Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: SINH HỌC - LỚP 6

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


CHƯƠNG 1: THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI
1. Các cơ quan của thực vật.
- Chức năng của các cơ quan của thực vật có hoa.
2. Các hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan đã học.
3. Bộ xương.
- Chức năng bộ xương người và nhận diện một số xương chính trong cơ thể.
4. Khớp xương.
- Cấu trúc và chức năng của khớp động.
- Các biện pháp phòng tránh các bệnh về khớp.
5. Cơ.
- Vị trí, chức năng, đặc điểm hoạt động của bắp cơ.
- Cơ chế hoạt động của cặp cơ đối vận vùng cánh tay (cơ hai đầu và ba đầu).
6. Nghiên cứu về cơ thể người.
- Nhiệm vụ của các nhà khoa học nghiên cứu về cơ thể người.
CHƯƠNG 2: TẾ BÀO VÀ SINH VẬT
1. Đặc tính của sinh vật sống.
- Các đặc điểm của cơ thể sống.
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Vi sinh vật.
- Đặc điểm một số nhóm vi sinh vật trong tự nhiên.
- Một số vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên và con người.
3. Vi sinh vật và quá trình phân hủy.
- Nguyên nhân của sự phân hủy và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy của vi sinh
vật.
- Vai trò sự phân hủy của vi sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Hình dưới đây mô tả một số cơ quan của thực vật có hoa:
a. Hãy chú thích vào hình tên gọi các cơ quan của thực vật.
b. Hãy trình bày ngắn gọn chức năng của các cơ quan trong hình vẽ trên.
Câu 2: Hình dưới đây mô tả cấu trúc cắt dọc của khớp khửu tay.

