Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 120

Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục đạt được những kết
quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức khá cao (trên 7%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê – http://www.gso.gov.vn). Một trong những đóng góp
quan trọng để có được thành công này chính là hoạt động của lĩnh vực tài chính
ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước
luôn có những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tài chính
ngân hàng phát triển. Điều này đã khẳng định một bước tiến mới của nước ta trong
quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế tế hội nhập, cạnh tranh lành mạnh được xem là động lực
cho sự phát triển. Không nằm ngoài xu hướng chung, hoạt động kinh doanh của
ngân hàng cũng ngày càng được hoàn thiện để có thể cạnh tranh và đáp ứng tốt
nhu cầu của xã hội. Thời gian gần đây, các chi nhánh ngân hàng tăng lên cả về quy
mô và số lượng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long
(Ngân hàng MHB) là ngân hàng nhà nước trẻ nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Ngân hàng MHB sau 10 năm hoạt động đã tăng trưởng 70 lần, đến cuối năm 2007
đạt trên 26.000 tỷ đồng, gấp 7 lần so với năm 2002, bình quân mỗi năm trong năm
năm trở lại đây tăng 55%, số lượng chi nhánh và PGD rộng khắp (Nguồn: Báo cáo
tài chính thường niên ngân hàng MHB - http://www.mhb.com.vn). Để có được
thành công này thì nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng
chiếm tỷ trọng và có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nghiệp vụ tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, giúp ngân
hàng MHB có thể mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, đó là việc làm không thể
thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Nếu như nghiệp
vụ tín dụng được xem như huyết mạch của ngân hàng thì dư nợ tín dụng được xem
là trái tim của nghiệp vụ tín dụng. Để dư nợ tín dụng luôn đạt chỉ tiêu đặt ra, đảm
bảo lợi nhuận không ngừng tăng, thì việc tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
hàng, tìm hiểu tâm lý của họ là việc làm cần thiết giúp hoạt động kinh doanh của
ngân hàng ngày càng mang tín chuyên nghiệp và hiệu quả.
Với những lý do trên thì việc “Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình
tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh – Phòng giao
dịch Thành phố Trà Vinh” là vấn đề cần được nghiên cứu.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở những kiến thức mà tác giả đã học và tìm
hiểu được:
- “Tài chính doanh nghiệp” được Eugene Brigham đánh giá là toàn bộ các
quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa
giá trị”
- Qua quá trình “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá
dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng” do chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (MPI) thực hiện vào tháng 5 năm 2006 đã kết luận tự do hóa ảnh hưởng đến
hoạt động của ngành ngân hàng.
- Boris Hofmann kết luận những chuyển tiếp của sự tăng trưởng và đổ vỡ
trong thị tường tín dụng thường xảy ra đồng thời với chu kỳ của hoạt động kinh tế
và thị trường tài sản. Boris còn chứng minh mối quan hệ dài hạn cùng chiều giữa
tín dụng thực đến giá trị GDP thực và giá tài sản thực và tác động nghịch chiều với
tỷ giá thực. Bois cùng cộng tác viên cũng tìm thấy sự thay đổi trong ngắn hạn của
tỷ giá thực có ảnh hưởng mạnh và tác động nghịch đến tín dụng ngân hàng, GDP
và giá tài sản.
- Lê Tất Thành qua quá trình nghiên cứu nhiều mô hình kinh tế đã xác định
mô hình hồi quy Logistic là mô hình hiệu quả nhất để dự báo nhu cầu kinh tế, xếp
hạn qui mô kinh tế.
- Thạc sĩ Mạc Quang Huy qua quá trình nghiên cứu khẳng định Việt Nam là
một thị trường tiềm năng để các ngân hàng đầu tư phát triển trên cơ sở tốc độ tăng
trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao và ổn định, trung bình 7,1% trong 10 năm qua,
khoảng 500.000 tài khoản và 102 công ty chứng khoán đã ra đời trên thị trường

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
này (Nguồn: Tổng cục thống kê và báo chí – năm 2008). Sự ra đời của các ngân
hàng đầu tư là một sự cạnh tranh to lớn đối với các NHTM trong nước.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Thành phố Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 2010, gồm 9 phường:
phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7,
phường 8, phường 9 và xã Long Đức. Thành phố Trà Vinh có diện tích: 68.035
km2, dân số 131.360 người, gồm 3 dân tộc chính Kinh, Hoa, Khơme cùng sinh
sống và tham gia sản xuất (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh năm 2010
– www.travinh.gov.vn).
Do chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương nên phần lớn dân số
Thành phố hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ….Có khoảng 5.872
hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà
Vinh năm 2010 – www.travinh.gov.vn). Theo thống kê về dư nợ tín dụng tại
Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh có khoảng 70%
hồ sơ tín dụng phục vụ cho các hộ với mục đích đầu tư vào hoạt động sản xuất
kinh doanh (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh năm 2010).
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà
ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh. Qua đó, đề ra những giải
pháp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh
của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD
Thành phố Trà Vinh qua 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 để đánh giá
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009,
31.12.2009 và 30.06.2010 để đánh giá hoạt động TD của ngân hàng.
- Phân tích tình hình tình hình dư nợ tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh
– tình hình dư nợ tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và
30.06.2010 để đánh giá hoạt động TD của ngân hàng.
- Phân tích các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động TD tại ngân hàng.
- Phân tích số liệu sơ cấp để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín
dụng tại ngân hàng của các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh.
- Đề ra một số biện pháp để thỏa mãn nhu cầu TD tại ngân hàng của các hộ
GĐ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh.
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thiết
H01: Nhu cầu TD tại ngân hàng của các hộ gia đình khác nhau là như nhau.
H02: Mức độ ảnh của những nhân tố đến nhu cầu tín dụng tại ngân hàng của
các hộ gia đình khác nhau là như nhau.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tài chính tại Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành
phố Trà Vinh trong 2 năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010 như thế nào?
- Tình hình huy động vốn và dư nợ của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh
– PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008,
30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 ra sao?
- Ngân hàng có những điểm mạnh và điểm yếu gì trong quá trình hoạt động?
- Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố Trà Vinh những năm
gần đây ra sao?
- Đặc điểm KT – XH của các hộ gia đình ở Thành phố Trà Vinh?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình?
- Những giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tín dụng của hộ GĐ và nâng cao
khả năng cạnh tranh của ngân hàng ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà
Vinh - PGD Thành phố Trà Vinh.
Phạm vi thu thập số liệu: Thành phố Trà Vinh.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
1.4.2. Thời gian
Do PGD được thành lập vào tháng 1 năm 2008 nên đề tài chỉ phân tích số
liệu trong 2 năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh
- PGD Thành phố Trà Vinh.
- Các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại Thành phố Trà
Vinh.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tác giả đã tham khảo một số bài
nghiên cứu và chuyên đề liên quan đến nội dung phân tích cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Lương, Lê Thị Kim Huê (2009). “Phân tích hiệu quả hoạt động
tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre”, Trường Đại
học Cần Thơ.
Huỳnh Thị Cẩm Lý, Từ Văn Sơn (2009). “Phân tích hiệu quả hoạt động tín
dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang”, Trường Đại học
Cần Thơ.
Hai đề tài ”Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển
nhà ĐBSCL” của các tác giả Nguyễn Thị Lương - Lê Thị Kim Huê và Huỳnh Thị
Cẩm Lý - Từ Văn Sơn, hai đề tài tập trung phân tích kết quả quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng tại ngân hàng. Thông qua việc sử dụng các số liệu thứ cấp từ chi
nhánh kết hợp phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối và vẽ đồ thị các tác giả
đã đánh giá được quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt
động tín dụng nói riêng có chiều hướng tăng, trong đó, tốc độ tăng trưởng của hoạt
động tín dụng tăng nhiều hơn so với hoạt động kinh doanh, các chi nhánh luôn
hoạt động có lợi nhuận. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn điều chuyển,
nguồn vốn có được do huy động chiếm tỷ lệ thấp. Tình hình dư nợ của hai chi
nhánh cũng tăng theo xu hướng nợ xấu tăng ở những hồ sơ vay trung – dài hạn của
đối tượng vay là các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thông qua kết quả phân tích và đánh giá các tác giả cũng đề xuất ra nhiều
biện pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại như: tập trung vào phát triển nguồn
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
vốn huy động, lắp đặt mạng lưới máy ATM rộng khắp, đa dạng hóa các hình thức
kinh doanh, tạo uy tín cho đơn vị để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh với các
chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư
Phát triển, Ngân hàng Công thương …
Nguyễn Thanh Nguyệt, Lê Ngọc Minh Thùy (2008). “Giải pháp mở rộng tín
dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng MHB Cần Thơ”,
Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài hệ thống hoá lý luận về tín dụng làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu. Với
mục tiêu, phân tích và đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động của ngân hàng,
phân tích thực trạng đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
MHB chi nhánh Cần Thơ, qua đó đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động tín
dụng nhằm phát triển tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng. Để
thực hiện các mục tiêu đã đặt ra tác giả đã tổng hợp, thu thập dữ liệu, tiến hành xử
lý số liệu, thiết lập bảng, vẽ đồ thị, biểu đồ. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương
pháp phân tích tỷ số, xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân
đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp
thống kê những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích tình hình tài chính của ngân
hàng. Cùng với phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối để so sánh
số liệu năm nay và năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động như thế nào, từ đó
đề ra các biện pháp khắc phục. Qua các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng tác
giả đã phát họa được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi
nhánh Cần Thơ, cụ thể, doanh thu và chi phí đều tăng, tốc độ tăng doanh thu nhiều
hơn chi phí, lợi nhuận kinh doanh tăng liên tục qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Về cơ
cấu vốn, do công tác huy động vốn của ngân hàng luôn được quan tâm nên tiền
gửi tiết kiệm tăng và đây cũng là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng hoạt động. Chất
lượng tín dụng của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đạt kết quả khả quan, nợ
xấu giảm, dư nợ tín dụng chênh lệch không nhiều tại các thời điểm. Cơ cấu tín
dụng có bước chuyển dịch từ tín dụng ngắn hạn sang tín dụng trung và dài hạn
nhưng tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao tập trung ở đối tượng là cá nhân và
hộ gia đình. Riêng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2008 lại giảm so với năm
2006, 2007 là do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Nhìn chung,
ngân hàng đã có những nổ lực đáng kể nhằm đưa hoạt động của đơn vị ngày càng
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
hoàn thiện, đáp ứng được những chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh những kết quả đạt được,
ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn trung và
dài hạn. Nhiệm vụ phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
tuy có kết quả tốt nhưng chưa thật sự hiệu quả, ngân hàng chưa xây dựng một cơ
chế tín dụng riêng biệt cho đối tượng cần được quan tâm này. Đội ngũ nhân viên
chuyên môn còn thiếu, hoạt động Marketing cho ngân hàng chưa được quan tâm
đúng mức. Trước những hạn chế đang tồn tại tác giả đã đưa ra nhiều biện pháp
khắc phục như: đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn, tập trung vào phân khúc
khách hàng DNVVN (nhưng không bỏ qua các đối tượng khác). Xây dựng hệ
thống Marketing với các tiêu chí mà ngân hàng đề ra phù hợp với địa bàn kinh
doanh của ngân hàng.
Bùi Văn Trịnh , Trương Lê Kim Ngọc (2008). “Rủi ro tín dụng và một số
biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc
Liêu”, Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và đánh giá rủi ro
TD tại Ngân hàng Công thương Bạc Liêu, qua đó đề xuất các biện pháp quản lý
rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Căn cứ vào số liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp
so sánh, phân tích nhân tố - thay thế liên hoàn tác giả đã hệ thống được hoạt động
kinh doanh của đơn vị. Đơn vị hoạt động căn cứ vào nguồn vốn huy động là chính,
hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay ngắn hạn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận
đều tăng qua ba năm 2006, 2007, 2008, dư nợ cao, trong đó nợ quá hạn và nợ xấu
tập trung vào các món vay trung và dài hạn. Từ thực tế nghiên cứu, tác giả đã đưa
ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng.
Về nguyên nhân khách quan, do tình hình kinh tế ở địa bàn nghiên cứu, hầu
hết người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng của biến động
giá cả thị trường, điều kiện tự nhiên và các chính sách của nhà nước…đã góp phần
đưa nợ quá hạn tăng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NH. Bên cạnh
đó, hầu hết tài sản thế chấp tại NH là bất động sản, khả năng thanh khoản kém gây
khó khăn cho NH trong việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
Về nguyên nhân chủ quan, do đội ngũ nhân viên còn thiếu, công tác thẩm
định có nhiều sai sót làm tăng rủi ro tín dụng, dẫn đến phát sinh các khoản nợ
không có khả năng thu hồi.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Võ Thành Danh, Văn Phạm Đan Tuyến (2007). “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho doanh nghiệp tư nhân ở Thành
phố Cần Thơ”, Trường Đại Học Cần Thơ.
Đề tài được thực hiện với mong muốn đưa ra các nhân tố ảnh hưởng cũng
như phân tích tác động của các nhân tố này đến việc cung ứng tín dụng của hệ
thống ngân hàng thương mại tại Thành phố Cần Thơ trước nhu cầu vay vốn của
các doanh nghiệp tư nhân.
Để thực hiện mục tiêu này tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt
đối và số tương đối để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, đánh giá dư nợ tín
dụng của các ngân hàng tại địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong việc mô tả và phân tích các
số liệu tổng quan về hệ thống tín dụng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Phương
pháp phân tích phân biệt để phân biệt được các biến độc lập và phụ thuộc ảnh
hưởng đến việc cung TD của NHTM. Phương pháp phân tích bảng chéo dùng để
thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc vào bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai
hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.
Phương pháp mô hình kim cương có tác dụng phân tích khả năng cạnh tranh của
các ngân hàng trong khu vực, Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội được
tác giả sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô hình
nghiên cứu.
Qua việc phân tích và đánh giá tác giả đã kết luận, hầu hết các NHTM đều
quan tâm đến Uy tín của DN, Tài sản đảm bảo, Năng lực pháp lý, Mục đích vay
vốn của DN; 93,7 % NHTM quan tâm đến Dòng tiền, Tỷ lệ nợ, Tốc độ tăng
trưởng doanh thu, Số tiền vay…. Hầu hết các hợp đồng TD dành cho DNTN là
vay ngắn hạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ mà chủ yếu các DN
này vay để bổ sung nguồn vốn lưu động. Điều này cũng góp phần làm giảm rủi ro
TD cho các NHTM sau khi giải ngân. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng mô hình
hồi qui Logistic để dự đoán tình hình cung TD của NHTM cho các DN trong
tương lai.
Võ Hồng Phượng, Lê Minh Tiến (2007). “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
lượng vốn vay và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở huyện
Tam bình. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Logistic để phân tích nhu cầu vay và
không vay của các hộ dân cư. Tác giả sử dụng phân tích định tính để giải thích các
nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Riêng phân tích định lượng tác giả sử dụng
thống kê mô tả và Custom Table để mô tả phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội,
mục đích vay vốn, tình hình vay vốn, số lần vay cũng như nhu cầu vay của các
nông hộ. Với kiểm định T - test tác giả đã kiểm định sự giống nhau và khác nhau
giữa các nông hộ. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phần mềm Excel,
phần mềm SPSS, phần mềm Stata để phân tích các mục tiêu đã đề ra. Qua nghiên
cứu tác giả kết luận nhu cầu vay vốn của nông hộ chủ yếu phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp như mua cây con giống, thuê mướn nhân công…, phần còn lại tập
trung vào đối tượng có nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Thời gian vay chủ
yếu là ngắn hạn (71,8%), trung hạn (28,2%), với số lần vay trung bình là 4 lần/hộ.
Về các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã kết luận tuổi, giới tính không có ý nghĩa
thống kê, tỷ lệ số người phụ thuộc, trình độ học vấn, diện tích đất, chi tiêu, thu
nhập và tiết kiệm là các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay và qui mô vay vốn,
trong đó nhân tố tiết kiệm là ảnh hưởng nhiều nhất.
Karlyn Mitchell và Douglas K. Pearce Raleigh (2004). “Nhân tố tác
động đến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ”, Văn phòng Hiệp hội
quản trị các doanh nghiệp nhỏ Hoa kỳ. Nghiên cứu tập trung phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ,
phản ứng của nhà quản trị đối với các thủ tục của ngân hàng. Bằng phương
pháp phân tích nhân tố, đặt ra các giả thiết về dư nợ cho vay, hồ sơ tín dụng.
Nghiên cứu kết luận dân tộc, giới tính ảnh hưởng đến quyết định cấp tín
dụng của ngân hàng, cụ thể các doanh nghiệp có nhà quản trị là nữ và nhà
quản trị thuộc dân tộc thiểu số thì ít có ưu thế hơn các nhà quản trị da
trắng. Hồ sơ vay vốn phức tạp làm giảm nhu cầu TD của các doanh nghiệp.
Để giải quyết nhu cầu về vốn các DN này tiến hành vay tại các thị trường
phi ngân hàng, hoặc cắt giảm nguốn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 9 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN


2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Định nghĩa
Ngân hàng thương mại là chủ thể hoạt động trên thị trường tiền tệ. Nghiệp
vụ chính của NHTM là nhân tiền gửi (vãng lai, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ
hạn) và dùng nguồn vốn này cho vay lại trong nền kinh tế. Với đặc điểm là chủ thể
trên thị trường tiền tệ, các hoạt động của NHTM phần lớn tập trung vào các nghiệp
vụ ngắn hạn. NHTM đóng vai trò là chủ thể trung gian và hưởng phần chênh lệch
lãi suất giữa chi phí lãi tiền gửi trả cho khách hàng và thu nhập lãi từ các khoản
vay.
2.1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
a) Nghiệp vụ huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo
lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông qua
việc mở tài khoản cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi
định kỳ, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi…. Đồng thời đây cũng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên và khởi đầu
cho các hoạt động khác của NHTM. Với mục tiêu huy động vốn từ khách hàng,
ngân hàng đã đa dạng hoá các loại hình hoạt động của mình, tập trung dưới các
hình thức sau:
 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân gửi
vào khi có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi thanh toán không nhằm
mục đích sinh lời mà nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện các khoản chi trả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không
kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền hoặc ra lệnh chi bất cứ lúc nào. Vì thế, loại tiền
gửi này lãi suất thường thấp vì ngân hàng không chủ động trong công tác sử dụng
vốn.
 Tiền gửi có kỳ hạn
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 10 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn
rút vốn giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh
tranh, để thu hút tiền gửi các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền
trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng mức lãi
suất thấp hơn mức lãi suất đã thỏa thuận.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, ngân hàng có thể sử
dụng loại tiền này một cách chủ động. Vì vậy, để thu hút nhiều khách hàng gửi
tiền, ngân hàng đã đa dạng hoá các kỳ hạn với nhiều mức lãi suất tương ứng, nhằm
thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Thông thường tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu dành cho đối
tượng là các tổ chức kinh tế.
 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích tích luỹ, hưởng lãi và thực hiện kế hoạch chi tiêu trong tương lai. Đây là hình
thức huy động truyền thống của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm gồm: tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là loại hình huy động vốn
phục vụ cho đối tượng cá nhân, hộ gia đình là chủ yếu.
Ngoài các hình thức tiết kiệm trên, ngân hàng còn có thể phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng...nhằm mục tiêu huy động vốn sao cho phù hợp với
kế hoạch sử dụng vốn.

b) Nghiệp vụ tín dụng


Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong
toàn bộ tài sản của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn kinh doanh
trong xã hội ngày càng nhiều thì vai trò của tín dụng ngày càng quan trọng. NHTM
đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế qua các nghiệp vụ tín dụng sau:
 Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
- Nghiệp vụ cho vay từng lần theo món: là phương thức cho vay mà mỗi lần
vay khách hàng và ngân hàng phải làm các thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín
dụng. Hình thức này thường áp dụng đối với đối tượng là khách hàng có nhu cầu
vay vốn không thường xuyên, vay theo thời vụ, vay lưu động hoặc vay bù đắp
thiếu hụt….

