự Hoa Kỳ
của người Mỹ. Vậy nên không khó đều nhận định rằng Quân đội VNCH
để hiểu vì sao Hoa Kỳ khó chịu về không chỉ sở hữu khí tài quân sự với
cách tiếp cận này. Nhiều người cho chất lượng vượt trội hơn (một bình
rằng Quân đội VNCH dành quá nhiều luận có vẻ khá chủ quan vì Hoa Kỳ là
thời gian để phàn nàn về “chất lượng người hỗ trợ hoặc bán những vũ khí này
cuộc sống”, không hề quan tâm đến cho chính phủ VNCH), họ cũng có kỹ
việc chiến đấu chống lại quân cộng thuật chiến đấu hiện đại, hiệu quả và
sản để bảo vệ sự tồn tại của nhà nước ít tốn nhân mạng hơn so với các chiến
VNCH. Một cựu đại tá quân đội Hoa thuật quân sự cổ điển mà quân đội Bắc
Kỳ từng phục vụ nhiều năm tại Việt Việt hay áp dụng.
Nam tức giận nói: [3]
Song điều này vẫn không đủ để ngăn
“Vấn đề không phải ở chỗ quân nhân Quân đội VNCH trở thành một tập
VNCH có được ăn no hay ở nhà đẹp hợp rời rạc, rệu rã và thiếu tinh thần
hay không, vấn đề ở chỗ là họ có thật chiến đấu. Phân tích một cách khách
Một toán quân Việt Nam Cộng hòa. sự muốn chiến đấu để bảo vệ miền Nam quan, đây là hệ quả của các chính sách
Ảnh: Tạp chí LIFE. Việt Nam để mọi người dân của quốc quân sự và tổ chức thể chế yếu kém cho
gia này được cơm no áo ấm hay không. thời chiến của chính quyền Sài Gòn.
Và tôi nghĩ là họ không quan tâm đến
chuyện đó.”

82
Số tháng Tư 2022 Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

C
ác sử gia quân sự thường

Tỉ lệ đào ngũ cao nhất


xem tỉ lệ đào ngũ (desertion
rate) là một chỉ số để nhận

lịch sử quân sự hiện đại


diện tính kỷ cương, hiệu quả và tinh
thần chiến đấu của một đội quân. Tại

thế giới?
miền Nam Việt Nam, tỉ lệ đào ngũ
luôn là một cơn ác mộng.

Theo một báo cáo chính thức của


Hoa Kỳ, tỉ lệ đào ngũ của Quân đội
VNCH vào năm 1968 lên đến 17,7
người trên 1.000 quân nhân. [4] Nếu
đây là con số chính xác, tỉ lệ đào ngũ
của quân đội miền Nam Việt Nam
có thể xem là cao nhất trong lịch sử
quân sự hiện đại thế giới, bao gồm cả
các cuộc chiến tranh tàn khốc như Đệ
Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Lính Việt Nam Cộng hòa
trong trận Mậu Thân, ngày
Để tìm hiểu nguyên do, cũng trong 1/2/1968, tại một địa điểm
năm 1968, Tổ chức Cố vấn Quân sự phía Bắc Sài Gòn.
Hoa Kỳ thực hiện một khảo sát dành Ảnh: AP.
cho quân nhân Quân đội VNCH để
tìm hiểu các nhân tố gây ảnh hưởng
đến vấn đề đào ngũ. [5] Với số phiếu
trả lời lớn và áp đảo, các nhóm bộ
binh Quân đội VNCH cho rằng có
rất nhiều nguyên do, bao gồm việc họ
không được tiếp xúc thường xuyên với
gia đình, các chiến dịch liên khu kéo
dài quá lâu và xa rời khu vực đóng
quân thường trực của họ, và đóng góp
của họ không được tưởng thưởng xứng
đáng, v.v.

Các báo cáo khác của Bộ Ngoại


giao Hoa Kỳ (như State Department
Briefing Book on Vietnam, 1968) cũng
cho thấy các cố vấn quân sự Hoa Kỳ đấu của quân đội. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1957, cơ quan chỉ huy Quân đội
hiểu được thực trạng rằng rất nhiều VNCH và chính quyền Sài Gòn xếp một cá nhân vào danh sách đào ngũ bất kỳ
quân nhân VNCH có gia đình làm khi nào người này không có mặt trong các buổi duyệt binh sáng. Đây là một biện
nông (số lượng rất đáng kể) thường pháp quản lý quân ngũ khá bất thường, vì ngay cả quân đội Hoa Kỳ cũng chỉ
xuyên bỏ đơn vị để về phụ giúp gia xác định những quân nhân không duyệt binh sáng nằm trong diện “vắng không
đình, đặc biệt trong mùa thu hoạch. phép” (absent over leave - AOL/ absent without leave - AWOL).
[6] Sau đó, họ mới trở lại đơn vị hoặc
đôi khi báo danh với đơn vị gần gia Tháng 7/1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ban hành chính sách
đình hơn. mới với mục tiêu tách hoàn toàn quân nhân VNCH ra khỏi vùng đóng quân
quen thuộc gần với gia đình, bạn bè hay khu vực thành thị. [7] Thậm chí, trong
Trong khi đó, pháp luật liên quan đến một số trường hợp, đây cũng là nơi các quân nhân tìm được các nguồn thu nhập
mô hình quản lý quân ngũ của VNCH từ hoạt động làm thêm. Những người làm ra chính sách kỳ vọng rằng việc tách
quá cứng nhắc, gây phương hại lớn đến rời quân nhân hoàn toàn khỏi gia đình sẽ khiến họ buộc phải ở lại với đơn vị của
hình ảnh của quân đội trong mắt công mình. Tuy nhiên, chính sách này lại có tác dụng ngược, nhiều người bỏ trốn,
chúng cũng như tới tinh thần chiến và tỉ lệ đào ngũ chỉ càng tăng cao hơn.

83
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận Số tháng Tư 2022

Lính Việt Nam Cộng hòa bị bắt giữ khi quân Bắc Việt
chiếm Dinh Độc lập, ngày 30/4/1975.
Ảnh: Jacques Pavlovsky/ Sygma/ Corbis.

