Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Bài 1
Giả sử bác của bạn trả cho Ngân hàng thứ 10 bằng cách phát hành một tờ séc 10 triệu
đồng từ tài khoản séc ở Ngân hàng thứ 3. Hãy sử dụng tài khoản chữ T để chỉ ra ảnh
hưởng của giao dịch này đến bác của bạn và ngân hàng quốc gia thứ 3. Của cải mà bác
bạn nắm giữ có thay đổi không? Hãy giải thích.
Bài 2
Bạn có 100 triệu đồng để dưới gối nhưng bây giờ bạn quyết định gửi nó vào ngân hàng.
Nếu 100 triệu đồng này được giữ lại trong hệ thống ngân hàng dưới dạng dự trữ và các
ngân hàng có tỷ lệ dự trữ bằng 10% so với tiền gửi thì tổng khối lượng tiền gửi trong hệ
thống ngân hàng tăng thêm bao nhiêu? Cung ứng tiền tệ tăng thêm bao nhiêu/
Bài 3
Nền kinh tế Elmendyn có 2000 tờ 1 đô la
a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng
có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
c. Nếu mọi người giữ lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi
các ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có
tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
e. Nếu mọi người giữ khối lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau khi các
ngân hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
Bài 4
Trong một nền kinh tế giả định, công chúng quyết định giữ lượng tiền mặt bằng 40% tiền
gửi của họ ở ngân hàng. Các NHTM quyết định giữ 5% tiền gửi dưới dạng tiền mặt để
đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt hàng ngày của khách hàng. Khối lượng tiền mạnh trong nền
kinh tế là 12000 tỷ đơn vị tiền tệ.
a. Mức cung ứng tiền tệ bằng bao nhiêu?
a. Sau đây là 4 tình huống thể hiện nỗ lực của cơ quan hữu trách về tiền tệ trong việc cắt
giảm cung ứng tiền tệ. Trong mỗi tình huống, chúng ta giả định hệ thống ngân hàng ở
trạng thái ban đầu như mô tả ở trên.
b. Mức cung ứng tiền tệ là bao nhiêu nếu NHTU buộc các NHTM phải nắm giữ tỷ lệ tiền
mặt bằng 10%?
c. Mức cung ứng tiền tệ là bao nhiêu nếu NHTU tăng lãi suất chiết khấu lên cao đến mức
các NHTM quyết định giữ thêm 5% tiền gửi dưới dạng tiền mặt.
d. Mức cung ứng tiền tệ là bao nhiêu nếu NHTU yêu cầu phải nộp 5% tiền gửi vào Tài
khoản đặc biệt tại NHTU.
e. Cung ứng tiền tệ là bao nhiêu nếu NHTU bán một lượng trái phiếu chính phủ trị giá
1000 tỷ đơn vị tiền tệ.
Bài 5
Giả sử hàm cầu tiền có dạng
d
(M/P) = 1000 – 100r
Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền M bằng 1.000 và mức giá P là 2
a. Vẽ đồ thị cung và cầu tiền về số dư thực tế?
b. Lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
c. Giả sử mức giá không đổi, điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất cân bằng nếu mức cung
ứng tiền tăng từ 1.000 lên 1.200??
d. Nếu muốn nâng lãi suất lên 7%, ngân hàng trung ương cần ấn định mức cung ứng
tiền tệ bằng bao nhiêu?
Bài 6
Theo bạn các yếu tố sau đây tác động tới nhu cầu về tiền như thế nào?
a. Sự gia tăng thu nhâp thực tế
b. Sự gia tăng niềm tin vào tương lai
c. Sư gia tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
d. Sự gia tăng mức giá
e. Sự gia tăng tính bất định gắn với các giao dịch tương lai.
f. Sự giảm sút của tần suất trả lương – chẳng hạn từ trả lương theo tuần sang trả
lương theo tháng.
Bài 7
Xét một nền kinh tế có bảng tổng kết tài sản (tài khoản chữ T) ban đầu của NHTM như sau:
​Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản Các khoản nợ
Dự trữ 100 Tiền gửi 1.000
Cho vay 900