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 11 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay mà
NHTM và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong khoảng thời
gian nhất định. Hình thức này thường áp dụng đối với những khách hàng có quan
hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng hoặc khách hàng có đặc điểm sản xuất
kinh doanh không thích hợp với phương thức cho vay từng lần theo món.
- Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn
bổ sung nguồn vốn lưu động nhằm cân đối quỹ hằng ngày trên tài khoản vãng lai
của khách hàng. Nghiệp vụ thấu chi là hình thức cho vay mà NHTM thỏa thuận
cho phép khách hàng được chi vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi trong một
hạn mức và thời hạn tín dụng nhất định.
- Tín dụng chứng từ: vừa là một phương thức thanh toán quốc tế vừa là
nghiệp vụ tín dụng, vì khi ngân hàng mở thư tín dụng cho khách hàng là nhà nhập
khẩu thì nhà xuất khẩu ở nước ngoài đã nhận được sự cam kết thanh toán của ngân
hàng khi họ xuất trình những chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định
trong thư tín dụng.
- Tín dụng bảo lãnh là sự cam kết mà ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều
này được thể hiện bằng văn bản do ngân hàng phát hành gọi là chứng từ thư bảo
lãnh. Hiện nay, có rất nhiều loại tín dụng bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh thuế quan...
- Chiết khấu chứng từ có giá là một nghiêp vụ tín dụng ngắn hạn được thực
hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu chứng từ có giá chưa đến
ngày đáo hạn cho ngân hàng để nhận được một số tiền bằng mệnh giá của chứng
từ trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí.
 Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn
Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn có thời hạn hoàn vốn dài (trung hạn trên
1 đến 5 năm, dài hạn có thời gian trên 5 năm). Ngân hàng thương mại cho vay vốn
trung và dài hạn thông qua hai hình thức cơ bản:
- Cho vay đầu tư dự án: là hình thức NHTM cấp phát tín dụng trên cơ sở
thẩm định tính khả thi của các dự án đã được xem xét, phê duyệt theo đúng trình
tự, thủ tục. Dự án đầu tư trung và dài hạn của khách hàng là một bộ phận quan
trọng trong tổng thể các dự án đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các dự
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 12 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
án phải đảm bảo yêu cầu sau: phải là một công trình nghiên cứu khoa học có mục
tiêu cụ thể và có tính khả thi cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo
khả năng hoàn vốn.
- Cho thuê tài chính là một hoạt động cho vay trung và dài hạn thông qua
việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng tín dụng
thuê mua. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và các động sản theo yêu
cầu của bên đi thuê; bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê
trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp
đồng trước thời hạn.
2.1.2. Những vấn đề chung về tín dụng
2.1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn giá trị đã
nhận theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Phần giá trị lớn hơn này gọi là lãi suất tín
dụng. Quan hệ tín dụng ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện ở 3 mặt cơ bản sau:
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao này chỉ có tính chất tạm thời.
- Đến thời hạn do hai bên thỏa thận, người sử dụng phải hoàn trả lại cho
người sở hữu một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, phần giá trị tăng thêm này gọi là
phần lời hay lãi suất.
2.1.2.2. Chức năng của tín dụng
a) Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng nhờ chức năng này mà các nguồn
tiền tệ được điều hòa từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Tập trung và phân phối
tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.

b) Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội
- Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ
lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại Sec, các
phương thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán....Nhờ đó đã thay
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 13 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
thế một lượng tiền mặt lưu hành trên thị trường, làm giảm các chi phí liên quan
như in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản....
- Với sự hoạt động của tín dụng đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một
khả năng lớn cho việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng
dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau nhằm giải quyết nhanh
chóng các mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
c) Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được
huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa có tác
dụng làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
d) Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Thông qua kế hoạch huy động và cho vay sẽ phản ánh được mức độ phát
triển của nền kinh tế về các mặt: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong toàn xã hội, nhu
cầu vốn của nền kinh tế.
Mặt khác, qua các việc cho vay, ngân hàng có điều kiện nhìn tổng quát vào
cấu trúc tài chính của từng đối tượng vay vốn. Từ đó, phát hiện kịp những trường
hợp vi phạm pháp luật, ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí, tăng cường vai trò
kiểm soát bằng tiền của ngân hàng.
2.1.2.3. Phân loại tín dụng
a) Căn cứ vào mục đích
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản như mua nhà ở, đất đai, xây dựng bất động sản trong lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ....
- Cho vay công nghiệp và SXPNN: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các DN trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ....
- Cho vay nông nghiệp: là cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu....
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như
mua sắm vật dụng đắt tiền, mua nhà cửa, vật kiến trúc, ngày nay NH còn thực hiện
các khoản cho vay để thanh toán các chi phí thông thường của đời sống như thanh
toán tiền điện, nước, điện thoại...thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.
b) Căn cứ vào thời hạn cho vay
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 14 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại hình tín dụng chiếm tỉ trọng cao
nhất.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng với mục
đích mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, xây dựng các công trình nhỏ có
thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng với mục đích
xây dựng cơ bản, các dự án có qui mô lớn.
c) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có
khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa
vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một loại tài sản nào đảm bảo.
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay mà NH đòi hỏi người đi vay phải có
tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc cần có sự bảo lãnh của người thứ ba.
d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền. Đây là hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng dưới
dạng tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp....
- Cho vay bằng tài sản: là hình thức tài trợ thuê mua, theo phương thức này
NH hoặc công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là
người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ gốc và lãi.
e) Căn cứ vào phương thức hoàn trả
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho việc mua bất động sản,
mua nhà ở, cho những hộ KD nhỏ, cho vay để trang bị kỹ thuật trong nông
nghiệp....
- Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã
thỏa thuận.
- Cho vay hoàn trả: theo yêu cầu (áp dụng cho hình thức thấu chi).
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 15 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
f) Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng
thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là khoản vay thực hiện thông qua việc mua lại các khế
ước hoặc chứng từ có giá đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
2.1.3. Các qui định trong hoạt động cho vay của ngân hàng
2.1.3.1. Đối tượng cho vay
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả
năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong và nước ngoài.
2.1.3.2. Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.3. Điều kiện vay vốn
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật .
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, và hướng dẫn của hội sở ngân hàng.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 16 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
2.1.3.4. Biện pháp bảo đảm khoản tiền vay
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
Là việc người đi vay đem TS, BĐS thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình
để ngân hàng cho vay nắm giữ và dùng số tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay.
Nếu đến hạn, người vay không hoàn trả được nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi hoặc
tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố để khấu trừ nợ.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Bên bảo lãnh đem tài sản của mình thế chấp hoặc cầm cố cho ngân hàng (bên
nhận bảo lãnh) để đảm bảo một khoản nợ cho người được bảo lãnh. Nếu đến hạn
mà người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì người bảo lãnh đứng ra trả
nợ thay nếu không ngân hàng sẽ phát mãi TS thế chấp, cầm cố để thu nợ.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (khách hàng) có thể thỏa thuận dùng
tài sản hình thành bằng vốn vay để đảm bảo nợ vay. Nếu khi đến hạn mà bên vay
không thực hiện việc trả nợ thì ngân hàng cho vay sẽ xử lý tài sản hình thành bằng
vốn vay để thu nợ.
2.1.3.5. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời gian nhất định. Thông thường lãi suất tính
cho năm, quý, tháng.

- Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của ngân hàng Nhà nước và của
hội sở ngân hàng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ.

- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
2.1.3.6. Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay theo thỏa thuận được xác định phù
hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng
dưới 12 tháng.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 17 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Cho vay trung và dài hạn: Thời hạn cho vay theo thỏa thuận được xác định
phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách
hàng và tính chất nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay trung hạn là các khoản vay từ
12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản vay trên 60 tháng.
2.1.4. Một số vấn đề về tín dụng hộ gia đình
2.1.4.1. Khái niệm hộ gia đình
- Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa hộ gia đình là chủ thể của
quan hệ dân sự khi các thành viên trong một GĐ có tài sản chung, cùng có quyền
chiếm hữu sử dụng, định đoạt và cùng có trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản
đó. Như vậy, hộ gia đình nhất thiết phải có mối quan hệ về huyết thống, quan hệ
hôn nhân hoặc quan hệ về nuôi dưỡng (quan hệ về cha mẹ nuôi và con nuôi).
- Trong điều 107 dự thảo ghi: “Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp
công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy
định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự có liên quan; hộ gia đình mà đất ở được
giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự”.
- Hộ GĐ SXNN: là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho
việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, tự tiêu, do cá nhân làm chủ hộ,
tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
- Hộ GĐ SXPNN: bao gồm các hộ hoạt động dưới hình thức làm thuê, công
nhân viên tham gia vào sản xuất, các hộ KD, buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất cơ khí....
- Chủ hộ là người đại diện cho hộ, được các thành viên trong hộ thừa nhận.
2.1.4.2. Nhu cầu tín dụng của hộ gia đình
Là lượng vốn mà gia đình cần được cung cấp để thỏa mãn và phục vụ một
nhu cầu nào đó của gia đình. Nguồn vốn này thường được cung cấp bởi các tổ
chức TD nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.
Ví dụ: mua sắm nhà cửa, đất đai, đầu tư SXKD...
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng:
- Nhân tố thuộc về bản thân chủ thể đi vay: cá nhân (dân tộc, tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm…) và tổ chức ( qui mô tổ chức, thời
gian thành lập, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề KD, doanh thu, chi phí…)
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 18 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Nhân tố ảnh hưởng từ quá trình tiếp cận tín dụng: sự đa dạng và các qui
định về lãi suất, thủ tục vay vốn, tài sản đảm bảo, lượng vốn được cung cấp, thời
gian trả nợ, uy tín của tổ chức cấp tín dụng, loại hình ngân hàng….
2.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng
a) Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm vốn đã
thu hồi hay chưa thu hồi. Doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động tín dụng
của ngân hàng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố.
b) Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định.
c) Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định dư nợ ngân hàng sẽ so sánh giữa
hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ cuối kỳ = dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay - doanh số thu nợ
d) Nợ quá hạn là khoản nợ gồm một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi đã quá hạn.
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho
ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài
khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu
phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nợ quá hạn là dạng dư
nợ mà ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất. Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ
hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả.
e) Nợ xấu
Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ - NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
- Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2 Nợ cần chú ý
- Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4 Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu là những khoản nợ không hiệu quả, nó bao gồm tất cả các khoản nợ
từ nhóm 3 đến nhóm 5.
f) Hiệu quả hoạt động tín dụng là lợi nhuận mà ngân hàng đạt được.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 19 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
g) Các chỉ số phân tích nghiệp vụ cho vay
- Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn = x 100 %
Tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn vào hoạt động tín dụng.
Tỉ lệ này càng cao thì ngân hàng tập trung vốn tốt cho hoạt động tín dụng.
- Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ/Vốn huy động = x 100 %
Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp ta so sánh khả năng cho vay và khả năng huy động vốn của
NH, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Vậy tỷ lệ này lớn tốt
hay nhỏ tốt? Ta chưa thể khẳng định được, bởi nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì
NH phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền
cho vay thì NH sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính
tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một NH.
- Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Nợ xấu
Nợ xấu/Tổng dư nợ = x 100 %
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng TD, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế,
trong kinh doanh rủi ro là không thể tránh khỏi, nên NH thường chấp nhận một tỷ
lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác
nhau, riêng ở VN hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%.
- Dư nợ ngắn (trung, dài hạn) hạn trên tổng dư nợ (%)
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn(trung, dài hạn)/ Tổng dư nợ = x 100 %
Tổng dư nợ
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp
nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 20 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Hệ số thu nợ (%)

Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = *100%
Doanh số cho vay

Chỉ số này cho ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng có
đạt hiệu quả hay không. Tuy nhiên, ta cần kết hợp với các chỉ số khác để có kết
luận chính xác hơn.

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao hay thấp.
Thường thì vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng hiệu quả, chứng tỏ rằng
đồng vốn đã hoạt động với tốc độ cao để sinh lời.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 21 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
2.2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Số liệu sơ cấp
Số liệu thứ cấp

Thông tin về Thông tin Xác định Xác định các nhân
Phân tích tình hình tài thực trạng vay chung về nhu cầu TD tố ảnh hưởng đến
chính, tình hình HĐV vốn của hộ GĐ hộ GĐ của hộ GĐ nhu cầu TD
tình hình dư nợ của NH

Phân tích nhu cầu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của
TD của khách hàng các nhân tố đến nhu cầu vay vốn
hộ gia đình tại NH của hộ gia đình

H01: Nhu cầu tín dụng tại H02: Mức độ ảnh của các nhân tố đến
NH của các hộ GĐ khác nhau nhu cầu tín dụng tại NH của các hộ
là như nhau GD khác nhau là như nhau

Giải pháp tiếp cận tín dụng

Sơ đồ 1: Sơ đồ nghiên cứu về vấn đề xác định nhu cầu TD của hộ GĐ

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 22 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do địa bàn hoạt động chính của PGD là Thành phố Trà Vinh nên đề tài chọn
vùng nghiên cứu tại các phường, xã ở Thành phố Trà Vinh.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm của
MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng
đầu năm 2010.
+ Bảng báo cáo tình hình huy động vốn trong 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng
đầu năm 2010.
+ Báo cáo tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng tại từng thời điểm
(30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009, 30.06.2010).
+ Tổng hợp các thông tin từ sách báo, tạp chí, bản tin nội bộ của NH, những
tư liệu TD và những thông tin, số liệu thu thập được từ việc tiếp xúc trực tiếp, trao
đổi với cán bộ tín dụng tại PGD nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng.
- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
những hộ gia đình tại địa bàn Thành phố Trà Vinh.
a) Cỡ mẫu
Đề tài sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu

[ p (1 − p )]
n= 2

MOE 2 2

Trong đó:
n: là cỡ mẫu
p(1-p): độ biến động của dữ liệu
MOE: sai số
Z: biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn tắc
Trong thực tế nghiên cứu, dữ liệu biến động cao nhất khi p = 0,5; sai số cho
phép là 10%; độ tin cậy là 95% (hay α = 5%) hay Z = 1,96
Từ các giá trị có được, ta có:
n = (1,96)2 x (0,25) / (0,1)2 = 96
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 23 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Vậy cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng 96 sẽ đủ tính suy rộng cho cả tổng thể, do đó
đề tài sử dụng cỡ mẫu 100 mẫu là phù hợp.
b) Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.3.3.1. Phân tích số liệu thứ cấp
Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, các chỉ số tài chính để
phân tích tình hình tài chính, tình hình cho vay của ngân hàng.
– So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực
hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Y = Y1 - Y0

Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
– So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu
hiện bằng số lần (%) phản ánh được tình hình kinh tế khi số tuyệt đối không thể
nói lên được. Kết quả so sánh bằng số tương đối biểu hiện kết cấu, mối quan hệ,
tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

Υ
%Υ= ∗100
Υ0

Trong đó:
Y0 : chỉ tiêu năm trước.
Y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
%Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 24 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
2.3.3.2. Phân tích số liệu sơ cấp
a) Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số
liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên
những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. Thống
kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp tổng hợp
số liệu nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu. Phương pháp
thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và phân tích các số liệu tổng quan về đặc
điểm kinh tế - xã hội của hộ GĐ, nhu cầu tín dụng của hộ GĐ trên địa bàn Thành
phố Trà Vinh và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín của hộ gia đình.
b) Phương pháp phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố được sử dùng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên
cứu chúng ta phải thu thập một lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên
hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm xuống. Cụ thể ta phân tích sự
hài lòng của các hộ GĐ về thực trạng vay vốn tại NH, các biến ảnh hưởng đến nhu
cầu vay vốn của các hộ GĐ tại NH, từ đó tổng hợp lại các biến chung nhất đưa vào
mô hình nghiên cứu.

Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của hộ GĐ tại NH với cỡ
mẫu là 100 hộ, theo thang đo Likert 5 mức độ (1: rất không ảnh hưởng – 5: rất ảnh
hưởng).

Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn tại NH
1. Qui định về lãi suất tiền vay 8. Yêu cầu vốn được đáp ứng
2. Hồ sơ vay vốn 9. Qui định thời gian trả nợ gốc & lãi
3. Thời gian chờ NH thẩm định TS 10. Cơ hội đầu tư từ số vốn được vay
4. Thời gian chờ NH giải ngân 11. Sự cấp thiết đối với nguồn vốn
5. Chi phí đi lại 12. Uy tín của ngân hàng
6. Phong cách phục vụ của nhân viên 13. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng
7. Đánh giá của NH về TS đem thế chấp 14. Loại hình ngân hàng
c) Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation)
Đây là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả
phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 25 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
trong giá trị phân biệt. Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản, kết quả của
nó có thể giải thích và hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có
chuyên môn thống kê, từ đó cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên
cứu và quyết định trong quản lý.
d) Phương pháp bảng tùy biến (Custom Table)
Đây là phương pháp khảo sát mối liên hệ giữa các cặp kết hợp của các biến cần
quan tâm để giải quyết được các vấn đề cần nghiên cứu.
e) Kiểm định trung bình 2 mẫu ngẫu nhiên độc lập (Independent Samples Test)
- Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó
giữa một biến định lượng và một biến định tính, chúng ta thường sử dụng kiểm định
T hay T – Test. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học, nhằm
mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của một biến riêng biệt theo một nhóm
có khác biệt hay không đối với giá trị trung bình của biến đó theo một nhóm khác.
Với giả thuyết Ho: Giá trị trung bình của 2 nhóm hộ khác nhau là bằng nhau.
- Điều kiện:
Hai nhóm so sánh phải hoàn toàn độc lập nhau.
Biến so sánh phải tuân theo luật phân phối chuẩn.
Phương sai của hai nhóm gần bằng nhau.
Các đối tượng phải được chọn một cách ngẫu nhiên.
Với đề tài đang nghiên cứu ta sử dụng kiểm định Independent Sample Test để
so sánh hai trị trung bình của hai nhóm tổng thể: các hộ GĐ sản xuất nông nghiệp và
các hộ GĐ hoạt động trong lĩnh vực SXPNN về các yếu tố tuổi chủ hộ, qui mô GĐ,
số lao động trong GĐ, thu nhâp, chi tiêu, tiết kiệm, số tiền đã vay và số tiền dự định
vay sắp tới.
f) Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định danh (Kiểm định Chi – bình
phương)
Kiểm định Chi – bình phương sẽ cho ta biết có tồn tại mối liên hệ giữa hai biến
trong tổng thể hay không? Tuy nhiên, kiểm định này không cho ta biết độ mạnh của
mối liên hệ giữa 2 biến. Giả thuyết Ho: Tính chất hộ GĐ không có liên hệ với dân
tộc, trình độ học vấn của chủ hộ, có từng vay vốn, vay tại đâu, mục đích đã vay, thời
gian đã vay cũng như có nhu cầu vay trong tương lai không.
g) Phương pháp hồi quy và tương quan
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 26 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và
một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là
một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của
tiêu thức nguyên nhân. Bởi vậy 2 phương pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau và
có thể gọi tắt là phương pháp tương quan. Mục đích của phương pháp hồi qui tương
quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải
thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc
lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh
doanh và phân tích kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu
nhiên độc lập.
Mục tiêu phân tích mô hình hồi qui tương quan: nhằm giải thích biến phụ
thuộc (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được
gọi là biến giải thích). Phương trình hồi qui tương quan có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X 2+ ….+ βkXk


Trong đó:
Y : Chỉ tiêu phân tích (biến phụ thuộc hay biến được giải thích)
Xi (i = 1,k): Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích (các biến độc lập hay
biến giải thích)

β0: Phản ảnh mức độ ảnh hưởng của nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích (ngoài các
chỉ tiêu phân tích đã đưa ra)

βi ( i = 1,k ) : Các hệ số hồi quy này phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích. Nếu β > 0 : ảnh hưởng thuận; β < 0 : ảnh hưởng nghịch, β
càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.
- Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt
chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi).
- Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa
như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi
các biến độc lập Xi. Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
H01: Nhu cầu tín dụng tại NH của các hộ gia đình khác nhau là như nhau.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 27 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
H02: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến nhu cầu tín dụng tại NH là
như nhau.
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa
α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < α
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F ≥ α
Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: kiểm định – T.
Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với
những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố
trong phương trình để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến
phương trình.
Đặt giả thuyết:
H0: Biến độc lập thứ i không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
H1: Biến độc lập thứ i ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa
α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)

Bác bỏ giả thiết H0 khi: t < t n-2, α/2 hoặc t <- t n-2, α/2
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: - t n-2, α/2 < t < t n-2, α/2

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 28 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG


SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH
PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại
Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ
tướng Chính phủ với tên giao dịch là : Housing Banking of Mekong Delta (MHB),
vốn điều lệ là 800 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng MHB -
http://www.mhb.com.vn). Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa
năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long được phép huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực
tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng MHB đã có trụ
sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở
giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà Nội, 01 Trung tâm Thẻ, 01 Công ty
Chứng khoán và hơn 130 chi nhánh, PGD tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp
cả nước (Nguồn: Website ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL năm 2010 -
http://www.mhb.com.vn)
Tuy là một ngân hàng non trẻ nhưng Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông
Cửu Long đã và đang thực hiện các dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự
động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại. Trong những năm
tới, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu
quả hoạt động trong tất cả các mặt kinh doanh cũng như nâng cao phong cách phục
vụ đối với khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 29 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD
THÀNH PHỐ TRÀ VINH
3.2.1. Quá trình hình thành
Ngày 06/02/2002 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ký công văn số
142/NHNN – CNH vào ngày 8/05/2002, Hội đồng quản trị ký quyết định số
12/2002/QĐ – NHNN – HĐQT chấp thuận thành lập Ngân hàng Phát triển Nhà
ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh. Ngày 18/09/2002 Ngân hàng MHB chi nhánh Trà
Vinh chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh là đại diện
pháp nhân, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng. Hiện nay, do điều kiện kinh tế
ở các huyện trong tỉnh đã và đang phát triển, số lượng khách hàng tương đối đông và
ở xa, gây khó khăn trong quá trình thẩm định nên MHB chi nhánh Trà Vinh đã thành
lập 6 PGD ở các huyện Duyên Hải, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà
Cú và một PGD tại Thành phố Trà Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời và
thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch.
Trong đó, Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh là
đơn vị kinh tế phụ thuộc, được thành lập theo công văn số 36/NHNN – TV1 ngày 13
tháng 01 năm 2008 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
theo quyết định số 74/QD – NHNN – TV1 ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Giám
đốc Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con
dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được thực hiện một số giao dịch với khách hàng
theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh.
Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh thành lập đã tạo
thêm một kênh cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, huy động các nguồn
vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhận nguồn vốn điều chuyển để cung cấp vốn dưới các
hình cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh,
xây dựng, sửa chữa nhà ở, vay sinh hoạt… Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh đã góp phần trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
nhà.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 30 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Phòng
Nghiệp Vụ
Kế Toán
Kinh
Ngân Quỹ
Doanh

Bộ Bộ Bộ Bộ
Bộ
phận phận Hỗ phận phận
phận Kế
Kinh trợ Kinh Quản lý Ngân
Toán
Doanh Doanh Rủi ro Quỹ

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh


PGD Thành phố Trà Vinh

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 31 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2.2.2. Chức năng của các phòng ban
a) Giám đốc
Là người quản lý và điều hành mọi phòng ban, mọi hoạt động của ngân hàng
và là người quyết định cuối cùng trong việc xét việc cho vay.
Là người đại diện cho PGD quan hệ với Ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực hiện
các chính sách, chế độ nghiệp vụ, kế hoạch kinh doanh dựa trên các quyết định trong
phạm vi quyền hạn của PGD.
Là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả lên cấp trên, đồng thời là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của ngân hàng.
Ban hành nội qui, qui định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi
PGD, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, phân phối tiền lương,
tiền thưởng của cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo kết quả HĐKD.
Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi
hoạt động của PGD theo quyết định của NHNN và của ngân hàng cấp trên.
b) Phó giám đốc
Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong việc điều hành và quản lý một số hoạt
động của PGD, do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
những công việc được giao, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
công việc của bản thân. Phó giám đốc được uỷ quyền thay mặt Giám đốc giải quyết
các công việc khi Giám đốc vắng mặt.
c) Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch
kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, kế hoạch khai thác nguồn vốn và tổ chức
thực hiện theo kế hoạch được giao.
Tiếp cận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đúng quy trình nghiệp
vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay theo đúng qui định của NHNN và ngân hàng
cấp trên.
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo qui trình nghiệp vụ tín dụng,
theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ, lãi đến hạn, đề xuất các biện pháp ngăn
ngừa và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu…

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 32 SVTH: Hà Mỹ Trang


Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Tổ chức theo dõi tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản, quản lý các tài sản
cầm cố được lưu giữ tại kho chi nhánh hoặc kho thuê ngoài. Lưu giữ, bảo quản hồ
sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ qui định.
d) Phòng Kế toán - ngân quỹ
Phòng kế toán tiếp nhận khách hàng đến giao dịch, nhân viên phòng kế toán
hướng dẫn qui trình và thủ tục cần thiết cho khách hàng gửi tiền, giải thích những
vấn đề mà khách hàng còn vướng mắc.
Nhân viên phòng ngân quỹ sau khi kiểm tra thủ tục và tiến hành các dịch vụ
ngân quỹ cho khách hàng. Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình
hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại PGD, báo cáo hoạt
động kinh tế - tài chính theo qui định của nhà nước.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và ngoài nước qua
hệ thống ngân hàng. Thu chi tiền mặt, giải ngân, đồng thời bảo quản an toàn tiền bạc
tài sản của ngân hàng và của khách hàng.
Ngoài ra, phòng kế toán còn làm các công tác như: Điện toán và xử lý thông
tin, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, lập và bảo vệ kế
hoạch tài chính, chấp hành đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
e) Quy định về phong cách làm việc tại PGD
Được thể hiện cụ thể qua văn hóa làm việc và quy định khi giao tiếp với khách
hàng. Những nét riêng này được Ngân hàng MHB áp dụng trong toàn hệ thống của
mình.
- Về văn hóa làm việc
01. Phục vụ khách hàng một cách chu đáo và bình đẳng.
02. Giữ lời hứa và thực hiện cam kết với khách hàng.
03. Tiêu chuẩn “liêm chính cá nhân” cao nhất ở tất cả các cấp.
04. Phân quyền và trách nhiệm rõ ràng.
05. Quyết định và thực thi nhanh gọn.
06. Phương thức làm việc nhanh gọn.
07. Đặt quyền lợi của ngân hàng, trước quyền lợi của bộ phận, cá nhân.
08. Hòa nhập với xã hội và địa phương hoạt động.
10. Hãnh diện và tự hào khi làm việc tại MHB.
- Về quy định khi giao tiếp với khách hàng (quy định 10K)
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 33 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
01. Khách đến, được chào đón.
02. Khách ở, luôn tươi cười.
03. Khách hỏi, được tư vấn.
04. Khách yêu cầu, phải tận tâm.
05. Khách cần, được thông báo.
06. Khách vội, giải quyết nhanh.
07. Khách chờ, được xin lỗi.
08. Khách phàn nàn, phải lắng nghe.
09. Khách chờ, luôn chu đáo.
10. Khách về, được hài lòng.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 34 SVTH: Hà Mỹ Trang