Chính sách
dung ra quy mô của cách thức huy
động này, chúng ta biết rằng nếu sử

quân dịch
dụng chính sách quân dịch tương tự
với chính quyền Sài Gòn, Hoa Kỳ có

lạc hậu
khả năng gửi đến Việt Nam tám triệu
quân mỗi năm.

Đ
Sau trận Tết Mậu Thân năm 1968,
ể tham gia một cuộc chính sách quân dịch tại miền Nam
chiến hiệu quả, một quốc Việt Nam lại ngày càng gắt gao hơn.
gia cần kiểm soát toàn diện Cơ chế hoãn nghĩa vụ quân sự dành
và chắc chắn đối với nguồn cung nhân cho sinh viên đại học bị sửa đổi, bắt
lực của mình. Do không thành công buộc nhiều sinh viên tham gia quân
trong việc hạn chế tỉ lệ đào ngũ, chính ngũ hơn. Tuổi tuyển quân bị kéo dài
quyền Sài Gòn chỉ còn cách vét quân ra thành từ 18 đến 33 tuổi. Tuổi xuất
để duy trì quân số mà họ nghĩ là cần ngũ dành cho quân nhân phục vụ trong
thiết cho cuộc chiến với phe cộng sản. các vị trí kỹ thuật lên đến 34 tới 45
Để hoàn thành nhiệm vụ này, chính tuổi. Tất cả các cựu chiến binh sẽ bị
phủ miền Nam Việt Nam cho thi hành gọi trở lại quân dịch nếu còn trong
một trong những chính sách quân dịch tuổi phục vụ.
có tính bắt buộc và luân chuyển quân
vụ lạc hậu nhất thế giới. Chính sách mới cũng cấm toàn bộ các
Tổng thống trường hợp miễn trừ nghĩa vụ dựa trên
Nguyễn Văn Thiệu, Tính đến năm 1968, có một trên sáu các lý do khác như tôn giáo hay đang
năm 1968. đàn ông trưởng thành tại miền Nam tạm trú ở nước ngoài. Làn sóng phản
Ảnh: Getty Images.
Việt Nam phục vụ trong Quân đội chiến trong học sinh - sinh viên một
VNCH, với tổng số lượng quân nhân phần bùng phát từ cách tiếp cận nói
lên đến 700 nghìn người. [8] Để hình trên của chính quyền Sài Gòn.

84
Số tháng Tư 2022 Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

N Kén chọn
apoleon từng nói: Quân đội di chuyển bằng bụng. Nhưng có vẻ
kể cả việc này quân đội VNCH cũng thực hiện không tốt như quân

thực phẩm
đội Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng (Việt Cộng).

Trong Chiến tranh Việt Nam, các nhóm quân cộng sản lừng danh với khả năng
“bám đất mà sống” (living off the land). Với nguồn viện trợ lương thực khó
khăn từ miền Bắc, phe cộng sản vẫn có khả năng di chuyển nhanh và sâu vào
các khu vực đồi núi, rừng rậm để tránh né các cuộc hành quân của quân đội Một bữa ăn của lính Mỹ tại Củ Chi.
Hoa Kỳ và VNCH. Ảnh: Charlie Haughey.

Giới quân sự Bắc Việt tiết lộ rằng các thức ăn chia sẻ từ quân đội Hoa Kỳ vẫn buộc phải cho phép hoạt động này
cán bộ cộng sản thường vận động được nếu cả hai cùng thực hiện chung chiến diễn ra.
những người dân có cảm tình với cộng dịch thông qua hệ thống “bằng hữu”
sản tại địa phương cho thóc, gạo và (buddy system), một cơ chế chia sẻ Một quan chức thuộc Quân đội VNCH
lương thực. [9] Trong những trường lương thực không chính thức nhưng diễn giải rằng chế độ dinh dưỡng hằng
hợp đặc biệt, vũ lực cũng có thể được được quân nhân Hoa Kỳ thực hiện để ngày rất quan trọng đối với người Việt
sử dụng. Tuy nhiên, khẩu phần của thể hiện thiện chí và sự đồng lòng vì Nam, rằng họ đã quen với những món
quân cộng sản thường rất tối giản: chỉ mục tiêu chung của hai quân đội. ăn truyền thống giàu dinh dưỡng và
một vắt cơm nắm và muối cho một rau xanh. Họ muốn phát bệnh với việc
ngày hành quân, và vì vậy rất khó để Tuy nhiên, khi thực hiện chiến dịch bị ép phải dùng thịt và đậu hộp nhập
phát hiện ra hoạt động xin, thu mua một cách độc lập, quân nhân VNCH khẩu từ Mỹ. [10]
hay cưỡng bức lương thực địa phương cũng thường từ chối dùng khẩu phần
của họ. chiến dịch (operational ration) và ưa Không chỉ vậy, tình trạng tham ô,
thích khẩu phần loại A hơn, một loại tham nhũng trong hoạt động phân bổ
Ngược lại, thực phẩm luôn là vấn đề khẩu phần cho phép các nhóm quân lương thực quân đội cũng khiến cho
với Quân đội VNCH, dù họ chiến đấu mua thịt và rau tươi từ các cửa hàng tinh thần chiến đấu tồi tệ hơn. Một
ngay trên lãnh thổ của mình. Hầu hết địa phương để nấu ăn. Việc này đi kèm trong những ví dụ cho vấn đề này là
các quân nhân bộ binh VNCH đều với các rủi ro an ninh, có thể làm lộ các khẩu phần tài trợ mà Hoa Kỳ
không hài lòng với khẩu phần quân thông tin hành quân và vị trí đóng dành cho quân đội VNCH ít khi đến
đội. Về mặt số lượng, Quân đội quân, song cố vấn quân sự Hoa Kỳ tay quân nhân.
VNCH thường xuyên dựa vào nguồn

85
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận Số tháng Tư 2022

Một người lính Việt Nam Cộng hòa tìm nơi


trú ẩn, Sài Gòn, tháng 5/1968.
Ảnh: Rolls Press/ Popperfoto/ Getty Images.

***
Với tất cả sự tôn trọng, vẫn khó có thể
cho rằng Quân đội Việt Nam Cộng
hòa và giới cầm quyền tại Sài Gòn đã
hoàn thành tốt trách nhiệm quản lý và
chiến đấu của mình. Tình trạng tham
nhũng, thiếu vắng lý tưởng và niềm
tin, cũng như các sai lầm chính sách
khiến cho họ trở thành một tập hợp
rệu rã ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ
rời Việt Nam. Dù là định mệnh hay là
bị Hoa Kỳ phản bội, đó cũng là một
bài học đắt giá cho hậu thế.