1. Nếu NHTM không giữ dự trữ vượt quá và công chúng không giữ tiền mặt, hãy tính tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, lượng tiền cơ sở và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?
2. Giả sử trong nền kinh tế công chúng giữ tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi là 25%, NHTM không giữ dự
trữ vượt quá. Hãy tính lượng tiền cơ sở, cung ứng tiền tệ và lượng tiền gửi khi NHTƯ mua 200
triệu đồng trái phiếu chính phủ? Bảng tổng kết tài sản của NHTM sẽ như thế nào?
Bài 8
Các giao dịch sau đây ảnh hưởng thế nào tới xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng và
tăng trưởng GDP của Việt Nam
a. Một giáo sư Việt Nam đi thăm các bảo tàng châu Âu trong dịp nghỉ hè.
b. Sinh viên ở Paris đổ xô đi xem bộ phim Việt Nam "Đời Cát".
c. Bạn mua một chiếc Volvo mới
d. Hiệu sách sinh viên trường đại học Oxford bán cuốn sách của giáo sư Việt Nam in
tại Việt Nam
e. Một du khách Trung Quốc sang mua hàng hóa Việt Nam để tránh thuế doanh thu ở
Trung Quốc.
Bài 9
Trong phạm vi mô hình 2 nước A và B hãy xác định ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đối
với tỷ giá hối đoái của nước A: (e)
a. Người dân nước B muốn mua nhiều tài sản của nước A hơn.
b. Nhu cầu của người dân nước B về hàng hóa của nước A nhiều hơn.
c. Nhu cầu của người dân nước A về hàng hóa của nước B tăng.
d. Người dân nước B đi du lịch sang nước A nhiều hơn.
e. Nhu cầu của người dân nước A về cổ phiếu của các công ty tại nước B giảm.
f. Lãi suất của nước B tăng.
Bài 10
Nhóm người nào sau đây sẽ vui hay buồn nếu đồng đô la Mỹ lên giá? Hãy giải thích
a. Các quỹ hưu trí Hà Lan nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ
b. Các ngành công nghiệp chế tạo Mỹ
c. Các nhà du lịch Úc đang dự định đến Mỹ
d. Một hãng của Mỹ định mua tài sản nước ngoài
Bài 11
Một nước có thặng dư tài khoản vãng lai là 6 tỷ USD nhưng tài khoản vốn lại bị thâm hụt
4 tỷ USD.
1. Cán cân thanh toán của nước đó thâm hụt hay thặng dư?
2. Dự trữ ngoại tệ của nước này tăng hay giảm?
3. NHTU đang mua hay bán đồng nội tệ? Giải thích.
4. Nếu Ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối (không mua
vào hay bán ra nội tệ) thì sao ? Tại sao ?
Bài 12
Hãy giải thích sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư theo định nghĩa của các nhà kinh tế
vĩ mô. Tình huống nào sau đây biểu thị đầu tư? Tiết kiệm?
a. Gia đình bạn mua một nhà mới theo hình thức trả góp
b. Bạn sử dụng 20 triệu đồng trong tài khoản séc để mua cổ phiếu của FPT
c. Người bạn cùng phòng có khoản thu nhập 2 triệu đồng và gửi nó vào tài khoản của
mình tại ngân hàng
d. Bạn vay ngân hàng 100 triệu đồng để mua một chiếc ô tô để giao bánh pizza
Bài 13
Giả sử sản lượng cân bằng trong một nền kinh tế đóng bằng 1000, tiêu dùng bằng 800 và
đầu tư bằng 80
a. Mức chi tiêu của chính phủ bằng bao nhiêu?
b. Giả sử đầu tư tăng thêm 50 và khuynh hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8. Hãy xác
định mức cân bằng mới của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và thu nhập quốc dân.
c. Giả sử nếu không phải là đầu tư mà là mức chi tiêu của chính phủ tăng thêm 50. Hãy
xác định mức cân bằng mới của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và thu nhập quốc
dân.
Bài 14
Giả sử trong nền kinh tế đóng có tiêu dùng bằng 70% thu nhập khả dụng, chính phủ đánh
thuế một lượng bằng 20% tổng thu nhập, chi tiêu của chính phủ bằng 50 tỷ USD và đầu
tư bằng 60 tỷ USD
a. Hãy tính mức thu nhập khả dụng, tiêu dùng, tiết kiệm, thuế và tổng cầu tại mỗi mức
thu nhập và điền vào bảng sau:

Thu nhập Chi tiêu Tiết


Thu nhập Tiêu dùng Đầu tư dự Thuế Tổng cầu
khả dụng của chính kiệm
Y dự kiến C kiến I T AD
phủ G S
50 40 28 60 50 12 10 138
100 80 56 60 50 24 20 166
150 120 84 60 50 36 30 194
200 160 112 60 50 48 40 222
250 200 140 60 50 60 50 250
300 240 168 60 50 72 60 278
350 280 196 60 50 84 70 306
400 320 224 60 50 96 80 334
b. Nếu trong một thời kỳ sản lượng thực hiện bằng 350 tỷ USD các doanh nghiệp sẽ
hành động theo hướng nào?
c. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
d. Hãy tính giá trị thâm hụt ngân sách của chính phủ tại mức sản lượng cân bằng.
Giả sử chi tiêu chính phủ tăng thêm 22 tỷ USD
e. Sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?
f. Hãy tính giá trị mức thâm hụt ngân sách của chính phủ tại mức cân bằng mới.
Bài 15
Cho thông tin về tiêu dùng (C) và thu nhập khả dụng (Yd) ở bảng sau