3.2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh

Bảng 1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH

PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Năm
2009/2008 06 tháng đầu năm 6t 2010/6t 2009
Chỉ tiêu
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
2008 trọng 2009 trọng Số tiền % 2009 trọng 2010 trọng Số tiền %
I. Tổng doanh thu 7.939 100,00 8.474 100,00 535 6,73 4.327 100,00 5.266 100,00 939 21,70
1. Thu từ lãi 7.799 98,24 8.398 99,11 599 7,67 4.283 98,98 5.143 97,67 860 20,09
2. Thu từ dịch vụ 21 0,26 29 0,34 8 40,53 16 0,37 23 0,43 7 41,80
3. Thu khác 119 1,50 47 0,55 (72) (60,86) 28 0,65 100 1,90 72 257,25
II. Tổng chi 7.267 91,54 7.721 91,12 454 6,25 4.044 93,46 4.851 92,12 807 19,96
1. Chi HĐKD 7.032 88,58 7.346 86,69 314 4,46 3.893 89,97 4.579 86,95 686 17,62
2. Chi khác 235 2,96 375 4,43 140 59,78 151 3,47 272 5,17 122 81,33
III. Tổng lợi nhuận 672 8,46 752 8,88 80 11,98 283 6,54 415 7,88 132 46,64
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh)
Bảng số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của PGD qua 2 năm 2008, 2009
luôn đạt kết quả tốt. Cụ thể, dù mới thành lập vào ngày 13 tháng 01 năm 2008 nhưng
PGD đã đạt lợi nhuận khá tốt, năm 2009 vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tiền tệ, doanh thu của PGD đạt 8.474 triệu đồng tăng 6,73% tương đương tăng 535
triệu đồng so với năm 2008, trong đó nguồn thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao nhất trên
98% trong tổng doanh thu qua cả 02 năm 2008, 2009. Nguồn thu từ dịch vụ tuy
chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng năm 2009 cũng đạt kết quả tốt, tăng trên 40%
so với cùng kỳ năm 2008, điều đó cho thấy ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa các
dịch vụ của mình. Nguồn thu khác giảm đáng kể, do tính chất không ổn định của
nguồn thu này. Bên cạnh việc tăng doanh thu thì các khoản chi của ngân hàng cũng
tăng, chi phí lãi tiền gửi tương đối ổn định, riêng về chi phí chi phí phát sinh khác
tăng gần 60%, tương đương tăng 140 triệu đồng so với năm 2008, đó là kết quả của
việc mở rộng qui mô hoạt động của ngân hàng. Về chi phí thì chi phí qua 2 năm
chiếm khoảng 91% so với doanh thu đạt được, trong đó, chi phí lãi tiền vay chiếm tỷ
trọng cao nhất năm 2008 chiếm trên 88,56 % và 2009 là 86,69% so với tổng doanh
thu ,mặc dù chi phí tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu là cao hơn. Do đó, ngân hàng
hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng năm 2009 tăng 80 triệu so với năm
2008 và chiếm tỷ trọng gần 8,9% so với doanh thu trong năm 2009 đã khẳng định
được những nổ lực của PGD trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ.
Về kết quả HĐKD của PGD trong 06 tháng đầu năm 2010 đạt nhiều kết quả
đáng khích lệ. Tỷ trọng các khoản mục doanh thu và chi phí không biến động nhiều.
Lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2010 tăng gần 50% tương đương tăng 132 triệu đồng
so với 06 tháng đầu năm 2009. Đó là kết quả của các khoản doanh thu đều tăng
trong đó nguồn thu khác tăng nhanh với tỷ lệ tăng 257,25%, tương đương tăng 72
triệu đồng, do PGD đã thu hồi được khoản nợ quá hạn trong việc thanh lý tài sản thế
chấp của khách hàng, nhưng góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận phải kể đến
là việc tăng nguồn thu từ lãi, tăng hơn 06 tháng đầu năm 2009 là 860 triệu đồng, đây
là kết quả của việc PGD thực hiện tốt các biện pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tuy
nhiên, PGD cần mở rộng các loại hình dịch vụ như phát hành thẻ ATM, dịch vụ thu
đổi ngoại tệ, chuyển tiền để có thể tăng nguồn thu từ dịch vụ. Bên cạnh đó, PGD cần
quan tâm đến việc cắt giảm các khoản chi phí khác, mở rộng qui mô hoạt động cả về
chiều sâu và chiều rộng để chất lượng tín dụng tốt hơn, cắt giảm được các khoản
trích lập dự phòng rủi ro ngoài kế hoạch, từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho ngân
hàng.
3.2.5. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH
QUA 02 NĂM 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch
Năm 06 tháng đầu năm
2009/2008 6t 2010/6t 2009
Chỉ tiêu
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
2008 2009 Số tiền % 2009 2010 Số tiền %
trọng trọng trọng trọng
I. Vốn huy động 19.718 35.54 22.430 28.80 2.713 13,76 23.571 32,23 28.256 40,80 4.684 19,87
1. Tiền gửi không kỳ hạn 140 0.25 331 0.42 191 136,93 308 0,42 157 0,23 (151) (49,03)
2. Tiết kiệm không kỳ hạn 10 0.02 6 0.01 (4) (44,45) 5 0,01 2 0,00 (3) (68,25)
3. Tiết kiệm có kỳ hạn 16.155 29.12 18.079 23.21 1.924 11,91 18.802 25,71 27.907 40,29 9.105 48,43
4. Kỳ phiếu 3.413 6.15 4.015 5.15 602 17,64 4.457 6,09 190 0,27 (4.267) (95,74)
II. Vốn điều chuyển 35.758 64.46 55.463 71.20 19.704 55,10 49.561 67,77 41.006 59,20 (8.555) (17,26)
III. Tổng nguồn vốn 55.476 100.00 77.893 100.00 22.417 40,41 73.132 100,00 69.262 100,00 (3.871) (5,29)
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ yếu của PGD là vốn điều chuyển. Do
mới đi vào hoạt động nên PGD còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển
của chi nhánh, nguồn vốn điều chuyển năm 2008 chiếm khoảng 64,46% trong tổng
nguồn vốn và chiếm 71,2% trong năm 2009 tương đương 33.758 và 54.463 triệu
đồng. Mặc dù vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng lớn và tăng qua 02 năm, nhưng PGD
đã có nhiều nổ lực trong việc huy động vốn, thể hiện cụ thể nguồn vốn huy động
năm 2009 tăng so với năm 2008, trong đó nguồn vốn huy động từ tiết kiệm có kỳ
hạn là chủ yếu, tiếp đến là nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu, tiền gửi thanh toán
không kỳ hạn, riêng tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm, nhưng do đây là
nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao nên ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động
kinh doanh của PGD. Tuy nhiên, trong thời gian tới PGD cần có kế hoạch thu hút
vốn từ nguồn khác như đẩy mạnh phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, đặc biệt
là chú trọng phát triển nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn vì đây
là nguồn vốn có chi phí tương đối thấp và có tính ổn định, từ đó PGD có thể chủ
động hơn trong quá trình sử dụng vốn, hạn chế rủi ro do thiếu vốn kinh doanh,
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho thị trường.
Tuy nhiên, 06 tháng đầu năm 2010 tình hình huy động vốn của PGD có sự
thay đổi. Tổng nguồn vốn của PGD 06 tháng đầu năm 2010 giảm 3.871 triệu đồng
so với cùng kỳ năm 2009 do nguyên nhân khách quan là lượng vốn điều chuyển đã
giảm đáng kế, giảm 17,26% so với 06 tháng đầu năm 2009, tương đương giảm
8.555 triệu đồng. Cùng với sự giảm đi của vốn điều chuyển thì trong cơ cấu nguồn
vốn huy động: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn và kỳ phiếu đều
giảm, trong đó kỳ phiếu giảm nhiều nhất giảm trên 95% tương ứng giảm 4.267
triệu đồng. Nguyên nhân của xu hướng này là do:
Về kỳ phiếu: do kỳ phiếu của PGD đã đến hạn thanh toán cho khách hàng,
do đó lượng vốn huy động từ kỳ phiếu giảm. PGD đã và đang phát hành lượng kỳ
phiếu mới nên chưa khôi phục lại nguồn vốn từ loại hình huy động vốn này.
Về tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn: đối tượng tham gia loại
hình giao dịch này phần lớn là khách hàng doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu
sử dụng vốn thường xuyên liên tục. Họ tham gia gửi tiền không vì mục tiêu lợi
nhuận mà chủ yếu là đảm bảo tính thanh khoản trong kinh doanh và an toàn trong
cất giữ. Trong 06 tháng đầu năm 2010 do biến động của giá cả thị trường đặc biệt
là sự biến động của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới, sự tăng giá của
các loại ngoại tệ mạnh đặc biệt là giá USD nên số khách hàng gửi tiền không kỳ
hạn có nhu cầu rút vốn để đầu tư vào các thị trường mới có nhiều hấp dẫn hơn như
thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoáng…. đặc biệt là
nhu cầu rút vốn để mua sắm vàng tăng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của
ngân hàng. Tuy nhiên, trước sự khó khăn đó, với sự nổ lực trong công tác huy
động vốn thì nguồn vốn có được từ tiết kiệm có kỳ hạn tăng gần 50% tương đương
tăng 9.105 triệu đồng là thành tích đáng khen của tập thể cán bộ nhân viên tại
PGD, góp phần giảm bớt sự thiếu hụt nguồn vốn tại ngân hàng.
3.2.6. Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh
Bảng 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH
TẠI NGÀY 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 VÀ 30.06.2010
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch
Dư nợ Năm 06 tháng đầu năm
31.12.2009/31.12.2008 30.06.2010/30.06.2009
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
31.12.2008 31.12.2009 Số tiền % 30.06.2009 30.06.2010 Số tiền %
trọng trọng trọng trọng
I. Theo tổ chức KT 53.630 100,00 77.340 100,00 23.750 44,28 71.149 100,00 67.845 100,00 (3.304) (4,64)
Doanh nghiệp 11.600 21,63 6.990 9,04 (4.610) (39,74) 7.000 9,84 11.570 17,05 4.570 65,29
Cá nhân 42.030 78,37 70.350 90,96 28.320 67,38 64.149 90,16 56.272 82,94 (7.877) (12,28)
II.Theo thành phần KT 53.630 100,00 77.340 100,00 23.750 44,28 71.149 100,00 67.845 100,00 (3.304) (4,64)
Nông nghiệp 3.262 6,08 1.924 2,48 (1.268) (38,87) 1.750 2,46 1.351 1,99 (399) (22,80)
SXPNN 31.355 58,47 44.576 57,64 13.221 42,17 43.835 61,61 50.630 74,63 6.795 15,50
Khác 19.013 35,45 30.840 39,88 11.757 61,84 25.564 35,93 15.864 23,38 (9.700) (37,94)
III. Theo thời hạn TD 53.630 100,00 77.340 100,00 23.750 44,28 71.149 100,00 67.845 100,00 (3.304) (4,64)
Ngắn hạn 33.831 63,08 46.448 60,06 12.657 37,41 44.485 62,52 41,974 61,87 (2.511) (5,64)
Trung hạn 19.799 36,92 30.892 39,94 11.093 56,03 26.664 37,48 25,871 38,13 (793) (2,97)
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ KD Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Tp. Trà Vinh)
Từ bảng số liệu cho thấy tình hình cho vay của PGD tăng nhanh trong năm
2009, cụ thể dư nợ cuối năm 2009 tăng gần 50% so với năm 2008 tương ứng tăng
23.750 triệu đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội trong
nước và các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Cụ thể trong năm 2008 cuộc
khủng hoảng tiền tệ từ các nước phương Tây mà cụ thể là Hoa Kỳ đã ảnh hưởng
gián tiếp đến nước ta, ngoài ra tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa tăng đột biến
đặc biệt là giá xăng dầu, sự biến động của tỷ giá hoái đối… ảnh hưởng không nhỏ
đến thị trường tiền tệ trong nước. Để kiềm chế lạm phát và các tác động tiêu cực
của khủng hoảng NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng sang năm
2009 khi tình hình kinh tế xã hội tương đối ổn định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế
được đặt lên hàng đầu thì chính sách nới lỏng tiền tệ được chính phủ sử dụng,
nhiều gói kích cầu đưa ra đẩy nhu cầu vay vốn tăng cao trong năm 2009, kết quả
dư nợ ngày 31.12.2009 đạt 77.340 triệu đồng.
Xét về tổ chức kinh tế: PGD cho vay chủ yếu là đối tượng cá nhân,
31.12.2008 lượng vốn cung cấp cho cá nhân chiếm tỷ trọng gần 80% tương đương
42.030 triệu đồng, riêng cuối năm 2009 dư nợ của cá nhân chiếm trên 90% tỷ
trọng tổng dư nợ, nhưng nhìn chung tình hình dư nợ của đối tượng cá nhân tại
PGD tại thời điểm cuối năm 2009 cao hơn cùng kỳ năm 2008 gần 70% tương
đương tăng 28.320 triệu đồng. Trong khi đó, dư nợ của đối tượng doanh nghiệp
giảm 39,74% nhưng nhờ sự tăng lên của đối tượng vay là cá nhân nên PGD vẫn
đạt kết quả tốt trong chỉ tiêu dư nợ. Trong thời gian tới PDG nên đẩy mạnh nhiều
hình thức thu hút khách hàng là doanh nghiệp vì đây là đối tượng cần lượng vốn
lớn để sản xuất kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa), mặt khác rủi ro
tín dụng của đối tượng khách hàng này thấp hơn so với khách hàng là cá nhân vì
các doanh nghiệp luôn có xu hướng đặt uy tín của mình lên hàng đầu
Xét về thành phần kinh tế: do địa bàn hoạt động của PGD trong phạm vi
Thành phố Trà Vinh nên khách hàng vay vốn chủ yếu của PGD hoạt động trong
lĩnh vực SXPNN chiếm gần 60% dư nợ của PGD, tương ứng 31.355 triệu đồng
vào 31.12.2008 và 44.576 triệu đồng 31.12.2009 tăng 42,17%, tiếp đến là trong
những lĩnh vực khác như xây dựng hoặc cho các CB-CNV vay dưới hình thức ủy
nhiệm trích lương. Dư nợ của thành phần kinh tế này cũng tăng tại thời điểm cuối
năm 2009, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2008. Khác với xu hướng tăng của
thành phần kinh tế là SXPNN và thành phần kinh tế khác, cho vay thuộc lĩnh vực
nông nghiệp ngày 31.13.2009 giảm so với ngày 31.12.2008, giảm gần 40% so với
dư nợ cuối năm 2008, tương ứng giảm 1.268 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ
đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các hộ sản xuất
nông nghiệp dần chuyển sang buôn bán nhỏ lẻ hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác
như kinh doanh vàng, chứng khoán....
Xét về thời hạn tín dụng: do vừa mới thành lập, quy mô còn chưa lớn nên
PGD chủ yếu cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ vào
ngày 31.12.2008 và 31.12.2009. So với cuối năm 2008, dư nợ 31.12. 2009 của cả
ngắn hạn và trung hạn đều tăng. Cụ thể, dư nợ trung hạn tăng với tỷ lệ cao hơn,
tăng trên 55% so với cuối năm 2008 tương ứng tăng 11.093 triệu đồng, trong khi
dư nợ ngắn hạn tăng gần 40% với dư nợ tương ứng là 12.657 triệu đồng. Từ đó
cho thấy PGD đang có xu hướng chuyển từ cho vay ngắn hạn sang trung hạn do
PGD đã tạo được uy tín, thu hút sự giao dịch đối với các DN trên địa bàn. Trong
tương lai PGD nên quan tâm đến những dự án lớn, chất lượng cao, những hồ sơ
vay có thời gian dài hạn để đa dạng hóa các hình thức cho vay của mình.
Nếu dư nợ tín dụng ngày 31.12.2009 tăng so với dư nợ 31.12.2008 thì cuối
tháng 06 năm 2010 lại thấp hơn cùng kỳ năm 2009, tổng dư nợ giảm 4,64% tương
đương giảm 3.304 triệu đồng. Nguyên nhân là do sau một thời gian thực hiện
chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2009, ngân hàng trung ương đã sử dụng
chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu
năm, đặc biệt là với chính sách lãi suất thả nổi cũng làm giảm nhu cầu TD của
khách hàng vì thiếu sự ổn định, khách hàng khó xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp
với điều kiện của mình. Bên cạnh đó, PGD cũng thu nhỏ hoạt động cho vay vì sự
chưa nhất quán trong thông tư 13 của chính phủ về vấn đề sử dụng nguồn vốn huy
động để cho vay. Cụ thể, việc cấp TD từ nguốn vốn huy động không được vượt
quá các tỷ lệ quy định như sau: Đối với ngân hàng là 80%; đối với tổ chức tín
dụng phi ngân hàng là 85%. Trong Thông tư 13, quy định nguồn vốn huy động sử
dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho
bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Điều này đã gây phản ứng từ
Hiệp hội các Ngân hàng (VNBA) vì cho rằng tiền gửi không kỳ hạn của những đối
tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của
các tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao. Ngoài tỷ lệ 20% của
nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vay theo công thức trên, thì còn
khoảng 15% tiền gửi không kỳ hạn kể trên không được sử dụng để cho vay. Như
thế, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán lên tới 35% trên tổng nguồn
vốn huy động là quá cao, không hợp lý. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng
cần bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức TD trong nước vào nguồn vốn huy
động. Đó là lý do chính khiến dư nợ của PGD giảm vì PGD cũng là một trong
những bộ phận của hệ thống NHTM Việt Nam, chịu sự quản lý của NH nhà nước
nói chung và NH chi nhánh nói riêng.
- Về tổ chức kinh tế: nguyên nhân làm dư nợ giảm là do dư nợ tín dụng của
đối tượng cá nhân giảm mạnh, giảm 12,28% tương ứng giảm 7.877 triệu đồng
trong khi dư nợ của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng do tỷ trọng về cơ cấu cho vay
của đối tượng này chiếm tỷ trọng ít trong tổng dư nợ nên không làm cho tổng dư
nợ của PGD tăng lên.
- Về thành phần kinh tế: cũng giống với tình hình dư nợ cuối năm, đối tượng
SXPNN vẫn chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, tiếp đến là đối tượng khác và cuối
cùng là nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự tăng dư nợ trong lĩnh vực SXPNN thì dư
nợ ở lĩnh vưc khác và lĩnh vực nông nghiệp giảm với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt
trong lĩnh vực khác giảm gần 40% tương ứng với dư nợ giảm 9.700 triệu đồng. Do
vậy, dư nợ cuối tháng 6 năm 2010 đã giảm đáng kể so với cuối tháng 6 năm 2009.
- Về thời hạn tín dụng: Nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư
nợ, chiếm trên 60% tổng dư nợ tại thời điểm 30.06.2009 và 30.06.2010. Tuy
nhiên, dư nợ 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 giảm ở cả 2 khoản
mục nợ ngắn hạn và trung hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm 2.511 triệu đồng và
nợ trung hạn giảm 793 triệu đồng, nguyên nhân là do các hồ sơ tín dụng ngắn hạn
được giải ngân vào đầu năm 2009 đã được tất toán, trong khi lượng khách hàng
vay mới giảm do NH ngày càng quan tâm đến chất lượng TD.
3.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng
MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, PGD luôn không ngừng đổi mới
phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất
lượng nghiệp vụ tín dụng tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các tổ
chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu tài chính ta có
thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng mà
PGD đã đạt được trong 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 như sau:
Bảng 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TD CỦA NGÂN HÀNG
MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH
6t đầu 6t đầu
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009
năm 2009 năm 2010
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 55.476 77.893 73.132 69.262
Vốn huy động Triệu đồng 19.718 22.430 23.571 28.256
Doanh số cho vay Triệu đồng 71.987 95.750 80.596 78.913
Doanh số thu nợ Triệu đồng 18.357 72.040 63.077 88.408
Dư nợ Triệu đồng 53.630 77.340 71.149 67.845
Dư nợ bình quân Triệu đồng 26.279 62.866 74.245 69.497
Nợ xấu Triệu đồng 115 188 118 234
Dư nợ / Tổng nguồn vốn % 96,67 99,29 97,29 97,95
Dư nợ / Vốn huy động Lần 2,72 3,45 3,02 2,40
Hệ số thu nợ % 25,50 75,24 78,26 112,03
Nợ xấu/ tổng dư nợ % 0,21 0,24 0,17 0,34
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,70 1,15 1,30 2,04
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Tp. Trà Vinh)
- Về chỉ tiêu Dư nợ/ Tổng nguồn vốn
Qua hai năm 2008, 2009 tỷ lệ dư nợ/ tổng nguồn vốn của PGD khá cao trên
96%, đặc biệt trong năm 2009 tỷ lệ này đạt trên 99%, chứng tỏ tín dụng vẫn là
hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ/ tổng nguồn vốn của
PGD tương đối ổn định qua các năm, 06 tháng đầu năm 2009 và 2010 chỉ số này
cũng duy trì ở mức cao và chỉ chênh lệnh 0,66%.
- Về chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy động:
Trong 2 năm 2008 và 2009, sự tham gia của vốn huy động trong tổng dư nợ
còn thấp. Cụ thể, năm 2008 bình quân 2,72 đồng dư nợ có sự tham gia của 1 đồng
vốn huy động. Năm 2009, tình hình huy động vốn của PGD tuy có cải thiện nhưng
do tốc độ tăng trưởng của dư nợ cao hơn nên chỉ số vốn huy động trong tổng dư
nợ dư nợ tăng bình quân 3,45 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Tuy
nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2010 do tình hình dư nợ và huy động vốn giảm so
với cùng kỳ nên cứ 2.04 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Trong thời
gian tới, với nhu cầu vốn cố định ngày một tăng do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt
động tín dụng, cải tiến công nghệ …nên ngân hàng cần có nhiều biện pháp để tăng
nguồn vốn huy động không phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển như thời
gian qua.
- Về chỉ tiêu hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng
trả nợ của khách hàng. Tiến trình cho vay, thu nợ của PGD được thực hiện thông qua
cán bộ tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào
công tác của cán bộ tín dụng của PGD. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi
nợ của PGD càng chặt chẽ. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ năm 2008 tương đối
thấp chỉ đạt 25,5% , do mới đi vào hoạt động nên PGD chú trọng việc tạo uy tín với
khách hàng, mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số có nhiều thay
đổi trong năm 2009 và có xu hướng tăng, cụ thể năm 2009 đã đạt 75,24% và 6 tháng
đầu năm 2010 là 112,03% điều này chứng tỏ công tác thu nợ rất được PGD chú trọng
cũng như sự nổ lực đáng khích lệ của các cán bộ tín dụng tại PGD.
Mặc dù không thể chỉ dựa vào hệ số thu nợ để đánh giá chủ quan về hoạt
hiệu quả động tín dụng của ngân hàng nhưng thông qua chỉ tiêu này cho thấy ngân
hàng hoạt động khá tốt trong công tác thu hồi nợ cho vay.
- Nợ xấu/ tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh rõ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối với Ngâ
hàng MHB nói chung quy định tỷ lệ nợ xấu an toàn dưới mức 5%. Riêng đối với
các chi nhánh Ngân hàng ở các tỉnh tùy theo điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế
mà Ngân hàng MHB quy định tỷ lệ cho phù hợp với từng địa bàn. Đối với Ngân
hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Tp. Trà Vinh, thì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010 dao động ở mức 0,21% - 0,24% - 0,34
%. So với tình hình tăng trưởng của dư nợ thì đây là một kết quả khả quan của
những nỗ lực không ngừng. Kết quả này tạo một bước ngoặc cho đơn vị trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động
của PGD, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Hệ số này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ hoạt động TD
ngày càng được nâng cao và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả.
Nhìn chung, vòng quay vốn TD tăng và ổn định qua các năm, 2008 đạt 0,7
vòng, năm 2009 là 1,15 vòng, riêng 06 tháng đầu năm 2010 cũng tăng 2,04, tăng
hơn cùng kỳ năm 2009 là 0,74 vòng. Yếu tố góp phần làm cho vòng quay vốn tín
dụng của PGD tăng lên qua các năm là do PGD đã tập trung mở rộng tín dụng đối
với hộ sản xuất kinh doanh và chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, hơn nữa do chất
lượng tín dụng ngày càng được quan tâm nên các hộ sản xuất kinh doanh này sử
dụng vốn vay khá hiệu quả, nhu cầu vốn ngày càng cao để mở rộng quy mô hoạt
động của mình. Do đó, việc trả nợ cho NH luôn được đảm bảo đúng và đủ nhằm
giữ uy tín và quan hệ lâu dài đối với NH. Đồng thời, cũng là do sự nổ lực hết mình
của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ đến hạn. Tất cả những yếu tố này đã
góp phần thúc đẩy doanh số thu nợ và dư nợ bình quân tăng lên kéo theo vòng
quay vốn tín dụng của PGD cũng tăng.
3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI TÁC
ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH
TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH
3.3.1. Nhân tố bên trong
3.3.1.1 Nhân sự
a) Điểm mạnh
- Hầu hết cán bộ nhân viên đều là những cá nhân có nhiều kinh nghiệm, đạt
trình độ đại học và được điều chuyển từ ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Phòng hành chính ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh – PGD
Thành phố Trà Vinh - 2010).
- Ngân hàng chi nhánh thường xuyên đưa nhân viên đi học nâng cao bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp hoặc tạo điều kiện cho cán bộ
nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn… do ngân hàng phát triền nhà
ĐBSCL tổ chức.
b) Điểm yếu
Số lượng nhân viên làm việc tại PGD còn ít trong khi công việc tương đối
nhiều nên áp lực công việc cao.
3.3.1.2. Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt
động của ngân hàng. Ngân hàng cần phát triển các sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh
với những ngân hàng khác, thúc đẩy lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, sản phẩm của
PGD chủ yếu là sản phẩm truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ
hạn, các hình thức gửi tiết kiệm, cho vay ngắn hạn, trung hạn…, sản phẩm dịch vụ
thì đơn giản, chưa có sản phẩm dịch vụ đặc trưng.
a) Điểm mạnh
- Dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng tuy mới ra đời nhưng có lợi thế về mạng
lưới hoạt động, thẻ ATM của ngân hàng MHB là một trong những thành viên của
liên minh thẻ tín dụng nên có thể rút tiền mặt tại hầu hết các hệ thống máy ATM
trong toàn tỉnh.
- Tuy ngân hàng hoạt động không lâu nhưng các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng được nhiều khách hàng biết đến. Cái mà ngân hàng đem lại cho khách hàng
chính là một dịch vụ chu đáo và phục vụ công bằng, do đó tạo nhiều cơ hội cho
ngân hàng trong công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn qua thẻ ATM.
b) Điểm yếu
- Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng với các ngân hàng khác,
chưa đưa ra được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng.
- Ngân hàng chưa có hình thức huy động vốn bằng vàng, huy động VND đảm
bảo giá trị vàng, hình thức huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ chưa phát triển,
trong khi các ngân hàng khác như Sacombank, Agribank đã đưa nghiệp vụ này vào
thực hiện do đó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
3.3.1.3. Về cơ sở vật chất – kỹ thuật
a) Điểm mạnh
- Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố
Trà Vinh trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Trà Vinh (là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng phát Triển Nhà ĐBSCL), đây là ngân
hàng thương mại nhà nước nằm trong top 10 Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất
Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên ngân hàng MHB -
http://www.mhb.com.vn).
- Có mạng lưới giao dịch rộng, trụ sở khang trang, vị trí giao dịch thuận lợi:
gần chợ, giao thông thuận tiện, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
- Hiện nay toàn hệ thống MHB Trà Vinh có hơn 155 cán bộ nhân viên
(Nguồn: Phòng hành chính ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh) đều được
trang bị máy vi tính đáp ứng được nhu cầu làm việc trong môi trường hiện đại xử
lý số liệu nhanh, truy cập thông tin nâng cao kiến thức….
b) Điểm yếu
- Các máy vi tính, máy in, máy photo có một số đã được khấu hao hết nhưng
vẫn còn sử dụng, do đó thường xuyên bị hư hỏng, ảnh hưởng tiến độ làm việc của
nhân viên.
- Số lượng máy ATM nhìn chung còn ít vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng thẻ ngày càng tăng trên địa bàn.