86
Số tháng Tư 2022 Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

CHÚ THÍCH:

1. Gibbons, W. C. (2016). The U.S. 5. Tìm đọc thêm trong ‘Causes for Quân
Government and the Vietnam War: đội VNCH Desertion’, US Army Advisory
Executive and Legislative Roles and Group, October 7, 1968, I1 Corps Tactical
Relationships, Part IV: July 1965-January Zone, John W. Barnes, Brigadier General,
1968. Princeton Legacy Library. USA Commanding, CMH
https://press.princeton.edu/books/
hardcover/9780691634081/the-us- 6. Lyndon B. Johnson Administration
government-and-the-vietnam-war-executive- (1964–1968). Office of the Historian,
and-legislative-roles Foreign Service Institute. Retrieved February
23, 2022, from https://history.state.gov/
2. Có thể tìm đọc trong tài liệu: historicaldocuments/johnson
“Memorandum to C. E. Mehlert from
Lacy Wright, April 24, 1970, Conversation 7. Jenkins, B. M. (1971). A People’s Army
with Captain Tram Buu, April 23,1973, for South Vietnam. RAND Organization.
Can Tho, Vietnam, the Francis N. Dawson https://www.rand.org/pubs/reports/R0897.
Papers, US Army Military History Institute, html
Carlisle Barricks, Carlisle, Pennsylvania. Tài
liệu được dẫn lại trong Marilyn B. Young, 8. Tran, N. N. (1992). Đời quân ngũ.
Robert Buzzanco. (2006). A Companion to Xuân Thu. https://www.worldcat.org/
the Vietnam War (xem chú thích [3]) title/i-quan-ngu/oclc/27199201

3. Marilyn B. Young, Robert Buzzanco. 9. Brigham, R. K. (2006). Dreaming


(2006). A Companion to the Vietnam War. Different Dreams: The United States and
Blackwell Publishing Company. https://doi. the Army of the Republic of Vietnam (Vol.
org/10.1002/9780470997178 9). Blackwell Publishing Company. https://
doi.org/10.1002/9780470997178.ch9
4. Xem thêm ở tài liệu: RWAF
Assessments (1970), “Assessment of ARW/ 10. Xem [9]
VNMC Operations, February 1970, Center
for Military History, Washington, DC)

87
Số tháng Tư 2022 Xâm lược hay giải phóng, từ góc nhìn công pháp quốc tế

PHỎNG VẤN ÔNG MAI THANH TRUYẾT VỀ

VIỆN ĐẠI HỌC


CAO ĐÀI:
“khi đó chúng tôi rất
hạnh phúc”
…cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975.
TÁC GIẢ:
Trần Phương

Bài đăng trên luatkhoa.org


ngày 30/09/2019

88
Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài Số tháng Tư 2022

T
an sở vào mỗi chiều thứ Tại Sài Gòn, Giáo hội Phật giáo Việt ***
Sáu, Mai Thanh Truyết lái xe Nam Thống nhất có hai viện đại học Thấm thoát đã hơn 40 năm, ông
dọc dòng sông Doubs êm đềm là Viện Đại học Vạn Hạnh (của khối Truyết vẫn nhớ rất rõ khoảng thời
của tỉnh Besancon để đến Paris, nơi Ấn Quang) và Viện Đại học Phương gian giảng dạy tại Sài Gòn và Tây
anh sinh hoạt hàng tuần với Tổng hội Nam (của khối Việt Nam Quốc Tự). Ninh trước năm 1975. Ông cũng không
Sinh viên Việt Nam. Trong những lần Giáo hội Công giáo Việt Nam điều quên mối quan hệ vừa là công việc vừa
đi đi về về như thế, chàng thanh niên hành Viện Đại học Minh Đức tại Sài là bạn bè với ông Võ Văn Kiệt (tại
đưa mắt nhìn qua cửa kính bùi ngùi Gòn và Viện Đại học Đà Lạt. Ủy ban Khoa học Thành phố Hồ Chí
nghĩ về quê hương. Minh) cho đến ngày ông Truyết vượt
Vươn ra khỏi Sài Gòn phồn hoa, Phật biển. Mai Thanh Truyết là một trong
Anh biết nước nhà đang réo gọi mình. giáo Hòa Hảo đã khánh thành Viện những người mà tác giả của “Trăm
Mười năm xa xứ, kể từ khi tham gia Đại học Hòa Hảo ở Long Xuyên cho năm cô đơn”, nhà văn Gabriel Garcia
phong trào sinh viên chống lại chính con em miền Tây. Ở Tây Ninh, Cao Marquez, đã nhắc đến trong phóng sự
quyền Ngô Đình Diệm, chàng thanh Đài giáo đã cùng tín đồ xây dựng Viện về Việt Nam sau chuyến đi vào năm
niên đã lấy bằng tiến sĩ về hóa học Đại học Cao Đài gần kề với biên giới 1979: “[…] trong cuộc tháo chạy hỗn
cơ cấu và có cuộc sống ổn định nơi Campuchia cho sinh viên nghèo từ các loạn đó, nhiều kỹ sư, giáo sư giỏi mà
viễn xứ. tỉnh miền Trung trở vào. đất nước rất cần cho công cuộc xây
dựng đã ra đi”.
Lời vẫy gọi của quê hương trong Trong công cuộc giáo dục hăng hái
những lần đưa mắt nhìn qua cửa kính và can đảm mà những người bạn của Khi thực hiện bài phỏng vấn này, ông
đã ám ảnh anh, nhưng về nước lúc đó mình đang khai mở, Truyết không Mai Thanh Truyết đã nghỉ hưu được
là một quyết định mạo hiểm. Anh em, do dự khi quyết định trở về Sài Gòn bảy năm sau khi giữ nhiều chức vụ
họ hàng đều khuyên anh không nên về, đương lúc khói lửa. cao cấp trong các cơ quan xử lý chất
nhưng anh đã có quyết định của mình. thải hàng đầu ở bang California, Hoa
Ở quê nhà khi đó, chiến tranh đã bao Về nước, ông bắt đầu giảng dạy tại Kỳ. Cả trong thời gian làm việc và
trùm lên khắp miền Nam. Sau Hiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn. Tiếp đến, sau nghỉ hưu, ông đều hướng về quê
định Paris năm 1973, Mỹ đang rút ông dồn hết tâm huyết để vun đắp cho hương qua các hoạt động hội đoàn và
dần quân, để lại những người lính Việt Viện Đại học Cao Đài vừa mới thành blog cá nhân.
Nam Cộng hòa giành giật từng ngôi lập vẫn đang thiếu thốn trăm bề. Đó
làng với quân Mặt trận Giải phóng. là thời gian vất vả nhưng hạnh phúc Bài phỏng vấn được thực hiện vào năm
Xác chết nhan nhản ở những vùng vì ông thấy đôi bàn tay của mình đang 2019, trong nhiều giờ đồng hồ qua
ngoại ô hẻo lánh. vun đắp cho quê hương. điện thoại, khi múi giờ giữa hai chúng
tôi lệch nhau đúng 12 tiếng giữa Việt
Bất chấp sự bấp bênh của cuộc chiến, Nhưng khoảng thời gian ngọt ngào đó Nam và thành phố Houston, Texas,
giáo dục đại học ở miền Nam vẫn đang chỉ kéo dài trong hai năm. Sau khi Hoa Kỳ.
thay da đổi thịt. Ngoài các trường đại quân cộng sản Bắc Việt chiếm Sài
học công lập đang cố gắng Việt hoá Gòn, cơn ác mộng giữa ban ngày đã Mai Thanh Truyết (ngoài cùng bên phải)
chương trình giảng dạy, người ta còn bao trùm lên ông và những giáo sư tài trong một buổi tiếp Cố vấn Văn hóa Tòa
Đại sứ Pháp (ngồi giữa) cùng với Ngài
thấy sự chung tay của một lực lượng năng khác, những con người đã chọn ở Khai đạo của Cao Đài Giáo.
khác mà từ sau năm 1975 họ đã bị cấm lại quê hương. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
làm giáo dục, đó là các giáo phái.

