Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề 3: Phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng trong đoạn trích sau để thấy

quan niệm của tác giả về nghệ thuật:


Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn
còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy
là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng
của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu
hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một
người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc
phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo
lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc
chắn, hòa lẫn trong đám đông.
(Trích “Chiếc thuyền ngoài xa”-Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2017)
Bài làm:
Nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm: “Một tác phẩm nghệ thuật đích thực
phải vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài
người, nó phải ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người
gần người hơn”. Quả thực, bức ảnh cuối truyện Chiếc thuyền ngoài xa của nhà
văn Nguyễn Minh Châu là một trong những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc
biệt qua đoạn trích: “Không những trong bộ lịch năm ấy…hòa lẫn trong đám
đông” càng giúp cho độc giả cảm nhận rõ giá trị của bức tranh và những chiêm
niệm của người nghệ sĩ cũng như của chính Nguyễn Minh Châu đằng sau bức
tranh ấy.
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay/ Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một
dạng vân chữ không trộn lẫn” (Lê Đạt). Nếu Nguyễn Tuân làm mê đắm độc giả bởi
sự tài hoa uyên bác, bởi khả năng đem đến cho độc giả những cảm giác choáng
ngợp, thật chân nhất, Xuân Diệu hớp hồn bạn đọc bằng khả năng biến hóa ngôn
từ, những cảm xúc căng tràn nhựa sống thì đến với Nguyễn Minh Châu, độc giả sẽ
đến với một cung bậc đậm chất trữ tình, lãng mạn nhưng không kém phần sâu
sắc, thấm nhuần triết lý nhân sinh. Nếu trước năm 1975 Nguyễn Minh Châu theo
đuổi khuynh hướng sử thi, các trang văn của ông nghiêng bóng cho một giai đoạn
lịch sử hào hùng của dân tộc (Mảnh trăng cuối rừng) thì sau 1975, ông đã đến với
mảnh đất đạo đức thế sự và được mệnh danh là “người mở đường tinh anh và tài
năng nhất của văn học hiện đại”(Nguyên Ngọc).
Tác phẩm Chiếc Thuyền ngoài xa, được tác giả chắp bút sáng tác năm 1983 và
được in trong tập truyện Bến Quê. Hẳn là Nguyễn Minh Châu đã trải qua một quá
trình thai nghén sâu sắc đứa con tinh thần này, để khoác lên nó tấm áo choàng
ánh kim thu hút nhiều độc giả đón nhận đến như vậy. Câu chuyện diễn tả những
suy nghĩ, trải nghiệm ngang qua những tình huống bất ngờ mà người nghệ sĩ
chứng kiến, để lại trong lòng anh những bài học đắt giá về cách nhìn cuộc sống,
con người. Đoạn trích trên nằm trong phần cuối của câu chuyện, là sự đúc kết cho
cả một quá trình đi săn ảnh theo yêu cầu của trường phòng, cho cả một quá trình
trải nghiệm khi nhìn thấy “cảnh đắt trời cho”, khi nhìn thấy cảnh bạo lực trên bãi
biển và chứng kiến nhiều cơ sự chưa tỏ lộ nơi tòa án huyện và vỡ ra những bài
học nhận thức trong lòng người nghệ sĩ Phùng. Trích đoạn này có ý nghĩa trọng
yếu trong toàn truyện, vừa thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, vừa
dồi dào ý đồ nghệ thuật cũng như quan niệm của tác giả, cung cấp cho bạn đọc
nhiều bài học quý giá.
“Ấn tượng lạ lùng” đầu tiên của Phùng là về sự thành công vang dội của bức
ảnh. Mặc dù, anh là người hiểu rõ giá trị của nó nhất, Phùng hiểu rằng bức tranh
ấy là “cảnh đắt trời cho”. Một tấm ảnh miêu tả lại “con thuyền lưới vó đang tiến
vào bờ giữa biển trời mờ sương” mà anh cất công “phục kích” săn đón. Một tấm
ảnh mà anh đặt để ngang hàng với “bức tranh mực tàu của một danh họa thời
cổ”, nhưng anh cũng không thể ngờ, đứa con tinh thần mà anh mang đến lại nhận
được sự đón nhận rộng rãi, nồng nhiệt từ mọi người, đặc biệt là đối với những vị
