Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

FDA: THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH GABAPENTIN, PREGABALIN VÀ NGUY CƠ

GẶP PHẢI CÁC BIẾN CỐ HÔ HẤP NGHIÊM TRỌNG

Cục quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ


(FDA) đã yêu cầu bổ sung trong thông tin kê đơn của các
sản phẩm thuốc chứa gabapentin, pregabalin (Neurontin,
Gralise và Horizant) hoặc chứa pregabalin (Lyrica và
Lyrica CR) các cảnh báo mới về nguy cơ khó thở
nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng thuốc ở bệnh nhân
có các yếu tố nguy cơ hô hấp. Các yếu tố này bao gồm
việc dùng thuốc giảm đau nhóm opioid, bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính, ngƣời lớn tuổi.

Gabapentin và pregabalin là các gabapentinoid đƣợc chỉ định để điều trị các tình trạng động
kinh cục bộ, đau dây thần kinh do chấn thƣơng tủy.

Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng nhƣ: nhầm lẫn,
chóng mặt bất thƣờng, buồn ngủ quá mức và khó thở.

Các bác sĩ khi kê đơn các thuốc gabapentinoid nên bắt đầu từ liều thấp nhất có tác dụng, theo
dõi các triệu chứng của suy giảm chức năng hô hấp và an thần ở bệnh nhân khi kê đơn đồng thời
gabapentinoid với một opioid hoặc một thuốc ức chế thần kinh trung ƣơng khác nhƣ benzodiazepine.

Ngoài ra, FDA cũng yêu cầu các nhà sản xuất thuốc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để đánh
giá thêm về nguy cơ lạm dụng thuốc, đặc biệt là khi phối hợp với các thuốc opioid.
Nguồn: WHO Pharmaceuticals Newsletter, No.1 2020, p.9

MEDSAFE - PREDNISOLONE DẠNG NHỎ MẮT VÀ NGUY CƠ GÂY RA CÁC TÁC


DỤNG TOÀN THÂN

New Zealand: Medsafe đã nhận đƣợc một báo cáo về sự


nhầm lẫn và rối loạn tâm thần ở một bệnh nhân sau khi bắt
đầu điều trị với prednisolone dạng thuốc nhỏ mắt.

Thuốc nhỏ mắt prednisolone là dạng steroid tại chỗ đƣợc


chỉ định để điều trị các tình trạng viêm ở mắt; tác dụng bằng
cách làm giảm các triệu chứng sƣng, đỏ và ngứa ở mắt.

Mặc dù các tác dụng phụ toàn thân rất không phổ biến ở thuốc nhỏ mắt prednisolone, vẫn có
nguy cơ rất hiếm xảy ra tình trạng tăng corticoid hệ thống sau khi sử dụng các steroid tại chỗ.

Trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và ngƣời cao tuổi là các đối tƣợng dễ có
nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ toàn thân khi dùng thuốc nhỏ mắt.

Hấp thu toàn thân có thể giảm đáng kể bằng cách: nhắm mắt sau khi nhỏ; ấn nhẹ nhàng vùng
khóe mắt sau khi nhỏ thuốc vào mắt; và chờ năm đến mƣời phút trƣớc khi nhỏ giọt tiếp theo nếu
cần dùng nhiều hơn một giọt.
Nguồn: WHO Pharmaceuticals Newsletter, No.1 2020, p.9

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 1
DAPAGLIFLOZIN – FDA CHẤP THUẬN PHƢƠNG PHÁP MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ
SUY TIM

Ngày 05/05/2020, Cơ quan Quản lý Thực


phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt
thuốc dùng đƣờng uống Farxiga (dapagliflozin) cho
ngƣời lớn bị suy tim với phân suất tống máu giảm để
giảm nguy cơ tử vong do tim mạch và nhập viện vì
suy tim. Suy tim xảy ra khi tim không cung cấp đủ
máu cho nhu cầu của cơ thể, và suy tim với phân suất
tống máu giảm xảy ra khi tâm thất trái bị suy giảm
chức năng. Với sự chấp thuận của FDA, Farxiga là
thuốc đầu tiên trong nhóm thuốc ức chế kênh đồng
vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT-2i), đƣợc chấp thuận để điều trị cho ngƣời lớn bị suy tim mức độ
II - IV theo phân loại của Hội Tim mạch New York (NYHA) với phân suất tống máu giảm.

Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dƣợc trên 4.744
bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 66 tuổi, Farxiga cho thấy sự cải thiện khả năng sống sót và
giảm nhu cầu nhập viện ở ngƣời lớn bị suy tim với phân suất tống máu giảm. Sau khoảng 18 tháng,
tỉ lệ tử vong do tim mạch, nhập viện vì suy tim và cần thăm khám khẩn cấp do suy tim ở những
bệnh nhân sử dụng Farxiga thấp hơn so với những bệnh nhân dùng giả dƣợc.

Farxiga cũng đƣợc FDA chấp thuận để cải thiện khả năng kiểm soát đƣờng huyết ở ngƣời
lớn mắc đái tháo đƣờng type 2 bên cạnh chế độ ăn uống và tập thể dục, và làm giảm nguy cơ nhập
viện do suy tim ở ngƣời lớn mắc đái tháo đƣờng type 2 cùng với bệnh tim mạch hoặc các yếu tố
nguy cơ đã biết khác.

Tuy nhiên, Farxiga có thể gây mất nƣớc, nhiễm trùng đƣờng tiết niệu nghiêm trọng và nhiễm
nấm sinh dục. Bệnh nhân cao tuổi, huyết áp thấp, có vấn đề về thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu
nên đƣợc đánh giá về thể tích máu và chức năng thận khi dùng thuốc. Bệnh nhân có dấu hiệu và
triệu chứng nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm toan ceton cũng cần đƣợc đánh giá. Tình trạng hoại
thƣ Fournier (viêm mô hoại tử ở bộ phận sinh dục hoặc vùng đáy chậu) cũng đƣợc báo cáo ở những
bệnh nhân mắc đái tháo đƣờng sử dụng Farxiga.
Nguồn: (FDA approves new treatment for a type of heart failure https://www.fda.gov/news-
events/press-announcements/fda-approves-new-treatment-type-heart-failure)

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 2
PHA CHẾ NƢỚC RỬA TAY PHÕNG CHỐNG
COVID-19

Trƣớc tình hình dịch Covid-19 bùng phát, rửa tay là một trong những biện pháp bảo vệ sức
khoẻ hiệu quả đƣợc khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng
của nƣớc rửa tay và thực trạng khan hiếm trên thị trƣờng, Khoa Dƣợc Bệnh viện Trƣờng Đại học
Y-Dƣợc Huế đã phối hợp với Bộ môn Bào chế - Công nghiệp Dƣợc - Hóa Dƣợc, Khoa Dƣợc
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế để pha chế gel rửa tay sát khuẩn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) và gửi tặng cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hoạt động trao tặng gel rửa tay đã nhận đƣợc sự đón nhận và ủng hộ nhiệt tình từ các đơn vị
trên địa bàn.

Gel rửa tay có các thành phần gồm chất kháng khuẩn ethanol 70%, propylen glycol, glycerol,
carbomer, triethanolamin, tinh dầu và các tá dƣợc khác.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 3
Công đoàn Bệnh viện trao nƣớc rửa tay cho Trung Tâm Điều dƣỡng Chăm Sóc Ngƣời Có Công.

Trao tặng nƣớc rửa tay cho Trƣờng THCS Trần Cao Vân – Huế.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 4
QUẢN LÝ TƢƠNG TÁC THUỐC STATIN
DS. Nguyễn Thị Thùy Linh, DS. Nguyễn Thị Nhật Hiền

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh lý tim mạch.
Statin với cơ chế ức chế enzyme khử HMG-CoA, từ đó ức chế quá trình tạo thành cholesterol ở
gan, làm giảm cholesterol toàn phần; các statin còn làm giảm LDL-cholesterol (LDL-C) huyết
tƣơng mạnh, giảm triglyceride vừa phải và làm tăng nhẹ HDL-C [3]. Do đó trên lâm sàng, statin là
thuốc đƣợc ƣu tiên lựa chọn trong điều trị rối loạn lipid máu và dự phòng các biến cố tim mạch.
Tuy nhiên, chỉ định sử dụng statin cần đƣợc cân nhắc dựa trên nguy cơ bệnh lý tim mạch của bệnh
nhân, lợi ích của liệu pháp điều trị cũng nhƣ các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Tiêu cơ
vân có lẽ là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của statin, nguy cơ này tăng lên khi dùng cùng với các
thuốc ức chế sự đào thải statin. Do có sự khác biệt nên không phải tất cả các statin đều có cùng một
nguy cơ tƣơng tác thuốc. Vì vậy, quản lý tƣơng tác các thuốc statin là cần thiết để tối ƣu hóa sử
dụng thuốc cho bệnh nhân.
I. Phân loại các statin

Trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển, các statin đƣợc chia làm 3 thế hệ dựa trên mức
độ an toàn và hiệu lực giảm LDL – cholesterol.

- Statin thế hệ 1 - FGS (lovastatin, pravastatin và fluvastatin): Là nhóm statin có hiệu quả
thấp nhất. Với liều 40 - 80mg dùng hàng ngày có thể giảm tối đa 30% LDL-C. Trong các statin thế
hệ thứ nhất, pravastatin và fluvastatin không bị chuyển hóa qua hệ thống enzyme CYP3A4 nên
thƣờng ít gây ra tƣơng tác. Trong các statin thế hệ thứ nhất, lovastatin có tính thân lipid, trong khi
đó pravastatin có tính thân nƣớc.
- Statin thế hệ 2 – SGS (simvastatin và atorvastatin): Có hiệu quả cao trong giảm LDL-C
hơn các statin thế hệ thứ nhất. Ví dụ, với liều 10mg atorvastatin hay 20 mg simvastatin dùng hàng
ngày cho hiệu quả giảm hơn khoảng 30% LDL-C, tƣơng đƣơng với hiệu quả giảm khi dùng liều 20
– 40mg hàng ngày statin thế hệ thứ nhất. Các statin thế hệ thứ hai thƣờng có tính thân lipid.
- Statin thế hệ 3 – TGS (rosuvastatin và pitavastatin): Có hiệu quả và tính an toàn cao. Do
tính thân nƣớc cao, các statin nhóm này thƣờng có khả năng gây tƣơng tác thấp. Các statin thế hệ
thứ ba thƣờng đƣợc sử dụng thay thế các statin khác ở những bệnh nhân có nguy cơ cao [7].

Hình 1: Chuyển hóa của statin qua hệ thống CYP450 ở gan

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 5
Bảng 1: Dƣợc động học của các statin [11]

Hấp thu Phân bố Chuyển hóa Thải trừ


Khả Thải
Statin Sinh Tính
năng trừ
(-statin) khả Tmax thân T1/2
gắn Enzyme CYP450 qua
dụng (h) lipid (h)
protein thận
(%) (logP)
(%) (%)
Lova <5 2–4 > 95 4,3 CYP3A4 10 2–3
CYP2C9 (phần nhỏ
Thế
Fluva 24 <1 98 3,24 qua CYP2C8, 5 3
hệ 1
CYP3A4)
Prava 17 1–1,5 50 −0,2 Không qua CYP 20 1,8

Simva <5 4 95 4,7 CYP3A4 13 2


Thế
hệ 2 Atorva 14 1–2 ≥ 98 4,1 CYP3A4 <2 14
CYP2C9 (phần nhỏ
Pitava 43–51 1 99 1,5 15 12
Thế qua CYP2C8)
hệ 3
Rosuva 20 3–5 88 −0,3 CYP2C9 10 19
- CYP: cytochrome P - Tmax: thời gian đạt Cmax
- T1/2: thời gian bán hủy

Quá trình sinh tổng hợp cholesterol đạt mức cao nhất vào ban đêm, vì vậy các statin có thời
gian bán thải ngắn nên đƣợc sử dụng vào buổi tối. Các statin có thời gian bán thải dài hơn (nhƣ
pitavastatin, atorvastatin và rosuvastatin) có thể đƣợc dùng vào buổi sáng hoặc buổi tối với hiệu
quả tƣơng đƣơng nhau. Do đó, dùng các statin này vào thời điểm thuận tiện trong ngày của bệnh
nhân để giúp cải thiện tuân thủ điều trị và giảm tình trạng dừng điều trị.

II. Một số tƣơng tác thuốc của statin

Tƣơng tác đáng chú ý nhất của statin trên lâm sàng là với các thuốc tác động lên enzyme
chuyển hóa ở gan.

- Các thuốc cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc ở gan: gây tăng chuyển hóa statin, làm giảm
nồng độ statin trong máu, dẫn đến nguy cơ không kiểm soát đƣợc cholesterol máu đầy đủ.
- Các thuốc ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở gan: gây giảm chuyển hóa statin, làm tăng
nồng độ statin trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn, trong đó nguy
hiểm nhất là tiêu cơ vân.
+ Các triệu chứng của bệnh về cơ bao gồm đau cơ, yếu cơ
và tăng nhạy cảm đau, có thể kèm theo tăng nồng độ creatinine
kinase. Tiêu cơ vân cấp, một dạng nghiêm trọng hơn của tổn
thƣơng cơ vân, là các triệu chứng liên quan tới cơ xảy ra khi
nồng độ creatine kinase cao hơn 10 lần giới hạn trên của ngƣời
bình thƣờng [10].
+ Nguy cơ tiêu cơ vân cấp ƣớc tính khoảng 3,4/100.000 ca
mỗi năm khi dùng statin với liều tiêu chuẩn [3]. Tuy nhiên, nguy
cơ này tăng lên khi tăng liều điều trị hoặc phối hợp với các thuốc
có tƣơng tác [4].

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 6
+ Sử dụng các statin thân lipid (atorvastatin và simvastatin) có nguy cơ mắc bệnh về cơ cao hơn
do các thuốc này có khả năng đi vào các tế bào cơ tốt hơn và làm thay đổi cấu trúc màng tế bào [9].

Bảng 2: Một số tƣơng tác thuốc của Simvastatin và Atorvastatin [1], [2]

Thuốc tƣơng tác Simvastatin Atorvastatin


Các chất ức chế CYP3A4 mạnh Chống chỉ định phối Sử dụng thận trọng và
 Các kháng sinh Macrolid: Erythromycin, hợp có kiểm soát. Tránh
Clarithromycin phối hợp nếu có thể.
 Các thuốc kháng nấm nhóm Azole
(ví dụ: Itraconazole, Ketoconazole,
Posaconazole, Voriconazole)
 Các chất ức chế protease
(ví dụ, Ritonavir, Telaprevir, Boceprevir)
 Gemfibrozil
 Ciclosporin
 Danazol
Các chất ức chế CYP3A4 trung bình Liều ≤ 20mg/ngày Sử dụng thận trọng và
 Amiodarone có kiểm soát
 Thuốc chẹn kênh calci: Amlodipin,
Verapamil, Diltiazem
 Nicotinic Acid (>1 g/ngày)
Các chất ức chế CYP3A4 nhẹ Có các báo cáo ca tiêu Không có tƣơng tác
 Kháng sinh nhóm Macrolid: cơ vân. Sử dụng thận đáng chú ý trên lâm
Azithromycin, Roxithromycin trọng và có kiểm soát sàng
Các thuốc cảm ứng enzym CYP3A4 Có thể làm giảm nồng Có thể làm giảm nồng
 Carbamazepine độ simvastatin. Cần độ atorvastatin. Cần
 Phenytoin kiểm soát chỉ số lipid kiểm soát chỉ số lipid
 Rifampicin

Thay thế thuốc: Xem xét thay thế statin có tƣơng tác sang một statin khác với mức liều
tƣơng đƣơng cho cùng hiệu quả điều trị cũng là một trong các biện pháp xử lý tƣơng tác thuốc.

Bảng 3: Liều điều trị hàng ngày của các statin có độ mạnh khác nhau [8]

Liệu pháp statin Liệu pháp statin Liệu pháp statin


mức độ cao mức độ trung bình mức độ thấp
Liều dùng hàng ngày Liều dùng hàng ngày Liều dùng hàng ngày
để giảm trung bình để giảm trung bình để giảm trung bình
≥ 50% LDL-C khoảng 30 – 49% LDL-C < 30% LDL-C
Rosuvastatin 20 – 40mg Pitavastatin 1 – 4mg Simvastatin 10mg
Atorvastatin 40 – 80mg Rosuvastatin 5 – 10mg Lovastatin 20mg
Atorvastatin 10 – 20mg Pravastatin 10 – 20mg
Simvastatin 20 – 40mg Fluvastatin 20 – 40mg
Pravastatin 40 – 80mg
Lovastatin 40mg
Fluvastatin 80mg

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 7
Khoảng cách dùng thuốc: Nếu việc sử dụng các thuốc có khả năng gây tƣơng tác với statin
là bắt buộc thì nên tách biệt thời điểm dùng statin và các thuốc gây tƣơng tác để có thể giảm thiểu
nguy cơ xảy ra tƣơng tác. Nếu có thể, nên dùng các thuốc cách nhau 12 giờ để ngăn ngừa nồng độ
thuốc đạt đỉnh cùng lúc. [5]

Ngoài tƣơng tác statin – thuốc, statin còn có thể tƣơng tác với các điều kiện sinh/ bệnh lý của
bệnh nhân, làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ trên gan và trên cơ, đặc biệt là tiêu cơ vân,
nhƣ: [6]

- Tuổi: ≥ 70 tuổi.
- Bệnh mắc kèm: Suy thận, suy gan, suy tuyến giáp, đái tháo đƣờng, nhiễm trùng, chấn
thƣơng, rối loạn chuyển hóa.
- Tiền sử gia đình: mắc các bệnh về cơ hoặc tiêu cơ vân, tiền sử gặp phải các tác dụng phụ
trên cơ khi dùng statin hoặc fibrate.

