Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ngày soạn: 20/09/2021

Ngày phát hành: 22/09/2021

Tiết 12: Luyện tập

A/ môc tiªu cÇn ®¹t:


Giúp HS:
- Ôn lại kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo
chủ đề và quan hệ nhất định.
- Biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản theo các cách đã học.
- Có ý thức trau dồi vận dụng tốt khi nói, viết văn.
B. Luyện tập
Bài 1. Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.
a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt
lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà
mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân
làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay
ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra,
chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
(Tô Hoài, O chuột)
c) Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở
thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng
Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên
Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương
thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả
tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên
Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(năm 1996).
(Ngữ văn 8, tập một)
* Gợi ý
Cách trình bày nội dung các đoạn văn:
a. Diễn dịch (Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương").
b. Song hành (Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những
từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời).
c. Song hành (Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ
đề Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác…).

Bài 2: Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học


1. Mở bài: Nhắc lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học em thấy ấn tượng nhất (thời
gian, địa điểm…).
2. Thân bài:
- Cảm xúc đêm trước ngày khai trường:
   + Vui mừng, háo hức chuẩn bị đồ đạc (cặp sách, quần áo…).
   + Hồi hộp, lo lắng, không ngủ được.
- Cảnh vật trên đường tới trường.
   + Con đường tới trường với bố/ mẹ khác trở nên lạ thường.
   + Cảnh bầu trời, hàng cây, chim chóc….
- Tả về ngôi trường mới
   + Quang cảnh sân trường: bạn bè mới, thầy cô mới, học sinh khóa trên…
   + Cảnh lớp học: bàn ghế, cách trang trí lớp học.
  - Tả về cảnh buổi lễ khai giảng
   + Xếp hàng chào cờ và dự lễ khai giảng.
   + Thầy/ cô hiệu trưởng phát biểu, đánh trống chào năm học mới.
   + Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
   + Cảm xúc khi được trở thành học sinh ngồi phía dưới lắng nghe thầy cô.
  - Vào nhận lớp học
   + Cảm xúc khi gặp và nghe cô giáo chủ nhiệm làm quen với lớp.
   + Cảm xúc khi có chỗ ngồi riêng, có bạn mới bên cạnh.
3. Kết bài: Khẳng định kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn sâu đậm, đó là một
phần của tuổi thơ.
* Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị trước bài mới
- Yêu cầu các em tham gia học đầy đủ theo hướng dẫn. Nếu học sinh nào không
tham gia học trực tuyến, coi như vắng buổi học đó.
- Nếu các em có khó khăn gì trong quá trình học, hãy liên hệ với giáo viên bộ
môn hoặc giáo viên chủ nhiệm.

You might also like