Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NHÓM 13

BNK405 A
Đề tài: Tình hình triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba ở Việt Nam trong thời gian qua.
Bài làm:
I. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba.
1.1. Khái niệm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của
cá nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm bồi
thường hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba do việc
lưu hành xe gây tai nạn.

1.2. Căn cứ bồi thường

Dựa vào số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người thứ ba theo qui định của
pháp luật.
Số tiền này có thể được qui định trong một văn bản pháp luật nhất định, do tòa án
phán quyết hay theo thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người thứ ba.

1.3. Mục đích bồi thường

Tổng số tiền mà người được bảo hiểm hoặc người thứ ba nhận được nhỏ hơn hoặc
bằng thiệt hại thực tế của họ và sự kiện bảo hiểm.

1.4. Hình thức bồi thường

Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm, người được bảo hiểm lại bồi
thường cho người thứ ba.
Người bảo hiểm yêu cầu người được bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ
ba.

1.5. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người
được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong
thời hạn bảo hiểm. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

1.6. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với
người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong
hợp đồng bảo hiểm.

1.7. Phương thức bồi thường

Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường
trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

1.8. Lợi ích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp bạn
chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với
cộng đồng.
Trong trường hợp, bạn gây tai nạn hoặc gặp sự cố, dẫn tới thiệt hại về tài sản,
con người. Công ty bảo hiểm sẽ thay bạn bồi thường cho bị hại. Nếu bạn không đủ
khả năng đền bù rất có thể rơi vào kiện cáo, thậm chí là phải chịu bản án hình sự.
Chẳng hạn, khi bạn điều khiển xe mô tô tham gia giao thông khiến một người bị
thương, hư hại về xe cộ. Con số thiệt hại lên tới chục triệu hay hàng trăm triệu đồng.
Lúc này, bạn sẽ được chia sẻ bớt gánh nặng tài chính với hạn mức bồi thường tối đa là
100 triệu đồng/người/vụ đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ
giới.

II. Thực trạng triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự vật chất xe cơ giới của
người thứ 3 tại Việt Nam