Ngày nay, hàng chục triệu ngƣời đang sử dụng statin trên toàn thế giới. Statin với mục tiêu
điều trị rối loạn lipid máu, phòng ngừa các biến cố tim mạch đã và đang góp phần cải thiện chất
lƣợng sống của bệnh nhân. Vì vậy, chiến lƣợc giám sát và kiểm soát tƣơng tác thuốc liên quan đến
statin là rất có ý nghĩa trên lâm sàng. CBYT cần nắm vững các thông tin về tƣơng tác thuốc statin
để sử dụng nhóm thuốc này hợp lý, hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
BẢNG TRA CỨU MỘT SỐ TƢƠNG TÁC STATIN [12]
(Tạp chí Lipid học lâm sàng)

Thuốc
Lova Prava Fluva Atorva Simva Rosuva Pitava
Statin
≤ 40
Nelfinavir
mg/ngày
Tipranavir CCĐ

Boceprevir CCĐ CCĐ


Thận Thận Thận Thận Thận Thận
Simeprevir
trọng trọng trọng trọng trọng trọng
Telaprevir CCĐ
Fosamprenavir ≤ 20
± ritonavir mg/ngày
≤ 20
Fluconazole
mg/ngày
≤ 20
Itraconazole
mg/ngày
Ketoconazole CCĐ CCĐ

Posaconazole CCĐ CCĐ

Danazol CCĐ CCĐ

Nefazodone CCĐ CCĐ


Thuốc ức chế ≤ 20 ≤ 20
CCĐ CCĐ
protease mg/ngày mg/ngày

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 8
Thuốc
Lova Prava Fluva Atorva Simva Rosuva Pitava
Statin
≤ 20 ≤ 20 ≤5
Cyclosporine CCĐ CCĐ CCĐ CCĐ
mg/ngày mg/ngày mg/ngày
Thận ≤ 10
Gemfibrozil CCĐ CCĐ CCĐ CCĐ CCĐ
trọng mg/ngày
Verapamil/ ≤ 20 ≤ 10
Diltiazem mg/ngày mg/ngày
Amiodarone
≤ 20
Amlodipine
mg/ngày
Ranolazine
≤ 20 ≤ 40
Clarithromycin
mg/ngày mg/ngày
≤1
Erythromycin
mg/ngày
≤2
Rifampin
mg/ngày
Niacin Niacin Niacin Niacin Niacin
Niacin
≤ 1 g/ngày ≤ 1 g/ngày ≤ 1 g/ngày ≤ 1 g/ngày ≤ 1 g/ngày
Atorva-atorvastatin; fluva-fluvastatin; lova-lovastatin; pitava-pitavastatin; prava-pravastatin;
rosuva-rosuvastatin; simva-simvastatin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế (2019), Quyết định số 3809/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Hƣớng dẫn thực hành
dƣợc lâm sàng cho Dƣợc sỹ trong một số bệnh không lây nhiễm.
2. Cục Quản lý Dƣợc (2013), Quyết định 5074/QLD-ĐK cập nhật thông tin dƣợc lý thuốc nhóm statin.
3. Health Central (2020), Nhóm thuốc Statin: Lịch sử nghiên cứu, cơ chế tác dụng, chỉ định.
(https://www.healcentral.org/nhom-thuoc-statin/ accessed 18/04/20)
4. Catapano AL. (2012), “Statin-induced myotoxicity: pharmacokinetic differences among statins and the risk of
rhabdomyolysis, with particular reference to pitavastatin”, Current Vascular Pharmacology 10(2): 257–267.
5. Douglas S. Paauw (2016), “Dangerous and Deadly Drug Combinations”, Medscape
6. Grundy SM, Stone NJ, Bailey AL, et al. (2018), “AHA/ ACC/ AACVPR/ AAPA/ ACPM/ ADA/ AGS/
APhA/ASPC/NLA/PCNA guideline on the management of blood cholesterol: a report of the American College of
Cardiology/American Heart Association Task Force on clinical practice guidelines”, J Am. Coll Cardiol, Nov 2018,
25709.
7. Kapur, N.K. and Musunuru, K. (2008), “Clinical efficacy and safety of statins in managing cardiovascular risk”,
Vascular health and risk management, 4(2), p.341.
8. National Health Service (2018), Statins (https://www.nhs.uk/conditions/statins/ accessed 07/05/20)
9. Neuvonen PJ, Backman JT, Niemi M. (2008), “Pharmacokinetic comparison of the potential over-the-counter statins
simvastatin, lovastatin, fluvastatin and pravastatin”, Clinical Pharmacokinetics, 47: 463–474.
10. Sathasivam S, Lecky B. (2008), “Statin induced myopathy”, BMJ 337: a2286.
11. Wiggins, B.S., Saseen, J.J., Page, R.L., Reed, B.N., Sneed, K., Kostis, J.B., Lanfear, D., Virani, S. and Morris, P.B.,
(2016), “Recommendations for management of clinically significant drug-drug interactions with statins and select agents
used in patients with cardiovascular disease”, A Scientific Statement From The American Heart Association, 134(21),
pp.e468-e495.
12. Kellick, K.A., Bottorff, M. and Toth, P.P. (2014), A clinician's guide to statin drug-drug interactions, Journal of
clinical lipidology, 8(3), pp.S30-S46. (https://www.lipidjournal.com/article/S1933-2874(14)00072-5/fulltext).

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 9
QUẢN LÝ SỬ DỤNG OPIOID TRONG
GIẢM ĐAU HẬU PHẪU
ThS.DS. Ngô Thị Kim Cúc

QUẢN LÝ ĐAU HẬU PHẪU

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giảm đau là quyền của con ngƣời, trong đó:

- Quản lý kém việc giảm đau sau phẫu thuật có thể dẫn đến các biến chứng và kéo dài khả
năng phục hồi chức năng trên bệnh nhân.
- Đau cấp tính không đƣợc kiểm soát có thể phát triển thành đau mạn tính và giảm chất
lƣợng cuộc sống.
- Giảm đau phù hợp giúp rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí bệnh viện và cải thiện sự
hài lòng của bệnh nhân.

Việc quản lý giảm đau hậu phẫu đang ngày càng trở thành một thƣớc đo chất lƣợng hậu phẫu
quan trọng. Các mục tiêu để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật là giảm hoặc loại bỏ cơn đau và hạn
chế tối thiểu các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Các thang đo đánh giá mức độ đau đƣợc áp dụng phổ biến là biểu cảm khuôn mặt (FPRS),
thang điểm số (NRS), thang điểm lời Verbal Descriptor Scale (VRS) và thang đo trực quan (VAS).

Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng Đau rất nặng

Không đau Đau vừa Đau rất nặng

Không đau Đau rất nặng

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 10
LIỆU PHÁP XUỐNG THANG OPIOID

Nhóm thuốc opioid là lựa chọn chủ yếu của giảm đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cần xem
xét và cân nhắc với chế độ điều trị xuống thang, vì đau sau phẫu thuật dự kiến sẽ giảm theo thời
gian. Nhiều bằng chứng cho thấy phƣơng pháp giảm đau đa phƣơng thức, là phƣơng pháp sử dụng
hai hoặc nhiều thuốc giảm đau theo các cơ chế khác nhau để đạt đƣợc hiệu quả giảm đau vƣợt trội,
không làm tăng tác dụng phụ so với việc tăng liều đơn lẻ, với mục đích giảm tác dụng phụ của
opioid và cải thiện điểm số đau ngày càng đƣợc đánh giá cao trong điều trị giảm đau hậu phẫu. Các
nhóm thuốc giảm đau chính đƣợc sử dụng cho phƣơng pháp này bao gồm: Giảm đau không steroid
(Acetaminophen, NSAIDs, Gabapentin, Pregabalin), Opioid và các thuốc hỗ trợ (Ketamin,
Clonidine).

Mô hình này dựa trên cơ sở của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để kiểm soát cơn đau do
ung thƣ theo chế độ bậc thang:

Opioids đƣờng
tiêm, gây tê tại Opioids
chỗ NSAIDs,
đƣờng uống
Acetaminophen

Trong giai đoạn hậu phẫu, khuyến cáo thực hiện việc giảm liều opioid xuống liều thấp nhất
cần thiết. Để tránh hội chứng cai thuốc, nên giảm liều opioid 20 - 50% sau mỗi hai đến ba ngày.
Nếu xảy ra các triệu chứng cai thuốc, có thể sử dụng clonidine.

Cân nhắc giảm dần liều hoặc ngừng điều trị opioid, khi:

- Cơn đau đƣợc cải thiện.

- Bệnh nhân yêu cầu giảm liều hoặc ngừng sử dụng các thuốc opioid.

- Triệu chứng và chức năng không đƣợc cải thiện một cách có ý nghĩa.

- Bệnh nhân đang dùng liều opioid cao hơn mà không có bằng chứng cho thấy hiệu quả hơn.

- Bệnh nhân có dấu hiệu lạm dụng opioid.

- Bệnh nhân gặp phải một số tác dụng không mong muốn ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc
sống, bị quá liều hoặc xảy ra biến cố nghiêm trọng khác (ví dụ: nhập viện, chấn thƣơng) hoặc có
các triệu chứng nguy cơ nhƣ nhầm lẫn, lơ mơ hoặc nói chậm.

- Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nhƣ đang dùng thuốc benzodiazepine, bệnh phổi, ngƣng
thở khi ngủ, gan bệnh, bệnh thận, nguy cơ ngã, cao tuổi.

- Bệnh nhân đã đƣợc điều trị bằng opioids trong một thời gian dài, trong khi việc đánh giá lợi
ích/nguy cơ ghi nhận đƣợc không rõ ràng.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 11
PHÁC ĐỒ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ
ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ TRƢỚC PHẪU THUẬT Có Yêu cầu tƣ vấn/hội


Có chẩn cơn đau cấp
● Đánh giá đau toàn diện
● Xác định loại thủ thuật (nhỏ, vừa, lớn) và ●
xem xét các phƣơng thức điều trị sau đây:
- Nhỏ: gây tê tại chỗ, dùng thuốc giảm đau Dành cho đội
đƣờng uống sau phẫu thuật ngũ gây mê và ĐÁNH GIÁ SAU PHẪU THUẬT
- Vừa: thủ thuật nhỏ + kỹ thuật giảm đau vùng phẫu thuật:
nếu cần và lên kế hoạch sử dụng thuốc giảm ● Biến chứng của phẫu thuật và/hoặc gây mê
Có cần phải tƣ
đau tiêm tĩnh mạch sau phẫu thuật ● Đánh giá mức độ đau
vấn/hội chẩn đau
- Lớn: thủ thuật vừa + cân nhắc lợi ích của
● Những thủ thuật đã đƣợc thực hiện
cấp tính hậu
việc dùng thuốc trƣớc phẫu thuật ● Hạn chế về thể chất (dây buộc chặt, băng bó, nén quá mức,...)
phẫu không?
● Xác định liệu có dùng thuốc gây nghiện
● Sƣng
trƣớc đây ● Đánh giá hệ thần kinh – tim mạch
● Đánh giá gây mê đặt catheter tĩnh mạch
● Hạn chế vận động/thay đổi mặt vận động (khả năng vận động
Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020

ngoại biên hoặc gây tê ngoài màng cứng và sinh hoạt, tập luyện hít thở sâu với phế dung kế đặc biệt,
● Cân nhắc tƣ vấn/hội chẩn đau cấp tính nếu Không chức năng ruột ổn? v.v.)
● Phƣơng pháp giảm đau hiện tại: giảm đau do bệnh nhân tự
có chỉ định
kiểm soát, gây tê ngoài màng cứng, catheter tĩnh mạch ngoại
biên, hoặc phƣơng pháp khác
● Tƣ vấn/hội chẩn quản lý đau cấp tính nếu có chỉ định lâm
sàng
● Xem xét Vật lý trị liệu/phục hồi chức năng nếu có chỉ định
● Xem xét tƣ vấn/hội chẩn y học cổ truyền/các phƣơng pháp
điều trị ngoài chính thống khác nếu đƣợc chỉ định


Có Xuất viện
● Tiếp tục kiểm soát Kiểm soát
● Đánh giá lại sau mỗi giai đoạn thích hợp
cơn đau
Kiểm soát Xem phần B
cơn đau Không
12

Xem phần B
Không
PHẦN BB
PHẦN
Đối với bệnh nhân hiện không dùng opioids:
Không kiểm soát ● Chọn thuốc giảm đau không opioid hoặc nếu chống
cơn đau chỉ định, sử dụng opioids yếu (Phụ lục A) khi cần thiết
để giảm đau.
Điểm đau ≤ 3/10
Đối với bệnh nhân hiện đang dùng opioids:
và/hoặc bệnh ● Tiếp tục chế độ giảm đau hiện tại nếu không có tác
nhân cảm thấy dụng phụ. Sử dụng opioid tác dụng ngắn ở mức 10-20%
hài lòng liều của opioid tác dụng dài mỗi 2 - 4 giờ khi cần thiết
(Phụ lục A)
● Quản lý tác dụng phụ do opioid gây ra và giảm liều/
thay đổi opioid nếu có chỉ định (Phụ lục B)

Đối với bệnh nhân hiện không dùng opioids: Đánh giá
● Dùng opioids tác dụng ngắn (Phụ lục A) lại cơn
Lƣu ý: Không nên sử dụng Fentanyl ở bệnh nhân chƣa Có
đau và
Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020

dùng opioid trƣớc đây Tiếp tục điều trị


Điểm đau ≥ Đối với bệnh nhân hiện đang dùng opioids:
ADR của
Kiểm soát
4/10 và/hoặc ● Cân nhắc tăng liều opioid lên 30-50%, tính toán liều opioid tại
bệnh nhân cơn đau
opioid tác dụng ngắn là 10-20% liều opioid 24 giờ các thời Tƣ vấn/Hội chẩn
không hài lòng trƣớc đó điểm thích quản lý đau cấp
● Quản lý tác dụng phụ do opioid gây ra và giảm hợp theo Không tính
liều/thay đổi opioid nếu đƣợc chỉ định (Phụ lục B) chỉ định
● Xem xét tƣ vấn/hội chẩn điều trị đau cấp tính

Kiểm soát cả cơn đau và căng thẳng tâm lý:


● Điều chỉnh liều các opioid tác dụng ngắn
● Nếu có lo lắng đáng kể liên quan đến đau, hãy dùng
Đau nặng thuốc opioid trƣớc khi dùng thuốc giải lo âu có tính an thần
● Đánh giá đau, căng thẳng tâm lý và tác dụng phụ của
opioid liên tục cho đến khi bệnh nhân ổn định
● Xem xét tƣ vấn/hội chẩn điều trị đau cấp tính
13

Phác đồ này không áp dụng cho bệnh nhân đang điều trị tại ICU, tiền phẫu thuật, hoặc đang được điều trị giảm đau ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng.
PHỤ LỤC A: HƢỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BẰNG OPIOID

Liều khởi đầu Opioid tác


Thời gian Khoảng
dụng ngắn cho BN chƣa
bắt đầu thời gian
Opioid dùng opioid trƣớc đây Cách dùng Khuyến cáo
tác dụng kéo dài
Đƣờng dùng Liều (phút) (giờ)

Codeine Uống 30-60 mg 30-60 4-8 Tác dụng ngắn: 30-60 mg mỗi 6 giờ Có thể phối hợp với 300 mg
TTM/TDD N/A - - Tác dụng kéo dài: Không chỉ định acetaminophen.
Tránh sử dụng trên bệnh nhân suy
giảm chức năng gan/thận.

Tramadol Uống 25-50 mg 30-60 3-7 Tác dụng ngắn: 25 mg mỗi 6 giờ Tăng nguy cơ hội chứng serotonin,
TTM/TDD N/A - - Tác dụng kéo dài: 100 mg 1 lần/ngày động kinh.
Liều tối đa không quá 400 mg/ngày;
Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020

Thận trọng trên BN rối loạn chức


năng thận.
Tapentadol Uống 50-100 mg < 60 4-6 Tác dụng ngắn: mỗi 4-6 giờ Tránh sử dụng đồng thời với các
Tác dụng kéo dài: mỗi 12 giờ thuốc MAOI, SSRI hoặc SNRI do
nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
Tránh sử dụng nếu độ thanh thải
creatinin nhỏ hơn 30 ml/phút

Hydrocodone Uống 5-10 mg 10-20 4-8 Tác dụng ngắn: 5-10mg mỗi 6 giờ Thận trọng trên BN rối loạn chức
TTM/TDD N/A - - Tác dụng kéo dài: năng thận.
®
hydrocodone ER (Hysingla ER) 20 mg
1 lần/ngày
hydrocodone ER (Zohydro® ER) (non-
formulary) 10 mg mỗi 12 giờ
14
Liều khởi đầu Opioid tác
Thời gian Khoảng
dụng ngắn cho BN chƣa
bắt đầu thời gian
Opioid dùng opioid trƣớc đây Cách dùng Khuyến cáo
tác dụng kéo dài
Đƣờng dùng Liều (phút) (giờ)

Morphine Uống 5-15 mg 30 3-6 Tác dụng ngắn: Thận trọng trên BN rối loạn chức
TTM/TDD 2-3 mg 5-10 - Uống: 5-10 mg mỗi 4 giờ; năng thận.
TTM: 2-4 mg mỗi 4 giờ
Tác dụng kéo dài:
Uống: 15 mg mỗi 12 giờ hoặc 20-30
mg 1 lần/ngày
Oxycodone Uống 5-10 mg 10-15 3-6 Tác dụng ngắn: Có thể phối hợp với 325 mg
TTM/TDD N/A N/A N/A Uống 5 mg mỗi 4 giờ; acetaminophen
Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020

Tác dụng kéo dài: Thận trọng trên BN rối loạn chức
Uống 10 mg mỗi 12 giờ năng thận.

Oxymorphone Uống 5-10 mg N/A 3-6 Tác dụng ngắn: Sinh khả dụng kém, nên dùng khi
TTM/TDD 0,5 mg 5-10 Uống 5 mg mỗi 4 giờ; đói.
Tác dụng kéo dài: Thận trọng trên BN rối loạn chức
Uống 5 mg mỗi 12 giờ năng thận.