89
Số tháng Tư 2022 Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài

phóng viên (PV): Ông đã


rời Việt Nam và sang Pháp vào thời
điểm nào?

mai thanh truyết: Tôi vào


Đại học Y Khoa Sài Gòn sau khi tốt
nghiệp trung học tại trường Petrus
Trương Vĩnh Ký vào năm 1960. Sau
hai năm học y khoa thì tình hình
chính trị miền Nam lúc đó bị xáo
trộn. Một số sinh viên và doanh nhân
phản đối chính sách cai trị của Tổng
thống Ngô Đình Diệm.

Lúc đó, chúng tôi ngồi học ở giảng


đường của trường Đại học Y Khoa Sài
Gòn, ngay góc đường Trần Quý Cáp
và đường Lê Quý Đôn.

Tôi nhớ rất rõ, đó là ngày thứ Sáu,


23/8/1963. Ngày hôm đó, luật sư
Vũ Văn Mẫu, lúc đó là Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao của chính phủ Ngô Đình Người thứ năm từ trái sang là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, trong một buổi thực tập ngoài
Diệm, đã đến giảng đường của chúng trời với lớp Lý Hóa 1 của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1974.
tôi và cạo trọc đầu rồi yêu cầu sinh Ảnh: Nhân vật cung cấp.
viên phải góp tay với quân đội để đảo
chánh và xuống đường vào ngày Chủ ở Pháp, nhất là trong lĩnh vực giáo để sinh hoạt cùng với các sinh viên
nhật, 25/8/1963. dục và y khoa. Do đó, tôi có cái tương quốc gia.
đương để tiếp tục học y khoa tại Pháp
Và cũng trong buổi sáng ngày Chủ nhưng trong hoàn cảnh lạ nước lạ cái Khi Hòa đàm Paris kết thúc cũng là
nhật đó, nữ sinh Quách Thị Trang bị và không khí xã hội khác với Việt lúc tôi trở về nước sau hai năm làm
bắn chết trước cửa chợ Bến Thành. Nam, cá nhân tôi chuyển sang học hóa việc tại phòng thí nghiệm Hóa vô cơ
Cá nhân tôi, Mai Thanh Truyết, cũng học và sinh hóa. Cuối cùng, tôi đã tốt cho sinh viên của Trường Hóa học
bị bắt và đưa về Trung tâm Huấn nghiệp tiến sĩ về hóa học cơ cấu tại Besancon.
luyện Quốc gia Quang Trung. Nhưng Viện Đại học Besancon.
lần bị bắt đó chỉ là hăm dọa mà thôi. PV: Vậy là ông từ bỏ cuộc sống ổn
Tuy nhiên, gia đình tôi thấy tình hình PV: Ông có hoạt động hội đoàn ở định tại Pháp để trở về Sài Gòn đang
không yên ổn. Nếu tiếp tục đi học Pháp hay không? lúc bất ổn?
ở Sài Gòn thì tôi có thể bị bắt bớ.
Do đó, ngay sau đảo chánh Ngô Đình mai thanh truyết: Khi mai thanh truyết: Đúng
Diệm, ba tôi nói cần phải ra nước Hòa đàm Paris bắt đầu đàm phán vào như vậy. Sau tháng Giêng năm 1973,
ngoài nên tôi làm thủ tục sang Pháp năm 1968, có hai nhóm sinh viên Việt trong một lần lái xe từ Paris trở về
du học. Nam tranh đấu lẫn nhau. Một là các Besancon, khi đi ngang qua dòng sông
sinh viên quốc gia của Tổng hội Sinh Doubs, tôi tự hỏi tại sao mình không
PV: Ở Pháp, ông đã tiếp tục việc viên Việt Nam. Hai là các sinh viên giảng dạy bằng tiếng Việt cho con em
học như thế nào? của Hội liên hiệp Việt Kiều do cộng người Việt, mà lại ở đây để dạy cho
sản miền Bắc cổ động. những thanh niên ngoại quốc mà tôi
mai thanh truyết: Trong không có chút tình cảm nào.
thời điểm này, chương trình giáo dục Tỉnh Besancon cách Paris đúng 400
của Việt Nam Cộng hòa được xếp cây số, bằng quãng đường từ Sài Gòn Chính vì lý do đó mà tôi quyết định
ngang hàng với chương trình giáo dục đi Nha trang. Vào trưa thứ Sáu hàng về nước mặc dù tôi biết tình thế miền
tuần, tôi lái xe từ Besancon đến Paris Nam lúc đó đang rất bi thảm. Miền