a. Hãy chú thích vào hình tên gọi các cơ quan cho phù hợp.
b. Hãy trình bày chức năng của khớp động và đưa ra các biện pháp để phòng tránh các
bệnh về khớp.
Câu 3:
a. Hãy cho biết xương tay và xương chân giống và khác nhau như thế nào.
b. Hãy cho biết xương dài hay xương ngắn dễ bị gãy hơn, vì sao?
Câu 4:
a. Hãy chú thích tên các bộ phận vào vị trí A, B, C, D cho phù hợp trong hình dưới đây.
b. Mô tả cơ chế hoạt động của cặp cơ đối vận vùng cánh tay (cơ hai đầu và cơ ba đầu).
Câu 5: Thiết kế thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình phân hủy.
a. Xác định các yếu tố: cố định, độc lập, phụ thuộc trong thí nghiệm.
b. Dự đoán kết quả thí nghiệm và đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
c. Giải thích kết quả thu được.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thần kinh?
A. Tủy sống. B. Thực quản.
C. Não. D. Dây thần kinh.
Câu 2: Hệ hô hấp có chức năng gì đối với cơ thể?
A. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các chất.
C. Hấp thụ khí oxy vào cơ thể và thải ra khí cacbon điôxít.
D. Giúp các cơ quan trong cơ thể liên lạc với nhau.
Câu 3: Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?
A. Khớp giữa xương đùi và xương chậu.
B. Khớp giữa các xương hộp sọ.
C. Khớp giữa các đốt sống.
D. Khớp giữa các đốt ngón tay.
Câu 4: Khớp nào sau đây là khớp động?
A. Khớp hàm.
B. Khớp hộp sọ.
C. Khớp nối xương sườn với xương cột sống.
D. Khớp nối giữa xương ức và xương sườn.
Câu 5: Ống tiêu hóa bao gồm các cơ quan:
A. Miệng, dạ dày, tim, ruột non, ruột già, hậu môn.
B. Miệng, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
C. Miệng, dạ dày, khí quản, ruột non, ruột già, hậu môn.
D. Miệng, dạ dày, thực quản, gan, ruột.
Câu 6: Vai trò của lá cây là
A. hút nước và muối khoáng.
B. vận chuyển các chất từ rễ lên ngọn.
C. hấp thụ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
D. sinh sản hữu tính.
Câu 7: Khi cơ co sẽ tạo ra lực
A. ma sát.
B. đẩy.
C. hấp dẫn.
D. kéo.
Câu 8: Khi gập cánh tay lại, cơ hai đầu co nó sẽ kéo xương nào?
A. Xương trụ.
B. Xương quay.
C. Xương cổ tay.
D. Xương cánh tay.
Câu 9: Cơ đối vận là
A. cặp cơ hoạt động cùng nhau, tạo lực kéo theo hai hướng ngược nhau.
B. cặp cơ hoạt động không cùng nhau theo hai hướng ngược nhau.
C. cặp cơ hoạt động cùng nhau, tạo lực ma sát theo hai hướng ngược nhau.
D. một cơ hoạt động theo một hướng nhất định.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về khớp cố định?
A. Tất cả các khớp ở xương sọ đều là khớp cố định.
B. Khớp cố định có các xương liên kết chặt chẽ.
C. Khớp cố định không thể tạo sự chuyển động giữa hai xương.
D. Khớp cố định không có cấu trúc sụn và hoạt dịch.
Câu 11: Nhiệm vụ của nhà sinh lý học là gì?
A. Nghiên cứu về cấu trúc cơ thể.
B. Nghiên cứu về cách thức hoạt động của cơ thể.
C. Nghiên cứu về hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
D. Nghiên cứu về bản chất của hiện tượng di truyền.
Câu 12: Đáp án nào sau đây không đúng khi nói về đặc tính của sinh vật sống?
A. Sinh vật sống có 7 đặc điểm: sinh trưởng và phát triển, vận động, sinh sản, bài tiết, tính
nhạy cảm, dinh dưỡng và hô hấp.
B. Vật không sống không có đặc điểm nào của sinh vật sống.
C. Vật không sống có thể có một số đặc điểm của sinh vật sống, nhưng lại không thể có đủ
cả 7 đặc điểm.
D. Vật sống là phải có khả năng sinh sản.
Câu 13: Vi sinh vật là
A. những sinh vật nhỏ bé không mang đầy đủ đặc điểm của sinh vật sống.
B. những sinh vật sống vô cùng nhỏ bé mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
C. những sinh vật sống vô cùng nhỏ bé mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
D. những sinh vật không có cấu trúc tế bào.
Câu 14: Chất dinh dưỡng được sử dụng trong thí nghiệm nuôi cấy vi sinh vật trong không
khí là
A. đường.
B. thạch agar.
C. nước.
D. không khí.
Câu 15: Tại sao đĩa Petri và thạch agar cần được vô trùng trước khi thực hiện thí nghiệm
nuôi cấy vi sinh vật trong không khí?
A. Vì để đảm bảo không có vi sinh vật ngay từ ban đầu.
B. Vì tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
C. Để không cho vi sinh vật phát triển.
D. Tạo môi trường hiếm khí cho vi sinh vật.
Câu 16: Đặc điểm của nhóm vi sinh vật tảo đơn bào là
A. hình dạng giống như thực vật, có chứa sắc tố diệp lục.
B. có kích thước hiển vi, sinh sản bằng hình thức mọc chồi.
C. kích thước nhỏ bé và có khả năng di chuyển.
D. phân bố ở khắp mọi nơi. Tế bào nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào người.
Câu 17: Trong thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình phân hủy”,
yếu tố nào là yếu tố mà em sẽ giữ nguyên trong suốt quá trình làm thực hiện?
A. Loại bánh mì.
B. Thời gian để nhận biết dấu hiệu đầu tiên của sự phân hủy.
C. Nhiệt độ.
D. Diện tích nấm mốc phát triển trên bánh mì.
Câu 18: Những vật nào dưới đây là chất hữu cơ?
A. Bánh mì, nước.
B. Da động vật, đá cuội.
C. Bánh mì, hoa quả.
D. Gỗ, nước.
Câu 19: Nguyên nhân quá trình phân hủy là
A. vi sinh vật phân rã chất hữu cơ từ vật sống.
B. vi sinh vật kích thích sự phát triển của các loài khác trên bề mặt vật sống.
C. vi sinh vật gây biến đổi các chất hóa học từ vật không sống.
D. vi sinh vật phá vỡ cấu trúc tế bào của một số loài sinh vật sống.
Câu 20: Quá trình phân hủy nào dưới đây mang lại lợi ích cho tự nhiên và con người?
A. Vi sinh vật phân hủy thực phẩm.
B. Vi sinh vật phân rã xác chết, chất thải từ động vật.
C. Vi sinh vật gây mủn gỗ sử dụng trong xây dựng.
D. Vi sinh vật gây mốc đồ vật bằng da.

------HẾT------

You might also like