Hydromorphone Uống 1-3 mg 15-30 3-5 Tác dụng ngắn: Thận trọng trên BN rối loạn chức
TTM/TDD 0,5-1,5 mg 15-30 4-5 Uống: 2 mg mỗi 4 giờ năng thận.
TTM/TDD: 0,5-1 mg mỗi 4 giờ
Tác dụng kéo dài:
Uống 8 mg mỗi 24 giờ

Ghi chú: TTM: Tiêm tĩnh mạch TTD: Tiêm dưới da N/A (not applicable): Không có dữ liệu
15
CÁC BƢỚC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI OPIOID
1. Ngừng chế độ opioid hiện tại.
2. Tính tổng liều opioid hiện tại đƣợc sử dụng trong khoảng thời gian 24 giờ trƣớc đó.
3. Tính toán liều opioid mới bằng cách sử dụng bảng chuyển đổi liều tƣơng đƣơng

4. Tính toán khả năng dung nạp chéo không hoàn toàn giữa các opioid: Giảm liều mục tiêu từ bƣớc
3 xuống 30-50% để có đƣợc liều mới.
5. Tính toán chế độ liều sử dụng trong ngày
6. Tính toán liều trong cơn đau dữ dội bằng 10-20% liều opioid mới tính để dùng trong mỗi 1 giờ.
7. Điều chỉnh chế độ opioid mới cho đến khi đạt đƣợc hiệu quả giảm đau đầy đủ.
BẢNG HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI LIỀU TƢƠNG ĐƢƠNG

Hệ số chuyển Hệ số chuyển đổi liều


Liều tiêm
Liều uống đổi liều từ tiêm từ Opioid khác sang
Opioid (TTM/TDD)
sang uống morphine

Morphine 30 mg 12 mg 2,5 1

Oxycodone 20 mg N/A N/A 1,5

Hydrocodone 30 mg N/A N/A 1

Oxymorphone 10 mg 1 mg 10 3

Hydromorphone 7,5 mg 3 mg 2,5 4

Fentanyl N/A 120 mcg N/A Theo chỉ định của bác sĩ

PHỤ LỤC B: QUẢN LÝ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI SỬ DỤNG OPIOID

TDKMM Khuyến cáo

- Đổi hoặc giảm liều opioid nếu triệu chứng kéo dài.
- Phối hợp thuốc kích thích tâm thần:
An thần
1. Methylphenidate 2,5-5 mg uống 1-2 lần/ngày
2. Hoặc modafinil 100 mg uống 1-2 lần/ngày
- Loại trừ các nguyên nhân nhƣ rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng gan
hoặc thận, mất nƣớc, tăng canxi máu, bệnh não, để có hƣớng xử trí phù hợp
- Hƣớng xử trí:
Độc thần kinh 1. Đổi Opioid (Phụ lục A)
2. Giảm liều hoặc ngừng opioid
3. Ngừng các loại thuốc liên quan khác (thuốc benzodiazepin)
4. Điều trị triệu chứng bằng haloperidol 1-5 mg uống, TTM hoặc TDD mỗi 4

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 16
TDKMM Khuyến cáo
giờ theo nhu cầu.
- Tránh sử dụng naloxone

- Thở oxy
- Dùng Naloxon nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc nhịp hô hấp ≤ 6 nhịp/phút.
Liều khuyến cáo: naloxone 0,4 mg pha loãng trong 9 ml nƣớc muối cho tổng
Suy hô hấp thể tích 10 ml, cho 1 ml (0,04 mg) qua TM chậm đẩy mỗi 2-3 phút cho đến khi
bệnh nhân tỉnh táo hơn và tình trạng hô hấp cải thiện.
- Nếu không có thay đổi với naloxone, loại trừ các nguyên nhân khác gây ra
suy hô hấp
- Loại trừ các nguyên nhân gây buồn nôn khác (ví dụ táo bón, tắc ruột, hóa trị
liệu,…)
- Bắt đầu điều trị chống nôn theo khuyến cáo
Buồn nôn, nôn 1. Metoclopramide 5-10 mg uống, TTM hoặc TDD mỗi 6 giờ.
2. Phối hợp với các thuốc giảm đau không opioid để giảm liều opioid.
3. Giảm 25% liều opioid đang dùng nếu vẫn đảm bảo tác dụng.
4. Cân nhắc đổi opioid nếu triệu chứng kéo dài.
- Đánh giá các nguyên nhân tiềm ẩn gây táo bón (nhƣ tăng liều opioid gần đây,
do thuốc khác, tắc ruột,..)
- Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau tác dụng ngắn trƣớc.
Táo bón - Điều trị hỗ trợ:
1. Magie
2. Polyetylen glycol
3. Methylnaltrexone (Relistor®)

PHỤ LỤC C: HƢỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BẰNG ACETAMINOPHEN VÀ NSAIDs

Liều khởi đầu


Thuốc Liều tối đa Khuyến cáo
khuyến cáo
Acetaminophen 500 - 1.000 mg uống 4.000 mg Tránh sử dụng trong rối loạn
mỗi 6 giờ khi cần chức năng gan. Không có tác
dụng chống viêm.
650 mg TTM mỗi 4 Đơn liều: 1.000 mg
giờ Liều hằng ngày:
1.000 mg TTM mỗi 4.000 mg
6 giờ
Aspirin 500 - 1.000 mg uống 4.000 mg Có thể khó dung nạp ở liều giảm
mỗi 4 giờ khi cần đau do nhiều tác dụng phụ. Ức
chế kết tập tiểu cầu.
Ibuprofen 200 - 800 mg uống 3.200 mg Ức chế kết tập tiểu cầu, có thể
mỗi 6 giờ khi cần gây ra tác dụng phụ đƣờng tiêu
hóa hoặc suy thận. Thận trọng ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao
Naproxen Khởi đầu: uống 500 1.500 mg Bệnh nhân trên 12 tuổi.
mg, sau đó dùng liều Ức chế kết tập tiểu cầu, có thể

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 17
250 mg mỗi 4 giờ gây tác dụng phụ đƣờng tiêu hóa
khi cần hoặc suy thận. Sử dụng thận
trọng ở những bệnh nhân có
nguy cơ cao
Celecoxib 200 - 400 mg uống 400 mg Không ảnh hƣởng đến kết tập
mỗi 12 hoặc 24 giờ tiểu cầu; có thể gây suy thận
khi cần
Ketorolac 15 - 30 mg TTM 120 mg Giới hạn điều trị trong 5 ngày.
hoặc uống mỗi 6 giờ Giảm liều 50% nếu BN trên 65
tuổi hoặc dƣới 50 kg. Chống chỉ
định ở những bệnh nhân có nguy
cơ bị suy thận. Ức chế kết tập
tiểu cầu, có thể gây tác dụng phụ
đƣờng tiêu hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Aziz Ansari, Dahlia Rizk, Christopher Whinney (2017), “Multimodal Pain Strategies Guide for
Postoperative Pain Management”, The Society of Hospital Medicine’s.
2. Elisabeth Kato, Joel Dubenitz, Shari Ling, Daniel Foster, et al. (2019), “HHS Guide for Clinicians on the
Appropriate Dosage Reduction or Discontinuation of Long-Term Opioid Analgesics”, U.S. Department of
Health and Human Services.
3. Jose De Andrés, Patrick Narchi, François J Singelyn, et al. (2005), “Postoperative Pain Management –
Good Clinical Practice”, The European Society of Regional Anaesthesia and Pain Therapy.
4. MD Anderson Cancer Center (2019), “Post-Operative Pain Management”. Link:
https://www.mdanderson.org/documents/for-physicians/algorithms/clinical-management/clin-management-
post-op-pain-web-algorithm.pdf
5. Kehlet H, Holte K. (2001), “Effect of postoperative analgesia on surgical outcome”, Br J Anaesth,
87(1):62–72.
6. Kehlet H, Jensen TS, Woolf CJ. (2006), “Persistent postsurgical pain: risk factors and prevention”, Lancet
;367(9522):1618–1625.
7. Veerabhadram Garimella, Christina Cellini (2013), “Postoperative Pain Control”, Clinics in Colon and
Rectal Surgery, 26(3): 191-196.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 18
DỮ LIỆU VỀ TÁC ĐỘNG LÊN HỆ TIM MẠCH
CỦA VIRUS CORONA
ThS.DS. Dương Hà Minh Khuê, ThS.DS. Phan Đặng Thục Anh

Vào tháng 12 năm 2019, một loạt bệnh


nhân bị viêm phổi không rõ nguồn gốc xuất
hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Một RNA
betacoronavirus mới đƣợc xác định là mầm
bệnh có thể gây ra viêm phổi do virus lan
rộng, đƣợc đặt tên là hội chứng hô hấp cấp
tính nặng coronavirus 2 (SARS-CoV-2)[1,2].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho
bệnh nhiễm trùng mới này là bệnh coronavirus
năm 2019 (COVID-19), và vào giữa tháng 3 năm 2020 đã công bố COVID-19 bùng phát thành một
đại dịch.

Theo một báo cáo hàng ngày của WHO, cho đến nay, hơn 500.000 bệnh nhân đã bị ảnh
hƣởng trên toàn thế giới và hơn 23.000 ca tử vong đã đƣợc báo cáo [3]. Con đƣờng lây truyền
chính của bệnh là từ ngƣời sang ngƣời qua các giọt bắn và tiếp xúc gần [2]. Thời gian ủ bệnh trung
bình là 5 ngày và các biểu hiện lâm sàng từ không triệu chứng đến sốt, ho, đau cơ, mệt mỏi đến
khởi phát nhanh hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) cũng nhƣ suy đa tạng [2,4].

1. Bệnh tim mạch và COVID-19?

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tuổi tác, bệnh tim mạch (CV) và COVID-
19. Trong một bản tóm tắt báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc,
trong số 72.314 hồ sơ của COVID-19 [các trƣờng hợp đƣợc xác nhận: 44.672 (62%)], tổng cộng
10,5%, 7,3%, 6,3%, 6,0% và 5,6% tƣơng ứng có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đƣờng, bệnh hô hấp
mãn tính, tăng huyết áp hoặc ung thƣ [5]. Tỷ lệ tử vong chung (CFR) là 2,3%, nhƣng ở nhóm tuổi
70 - 79 và > 80 tuổi, CFR tăng lên lần lƣợt là 8,0% và 14,8% (5). Tƣơng tự, trong một phân tích
meta-analysis bao gồm 1.527 đối tƣợng mắc COVID-19, tỷ lệ mắc tăng huyết áp, cũng nhƣ bệnh
tim mạch và mạch máu não lần lƣợt là 17,1% và 16,4%. Do đó, có bệnh tim mạch từ trƣớc cũng là
một yếu tố nguy cơ với bệnh COVID 19 [5]. Hơn nữa, các nghiên cứu nhỏ ở Trung Quốc đã chỉ ra
rằng những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch dễ bị nhiễm trùng nặng hoặc tử vong do SARS-CoV-2
[4,7,8], mặc dù một nghiên cứu từ Ý cho thấy tỷ lệ tử vong tƣơng tự giữa bệnh nhân mắc và không
mắc bệnh tim mạch nhƣng tăng nguy cơ tử vong ở những ngƣời mắc các bệnh kèm theo này [9].

2. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân COVID-19.

Cho đến nay, rối loạn nhịp tim và troponin tim mạch I tăng cao (cardiac troponin I - cTnI) đã
đƣợc báo cáo nhƣng vẫn chƣa rõ đó có phải là tác dụng cụ thể của COVID-19 trên hệ thống tim
mạch hay không. Ở những bệnh nhân bị thiếu oxy, trong tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc ARDS
do SARS-CoV-2, nồng độ cTnI tăng cao cho thấy tổn thƣơng cơ tim. Một phân tích meta-analysis
của 4 nghiên cứu ở Trung Quốc, với tổng số 341 bệnh nhân cho thấy bệnh nhân mắc COVID-19
nặng có nồng độ cTnI cao hơn đáng kể so với những ngƣời mắc bệnh nhẹ (chênh lệch trung bình
tiêu chuẩn: 25,6 ng/L; độ tin cậy 95% khoảng: 6,8-44,5 ng/L) [10]. Cả hai tình trạng thiếu máu cục
bộ và không thiếu máu cục bộ nhƣ viêm cơ tim có thể gây tổn thƣơng cơ tim [11,12]. Nghiên cứu
hồi cứu ở bệnh nhân nhập viện ở Trung Quốc, cho thấy chấn thƣơng tim phổ biến hơn ở những
bệnh nhân nhập viện tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) và trong số những ngƣời tử vong; do

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 19
đó nó có thể tƣơng quan với tiên lƣợng xấu hơn [7,11,13]. Một báo cáo trƣờng hợp đƣợc công bố
gần đây cho thấy một ngƣời đàn ông nhập viện ở Trung Quốc do đau ngực và khó thở trong ba
ngày và biểu hiện tăng đoạn ST trên điện tâm đồ (ECG), tăng dấu ấn sinh học tim (cardiac
biomarker) cũng nhƣ rối loạn chức năng tâm thất trái trong siêu âm tim, không có dấu hiệu hẹp
động mạch vành trong chụp CT mạch vành; xét nghiệm axit nucleic coronavirus dƣơng tính [14].
Điều thú vị là bệnh nhân này đƣợc điều trị bằng methylprednisolone và immunoglobulin tiêm tĩnh
mạch đƣợc bổ sung bằng kháng sinh, và sau ba tuần, chức năng tâm thất cũng nhƣ các dấu hiệu tổn
thƣơng cơ tim đã hồi phục hoàn toàn về mức bình thƣờng [14]. Cần lƣu ý rằng dữ liệu liên quan
đến hội chứng tim mạch cấp tính và COVID-19 vẫn còn hạn chế.

Một biểu hiện tim phổ biến khác ở những ngƣời mắc COVID-19 là rối loạn nhịp tim. Trong
một nghiên cứu đoàn hệ với 137 bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện đại học ở Hồ Bắc, có 7,3%
trong số họ biểu hiện tim đập nhanh là triệu chứng ban đầu [15]. Một nghiên cứu trƣớc đây cũng
phát hiện ra rằng rối loạn nhịp tim gần gấp đôi ở bệnh nhân ICU so với bệnh nhân không ICU [16
(44,4%) Vs 7 (6,9%), p <0,001]. Phân loại cụ thể và các cơ chế cơ bản của rối loạn nhịp tim đƣợc
báo cáo vẫn chƣa đƣợc làm rõ. Bệnh nền viêm cơ tim có thể là một lời giải thích hợp lý ở bệnh
nhân COVID-19 bị tổn thƣơng tim về mặt tăng cTnI với rối loạn nhịp tim khởi phát mới. Một
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suy tim là 23% ở những bệnh nhân mắc COVID-19 [11]. Tuy
nhiên, vẫn chƣa rõ liệu bệnh cơ tim mới (ví dụ: do viêm cơ tim) hay rối loạn chức năng bệnh nền
cơ tim nặng thêm có thể giải thích tỷ lệ mắc bệnh suy tim cao trong những bệnh nhân này [16,17].
Cần lƣu ý rằng dữ liệu về viêm màng ngoài tim chƣa đƣợc báo cáo. Dữ liệu về các biến chứng tim
mạch ở bệnh nhân mắc COVID-19 đƣợc trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân mắc COVID-19.

Nghiên cứu Bệnh nhân Kết quả


Chứng loạn Wang 2020 [7], hồi 138 bệnh nhân Tổng số : 23 (16,7%) ICU và bệnh
nhịp tim cứu, nghiên cứu đợt nhập viện nhân không ICU: 16 (44,4%) so với
bệnh tại 1 trung tâm 7 (6,9%), p < 0,001)
Liu 2020 [15], hồi cứu, 137 bệnh nhân Tổng số: 10 (7.3%) *
9 bệnh viện đại học nhập viện
(đoàn hệ)
Tổn thƣơng Huang 2020 [13], hồi 41 bệnh nhân Tổng thể: 5 (12%) bệnh nhân ICU: 4
cơ tim cứu, nghiên cứu đoàn nhập viện (31%) so với bệnh nhân không phải
(Tăng cTnI) hệ ICU : 1 (4%), p = 0,017
Wang 2020 [7], hồi 138 bệnh nhân Nhìn chung: 10 (7,2%) bệnh nhân
cứu, nghiên cứu đợt nhập viện ICU : 8 (22,2%) so với bệnh nhân
bệnh tại 1 trung tâm không phải ICU 2 (2,0%), p < 0,001
Zhou 2020 [11], hồi 191 bệnh nhân Tổng thể: 33 (17%) Những ngƣời
cứu, nghiên cứu đoàn nhập viện sống sót: 1 (1%) Vs. ngƣời không
hệ đa trung tâm sống sót: 32 (59%), p < 0,0001
Viêm cơ tim Ruan 2020 [20], hồi 68 bệnh nhân 5 (7%) tử vong do tổn thƣơng cơ tim
cứu, nghiên cứu đa tử vong trong và suy tuần hoàn
trung tâm 150 bệnh nhân 22 (33%) tử vong do tổn thƣơng cơ
nhập viện tim và suy hô hấp **
Suy tim Zhou 2020 [11], hồi 191 bệnh nhân Tổng thể: 44 (23%) Những ngƣời
cứu, nghiên cứu đoàn nhập viện sống sót: 16 (12%) Vs. ngƣời không
hệ đa trung tâm sống sót 28 (52%), p < 0,0001

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 20
Dữ liệu đƣợc trình bày dƣới dạng n (%).
*: Bệnh nhân biểu hiện tim đập nhanh như là triệu chứng ban đầu.
**: Một số bệnh nhân tử vong viêm cơ tim.
3. Giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của SARS-CoV-2 trên hệ tim mạch.

Cho đến nay, sinh lý bệnh của khả năng gây bệnh cao đối với SARS-CoV-2 ở ngƣời cao tuổi
hoặc ở những ngƣời có bệnh kèm nghiêm trọng vẫn chƣa đƣợc hiểu rõ hoàn toàn. Các nghiên cứu
trƣớc đây đã chứng minh rằng bệnh nhân COVID-19 có nồng độ cao các cytokine tiền viêm nhƣ
interleukin (IL)-1, IL-6, interferon gamma (IFN-), IFN inducible protein-10 (IP-10) và monocyte
chemoattractant protein-1 (MCP-1), các tác nhân này có thể dẫn đến việc kích hoạt phản ứng tế bào
T-helper-1 [13]. Ngoài ra, đã có báo cáo rằng những bệnh nhân cần nhập viện ICU có nồng độ yếu
tố kích thích khuẩn lạc bạch cầu hạt (GCSF), IP10, MCP-1, protein viêm đại thực bào -1A (MIP-
1A) và yếu tố hoại tử khối u (TNF-a) cao hơn so với bệnh nhân không ICU [18]. Nồng độ cao các
cytokine này có thể liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh và kết quả điều trị [13,18]. Cụ thể,
một nghiên cứu đã chứng minh rằng những bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 và bị tổn thƣơng cơ
tim có nồng độ IL-6 cao, và tử vong có liên quan đến tổn thƣơng tim do viêm cơ tim thể tối cấp gây
ra [16]. Hơn nữa, đã có báo cáo về các trƣờng hợp viêm cơ tim cấp tính, sử dụng hình ảnh cộng
hƣởng từ tim cho thấy nguyên nhân là do các loại coronavirus khác nhƣ hội chứng hô hấp trung
đông coronavirus (MERS-CoV)[19]. Một phân tích gồm 150 bệnh nhân mắc COVID-19, cho thấy
trong số 68 trƣờng hợp tử vong, 5 ngƣời (7%) bị tổn thƣơng cơ tim đã chết vì tuần hoàn và 22
(33%) chết vì cả tổn thƣơng cơ tim và suy hô hấp (20). Cuối cùng, các báo cáo từ khám nghiệm tử
thi tim ở bệnh nhân COVID-19 có lƣợng virus cao cho thấy thâm nhiễm đơn nhân viêm trong mô
cơ tim, cũng hỗ trợ cho bệnh cảnh lâm sàng của viêm cơ tim thể tối cấp [15,21,22].

4. Thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II không có tác động lên
quá trình nhiễm SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2 xâm chiếm tế bào vật chủ thông qua protein chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2)
[2]. Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARBs) thƣờng đƣợc
đặc biệt sử dụng ở những ngƣời mắc bệnh tim mạch. Có bằng chứng từ các nghiên cứu trên động
vật cho thấy chủ yếu là ARB và có thể là thuốc ức chế men chuyển làm tăng cƣờng ACE2 gắn
màng [23]. Tuy nhiên, sự tăng cƣờng này chỉ đƣợc quan sát thấy sau khi dùng ARB liều cao ở động
vật và không quan sát đƣợc ở liều thƣờng đƣợc sử dụng ở ngƣời; ngoài ra, sự tăng lên này đƣợc ghi
nhận chủ yếu ở mô tim và thận chứ không phải ở phổi [23]. Dữ liệu thực nghiệm đã chỉ ra rằng
chuột biến đổi gen biểu hiện quá mức ACE2 dễ bị tổn thƣơng phổi sau khi nhiễm SARS-CoV [24].
Mặt khác, chuột biến đổi gen thiếu ACE2 cho thấy suy phổi cấp tính nghiêm trọng khi nhiễm trùng
huyết hoặc nhiễm các tác nhân virus bao gồm SARS-CoV [25]; hơn nữa, điều trị chuột bằng thuốc
tái tổ hợp ACE2 ngăn ngừa tổn thƣơng phổi cấp tính nặng. Một điểm khác cần đƣợc chú ý: trong
tổn thƣơng phổi cấp tính, ACE2 phế nang dƣờng nhƣ bị giảm xuống [23]. Điều này sẽ làm giảm
chuyển hóa angiotensin II, do đó dẫn đến mức peptide cục bộ cao hơn, làm tăng tính thấm phế nang
và tăng tổn thƣơng phổi [23]. Trƣớc thực tế này, ngƣời ta có thể suy đoán rằng việc tăng biểu hiện
ACE2 bằng cách điều trị ARB từ trƣớc có thể bảo vệ phổi trong quá trình nhiễm SARS-CoV-2. Do
đó, dữ liệu cho đến nay ở ngƣời chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng có lợi hoặc
có hại của thuốc ức chế men chuyển hoặc ARB trong quá trình nhiễm SARS-CoV-2. Sự mở rộng
và mức độ nghiêm trọng của tổn thƣơng cơ tim ở bệnh nhân bị ảnh hƣởng bởi SARS-CoV-2 không
đƣợc biết đến do dữ liệu từ mô học, hình ảnh và các nghiên cứu khác bị hạn chế. Từ quan điểm lâm
sàng, dữ liệu cho thấy chấn thƣơng cơ tim có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do
SARS-CoV-2 cần nhập viện và/hoặc hỗ trợ ICU. Suy hô hấp và tổn thƣơng cơ tim nặng và/hoặc rối
loạn nhịp tim là những nguyên nhân gây tử vong đƣợc biết đến nhiều nhất ở những bệnh nhân nguy
kịch. Tuy nhiên, đánh trống ngực nhƣ một triệu chứng đã đƣợc báo cáo bởi 7,3% số ngƣời bị ảnh

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 21
hƣởng từ bệnh nhân SARS-CoV-2 trong giai đoạn đầu của bệnh và có thể là dấu hiệu của sự liên
quan đến cơ tim [15]; ở những bệnh nhân nhƣ vậy, việc theo dõi các enzyme cơ tim và/hoặc ECG
đối với chứng loạn nhịp tim đe dọa tính mạng phải đƣợc đảm bảo.

Tóm lại, COVID-19 có liên quan đến nhiều biến chứng tim mạch trực tiếp và gián tiếp bao
gồm chấn thƣơng cơ tim cấp tính, viêm cơ tim cũng nhƣ rối loạn nhịp tim và những bệnh nhân mắc
bệnh tim mạch sẽ đóng vai trò chính trong việc quản lý những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi căn bệnh này.

Dịch từ: Vlachakis PK, Tentolouris A, Tousoulis D, Tentolouris N. Current data on the
cardiovascular effects of COVID-19 [published online ahead of print, 2020 Apr 18]. Hellenic J
Cardiol. 2020;S1109-9666(20)30063-4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Wang C., Horby P.W., Hayden F.G. A novel coronavirus outbreak of global health
concern. Lancet. 2020;395:470–473.
2. He F., Deng Y., Li W. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): What we know? J Med Virol. 2020.
3. WHO. Coronavirus disease 2019 (COVID-19) Situation Report 67. https://www.who.int/docs/default-
source/coronaviruse/situation-reports/20200327-sitrep-67-covid-19.pdf?sfvrsn=b65f68eb_4 (Last assessed:
28 March 2020).
4. Guan W.J., Ni Z.Y., Hu Y. Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China. N Engl J
Med. 2020.
5. Wu Z., McGoogan J.M. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019
(COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72314 Cases From the Chinese Center for Disease
Control and Prevention. JAMA. 2020.
6. Li B., Yang J., Zhao F. Prevalence and impact of cardiovascular metabolic diseases on COVID-19 in
China. Clin Res Cardiol. 2020.
7. Wang D., Hu B., Hu C. Clinical Characteristics of 138 Hospitalized Patients With 2019 Novel
Coronavirus-Infected Pneumonia in Wuhan, China. JAMA. 2020.
8. Wu C., Chen X., Cai Y. Risk Factors Associated With Acute Respiratory Distress Syndrome and Death in
Patients With Coronavirus Disease 2019 Pneumonia in Wuhan, China. JAMA Intern Med. 2020.
9. Porcheddu R., Serra C., Kelvin D. Similarity in Case Fatality Rates (CFR) of COVID-19/SARS-COV-2 in
Italy and China. J Infect Dev Ctries. 2020;14:125–128.
10. Lippi G., Lavie C.J., Sanchis-Gomar F. Cardiac troponin I in patients with coronavirus disease 2019
(COVID-19): Evidence from a meta-analysis. Prog Cardiovasc Dis. 2020.
11. Zhou F., Yu T., Du R. Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in
Wuhan, China: a retrospective cohort study. Lancet. 2020.
12. Sarkisian L., Saaby L., Poulsen T.S. Clinical Characteristics and Outcomes of Patients with Myocardial
Infarction, Myocardial Injury, and Nonelevated Troponins. Am J Med. 2016;129 446 e445-446 e421.
13. Huang C., Wang Y., Li X. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan,
China. Lancet. 2020;395:497–506.
14. Hu H., Ma F., Wei X. Coronavirus fulminant myocarditis saved with glucocorticoid a nd human
immunoglobulin. Eur Heart J. 2020.
15. Liu K., Fang Y.Y., Deng Y. Clinical characteristics of novel coronavirus cases in tertiary hospitals in
Hubei Province. Chin Med J (Engl). 2020.
16. Chen C., Zhou Y., Wang D.W. SARS-CoV-2: a potential novel etiology of fulminant
myocarditis. Herz. 2020.
17. Yang X., Yu Y., Xu J. Clinical course and outcomes of critically ill patients with SARS-CoV-2
pneumonia in Wuhan, China: a single-centered, retrospective, observational study. Lancet Respir Med. 2020.
18. Wong C.K., Lam C.W., Wu A.K. Plasma inflammatory cytokines and chemokines in severe acute
respiratory syndrome. Clin Exp Immunol. 2004;136:95–103.
19. Alhogbani T. Acute myocarditis associated with novel Middle east respiratory syndrome
coronavirus. Ann Saudi Med. 2016;36:78–80.
20. Ruan Q., Yang K., Wang W. Clinical predictors of mortality due to COVID-19 based on an analysis of
data of 150 patients from Wuhan, China. Intensive Care Med. 2020.
21. Xu Z., Shi L., Wang Y. Pathological findings of COVID-19 associated with acute respiratory distress
syndrome. Lancet Respir Med. 2020.
22. Liu Y., Yang Y., Zhang C. Clinical and biochemical indexes from 2019-nCoV infected patients linked to
viral loads and lung injury. Sci China Life Sci. 2020;63:364–374.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 22
23. Danser A.H.J., Epstein M., Batlle D. Renin-Angiotensin System Blockers and the COVID-19 Pandemic:
At Present There Is No Evidence to Abandon Renin-Angiotensin System
Blockers. Hypertension. 2020 HYPERTENSIONAHA12015082.
24. Yang X.H., Deng W., Tong Z. Mice transgenic for human angiotensin-converting enzyme 2 provide a
model for SARS coronavirus infection. Comp Med. 2007;57:450–459.
25. Imai Y., Kuba K., Rao S. Angiotensin-converting enzyme 2 protects from severe acute lung
failure. Nature. 2005;436:112–116.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 23
BÁO CÁO VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG THUỐC
DS. Nguyễn Thị Nhật Hiền, DS. Nguyễn Thị Thùy Linh, ThS.DS. Dương Hà Minh Khuê

Thuốc giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
cải thiện và nâng cao sức khoẻ con ngƣời. Do đó, việc
sử dụng thuốc không hiệu quả cũng nhƣ thuốc kém
chất lƣợng sẽ không chỉ gây tác động xấu đến sức
khoẻ ngƣời bệnh và mà còn làm mất lòng tin của công
chúng vào hệ thống y tế của mỗi quốc gia.

Luật Dƣợc 2016 đã quy định rõ sự khác nhau


giữa thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng.

- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng đã đăng
ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Thuốc giả là thuốc đƣợc sản xuất thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
+ Không có dƣợc chất, dƣợc liệu;
+ Có dƣợc chất không đúng với dƣợc chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký
lƣu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
+ Có dƣợc chất, dƣợc liệu nhƣng không đúng hàm lƣợng, nồng độ hoặc khối lƣợng đã đăng
ký lƣu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng quy
định tại Khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lƣu thông phân phối;
+ Đƣợc sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nƣớc sản xuất hoặc
nƣớc xuất xứ. [1]
Theo ông Nguyễn Đăng Hòa, Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội - nguyên Giám đốc
Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADRs), nếu tác
dụng phụ của thuốc thật, thuốc đạt chất lƣợng nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy
cơ độc hại của thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng lại lên đến 1/10, trong đó nguy hiểm nhất là ngộ
độc thuốc và dị ứng thuốc. Bên cạnh đó, khi sử dụng phải thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng, ngƣời
bệnh cũng hay gặp phải tình trạng dị ứng thuốc. Các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi dùng
thuốc 15-30 phút hoặc một vài ngày. Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhất
là sự kích ứng, các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ nhƣ buồn nôn, ói mửa cho đến các trƣờng hợp nặng
có thể đe dọa tính mạng, điển hình nhƣ sốc phản vệ gây nguy hiểm cho ngƣời dùng.

Theo nghiên cứu mới của WHO năm 2017, ƣớc tính 1 trong 10 thuốc lƣu hành ở các nƣớc
thu nhập thấp và trung bình là thuốc kém chất lƣợng hoặc thuốc giả.[2]

Tại Việt Nam, những năm qua, nhờ triển khai các quy định tại Luật Dƣợc và Nghị định số
54/2017/NĐ-CP về việc đánh giá 100% hồ sơ nhà máy sản xuất thuốc nƣớc ngoài khi đăng ký lƣu
hành thuốc tại Việt Nam, tăng cƣờng kiểm tra thực tế tại cơ sở để bảo đảm chất lƣợng thuốc cung
cấp vào thị trƣờng cũng nhƣ tăng cƣờng công tác hậu kiểm và hệ thống kiểm nghiệm, tỉ lệ thuốc
giả, thuốc kém chất lƣợng đã giảm đáng kể.Trung bình mỗi năm, hệ thống kiểm nghiệm trên toàn
quốc lấy hơn 32.000 mẫu. Những năm gần đây, tỉ lệ thuốc kém chất lƣợng tại nƣớc ta liên tục
giảm. Cụ thể, từ năm 2013 đến 2017 lần lƣợt là: 2,54%, 2,38%, 2%, 1,98% và 1,59%. Theo số liệu
sơ bộ năm 2018, tỷ lệ thuốc kém chất lƣợng chiếm khoảng 1,6%.[3]

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 24
Vì vậy, để góp phần nâng cao việc kiểm soát độ an toàn và chất lƣợng thuốc, khoa Dƣợc tiến
hành phát hành mẫu báo chất lƣợng thuốc tới các khoa phòng lâm sàng.

Nếu nhân viên y tế phát hiện bất cứ vấn đề nào liên quan đến chất lƣợng thuốc trong quá trình
nhận thuốc, sử dụng thuốc hay phân phát thuốc nhƣ: đổi màu viên nang, bột thuốc hoặc dung dịch
thuốc, có cặn vẩn đục trong ống thuốc tiêm hoặc uống,… anh/chị phải báo cáo cho khoa Dƣợc theo
mẫu báo cáo. Ngƣời phát hiện vấn đề liên quan chất lƣợng thuốc có thể liên hệ trực tiếp với khoa
Dƣợc trƣớc nếu có thắc mắc về chất lƣợng thuốc. Dƣợc sĩ có thể cung cấp các thông tin cần thiết liên
quan đến thuốc hay nhãn thuốc.

Nhân viên y tế tiến hành điền thông tin và báo cáo vấn đề về chất lƣợng thuốc cho khoa
Dƣợc sớm nhất có thể. Nếu các mục trong mẫu báo cáo cần phải làm rõ, nhân viên y tế có thể liên
hệ với khoa Dƣợc để bổ sung mẫu hoàn chỉnh.

Nếu một lỗi sản phẩm bị nghi ngờ là phổ biến có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, vấn đề
sẽ đƣợc báo cáo trực tiếp cho trƣởng Khoa Dƣợc để có biện pháp giải quyết phù hợp, ví dụ nhƣ đổi
thuốc nếu cần thiết. Khoa Dƣợc sẽ chịu trách nhiệm lƣu trữ các mẫu báo cáo vấn đề về chất lƣợng
thuốc và sẽ tiến hành tổng hợp báo cáo sau mỗi 6 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật Dƣợc số 105/2016/QH13
[2] WHO, https://www.who.int/news-room/detail/28-11-2017-1-in-10-medical-products-in-developing-
countries-is-substandard-or-falsified
[3] Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế,
https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/-iem-tin-y-te-ngay-15-3-2019

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 25
Bệnh viện Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Huế
Khoa phòng báo cáo:………………………..
Khoa Dƣợc
BÁO CÁO BẤT THƢỜNG VỀ CHẤT LƢỢNG THUỐC
Mã số báo cáo của đơn vị:…………………
(Điền thông tin và gửi về Khoa Dƣợc trong thời gian sớm nhất)

A. THÔNG TIN VỀ THUỐC


1. Tên thuốc (tên biệt dƣợc, tên hoạt chất).........................................................................................................................
2. Nồng độ/hàm lƣợng........................................................................................................................................................

3. Dạng bào chế:  Dung dịch tiêm Bột pha tiêm  Viên  Khác:..............................
4. Số lô hoặc số kiểm soát.............................................. Hạn dùng:....................................... Số đăng ký:........................
5. Quy cách đóng gói: .......................................................................................................... ..............................................
6. Tên cơ sở sản xuất:.........................................................................................................................................................
7. Điều kiện bảo quản theo NSX ………………………………………………………………………………………..
8. Điều kiện bảo quản thực tế ............................................................................................................................................
B. THÔNG TIN VỀ CHẤT LƢỢNG THUỐC
9. Mô tả đầy đủ các vấn đề chất lƣợng sản phẩm (gửi kèm phiếu kiểm nghiệm của lô thuốc nếu có)
8.1. Thời điểm xảy ra vấn đề về chất lƣợng thuốc
 Trƣớc khi chuẩn bị/sử dụng thuốc  Sau khi chuẩn bị/sử dụng thuốc
8.2. Vấn đề về đặc điểm sử dụng
 Khó mở nắp  Ống thuốc khó bẻ  Thuốc khó hòa tan  Khác
Cụ thể:……………………………………………………………………………………………………………………
8.3. Vấn đề về cảm quan
 Hỏng, vỡ  Đổi màu  Kết tủa  Bột thuốc vón cục  Khác
Cụ thể:……………………………………………………………………………………………………………………..
8.4. Vấn đề về đóng gói thuốc
 Bị lẫn thuốc khác  Bị dán nhiều nhãn thuốc/mất nhãn thuốc  Mất bao bì ngoài  Khác
Cụ thể:……………………………………………………………………………………………………………………
8.5. Số lƣợng thuốc gặp vấn đề:
 1 thuốc  ≥ 2 thuốc (◌ Cùng lô ◌ Khác lô)
C. THÔNG TIN VỀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
10. Thuốc (sản phẩm phát hiện có vấn đề về chất lƣợng thuốc) đã sử dụng trên bệnh nhân chƣa?
........................................................................................................................................................................................
11. Nếu đã sử dụng trên bệnh nhân, mô tả kết quả sử dụng thuốc (nếu có):
........................................................................................................................................................................................
D. PHẦN THẨM ĐỊNH CỦA ĐƠN VỊ
11. Nguyên nhân nghi ngờ gây ra vấn đề về chất lƣợng thuốc
 Nhà sản xuất  Ngƣời sử dụng Điều kiện bảo quản
12. Các biện pháp giải quyết bất thƣờng về chất lƣợng của sản phẩm này
 Tiếp tục dùng thuốc và theo dõi tính an toàn của thuốc
 Dừng thuốc và liên hệ NSX
 Khác:…………………………………………………………………………………………………………………..
E. THÔNG TIN VỀ NGƢỜI BÁO CÁO
1. Họ và tên:………………………………….............................. Nghề nghiệp/Chức vụ:………………………………
Điện thoại liên lạc:…………………………………………. Email:…………………………………………………….
2. Chữ ký 3. Dạng báo cáo:  Lần đầu/ Bổ sung 4. Ngày báo cáo: ……/..…/…

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 26
THUỐC NGUY CƠ CAO – CẬP NHẬT
DS. Nguyễn Ngọc Cát Anh, DS. Nguyễn Thị Thanh Hòa

1. Thuốc nguy cơ cao là gì?


Thuốc nguy cơ cao (TNCC) là thuốc có khả năng cao
gây thƣơng tích, tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai
sót trong quá trình sử dụng. Tần suất các lỗi xảy ra với các
thuốc này không nhất thiết phải cao hơn, nhƣng khi có sai
sót, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác.
2. Danh mục TNCC
Năm 2017, Bệnh viện đã xây dựng danh mục TNCC. Danh mục này đƣợc chia thành 7 nhóm
chính, gồm 49 hoạt chất:
- Tim mạch
- Heparin + chống đông
- Ung thƣ
- Opioid
- CaCl2 + dung dịch ƣu trƣơng
- Insulin
Hàng năm, danh mục TNCC sẽ đƣợc cập nhật dựa trên các báo cáo sai sót và phản ứng có hại
của thuốc trong vấn đề sử dụng thuốc ở bệnh viện và các bệnh viện trên cả nƣớc. Năm 2020, Bệnh
viện tiến hành xây dựng lại danh mục dựa trên danh mục cũ và tham khảo một số danh mục sau:
- Danh mục một số thuốc có nguy cơ cao xảy ra ADR của Bộ Y tế ban hành theo quyết định
1088/QĐ- BYT ngày 04/04/2013.
- Danh mục thuốc nguy cơ cao của Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Tp. Hồ Chí Minh.
- Danh mục thuốc nguy cơ cao của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
- Danh mục thuốc nguy cơ cao của Bệnh viện Hoàn Mỹ.
- Danh mục thuốc nguy cơ cao của Bệnh viện FV.
Theo đó, danh mục đƣợc chia thành 10 nhóm chính, cụ thể nhƣ sau:
- Calci Clorid + dung dịch ƣu trƣơng, Cản quang
- Heparin + chống đông
- Ung thƣ
- Tim mạch
- Rocuronium + các thuốc chẹn thần kinh cơ khác
- Opioid + thuốc hƣớng thần
- Nuôi dƣỡng bằng đƣờng tĩnh mạch
- Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và tủy sống
- Insulin
Tập hợp các chữ cái đầu tiên của mỗi nhóm sẽ thu đƣợc Từ viết tắt “CHU TRONG!” để dễ
nhớ (Hình 1)