Quy định tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) là bắt buộc cùng với
những lợi ích thiết thực mà bảo hiểm TNDS đem lại, song trên thực tế vẫn còn tình
trạng người dân nghi ngại, thờ ơ với bảo hiểm xe cơ giới đặc biệt là chủ xe mô tô, tình
trạng mua để “phòng chống” việc bị lực lượng chức năng kiểm tra khi tham gia giao
thông trên đường vẫn còn tồn tại.
Thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, gần như toàn
bộ xe máy đang sử dụng không mua bảo hiểm vật chất và khoảng 70% chưa mua bảo
hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Đây là điều đáng lo khi mà trong thời gian gần đây,
tình hình tai nạn giao thông có những diễn biến hết sức phức tạp.
Thực tế, nhiều người cho rằng, việc mua bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ
giới chỉ là việc làm “bất đắc dĩ” mà thôi. Bởi theo họ, nếu không mua, khi kiểm tra bị
phạt với số tiền không lớn hơn số tiền bỏ ra mua bảo hiểm. Chính vì vậy, nhiều người
cho rằng việc mua bảo hiểm chỉ mang tính đối phó.Bên cạnh đó, tâm lý của nhiều
người tham gia giao thông là ngại những thủ tục rườm rà, mất thời gian khi làm thủ
tục để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Nên nhiều người khi va chạm xảy ra,
thường tự giải quyết với nhau.
Cũng có rất nhiều trường hợp có tham gia bảo hiểm TNDS song vì nhiều lý do mà
quên không kiểm tra giấy tờ thường xuyên dẫn đến bảo hiểm TNDS hết hạn mà người
sử dụng cũng không hay biết.
2.1. Thực trạng vi phạm quy định về bảo hiểm TNDS
Qua thống kê cho thấy, vi phạm quy định về bảo hiểm TNDS chiếm tỷ lệ khá
lớn trong số những vi phạm trật tự an toàn giao thông và phần lớn rơi vào các trường
hợp như không có bảo hiểm TNDS, bảo hiểm đã hết hạn, có bảo hiểm nhưng không
mang theo khi tham gia giao thông.
10 tháng năm 2020, lực lượng CSGT toàn quốc quyết định xử phạt 3.024.869
trường hợp trong đó 152.916 trường hợp ô tô, 378.642 trường hợp mô tô. Vi phạm
quy định về bảo hiểm TNDS có 35.932 trường hợp (=1,19%), 876 trường hợp ô tô,
24.123 trường hợp mô tô (=67,13%).
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do người dân chưa quan tâm, chưa
nhận thức được ích lợi của bảo hiểm TNDS, chủ xe chưa nắm được quyền và nghĩa vụ
cũng như hồ sơ, thủ tục khi gây tai nạn để được doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết nên
họ không tham gia.
Trong khi đó quy định về thời gian, thủ tục bồi thường hiện nay còn khá phức
tạp, nhiều người dân chưa hiểu, chưa nắm rõ quy trình bồi thường thiệt hại khiến một
bộ phận người dân không mặn mà với việc mua bảo hiểm.
2.2. Quy định về xử phạt VPHC trong thực hiện Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới
Có rất nhiều “lý do” cho việc không tham gia bảo hiểm TNDS và phải nhìn
nhận rằng để thay đổi được tư duy cũ đó, những nhà quản lý về TTATGT phải có
nhiều biện pháp, từ tuyên truyền nhắc nhở đến quyết liệt xử lý nghiêm những trường
hợp vi phạm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham
gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đem theo:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ
giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Nếu thiếu bất cứ giấy tờ nào nêu trên, người lái xe sẽ bị phạt. Cụ thể mức phạt theo
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
- Đối với ô tô:
Điểm b, khoản 4 Điều 21 nghị định quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000
đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không
có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới còn hiệu lực (không thay đổi so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
- Đối với xe mô tô:
Điểm a, khoản 2, Điều 21 nghị định quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe
mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy
chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực (trước đây
theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng).
Kết quả thực hiện thời gian qua cũng cho thấy bảo hiểm bắt buộc TNDS của
chủ xe cơ giới vẫn còn những tồn tại, vướng mắc cả về chính sách và công tác tổ
chức, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, một số quy định hiện hành về bảo hiểm bắt
buộc TNDS của chủ xe cơ giới không còn phù hợp, đồng bộ với hệ thống văn bản
pháp luật có liên quan; mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định hiện hành chưa theo
kịp với biến động ngày càng tăng về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi
phí sửa chữa, thay thế tài sản bị thiệt hại trong các vụ tai nạn do xe cơ giới gây ra; hỗ
trợ nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ giới chưa phát huy được vai trò của chính sách,
chưa theo kịp xu thế phát triển trên thế giới.
Không chỉ vậy, hiện nay, phí bảo hiểm mặc dù đã được quy định trên cơ sở rủi
ro liên quan phương tiện (đến loại xe, mục đích sử dụng xe) nhưng chưa căn cứ vào
rủi ro liên quan chủ xe, lái xe (lịch sử tai nạn, vi phạm giao thông), do đó chưa phát
huy tối đa vai trò công cụ kinh tế trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông; một số quy
định hiện hành về mẫu Giấy Chứng nhận bảo hiểm (CNBH), thời hạn bảo hiểm, hồ sơ
bồi thường không còn phù hợp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo
hiểm (DNBH) và chủ xe, lái xe trong việc triển khai thực hiện hay tỷ lệ tham gia bảo
hiểm của xe máy vẫn còn thấp, đạt khoảng và 30% đối với xe máy (trong tổng số gần
60 triệu xe máy) so với tỷ lệ tham gia lên đến 90% đối với xe ô tô (trong tổng số trên 3
triệu xe ô tô).
2.3. Thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thương mại gắn liền với sự ra đời của Công ty Bảo
hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Ngày 20/11/1991 theo quyết định số 503 TC/BH của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính, Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai trên toàn quốc
bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Ngày nay, việc mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ngày càng trở thành nhu cầu của
các khách hàng đặc biệt là những khách hàng là công ty kinh doanh dịch vụ vận
chuyển như: taxi trở khách, taxi chở hàng, hay ô tô chở hàng của những công ty kinh
doanh lớn… góp phần vào ổn định kinh tế – xã hội.
2.4. Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2020 ,Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu
6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, đã giải quyết bồi thường 3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả
bồi thường 53%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.596 tỉ đồng, PJICO 997 tỉ đồng,
PVI 566 tỉ đồng, PTI 699 tỉ đồng, Bảo Minh 561 tỉ đồng, PVI 508 tỉ đồng. Lần đầu
tiên bảo hiểm xe cơ giới có tỉ lệ tăng trưởng thấp do lượng ô tô tăng thêm 98.000
chiếc (6,5% ô tô hiện có nhưng khấu hao bình quân 10% năm)