3.3.1.4. Marketing
Hiện nay, hoạt động marketing dịch vụ là loại hình hoạt động được nước ta
ưu tiên phát triển. Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng nằm trong xu thế chung
này. Tuy nhiên, thời gian gần đây do có nhiều chi nhánh và PGD của các ngân
hàng ra đời trên địa bàn Thành phố Trà Vinh, do đó có sự cạnh tranh gay gắt trong
lĩnh vực nhại cảm này.
a) Điểm mạnh
- Nhờ hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng ở hầu hết các huyện và thị xã
nên công tác tuyên truyền, quảng cáo được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi.
- Được bình chọn là Thương hiệu mạnh theo bình chọn của Thời báo Kinh tế
Việt Nam, do đó uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao có tác động tích cực
đến việc tuyên truyền quảng cáo.
- Trong thời gian gần đây ngân hàng MHB còn có chương trình nghe radio
tiền vô thẻ đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều KH đón theo dõi.
b) Điểm yếu
- Hình thức quảng cáo chưa nhiều và thiếu đặc sắc chỉ bằng băng rôn ở chi
nhánh và các PGD.
- Tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ khá chung chung nên khách hàng
không thể biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có, vì vậy để
có thể gửi tiền khách hàng phải tiềm hiểu kỹ hơn, mất thời gian của khách hàng.
- Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm, tiếp thị chuyên nghiệp nên công tác
tuyên truyền còn hạn chế, chủ yếu là dựa vào hoạt động của cán bộ tín dụng tại
ngân hàng.
3.3.2. Nhân tố bên ngoài
3.3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a) Yếu tố tự nhiên
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh
Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Sóc Trăng và phía Nam
giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
Diện tích tự nhiên là 2.225km2 chiếm 5,63% diện tích vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước. Địa hình mang tính chất đồng bằng ven
biển có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh – www.travinh.gov.vn).
Trà Vinh có khí hậu ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa,
không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo cho Trà Vinh
có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp
chế biến …đòi hỏi một lượng vốn lớn khá lớn để mở rộng qui mô và chất lượng
các ngành nghề kinh doanh.
b) Yếu tố dân số và lao động
- Dân số: tỉnh Trà Vinh có 1.050.471 người, mật độ dân số trung bình là 472
người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc lớn đó là Kinh, Khmer và Hoa. Ðông
nhất là dân tộc Kinh có 726.677 người, chiếm 69,18%; dân tộc Khmer có 312.956
người, chiếm 29,79%; dân tộc Hoa có 10.838 người, chiếm 1,03%.
- Lao động: số người trong độ tuổi lao động khoảng 638.000 người (2009),
chiếm 60,73% dân số (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh –
www.travinh.gov.vn).
c) Yếu tố kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các
thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, các ngành thương mại – dịch vụ và
công nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể trong những năm qua đã đạt được
những thành tựu sau:
Bảng 5: CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH QUA CÁC NĂM TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009

Đơn vị tính: %
Năm
Cơ cấu kinh tế
2006 2007 2008 2009
Nông – Lâm – Ngư nghiệp 59,68 56,06 51,55 43,76
Công nghiệp – Xây dựng 17,58 19,35 21,09 25,08
Thương mại – Dịch vụ 22,74 24,59 27,36 31,16
(Nguồn http://www.travinh.gov.com.vn)

 Về Nông – Lâm – Ngư nghiệp:


Trà Vinh có tiềm năng kinh tế khá đa dạng và phong phú, với hơn 65 km bờ
biển, có nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, bãi mực tự nhiên,
bên cạnh đó lại tiếp giáp với vùng biển Đông – Trường Sa có độ sâu lớn và nhiều
loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá thu, cá chim... tạo
tiềm năng lớn cho phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà. Những năm qua, ngành thủy
sản của tỉnh liên tục đạt sản lượng cao, tỷ trọng giá trị (GDP) đạt 11,62% năm
2001, tăng lên 17,86% năm 2006, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001
và 75% năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. 7 tháng đầu
năm 2008, GDP của tỉnh tăng 13,39%, trong đó, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản ước
tăng 12,5%. Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa
dạng con nuôi như tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết... với diện tích nuôi năm 2001 là
13.600ha, năm 2006 là 38.000ha

 Về Công nghiệp – xây dựng, Thương mại – dịch vụ

Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế ưu tiên phát triển công nghiệp,
từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Về cơ cấu kinh tế đã có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm khu
vực nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2008 thể hiện ở khu vực nông
nghiệp từ 56,06% năm 2007 xuống 51,56%, công nghiệp và xây dựng từ 19,35%
lên 21,09%, dịch vụ từ 24,59% lên 27,36%.

..... . . . . . .V
ề Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH TRÀ VINH

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009

ĐVT: 1000 USD


Năm 2006 2007 2008 2009
Kim ngạch xuất khẩu 43.349 53.781 72.323 90.040
(Nguồn http://www.travinh.gov.vn/)

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là tôm đông lạnh, gạo, than hoạt tính và
tơ xơ dừa, chủ yếu xuất khẩu sang các trên thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây là
nhưng điều kiện tốt để các NH phát triển các hoạt động KD quốc tế như thu đổi
ngoại tệ, các nghiệp vụ cho vay XNK...
d) Yếu tố quốc tế
Năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế
thế giới. Đó là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hệ thống ngân hàng trong nước nói
riêng. Nếu không biết tận dụng những thời cơ, vượt qua những thách thức đó và đề
ra những chiến lược đúng đắn thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và
mất dần vị thế cạnh tranh trên sân nhà.
3.3.2.1. Phân tích môi trường vi mô
a) Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Do điều kiện hạn chế nên chỉ tập trung phân tích vào đối thủ cạnh tranh lớn
nhất của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh. Là một
ngân hàng có từ rất sớm với quy mô lớn, được sự tín nhiệm của phần lớn khách
hàng nên Ngân hàng NN&PTNN Trà Vinh thật sự là một đối thủ mà ngân hàng
cần phải quan tâm.
Điểm mạnh
- NHNN&PTNT Trà Vinh là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam, đây là ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.
- Có một hệ thống mạng lưới chi nhánh và PGD rộng nhất trên địa bàn, trụ
sở khang trang, rông rãi.
Điểm yếu: Các sản phẩm tương đối cũ, mặc dù đã tốn nhiều chi phí cho
công tác nghiên cứu thị trường nhưng nhìn chung chưa tạo được sản phẩm mới,
sản phẩm đặc trưng.
b) Phân tích các đối thủ cạnh tranh tiền ẩn
Bưu điện: Hiện nay hình thức tiết kiệm bưu điện đang phát triển mạnh, lãi
suất ngày càng hấp dẫn hơn, thời gian hoạt động trong ngày nhiều hơn so với ngân
hàng ( ngân hàng mở cửa từ 7h30 đến 17h, trong khi bưu điện thì hoạt động từ 7h
đến 20h . Hơn nữa, bưu điện lại có một hệ thống thiết bị hiện đại sẽ tạo nên ưu thế
cạnh tranh trên lĩnh vực tiền tệ sau này.
Công ty bảo hiểm: Lợi thế của công ty bảo hiểm là mạng lưới hoạt động
rộng, có thể đến từng nhà để huy động vốn. Cụ thể, Bảo Việt là công ty bảo hiểm
đầu tiên chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng, khi đó sự kết hợp của
loại hình ngân hàng và công ty sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của ngân
hàng trên thị trường tiền tệ.
Các ngân hàng cổ phần: Các ngân hàng cổ phần ngày càng mở rộng thị
trường. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Trà Vinh có 07 NHTM cổ phần đang
hoạt động và trong tương lai sẽ có thêm nhiều chi nhánh của các ngân hàng cổ
phần khác. Đặc biệt là sự ra đời của chi nhánh ngân hàng ACB vào cuối năm
2010. Ngoài ra, năm 2009 các ngân hàng trong nước còn phải chính thức đối mặt
với việc cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và đây là đối thủ
cạnh tranh không những mạnh về tài chính mà còn mạnh về nhiều mặt như: nhân
sự, phong cách làm việc chuyên nghiệp, trang bị kĩ thuật hiện đại....
c) Khách hàng
Tỉnh Trà Vinh một tỉnh nghèo, có nền kinh tế chưa phát triển mạnh, các
doanh nghiệp lớn chưa nhiều, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên KH chủ yếu của
Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh chủ yếu là: Các
hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ kinh doanh buôn bán, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ hoạt động trên địa bàn Thành phố và các huyện lân cận...
CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN
DỤNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG MHB
CHI NHÁNH TRÀ VINH - PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH

4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI
THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Đề tài tập trung phân tích các nhân tố về đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến nhu cầu vay vốn của hộ GĐ tại Thành phố Trà Vinh như tuổi chủ hộ, giới tính
chủ hộ, dân tộc, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của hộ GĐ…. Trong mổi yếu tố tác
giả đưa ra một số ý kiến, nhận xét, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai
nhóm hộ SXNN và SXPNN.
Bảng 7: DÂN TỘC CỦA HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Kinh 36 83,72 41 71,93 77 77,00
Dân Hoa 0 0,00 5 8,77 5 5,00
tộc Khơme 7 16,28 11 19,30 18 18,00
Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ tại Thành phố Trà Vinh)
Thành phố Trà Vinh là địa bàn có ba dân tộc chính Kinh, Hoa, Khơme cùng
sống và sản xuất. Trong đó, số hộ GĐ dân tộc kinh chiếm 77% tổng số hộ, hoạt
động trong cả hai lĩnh vực SXNN và SXPNN. Riêng dân tộc hoa có truyền thống
lâu đời là buôn bán nên hầu hết hộ GĐ người hoa ở đây hoạt động trong lĩnh vực
SXPNN.
Bảng 8: TUỔI CHỦ HỘ CỦA HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
< = 35 2 4,65 9 15,79 11 11,00
36 – 45 8 18,60 7 12,28 15 15,00
46 - 55 24 55,91 27 47,37 51 51,00
Tuổi > = 56 9 20,93 14 24,56 23 23,00
Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
Trung bình 46,65 48,05 47,45
Kiểm định T df = 97; P = 0,466
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị p trong kiểm định T, P = 0,466 ta kết luận không có sự khác biệt có
ý nghĩa về trị trung bình về tuổi chủ hộ của 2 nhóm hộ GĐ ở mức ý nghĩa 5%.
Tuổi chủ hộ dao động lớn từ 26 đến 63 tuổi, trong đó chủ hộ trên 46 tuổi chiếm
74% trong tổng thể. Tuổi trung bình của chủ hộ là 47,45 tuổi, đây là độ tuổi mà
chủ hộ đã học được nhiều kinh nghiệm từ cuộc sống, có suy nghĩ chính chắn và có
nhiều hướng sản xuất kinh doanh mới, vì vậy nhu cầu về nguồn vốn để sản xuất
cũng khá cao.
Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Trình Dưới THCS 16 37,21 8 14,04 24 24,00
THPT 12 27,91 25 43,86 37 37,00
độ Trung cấp, CĐ 9 20,93 9 15,79 18 18,00
học ĐH, trên ĐH 6 13,95 15 26,32 21 21,00
Tổng 43 100,00 57 100 100 100,00
vấn Chi-bình phương df = 3; P = 0,025
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị P trong kiểm định Chi – bình phương, P = 0,025 ta kết luận trình
độ học vấn và tính chất hộ GĐ có mối liên hệ với nhau ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể,
các hộ SXNN có trình độ học vẫn tương đối thấp, nhóm hộ SXNN có trình độ
dưới THCS chiếm trên 37%. Nhóm hộ SXPNN nhìn chung có trình độ cao hơn,
chủ hộ có trình độ ĐH và trên ĐH chiếm đến gần 30% trong tổng nhóm hộ.
Bảng 10: QUI MÔ HỘ GĐ CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Qui mô < = 3 11 25,58 9 15,79 20 20,00
4-5 19 44,19 32 56,14 51 51,00
GĐ 6–7 11 25,58 14 24,56 25 25,00
>=8 2 4,65 2 3,51 4 4,00
Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
Kiểm định T df = 98; P = 0,008
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị P trong kiểm định T, P = 0,008 ta kết luận có sự khác biệt có ý
nghĩa về trị trung bình về qui mô GĐ của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%. Phần lớn
hộ GĐ có từ 4 – 5 thành viên, chiếm trên 50% tổng số hộ. Do điều kiện KTXH,
chính sách KHHGĐ và sự tự nhận thức trong mổi hộ GĐ nên số GĐ có nhiều con
giảm, cụ thể hộ có qui mô trên 8 thành viên chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ còn 4%.
Bảng 11: SỐ LAO ĐỘNG TRONG GĐ CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Số 1-2 27 62,79 48 84,21 75 75,00
3-4 15 34,88 9 15,79 24 24,00
lao
5-6 1 2,33 0 0,00 1 1,00
động > 6 0 0,00 0 0,00 0 0,00
trong Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
Kiểm định T df = 84; P = 0,031

(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị P trong kiểm định T, P = 0,031 ta kết luận có sự khác biệt có ý
nghĩa về trị trung bình về số lao động trong GĐ của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thì lao động chính của hộ GĐ dao động từ 1 – 7
người. Trong đó, hộ SXPNN số lao động trong GĐ từ 1 -2 người chiếm gần 85%,
riêng đối với hộ SXNN tỷ lệ này tuy thấp hơn chỉ chiếm trên 60%. Đây chính là
nguồn lao động dồi dào góp phần phát triển KTXH ở địa phương.
Bảng 12: THU NHẬP TRUNG BÌNH/THÁNG CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
<1 4 9,30 0 0,00 4 4,00
1–3 20 46,51 16 28,07 36 36,00
Thu 3 - 5 8 18,60 21 36,84 29 29,00
5-7 7 16,28 7 12,28 14 14,00
nhập
>7 4 9,30 13 22,81 17 17,00
TB Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
Trung bình 4,87 5,27 5,097
Kiểm định T df = 98; P = 0,371
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Đới với nhóm hộ SXNN thì nguồn thu từ lúa, hoa màu, cây ăn quả và chăn
nuôi là chủ yếu, trong khi đó nhóm nông hộ SXPNN có nguồn thu chủ yếu từ việc
làm thuê, làm công ăn lương, buôn bán…
Do giá trị P trong kiểm định T, P = 0,371 ta kết luận không có sự khác biệt
có ý nghĩa về trị trung bình về thu nhập TB/tháng của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa
5%, trung bình hộ các GĐ có thu nhập 5,097 triệu đồng/tháng. Nhìn chung, thu
nhập của các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh từ 1 – 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ
trọng 65%. Số hộ có thu nhấp cao (trên 7 triệu) chiếm 17%.
Bảng 13: CHI TIÊU TRUNG BÌNH/THÁNG CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
<1 4 9,30 1 1,75 5 5,00
1–3 26 60,47 27 47,37 53 53,00
Chi 3-5 9 20,93 18 31,58 27 27,00
5-7 1 2,33 4 7,02 5 5,00
tiêu
>7 3 6,98 7 12,28 10 10,00
TB Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
Trung bình 3,01 3,86 3,495
Kiểm định T df = 98; P = 0,011
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Chi tiêu hàng tháng của các hộ chủ yếu dành cho lương thực, thực phẩm,
giáo dục, y tế, GTVT, vui chơi giải trí….Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa
5%, P = 0,011 < 0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về chi
tiêu TB/tháng của 2 nhóm hộ. Cụ thể, nhóm hộ SXPNN với thu nhập cao hơn thì
họ chi tiêu cũng nhiều hơn, chi tiêu TB của hộ SXPNN gần 4 triệu đồng/tháng, đối
với hộ SXNN chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Bảng 14: TIẾT KIỆM TRUNG BÌNH/THÁNG CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % N % n %
< 0,5 26 60,47 21 36,84 47 47,00
0,5 – 1,5 4 9,30 12 21,05 16 16,00
Tiết 1,5 – 2,5 6 13,95 13 22,81 19 19,00
2,5 – 3,5 5 11,63 4 7,02 9 9,00
kiệm
> 3,5 2 4,65 7 12,28 9 9,00
TB Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100.00
Trung bình 1,9 1,46 1,648
Kiểm định T df = 97; P = 0,046
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, P = 0,046 < 0,05 ta kết luận có sự
khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về yếu tố tiết kiệm TB/tháng của 2 nhóm hộ.
Nhóm hộ GĐ SXNN thường tiết kiệm nhiều hơn nhóm hộ SXPNN. ở Thành phố
Trà Vinh các hộ GĐ tiết kiệm còn thấp, trung bình 1,9 triệu đồng/tháng ở hộ
SXNN và 1,46 triệu đồng/ tháng ở nhóm hộ SXPNN.
4.2. THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH
PHỐ TRÀ VINH
4.2.1. Thông tin chung về lần vay vốn gần nhất
Bảng 15: THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ TN Tổng
n % N % n %
Đã Có 24 55,81 28 49,12 52 52,00
Không 19 44,19 29 50,88 48 48,00
từng
Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
vay Chi-bình phương df = 1; P = 0,507
vốn
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Giá trị P trong kiểm định Chi - bình phương, P = 0,507 ta kết luận không có
mối liên hệ về thực trạng vay vốn giữa 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%.
Bảng 16: THỰC TRẠNG VỀ CHỌN NƠI VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
Đã MHB 3 12,50 4 14,29 7 13,21
Khác MHB 21 87,50 24 85,71 45 84,91
vay
Tổng 24 100,00 28 100,00 52 100,00
tại
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Qua bảng số liệu ta thấy phần lớn các hộ tham gia vay vốn tại các ngân hàng
khác ngân hàng MHB chiếm gần 85% các hồ sơ vay vốn. Do trên địa bàn Thành
phố Trà Vinh hiện nay có nhiều ngân hàng hoạt động nên sự cạnh tranh diễn ra
ngày càng gay gắt. Do đó MHB cần có nhiều chính sách mới để thu hút khách
hàng ở cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay…

Bảng 17: THỰC TRẠNG MỤC ĐÍCH VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % N % n %
Mục Tiêu dùng 2 8,33 9 32,14 11 21,15
SXKD 16 66,67 16 57,14 32 61,54
đích
KD BĐS 1 4,17 0 0,00 1 1,92
vay Khác 5 20,83 3 10,71 8 15,38
vốn Tổng 24 100,00 28 100,00 52 100,00