khách khó tính như những nhà “sành” nghệ thuật, vẫn dành chỗ cho bức tranh
trong ngôi nhà của mình nhiều năm. Chính vì có giá trị như thế nên ta có thể đảm
bảo rằng, tấm ảnh của Phùng đã thực sự làm hài lòng trưởng phòng – hiện thân
của những yêu cầu khắt khe về nghệ thuật.
Nhưng, vẫn còn tồn tại điều làm cho nghệ sĩ Phùng có ấn tượng lạ lùng hơn, đó
là những cảm nhận của chính anh về bức ảnh. Anh cảm thấy lạ lùng, có phần ngạc
nhiên đến nỗi phải thốt lên: “Quái lạ”. Trong nhãn quan của người nghệ sĩ chân
chính ấy, những cái màu đen trắng không làm cho anh vơi đi những suy tư trăn
trở về cuộc đời, không làm cho anh vơi đi những xúc cảm nhạy bén mà người
nghệ sĩ vốn có khi “lội vào” cuộc đời: “tuy là ảnh đen trắng, nhưng khi ngắm kĩ, tôi
lại thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy ở
bãi xe tăng hỏng”. Nguyễn Minh Châu, qua lời thoại của Phùng đã ngấm ngầm đặt
ra yêu cầu đối với mỗi người, đặc biệt là người nghệ sĩ là phải thưởng thức nghệ
thuật bằng cái nhìn sâu sắc, đừng dùng cái nhìn hời hợt mà phải “ngắm kĩ”. Chỉ khi
ấy, con người mới cho phép mình vượt qua những định kiến thông thường (đen-
trắng) để đến với vùng trời cao cả hơn, đẹp hơn qua màu “hồng hồng” của ánh
sương mai. Cần lưu ý thêm về vị trí quan sát của Phùng, đó là “bãi xe tăng hỏng”
cùng với cương vị là cựu chiến binh, độc giả có thể hiểu thêm rằng: lúc Phùng thấy
“cảnh đắt trời cho”, vẻ đẹp của nghệ thuật (màu hồng hồng của ánh sương mai)
đã choán lấy trọn vẹn tâm trí Phùng, có lẽ tâm trí Phùng đã bị phong bế trong
những định kiến chật hẹp về trắng – đen, phải – trái, đúng – sai, để rồi nằng nặc
cùng Đẩu, thuyết phục người đàn bà hàng chài ly dị chồng. Tuy nhiên, đó là điều
kiện tất yếu phải sảy ra để làm cơ sở cho sự phát triển của cốt truyện cũng như sự
thăng tiến trong nhận thức của nhân vật. Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình
huống truyện đặc sắc, choáng ngợp và sâu sắc theo chiếu tăng tiến, đặc biệt là cất
công xây dựng nghệ thuật phối màu trong việc tái hiện bức tranh chiếc thuyền
ngoài xa bằng bút pháp lãng mạn, thổi vào tác phẩm một không khí thấm đượm
vẻ trữ tình.
“Văn học và cuộc đời là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”
(Nguyễn Minh Châu). Quả thực, đằng sau nghệ thuật luôn là cuộc đời, là con
người. “Nghệ thuật vị nhân sinh” là nấc thang cao quý nhất trong sự nghiệp sáng
tác của người nghệ sĩ. Vì vậy, mà đằng sau cảm nhận của Phùng về vẻ đẹp của bức
tranh là cảm nhận của chính Phùng về người đàn bà hàng chài, chính xác hơn là về
sự thay đổi của chị – một nhân vật quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá
trình “vỡ ra” nhiều bài học ấn tượng trong nhận thức của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh. Trong suy nghĩ của Phùng, chị là người đàn bà có ngoại hình đậm chất người
phụ nữ vùng biển, “cao lớn với những đường nét thô kệch” luôn xuất hiện với
“tấm lưng áo bạc phếch”, “nửa thân dưới ướt sũng”. Chỉ vài dòng trần thuật ngắn
ngủi mà ta đã có thể mường tượng ra cuộc sống của chị, đầy khắc khổ, tất bật với
công việc chài lưới. Phải chăng, đó là những ám ảnh của Phùng về số phận, cuộc
đời của người đàn bà, đồng thời, còn là sự ấn tượng sâu sắc về cái đẹp tâm hồn,
tính cách của chị? Nhưng đó chỉ là hình ảnh của một người phụ nữ quá vãng, giờ
đây, Phùng nhận ra sự thay đổi bên ngoài của chị “tấm lưng áo bạc phếch” nhưng
“có miếng vá”, trên khuôn mặt rỗ vẫn “nhợt trắng” nhưng đã bớt đi “mệt mỏi”
như trước kia. Người đàn bà hàng chài đã đổi khác thấy rõ, không còn hình bóng
của người phụ nữ đứng câm lặng, gục mặt xuống làm tóc xõa ra, không chống trả,
không kêu than, oan thán, không còn hình bóng của người phụ nữ nhút nhát, e dè
như khi mới xuất hiện trong tòa án huyện. Đặc biệt, qua chi tiết “Mụ bước những
bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”
càng cho ta thấy được sự đổi khác của chị, có lẽ chị không còn cam chịu làm nạn