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 27
DANH MỤC CÁC THUỐC NGUY CƠ CAO

Nhóm thuốc
Calci Clorid (CaCl2) + dung dịch ƣu trƣơng
- Calci Clorid (CaCl2) 10% - Glucose 30%
- Kali Clorid (KCl) 10% - Natri Clorid (NaCl) 10%
- Magnesi sulfat (MgSO4) 15%
Cản quang, đƣờng tiêm
- Ethyl ester của acid béo iod hóa - Iohexol
- Gadobutrol - Iopromide acid
- Iobitridol
Heparin + chống đông
- Heparine không phân đoạn, tiêm - Dabigatran, uống
- Heparine PTLT: enoxaparine natri, tiêm - Rivaroxaban, uống
- Acenocoumarol, uống
Ung thƣ
Thuốc gây độc tế bào (dùng tiêm và uống)
- Bevacizumab - Fluorouracil
- Bleomycin - Gemcitabin
- Bortezomib - Ifosfamid
- Capecitabin - Irinotecan
- Carboplatin - Methotrexat
- Cisplatin - Oxaliplatin
- Cyclophosphamid - Paclitaxel
- Docetaxel - Pemetrexed
- Doxorubicin - Rituximab
- Epirubicin - Trastuzumab
- Erlotinib - Vinorelbin
- Etoposid - Vincristin
Liệu pháp nội tiết
- Anastrozol, uống - Letrozol, uống
- Bicalutamid, uống - Leuprorelin, tiêm
- Degarelix, tiêm - Tamoxifen, uống
- Goserelin, tiêm
Tim mạch
Các thuốc tác dụng trên thụ thể adrenergic, Các thuốc trợ tim và các thuốc kích thích tim:
đường tiêm: - Digoxin, tiêm và uống
- Epinephrin (adrenalin) - Dobutamin, tiêm
- Norepinephrin (noradrenalin) - Dopamin, tiêm

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 28
Các thuốc chống loạn nhịp, đường tiêm Các thuốc điều trị cấp cứu cao huyết áp,
- Lidocain đường tiêm:
- Amiodaron - Nicardipin
- Glyceryl Trinitrat
Rocuronium + các thuốc chẹn thần kinh cơ khác
- Atracurium besilat, tiêm - Rocuronium bromid, tiêm
- Neostigmin metylsulfat, tiêm - Suxamethonium clorid, tiêm
Opioid (dạng uống, tiêm hoặc dán trên da) + thuốc hƣớng thần
Opioid Thuốc hướng thần:
- Morphin, tiêm hoặc uống - Midazolam, tiêm
- Fentanyl, tiêm hoặc dán trên da - Diazepam, tiêm hoặc uống.
- Pethidin, tiêm - Phenobarbital, tiêm hoặc uống
- Ephedrin, tiêm
Nuôi dƣỡng bằng đƣờng tĩnh mạch
- Acid amin các loại, tiêm truyền tĩnh mạch.
- Nhũ tƣơng dầu béo, tiêm truyền tĩnh mạch.
Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và tủy sống
- Bupivacain, tiêm - Isofluran, hít
- Levobupivacain, tiêm - Sevofluran, hít
- Propofol, tiêm
Insulin
- Insulin tác dụng nhanh, tiêm
- Insulin tác dụng chậm, tiêm
- Insulin hỗn hợp nhanh/chậm, tiêm

3. Biện pháp quản lý

3.1. Quá trình kê đơn


- Xây dựng phác đồ chuẩn đối với các TNCC.
- Không viết tắt, viết rõ ràng tên TNCC khi kê đơn.
- Ghi rõ liều, đƣờng dùng, thời gian tiêm truyền, chẩn đoán. Ví dụ: Dopamin 5mcg/kg IV
trong 1 phút.
- Nên kê đơn bằng máy tính để tránh những sai sót khi viết tay.
- Lƣu ý khi kê đơn bằng máy tính có thể gây ra những sai sót mới do dùng phần mềm nhƣ: kê
đơn nhầm tên thuốc gần giống nhau.
- Thêm chức năng cảnh báo tự động: phát hiện tƣơng tác thuốc, chống chỉ định, thuốc trùng lặp...

3.2. Quá trình bảo quản, lƣu trữ


- Có ngăn bảo quản TNCC riêng biệt.
- Dán nhãn “TNCC” trên kệ thuốc/hộp thuốc/đơn vị thuốc (Hình 2).

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 29
Hình 2: Nhãn dán “TNCC”

3.3. Quá trình cung ứng/cấp phát TNCC từ Khoa Dƣợc/Khoa phòng cho bệnh nhân
- Xây dựng quy trình cấp phát rõ ràng, cụ thể. Có quy trình cấp phát riêng với những nhóm
thuốc đặc biệt.
- Lƣu ý các từ viết tắt, kí hiệu trong đơn thuốc.
- Hạn chế gây gián đoạn trong quá trình cấp phát.
- Thực hiện kiểm tra chéo khi cấp phát
- Chú ý các thuốc “nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA)” khi cấp phát:
dán nhãn phụ cảnh báo “NGUY CƠ NHẦM LẪN”.

3.4. Sử dụng TNCC ở bệnh nhân


- Tƣ vấn dùng thuốc cho bệnh nhân.
- Phát các tài liệu phát tay (Flyer).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản lý thuốc nguy cơ cao, Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng”, 02, 10-13.
2. Bộ y tế, 1088/QĐ- BYT ngày 4/4/ 2013, Quyết định về việc ban hành hƣớng dẫn hoạt động giám sát phản
ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.
3. American Society of Hospital Pharmacists (1993), "ASHP guidelines on preventing medication
errors in hospitals", American Journal of Hospital Pharmacy, 50, 305-314.
4. Australian Commission on Safety and Quality in Health Care (2015), High risk medicines, Link:
http://www.safetyandquality.gov.au/our-work/medication-safety/medication-alerts/
5. Pharmaceutical Services Division. Ministry of Health Malaysia. “Guideline on Safe Use of High-
alert medications”.
6. Patient Briefing. National Patient Safety Agency. 28/3/2007
7. Saedder EA, et al. (2014), "Identifying high-risk medication: a systematic literature review", Eur J Clin
Pharmacol, 70, 637–45.
8. Ali Rashidee, et al. (2009, 25/01/2015), High-Alert Medications: ErrorPrevalence and Severity.
Link: http://psqh.com/data-trends-july-august-2009.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 30
Hình 1: Poster “ Quản lý TNCC” của Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 31
SU Y G I ẢM DINH DƢ Ỡ N G DO TH U ỐC
DS. Nguyễn Ngọc Cát Anh

Các chất dinh dƣỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lƣợng chiếm một phẩn rất nhỏ
trong tổng khối lƣợng cơ thể nhƣng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con ngƣời. Phần lớn
thuốc ảnh hƣởng không đáng kể đến cân bằng chất dinh dƣỡng của cơ thể khi sử dụng trong thời
gian ngắn, tuy nhiên sự suy giảm chất dinh dƣỡng có thể xảy ra do tƣơng tác thuốc hoặc khi sử
dụng một số loại thuốc lâu dài, đặc biệt trên các đối tƣợng có nguy cơ cao nhƣ trẻ em, ngƣời cao
tuổi, ngƣời mắc bệnh mãn tính, ngƣời mắc nhiều bệnh kèm. Thiếu chất dinh dƣỡng có thể dẫn đến
các rối loạn sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng, ảnh hƣởng đến hiệu quả quá
trình điều trị.

I. Cơ chế tác động chung của thuốc

Tác động qua lại giữa thuốc và nguyên tố vi lƣợng liên quan đến các tƣơng tác vật lý, hóa
học, sinh lý hoặc sinh lý bệnh giữa thuốc và chất dinh dƣỡng. Thuốc có thể ảnh hƣởng đến quá
trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ của các nguyên tố vi lƣợng.

Ngoài ra, sự hiện diện của các protein vận chuyển chất đặc hiệu, receptor và enzymes ở các
mô khác nhau làm thay đổi cách thức và vị trí nơi thuốc và chất dinh dƣỡng tƣơng tác với nhau, tạo
ra nhiều tƣơng tác đặc hiệu với mô và làm cho dự đoán về các hiệu ứng lâm sàng khó khăn. [6]

Hình 1: Cơ chế tác động của thuốc [3]

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 32
Các yếu tố gia tăng nguy cơ gia tăng suy giảm chất dinh dƣỡng:
- Giới tính
- Bệnh nhân mắc các bệnh gan, thận
- Nhiều bệnh mạn tính, bệnh mắc kèm nhƣ: tăng huyết áp, tăng lipid máu, viêm khớp, tiểu
đƣờng, trầm cảm, hen suyễn, bệnh tim thiếu máu cục bộ, và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Thuốc dùng đồng thời
- Trẻ em và ngƣời cao tuổi
- Chế độ dinh dƣỡng không đầy đủ

II. Một số thuốc ảnh hƣởng đến tình trạng dinh dƣỡng của cơ thể

Bảng 1: Một số thuốc ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cơ thể [3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10]

Mức
Nhóm thuốc Cơ chế Lƣu ý
độ
Cản trở cân bằng acid-kiềm
trong môi trƣờng dịch vị, có Đồng kiểm soát acid
thể làm suy giảm sự hiện diện folic và cobalamin tiêm
Vitamin B9
và hấp thu acid folic. Trung bắp hoặc đƣờng uống
bình (>500 mcg/ngày), trong
Tác dụng phụ trong đồng hóa suốt quá trình sử dụng
vitamin B12 có thể làm suy antacid kéo dài.
giảm chức năng của folate.
Ức chế H2
Làm giảm hấp thụ vitamin B12
Vitamin B12 từ dạ dày (khi sử dụng trong Trung
thời gian dài (≥ 2 năm) với liều bình
cao) nhất là ở ngƣời cao tuổi.
Ức chế dạ dày làm giảm hấp
Sắt, Kẽm Nhẹ
thu sắt, kẽm.
Làm giảm sự hấp thu vitamin
Vitamin B12 Nhẹ
B12 gắn với protein.
Ức chế
tiết acid Giảm acid dạ dày, từ đó làm
và trung giảm hấp thu các nguyên tố vi
hòa lƣợng phụ thuộc vào độ pH
acid dạ thấp nhƣ Vitamin C: sự mất ổn
Vitamin C Nhẹ
dày định tƣơng đối của vitamin ở
pH cao làm giảm nồng độ
Vitamin C dạng chống oxy hóa
hoạt tính.
Cần theo dõi bệnh
PPIs
nhân điều trị lâu dài
bằng PPIs, đặc biệt là
những ngƣời có yếu tố
nguy cơ nhƣ điều trị
Giảm hấp thu magie, đặc biệt Nghiêm bằng thuốc lợi tiểu,
Magie khi sử dụng trong thời gian dài trọng tiểu đƣờng, bệnh tim
trên 01 năm. mạch (ví dụ nhƣ tăng
huyết áp, rối loạn nhịp
tim), ăn uống không
đủ chất, aldosteron thứ
phát và rối loạn chức
năng thận.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 33
Mức
Nhóm thuốc Cơ chế Lƣu ý
độ
Ức chế men
Trung
Thuốc chuyển Kẽm Tăng đào thải kẽm qua thận.
bình
điều trị (ACEIs)
tăng Chẹn kênh
huyết Canxi Tăng dịch chuyển Kali vào nội Trung
áp Kali
(Nifedipine, bào từ ngoại bào. bình
nitrendipine)
Ức chế các enzym phụ thuộc
Folate, cản trở chuyển hóa
Vitamin B9 Nhẹ
Acetylsali folate, tăng bài xuất folate qua
-cylic thận.
Aspirin
acid, Nhiễm độc salicylate có thể
Salicylate gây hạ kali máu, có thể nặng
Kali
thêm khi dùng thuốc lợi tiểu
giữ kali.
Tùy thuộc vào biomarker dùng
xác định hàm lƣợng Vitamin
B6 trong cơ thể (nhƣ: 5′-
phosphate huyết tƣơng (PLP),
4-pyridoxic acid niệu (4-PA),
B6 niệu,…) mà thuốc tránh
thai đƣờng uống có làm giảm
Trung
Vitamin B6 hoặc không ảnh hƣởng đến
bình
vitamin B6. Tuy nhiên theo
một số nghiên cứu, việc cung
Thuốc tránh thai đƣờng cấp Vitamin B6 trong khi sử
uống dụng thuốc tránh thai đƣờng
uống làm cải thiện các triệu
chứng lâm sàng do suy giảm
vitamin B6.
Giảm hấp thụ của Cần bổ sung nếu có ý
polyglutamate folate, có thể Trung định mang thai sau khi
Vitamin B9
làm tăng chuyển hóa và bài tiết bình sử dụng thuốc tránh
folate qua nƣớc tiểu. thai đƣờng uống
Làm giảm Nồng độ Magie
Magie Nhẹ
huyết thanh.
Sử dụng lâu dài thuốc hạ
cholesterol có thể làm tăng Trung
Vitamin A
nồng độ vitamin A trong máu. bình
Cần theo dõi.
Nhóm Statins Mức độ
Làm giảm nồng độ CoQ10 ảnh
Hạ lipid
CoQ10 trong huyết thanh ở bệnh nhân hƣởng
máu
tăng cholesterol máu. chƣa rõ
ràng
Vitamin tan Suy giảm hấp thu và giảm sinh
trong dầu, khả dụng acid folic và vitamin Trung
Nhóm Resin
vitamin B9 B12, cũng nhƣ vitamin tan bình
và B12 trong dầu ở ruột.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 34
Mức
Nhóm thuốc Cơ chế Lƣu ý
độ
Bổ sung Vitamin D để
tăng cƣờng sự hấp thu
Giảm sự hấp thu canxi ở ruột
Ca. Bổ sung Ca nếu sử
và đồng thời làm tăng bài tiết
Vitamin D và Trung dụng Corticorsteroid dài
canxi thận, dẫn đến các nguy
Canxi bình ngày (nhất là các bệnh
cơ về cấu trúc và nứt gãy
lupus ban đỏ hệ thống,
xƣơng.
viêm khớp dạng thấp
hoặc hen phế quản)
Glucocorticoid
Hydrocortison liều cao (> 100
mg/ngày) gây ứ natri và mất
kali qua thận quá mức thứ phát
dẫn đến hạ kali máu. Trung
Kali
Dexamethasone, bình
methylprednisolone, cortisol và
prednisolone ít gây ra hạ kali
máu.
Thuốc
Bổ sung Canxi, nhất là
điều trị
đối với ngƣời ít bổ
đái tháo Giảm hấp thu vitamin B12 từ Trung
Metformin Vitamin B12 sung Canxi từ sữa và
đƣờng thức ăn tại ruột. bình
các sản phẩm từ sữa và
đƣờng
khẩu phần hàng ngày
uống
Ức chế tái hấp thu Na+ ở quai
Helen và đoạn trên của ống
lƣợn, ở đoạn cuối của ống lƣợn
có phản ứng tăng thải K+ để
giữ Na+. Cần theo dõi các dấu
hiệu của hạ kali máu ở
Đồng thời, thuốc lợi tiểu gây bệnh nhân điều trị lâu
giảm thể tích tuần hoàn, kích dài. Tham khảo với
hoạt con đƣờng renin- Nghiêm bác sĩ về chế độ thức
Kali angiotensin-aldosterone làm trọng ăn giàu kali hoặc các
Lợi tiểu quai tăng sản xuất aldosterone kích
và lợi tiểu chế phẩm bổ sung
thích tái hấp thu natri, nƣớc và khác, đồng quản lý các
Thiazide thúc đẩy bài tiết kali thông qua
Thuốc thuốc sử dụng đồng
các kênh kali bài tiết trong ống thời có tác dụng tăng
lợi tiểu dẫn và có thể làm trầm trọng hoặc hạ kali máu.
thêm tình trạng hạ kali máu
bằng cách hoạt hóa bơm Na+-
K+-ATPase dẫn đến tăng
chuyển kali vào tế bào.
Ức chế tái hấp thu Magie ở Trung
Magie
thận. bình
Tăng bài tiết Canxi qua nƣớc Trung
Lợi tiểu quai Canxi
tiểu. bình
Lợi tiểu Trung
Kẽm Tăng bài tiết kẽm.
Thiazide bình
Thuốc chất ức Ngăn chặn sự tổng hợp Cần theo dõi bệnh
Thuốc
chế aromatase, Vitamin D và estrogen và do đó làm giảm rõ Nghiêm nhân điều trị lâu dài
ức chế
nhƣ Canxi rệt nồng độ estrogen, dẫn đến trọng bằng anastrozole, đặc
Estrogens
anastrozole việc làm giảm tác dụng của biệt ở phụ nữ tiền mãn

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 35
Mức
Nhóm thuốc Cơ chế Lƣu ý
độ
estrogen trên xƣơng. Dẫn đến kinh và mãn kinh, có
giảm hấp thu canxi và khoáng các triệu chứng bệnh cơ
hóa xƣơng; ức chế hoạt động xƣơng khớp. Tham
hủy xƣơng. khảo ý kiến bác sĩ trong
trƣờng hợp cần bổ sung
vitamin D và canxi.
Cảm ứng enzym CYP24A1 ở
Thuốc gan, làm tăng dị hóa Vitamin D
chống Vitamin D Trung
đồng thời, giảm hấp thu Ca từ
co giật, Phenytoin và Canxi bình
ruột và rối loạn chức năng ống
thuốc Carbamazepine thận, dẫn đến giảm canxi thận.
động
kinh Giảm hấp thu acid folic và Trung
Vitamin B9
vitamin B1. bình

Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh cũng ảnh hƣởng đến các chất dinh dƣỡng trong cơ thể nhƣ:[1, 2]
- Kháng sinh nhóm quinolones làm giảm canxi và sắt
- Kháng sinh nhóm tetracyclines làm giảm canxi và magie
- Trimethoprim làm giảm acid folic, tăng kali
- Liều cao penicillin có thể thúc đẩy bài tiết Kali trong nƣớc tiểu
- Kháng sinh nhóm Aminoglycosides, (ví dụ: gentamicin) gây ra sự mất cân bằng Magie,
Canxi và Kali …

III. Quản lý các tình trạng suy giảm dinh dƣỡng

Sự thiếu hụt nhất thời các chất dinh dƣỡng do thuốc gây ra có thể không ảnh hƣởng nhiều
đến tình trạng sức khỏe cũng nhƣ các cân bằng trong cơ thể, chúng có thể đƣợc kiểm soát và thiết
lập lại cân bằng. Tuy nhiên, một số trƣờng hợp tác động có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
nhƣ: rối loạn điện giải K, Magie có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, mệt mỏi, …

Mặc dù việc bổ sung trực tiếp thông qua các chế phẩm thích hợp hầu hết chƣa đƣợc khuyến
nghị, nhƣng điều quan trọng là phải đảm bảo theo dõi bệnh nhân có nguy cơ nằm ngoài lƣợng
khuyến cáo về vitamin và khoáng chất. Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để duy trì, cải thiện
nguy cơ thiếu hụt chất dinh dƣỡng.