90
Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài Số tháng Tư 2022

Bắc xâm chiếm miền Nam chỉ còn là mai thanh truyết: Khi
vấn đề thời gian. Lúc đó, chúng tôi đã vào làm việc ở Đại học Sư phạm Sài
có một đứa con khoảng ba tuổi. Sau Gòn thì tôi gặp giáo sư Nguyễn Văn
khi tham khảo ý kiến vợ, chúng tôi Trường. Ông ấy là một người đàn anh
quyết định về nước. của chúng tôi, đã từng hai lần giữ
chức thứ trưởng của Bộ Giáo dục miền
PV: Ông cảm thấy như thế nào khi Nam. Ngoài giảng dạy tại Đại học Sư
về lại quê hương sau mười năm xa xứ? phạm Sài Gòn, giáo sư Trường còn giữ
chức Quyền Viện trưởng của Viện Đại
mai thanh truyết: Tôi rất học Cao Đài.
xúc động. Hai dòng nước mắt của tôi
chảy xuống, mình không kìm được khi Giáo sư Trường còn hỏi tôi là có muốn
phi công báo máy bay đang vào địa phiêu lưu, có muốn gây dựng Viện Đại
phận của Việt Nam để đáp xuống sân học Cao Đài hay không? Đó là bối
bay Tân Sơn Nhất. cảnh đưa tôi đến với Viện Đại học Cao
Đài ở Tây Ninh vào tháng Tám năm
PV: Khi về nước, ông đã bắt đầu 1973 với chức danh là Giám đốc Học
công việc như thế nào? vụ, tương đương với chức Phó Viện
trưởng đặc trách về học thuật.
mai thanh truyết: Tôi về
nước vào khoảng cuối tháng Năm năm
1973, rất đông bạn bè của chúng tôi
cũng về nước. Một số người bạn thì
đang chấp chánh trong chính phủ với
tư cách là chuyên viên đặc biệt, chánh
văn phòng thậm chí lên đến chức thứ
trưởng.

Cá nhân tôi nhìn thấy xã hội và guồng


máy chính phủ đang trên đà suy vong
và tình hình chính trị trên thế giới
không thuận lợi cho việc xây dựng đất
nước trong lúc này.

Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn


con đường giáo dục. Tôi nhận việc
tại Viện Đại học Sài Gòn và được bổ
nhiệm về Đại học Sư phạm Sài Gòn.
Với kinh nghiệm về học thuật và giảng
dạy thì tôi được bổ nhiệm làm Trưởng
ban Hóa học của Đại học Sư phạm
Sài Gòn.

PV: Vậy duyên cớ nào đã đưa ông


đến với Viện Đại học Cao Đài? Quang cảnh ở Viện Đại học Cao Đài sau khi
hoàn thành việc xây dựng nằm ngoài khuôn
viên của Tòa Thánh Tây Ninh.
Ảnh: Nhân vật cung cấp.

91
Số tháng Tư 2022 Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài

PV: Những sinh viên Tây Ninh, họ muối, ăn với rau lang hay rau muống
Viện Đại học Cao Đài trong
có khác với sinh viên Sài Gòn không, luộc và dĩ nhiên thì cơm rất nhiều để
giai đoạn xây dựng.
thưa ông? ăn cho no bụng.
Ảnh: daotam.info
mai thanh truyết: Tôi rất Chính vì thấy sự thiếu thốn đó, tôi
thương những sinh viên ở Tây Ninh. quả thật thương những em sinh viên ở
Những sinh viên ấy là ai? Họ là con Tây Ninh hơn những sinh viên có cuộc
em trong những gia đình nghèo từ sống đủ đầy ở Sài Gòn.
miền Trung trở vào như các tỉnh Bình
Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phan Do đó, Viện Đại học trong tinh thần
Thiết, v.v. của chúng tôi vừa là đại học vừa là gia
đình. Ông giáo sư vừa là người thầy
Đi học ở Sài Gòn thì chi phí rất cao, vừa là người anh. Tôi còn nhớ cứ mỗi
những gia đình này không trả nổi. Tôi lần xe của Tòa Thánh đưa tôi về nhà,
nghĩ chính vì lý do này mà Viện Đại tôi là người xuống xe cuối cùng, khi
học Cao Đài thu hút được nhiều sinh chia tay anh tài xế thì ảnh lại lẽo đẽo
viên. xách vào nhà tôi khi thì trái cây khi
thì mít khi thì sapôchê. Anh ấy thưa
Tòa Thánh Tây Ninh hết sức tạo điều với tôi rằng có một phụ huynh không
kiện cho sinh viên với mức học phí nói tên dặn khi nào giáo sư Truyết
thấp. Nếu tôi nhớ không nhầm thì mỗi vào nhà thì mang vào thôi. Chính vì
năm sinh viên phải đóng học phí là những món quà nhỏ nhỏ đó mà tôi rất
25.000 đồng. Với mức ấy tôi xin được cảm động nên bỏ thêm nhiều thì giờ
vài chục học bổng cho các em mỗi hơn để lên Tây Ninh.
năm.
PV: Tây Ninh lúc đó là vùng đất
Những sinh viên nghèo nếu muốn có như thế nào, thưa ông?
thể ăn cơm tại quán cơm xã hội của
Tòa Thánh. Mỗi phần ăn ở đó chỉ có mai thanh truyết: Tây Đường đi từ Sài Gòn lên Tây Ninh
nước tương mà là nước màu pha với Ninh là một tỉnh nhỏ với khoảng thì rất tốt. Từ Sài Gòn ra khỏi ngã
60.000 - 70.000 dân mà thôi. Tỉnh tư Bảy Hiền rồi qua Trung tâm Huấn
này nằm cuối ở dòng sông Vàm Cỏ luyện Quốc gia Quang Trung là đến
Đông. Do đoạn qua Gò Kèn có vùng Củ Chi rồi đến Trảng Bàng, là được
nước sâu từ sáu đến bảy mét nên nửa đường đi Tây Ninh.
Hải quân Việt Nam đóng tại đó. Về
phía Đông nữa thì có núi Bà Đen cao Về mặt an ninh thì từ Sài Gòn đi
khoảng 800 thước. Củ Chi tương đối an toàn. Nhưng từ
Trảng Bàng đi lên Tây Ninh thì du
Đây là tỉnh có khoảng 90% số người kích xuất hiện thường xuyên. Hàng
dân theo đạo Cao Đài nên họ có đời tuần, chúng tôi đều thấy những xác
sống rất chừng mực và thánh thiện. chết của lính Việt Cộng nằm đắp
Quy luật tôn giáo rất đặc biệt, trong chiếu dọc hai bên đường.
nội ô Tòa Thánh rộng một kilomet
vuông thì phải ăn chay, các chức sắc PV: Và ông vẫn đi đi về về giữa
đều ăn chay trường. Chợ Long Hoa Sài Gòn và Tây Ninh trên con đường
trước cửa Tòa Thánh cũng chỉ được nguy hiểm như thế?
bán đồ mặn đúng một ngày trong tuần
mà thôi. mai thanh truyết: Đúng
vậy. Tòa Thánh có xe đưa chúng tôi
Viện Đại học Cao Đài trong từ Sài Gòn lên Tây Ninh hàng tuần.
giai đoạn xây dựng. Đó là một chiếc xe van Volkswagen
Ảnh: daotam.info. của Đức, xe có bảy chỗ nhưng đã được