Là một trong những sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm xe ô tô,
bao hiem xe may luôn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới trên tổng doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ toàn thị trường các năm từ 2018 đến 30/09/2020 lần lượt là 29%,
32%, 31,5%, 30% và 27,3% . Với vai trò là sản phẩm chiến lược của các doanh
nghiệp, bảo hiểm xe ô tô, bao hiem xe may luôn là sản phẩm có sự cạnh tranh quyết
liệt và mạnh mẽ nhất trên thị trường, kết quả là trong nhiều năm qua tăng trưởng của
nghiệp vụ này luôn đạt trên hai con số.

Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 cùng với các chính sách cắt
giảm đầu tư công, cắt giảm chi tiêu ngân sách khiến cho năng lực tài chính của phần
lớn các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân giảm đi rõ rệt. Điều này gây tác động không
nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.

Trong khi doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường 9 tháng đầu năm 2020
tăng 9,7%, thì doanh thu phí bảo hiểm xe ô tô, bao hiem xe may chỉ tăng 0,53% so
với cùng kỳ năm 2019.

Doanh thu tăng chậm phần lớn ảnh hưởng từ sự ảm đạm của thị trường tiêu thụ ô tô.
Theo hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA) cho biết, lượng xe tiêu thụ
9 tháng đạt 65.086 xe, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xe con là 24.403
chiếc, giảm 49%, xe tải và các dòng xe còn lại là 40.683 chiếc, giảm 29%. Sự sụt
giảm này của thị trường tiêu thụ ô tô đã ảnh hưởng trực tiếp đền thị trường bảo hiểm
xe ô tô, bao hiem xe may, vì hầu hết các xe nhập khẩu và xe lắp ráp mới đều tham gia
bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện trong lần mua- bán đầu tiên.

Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 1.343 tỷ đồng, giảm 6% so với
năm 2019. Dẫn đầu là Bảo Việt 340 tỷ đồng, PJICO 269 tỷ đồng, Bảo Minh 189 tỷ
đồng, PVI 137 tỉ đồng. Tổng số tiền đã bồi thường 527 tỉ đồng, tỷ lệ đã bồi thường
39%.

Có thể nói, sau một giai đoạn dài tăng trưởng mạnh cùng với sự sôi động của thị
trường tiêu thụ ô tô, năm 2020, bảo hiểm xe cơ giới thực sự đã ngấm đòn của khủng
hoảng kinh tế. Tăng trưởng 1,59% so với cùng kỳ năm trước là kết quả thể hiện sự
khó khăn của nghiệp vụ này.

Tốc độ phát triển xe cơ giới ngày càng tăng và tăng lên một cách nhanh chóng, đặc
biệt năm 2018 tăng 15,30% so với năm 2017 (tương ứng với 156.748 xe). Sự tăng lên
nhanh chóng này là do nền kinh tế từ năm 2012 đến năm 2016 phát triển nhanh, ổn
định. Đặc biệt khi Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích và
tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư và làm việc tại Việt Nam.
Tốc độ phát triển bình quân số xe ô tô hàng năm khá lớn. Có thể nói đây là một thị
trường đầy tiềm năng đối với các công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.

Thực tế đã cho thấy, số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam
tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2010-2015. Nếu như năm 2010 mới chỉ có
350.057 xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất thì năm 2015 con số này là 703.711 xe
(tăng 101%). Doanh thu phí từ 1.017.258 trđ tăng lên 2.217.034 trđ ( tăng 1.199.776
trđ). Các cty bảo hiểm phi nhân thọ đã ngày càng chiếm lòng tin khách hàng trong
việc thực hiện nghiệp vụ và số lượng khách hàng tìm đến với các công ty ngày càng
nhiều. Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã gặp
rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại. Tuy nhiên, với sự phấn đấu không mệt mỏi,
doanh thu của nghiệp vụ này đã giữ vị trí quan trọng trong tổng doanh thu của các
công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường thì Bảo Việt, Bảo Minh,
Pjico, PVI vẫn là những doanh nghiệp mạnh, chiếm thị phần lớn trong các nghiệp vụ
bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng.