Bảng 2: Khuyến cáo mức hàm lƣợng chất dinh dƣỡng cần bổ sung từ chế độ ăn [1]

Vitamin và nguyên tố vi lƣợng Hàm lƣợng khuyến cáo


Canxi (Ca) 1.000 mg/ngày
Magie (Mg) 250 - 400mg/ ngày
Kali (K) ≤ 100mg/ngày
Vitamin D 1.000 - 2.000 UI
Vitamin B9 400 - 800 mcg/ngày
Vitamin B12 25 - 1.000mcg/ngày
Kẽm (Zn) 11 mg/ngày
CoQ10 100 - 200 mg /ngày

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 36
Các trƣờng hợp nghiêm trọng cần đƣợc bổ sung và kiểm soát chặt chẽ nên tham khảo ý kiến
của bác sĩ. Nhân viên y tế cần đánh giá xem sự thiếu hụt này có liên quan đến cận lâm sàng hay
lâm sàng hay không, những tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe bệnh nhân nếu sự thiếu hụt này
không đƣợc khắc phục, hoặc là sự thiếu hụt nhỏ và không có khả năng dẫn đến hậu quả sức khỏe
đồng thời xem xét, cân nhắc các bệnh mắc kèm, thuốc sử dụng đồng thời cũng nhƣ các yếu tố nguy
cơ khác trƣớc khi chỉ định bổ sung các chế phẩm tƣơng ứng với tình trạng suy giảm của bệnh nhân.

Nhân viên y tế, ngƣời chăm sóc bệnh nhân nên chú ý quan sát các biểu hiện bất thƣờng của
bệnh nhân để kịp thời đƣa ra các biện pháp xử trí thích hợp trên lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Cortney M. Mospan,” Drug-Induced Nutrient Depletions: What Pharmacists Need to Know”, US Pharm.
2019:44(12):18-24
2. Cass H. “A practical guide to avoiding drug-induced nutrient depletion”. Nutrition Review. Updated
December 11, 2016. https://nutritionreview.org/2016/12/practical-guide-avoiding-drug-induced-nutrient-
depletion/. Access 05/2020
3. Gröber U. (2019). Magnesium and Drugs. International journal of molecular sciences, 20(9), 2094.
4. Heidelbaugh, Joel J. “Proton pump inhibitors and risk of vitamin and mineral deficiency: evidence and
clinical implications.” Therapeutic advances in drug safety. (2013); vol. 4,3 125-33.
5. Gröber, Uwe & Kisters, Klaus, “Influence of drugs on vitamin D and calcium metabolism”, Dermato-
endocrinology, 2012, 4:158-66.
6. Mohn ES, Kern HJ, Saltzman E, Mitmesser SH, McKay DL. Evidence of Drug-Nutrient Interactions with
Chronic Use of Commonly Prescribed Medications: An Update. Pharmaceutics. 2018;10(1):36.
7. Natural Medicines. Drug-induced nutrient depletions.
https://naturalmedicines.therapeuticresearch.com/tools/charts/drug-induced-nutrient-depletions.aspx Access
05/2020.
8. Pharmavite. Common drug classes, drug-nutrient depletions, & drug-nutrient interactions.
https://aafp.org/dam/AAFP/documents/about_us/sponsored_resources/Nature%20Made%20Handout.pdf.
Access 03/2020 .
9. Treasure, Jonathan, and Mitchell B Stargrove. “Herb, Nutrient, and Drug Interactions: Clinical
Implications and Therapeutic Strategies - Preface and Introduction.” (2008)
10. Veltri, Keith T, and Carly Mason. “Medication-induced hypokalemia.” P & T: a peer-reviewed journal
for formulary management vol. 40,3 (2015): 185-90.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 37
THUỐC GIẢM ĐAU
DS. CKI Mai Hoài Trang
1
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đã từng bị
đau: đau đầu, đau răng, đau lƣng, đau khớp, đau họng,
đau do chấn thƣơng,… Đây là một cảm giác khó chịu,
đôi khi vƣợt quá sức chịu đựng. Thế nên, ngƣời ta phải
dùng thuốc giảm đau để loại bỏ hay làm giảm bớt cảm
giác này. Do vậy, trên thế giới, thuốc giảm đau là
nhóm thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất, thông dụng nhất.

Đau có nhiều kiểu, nhiều loại nên thuốc giảm đau cũng rất đa dạng và phong phú, nhƣng chủ
yếu thuộc 3 nhóm chính:

1. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): paracetamol, aspirin, diclofenac,
naproxen, ibuprofen, piroxicam, tenoxicam, nefopam, ketorolac, celecoxib,…

2. Corticoids: prednisolone, dexamethasone, methylprednisolone,...

3. Opioids: morphine, fentanyl, codeine, tramadol, buprenorphine,…

Ngoài ra còn có các nhóm thuốc khác có tác dụng giảm đau nhƣ:

- Thuốc chống co thắt: hyoscine N-Butylbromide, drotaverine, mebeverine,…


- Thuốc giãn cơ: dantrolene, baclofen, carisoprodol,…
- Thuốc chống động kinh: carbamazepine, pregabalin,…
- Thuốc chống trầm cảm: amitryptyline,…

Thuốc giảm đau đƣợc sử dụng rộng rãi và tƣơng đối dễ mua vì rất nhiều thuốc giảm đau
thuộc loại OTC (không kê đơn) nên sự lạm dụng thuốc rất dễ xảy ra. Do đó, tỉ lệ gặp phải ADR
(tác dụng không mong muốn) cũng nhƣ tử vong do thuốc giảm đau rất lớn. Tại Mỹ, số ca tử vong
liên quan đến thuốc giảm đau trong vòng 10 năm qua đã tăng gấp 4 lần lên 15.000 ngƣời/năm. Ở
Việt Nam, với thói quen dùng thuốc không qua bác sĩ thăm khám, tự tăng liều hay giảm khoảng
cách giữa các lần dùng thuốc khi chƣa hết đau cũng khiến tỉ lệ ADR liên quan đến thuốc giảm đau
tăng cao. Sau đây là một số tác dụng phụ thƣờng gặp của thuốc giảm đau:

1. Viêm loét dạ dày - xuất huyết tiêu hóa: đây là tác dụng phụ thƣờng gặp của nhóm
NSAIDs. Ngoài ra, nhóm corticoids cũng gây tác dụng phụ này.

2. Tổn thƣơng gan: xảy ra khi dùng paracetamol liều cao hay dùng cùng với rƣợu.

3. Loãng xƣơng: dùng corticoids dài ngày để giảm đau có thể dẫn đến tình trạng này.

4. Tổn thƣơng thận: ibuprofen, naproxen có thể gây tổn thƣơng thận. Dùng corticoids trong
thời gian dài gây suy thận cấp.

5. Suy giảm miễn dịch: xảy ra khi dùng corticoids hoặc opioids lâu dài.

6. Suy hô hấp: thƣờng gặp khi dùng opioids.

7. Tƣơng tác thuốc: hydrocodone làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 38
8. Nghiện thuốc: thuốc giảm đau nhóm opioids gây ra sự lệ thuộc thuốc do gia tăng dung
nạp, dẫn đến tình trạng nghiện thuốc.

Ngoài ra, thuốc giảm đau còn che lấp tạm thời các dấu hiệu của một số căn bệnh khác nhƣ
triệu chứng đau trong viêm ruột thừa cấp, triệu chứng sốt ở bệnh nhân nhiễm Covid 19,… làm cho
không thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Vậy nên “CHỚ LẠM DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU”.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 39
KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO DƢỢC SĨ
BỆNH VIỆN NĂM 2020

Đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế với mục đích trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái
độ trong thực hành y khoa đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế.
Ngày 13/06/2020, tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y-Dƣợc Huế, với mục đích cập nhật kiến thức
chuyên môn và kỹ năng thực hành cho các Dƣợc sĩ, Khoa Dƣợc Bệnh viện đã phối hợp với Phòng
Nghiên cứu khoa học - Đối ngoại - Đào tạo và Công ty TNHH Servier Việt Nam mở lớp đào tạo
liên tục dành cho đối tƣợng dƣợc sĩ đang làm việc tại bệnh viện. Bên cạnh các dƣợc sĩ đang công
tác tại Khoa Dƣợc Bệnh viện Trƣờng Đại học Y-Dƣợc Huế, khóa đào tạo còn có sự tham gia của
một số dƣợc sĩ đến từ các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nội dung đào tạo đƣợc thể hiện qua các bài trình bày sau:

- Quản lý công tác đấu thầu thuốc;


- Cập nhật, hƣớng dẫn thực hiện các tiêu chí đánh giá chất lƣợng bệnh viện trong lĩnh vực
dƣợc (C9.1 – C9.6);
- Cập nhật các phƣơng pháp về phân tích chi phí – hiệu quả trong kinh tế dƣợc và phân tích
sử dụng thuốc tại bệnh viện (VEN, ABC, DDD,...);
- Phƣơng pháp phân tích ca lâm sàng để tối ƣu hóa sử dụng thuốc trong thực hành tại bệnh viện.

Một số hình ảnh về khóa đào tạo:

PGS.TS. Đặng Công Thuận – Trƣởng Phòng Nghiên cứu khoa học - Đối ngoại - Đào tạo
phát biểu khai mạc.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 40
PGS.TS. Đoàn Phƣớc Thuộc – Phó Giám đốc Bệnh viện Trƣờng Đại học Y- Dƣợc Huế trình
bày về công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện.

Các học viên nhận chứng chỉ 24 tiết sau khi tham gia khóa đào tạo liên tục dƣợc sĩ năm 2020.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 41
ĐÀO TẠO ĐIỀU DƢỠNG NĂM 2020

Với mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực điều dƣỡng, đƣợc sự đồng ý của Ban Giám
đốc, hàng năm Khoa Dƣợc đã tổ chức các buổi cập nhật kiến thức chuyên môn, tập huấn, đào tạo cho
các điều dƣỡng làm việc tại bệnh viện. Công tác Đào tạo cho các Điều dƣỡng trong bệnh viện luôn
nhận đƣợc sự quan tâm của Ban Giám đốc. Đào tạo tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y-Dƣợc Huế
không chỉ luôn có tính cập nhật về mặt chuyên môn mà còn đa dạng về hình thức đào tạo.

Đây là một trong những hoạt động thƣờng niên của Đơn vị Thông tin thuốc và Dƣợc lâm sàng
– Khoa Dƣợc – Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế, diễn ra xuyên suốt với từ bốn chủ đề đào
tạo trở lên mỗi năm. Hai buổi đào tạo đầu tiên trong năm đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày
27/05/2020 và ngày 03/06/2020 tại phòng Tiền lâm sàng nhà B với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Tƣơng kỵ thuốc và hƣớng dẫn pha tiêm kháng sinh.


- Cập nhật và hƣớng dẫn tra cứu Thông tƣ 30/2018/TT-BYT.

Buổi học có sự tham gia đầy đủ của hơn 150 anh chị điều dƣỡng đến từ tất cả phòng khám,
khoa phòng lâm sàng của bệnh viện.

Dƣới đây là một số hình ảnh của buổi đào tạo:

ThS.ĐD Dƣơng Thị Hồng Liên – Trƣởng phòng Điều dƣỡng giới thiệu về buổi đào tạo.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 42
ThS.DS. Phan Đặng Thục Anh hƣớng dẫn cách pha tiêm kháng sinh và cách xác định tƣơng kỵ
trong quá trình chuẩn bị thuốc.

DS. Nguyễn Thị Thùy Linh hƣớng dẫn cách tra cứu Thông tƣ 30/2018/TT-BYT.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 43
PHÂN TÍCH CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CÁC THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2 TẠI
BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HUẾ
DS.Nguyễn Thị Thủy Linh, DS. Nguyễn Thị Nhật Hiền, BS. Võ Thị Minh Đức,
ThS. DS. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm, DSCKI. Trần Quang Phúc

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đƣờng (ĐTĐ), chủ yếu là ĐTĐ type 2, là bệnh rối loạn chuyển hoá
mãn tính phổ biến và đang có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Chi phí điều trị đái tháo đƣờng đang
là gánh nặng cho ngƣời bệnh và cho toàn xã hội, trong khi đó, nguồn lực y tế - cụ thể là nguồn
ngân sách bảo hiểm y tế (BHYT) luôn có hạn, từ đó đặt ra nhu cầu cấp thiết là phải có chính sách
lựa chọn thuốc hay phƣơng pháp điều trị có mức chi trả hợp lý, có ƣu thế về chi phí - hiệu quả.

Mục tiêu nghiên cứu:


- Phân tích chi phí thuốc điều trị ĐTĐ ngoại trú Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế.
- So sánh chi phí - hiệu quả giữa hai phác đồ có tần suất sử dụng nhiều nhất trong điều trị
ĐTĐ ngoại trú tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế.

Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, không can
thiệp. Đối tƣợng nghiên cứu là Danh mục thuốc ĐTĐ sử dụng trong điều trị ngoại trú và bệnh nhân
(BN) đƣợc chẩn đoán ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế năm
2019. Dữ liệu đƣợc hồi cứu qua phần mềm Hsoft.

Kết quả: Chi phí BHYT dành cho thuốc điều trị ĐTĐ trong 9 tháng đầu năm 2019 chiếm
19,09% tổng chi phí thuốc BHYT ngoại trú. Các thuốc điều trị ĐTĐ ngoại trú chủ yếu là thuốc biệt
dƣợc gốc đƣợc nhập khẩu. Chi phí sử dụng và hiệu quả điều trị của phác đồ 1 (Metformin + Gliclazide)
cao hơn so với phác đồ 2 (Metformin + Glymepiride) có giá trị gia tăng chi phí – hiệu quả ICER là
503.340 (VNĐ/mmol/l); với ngƣỡng chi trả WTP = 452.627 VNĐ/tháng thì phác đồ 1 (Metformin +
Gliclazide) không chiếm ƣu thế về chi phí – hiệu quả so với phác đồ 2 (Metformin + Glymepiride).

Kết luận: Bệnh viện cần đƣa ra những giải pháp để tăng cƣờng sử dụng thuốc sản xuất trong
nƣớc nhằm góp phần giảm gánh nặng chi phí điều trị và thúc đẩy ngành công nghiệp dƣợc trong
nƣớc phát triển. Để tạo cơ sở tin cậy cho việc lựa chọn thuốc hợp lý, bệnh viện cần triển khai thực
hiện các nghiên cứu Kinh tế dƣợc sâu hơn nhằm tối ƣu hoá việc điều trị cho bệnh nhân, có thể xuất
phát từ việc phân tích chi phí - hiệu quả các thuốc có tần suất sử dụng lớn tại bệnh viện.

Từ khoá: đái tháo đƣờng, chi phí - hiệu quả, Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế.

COST - EFFECTIVENESS ANALYSIS OF MEDICATIONS FOR TREATING TYPE 2


DIABETES AT HUE UNIVERSITY HOSPITAL
Tran Quang Phuc, Nguyen Thi Nhat Hien, Nguyen Thi Thuy Linh,
Luu Nguyen Nguyet Tram, Vo Thi Minh Duc
Department of Pharmacy, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital
Faculty of Pharmacy, Hue University of Medicine and Pharmacy
Department of General Internal Medicine - Endocrinology, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 44
Abstract

Background: Diabetes, mainly type 2 diabetes, is a chronic metabolic disorder which is


common and its prevalence has been increasing rapidly in recent years. The cost of diabetes
treatment is a burden for patients as well as the whole of society, meanwhile, the health resources -
in particular, the health insurance resource is always limited, thereby raising an urgent need to have
a policy of selecting medicines or treatment methods with reasonable costs which have cost -
effective advantages.

Objectives:
- To analyze the medication costs for outpatient diabetes treatment at Hue University Hospital.
- To compare the cost - effectiveness of the two most frequent medication for outpatient type 2
diabetes treatment at Hue University Hospital.

Materials and Methods: Conducted cross-sectional descriptive study, no intervention. This


study was a retrospective study utilizing medical records of outpatients diagnosed with type 2
diabetes mellitus in 2019. Data were collected via hospital's information storage software (Hsoft).

Results: The cost of Health insurance for diabetes medications in the first 9 months of 2019
was 19,09% of total outpatient medication costs. Outpatient diabetes medications were mainly
imported brand-name drugs. The combination of Metformin and Gliclazide was more effective and
had higher cost than the combination of Metformin and Glymepiride in which the incremental cost
- effectiveness ratio (ICER) value was 503.340 (VND/mmol/l); with the payment threshold WTP =
452.627 VND/month, the combination of Metformin and Gliclazide took the cost - effective
advantages compared to Metformin and Glymepiride.

Conclusions: The hospital needs to provide solutions to increase the precription of


domestically produced drugs instead of the imported medications to reduce the burden of treatment
expenditure and boost the domestic pharmaceutical industry. To create a reliable basis for rational
precription, the hospital also needs to carry futher pharmaceutical economic researches aimed for
optimizing treatment of patients, these researches can start from the cost - effectiveness analysis of
drugs with high consumption at the hospital.

Key words: diabetes, cost – effectiveness analysis, Hue University of Medicine and Pharmacy
Hospital.