92
Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài Số tháng Tư 2022

mai thanh truyết: Sau


khi nhận chức giám đốc học vụ, tôi
phải rà soát lại chương trình giảng
dạy, chuẩn bị mời gọi các giáo sư,
khai thác và mở rộng viện đại học.

Khi đó các phòng học còn đặt trong


nội ô của Tòa Thánh Tây Ninh.
Đó là một miếng đất hình vuông
với mỗi cạnh dài đúng một cây số.
Phòng ốc của viện chỉ có bàn và
bảng đen hệt như một lớp ở trung
học hay tiểu học, hoàn toàn không
có tính chất của đại học.

Năm 1974, viện có trên dưới 1.100


sinh viên với hai phân khoa là sư
phạm và nông lâm súc, vì Tây Ninh
là một vùng đất vùng cao, đại đa
số là nông dân, trồng trọt làm rẫy.
Đây là vùng đất nông nghiệp, trồng
cao su rất nhiều nên viện cần đào
tạo kỹ sư nông lâm súc. Nếu tôi
nhớ không nhầm thì thời điểm đó
các thanh niên từ 14 đến 20 tuổi
chỉ học đến lớp Bảy là cùng. Chính
vì lý do đó nên nhu cầu đào tạo
giáo sư (giáo viên) tại chỗ rất cao.
Trong bộ môn sư phạm, chúng tôi
có các môn Lý, Hóa, Toán, Sử,
Địa, Văn chương, Sinh ngữ là tiếng
Anh và Pháp.

PV: Ông có viết trên blog của


mình về việc xây mới Viện Đại học
Hoạt động học tập của sinh viên tại Cao Đài để các sinh viên có nơi học
Viện Đại học Cao Đài. phù hợp?
Ảnh: daotam.info.
mai thanh truyết:
Đúng như vậy. Trong nội ô của
cải tiến để chứa từ 10 đến 11 người. Ở Viện Đại học Cao Đài, tôi chỉ nhận Tòa Thánh là nơi cấm giết động
Các giáo sư từ Sài Gòn lên Tây Ninh lương tượng trưng bằng với lương của vật dù là để thí nghiệm. Trong khi
thì mỗi người phải giảng liên tục trong một người lính binh nhì là 20.000 đó, phân khoa sư phạm và đặc biệt
bảy tiếng đồng hồ. Những giáo sư nào đồng mỗi tháng. Trong khi đó, những là phân khoa nông lâm súc cần có
ở lại thì Tòa Thánh bố trí phòng nghỉ trường, viện đại học khác như Minh những buổi học tập ở ngoài, các
qua đêm. Đức hay Phương Nam trả cho tôi phòng thí nghiệm hóa học, thực
3.000 đồng mỗi giờ nhưng tôi đã vật, động vật, hóa học vật lý và vi
Tôi dạy và làm việc ở Viện Đại học không nhận. sinh vật; cần phải mổ con chim,
Cao Đài hai ngày mỗi tuần. Ba ngày con ếch, con cá; cần phải dẫn sinh
còn lại thì tôi dạy ở Đại học Sư phạm PV: Công việc của ông ở Viện Đại viên đi các trại chăn nuôi, trại
Sài Gòn. học Tây Ninh diễn ra như thế nào? trồng trọt.