(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)


Nhìn chung, các hộ GĐ vay vốn nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất kinh
doanh là chính chiếm trên 60% trong tổng số hồ sơ vay vốn.
Đối với hộ SXNN: các hộ này vay vốn chủ yếu để mua cây, con giống, đầu
tư các thiết bị hiện đại cơ giới hóa trong nông nghiệp, mua đất đai…
Đối với hộ SXPNN: nguồn vốn vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong KD,
mua hàng hóa, mở rộng qui mô sản xuất KD, mua nhà cửa, vật chất…
Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao,
chiếm trên 20% mục đích vay vốn của hộ GĐ. Riêng KD BDS là loại hình KD
tương đối mới so đối với của hộ GĐ nên các hồ sơ cho mục đích này còn khiêm
tốn, trong tương lai PGD cần mở rộng các DV cho đối tượng này.
Bảng 18: THỰC TRẠNG VỀ SỐ TIỀN ĐÃ VAY CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
< 50 15 62,50 9 32,14 24 46,15
Số 50 - 100 8 33,33 7 25,00 15 28,85
100 - 150 0 0,00 5 17,86 5 9,62
tiền 150 - 200 0 0,00 5 17,86 5 9,62
đã > 200 1 4,17 2 7,14 3 5,77
Tổng 24 100,00 28 100,00 52 100,00
vay Trung bình 56,46 116,71 88,904
Kiểm định T df = 44; P = 0,010
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Với mức ý nghĩa 5%, qua bảng số liệu ta thấy giá trị P của kiểm định T =
0,010 < 0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa trong số lượng tiền vay của hai
nhóm hộ GĐ, trung bình các hộ vay ở mức 88,904 triệu đồng. Do đặc điểm của
nhu cầu sản xuất nông nghiệp nên các hộ GĐ SXNN thường có nhu cầu có hạn
mức duới 50 triệu đồng chiếm 62,5%. Trong khi nhu cầu vay vốn trên 100 ở hộ
GĐ SXPNN chiếm 43%.
Bảng 19: THỰC TRẠNG VỀ THỜI G IAN VAY CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % N % n %
Thời < = 12 tháng 15 62,50 10 35,71 25 48,08
>12–36 tháng 8 33,33 13 46,43 21 40,38
gian
> 36-60 tháng 1 4,17 5 17,86 6 11,54
vay > 60 tháng 0 0,00 0 0,00 0,00
vốn Tổng 24 100,00 28 100,00 52 100,00
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Qua bảng số liệu, các hộ GĐ SXNN vay phục vu sản xuất theo mùa vụ nên
vay ngắn hạn là chủ yếu chiếm 62,5% , còn các hộ GĐ SXPNN vay trung hạn là
chính chiếm gần 65% số hồ sơ vay vốn.
4.2.2. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc vay vốn tại ngân hàng
Những chỉ tiêu để đánh giá sự hài lòng của khách hàng
- Lãi suất tiền vay
- Thủ tục vay vốn
- Phong cách phục vụ của GDV
- Tài sản đảm bảo
- Mạng lưới giao dịch
- Uy tín của ngân hàng
- Qui mô ngân hàng
- Các sản phẩm kinh doanh của NH
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Loại hình ngân hàng

Qua sử dụng Data Reduction gom nhóm nhân tố ta xác định được 4 nhóm

Bảng 20: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS – MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ XOAY

Chỉ tiêu đánh giá 1 2 3 4


Mức độ hài lòng về thủ tục vay vốn trong
.590
lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về mạng lưới GD của NH
.787
trong lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về uy tín của NH trong
.652
lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về qui mô của NH trong
.642
lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về cách đánh giá tài sản
.740
đảm bảo trong lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về chính sách tín dụng
.787
của NH trong lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về lãi suất trong lần vay
.827
gần nhất
Chỉ tiêu đánh giá 1 2 3 4
Mức độ hài lòng về các sp kinh doanh của
.710
NH trong lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về phục vụ của GD viên
.805
trong lần vay gần nhất
Mức độ hài lòng về loại hình NH trong lần
.841
vay gần nhất
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS)
Với ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 – 1.80 Rất không hài lòng
1.81 – 2.60 Không hài lòng
2.61 – 3.40 Trung bình
3.41 – 4.20 Hài lòng
4.21 – 5.00 Rất hài lòng
Bảng 21: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỘ GĐ VỀ LẦN VAY GẦN NHẤT
Nhân tố TB Đánh giá
m1: Mức độ hài lòng về thủ tục vay vốn và qui mô hoạt động của
3,726 Hài lòng
NH
Mức độ hài lòng về thủ tục vay vốn trong lần vay gần nhất 3,321 Trung bình
Mức độ hài lòng về mạng lưới GD của NH trong lần vay gần
3,642 Hài lòng
nhất
Mức độ hài lòng về uy tín của NH trong lần vay gần nhất 4,208 Rất hài lòng
Mức độ hài lòng về qui mô của NH trong lần vay gần nhất 3,736 Hài lòng
m2: Mức độ hài lòng về các chính sách TD của NH 3,660 Hài lòng
Mức độ hài lòng về cách đánh giá tài sản đảm bảo trong lần
3,585 Hài lòng
vay gần nhất
Mức độ hài lòng về chính sách tín dụng của NH trong lần vay
3,679 Hài lòng
gần nhất
m3: Mức độ hài lòng về lãi suất và các sản phẩm của NH 3,349 Trung bình
Mức độ hài lòng về lãi suất trong lần vay gần nhất 3,189 Trung bình
Mức độ hài lòng về các sp kinh doanh của NH trong lần vay
3,509 Hài lòng
gần nhất
m4: Mức độ hài lòng về phục vụ của GDV và loại hình NH đã
3,698 Hài lòng
chọn
Mức độ hài lòng về phục vụ của GD viên trong lần vay gần
3,642 Hài lòng
nhất
Mức độ hài lòng về loại hình NH trong lần vay gần nhất 3,811 Hài lòng
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS)
Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết các hộ GĐ đã từng tham gia vay vốn hài
lòng về: Thủ tục vay vốn, qui mô hoạt động của NH, các chính sách TD của NH,
hài lòng về phục vụ của giao dịch viên và loại hình NH mà hộ GĐ đã chọn, riêng
về lãi suất do hầu hết các NH sử dụng lãi suất thả nổi, lãi suất tăng giảm theo lãi
suất chung của thị trường nên đa phần các hộ GĐ bàng quan với nhân tố này, cũng
như không quan tâm đến các sản phẩm KD của ngân hàng.

4.3. NHU CẦU VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI
THÀNH PHỐ TRÀ VINH TRONG TƯƠNG LAI
4.3.1. Thông tin chung về kế hoạch vay vốn tại ngân hàng của các hộ GĐ
Bảng 22: NHU CẦU VAY VỐN SẮP TỚI CỦA CÁC HỘ GĐ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
Nhu Có 27 62,79 26 45,61 53 53,00
Không 16 37,21 31 54,39 47 47,00
cầu
Tổng 43 100,00 57 100,00 100 100,00
sắp Chi-bình phương df = 1; P = 0,088
tới
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Với mức ý nghĩa 5%, từ bảng số liệu ta thấy giá trị P của kiểm định Chi -
bình phương, P = 0,088 > 0,05 nên không có mối liên hệ về nhu cầu vay vốn tại
NH và tính chất hộ của nhóm hộ.
Bảng 23: DỰ ĐỊNH VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ GĐ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
Có nhu MHB 7 25,93 7 26,92 14 26,42
Khác MHB 20 74,07 19 73,08 39 73,58
cầu vay
Tổng 27 100,00 26 100,00 53 100,00
tại Chi-bình phương df = 1; P = 0,934
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Qua kiểm định Chi-bình phương ta xác định được giá trị P = 0,934 > 0,05
nên không có mối liên hệ về dự định lựa chọn nơi vay vốn cuả 2 nhóm hộ. Nhìn
chung do điều kiện kinh tế tại địa phương ngày càng phát triển nên nhu cầu vay
của các hộ GĐ trong thời gian tới tại ngân hàng MHB nói riêng và các NHTM nói
chung đã tăng so với thực trạng vay vốn của các hộ.

Bảng 24: MỤC ĐÍCH VAY VỐN DỰ KIẾN CỦA CÁC HỘ GĐ


Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
Mục Tiêu dùng 7 25,93 4 15,38 11 20,75
SXKD 18 66,67 20 76,92 38 71,70
đích
KD BĐS 0 0,00 1 3,85 1 1,89
vay Khác 2 7,41 1 3,85 3 5,66
vốn sắp Tổng 27 100,00 26 100,00 53 100,00

tới
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Về mục đích vay vốn dự kiến của 2 nhóm hộ GĐ, vay vốn để SXKD vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong các mục đích vay, chiếm trên 70% mục đích vay, riêng
mục đích vay vốn để KD BĐS còn thấp trong tổng mục đích vay của các hộ GĐ.
Bảng 25: SỐ TIỀN VAY VỐN DỰ KIẾN CỦA CÁC HỘ GĐ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
< 50 6 22,22 0 0,00 6 11,32
Số 50 – 100 17 62,96 8 30,77 25 47,17
100 – 150 1 3,70 6 23,08 7 13,21
tiền 150 – 200 2 7,41 9 34,62 11 20,75
muốn > 200 1 3,70 3 11,54 4 7,55
Tổng 27 100,00 26 100,00 53 100,00
vay Trung bình 71,48 155,96 112,92
Kiểm định T df = 32; P = 0,000
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Qua kiểm định T ta xác định có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình đối
với nhu cầu vay vốn cuả 2 nhóm hộ GĐ, trung bình mổi hộ có nhu cầu vay tăng,
đã đạt 112,92 triệu đồng. Trong đó, qui mô về nhu cầu vốn của nhóm hộ SXNN
vẫn thấp hơn các hộ SXPNN, cụ thể lượng vốn mà các hộ SXNN cần đáp ứng
dưới 100 triệu chiếm tỷ trọng cao trên 85%, tương ứng với hộ SXPNN thì chỉ có
khoảng 30%, chủ yếu các hộ SXPNN này cần lượng vốn tương đối nhiều trên 150
triệu chiếm trên 45%.
Bảng 26: THỜI GIAN VAY VỐN DỰ KIẾN CỦA CÁC HỘ GĐ
Nhóm hộ SXNN Nhóm hộ SXPNN Tổng
n % n % n %
Thời < = 12 tháng 11 40,74 2 7,69 13 24,53
>12–36 tháng 12 44,44 10 38,46 22 41,51
gian
> 36-60 tháng 4 14,81 13 50,00 17 32,08
vay > 60 tháng 0 0,00 1 3,85 1 1,89
sắp Tổng 27 100,00 26 100,00 53 100,00

tới
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do tính chất sản xuất theo mùa vụ và tâm lý sợ mắc nợ, nhìn chung các hộ
SXNN có nhu cầu vay vốn ngắn hạn, còn đối với các hộ SXPNN do nhu cầu vay
vốn lớn, chủ yếu vay với mục đích mở rộng qui mô SXKD nên họ thích vay trung
hạn, theo nhu cầu tương lai thì có gần 90% hộ GĐ SXPNN muốn vay trung hạn,
họ vừa xoay được vốn, vừa sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
4.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn tại ngân hàng
của các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng, số tiền
vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc xây dựng mô hình hồi qui tuyến
tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền khách hàng có nhu cầu vay là
cần thiết. Theo khảo sát thì có 53% hộ GĐ tại Thành phố Trà Vinh có nhu cầu vay
vốn sử dụng cho các mục đích như SXKD, vay tiêu dùng, vay vốn để khám chữa
bệnh, du học…(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010).
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn tại NH của hộ GĐ
a) Ảnh hưởng từ đối tượng đi vay: tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, số thành
viên trong GĐ, số lao động trong GĐ, thu nhập TB/tháng, chi tiêu TB/tháng, tiết
kiệm TB/tháng.
Trong đó:
- Giới tính được tác giả sử dụng biến giả để đưa vào mô hình hồi qui ( 1:
Nam; 0: Nữ).
- Tính chất hộ GĐ cũng sử dụng biến giả để đưa vào mô hình hồi qui (1: Hộ
SXNN; 0: Hộ SXPNN).
- Do Tiết kiệm = Thu nhập - Chi tiêu nên tác giả chỉ đưa biến tiết kiệm vào
mô hình hồi qui để đánh giá.
b) Ảnh hưởng khi tiếp cận TD
1. Mức độ ảnh hưởng của qui định về lãi suất tiền vay đến nhu cầu TD tại NH.
2. Mức độ ảnh hưởng của hồ sơ tín dụng đến nhu cầu TD tại NH.
3. Mức độ ảnh hưởng về thời gian thẩm định đến nhu cầu TD tại NH.
4. Mức độ ảnh hưởng về thời gian giải ngân đến nhu cầu TD tại NH.
5. Mức độ ảnh hưởng về chi phí đi lại đến nhu cầu TD tại NH.
6. Mức độ ảnh hưởng về phong cách phục vụ của GDV đến nhu cầu TD tại NH.
7. Mức độ ảnh hưởng về cách đánh giá TSĐB của NH đến nhu cầu TD.
8. Mức độ ảnh hưởng về lượng vốn cần được đáp ứng đến nhu cầu TD tại NH.
9. Mức độ ảnh hưởng về qui định thời gian trả nợ gốc lãi đến nhu cầu TD tại NH.
10. Mức độ ảnh hưởng về cơ hội đầu tư từ nguồn vốn đến nhu cầu TD tại NH.
11. Mức độ ảnh hưởng từ sự cấp thiết của nguồn vốn đến nhu cầu TD tại NH.
12. Mức độ ảnh hưởng về uy tín của ngân hàng đến nhu cầu TD.
13. Mức độ ảnh hưởng về chính sách cấp TD của NH đến nhu cầu TD.
14. Mức độ ảnh hưởng về loại hình NH đến nhu cầu TD tại NH.
Từ 14 mục hỏi tác giả kiểm định sự tương quan giữa các mục hỏi qua việc
tính toán Crobach Alpha để kiểm định tính chặt chẽ của các mục hỏi. Với hệ số
Crobach α = 0,630 tác giả đã loại ra hai mục hỏi: Mức độ ảnh hưởng về chi phí đi
lại đến nhu cầu TD tại NH (Crobach α6 = 0,648) và Mức độ ảnh hưởng về phong
cách phục vụ của GDV đến nhu cầu TD tại NH (Crobach α7 = 0,664). Tuy
Crobach α = 0,630 < 0,7 nhưng theo nghiên cứu của các giáo sư Nunnally (1978);
Peterson (1994) và Staler (1995) ta cũng có thể sử dụng được ở mức ý nghĩa này.
Tiếp theo ta kiểm định giả thiết các mục hỏi còn lại có hay không có tương
quan với nhau trong tổng thể hay nói cách khác ma trận tương quan tổng thể là
một ma trận đơn vị. Qua việc sử dụng SPSS để kiểm định ta đã bác bỏ giả thiết Ho:
Ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị. Ta được bảng số liệu sau:

Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ XOAY


Component
1 2 3 4
Mức độ ảnh hưởng của hồ sơ tín dụng đến
.933
nhu cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng về thời gian thẩm định
.962
đến nhu cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng về thời gian giải ngân
.868
đến nhu cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng về lượng vốn cần được
.908
đáp ứng đến nhu cầu TD tại NH
Mức độ ảnh hưởng về cơ hội đầu tư từ
.675
nguồn vốn đến nhu cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng từ sự cấp thiết của nguồn
.913
vốn đến nhu cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng về uy tín của ngân hàng
.770
đến nhu cầu TD.
Component
Mức độ ảnh hưởng về chính sách cấp TD
.654
của NH đến nhu cầu TD.
Mức độ ảnh hưởng về loại hình NH đến nhu
.812
cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng của qui định về lãi suất
.804
tiền vay đến nhu cầu TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng về qui định thời gian trả
.809
nợ gốc và lãi đến nhu cầu TD tại NH.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS)
Bảng 28: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN
NHU CẦU TD TẠI NGÂN HÀNG

TB Đánh giá
n1: Mức độ ảnh hưởng của thủ tục vay vốn đến nhu cầu TD tại
3,113 Trung bình
NH
Mức độ ảnh hưởng của hồ sơ tín dụng đến nhu cầu TD tại NH. 3,060 Trung bình
Mức độ ảnh hưởng về thời gian thẩm định đến nhu cầu TD tại
3,050 Trung bình
NH.
Mức độ ảnh hưởng về thời gian giải ngân đến nhu cầu TD tại
3,230 Trung bình
NH.
n2: Sự cần thiết về nhu cầu vốn ảnh hưởng đến cầu TD tại NH 3,907 Ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng về lượng vốn cần được đáp ứng đến nhu cầu
3,960 Ảnh hưởng
TD tại NH
Mức độ ảnh hưởng về cơ hội đầu tư từ nguồn vốn đến nhu cầu
3,710 Ảnh hưởng
TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng từ sự cấp thiết của nguồn vốn đến nhu cầu
4,050 Ảnh hưởng
TD tại NH.
n3:Mức độ ảnh hưởng về đặc điểm, thế mạnh của NH đến nhu
3,753 Ảnh hưởng
cầu TD tại NH
Mức độ ảnh hưởng về uy tín của ngân hàng đến nhu cầu TD. 3,920 Ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng về chính sách cấp TD của NH đến nhu cầu
3,820 Ảnh hưởng
TD.
Muc do anh huong ve loai hinh cua ngan hang den nhu cau TD 3,520 Ảnh hưởng
n4: Mức độ ảnh hưởng của qui định về lãi suất và thời gian trả
3,425 Ảnh hưởng
nợ đến nhu cầu TD tại NH
Mức độ ảnh hưởng của qui định về lãi suất tiền vay đến nhu cầu
3,4 Trung bình
TD tại NH.
Mức độ ảnh hưởng về qui định thời gian trả nợ gốc và lãi đến nhu
3,45 Ảnh hưởng
cầu TD tại NH.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS)
Vậy mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay của hộ GĐ có
dạng
Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + a8X8 + a9X9 + a10X10
Trong đó:
Y: Số tiền hộ GĐ dự định vay tại NH (triệu đồng)
X1: Mức độ ảnh hưởng của tuổi chủ hộ đến nhu cầu vay vốn tại NH
X2: Mức độ ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến nhu cầu vay vốn tại NH
= 1 Chủ hộ là Nam
= 0 Chủ hộ là Nữ
X3: Mức độ ảnh hưởng của qui mô GĐ đến nhu cầu vay vốn tại NH
X4: Mức độ ảnh hưởng của số lao động trọng GĐ đến nhu cầu vay vốn tại NH
X5: Mức độ ảnh hưởng của tính chất hộ GĐ đến nhu cầu vay vốn tại NH
= 1 Hộ GĐ SXNN
= 0 Hộ GĐ SXPNN
X6: Mức độ ảnh hưởng về tiết kiệm của GĐ đến nhu cầu vay vốn tại NH
X7: Mức độ ảnh hưởng của thủ tục vay vốn đến nhu cầu vay vốn tại NH
X8: Mức độ cấp thiết về nguồn vốn ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn tại NH
X9: Mức độ ảnh hưởng về đặc điểm, thế mạnh của NH đến nhu cầu vay vốn
X10: Mức độ ảnh hưởng của qui định về lãi suất và thời gian trả nợ đến nhu cầu
vay vốn tại NH
Các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi qui tuyến tính dựa trên các tiêu
chí mà tác giả tham khảo từ cán bộ TD tại NH và một số KH đến vay tại NH trong
quá trình thực tập. Đối với mổi khách hàng sự đánh giá về mức độ ảnh hưởng của
các tiêu chí là khác nhau. Nhưng những tiêu chí được trình bày như trên rỏ ràng là
các tiêu chí được khách hàng quan tâm khi vay vốn và ảnh hưởng đến nhu cầu
cũng như lượng vốn cần vay.
Bảng 29: KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY BẰNG SPSS