1. Đặt vấn đề và mục tiêu

Đái tháo đƣờng, chủ yếu là ĐTĐ type 2, là bệnh rối loạn chuyển hoá mãn tính phổ biến và
đang có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Liên đoàn
đái tháo đƣờng thế giới (International Diabetes Federation - IDF), số ngƣời mắc ĐTĐ năm 2017 là
424,9 triệu ngƣời chiếm 8,8% dân số thế giới và dự đoán đến năm 2045 sẽ có khoảng 628,6 triệu
ngƣời mắc bệnh chiếm 9,9%. Trong năm 2017, có khoảng 4 triệu ngƣời chết vì ĐTĐ, tổng chi phí
y tế dành cho điều trị ĐTĐ là 727 tỉ USD chiếm 12%. Trung bình mỗi bệnh nhân ĐTĐ cần chi phí
y tế cao gấp 2 - 3 lần so với ngƣời không mắc ĐTĐ [6]. Theo thống kê của IDF năm 2017, số
ngƣời mắc ĐTĐ tại Việt Nam là khoảng 5 triệu ngƣời chiếm 5,5% dân số [6]. Mỗi năm Việt Nam
tiêu tốn khoảng 3 - 6% ngân sách y tế dành cho việc điều trị các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Việc
sử dụng các thuốc điều trị ĐTĐ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đƣờng huyết ở mức
bình thƣờng để đạt đƣợc mục tiêu điều trị và giảm các biến chứng do ĐTĐ gây ra. Do đó, chi phí
thuốc luôn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí điều trị ĐTĐ.
Với xu hƣớng bệnh ĐTĐ ngày càng phổ biến, gánh nặng chi phí điều trị ngày càng tăng,
trong khi nguồn lực y tế - cụ thể là nguồn ngân sách BHYT luôn có hạn; nên nhu cầu cấp thiết đặt

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 45
ra là phải có chính sách lựa chọn thuốc hay phƣơng pháp điều trị có mức chi trả hợp lý, khoa học
và có ƣu thế về chi phí - hiệu quả. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng các phân tích Kinh
tế dƣợc trong quá trình thiết lập ƣu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong xây dựng các
gói dịch vụ y tế đƣợc ngân sách BHYT chi trả còn tƣơng đối mới nhƣng ngày càng đƣợc Bộ Y tế
quan tâm và chú trọng phát triển. Theo Thông tƣ số 30/2018/TT-BYT ban hành ngày 30/10/2018,
Bộ Y tế đã yêu cầu cung cấp báo cáo đánh giá tác động ngân sách, khuyến khích thực hiện nghiên
cứu Kinh tế dƣợc để xem xét bổ sung thuốc mới vào Danh mục thuốc hoá dƣợc, sinh phẩm, thuốc
phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi đƣợc hƣởng của ngƣời tham gia BHYT [2]. Bên cạnh đó,
trong Bộ tiêu chí chất lƣợng bệnh viện đang đƣợc áp dụng, Bộ Y tế đã đƣa ra tiêu chí về việc “Tiến
hành nghiên cứu đánh giá chi phí - hiệu quả điều trị của ngƣời bệnh, có báo cáo kết quả đánh giá”
là tiêu chí ở mức cao nhất về đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện [1].
Nhằm bƣớc đầu thực hiện các phân tích chi phí - hiệu quả theo quy định của Bộ Y tế, đồng
thời giúp bệnh viện có những điều chỉnh trong quản lý danh mục thuốc và phân bổ hiệu quả kinh
phí thuốc sử dụng, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích chi phí - hiệu quả các thuốc điều trị đái
tháo đƣờng type 2 tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế” với hai mục tiêu:
1. Phân tích chi phí thuốc điều trị đái tháo đường ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y
- Dược Huế.
2. So sánh chi phí - hiệu quả giữa hai phác đồ có tần suất sử dụng nhiều nhất trong điều trị
ĐTĐ ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế.
Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong lựa chọn thuốc điều trị.

2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

- Toàn bộ danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế năm 2019 (đối với mục tiêu 1)

- BN đƣợc chẩn đoán ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y – Dƣợc
Huế từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2019 (đối với mục tiêu 2). Các BN đƣa vào nghiên cứu thỏa mãn
các tiêu chuẩn sau:

+ Tiêu chuẩn lựa chọn:


 BN đƣợc kê đơn phác đồ 1 hoặc phác đồ 2 trong 3 tháng liên tục.
 BN có đầy đủ kết quả xét nghiệm chỉ số glucose máu trƣớc và sau 3 tháng điều trị.
 Có đầy đủ số liệu về thông tin BN, thuốc và chi phí điều trị.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đƣợc theo dõi liên tục glucose máu hoặc có giá trị glucose
máu tăng sau 3 tháng điều trị hoặc BN có kết quả độ giảm glucose máu quá chênh lệch so với giá
trị trung bình.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, không can thiệp.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu đƣợc hồi cứu từ phần mềm Hsoft lƣu trữ thông
tin của Bệnh viện.
- Phương pháp chọn mẫu (mục tiêu 2):
Từ các bệnh nhân điều trị ĐTĐ tại ngoại trú, lựa chọn 02 phác đồ điều trị ĐTĐ có tần suất sử
dụng cao nhất và có cùng mức độ khuyến cáo trong các hƣớng dẫn điều trị. Sau đó, kết hợp với các
tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đã xác định để tiến hành phân tích.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 46
Kết quả lựa chọn đƣợc 02 phác đồ sau: phác đồ 1 (Metformin + Gliclazide) và phác đồ 2
(Metformin + Glymepiride).
- Cỡ mẫu nghiên cứu (mục tiêu 2): phác đồ 1: 29 bệnh nhân, phác đồ 2: 15 bệnh nhân.
Phác đồ 1 Phác đồ 2
Bệnh nhân sử dụng phác đồ 1 hoặc phác
616 BN 496 BN
đồ 2

BN sử dụng liên tục một trong hai phác đồ


198 BN 73 BN
trong tối thiểu 3 tháng

BN có xét nghiệm glucose trƣớc và sau 3


62 BN 35 BN
tháng điều trị

29 BN Xử lý số liệu, chọn mẫu cuối cùng 15 BN

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

+ Phƣơng pháp tỷ trọng: tính tỷ lệ % các giá trị biến số trên tổng số (mục tiêu 1).
+ Phƣơng pháp phân tích chi phí - hiệu quả CEA (Cost- Effectiveness Analysis) (mục tiêu 2).
+ Xử lý số liệu bằng Microsoft Excel và phần mềm SPSS 20.0.
+ Kết quả đƣợc trình bày dƣới dạng bảng và biểu đồ.

2.2.4. Các đặc điểm trong phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả CEA (Cost- Effectiveness
Analysis)
- Tiêu chí đo lường chi phí và hiệu quả trong phân tích chi phí - hiệu quả
+ Tiêu chí đo lƣờng hiệu quả: Việc theo dõi các chỉ số về nồng độ glucose máu, HbA1C là
rất quan trọng; vừa đánh giá đƣợc mục tiêu kiểm soát đƣờng huyết, vừa đánh giá đƣợc mức độ
ngăn ngừa các biến chứng của ĐTĐ. Để đo lƣờng hiệu quả điều trị ĐTĐ, có thể sử dụng tiêu chí là
độ giảm glucose máu sau 3 tháng điều trị (đơn vị: mmol/l) và độ giảm HbA1C sau 3 tháng điều trị
(đơn vị: %).
Tuy nhiên, số lƣợng bệnh nhân đƣợc theo dõi HbA1C là quá ít nên hiệu quả điều trị đƣợc
đánh giá qua chỉ số độ giảm glucose máu sau 3 tháng điều trị.
+ Tiêu chí đo lƣờng chi phí: Chi phí trung bình cho một tháng trong 3 tháng điều trị liên tục,
bao gồm các chi phí trực tiếp đƣợc ngân sách BHYT chi trả nhƣ sau:

 Chi phí thuốc: giá thuốc trúng thầu tại bệnh viện.
 Chi phí khám: 37.000 VND/lƣợt khám nội.
 Chi phí xét nghiệm glucose máu: 21.400 VND/xét nghiệm

- Các bƣớc tiến hành phƣơng pháp phân tích chi phí - hiệu quả CEA:

 Bƣớc 1: Tính toán chi phí và hiệu quả của 2 phác đồ đƣợc so sánh:

+ Phác đồ 1 (PĐ1): Chi phí C1, Hiệu quả E1


+ Phác đồ 2 (PĐ2): Chi phí C2, Hiệu quả E2

 Bƣớc 2: Đối chiếu với lƣới chi phí - hiệu quả: Lƣới chi phí - hiệu quả là bảng tổng hợp các

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 47
khả năng có thể xảy ra và cách giải quyết khi so sánh chi phí - hiệu quả giữa 2 phác đồ. Có 9 khả
năng có thể xảy ra nhƣ sau:

Bảng 1. Lƣới chi phí - hiệu quả


C1 < C2 C1 = C2 C1 > C2
E1<E2 (1).Tính ICER (4).PĐ2 ƣu thế hơn PĐ1 (7).PĐ2 ƣu thế hơn PĐ1
E1=E2 (2).PĐ1 ƣu thế hơn PĐ2 (5).Xem xét các yếu tố khác (8).PĐ2 ƣu thế hơn PĐ1
E1>E2 (3).PĐ1 ƣu thế hơn PĐ2 (6).PĐ1 ƣu thế hơn PĐ2 (9).Tính ICER

Xem xét các giá trị chi phí và hiệu quả giữa 2 phác đồ (PĐ) có khác biệt hay không khác biệt
có ý nghĩa thống kê (YNTK) bằng các phép kiểm thống kê. Đề tài sử dụng kiểm định Student (Test
T) với độ tin cậy 95%.

 Bƣớc 3: Nếu giá trị chi phí - hiệu quả rơi vào trƣờng hợp 1 hoặc 9, sử dụng công thức tính
chỉ số gia tăng chi phí - hiệu quả (Incremental Cost - Efectiveness Ratio- ICER).
C1 – C2
ICER = (đơn vị tiền tệ/đơn vị hiệu quả)
E1 – E2
ICER là chi phí tăng thêm khi sử dụng PĐ1 (thay vì PĐ2) để đạt thêm 1 đơn vị hiệu quả.

 Bƣớc 4: So sánh ICER với ngƣỡng chi trả (Willingness to pay – WTP*) và biện giải:

+ Nếu ICER ≤ WTP: PĐ1 chiếm ƣu thế về chi phí - hiệu quả hơn PĐ2
+ Nếu ICER > WTP: PĐ1 không chiếm ƣu thế về chi phí - hiệu quả hơn PĐ2.
* : Ngưỡng chi trả (Willingness to pay – WTP): là số tiền tối đa người chi trả chấp nhận trả thêm để có thêm
một đơn vị hiệu quả [9]. Tại Việt Nam, chưa có một ngưỡng chi trả cụ thể cho một đơn vị hiệu quả như trong
nghiên cứu (1 mmol/l nồng độ glucose máu giảm thêm sau 3 tháng điều trị). Vì vậy, một ngưỡng chi trả mang
tính chất tham khảo được dùng trong nghiên cứu là chi phí trung bình để điều trị cho một bệnh nhân ĐTĐ
trong 1 tháng tại Việt Nam năm 2017 do IDF thống kê: 217 USD/năm (tương đương 18,083 USD/tháng).
Quy đổi theo tỉ giá hoạch toán ngoại tệ và tỷ lệ chiết khấu (5%), chi phí điều trị cho một bệnh nhân ĐTĐ
trung bình trong 1 tháng năm 2019 là 452.627 VND/tháng [6].

2.3. Các chỉ số nghiên cứu

- Mục tiêu 1
+ Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ so với tổng chi phí thuốc BHYT ngoại trú.
+ Thuốc điều trị ĐTĐ sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu.
+ Thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng tiêm và đƣờng uống.
+ Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng uống.
- Mục tiêu 2
+ Phân tích đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, số bệnh mắc kèm.
+ Phân tích chi phí - hiệu quả điều trị ĐTĐ giữa phác đồ 1 và phác đồ 2.
+ Phân tích phân nhóm: tiến hành trên các đặc điểm của bệnh nhân nhƣ: tuổi, giới, số bệnh
mắc kèm nhằm xác định sự biến thiên về kết quả chi phí và hiệu quả trong từng phác đồ.

3. Kết quả
3.1. Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ ngoại trú tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế

3.1.1. Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ so với tổng chi phí thuốc BHYT ngoại trú
Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ so với tổng chi phí thuốc BHYT ngoại trú đƣợc thể hiện trong
biểu đồ sau:

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 48
3.824.895.098 VND
(19,09%)
16.210.383.367
VND (80,91%)

Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ Chi phí các thuốc khác
Biểu đồ 1: Chi phí BHYT dành cho thuốc điều trị ĐTĐ
Nhận xét: Chi phí BHYT dành cho thuốc điều trị ĐTĐ trong 9 tháng đầu năm 2019 chiếm
19,09% tổng chi phí thuốc BHYT ngoại trú.

3.1.2. Thuốc điều trị ĐTĐ sản xuất trong nước và nhập khẩu
Số thuốc và chi phí thuốc điều trị ĐTĐ sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu đƣợc thể hiện
trong bảng dƣới đây:
Bảng 2. Số thuốc và chi phí thuốc điều trị ĐTĐ sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu

Thuốc Số biệt
Nƣớc sản xuất Chi phí % thuốc % chi phí
BDG/Generic dƣợc

Việt Nam Generic 6 77.329.660 20,69% 2,02%


Biệt dƣợc gốc 0 0 0,00% 0,00%
Nƣớc khác Generic 12 695.265.401 41,38% 18,18%
Biệt dƣợc gốc 11 3.052.300.037 37,93% 79,80%
Tổng 29 3.824.895.098 100,00% 100,00%

Nhận xét:
- Trong tổng số thuốc điều trị ĐTĐ cho bệnh nhân ngoại trú, số thuốc đƣợc sản xuất ở Việt
Nam chiếm 20,69% số lƣợng danh mục nhƣng chỉ chiếm 2,02% chi phí thuốc. Thuốc nhập khẩu
chiếm tỷ lệ rất cao cả về số lƣợng danh mục (79,31%) và chi phí thuốc (97,98%).
- Thuốc biệt dƣợc gốc chỉ chiếm 37,93% số lƣợng danh mục thuốc nhƣng chiếm đến 79,80%
tổng chi phí thuốc điều trị ĐTĐ.
3.1.3. Thuốc điều trị ĐTĐ đường tiêm (insulin) và đường uống
Tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng tiêm (insulin) và đƣờng uống cho BN ngoại trú
đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:
Bảng 3. Tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng tiêm và đƣờng uống

Số lƣợng sử Chi phí


Dạng thuốc Đơn vị tính % chi phí
dụng (VND)

Thuốc đƣờng tiêm


9.397 Lọ/Bút 1.906.803.499 49,85%
(Insulin)
Thuốc đƣờng uống 537.544 Viên 1.918.091.599 50,15%
Tổng 3.824.895.098 100,00%

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 49
Nhận xét: Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng tiêm và đƣờng uống gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau
(49,85% và 50,15%).
3.1.4. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đường uống
Tình hình sử dụng các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng uống cho bệnh nhân ngoại trú đƣợc
ghi nhận trong bảng sau:
Bảng 4. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng uống sử dụng cho BN ngoại trú

Số lƣợng sử
Nhóm thuốc Chi phí % thuốc
dụng % chi phí
/Nhóm kết hợp (VND) sử dụng
(Viên)
Biguanide 251.103 789.189.318 46,71% 41,14%
(Metformin)
Sulfonylureas (SUs) 154.515 641.174.252 28,74% 33,43%
Dipeptidyl peptidase-4 12.072 99.292.200 2,25% 5,18%
inhibitors (DPP-4i)
Dạng phối hợp 119.854 388.435.829 22,30% 20,25%
(Metformin + DPP-4i,
Metformin + SUs)
Tổng 537.544 1.918.091.599 100,00% 100,00%

Nhận xét: Biguanide (hoạt chất Metformin) là nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng uống đƣợc sử
dụng nhiều nhất, chiếm hơn 40% cả về số lƣợng sử dụng và chi phí. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là
nhóm sulfunylurea với 28,74% về số lƣợng danh mục và 33,43% về chi phí.
3.2. Chi phí - hiệu quả của một số thuốc điều trị đái tháo đƣờng type 2 ngoại trú tại Bệnh
viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân
Mẫu nghiên cứu gồm 44 bệnh nhân của 2 nhóm: nhóm nghiên cứu 1 gồm 29 bệnh nhân điều
trị bằng phác đồ 1 (Metformin + Gliclazide) và nhóm nghiên cứu 2 gồm 15 bệnh nhân điều trị bằng
phác đồ 2 (Metformin + Glimepiride).
Sau khi thu thập dữ liệu từ các đơn thuốc theo hai phác đồ, đặc điểm học của bệnh nhân về:
giới tính, tuổi, số bệnh mắc kèm đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 5. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Phác đồ 1 Phác đồ 2
(n = 29) (n = 15)
Đặc điểm Phân nhóm
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
(ngƣời) (%) (ngƣời) (%)
Nam 10 34,48 3 20,00
Giới tính
Nữ 19 65,52 12 80,00
≤ 50 1 3,45 3 20,00
> 50 – 60 16 55,17 4 26,67
Nhóm tuổi
> 60 – 70 0 0,00 2 13,33
>70 12 41,38 6 40,00

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 50
Phác đồ 1 Phác đồ 2
(n = 29) (n = 15)
Đặc điểm Phân nhóm
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
(ngƣời) (%) (ngƣời) (%)
0 0 0,00 1 6.67

Số bệnh 1 18 62,07 6 40,00


mắc kèm 2 10 34,48 8 53,33
≥3 1 3,45 0 0,00

Nhận xét:

- Về đặc điểm giới tính: cả hai phác đồ, số nữ giới nhiều hơn so với nam giới với tỷ lệ ở PĐ1
và PĐ2 lần lƣợt là 65,52% và 80,00%.
- Về đặc điểm nhóm tuổi: ở PĐ1, bệnh nhân từ 51 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,17%); ở
PĐ2, bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40,00%).
- Về đặc điểm số bệnh mắc kèm: ở PĐ1, đa số bệnh nhân mắc 1 bệnh mắc kèm (62,07%);
trong khi đó; ở PĐ2, bệnh nhân mắc 2 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ cao (53,33%).