93
Số tháng Tư 2022 Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài

Chúng tôi đem nhu cầu này trình bày được Hoa Kỳ tài trợ nhiều kính hiển của gia đình. Chúng tôi tiếp tục dạy
với Tòa Thánh thì được ủng hộ là nên vi tối tân. Tôi được vài giảng nghiệm ở Viện Đại học Cao Đài cho đến ngày
dời viện ra ngoại ô của Tòa Thánh. viên cho biết những kính hiển vi cũ của 30 tháng Tư năm 1975.
Lúc đó, Tòa Thánh không có ngân trường này đã được cho vào kho. Cũng
sách nào cho việc xây dựng trường. đúng vào lúc đó, cây thiên tuế ở Tòa PV: Ông có biết trước là Sài Gòn
May thay, người dân đã tình nguyện Thánh Tây Ninh trổ bông. Thường sẽ sụp đổ vào cuối tháng Tư năm 1975
quyên góp cho đạo như xi măng, gạch thường, cây thiên tuế phải từ 25 đến không?
ngói, v.v. Tất cả vật liệu, sức người 30 năm tuổi thì cây mới trổ bông, nên
đều hiến dâng cho đạo. Chỉ trong vòng sinh viên ở Sài Gòn chỉ biết bông của mai thanh truyết: Bắt
sáu tháng, chúng tôi có sáu phòng học. cây này qua ảnh. Tôi bèn nhờ một đầu từ tháng Hai năm 1975, tình hình
Mỗi phòng chứa từ 60 đến 200 sinh giảng nghiệm viên ở phòng vi sinh của chiến sự đã rất bất ổn. Tôi nhớ không
viên. Viện Đại học Cao Đài ướp nó để tặng rõ đó là ngày 14 hay ngày 15 tháng
cho Giáo sư Hộ. Thế là tôi xin được Tư năm 1975, trên đỉnh núi Bà Đen
PV: Thế còn trang bị cho các 12 kính hiển vi từ Giáo sư Hộ. lúc đó có một trung tâm truyền tin
phòng thí nghiệm thì ông đã xử lý của Hoa Kỳ, dĩ nhiên họ lên xuống
như thế nào? Chỉ trong vòng khoảng một năm, cơ núi bằng trực thăng. Trên đó, tôi gặp
sở của Viện đại học Cao Đài đã khang những anh lính Mỹ nói tiếng Việt rất
mai thanh truyết: Đó trang, tương đối đầy đủ để giảng dạy. giỏi như tôi với anh đang nói với nhau
là công việc của sáu tháng kế tiếp. Tinh thần của sinh viên và phụ huynh bây giờ. Họ nói với tôi rằng: “Sáng
Chúng tôi phải vận động để trang bị lên rất cao vì có trường ốc tử tế và hôm nay, chúng tôi sẽ rút quân khỏi
phòng thí nghiệm đúng nghĩa. Chúng viện cũng mượn được một số trại chăn Tây Ninh nên giáo sư đừng lên đây
tôi vừa mượn vừa xin từ nhiều nơi. nuôi, một vài vườn ươm cây để sinh nữa”.
viên thực tập.
Có một chuyện hay là khi chúng tôi Nhưng lần cuối cùng tôi lên Viện Đại
cần kính hiển vi cho phòng thí nghiệm Khi đó, chúng tôi rất hạnh phúc, mặc học Cao Đài là vào ngày 21 hay 22
vi sinh. Trong lúc làm việc ở Đại học dù nhu cầu ổn định cuộc sống lúc đó tháng Tư. Hôm đó, tôi có đề nghị với
Sư phạm Sài Gòn, tôi được biết phòng khi mới về nước là rất cao, nhưng tôi
thí nghiệm của giáo sư Phạm Hoàng vẫn có tiền lương ở Đại học Sư phạm Sinh hoạt của sinh viên tại
Hộ ở Đại học Khoa học Sài Gòn vừa Sài Gòn đủ cho cuộc sống đạm bạc Viện Đại học Cao Đài.
Ảnh: daotam.info.

94
Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài Số tháng Tư 2022

Mỗi ngày chúng tôi


phải học theo kiểu
nhồi sọ tám tiếng.
Những vụ việc như
Trần Đại Nghĩa cắt
Ngài Khai Đạo là nên phát gạo cho
sinh viên bởi vì trước sau gì số gạo đó
Một buổi lễ kỷ niệm
được tổ chức tại Viện
hỏa tiễn SAM ra ba
cũng bị tịch thu. Rất may là ngài ấy Đại học Cao Đài. khúc rồi nối lại để
đã phát cho mỗi sinh viên khoảng 10 Ảnh: daotam.info. bắn B52 thì chỉ biết
- 15 kg gạo trước ngày 30 tháng Tư.
Thứ nhất, tôi là một
cười thôi chứ đâu
PV: Sài Gòn vào ngày 30/4/1975 người đã xa quê hương biết nói gì hơn.
như thế nào, thưa ông? mười năm, khi tôi rời
đất nước thì ba tôi còn
mai thanh truyết: Cái sống nhưng chỉ sau hai
ngày đó khi đại tướng Dương Văn năm thì ông đã mất, vì điều kiện nên mai thanh truyết: Ngày
Minh tuyên bố đầu hàng vào lúc 10 giờ tôi không về được. Trong tình thế đó, 1/5/1975, tôi đi honda vào trường Đại
27 phút sáng trên radio thì Sài Gòn tôi chưa chăm sóc được mẹ già vì mải học Sư phạm Sài Gòn trình diện thì
tang thương. Bao nhiêu người lính cởi đi đây đi đó, chính bà mẹ già ấy đã hết sức tủi hổ. Những giảng nghiệm
bỏ quân phục ngay giữa đường. Súng làm tôi chùn chân nên không theo gia viên mà trước đó là nhân viên của tôi,
ống đầy đường không ai đụng đến. đình bên vợ đi di cư. mấy hôm trước còn thưa anh với tôi,
Kho của các hãng Mỹ bị dân chúng giờ đã mặc áo bà ba, đeo băng đỏ, vẻ
phá cửa. Những biệt thự thì người dân Thứ nhì, tôi nghĩ rõ ràng mình là một mặt lạnh lùng chỉ tôi vào chỗ này đậu
vào lấy đồ. Ngày hôm sau, trên radio nhà khoa học, không có dính líu gì xe, vào trong kia ngồi chờ. Đó là một
phường thông báo tất cả công chức đến cuộc chiến này cả. Đã là người cú sốc rất lớn.
phải đi trình diện ở nhiệm sở cũ. Việt Nam thì ai cũng có thể đóng góp
cho xã hội, cho bà con cô bác ở Việt PV: Thế còn số phận của Viện Đại
PV: Vì sao ông và gia đình không di Nam. Người cộng sản hay người quốc học Cao Đài?
tản khỏi Sài Gòn vào lúc đó? gia đều là người Việt Nam. Tôi nghĩ
chúng ta có thể dùng tiếng Việt như mai thanh truyết: Chúng
mai thanh truyết: Tôi và một mẫu số chung để cùng xây dựng tôi phải bàn giao lại viện cho cách
vợ con có khả năng di tản vào ngày 29 đất nước. Nhưng tôi đã lầm. mạng. Ngày 19/5/1975, luật sư
tháng Tư năm 1975 nhưng tôi quyết Nguyễn Văn Lộc, Quyền Viện trưởng
định ở lại. Đó là một quyết định đúng PV: Ông đã lầm như thế nào? của Viện Đại học Cao Đài trở về từ
đắn.