Từ những phân tích trên đây ta thấy về công tác khai thác bảo hiểm tại thị trường bảo
hiểm Việt Nam của các công ty bảo hiểm đã từng bước khẳng định được vị trí và chỗ
đứng của mình, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Điều đó được
thể hiện rất rõ qua số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm và doanh thu phí của nghiệp vụ
tăng khá đều đặn, tỷ lệ tái tục lớn. Tuy nhiên, so với tổng số xe lưu hành thì số lượng
xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn nhỏ.

Một vấn đề nữa với các doanh nghiệp bảo hiểm đó là hạ phí trong khai thác, bất chấp
xác suất rủi ro. Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất đạt
2.217 tỉ đồng, tăng 24,8% so với năm 2020. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt
722 tỉ đồng, Bảo Minh 404 tỉ đồng tiếp đến là PJICO 393 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi
thường là 1.285 tỉ đồng, chiếm 57% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ
bồi thường cao trong nghiệp vụ này là Bảo Long, QBE, Bảo Minh. Nếu kể cả phần dự
phòng phí chưa được hưởng 50%, dao động lớn và chi phí hoa hồng đại lý thì tỉ lệ bồi
thường sẽ lớn hơn gấp đôi. Cuộc cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm từ gay gắt dẫn đến
báo động trong khi tổn thất toàn thị trường lên tới 57% doanh thu phí, chi phí sửa
chữa thay thế phụ tùng đã tăng trên 30%.

2.5. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất:

Theo số liệu thống kê, hàng năm số vụ tai nạn giao thông ở nước ta liên tục tăng lên.
Năm 2018 là 29135 vụ, đến năm 2019 là 31.273 vụ, năm 2020 là 32.277 vụ. Tai nạn
giao thông đã gây thiệt hại rất lớn cho xã hội về người cũng như về tài sản. Nó không
những tác động đến đời sống những người không may gặp rủi ro mà còn ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Một trong những tổ chức đóng
góp tích cực nhất để hạn chế thiệt hại và tai nạn giao thông xảy ra đó chính là các
công ty bảo hiểm. Với sự ra đời của các công ty bảo hiểm cùng với các nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất đã có vai trò to lớn và ngày
càng được chú trọng.

Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng,
thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Bộ Tài chính cũng quy định mức
chi của Quỹ BHXCG. Cụ thể, quỹ này sẽ chi đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao
thông đường bộ không vượt quá 35% tổng số tiền đóng vào quỹ hằng năm; chi tuyên
truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không vượt quá 10%; chi hỗ trợ nhân đạo không vượt
quá 15% tổng số tiền đóng vào quỹ hằng năm.