Sai số
Hệ số chuẩn t P
Hằng số 58,161 49,863 1,166 0,250
Tuổi -0,256 0,797 -0,322 0,749
Số thành viên trong GĐ 25,443 4,168 6,105 0,000
Số lao động trong GĐ -1,057 5,704 -0,185 0,854
Tiết kiệm TB/tháng -35,124 9,680 -3,629 0,001
Tính chất hộ GĐ -1,406 8,281 -0,170 0,866
Giới tính -0,013 7,400 -0,002 0,999
Mức độ ảnh hưởng của thủ tục vay vốn
-1,595 3,332 -0,479 0,635
đến nhu cầu TD tại NH
Sự cần thiết về vốn của khách hàng
-6,955 3,355 -2,073 0,044
ảnh hưởng đến nhu cầu TD tại NH
Mức độ ảnh hưởng về đặc điểm, thế
5,525 3,272 1,689 0,099
mạnh của NH đến nhu cầu TD tại NH
Ảnh hưởng của qui định về lãi suất
và thời gian trả nợ đến nhu cầu TD 6,564 2,997 2,190 0,034
tại NH
R2 = 90,9%
Giá trị F: 0,000
Durbin-Watson: 2,282
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng SPSS)
Từ kết quả xây dựng mô hình hồi qui được trình bày ở bảng trên, ta tiến hành
kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình, đồng thời phân tích, đánh giá mối tương
quan giữa bản thân các nhân tố được giải thích cũng như mối quan hệ giữa các
nhân tố trên số tiền các hộ GĐ muốn vay.
- Đánh giá ở mức độ phù hợp của mô hình: giá trị R2 = 90,9% có nghĩa là
90,9% nhu cầu vay vốn của hộ GĐ được giải thích bởi các biến phụ thuộc được
đưa vào mô hình, còn 9,1% các nhân tố nảh hưởng còn lại không được đưa vào mô
hình.
- Mối tương quan giữa chính các nhân tố giải thích cho nhu cầu TD: giá trị
Durbin-Watson = 2,282 chứng tỏ rằng các nhân tố này tác động đến nhau nhưng
không đáng kể, ta có thể bỏ qua hiện tượng tự tương quan. Do đó, hệ số tác động
của mổi nhân tố có thể phản ánh sự tác động của bản thân nhân tố đó đến số tiền
hộ GĐ muốn vay. Chính vì sự tương quan giữa các nhân tố khá nhỏ, khi một nhân
tố thay đổi, ta có thể ước lượng khá chính xác sự thay đổi của số tiền mà hộ GĐ
muốn vay thông qua hệ số tác động của nhân tố đó.
- Kiểm định giả thuyết H0: Hệ số F có giá trị kiểm định là 0,000 < α = 5%
→ Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, kết quả thu được từ mô hình có thể dùng để kết
luận cho cả tổng thể.
Đặt giả thuyết H0 : R2 tổng thể = 0 (Mô hình không có ý nghĩa suy diễn cho cả
tổng thể). Hệ số F có giá trị kiểm là 0,000, giá trị này rất nhỏ, ta đủ tin cậy để bác
bỏ giả thuyết H0. Như vậy, kết quả thu được từ mô hình có thể dùng để kết luận
cho cả tổng thể. Mặc khác, giá trị kiểm định F nhỏ cho thấy mô hình thu được là
rất tốt vì tổng cộng bình phương sai số ước lượng rất nhỏ so với tổng cộng độ biến
động của số liệu.
- Kiểm định sự phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình: Giá trị R2 chỉ thể
hiện được có ít nhất một chứ không phải tất cả nhân tố đưa vào mô hình có tác
động đến cầu tín dụng. Vì thế, ta cần đến kiểm định t, với giả thuyết H 0: βi = 0
(nhân tố thứ i không có tác động đến nhu cầu tín dụng) để tìm ra những nhân tố
phù hợp. Với mức ý nghĩa 5%, dựa vào kết quả kiểm định t ta xác định được có 4
nhân tố có giá trị kiểm định t rơi vào miền bác bỏ giả thuyết nhân tố không tác
động đến nhu cầu tín dụng (nằm trong miền giá trị (-t100;0,025; t100;0,025)). Đó là Số
thành viên trong GĐ, Tiết kiệm TB/tháng, Sự cần thiết và cấp thiết về vốn của
khách hàng ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng tại NH, Ảnh hưởng của qui định về
lãi suất và thời gian trả nợ đến nhu cầu tín dụng tại NH.
Như vậy, phương trình thể hiện nhu cầu tín dụng theo các biến có tác động
đến nó là:
Nhu cầu tín dụng = 58,161 + 25,443 Số thành viên trong GĐ – 35,124 Tiết
kiệm TB của GĐ/tháng – 6,955 Sự cần thiết về vốn của khách hàng ảnh hưởng
đến nhu cầu tín dụng tại NH + 6,564 Ảnh hưởng của qui định về lãi suất và thời
gian trả nợ đến nhu cầu tín dụng tại NH.
Tổng hợp các động của 4 nhân tố quyết định 90,9% thay đổi nhu cầu tín
dụng tại NH của hộ GĐ. Cụ thể tác động của từng nhân tố như sau:
- Hệ số hồi qui của biến số lao động trong GĐ là 25,443 có ý nghĩa thống kê
ở mức ý nghĩa 5%. Hộ GĐ đông thành viên sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Với
qui mô GĐ đông họ sẽ có nhu cầu vay nhiều tiền hơn để đáp ứng nhu cầu SXKD,
kiếm thêm thu nhập để thỏa mãn các nhu cầu trong GĐ. Cụ thể, khi số thành viên
trong GĐ tăng lên 1 người thì nhu cầu về vốn vay tại NH sẽ tăng lên 25,443 triệu
đồng.
- Hệ số hồi qui của biến tiết kiệm TB/tháng của hộ GĐ là – 35,124 có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có ảnh hưởng lớn làm giảm nhu cầu vay vốn tại
NH của các hộ GĐ. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế. Trong thực tế các
hộ GĐ có năng lực tài chính tốt, có thể mở rộng qui mô SXKH bằng nguồn vốn
mà GĐ đã tiết kiệm được. Vì vậy, số khoản vay để phục vụ cho các mục đích
SXKD, vay tiêu dung… thường thấp hơn các hộ tiết kiệm ít hoặc không có tiết
kiệm. Khi số tiền tiết kiệm của hộ tăng lên 1triệu thì nhu cầu về nguồn vốn vay tại
NH sẽ giảm xuống 35,124 triệu đồng.
- Về sự cần thiết và cấp thiết của vốn có hệ số hồi qui là – 6,955 có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nếu các hộ GĐ thật sự cần vốn một cách cấp thiết thì
họ có thể sẽ quyết định vay nóng ngoài thị trường và phải chịu mức lãi suất cao
hơn, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn tại NH. Khi sự cấp thiết về vốn tăng
lên 1% điều đó sẽ làm giảm nhu cầu vay vốn tại NH giảm đi 6,955%.
- Hệ số hồi qui của biến qui định về lãi suất và thời gian trả nợ đến nhu cầu
tín dụng tại NH là 6,564 tương ứng ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có thể giải thích
khi NH có nhiều chính sách về lãi suất và thời gian trả nợ phù hợp cho từng mục
đích vay vốn để các hộ GĐ có thể trả nợ theo điều kiện cụ thể của GĐ mình, sử
dụng vốn vay có hiệu quả mà không bị áp lực về việc trả nợ từ đó có thể chủ động
trong công tác trả nợ đặc biệt là đối với các hộ thương nghiệp. Khi NH có sự đa
dạng về lãi suất và thời gian trả nợ thì nhu cầu tín dụng tại NH sẽ tăng, nếu tăng
lên 1% thì nhu cầu vốn của hộ GĐ sẽ tăng tương ứng là 6,564%.
CHƯƠNG 5

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH
TỈNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH

5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MHB CHI NHÁNH TỈNH TRÀ
VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Năm 2009 tình hình kinh tế trên địa bàn có sự tăng trưởng rõ nét. Cơ cấu
kinh tế có sự chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường và tình hình ở địa
phương. Căn cứ vào tình hình trên, Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD
Thành phố Trà Vinh đề ra mục tiêu hoạt động trong thời gian tới như sau:
- Khách hàng: địa bàn tỉnh chưa có nhiều những doanh nghiệp lớn nên khách
hàng mục tiêu trước đây của ngân hàng là nông dân, các hộ sản xuất cá thể và
trong thời gian tới ngân hàng càng mở rộng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đặc biệt là các công ty xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến như chế biến
thức ăn gia súc, chế biến thuỷ sản…
- Dịch vụ: nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi bằng VNĐ và sẽ mở rộng
huy động vốn bằng ngoại tệ từ các nguồn kiều hối.
- Công nghệ: ngân hàng đầu tư nhiều trang thiết bị mới hiện đại, đổi mới quy
trình nhận tiền gửi tiết kiệm sao cho ngày càng tinh – gọn – nhẹ.
- Vị trí của ngân hàng: Do mới được thành lập cách đây gần 3 năm nên ngân
hàng còn non trẻ, chưa được nhiều người biết đến, thị phần còn hạn chế so với các
ngân hàng khác trên địa bàn. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh các công
tác tuyên truyền để mọi người dân có thể biết đến, tăng cường cạnh tranh mở rộng
uy tín và qui mô của ngân hàng.
- Thị trường: Phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi
nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh chủ yếu là cho các khách hàng tại
Thành phố Trà Vinh, và sẽ mở rộng giao dịch trong toàn tỉnh nói riêng và cho tất
cả các khách hàng có nhu cầu nói chung.
- Mối quan tâm đối với nhân viên: thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu
giữa các đơn vị PGD và chi nhánh, tổ chức đi tham quan du lịch vào mổi năm.
Tăng cường cử những cán bộ trẻ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ ĐÁP ỨNG NHU
CẦU TD CUẢ HỘ GĐ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH
- PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Tín dụng một trong những hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu chủ yếu
cho ngân hàng. Ngân hàng một khi muốn mở rộng kinh doanh tiền tệ thì phải tối
đa hóa lợi nhuận, vì vậy, công việc đầu tiên, ưu tiên nhất hiện nay là làm sao để
nâng cao hiệu quả TD, giữ lấy uy tín cho NH. Hoạt động TD phải có hiệu quả từ
việc sử dụng tốt các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động thì ngân hàng mới
có thể phát triển cao và bền vững.
Đề tài xuất phát từ hoạt động thực tế của ngân hàng trong việc cho các hộ
GĐ vay vốn. Qua đó, trình bày những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tín
dụng nói chung và tín dụng cho hộ GĐ nói riêng trong việc hỗ trợ vốn đúng lúc,
đúng nhu cầu đáp ứng được tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
5.2.1. Các giải pháp về huy động vốn
a) Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn
Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của PGD đã tăng
nhanh, nhưng vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Vì
vậy, tăng cường vốn huy động vẫn là yêu cầu cần đặt ra, vừa để đáp ứng nhu cầu
vay vốn của người dân, vừa hạn chế vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Trước hết
PGD cần có chính sách hợp lý nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp
cụ thể như sau:
- Thành phố Trà Vinh là địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ngân hàng
cạnh tranh nhiều. Do đó, PGD cần phải tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới hoặc
cải tiến sản phẩm cũ (tiết kiệm người cao tuổi, khuyến mãi nhân dịp lễ Tết…),
nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, chi trả
tiền mặt theo yêu cầu, chi trả kiều hối một cách nhanh chóng với thủ tục đơn giản
như KH có thể điện thoại hoặc fax đến NH yêu cầu trích tiền từ tài khoản của KH
để phục vụ cho các mục đích nêu trên, tăng cường các tiện ích của thẻ ATM
(thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền điện nước, điện thoại, nộp thuế, mua card
điện thoại….).
- Đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm không chỉ dừng lại ở các kỳ hạn 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng, mà NH cần có kế hoạch chuyển hóa tiền gửi
không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho khách hàng. Ví dụ: khi khách hàng gửi tiết kiệm
không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng
quyền lợi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiết kiệm có thể đa dạng như tiết kiệm 2,
3, 4, 5 tháng… không gói gọn trong quí, năm như hiện nay.
- Mở rộng và phát triển các hình thức tiết kiệm qua bưu điện, tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi người dân có thể gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, dù
số tiền nhiều hay ít thì cũng có thể gửi được. Tiếp tục mở rộng hình thức huy động
vốn tại GĐ, các bộ TD có thể đến từng hộ GĐ, từng xã, phường để huy động vốn
trực tiếp vừa có thể giới thiệu về NH vừa huy động được vốn.
- Cần triển khai rộng rãi việc mở tài khoản cá nhân, phối hợp với các đơn vị
trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM của ngân hàng MHB, sử dụng séc cá nhân
thanh toán qua NH để có thể tập trung được nguồn vốn của các tầng lớp dân cư.
b) Áp dụng lãi suất huy động phù hợp
- Lãi suất luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi gửi tiền. Tâm
lý chung là KH sẽ tính toán xem sau một khoảng thời gian thì tiền lãi sẽ là bao
nhiêu và họ thường so sánh lãi suất giữa các NH với nhau. Do đó, ngân hàng phải
thường xuyên cập nhật, điều chỉnh lãi suất linh hoạt, có các chính sách lãi suất
cạnh tranh phù hợp với thị trường nhằm lôi kéo được khách hàng.
- Áp dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong
thời gian dài lãi suất sẽ cao hơn món tiền nhỏ, nghĩa là trong cùng một khoảng thời
gian gửi một khoản tiền lớn sẽ có lãi suất cao hơn gửi một khoản tiền nhỏ hoặc gửi
nhiều lần lấy trọn một lần, lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này sẽ
giúp người dân tích lũy tiền hoặc gửi tiền một lần mà rút ra nhiều kỳ.
c) Đẩy mạnh các hoạt động Marketing cho ngân hàng
PGD nên cùng với chi nhánh đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng cường
công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức, nhằm tăng
nguồn vốn huy động, nắm bắt cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đồng thời mở rộng một số
dịch vụ NH, tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng, mở rộng đầu tư
TD cho các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức, cụ thể như sau:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Thời báo ngân hàng,
báo Đầu tư tài chính, các kênh truyền hình được nhiều người yêu thích như VTV,
THVL, HTV…, quảng cáo thương hiệu Ngân hàng MHB để nhiều khách hàng biết
đến. Thực hiện quảng cáo tiếp thị trên các băng rôn, phát tờ rơi với đầy đủ thông
tin về các sản phẩm kinh doanh của NH, lãi suất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng
kèm theo…, tài trợ các chương trình xã hội.
Thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên duới nhiều hình thức:
- Tặng các sản phẩm khuyến mãi có in logo của ngân hàng như thẻ ATM, áo
thun, áo mưa, ly…tạo điều kiện cho các khách hàng thường xuyên vào danh mục
khách hàng truyền thống, thu hút các khách hàng tiềm năng qua các chương trình
giới thiệu sản phẩm của ngân hàng.
- Các ngày lễ tết, sinh nhật, kỷ niệm…. NH nên đưa ra các chương trình
chăm sóc khách hàng truyền thống.
- Tặng học bổng cho sinh viên, thường xuyên thực hiện các chương trình từ
thiện như thăm viếng người neo đơn, trẻ em khuyết tật…, tài trợ các chương trình
hội thao, văn hóa, văn nghệ….
Huy động vốn của ngân hàng không nên gói gọn trọng một vài chỉ tiêu như
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân hay DN mà sẽ được mở rộng
cho tất cả các đối được. Từ đó, làm giảm áp lực cho nguồn vốn huy động, giảm rủi
ro do thiếu vốn giúp ngân hàng sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp vào các
mục đích kinh doanh của ngân hàng.
5.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn
a) Đơn giản hóa qui trình cho vay
Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển của các loại hình ngân hàng,
các TCTD, cùng với sự đa dạng của các hoạt động và các loại hình tín dụng đã tạo
nên một thị trường sôi động. Những điều đó cũng chứa nhiều vấn đề mâu thuẫn,
tạo nên sự cạnh tranh kém lành mạnh.
Là một PGD, trực thuộc sự quản lý của chi nhánh ngân hàng MHB chi nhánh
Trà Vinh, đối với các khoản cho vay lớn thì PGD chỉ được cho vay trong phạm vi
ủy quyền của tổng giám đốc. Do đó, nhiều hồ sơ phải mất một khoảng thời gian
xét duyệt, trãi qua nhiều khâu xử lý từ lập tờ trình, thẩm định dự án, xét duyệt
TSĐB… làm mất thời gian của khách hàng.
Xuất phát từ những vấn đề trên PGD có thể xem xét kỹ hơn về vấn đề trên để
có thể giá một cách nhanh, gọn nhẹ, trên cơ sở chính xác và có khoa học.
Các khoản vay cần được bảo lãnh bằng tài sản đảm bảo bằng vật chất hoặc
sự bảo lãnh của bên thứ ba….Tuy nhiên, cũng không nên coi đây là điều kiện tiên
quyết mà phải xem xét đến tính khả thi về kế hoạch SXKD của khách hàng.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nên thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất đối với các khoản vốn để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động SXKD của
khách hàng. Từ đó, có thể hỗ trợ, tư vấn thêm cho khách hàng về điều khoản tín
dụng, qui định về lãi suất thả nổi mới ….
b) Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay
Hiện nay trong cơ cấu cho vay thì cho vay trung hạn chỉ chiếm khoảng 37%
tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chưa đầu tư cho vay dài hạn. Vì thế trong
tương lai ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp ứng
tốt hơn nhu cầu vốn của người dân, đồng thời giảm bớt chi phí hoạt động cho ngân
hàng.
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra ngân hàng cần tổng kết, điều tra, nghiên
cứu thị trường, hướng vào thị hiếu người tiêu dùng để có thể đa dạng hóa sản
phẩm tín dụng của NH, phát triển các sản phẩm mới (như cho vay theo hình thức
cầm cố, chiết khấu hoặc bảo lãnh thương phiếu, cho vay dưới hình thức cho thuê
tài chính…), cải tiến các sản phẩm cũ (như cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, cho
vay hạn mức dự phòng, cho vay ủy thác, cho vay thực hiện đề án…) để có thể đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cần đa dạng hóa thời gian vay vốn không chỉ gói gọn
trong cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, mà nên căn cứ vào đặc điểm
SXKH của khách hàng để xây dựng thời gian cho vay phù hợp. Tạo điều kiện cho
khách hàng trả nợ trước hạn và được hưởng các chế độ về lãi vay theo thời gian tất
toán hợp đồng tín dụng. Riêng đối với các khách hàng có nợ quá hạn cần điều tra,
xem xét để có quyết định xử lý phù hợp nhất. Nếu họ là khách hàng có chất lượng
(luôn trả lãi đầy đủ, đúng hạn, có kế hoạch SXKD tốt). Tránh gây áp lực về thời
gian trả nợ vừa có thể cũng cố niềm tin ở KH, vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục
sản xuất thông qua việc cho vay lại hồ TD nếu họ giải trình được các lý do hợp lý
về việc trả nợ trễ hạn. Xây dựng một có cấu lãi tiền vay phù hợp, đa dạng theo
nghề KD, có chính sách lãi suất ưu tiên đối với các dự án khả thi.
Bên cạnh đó, để tiếp tục đạt được mục tiêu là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
Việt Nam (năm 2008), thời gian tới NH cần chú trọng hơn nữa các sản phẩm tín
dụng dành cho đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng là các hộ GĐ hoặc các
DN vừa và nhỏ. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần cải tiến mở rộng hơn nữa các sản
phẩm đối với đối tượng khách hàng là công nhân viên chức với các sản phẩm như
cho vay cán bộ công nhân viên, ủy nhiệm trích lương, cho vay chơi chứng khoán,
cho vay tiểu thương…
c) Thu hút khách hàng đến với ngân hàng
Ngày nay trong môi trường cạnh tranh gay gắt PGD không thể thụ động chờ
khách hàng tự tìm đến với mình mà cần phải hiểu rỏ KH là người đem lại nguồn
thu cho NH chứ không ai khác. Vì vậy, PGD cần phân khúc thị trường để tìm hiểu
rỏ hơn về thị hiếu khách hàng để mở rộng thị phần nâng cao vị thế, thương hiệu
của mình.
Ngân hàng cần phải đa dạng hóa sản phẩm cho vay. Chẳng hạn cùng một
món vay nhưng nếu khách hàng vay trong vòng 24h với số tiền nhỏ hơn 5 triệu thì
không phải trả lãi. Ngoài ra, có thể thêm nhiều tiện ích khác để có thể phục vụ KH
chu đáo hơn. Tuy nhiên, nếu biết được tiện ích đó có được KH quan tâm hay
không, thì PGD cần chủ động tham khảo ý kiến KH thông qua các cuộc thăm dò,
khảo sát ý kiến KH, đánh giá mức độ hài lòng của KH về các dịch vụ của PGD, vì
sản phẩm cho vay mà PGD cung cấp được khách hàng quan tâm đồng nghĩa với
sản phẩm của PGD được chấp nhận, tăng nguồn thu cho DV, giảm thiểu rủi ro cho
hoạt động TD.
Để thu hút khách hàng, PGD nên có sự hợp tác với các công ty, DN, các cơ
sở SXKD, mở rộng thực hiện thanh toán trọn gói mua TSCĐ, sản phẩm tiêu dùng
qua NH, giúp KH tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm thiểu lượng tiền mặt lưu
thông trong xã hội. Tuy thu hút khách hàng là cần thiết nhưng vấn đề không phải
khách hàng nào ngân hàng cũng nhắm đến. Sàng lọc, lựa chọn khách hàng tốt, cho
vay hạn chế khách hàng thiếu khả năng trả nợ, tránh xa khách hàng cung cấp thông
tin gian dối, dùng xảo thuật lừa gạt NH là việc làm cần thiết.
Thành phố Trà Vinh là nơi có dân số đông trên địa bàn, cùng với mức sống
ngày càng được nâng cao, nhu cầu nhà ở, đất ở của hộ GĐ ngày càng tăng. Tuy là
những KH nhỏ nhưng với số lượng nhiều cùng với tình hình thu nhập ổn định nên
các hộ GĐ là khách hàng lâu dài mà PGD cần hướng đến. Bên cạnh đó, với chính
sách thu hút nhân tài ở nước ngoài về Việt Nam sinh sống và làm việc, khi đó, nếu
có sự hợp tác tốt với công ty xây dựng và công ty địa ốc, PGD có thể cung cấp tốt
các dịch vụ cho kiều bào thì đây là thị trường đầy tiềm năng, là món mồi béo bở
cho ngân hàng.
d) Tăng cường kiểm tra công tác thu hồi nợ
Đa số các trường hợp phát sinh nợ quá hạn có thể do nguyên nhân sự thiếu
thận trọng của cán bộ TD sau khi giải ngân. Điều này dẫn đến sự thiếu trách nhiệm
của KH đối với khoản vay. Đối với MHB cho vay ngắn hạn thì kiểm tra 3 – 6
tháng/lần, còn trung dài hạn thì 1 năm/lần. Ngoài việc yêu cầu KH cung cấp các
báo cáo tài chính có liên quan, cán bộ TD còn định kỳ kiểm tra thực tế nếu phát
hiện ra những sai phạm trong sử dụng vốn hoặc những khó khăn trong quá trình
sản xuất thì có những biện pháp kịp thời, hạn chế sự thiệt hại của KH cũng như
NH, từ đó phòng ngừa rủi ro cho chính ngân hàng. Có thể nói công tác kiểm tra
sau khi cho vay là biện pháp tốt nhất để hạn chế rủi to TD có thể xảy ra vì vây
PGD cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra sau khi giải ngân.
5.2.3. Các giải pháp đồng bộ khác
a) Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- NH nên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay
nghề chuyên môn cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên ở các phòng ban.
- Tăng cường đào tạo cán bộ nhất là cán bộ hiểu biết về khoa học kỹ thuật,
công nghệ thông tin để tăng tốc độ xử lý nghiệp vụ bằng phần mềm. tránh các rủi
ro về hệ thống kiểm soát nội bộ…
- PGD nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề dành riêng cho
nhân viên, kết hợp với việc mời chuyên gia trong ngành đến báo cáo, giảng dạy,
tạo điều kiện cho mổi nhân viên học hỏi thêm kinh nghiệm, cũng cố và nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần tạo niềm tin cho khách hàng, thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của PGD ngày một hiệu quả hơn.
b) Đẩy mạnh ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ hiện đại nhất là công nghệ
thông tin
Chỉ trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại thì ngân hàng mới có điều kiện
triển khai các loại hình dịch vụ mới, mở rộng đối tượng và phạm vi khách hàng.
Công nghệ thông tin cho phép NH nắm bắt, cập nhật đầy đủ thông tin từ phía KH,
cho phép giảm thiểu rủi ro trong công tác. Công nghệ hiện đại giúp PGD giảm
thiểu chi phí, giảm thời gian trong giao dịch. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh
– PGD Thành phố Trà Vinh cần phối hợp với chi nhánh và các PGD khác tạo một
website riêng cho MHB tỉnh Trà Vinh vì đây cũng được coi như là một kênh
quảng cáo thương hiệu của mình, các website của NH được ví như trung tâm
thông tin của NH, mọi lúc, mọi nơi, khách hàng đều có thể truy cập tìm hiểu thông
tin về các dịch vụ mà PGD cung cấp, đồng thời PGD cũng có thể tiếp cận với KH
một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
c) Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Với mục tiêu trở thành ngâh hàng bán lẻ hàng đầu trên thị trường tiền tệ đầy
tiềm năng như ở nước ta thì việc mở rộng mạng lưới hoạt động là nhiệm vụ chiến
lược hàng đầu của ngân hàng MHB. Để có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thì
đòi hỏi PGD phải quan tâm hơn nữa cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là
những nơi tập trung đông dân cư, có tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ để
có thể đáp ứng và nắm bắt kịp thời nguồn vốn huy động. Mở rộng thêm các đối
tượng huy động ở trường học, bệnh viên….bằng các hình thức như mở tài khoản
thanh toán, tài khoản tiền gửi phục vụ cho nhu cầu thanh toán chuyển tiền cho học
sinh, sinh viên và bệnh nhân….
CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN


Tín dụng luôn đóng vay trò quan trọng trọng hoạt động của PGD. Nó vừa là
hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu góp phần vào sự tồn tại và phát triển của
PGD, nhưng cũng đồng thời là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của PGD.
Thu lãi từ hoạt động TD chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng đem
lại thu nhập cho PGD. Nếu muốn đạt được lợi nhuận cao thì hoạt động TD phải
không ngừng được nâng cao. Ngoài ra, PGD còn phải chú trọng đến công tác huy
động vốn để hoạt động TD được mở rộng, phục vụ cho yêu cầu phát triển của
PGD trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sự đóng góp của PGD trong nền kinh tế rất quan trọng. PGD là chiếc cầu nối
để luân chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chính việc nhận ra vai trò quan trọng này, tập thể cán bộ nhân viên trong PGD
luôn nổ lực làm việc với quyết tâm cao để giữ vững thương hiệu, tạo một chổ
đứng vững vàng trong hệ thống NHTM nói chung và cả thị trường tài chính nói
riêng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh
Qua thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại PGD, tác giả nhận thấy hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động TD cho hộ GĐ nói riêng khá tốt, biểu
hiện qua chất lượng TD ngày càng tăng. Tuy nhiên, để hoạt động TD của PGD
ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời các văn bản, chỉ đạo của Ngân
hàng Nhà nước, Ngân hàng MHB Việt Nam về diễn biến lãi suất cho vay, lãi suất
huy động trên thị trường để có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn
một cách an toàn, hiệu quả. Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và có nhiều
chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi
từ cá thể, hộ GĐ và doanh nghiệp với các hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn,
lượng tiền,... Chủ động tiếp cận các dự án đầu tư và sẽ đầu tư vào tỉnh để thu hút
nguồn vốn.
- Thực hiện điều tra kinh tế hộ thường xuyên để phân loại hộ từ đó có chính
sách đầu tư thích hợp. PGD cần tìm nguyên nhân mà các hộ có nhu cầu vay vốn
nhưng chưa liên hệ vay để có kế hoạch phát triển đầu tư.
- Phân loại KH trên cơ sở uy tín, số dư tiền gửi hay KH có giao dịch lâu năm
để áp dụng mức lãi suất thích hợp và có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số
trúng thưởng, tri ân khách hàng…nhằm duy trì KH cũ khuyến khích khách hàng
mới. Tiếp tục chọn lọc khách hành tốt, nâng cao chất lượng công tác thẩm định,
mở rộng và đẩy mạnh thêm loại hình cho vay, chứng minh tài chính du học.
Nghiên cứu đẩy mạnh các loại hình dịch vụ của NH, đa dạng hóa các sản phẩm,
nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm, thực hiện các giao dịch an
toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, không gây phiền hà cho khách hàng.
- Nêu kiến nghị với NH cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng về PGD nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động, tránh những rủi ro do cán bộ tín dụng quá tải về
công việc dẫn đến không nắm vững thông tin về khách hàng.
- Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân,
các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu
hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư liên thông
gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- Thường xuyên trao đổi với các PGD khác ở các huyện để có thể học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác.
6.2.2. Đối với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh
- Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có thể kêu gọi vốn
đầu tư từ các tổ chức trên thế giới để có được nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp NH
có thể đầu tư vào các món vay trung, dài hạn trong và ngoài tỉnh.
- Điều chỉnh mức lãi suất thích hợp, chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối
tượng KH vay vốn để duy trì KH hiện hữu và thu hút thêm nhiều KH mới.
- Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay để làm tăng khả
năng cạnh tranh với các NH khác.
6.2.3. Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương nên tăng cường cung cấp thông tin về KH, giúp
PGD nắm được cụ thể tình hình kinh tế của từng hộ khi họ có nhu cầu vay vốn.
- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi,
cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.
- Sớm quy hoạch khu dân cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng
như xác lập quyền sở hữu tài sản đối với các hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn
để người dân có điều kiện tiếp cận vốn vay, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.
- Vận động mở rộng sản xuất với việc vay vốn NH để phát triển sản xuất tạo
công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi. Cần có chương trình khuyến
nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
thông qua phòng nông nghiệp.
- Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập huấn
nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế một cửa, một dấu, giải quyết nhanh các thủ tục để
hộ GĐ có thê vay vốn kịp thời, giảm chi phí đi lại của người dân.
6.2.4. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
- Quy định việc cung cấp thông tin giữa NH, Thuế vụ và các cơ quan pháp
luật (Viện kiểm sát, Công An, Tòa Án,...) nhằm tránh rủi ro cho các tổ chức TD.
- Duy trì nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc, khuyến khích hình thành
và phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán tạo tiền
đề thúc đẩy, cải tiến và đổi mới công nghệ Ngân hàng, từng bước hội nhập nền
kinh tế thế giới
- Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu
quả trên nền tảng các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và tiên tiến. Xây dựng và
thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính
chuyển đổi của Việt Nam Đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, Trường Đại học
Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại - Nguyễn Thanh Nguyệt, (2006). Giáo trình Quản trị Ngân
hàng, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Lưu Thanh Đức Hải (2003), Bài giảng nghiên cứu Marketing ứng dụng
trong các ngành kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
4. Mạc Quang Huy, (2009). Cẩm nang ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Ái Kết (1997), Giáo trình Lý Thuyết Tài chính Tín dụng, Trường Đại
học Cần Thơ.
6. Mai Văn Nam, (2008). Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn
hóa thông tin.
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2006), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Đặng Như Vân, Lê Xuân Nghĩa, Vũ Quang Thịnh, Phạm Ngọc Linh
(2006),
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính:
Trường hợp ngành ngân hàng.
Các webbsite
- Huy Thắng (2010). Ngân hàng nhà nước sửa thông tư 13 sát hơn với thực
tế,
http://tintuc.xalo.vn/00208623556/ngan_hang_nha_nuoc_sua_thong_tu_13_s
at_hon_voi_tinh_hinh_thuc_te.html
- Thời báo kinh tế (2008). Chốt lại những biến động lãi suất,
http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/14797/index.aspx.
- Nguyễn Tuấn Anh (2009). Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và
tăng trưởng kinh tế, http://nganhang.anet.vn/nganhang/moi-quan-he-giua-
lai-suat-va-ty-gia-hoi-doai/v876.
- Nguyễn Thị Mùi (2010). Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và
những vấn đề đặt ra,
http://www.vietinbankschool.edu.vn/Home/Article.aspx?Id=519.
- Phan Nam (2010). Mất sàn vàng về đâu,
http://dddn.com.vn/20100107092631912cat81/mat-san-vang-ve-dau-.htm
- Lương Xuân Quỳnh, Mai Ngọc Cường, Nguyễn Quốc Hôi, (2010).
Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và khuyến nghị chính sách cho năm
2010, http://quantritructuyen.com/chi-tiet/lam-phat-va-tinh-hinh-lam-phat-
o-viet-nam/1863.html.
Nguyễn Tiến Dũng (2009). Kinh tế Việt Nam năm 2009 đối mặt với cơn
khủng hoảng toàn cầu, http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?
tabid=114&News=2614&CategoryID=7
PHỤ LỤC
PHẦN 1: BẢNG CÂU HỎI

Số:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BẢNG CÂU HỎI


XÁC ĐỊNH NHU CẦU TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ
TRÀVINH

Xin chào anh (chị), tôi là sinh viên thuộc khoa Kinh tế - QTKD của Trường
Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài: “Xác định nhu cầu tín
dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh
Trà Vinh - PGD Thành phố Trà Vinh”. Rất mong anh (chị) vui lòng dành chút
thời gian để giúp tôi hoàn thành một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi chân
thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của anh (chị) và hãy yên tâm những câu trả
lời của anh (chị) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
I. THÔNG TIN CHUNG

Tên chủ hộ: ………………………………………. Phỏng vấn viên:………………


Địa chỉ:………….…………………………........... Ngày phỏng vấn: ……………..
Nghề nghiệp:……………………………………...
Giới tính:  Nam  Nữ

Q1. Anh (chị) vui lòng cho biết anh (chị) thuộc dân tộc?
1. Kinh 2. Hoa 3. Khơme 4. Khác
Q2. Anh (chị) vui lòng cho biết tuổi của chủ hộ?.................................................
Q3. Anh (chị) vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ hộ ở mức?
1. Dưới THCS 2. THPT 3. Trung cấp, CĐ 4. ĐH, trên ĐH
Q4. Anh (chị) vui lòng cho biết tính chất hộ gia đình của anh (chị) là?
1. Sản xuất nông nghiệp 2. Sản xuất phi nông nghiệp
Q5. Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) có bao nhiêu thành viên?
……………………………………………………………………………………
Q6. Anh (chị) vui lòng cho biết số lao động tại gia đình anh (chị) là bao
nhiêu?……………………………………………………………………………...
Q7. Anh (chị) vui lòng cho biết, thu nhập trung bình mỗi tháng của gia đình
anh (chị) là bao
nhiêu?..................................................................................................
Q8. Anh (chị) vui lòng cho biết, chi tiêu trung bình mỗi tháng của gia dình
anh (chị) là bao
nhiêu?...................................................................................................
Q9. Anh (chị) vui lòng cho biết, mỗi tháng gia đình anh (chị) tiết kiêm được
bao
nhiêu?.......................................................................................................................
II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1. Về thực trạng vay vốn (lần vay gần nhất)

Q10. Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) có từng tham gia hoạt
động vay vốn tín dụng tại ngân hàng không?

1.  Có Q11 2.  Không Q16

Q11. Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) đã tham gia vay vốn tại
ngân hàng nào?

(1)  Tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL


(2)  Khác ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
Q12. Anh (chị) vui lòng cho biết mục đích vay vốn của gia đình anh chị là?

1. Tiêu dùng (vay sinh hoạt, mua nhà, đất để ở,..)

2. SX, Kinh doanh

3. KD bất động sản

4. Khác (du học, khám chữa bệnh,…)


Q13. Anh (chị) vui lòng cho biết số tiền mà gia đình anh (chị) đã
vay? ............................................................................................................................
......

Q14. Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) đã vay trong bao lâu?

1. < =12 tháng 2. > 12 – 36 tháng 3. > 36 – 60 tháng 4. > 60
tháng

Q15. Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ hài lòng của anh (chị) đối với NH
mà gia đình anh (chị) đã vay? ( xếp hạn theo 5 mức độ)

1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Trung bình 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Phần 2. Về nhu cầu vay vốn sắp tới


Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Lãi suất tiền vay
2. Thủ tục vay vốn
3. Phong cách phục vụ của giao dịch viên
4. Tài sản đảm bảo
5. Mạng lưới giao dịch
6. Uy tín của ngân hàng
7. Qui mô ngân hàng
8. Các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng
9. Chính sách tín dụng của ngân hàng
10. Loại hình ngân hàng
Q16. Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) có nhu cầu vay vốn tín
dụng tại ngân hàng trong thời gian tới hay không?

1.  Có Q16 2.  Không Q20

Không tại sao?.........................................................................................................

17. Anh (chị) vui lòng cho biết GĐ anh (chị) muốn vay vốn tại NH nào?

(1)  Tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL


(2)  Khác ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
Q18. Anh (chị) vui lòng cho biết mục đích vay vốn tín dụng của gia đình
trong thời gian tới là?

1. Tiêu dùng (vay sinh hoạt, mua nhà, đất để ở,..)
2. SX, Kinh doanh

3. KD bất động sản

4. Khác (du học, du lịch,…)

Q19. Anh (chị) vui lòng cho biết số tiền mà gia đình anh (chị) muốn vay?

..................................................................................................................................

Q20. Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) muốn vay trong thời gian
bao lâu?

1. < =12 tháng 2. > 12 – 36 tháng 3. > 36 – 60 tháng 4. > 60
tháng
Q21. Theo anh (chị) những nhân tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của
gia đình anh (chị) tại ngân hàng? ( xếp hạn theo 5 mức độ)

1. Rất không ảnh hưởng 2.Không ảnh hưởng 3. Trung bình 4. Ảnh hưởng 5. Rất ảnh hưởng

Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Qui định về lãi suất tiền vay
2. Hồ sơ vay vốn
3. Thời gian chờ NH thẩm định tài sản
4. Thời gian chờ NH giải ngân
5. Chi phí về hồ sơ vay vốn
6. Phong cách phục vụ của giao dịch viên
7. Đánh giá của NH về giá trị TS mà GĐ thế chấp
8. Lượng vốn mà GĐ cần được đươc đáp ứng
9.Qui định của NH về thời gian trả nợ gốc và lãi
10. Cơ hội đầu tư từ nguồn vốn được vay
11. Nhu cầu cấp thiết đối với nguồn vốn
12. Uy tín của ngân hàng
13. Các chính sách hỗ trợ KH của ngân hàng
14. Loại hình ngân hàng ( NHTM Nhà nước,
NHTM Cổ phần, NH liên doanh….)

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH (CHỊ)!

PHẦN 2: KẾT QUẢ SỬ LÝ SPSS

1. PHÂN TÍCH TẦN SỐ


Dan toc

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Kinh 77 77.0 77.0 77.0

Hoa 5 5.0 5.0 82.0

Khome 18 18.0 18.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Tuoi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < = 35 11 11.0 11.0 11.0

36 - 45 15 15.0 15.0 26.0

46 - 55 51 51.0 51.0 77.0

> = 56 23 23.0 23.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Trinh do hoc van

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Duoi THCS 24 24.0 24.0 24.0

THPT 37 37.0 37.0 61.0

Trung cap, Cao dang 18 18.0 18.0 79.0

Dai hoc, Tren DH 21 21.0 21.0 100.0

Total 100 100.0 100.0


Tinh chat ho gia dinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid San xuat nong nghiep 43 43.0 43.0 43.0

San xuat nong nghiep 57 57.0 57.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

So thanh vien trong gia dinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid <=3 20 20.0 20.0 20.0

4-5 51 51.0 51.0 71.0

6-7 25 25.0 25.0 96.0

>=8 4 4.0 4.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

So lao dong trong GD

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 1-2 75 75.0 75.0 75.0

3-4 24 24.0 24.0 99.0

5-6 1 1.0 1.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Thu nhap TB

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < 1 4 4.0 4.0 4.0

1-3 36 36.0 36.0 40.0

3-5 29 29.0 29.0 69.0

5-7 14 14.0 14.0 83.0

>7 17 17.0 17.0 100.0

Total 100 100.0 100.0


Chi tieu TB

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < 1 5 5.0 5.0 5.0

1-3 53 53.0 53.0 58.0

3-5 27 27.0 27.0 85.0

5-7 5 5.0 5.0 90.0

>7 10 10.0 10.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Tiet kiem TB

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < 0.5 47 47.0 47.0 47.0

0.5 - 1.5 16 16.0 16.0 63.0

1.5 - 2.5 19 19.0 19.0 82.0

2.5 - 3.5 9 9.0 9.0 91.0

> 3.5 9 9.0 9.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Co tung tham gia vay von TD chua

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Co - 11 52 52.0 52.0 52.0

Khong - 16 48 48.0 48.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Da tham gia vay von tai dau (lan vay gan nhat)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Tai Ngan hang MHB 7 7.0 13.5 13.5

Khac Ngan hang MHB 45 45.0 86.5 100.0

Total 52 52.0 100.0

Missing System 48 48.0

Total 100 100.0


Muc dich da vay von (lan vay gan nhat)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Tieu dung (vay sinh hoat, mua nha,


11 11.0 21.2 21.2
dat...)

San xuat, Kinh doanh 32 32.0 61.5 82.7

KD bat dong san 1 1.0 1.9 84.6

Khac (vay du hoc, du lich, kham


8 8.0 15.4 100.0
chua benh)

Total 52 52.0 100.0

Missing System 48 48.0

Total 100 100.0

So tien da vay

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < 50 24 24.0 46.2 46.2

50 - 100 15 15.0 28.8 75.0

100 - 150 5 5.0 9.6 84.6

150 - 200 5 5.0 9.6 94.2

> 200 3 3.0 5.8 100.0

Total 52 52.0 100.0

Missing System 48 48.0

Total 100 100.0

Thoi gian vay bao lau (lan vay gan nhat)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < = 12 thang 25 25.0 48.1 48.1

> 12 - 36 thang 21 21.0 40.4 88.5

> 36 - 60 thang 6 6.0 11.5 100.0

Total 52 52.0 100.0

Missing System 48 48.0

Total 100 100.0


Nhu cau vay von trong tuong lai

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Co - 17 53 53.0 53.0 53.0

Khong - 21 47 47.0 47.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Muon tham gia vay von tai dau

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Tai Ngan hang MHB 14 14.0 26.4 26.4

Khac Ngan hang MHB 39 39.0 73.6 100.0

Total 53 53.0 100.0

Missing System 47 47.0

Total 100 100.0

Muc dich vay von du kien

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Tieu dung (vay sinh hoat, mua nha,


11 11.0 20.8 20.8
dat...)

San xuat, Kinh doanh 38 38.0 71.7 92.5

KD bat dong san 1 1.0 1.9 94.3

Khac (vay du hoc, du lich, kham


3 3.0 5.7 100.0
chua benh)

Total 53 53.0 100.0

Missing System 47 47.0

Total 100 100.0


So tien du dinh vay

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < 50 6 6.0 11.3 11.3

50 - 100 25 25.0 47.2 58.5

100 - 150 7 7.0 13.2 71.7

150 - 200 11 11.0 20.8 92.5

> 200 4 4.0 7.5 100.0

Total 53 53.0 100.0

Missing System 47 47.0

Total 100 100.0

Thoi gian du dinh vay bao lau

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid < = 12 thang 13 13.0 24.5 24.5

> 12 - 36 thang 22 22.0 41.5 66.0

> 36 - 60 thang 17 17.0 32.1 98.1

> 60 thang 1 1.0 1.9 100.0

Total 53 53.0 100.0

Missing System 47 47.0

Total 100 100.0

2. PHÂN TÍCH TRUNG BÌNH

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Tuoi 100 26 63 47.45 9.958

So thanh vien trong GD 100 2 9 4.39 1.449

So lao dong trong GD 100 1 5 2.34 .867

Thu nhap TB cua GD/thang 100 1.50 15.00 5.0970 2.17034

Chi tieu TB cua GD/thang 100 1.30 11.00 3.4950 1.66693

Tiet kiem TB cua GD/thang 100 .00 6.00 1.6480 1.14305

So tien da vay (lan vay gan nhat) 52 10.00 500.00 88.9038 88.17902

So tien du dinh vay 53 30.00 300.00 1.1292E2 63.83899

Valid N (listwise) 38

3. CUSTOM TABLE
Tuoi

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

Tuoi Mean 46,65 48,05

Maximum 63,00 63,00

Minimum 26,00 26,00

Standard Deviation 7,75 11,38

Mode 43,00 59,00

Thu nhap TB cua GD/thang

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

Thu nhap TB cua GD/thang Mean 4,87 5,27

Maximum 15,00 12,00

Minimum 1,50 2,00

Standard Deviation 2,00 2,29

Mode 4,00 4,00

Chi tieu TB cua GD/thang

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

Chi tieu TB cua GD/thang Mean 3,01 3,86

Maximum 11,00 8,00

Minimum 1,30 1,80

Standard Deviation 1,55 1,67

Mode 2,00 4,00


Tiet kiem TB cua GD/thang

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

Tiet kiem TB cua GD/thang Mean 1,90 1,46

Maximum 4,00 6,00

Minimum 0,50 0,00

Standard Deviation 0,88 1,28

Mode 2,00 2,00

Thu nhap TB cua GD/thang

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

Thu nhap TB cua GD/thang Mean 4,87 5,27

Maximum 15,00 12,00

Minimum 1,50 2,00

Standard Deviation 2,00 2,29

Mode 4,00 4,00

So tien da vay (lan vay gan nhat)

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

So tien da vay (lan vay gan nhat) Mean 56,46 116,71

Maximum 300,00 500,00

Minimum 10,00 10,00

Standard Deviation 57,93 100,45

Mode 20,00 200,00


So tien du dinh vay

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN

So tien du dinh vay Mean 71,48 155,96

Maximum 140,00 300,00

Minimum 30,00 50,00

Standard Deviation 24,88 63,66

Mode 60,00 150,00

3. PHÂN TÍCH BẢN CHÉO

Dan toc

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Dan toc Kinh Count 36 41 77

% within Dan toc 46.8% 53.2% 100.0%

Hoa Count 0 5 5

% within Dan toc .0% 100.0% 100.0%

Khome Count 7 11 18

% within Dan toc 38.9% 61.1% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Dan toc 43.0% 57.0% 100.0%

Chi-Square Tests (dan toc)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 4.339a 2 .114

Likelihood Ratio 6.186 2 .045

Linear-by-Linear Association .884 1 .347

N of Valid Cases 100

a. 2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.15.
Gioi tinh

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Gioi tinh Nam Count 33 43 76

% within Gioi tinh 43.4% 56.6% 100.0%

Nu Count 10 14 24

% within Gioi tinh 41.7% 58.3% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Gioi tinh 43.0% 57.0% 100.0%

Chi-Square Tests (gioi tinh)

Asymp. Sig. (2- Exact Sig. (2-


Value df sided) sided) Exact Sig. (1-sided)

Pearson Chi-Square .023a 1 .880

Continuity Correctionb .000 1 1.000

Likelihood Ratio .023 1 .880

Fisher's Exact Test 1.000 .536

Linear-by-Linear Association .023 1 .880

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 10.32.

b. Computed only for a 2x2 table

Tuoi

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Tuoi < = 35 Count 2 9 11

% within Tuoi 18.2% 81.8% 100.0%

36 - 45 Count 8 7 15

% within Tuoi 53.3% 46.7% 100.0%

46 - 55 Count 24 27 51

% within Tuoi 47.1% 52.9% 100.0%

> = 56 Count 9 14 23

% within Tuoi 39.1% 60.9% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Tuoi 43.0% 57.0% 100.0%


Trinh do hoc van

Tinh chat ho gia dinh

San xuat nong

nghiep Thuong nghiep Total

Trinh do hoc van Duoi THCS Count 16 8 24

% within Trinh do hoc van 66.7% 33.3% 100.0%

THPT Count 12 25 37

% within Trinh do hoc van 32.4% 67.6% 100.0%

Trung cap, Count 9 9 18

Cao dang % within Trinh do hoc van 50.0% 50.0% 100.0%

Dai hoc, Count 6 15 21

Tren DH % within Trinh do hoc van 28.6% 71.4% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Trinh do hoc van 43.0% 57.0% 100.0%

Chi-Square Tests (trinh do hoc van)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 9.314a 3 .025

Likelihood Ratio 9.403 3 .024

Linear-by-Linear Association 3.924 1 .048

N of Valid Cases 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 7.74.
So thanh vien trong gia dinh

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

So thanh vien <=3 Count 11 9 20

trong gia dinh % within So thanh vien trong gia dinh 55.0% 45.0% 100.0%

4-5 Count 19 32 51

% within So thanh vien trong gia dinh 37.3% 62.7% 100.0%

6-7 Count 11 14 25

% within So thanh vien trong gia dinh 44.0% 56.0% 100.0%

>=8 Count 2 2 4

% within So thanh vien trong gia dinh 50.0% 50.0% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within So thanh vien trong gia dinh 43.0% 57.0% 100.0%

So lao dong trong GD

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

So lao dong trong 1-2 Count 27 48 75

GD % within So lao dong trong GD 36.0% 64.0% 100.0%

3-4 Count 15 9 24

% within So lao dong trong GD 62.5% 37.5% 100.0%

5-6 Count 1 0 1

% within So lao dong trong GD 100.0% .0% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within So lao dong trong GD 43.0% 57.0% 100.0%


Thu nhap TB

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Thu nhap TB < 1 Count 4 0 4

% within Thu nhap TB 100.0% .0% 100.0%

1-3 Count 20 16 36

% within Thu nhap TB 55.6% 44.4% 100.0%

3-5 Count 8 21 29

% within Thu nhap TB 27.6% 72.4% 100.0%

5-7 Count 7 7 14

% within Thu nhap TB 50.0% 50.0% 100.0%

>7 Count 4 13 17

% within Thu nhap TB 23.5% 76.5% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Thu nhap TB 43.0% 57.0% 100.0%