95
Số tháng Tư 2022 Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài

Pháp đã cùng giáo sư Nguyễn Văn Trong lúc học, sau khoảng hai đến
Sâm và tôi lên Tây Ninh để làm lễ ba tuần lễ thì mỗi người phải làm
trao lại viện đại học. một bản đúc kết. Mỗi ngày chúng tôi
phải học theo kiểu nhồi sọ tám tiếng.
PV: Ông cảm thấy như thế nào? Những vụ việc như Trần Đại Nghĩa
cắt hỏa tiễn SAM ra ba khúc rồi nối
mai thanh truyết: lại để bắn B52 thì chỉ biết cười thôi
Tôi rất buồn. Khi bàn giao Viện Đại chứ đâu biết nói gì hơn.
học Cao Đài mặc dù nó nghèo, nó xấu
nhưng đó là bước đi đầu để mở ra ánh Do đó, thời gian đi học tập chính trị
sáng giáo dục cho người dân ở Tây của các giáo sư là một thú vui của
Ninh. chúng tôi để xem các giảng viên chính
trị ngoài Bắc (như Cù Huy Cận, Xuân
Tôi còn nhớ sau buổi lễ không trà Diệu) như là đi xem hát cải lương. Họ
không nước đó trong chưa đầy mười nghĩ họ có thể dạy được các giáo sư.
phút thì chúng tôi ra về. Trên đường
về thì xe chúng tôi bị lính cộng sản PV: Sau thời gian học tập chính
chặn. Chỉ có luật sư Nguyễn Văn Lộc, trị thì ông có được làm việc lại hay
ông lớn hơn tôi 13 hay 14 tuổi, bị bắt không?
rồi đưa đi đâu đó mất tích. Tôi ngỡ
ngàng là vì mình bị theo dõi từ đầu mai thanh truyết: Sau sáu
đến cuối mà không biết. Tôi cũng nghĩ hay bảy tháng học tập chính trị, các
chúng tôi đã phủi tay công việc đối với trưởng khoa hay phó trưởng khoa đều
Tây Ninh thì sẽ không sao nữa. được đi dạy trở lại. Riêng tôi lúc đó
là một người trẻ mới về nước hai năm,
Ngày 19/5/1975 có thể xem là ngày chỉ làm Trưởng ban Hóa học của Đại
Viện Đại học Cao Đài đi vào lịch sử. học Sư phạm Sài Gòn nhưng chờ mãi
Khi đó, sinh viên năm cuối vẫn chưa vẫn không thấy thông báo đi dạy. Tôi
kịp thi kỳ thi cuối kỳ vào đầu tháng nghĩ có thể vì những hoạt động mang
Sáu. Đó là khóa giáo sư trung học và tính quần chúng (như huy động sinh
kỹ sư đệ nhị cấp đầu tiên của Cao Đài. viên, giáo sư làm sạch nhà vệ sinh,
Vì biến động đó nên tất cả sinh viên bị làm chỗ giữ xe) mà tôi được ông hiệu
đưa về Sài Gòn học tập chính trị trong trưởng tên Trần Thanh Đạm thông
vòng một năm thì mới được tốt nghiệp báo là “vì tình hình cách mạng” nên
làm giáo sư hay kỹ sư, trừ trường hợp cho tôi ngưng dạy một thời gian.
lý lịch bị đánh giá là “ngụy” hay
“phản động” thì không được làm việc. Cũng trong lúc đó, có một tiến sĩ từ
miền Nam tập kết ra ngoài Bắc làm
PV: Thế còn ông và các vị giáo việc trực tiếp với ông Võ Văn Kiệt.
sư khác có phải học tập chính trị hay Qua một vài người quen thì ông ta
không? chạy lại trường tìm tôi, tôi đi trình
diện tại trường hằng ngày. Ông ta mời
mai thanh truyết: Chúng tôi về thành lập Ủy ban Khoa học
tôi cũng bị. Lệnh của chính quyền lúc thành phố, lúc đó nhờ cái phao đấy
đầu là các giáo sư có chức vụ cao cấp nên tôi trở lại làm việc.
từ chánh sự vụ trở lên thì phải đi học
tập cải tạo tập trung trong một tháng PV: Vậy là ông trở lại làm việc cho
và trình diện đầy đủ sau đó. Ngày chính quyền?
hôm sau thì ban quân quản cho biết
rằng: Những giáo sư là giảng sư và mai thanh truyết: Đúng.
Một buổi làm lễ tại chánh văn phòng trở lên thì chỉ cần Tôi bắt đầu xây dựng Ủy ban Khoa
Viện
QuangĐại họcở Viện
cảnh Cao Đài.
Đại học Cao Đài. học tập chính trị tại chỗ. học thành phố mà đến ngày hôm nay
Ảnh: daotam.info
Ảnh: Nhân vật cung cấp.

96
Phỏng vấn ông Mai Thanh Truyết về Viện Đại học Cao Đài Số tháng Tư 2022

vẫn đang hoạt động. Nó là tiền thân


từ Trung tâm Sản xuất Thí nghiệm ở
đường Cô Bắc từ giữa năm 1976. Tôi
là một trong những ủy viên đầu tiên
của cái ủy ban đó.

Chính tôi đã đề nghị ông Võ Văn Kiệt


thả một số đồng nghiệp đang bị giam
vào năm 1977. Một số bạn của tôi
được ông Võ Văn Kiệt kéo về Trung
tâm Sản xuất Thí nghiệm để sau này
trở thành Ủy ban Khoa học của thành
phố. Giao tình giữa tôi và ông Võ
Văn Kiệt có cả về chuyên môn và tình
người.

PV: Ông Phan Văn Song có nói là


ông ấy từng ngồi tù chung buồng với
ông. Vụ đó là như thế nào, thưa ông?

mai thanh truyết: Khi đó


Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
là ông Mai Chí Thọ có những nghi kỵ
đối với tôi nên để dằn mặt thì tôi bị
đưa đi trại cải tạo trong 14 tháng. Khi
được trở lại làm việc thì tôi nhìn cách
mà chế độ đối xử với mình thấy tuyệt
vọng nên tìm đường vượt biên.

Tôi sắp xếp cho vợ con vượt biên


trước, rồi đến lượt mình vào năm
Một buổi lễ kỷ niệm được tổ chức tại
1982 sau khi mẹ tôi qua đời.
Viện Đại học Cao Đài.
Ảnh: daotam.info.

97
1520 E. Covell Suite B5 - 426, Davis, CA 95616
Văn phòng chính: Đài Bắc, Đài Loan
Tổng biên tập: Trịnh Hữu Long
Ban biên tập: Trần Quỳnh Vi, Phạm Đoan Trang
Mọi thắc mắc, góp ý xin gửi về: bbt@mail.luatkhoa.org

You might also like