3.2.2. Chi phí – hiệu quả sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân BHYT ngoại trú

 Chi phí – hiệu quả sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ của phác đồ 1

Bảng 6. Chi phí và hiệu quả điều trị ĐTĐ của phác đồ 1

Chi phí trung bình Độ giảm glucose máu


STT Họ và tên bệnh nhân
1 tháng (VND) (mmol/l)
1 Nguyễn A 520.128 2,37
2 Cái Thị D 248.194 0,52
3 Đinh Thị N 423.940 1,63
4 Đỗ Thị T 420.148 1,36
5 Hoàng Thị H 560.510 0,79
6 Hoàng Văn T 616.300 0,55
7 Lê Hông Q 365.528 1,12
8 Lê Thị L 365.516 1,33
9 Lê Thị Tuyết H 489.790 0,73
10 Lê T 343.916 0,95
11 Bùi Thị C 390.580 0,06
12 Nguyễn Hữu B 350.160 3,11
13 Nguyễn Hữu N 362.094 1,91
14 Nguyễn Ngọc N 622.956 3,21
15 Nguyễn Thị Kim S 334.856 0,63
16 Nguyễn Thị L 294.720 0,18
17 Nguyễn Thị L 196.667 1,10

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 51
Chi phí trung bình Độ giảm glucose máu
STT Họ và tên bệnh nhân
1 tháng (VND) (mmol/l)
18 Nguyễn Thị L 392.512 0,82
19 Nguyễn Thị M 459.745 1,06
20 Nguyễn Văn L 564.722 1,79
21 Phạm Thị Đ 431.136 1,93
22 Phan Thị T 174.581 0,63
23 Trần Thị B 238.320 0,71
24 Trần Thị C 323.388 0,09
25 Trần Thị L 317.164 0,20
26 Trần Thị T 328.280 0,42
27 Trần Thị V 598.160 1,52
28 Trƣơng M 229.324 0,97
29 Văn V 542.000 2,10
Giá trị trung bình 396.736 ± 126.744 1,17 ± 0,83

 Chi phí – hiệu quả sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ của phác đồ 2

Bảng 7. Chi phí và hiệu quả điều trị ĐTĐ của phác đồ 2

Chi phí trung bình Độ giảm glucose


STT Họ và tên BN
1 tháng (VND) máu (mmol/l)
1 Đoàn Văn Q 226.400 0,62
2 Hồ Thị T 226.400 0,95
3 Lê Thị B 208.400 1,52
4 Lê Thị Đ 172.400 1,44
5 Lê Thị Kim T 148.400 0,33
6 Lê Thị X 145.400 0,3
7 Nguyễn Ngọc A 146.400 0,78
8 Nguyễn Thị H 171.400 1,27
9 Phan Thị T 202.400 0,46
10 Tống Phƣớc C 253.400 0,62
11 Trần Thị B 226.400 0,45
12 Trần Thị Đ 226.400 1,01
13 Trần Thị L 145.400 0,39
14 Trịnh Thị H 232.400 0,31
15 Trịnh Thị T 199.400 1,17
Giá trị trung bình 195.400 ± 37.346 0,77 ± 0,42

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 52
 So sánh chi phí – hiệu quả điều trị ĐTĐ giữa của hai phác đồ

Bảng 8. Chi phí và hiệu quả điều trị ĐTĐ giữa hai phác đồ

Tiêu chí so sánh Phác đồ 1 Phác đồ 2 Giá trị p


Độ giảm glucose máu trung E1 = 1,17 ± 0,83 E2 =0,77 ± 0,42 0,042
bình sau 3 tháng điều trị
(mmol/l)
Chi phí điều trị ĐTĐ trung C1 = 396.736 ± 126.744 C2 = 195.400 ± 37.346 <0,001
bình 1 tháng (VND)

Nhận xét: Chi phí điều trị ĐTĐ trung bình 1 tháng và độ giảm glucose máu trung bình sau 3
tháng điều trị giữa 2 PĐ có sự khác biệt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (YNTK). Đối
chiếu với lƣới chi phí – hiệu quả, giá trị chi phí và hiệu quả của hai phác đồ rơi vào trƣờng hợp 9
nên tính ICER theo công thức sau:
C1 – C2 396736 – 195400
ICER = = = 503.340 (VND/mmol/l)
E1 – E2 1,17 – 0,77

Nhƣ vậy, ngân sách BHYT cần chi trả thêm 503.340 VND mỗi tháng cho một bệnh nhân
điều trị với phác đồ 1 (thay vì phác đồ 2) để giảm thêm 1 mmol/l glucose máu sau 3 tháng điều trị.
So sánh với ngƣỡng chi trả tham khảo: WTP = 452.627 VND/tháng thì ICER > WTP. Do đó, phác
đồ 1 (Metformin + Gliclazide) không chiếm ƣu thế về chi phí – hiệu quả so với phác đồ 2
(Metformin + Glymepiride).

3.2.3. Phân tích phân nhóm


Phân tích phân nhóm theo đặc điểm của BN đƣợc mô tả ở bảng 9, 10 và 11:

 Phân tích phân nhóm: giới tính

Bảng 9. Chi phí và hiệu quả điều trị ĐTĐ theo giới tính

Phác đồ 1 Phác đồ 2
Nam Nữ Nam Nữ
Số BN (ngƣời) 10 19 3 12
Độ giảm glucose máu trung bình 1,81 0,83 0,86 0,75
sau 3 tháng điều trị (mmol/l)
Giá trị p <0,001 0,723
Chi phí điều trị ĐTĐ trung bình 1 451.713 367.800 208.733 192.067
tháng (VND)
Giá trị p 0,090 0,510

Nhận xét:
- Về độ giảm glucose máu: ở PĐ1, có sự khác biệt có YNTK giữa nam và nữ, trong đó độ
giảm glucose máu ở nam cao hơn ở nữ. Ở PĐ2, giữa nam và nữ không có sự khác biệt về độ giảm
glucose.
- Về chi phí điều trị ĐTĐ: không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở cả hai phác đồ.
Nhƣ vậy, đối chiếu với lƣới chi phí – hiệu quả, phác đồ 1 dùng ở nam ƣu thế hơn ở nữ; trong
khi đó, phác đồ 2 dùng ở nam và nữ cho hiệu quả và chi phí tƣơng tự nhau.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 53
 Phân tích phân nhóm: tuổi

Bảng 10. Chi phí và hiệu quả điều trị ĐTĐ theo tuổi

Phác đồ 1 Phác đồ 2
≤ 60 tuổi > 60 tuổi ≤ 60 tuổi > 60 tuổi
Số BN (ngƣời) 11 18 7 8
Độ giảm glucose máu trung bình sau 1,43 1,00 0,72 0,82
3 tháng điều trị (mmol/l)
Giá trị p 0,180 0,650
Chi phí điều trị ĐTĐ trung bình 1 446.404 366.383 188.114 201.775
tháng (VND)
Giá trị p 0,100 0,516

Nhận xét: Ở cả hai phác đồ, độ giảm glucose máu và chi phí thuốc điều trị không có sự khác
biệt giữa hai nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi và từ 60 tuổi trở xuống.

 Phân tích phân nhóm: số bệnh mắc kèm

Bảng 11. Chi phí và hiệu quả điều trị ĐTĐ theo số bệnh mắc kèm

Phác đồ 1 Phác đồ 2
≤ 1 bệnh ≥ 2 bệnh ≤ 1 bệnh ≥ 2 bệnh
Số BN (ngƣời) 18 11 7 8
Độ giảm glucose máu trung bình 1,14 1,21 0,79 0,77
sau 3 tháng điều trị (mmol/l)
Giá trị p 0,828 0,929
Chi phí điều trị ĐTĐ trung bình 1 405.337 382.661 212.686 180.275
tháng (VND)
Giá trị p 0,649 0,094

Nhận xét: Ở cả hai phác đồ, độ giảm glucose máu và chi phí thuốc điều trị đều tƣơng tự nhau
giữa nhóm bệnh nhân không mắc hoặc chỉ mắc 1 bệnh mắc kèm so với nhóm bệnh nhân mắc từ 2
bệnh mắc kèm trở lên.
Nhƣ vậy, độ giảm glucose máu và chi phí thuốc điều trị ĐTĐ hầu nhƣ không có sự thay đổi
theo đặc điểm của bệnh nhân ở cả hai phác đồ.

4. Bàn luận

Về chi phí thuốc điều trị ĐTĐ ngoại trú tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế, kết
quả phân tích cho thấy, chi phí BHYT dành cho thuốc điều trị ĐTĐ trong 9 tháng đầu năm 2019
chiếm 19,09% tổng chi phí thuốc BHYT ngoại trú. Đây là một tỷ lệ đáng kể cho thấy sự cần thiết
trong việc quản lý chi phí thuốc sử dụng cho căn bệnh mãn tính này. Trong tổng số thuốc điều trị
ĐTĐ cho bệnh nhân ngoại trú, các thuốc đƣợc sản xuất trong nƣớc chiếm 20,69% số lƣợng danh
mục thuốc nhƣng chỉ chiếm 2,02% chi phí thuốc. Trong khi đó, thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất cao
số lƣợng danh mục thuốc sử dụng (79,31%) và đặc biệt, chiếm gần nhƣ tuyệt đối chi phí thuốc

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 54
(97,98%). Mặc dù ƣu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nƣớc là một trong những nguyên tắc lựa
chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện của Hội đồng thuốc và điều trị; nhƣng đối với loại
thuốc chuyên khoa đặc trị nhƣ thuốc điều trị ĐTĐ, đặc biệt là Insulin thì hầu nhƣ ngành công
nghiệp dƣợc trong nƣớc vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc. Do đó theo nhu cầu điều trị, Insulin nhập khẩu
vẫn chiếm ƣu thế. Mặt khác, giá của thuốc nhập khẩu thƣờng cao hơn thuốc sản xuất trong nƣớc
nên chi phí điều trị của thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất lớn. Trƣớc việc kê đơn và sử dụng thuốc
điều trị ĐTĐ nhập khẩu còn rất cao, bệnh viện cần cân nhắc hạn chế sử dụng các thuốc nhập khẩu
và thay thế bằng thuốc sản xuất trong nƣớc ở cùng một phân nhóm thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị
ĐTĐ đƣờng uống, trong các trƣờng hợp bệnh nhân ĐTĐ type 2. Điều đó góp phần giảm gánh nặng
chi phí điều trị, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp dƣợc trong nƣớc phát triển.
Khi phân tích về tiêu chí thuốc biệt dƣợc gốc và thuốc generic, kết quả cho thấy, thuốc biệt
dƣợc gốc chỉ chiếm 37,93% số lƣợng danh mục thuốc sử dụng nhƣng chiếm đến 79,80% tổng chi
phí thuốc điều trị ĐTĐ. Điều này có thể giải thích là do đơn giá của các thuốc biệt dƣợc gốc thƣờng
cao hơn rất nhiều so với các thuốc generic. Bên cạnh đó, chi phí thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng tiêm
(Insulin) và đƣờng uống gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau về chi phí sử dụng với tỷ lệ lần lƣợt là 49,85%
và 50,15%. Trong điều trị, việc sử dụng thuốc đƣờng tiêm tuy tốn kém nhƣng điều này là hợp lý vì
Insulin đƣợc xem là liệu pháp bắt buộc đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1 và là liệu pháp tích cực đối
với bệnh nhân ĐTĐ type 2 không kiểm soát đƣợc đƣờng huyết và có nhiều biến chứng [5]. Đối với
các thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng uống, nhóm Biguanide (Metformin) là nhóm thuốc đƣợc sử dụng
nhiều nhất, chiếm hơn 40% cả về số lƣợng danh mục thuốc và chi phí; nhóm sulfunylurea chiếm tỷ
lệ cao thứ hai với khoảng 33% chi phí. Việc sử dụng nhiều Metformin là phù hợp theo khuyến cáo
của ADA năm 2019 khi Metformin là thuốc đƣợc lựa chọn trong điều trị đầu tay và trong phối hợp
với các thuốc đƣờng uống hoặc đƣờng tiêm khác [5].
Về so sánh chi phí - hiệu quả giữa phác đồ 1 (Metformin + Gliclazide) và phác đồ 2
(Metformin + Glymepiride) trong điều trị đái tháo đƣờng type 2, kết quả cho thấy phác đồ 1
(Metformin + Gliclazide) có chi phí điều trị ĐTĐ trung bình 1 tháng và độ giảm glucose máu trung
bình sau 3 tháng điều trị đều cao hơn so với phác đồ 2 (Metformin + Glymepiride), và sự khác biệt
này đều có YNTK (p < 0,05). Từ đó, tính giá trị ICER của 2 phác đồ này, thu đƣợc kết quả là
503.340 (VND/mmol/l). Điều đó có nghĩa là ngân sách BHYT cần chi trả thêm 503.340 VND mỗi
tháng cho một bệnh nhân khi sử dụng phác đồ 1 (thay vì phác đồ 2) để giảm thêm 1 mmol/l glucose
máu sau 3 tháng điều trị. Để có thể kết luận theo giá trị ICER, cần có một ngƣỡng chi trả (WTP) để
kết luận xem với WTP đó, phác đồ có chi phí và hiệu quả cao hơn có phải là phác đồ chiếm ƣu thế
về chi phí - hiệu quả hay không, hay giá trị ICER đó có chấp nhận đƣợc không. Hiện nay, việc xác
định WTP phù hợp cho mỗi trƣờng hợp cụ thể là một nội dung quan trọng khi thực hiện các nghiên
cứu về chi phí - hiệu quả; có nhiều cách để đo lƣờng WTP nhƣ: phân tích thị trƣờng, khảo sát
khách hàng trực tiếp, khảo sát chuyên gia, khảo sát thực nghiệm,...[4]. Do không có WTP cụ thể
cho trƣờng hợp đƣợc nghiên cứu, nên dựa trên sự tham khảo các đề tài “Phân tích chi phí - hiệu
quả các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 thuộc danh mục BHYT chi trả tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm
2014”, đề tài “Khảo sát ngƣỡng chi trả của bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho liệu pháp Insulin” tại 12
nƣớc châu Mỹ và châu Âu năm 2016; đề tài nghiên cứu đã lựa chọn WTP là chi phí điều trị ĐTĐ
cho 1 ngƣời Việt Nam trong 1 tháng năm 2019 (452.627 VND/ tháng). Mặt khác, theo nghiên cứu
của MD Feher và cộng sự năm 2016, nghiên cứu của Soyeon Guh và cộng sự năm 2008 thì giá trị
chi phí điều trị trung bình thƣờng gần với giới hạn trên của WTP, do đó giá trị WTP mà đề tài
nghiên cứu lựa chọn có thể là giá trị cao nhất mà đối tƣợng chi trả có thể chấp nhận đƣợc [3], [7],
[8]. So sánh với ngƣỡng chi trả trên thì ICER > WTP. Do đó, phác đồ 1 không chiếm ƣu thế về chi
phí – hiệu quả so với phác đồ 2. Nhƣ vậy, theo WTP này thì việc phối hợp Metformin và Gliclazide
có hiệu quả cao hơn nhƣng không chiếm ƣu thế về chi phí - hiệu quả so với việc phối hợp
Metformin và Glymepiride. Tuy nhiên, do chƣa có tài liệu khuyến cáo nào về giá trị WTP trong
trƣờng hợp này, nên những kết luận trên chỉ mang tính tƣơng đối và hoàn toàn có thể thay đổi nếu

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 55
giá trị WTP là một con số khác. Vì vậy, trƣớc khi thực hiện các nghiên cứu Kinh tế dƣợc, cần tiến
hành đo lƣờng WTP. Khi có giá trị WTP chính xác thì kết quả nghiên cứu Kinh tế dƣợc về chi phí
– hiệu quả mới có ý nghĩa sâu sắc.
Bên cạnh đó, quá trình hồi cứu số liệu cho thấy, việc phối hợp các thuốc điều trị ĐTĐ thay
đổi trong thời gian ngắn, đồng thời, việc theo dõi các chỉ số đo lƣờng hiệu quả điều trị nhƣ glucose
máu, HbA1C mỗi tháng hay quý chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, dẫn đến cỡ mẫu đƣa vào nghiên cứu
còn rất hạn chế và các đặc điểm của bệnh nhân chƣa đồng nhất ở hai nhóm. Việc áp dụng nghiên
cứu Kinh tế dƣợc, trong đó có việc phân tích chi phí - hiệu quả tại Việt Nam còn rất mới mẻ, chƣa
có hƣớng dẫn cụ thể, chính thống, nhiều thông tin cần thiết còn thiếu nên đề tài chỉ mới thực hiện
bƣớc đầu, số liệu xử lý bằng thống kê đơn giản, không sử dụng phƣơng pháp tiến cứu. Do đó, kết
quả thu đƣợc chỉ phản ánh một phần bức tranh chi phí - hiệu quả của các phác đồ điều trị ĐTĐ type
2 tại bệnh viện.

5. Kết luận và đề xuất

Về chi phí thuốc điều trị ĐTĐ ngoại trú tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Huế, chi phí
BHYT dành cho thuốc điều trị ĐTĐ trong 9 tháng đầu năm 2019 chiếm 19,09% tổng chi phí thuốc
BHYT ngoại trú. Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 ngoại trú chủ yếu là thuốc nhập khẩu (97,98% chi
phí thuốc). Thuốc BDG chỉ chiếm 37,93% số lƣợng danh mục thuốc nhƣng chiếm đến 79,80% tổng
chi phí thuốc điều trị ĐTĐ. Chi phí thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng tiêm và đƣờng uống gần nhƣ tƣơng
đƣơng nhau (49,85% và 50,15%). Biguanide (Metformin) là nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đƣờng uống
có chi phí lớn nhất (41,14%). Bệnh viện cần đƣa ra những giải pháp để tăng cƣờng sử dụng thuốc sản
xuất trong nƣớc thay cho thuốc nhập khẩu trong một số trƣờng hợp cụ thể nhằm góp phần giảm gánh
nặng chi phí điều trị và thúc đẩy ngành công nghiệp dƣợc trong nƣớc phát triển.
Về so sánh chi phí - hiệu quả giữa phác đồ 1 (Metformin + Gliclazide) và phác đồ 2
(Metformin + Glymepiride) trong điều trị đái tháo đƣờng type 2, phác đồ 1 (Metformin +
Gliclazide) có chi phí sử dụng và hiệu quả điều trị cao hơn so với phác đồ 2 (Metformin +
Glymepiride) (p < 0,05). Giá trị ICER thu đƣợc là 503.340 (VND/mmol/l); với ngƣỡng chi trả
WTP = 452.627 VND/tháng thì phác đồ 1 (Metformin + Gliclazide) không chiếm ƣu thế về chi phí
– hiệu quả so với phác đồ 2 (Metformin + Glymepiride). Để tạo cơ sở tin cậy cho việc lựa chọn
thuốc hợp lý, bệnh viện cần triển khai thực hiện các nghiên cứu Kinh tế dƣợc sâu hơn nhằm tối ƣu
hoá việc điều trị cho bệnh nhân, có thể xuất phát từ việc phân tích chi phí - hiệu quả các thuốc có
tần suất sử dụng lớn tại bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện cũng cần tăng cƣờng việc kê đơn theo đúng
các phác đồ điều trị đã khuyến cáo, thực hiện việc lƣu trữ thông tin và theo dõi các chỉ số cận lâm
sàng của bệnh nhân một cách đầy đủ. Bộ Y tế cần ban hành các quy định, hƣớng dẫn cụ thể về việc
nghiên cứu và áp dụng Kinh tế dƣợc tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2016), Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0), Quyết định số 6858/QĐ-BYT
ngày 18/11/2016.
2. Bộ Y tế (2019), Khảo sát, đánh giá việc thực hiện Đánh giá công nghệ y tế, Đánh giá kinh tế Dược của
các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Công văn 3350/BYT-BH ngày 14/6/2019.
3. Đỗ Thanh Hồng, Đỗ Xuân Thắng (2014), “Phân tích chi phí - hiệu quả các thuốc điều trị ĐTĐ type 2
thuộc danh mục BHYT chi trả tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2014”, Luận văn tốt nghiệp Dƣợc sĩ Đại học,
Đại học Dƣợc Hà Nội.
4. Hoàng Văn Minh, “Xử lý và phân tích số liệu sẵn sàng chi trả (WTP)”, Đại học Y Hà Nội.
5. ADA (2019), Standards of Medical Care in Diabetes.
6. IDF (2017), the IDF Diabetes Atlas 8th Edition 2017, United Kingdom.
7. Feher MD, Brazier J, Nikolajsen G, et al (2016), “Patients with type 2 diabetes willingness to pay for
insulin therapy and clinical outcomes”, BMJ Open Diabetes Research and Care, 4(1), pp.e000192.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 56
8. Guh S, Xingbao C, Clemens J, et al (2008), “Comparison of cost-of-illness with willingness-to-pay
estimates to avoid shigellosis: evidence from China”, Health Policy and Planning, 23(2), pp.125-136.
9. Marine Le Gall-Ely (2009), Definition, Measurement and Determinants of the Consumer’s Willingness to
Pay: a Critical Synthesis and Directions for Further Research, Recherche et Applications en Marketing (French
Edition), SAGE Publications, 24 (2), pp.91-113.

Bản tin “Thông tin thuốc & Dược lâm sàng” – số 07/2020 57

You might also like