Chi tieu TB

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Chi tieu TB < 1 Count 4 1 5

% within Chi tieu TB 80.0% 20.0% 100.0%

1-3 Count 26 27 53

% within Chi tieu TB 49.1% 50.9% 100.0%

3-5 Count 9 18 27

% within Chi tieu TB 33.3% 66.7% 100.0%

5-7 Count 1 4 5

% within Chi tieu TB 20.0% 80.0% 100.0%

>7 Count 3 7 10

% within Chi tieu TB 30.0% 70.0% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Chi tieu TB 43.0% 57.0% 100.0%


Tiet kiem TB

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Tiet kiem TB < 0.5 Count 26 21 47

% within Tiet kiem TB 55.3% 44.7% 100.0%

0.5 - 1.5 Count 4 12 16

% within Tiet kiem TB 25.0% 75.0% 100.0%

1.5 - 2.5 Count 6 13 19

% within Tiet kiem TB 31.6% 68.4% 100.0%

2.5 - 3.5 Count 5 4 9

% within Tiet kiem TB 55.6% 44.4% 100.0%

> 3.5 Count 2 7 9

% within Tiet kiem TB 22.2% 77.8% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Tiet kiem TB 43.0% 57.0% 100.0%

Co tung tham gia vay von TD chua

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Co tung tham gia Co - 11 Count 24 28 52

vay von TD chua % within Co tung tham gia vay von TD chua 46.2% 53.8% 100.0%

Khong - 16 Count 19 29 48

% within Co tung tham gia vay von TD chua 39.6% 60.4% 100.0%

Total Count 43 57 100

% within Co tung tham gia vay von TD chua 43.0% 57.0% 100.0%
Chi-Square Tests (co tung tham gia vay von khong)

Asymp. Sig. (2- Exact Sig. (2-

Value df sided) sided) Exact Sig. (1-sided)

Pearson Chi-Square .440a 1 .507

Continuity Correctionb .212 1 .645

Likelihood Ratio .440 1 .507

Fisher's Exact Test .549 .323

Linear-by-Linear Association .435 1 .509

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 20.64.

b. Computed only for a 2x2 table

Da tham gia vay von tai dau (lan vay gan nhat)

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Da tham gia vay Tai NH Count 3 4 7

von tai dau (lan MHB % within Da tham gia vay von tai dau (lan vay gan nhat) 42.9% 57.1% 100.0%
vay gan nhat)
Khac Count 21 24 45

MHB % within Da tham gia vay von tai dau (lan vay gan nhat) 46.7% 53.3% 100.0%

Total Count 24 28 52

% within Da tham gia vay von tai dau (lan vay gan nhat) 46.2% 53.8% 100.0%

Chi-Square Tests (da vay von tai dau)

Asymp. Sig. (2- Exact Sig. (2-

Value df sided) sided) Exact Sig. (1-sided)

Pearson Chi-Square .035a 1 .851

Continuity Correctionb .000 1 1.000

Likelihood Ratio .035 1 .851

Fisher's Exact Test 1.000 .589

Linear-by-Linear Association .035 1 .852

N of Valid Casesb 52

a. 2 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 3.23.

b. Computed only for a 2x2 table


Muc dich da vay von (lan vay gan nhat)

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Muc dich da vay Tieu Count 2 9 11

von (lan vay gan dung % within Muc dich da vay von (lan vay gan nhat) 18.2% 81.8% 100.0%
nhat)
SXKD Count 16 16 32

% within Muc dich da vay von (lan vay gan nhat) 50.0% 50.0% 100.0%

KD bat Count 1 0 1

dong san % within Muc dich da vay von (lan vay gan nhat) 100.0% .0% 100.0%

Khac Count 5 3 8

% within Muc dich da vay von (lan vay gan nhat) 62.5% 37.5% 100.0%

Total Count 24 28 52

% within Muc dich da vay von (lan vay gan nhat) 46.2% 53.8% 100.0%

Chi-Square Tests (muc dich lan vay gan nhat)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 5.680a 3 .128

Likelihood Ratio 6.402 3 .094

Linear-by-Linear Association 3.538 1 .060

N of Valid Cases 52

a. 4 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .46.

Thoi gian vay bao lau (lan vay gan nhat)

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Thoi gian vay < = 12 Count 15 10 25

bao lau (lan vay thang % within Thoi gian vay bao lau (lan vay gan nhat) 60.0% 40.0% 100.0%
gan nhat)
> 12 - 36 Count 8 13 21

thang % within Thoi gian vay bao lau (lan vay gan nhat) 38.1% 61.9% 100.0%

> 36 - 60 Count 1 5 6

thang % within Thoi gian vay bao lau (lan vay gan nhat) 16.7% 83.3% 100.0%

Total Count 24 28 52

% within Thoi gian vay bao lau (lan vay gan nhat) 46.2% 53.8% 100.0%
Chi-Square Tests (da vay bao lau)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 4.577a 2 .101

Likelihood Ratio 4.812 2 .090

Linear-by-Linear Association 4.488 1 .034

N of Valid Cases 52

a. 2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.77.

So tien da vay

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

So tien da vay < 50 Count 15 9 24

% within So tien da vay 62.5% 37.5% 100.0%

50 - 100 Count 8 7 15

% within So tien da vay 53.3% 46.7% 100.0%

100 - 150 Count 0 5 5

% within So tien da vay .0% 100.0% 100.0%

150 - 200 Count 0 5 5

% within So tien da vay .0% 100.0% 100.0%

> 200 Count 1 2 3

% within So tien da vay 33.3% 66.7% 100.0%

Total Count 24 28 52

% within So tien da vay 46.2% 53.8% 100.0%

Nhu cau vay von trong tuong lai

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Nhu cau vay von Co - 17 Count 27 26 53

trong tuong lai % within Nhu cau vay von trong tuong lai 50.9% 49.1% 100.0%

Khong - 21 Count 16 31 47

% within Nhu cau vay von trong tuong lai 34.0% 66.0% 100.0%

Total Count
43 57 100
% within Nhu cau vay von trong tuong lai
43.0% 57.0% 100.0%
Chi-Square Tests (co nhu cau vay khong)

Asymp. Sig. (2- Exact Sig. (2-

Value df sided) sided) Exact Sig. (1-sided)

Pearson Chi-Square 2.903a 1 .088

Continuity Correctionb 2.254 1 .133

Likelihood Ratio 2.924 1 .087

Fisher's Exact Test .107 .066

Linear-by-Linear Association 2.874 1 .090

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 20.21.

b. Computed only for a 2x2 table

Muon tham gia vay von tai dau

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Muon tham gia vay Tai NH Count 7 7 14

von tai dau MHB % within Muon tham gia vay von tai dau 50.0% 50.0% 100.0%

Khac NH Count 20 19 39

MHB % within Muon tham gia vay von tai dau 51.3% 48.7% 100.0%

Total Count 27 26 53

% within Muon tham gia vay von tai dau 50.9% 49.1% 100.0%

Chi-Square Tests ( muon tham gia vay von tai dau)

Asymp. Sig. (2- Exact Sig. (2-

Value df sided) sided) Exact Sig. (1-sided)

Pearson Chi-Square .007a 1 .934

Continuity Correctionb .000 1 1.000

Likelihood Ratio .007 1 .934

Fisher's Exact Test 1.000 .590

Linear-by-Linear Association .007 1 .935

N of Valid Casesb 53

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.87.

b. Computed only for a 2x2 table


Muc dich vay von du kien

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Muc dich vay von Tieu dung Count 7 4 11

du kien % within Muc dich vay du kien 63.6% 36.4% 100.0%

SXKD Count 18 20 38

% within Muc dich vay du kien 47.4% 52.6% 100.0%

KD bat Count 0 1 1

dong san % within Muc dich vay du kien .0% 100.0% 100.0%

Khac Count 2 1 3

% within Muc dich vay du kien 66.7% 33.3% 100.0%

Total Count 27 26 53

% within Muc dich vay du kien 50.9% 49.1% 100.0%

Chi-Square Tests (muc dich vay du kien)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 2.239a 3 .524

Likelihood Ratio 2.641 3 .450

Linear-by-Linear Association .153 1 .695

N of Valid Cases 53

a. 4 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .49.

Thoi gian du dinh vay bao lau

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

Thoi gian du dinh < = 12 thang Count 11 2 13

vay bao lau % within Thoi gian du dinh vay bao lau 84.6% 15.4% 100.0%

> 12 - 36 Count 12 10 22

thang % within Thoi gian du dinh vay bao lau 54.5% 45.5% 100.0%

> 36 - 60 Count 4 13 17

thang % within Thoi gian du dinh vay bao lau 23.5% 76.5% 100.0%

> 60 thang Count 0 1 1

% within Thoi gian du dinh vay bao lau .0% 100.0% 100.0%

Total Count 27 26 53

% within Thoi gian du dinh vay bao lau 50.9% 49.1% 100.0%
Chi-Square Tests (thoi gian du dinh vay)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 12.163a 3 .007

Likelihood Ratio 13.426 3 .004

Linear-by-Linear Association 11.916 1 .001

N of Valid Cases 53

a. 2 cells (25.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .49.

So tien du dinh vay

Tinh chat ho gia dinh

SXNN SXPNN Total

So tien du dinh < 50 Count 6 0 6

vay % within So tien du dinh vay 100.0% .0% 100.0%

50 - 100 Count 17 8 25

% within So tien du dinh vay 68.0% 32.0% 100.0%

100 - 150 Count 1 6 7

% within So tien du dinh vay 14.3% 85.7% 100.0%

150 - 200 Count 2 9 11

% within So tien du dinh vay 18.2% 81.8% 100.0%

> 200 Count 1 3 4

% within So tien du dinh vay 25.0% 75.0% 100.0%

Total Count 27 26 53

% within So tien du dinh vay 50.9% 49.1% 100.0%


4. KIỂM ĐỊNH INDEPENDENT SAMPLES T – TEST
Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of

the Difference
Mean Std. Error

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Difference Difference Lower Upper

Tuoi Equal variances assumed 15.023 .000 -.695 98 .489 -1.401 2.017 -5.403 2.601

Equal variances not assumed -.732 97.096 .466 -1.401 1.915 -5.202 2.399

So thanh vien trong GD Equal variances assumed .008 .928 -2.699 98 .008 -.766 .284 -1.329 -.203

Equal variances not assumed -2.695 90.087 .008 -.766 .284 -1.330 -.201

So lao dong trong GD Equal variances assumed 5.956 .016 2.228 98 .028 .383 .172 .042 .724

Equal variances not assumed 2.191 84.320 .031 .383 .175 .035 .730

Thu nhap TB cua GD/thang Equal variances assumed 3.061 .083 -.899 98 .371 -.39457 .43881 -1.26538 .47623

Equal variances not assumed -.916 95.809 .362 -.39457 .43062 -1.24936 .46021

Chi tieu TB cua GD/thang Equal variances assumed 1.751 .189 -2.577 98 .011 -.84394 .32750 -1.49386 -.19402

Equal variances not assumed -2.604 93.759 .011 -.84394 .32414 -1.48754 -.20034

Tiet kiem TB cua GD/thang Equal variances assumed 9.347 .003 1.923 98 .057 .43803 .22780 -.01404 .89009

Equal variances not assumed 2.025 97.115 .046 .43803 .21633 .00868 .86737

So tien da vay (lan vay gan nhat) Equal variances assumed 4.886 .032 -2.590 50 .013 -60.25595 23.26148 -106.97802 -13.53389

Equal variances not assumed -2.694 44.203 .010 -60.25595 22.36519 -105.32420 -15.18771

So tien du dinh vay Equal variances assumed 18.672 .000 -6.408 51 .000 -84.48006 13.18266 -110.94535 -58.01477

Equal variances not assumed -6.318 32.224 .000 -84.48006 13.37045 -111.70734 -57.25278
5. KẾT QUẢ GOM NHÓM NHÂN TỐ VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỘ GĐ
VỀ LẦN VAY VỐN GẦN NHẤT
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .552

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 86.448

df 45

Sig. .000

Ma trận nhân tố đã xoay

Component

1 2 3 4

Muc do hai long ve lai suat trong lan vay gan nhat -.084 .102 .827 -.033

Muc do hai long ve thu tuc vay von trong lan vay gan nhat .590 .362 -.128 .216

Muc do hai long ve cach danh gia tai san dam bao trong lan vay gan
.206 .740 -.282 -.029
nhat

Muc do hai long ve phuc vu cua GD vien trong lan vay gan nhat .110 .178 -.309 .805

Muc do hai long ve mang luoi GD cua NH trong lan vay gan nhat .787 .245 .100 .054

Muc do hai long ve uy tin cua NH trong lan vay gan nhat .652 .085 -.114 .126

Muc do hai long ve qui mo cua NH trong lan vay gan nhat .642 -.366 -.048 .028

Muc do hai long ve cac sp kinh doanh cua NH trong lan vay gan nhat -.022 -.159 .710 .022

Muc do hai long ve chinh sach tin dung cua NH trong lan vay gan nhat .039 .787 .130 .163

Muc do hai long ve loai hinh NH trong lan vay gan nhat .184 -.007 .280 .841
6. KIỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỘ GĐ VỀ THỰC TRẠNG VAY VỐN LẦN VAY GẦN NHẤT

N Minimum Maximum Sum Mean Std. Deviation Variance Skewness Kurtosis

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error

m1 53 3.00 5.00 197.50 3.7264 .07262 .52866 .279 .877 .327 .114 .644

m2 53 2.50 5.00 194.00 3.6604 .08278 .60267 .363 .098 .327 .120 .644

m3 53 2.00 4.50 177.50 3.3491 .08474 .61695 .381 -.669 .327 .286 .644

m4 53 2.50 5.00 196.00 3.6981 .07296 .53114 .282 -.067 .327 -.455 .644

Muc do hai long ve lai suat 53 1.00 5.00 169.00 3.1887 .12935 .94170 .887 -.681 .327 .430 .644

Muc do hai long ve loai hinh NH 53 2.00 5.00 202.00 3.8113 .08957 .65212 .425 -.658 .327 1.154 .644

Muc do hai long ve thu tuc vay von 53 1.00 5.00 176.00 3.3208 .13135 .95623 .914 -.149 .327 -.511 .644

Muc do hai long ve cach danh gia TSĐB 53 2.00 5.00 190.00 3.5849 .11566 .84202 .709 -.278 .327 -.410 .644

Muc do hai long ve phuc vu cua GD vien 53 2.00 5.00 193.00 3.6415 .09748 .70967 .504 -.357 .327 .117 .644

Muc do hai long ve mang luoi GD cua NH 53 2.00 5.00 193.00 3.6415 .11138 .81085 .657 -.142 .327 -.369 .644

Muc do hai long ve uy tin cua NH 53 3.00 5.00 223.00 4.2075 .06793 .49453 .245 .431 .327 .229 .644

Muc do hai long ve qui mo cua NH 53 2.00 5.00 198.00 3.7358 .10826 .78816 .621 -.711 .327 .388 .644

Muc do hai long ve cac sp kinh doanh cua NH trong


53 2.00 5.00 186.00 3.5094 .07910 .57588 .332 -.038 .327 -.568 .644
lan vay gan nhat

Muc do hai long ve chinh sach tin dung cua NH trong


53 1.00 5.00 195.00 3.6792 .11672 .84974 .722 -.883 .327 1.143 .644
lan vay gan nhat

Valid N (listwise) 53
6. KẾT QUẢ GOM NHÓM NHÂN TỐ VỀ NHU CẦU VAY VỐN TRONG TƯƠNG
LAI CỦA HỘ GĐ
6.1 CROBACH ALPHA

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

.630 .644 14

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

Muc do anh huong ve lai suat tien vay den nhu cau TD 3.4000 .84087 100

Muc do anh huong cua ho so TD den nhu cau TD 3.0600 .95155 100

Muc do anh huong ve thoi gian tham dinh den nhu cau TD 3.0500 .97830 100

Muc do anh huong ve thoi gian giai ngan den nhu cau TD 3.2300 .94125 100

Muc do anh huong ve chi phi di lai den nhu cau TD 3.1900 .99184 100

Muc do anh huong ve phong cach phuc vu cua GDV den nhu cau TD 3.1500 .98857 100

Muc do anh huong ve cach danh gia TSDB cua NH den nhu cau TD 3.1700 .91071 100

Muc do anh huong ve luong von duoc dap ung den nhu cau TD 3.9600 .83991 100

Muc do anh huong ve qui dinh thoi gian tra no goc, lai den nhu cau TD 3.4500 1.14040 100

Muc do anh huong ve co hoi dau tu tu nguon von vay den nhu cau TD 3.7100 .98775 100

Muc do anh huong ve su can von den nhu cau TD 4.0500 .80873 100

Muc do anh huong ve uy tin cua ngan hang den nhu cau TD 3.9200 .93937 100

Muc do anh huong ve chinh sach cap TD cua NH den nhu cau TD 3.8200 .77041 100

Muc do anh huong ve loai hinh cua ngan hang den nhu cau TD 3.5200 1.15014 100

6.2. MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ XOAY

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .659

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 601.362

df 66

Sig. .000
Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

Muc do anh huong ve lai suat tien vay den nhu cau TD -.053 .080 -.064 .804

Muc do anh huong cua ho so TD den nhu cau TD .933 .122 .046 .056

Muc do anh huong ve thoi gian tham dinh den nhu cau TD .962 .092 .027 .012

Muc do anh huong ve thoi gian giai ngan den nhu cau TD .868 -.008 .105 .025

Muc do anh huong ve cach danh gia TSDB cua NH den nhu cau TD -.332 .196 .166 .074

Muc do anh huong ve luong von duoc dap ung den nhu cau TD -.030 .908 .167 -.009

Muc do anh huong ve qui dinh thoi gian tra no goc, lai den nhu cau TD .077 -1.692E-5 .141 .809

Muc do anh huong ve co hoi dau tu tu nguon von vay den nhu cau TD .061 .675 .057 .087

Muc do anh huong ve su can von den nhu cau TD .014 .913 .240 .013

Muc do anh huong ve uy tin cua ngan hang den nhu cau TD -.002 .261 .770 .101

Muc do anh huong ve chinh sach cap TD cua NH den nhu cau TD -.007 .132 .654 .355

Muc do anh huong ve loai hinh cua ngan hang den nhu cau TD .062 .086 .812 -.245

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

7. HỒI QUI TUYẾN TÍNH

Variables Entered/Removedb

Variables
Model Variables Entered Removed Method

1 Muc do anh huong cua qui dinh ve lai suat va thoi gian tra no den nhu cau TD, So lao

dong trong GD, BG gioi tinh, Muc can thiet ve nhu cau von cua khach hang anh

huong den nhu cau TD, Muc do anh huong cua thu tuc vay von den nhu cau TD, Muc . Enter

do anh huong ve dac diem, the manh cua NH den nhu cau TD, BG tinh chat ho GD,

So thanh vien trong GD, Tuoi, Tiet kiem TB cua GD/thanga

a. All requested variables entered.

b. Dependent Variable: So tien du dinh vay


Model Summaryb

Change Statistics

R Adjusted R Std. Error of R Square Sig. F Durbin-

Model R Square Square the Estimate Change F Change df1 df2 Change Watson

1 .953a .909 .887 21.47804 .909 41.739 10 42 .000 2.282

a. Predictors: (Constant), Muc do anh huong cua qui dinh ve lai suat va thoi gian tra no den nhu cau TD, So lao dong trong

GD, BG gioi tinh, Muc can thiet ve nhu cau von cua khach hang anh huong den nhu cau TD, Muc do anh huong cua thu tuc

vay von den nhu cau TD, Muc do anh huong ve dac diem, the manh cua NH den nhu cau TD, BG tinh chat ho GD, So

thanh vien trong GD, Tuoi, Tiet kiem TB cua GD/thang

b. Dependent Variable: So tien du dinh

vay

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 192546.831 10 19254.683 41.739 .000a

Residual 19374.867 42 461.306

Total 211921.698 52

a. Predictors: (Constant), Muc do anh huong cua qui dinh ve lai suat va thoi gian tra no den nhu cau TD, So lao dong trong

GD, BG gioi tinh, Muc can thiet ve nhu cau von cua khach hang anh huong den nhu cau TD, Muc do anh huong cua thu tuc

vay von den nhu cau TD, Muc do anh huong ve dac diem, the manh cua NH den nhu cau TD, BG tinh chat ho GD, So

thanh vien trong GD, Tuoi, Tiet kiem TB cua GD/thang

b. Dependent Variable: So tien du dinh vay


Coefficientsa

Standardized

Unstandardized Coefficients Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig.

1 (Constant) 58.161 49.863 1.166 .250

Tuoi -.256 .797 -.035 -.322 .749

So thanh vien trong GD 25.443 4.168 .557 6.105 .000

So lao dong trong GD -1.057 5.704 -.009 -.185 .854

Tiet kiem TB cua GD/thang -35.124 9.680 -.412 -3.629 .001

BG tinh chat ho GD -1.406 8.281 -.011 -.170 .866

BG gioi tinh -.013 7.400 .000 -.002 .999

Muc do anh huong cua thu tuc vay von


-1.595 3.332 -.025 -.479 .635
den nhu cau TD

Muc can thiet ve nhu cau von cua khach


-6.955 3.355 -.106 -2.073 .044
hang anh huong den nhu cau TD

Muc do anh huong ve dac diem, the


5.525 3.272 .081 1.689 .099
manh cua NH den nhu cau TD

Muc do anh huong cua qui dinh ve lai


6.564 2.997 .112 2.190 .034
suat va thoi gian tra no den nhu cau TD

a. Dependent Variable: So tien du dinh vay


Descriptive Statistics

Std.

N Minimum Maximum Mean Deviation

Muc do anh huong ve lai suat tien vay den nhu cau TD 100 2.00 5.00 3.4000 .84087

Muc do anh huong cua ho so TD den nhu cau TD 100 1.00 5.00 3.0600 .95155

Muc do anh huong ve thoi gian tham dinh den nhu cau TD 100 1.00 5.00 3.0500 .97830

Muc do anh huong ve thoi gian giai ngan den nhu cau TD 100 1.00 5.00 3.2300 .94125

Muc do anh huong ve danh gia cua NH doi voi gia tri TS ma
100 1.00 5.00 3.1700 .91071
GD dem the chap den nhu cau TD

Muc do anh huong ve luong von ma GD can duoc dap ung


100 2.00 5.00 3.9600 .83991
den nhu cau TD

Muc do anh huong ve qui dinh thoi gian tra no goc va lai den
100 1.00 5.00 3.4500 1.14040
nhu cau TD

Muc do anh huong ve co hoi dau tu tu nguon von vay den


100 1.00 5.00 3.7100 .98775
nhu cau TD

Muc do anh huong ve tinh cap thiet cua nguon von den nhu
100 2.00 5.00 4.0500 .80873
cau TD

Muc do anh huong ve uy tin cua ngan hang den nhu cau TD 100 1.00 5.00 3.9200 .93937

Muc do anh huong ve chinh sach cap TD cua ngan hang den
100 2.00 5.00 3.8200 .77041
nhu cau TD

Muc do anh huong ve loai hinh cua ngan hang den nhu cau
100 1.00 5.00 3.5200 1.15014
TD

n1 100 1.00 4.67 3.1133 .89295

n2 100 2.00 5.00 3.9067 .74321

n3 100 2.00 5.00 3.7533 .74101

n4 100 2.00 5.00 3.4250 .82992

Valid N (listwise) 100

You might also like