nhân của nạn bạo lực gia đình và ít học nữa, có lẽ trong quá trình đối thoại với
Phùng và Đẩu, chị cũng đã có cho mình những hướng đi trong tương lai nhằm từ
bỏ một lối sống không bằng sống và đến với một chân trời mới, đầy đủ và hạnh
phúc hơn. Hay nói cách khác, những dòng văn cuối truyện còn có thể là khát vọng,
là mong muốn trăn trở của Phùng nhằm thay đổi cuộc đời của những người phụ
nữ hàng chài như chị.
Nếu sự lãng mạn trong cuộc sống và nghệ thuật trong cái màu hồng hồng của
ánh sương mai biểu tượng cho giá trị thẩm mỹ, sự ám ảnh, trăn trở suy tư của
Phùng về số phận của những người phụ nữ hàng chài ở vùng biển miền Trung
nghèo đại diện cho giá trị hiện thực, thì khát vọng nhằm thay đổi cuộc đời của họ
trong Phùng là biểu tượng cho giá trị nhân đạo. Đó chính là khát vọng “chân –
thiện-mỹ” của Nguyễn Minh Châu mà ông hằng theo đuổi và cố gắng diễn tả chân
thật nhất trong từng tác phẩm của mình, đúng như quan niệm của ông: “Nhà văn
sinh ra trên đời trước hết là làm công việc nâng giấc cho những người bị cùng
đường tuyệt lộ, bị cái ác, cái xấu dồn đến chân tường”. Những giá trị ấy được
Nguyễn Minh Châu chuyển tải bằng một hệ thống biện pháp nghệ thuật phong
phú, bằng cách xây dựng tình huống truyện đặc sắc, vận dùng thành công nghệ
thuật phối màu trong hội họa, cùng ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, chọn lọc nhưng
đậm chất triết lý càng giúp cho việc biểu đạt các giá trị nội dung thêm phần phong
phú và sâu sắc hơn.
Thông qua đoạn trích, nhiều thông điệp về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
cũng hiện lên rõ nét. Trước hết, trong nhãn quan của vị khai quốc công thần thời
văn học hiện đại, nghệ thuật trước hết phải xuất phát từ cuộc đời, nói như Tố
Hữu “cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn học”. Chính cuộc đời là chủ
thể khơi nguồn sáng tạo cho văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính
đúng đắn cho tác phẩm trong đó có vẻ đẹp toàn bích trong bức tranh. Thứ đến,
cần hiểu rằng, nghệ thuật đâu chỉ riêng nghệ thuật, nghệ thuật còn là con người,
là cuộc đời! Quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” làm sao đối sánh và có giá trị
vĩnh cửu cho bằng “nghệ thuật vị nhân sinh”. Nếu vượt ra khỏi phạm vi phục vụ
con người, nghệ thuật sẽ chết! Ngoài ra, nghệ thuật không phải lúc nào cũng phản
ánh cái đẹp ngoại cảnh, không phải lúc nào cũng phản ánh điều tốt, ngoài nó ra,
nghệ thuật còn có công năng phản ánh những điều xấu xa nhằm thông báo cho
nhân loại biết về nó mà tránh xa, hoặc để làm cơ sở cho những điều thiện hảo
hơn xuất hiện. Chính vì thế, con người, đặc biệt người nghệ sĩ khi tiếp cận với
nghệ thuật, cần trang bị cho mình một nhãn quan nhạy bén, lương tâm ngay
thẳng, hàm chứa một bầu tư tưởng ấm nóng cùng một trái tim đa sầu đa cảm để
cảm nhận hết thảy. Không được cho phép bản thân có cái nhìn hời hợt, ngược lại,
cần đánh giá khách quan, đa chiều, không được phép tô hồng hiện thực, ngược
lại, cần biết tố cáo, lên án cái xấu và vạch ra hướng đi đúng đắn cho con người.
Cuối cùng, nghệ thuật chân chính chỉ khi hội tụ đủ các giá trị “chân – thiện – mỹ”,
khi người nghệ sĩ đạt tới cảnh giới của sự tổng hòa ấy, đứa con tinh thần của họ
sẽ bay cao, bay xa trên bầu trời văn học.
“Văn học vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết” (Sedrin) Nhờ tài năng bậc thầy của Nguyễn Minh Châu, ông đã
mang lại cho độc giả “một bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam) về
cách nhìn cuộc đời, con người. Tôi tin rằng, với những giá trị sâu sắc Nguyễn Minh
Châu mang lại, mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về cách nhìn nhận mỗi
sự vật sự việc, đồng thời cũng gieo vào lòng chúng ta niềm hy vọng về sự tất
thắng của cái thiện, cái thiện hảo sẽ luôn chiến thắng cái xấu xa.

😘 Nguồn: Thanh Phi!


Tớ có linh cảm rất mạnh thi Tốt Nghiệp vào đoạn này hihi

You might also like