III. Đánh giá và nhận xét bhtnds của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
3.1. Đánh giá
a. Thuận lợi
- Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang dành được nhiều
thành tựu đáng khích lệ sau 10 năm đổi mới, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt trên 9%. Thu
nhập đầu người tăng nhanh. Số lượng xe cơ giới tham gia lưu thông ngày càng lớn.
Theo ước tính cứ GDP tăng 1% thì số lượng xe cơ giới lưu hành tăng từ 1,2 % đến
1,5%. Như vậy là cho thị trường của nghiệp vụ bảo hiểm
b. Khó khăn
- Gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền quảng cáo sản phẩm của mình,
bởi vì khách hàng lại thường xuyên có thói quen mua sản phẩm bảo hiểm của công ty
cũ mà họ đã từng tham gia
- Vì vấn đề này còn khá là mới nên chưa đầy đủ và ổn định. Số lượng cán bộ
công tác tại các phòng, ban còn thiếu kinh nghiệm và trình độ, đặc biệt là trong khâu
khai thác và giám định. Ý thức kỉ luật của cán bộ công nhân viên con chưa cao.
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bước sang giai đoạn cạnh tranh gay gắt. Với
sự xuất hiện của nhiều công ty bảo hiểm mới(công ty cổ phần, công ty 100% vốn
nước ngoài) dẫn đến thị trường bị chia rẻ
- Do nhận thức của nhân dân ta về bảo hiểm còn thấp. Họ chưa thực sự gửi trọn
niềm tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Mặt khác do thu nhập của người dân là thấp
dẫn đến nhu cầu tham gia bảo hiểm chưa cao. Những người có thu nhập khá họ
thường ý thức được các rủi ro, nguy cơ xảy rủi ro, họ thường tham gia bảo hiểm để
nhằm bảo vệ mình trước những rủi ro này.
- Các phòng ban còn thiếu các trang thiết bị xử lý thông tin, chưa có sự điều
hành bằng quản lý mạng từ trụ sở đến các văn phòng khu vực.
- Do việc áp dụng thuế VAT tăng gấp 2,5 lần so với doanh thu trước đây trong
đó tỷ lệ phí giảm từ 20% đến 40 % so với tỷ lệ phí bảo hiểm những năm trước năm
1995 đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động khai thác và hiệu quả kinh doanh của công
ty. Công ty chưa nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan ban ngành như công
an giao thông, chưa có sự phối hợp thống nhất việc kiểm tra giấy chứng nhận bảo
hiểm . Chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh cho chủ xe tham gia gây thiệt hại
cho người thứ 3 mà không mua bảo hiểm. Chính vì chưa có chế tài xử phạt nghiêm
minh do vậy các chủ xe thường coi thường pháp luật, coi thường việc tham gia bảo
hiểm.
3.2. Nhận xét
Với tình hình thực hiện như ở trên, có thể nói mục đích bảo vệ và chia sẻ khó
khăn với chủ xe và người tham gia giao thông khi chẳng may gặp tai nạn, bảo hiểm xe
cơ giới vẫn chưa thực sự làm tốt sứ mệnh của mình, nhưng nó đang dần được cải thiện
hơn, bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp
đang triển khai nghiệp vụ này. Chính vì vậy, tập trung khơi thông và khai thác những
mạch còn nghẽn trong phân khúc này đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của các công ty bảo hiểm.
Trách nhiệm bồi thường xảy ra khi đáp ứng đồng thời những điều kiện: có thiệt
hại về tài sản, tính mạng hay sức khỏe của bên thứ 3, chủ xe phải có hành vi trái pháp
luật giao thông đường bộ hoặc là vi phạm các quy định khác của nhà nước, phải có
mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế,..
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 vừa mang
tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân văn sâu sắc.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 khẳng
định sự cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của mình.
Những con số phản ánh thực trạng bảo hiểm trách nhiệm dân sự vẫn chưa phát
huy được ý nghĩa nhân văn là hỗ trợ người tham gia giao thông khi không may gặp tai
nạn. Vậy cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia loại hình bảo
hiểm này là một trong những yêu cầu đặt ra. Lực lượng cảnh sát giao thông là một
trong những lực lượng có chức năng trong việc đảm bảo thực thi quy định của pháp
luật liên quan đến an toàn giao thông. Do đó, để đảm bảo người tham gia giao thông
thực hiện tốt quy định của pháp luật thì cần có sự vào cuộc của lực lượng cảnh sát
giao thông một cách mạnh mẽ hơn. Bên cạnh những biện pháp đảm bảo thực thi pháp
luật thì cần phải xét đến quyền lợi của chủ xe cơ giới. Các chủ xe cơ giới phải được hỗ
trợ một cách nhanh chóng khi không may có tai nạn xảy ra.
Hy vọng rằng với những khó khăn vướng mắc sẽ được khắc phục và những
giải pháp sẽ được triển khai. Từ đó quyền lợi của người tham gia giao thông được đảm
bảo và ngành bảo hiểm sẽ đạt được mục tiêu phủ sóng bảo hiểm xe cơ giới cho
khoảng 3,2 - 3,5 triệu ôtô, trong đó xe con chiếm khoảng 57%, xe khách 14%, xe tải
29% và khoảng 36 triệu xe mô tô theo như Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
đường bộ Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Anh Phương (2020), Thực trạng tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
https://www.csgt.vn/m/tintuc/12077/Thuc-trang-tham-gia-bao-hiem-trach-
nhiem-dan-su.html, truy cập ngày 04/10/2022
2. Bảo hiểm số Inon, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ 3, https://inon.vn/insurrances/bao-hiem-trach-nhiem-dan-su-cua-chu-xe-co-
gioi-doi-voi-nguoi-thu-3, truy cập ngày 04/10/2022
3. Bộ công an cục cảnh sát giao thông, https://www.csgt.vn/m/tintuc/14797/Vi-
sao-bao-hiem-trach-nhiem-dan-su-xe-o-to-la-bat-buoc, truy cập ngày
04/10/2022
4. Lan Anh (2020), Một số vấn đề về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới, https://thanhtravietnam.vn/tim-hieu-phap-luat/mot-so-van-de-
ve-bao-hiem-bat-buoc-trach-nhiem-dan-su-cua-chu-xe-co-gioi-191234.html,
truy cập ngày 04/10/2022
5. Bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới- những khó khăn, bất cập | | Cục
cảnh sát giao thông (csgt.vn)

You might also like