Yd 200 300 400 500 600 700 800


C 240 300 360 420 480 540 600
a. Viết phương trình biểu diễn hàm tiêu dùng dự kiến.
b. Cho đầu tư dự kiến (I) của nền kinh tế là 150, chi tiêu dự kiến của chính phủ (G) là 250,
thuế (T) được tính bằng 20% của thu nhập. Viết phương trình hàm tổng chi tiêu dự kiến
và xác định mức sản lượng cân bằng.
c. Để đạt được mức sản lượng 2300 thì Chính phủ cần thay đổi chi tiêu như thế nào ? Xác
định mức chi tiêu Chính phủ mới.
Bài 16
Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng:
C = 200 + 0,75 (Y-T)
Đầu tư dự kiến bằng 100, mua hàng của chính phủ và thuế đều bằng 100.
a. Viết chi tiêu dự kiến dưới dạng một hàm của thu nhập?
b. Mức cân bằng của thu nhập là bao nhiêu?
c. Nếu mua hàng của chính phủ tăng lên 125, mức thu nhập cân bằng mới là bao
nhiêu?
d. Mua hàng của chính phủ phải bằng bao nhiêu để đạt được thu nhập là 1.600?
Bài 17
Yếu tố nào sau đây tác động tới tổng cầu và yếu tố nào tác động tới tổng cung của nền
kinh tế? Hãy xác định yếu tố đó làm tăng hay giảm tổng cầu (tổng cung).
a. Số phụ nữ có gia đình đi làm tăng lên: lực lượng lao động tăng
b. Giá của nguyên liệu nhập khẩu tăng: chi phí sản xuất tăng
c. Niềm tin của giới kinh doanh (doanh nghiệp) tăng
d. Tiền lương thực tế tăng
e. Nhu cầu nghỉ ngơi tăng
Bài 18
Hãy giải thích mỗi biến cố sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, đường
tổng cầu, cả hai hay không đường nào. Đối với những biến cố làm dịch chuyển một
đường, hãy sử dụng đồ thị để minh họa cho tác động đối với nền kinh tế.
a. Các hộ gia đình quyết định tiết kiệm tỷ lệ lớn hơn trong thu nhập
b. Các vườn cam phải chịu một đợt lạnh dưới không độ trong một thời gian dài
c. Cơ hội việc làm được cải thiện ở nước ngoài làm cho nhiều người rời khỏi đất nước
Bài 19
Đối với mỗi biến cố sau, hãy giải thích các tác động ngắn hạn và dài hạn lên sản lượng và
mức giá, giả sử rằng các nhà hoạch định chính sách không có hành động nào cả
a. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh làm giảm của cải của người tiêu dùng
b. Chính phủ liên bang tăng chi tiêu quốc phòng
c. Một tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất
d. Một đợt suy thoái ở nước ngoài làm thu nhập của người nước ngoài giảm.
Bài 20
Hãy giải thích các biến cố sau đây làm tăng, giảm hay không có tác động tới tổng cung
dài hạn của nước Mỹ ?
a. Mỹ tiếp nhận 1 làn sóng nhập cư mới
b. Quốc hội tăng tiền lương tối thiểu lên 10 USD/ngày
c. Hãng Intel sáng chế ra bộ vi xử lý mới mạnh gấp 100 lần so với hiện tại
d. Một trận bão phá hủy các nhà máy ở bờ biển phía đông
Bài 21
Giả sử các nhà kinh tế học quan sát thấy rằng mỗi khi chi tiêu chính phủ tăng 10 tỷ đô la,
thì tổng cầu tăng thêm 30 tỷ đô la
a. Nếu các nhà kinh tế học bỏ qua khả năng xảy ra hiện tượng lấn át, họ sẽ dự đoán
khuynh hướng tiêu dùng cận biên là bao nhiêu?
b. Bây giờ giả sử các nhà kinh tế đã tính đến hiện tượng lấn át. Dự đoán mới của họ về
khuynh hướng tiêu dùng cận biên lớn hơn hay nhỏ hơn ban đầu?
Bài 22
Giả sử chính phủ giảm thuế 20 tỷ đô la, không có sự lấn át và khuynh hướng tiêu dùng
cận biên là ¾
a. Hãy cho biết ảnh hưởng ban đầu của sự cắt giảm thuế này lên tổng cầu?
b. Những ảnh hưởng tiếp theo sau ảnh hưởng ban đầu là gì? Hãy xác định ảnh hưởng
tổng hợp của việc cắt giảm thuế lên tổng cầu?
c. Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế 20 tỷ đô la có điểm gì khác với ảnh hưởng tổng
hợp của việc tăng chi tiêu chính phủ thêm 20 tỷ đô la. Tại sao?
Bài 23
Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau:
Tiên dùng: ​C = 300 + 0,8 (Y-T)
Đầu tư : ​I = 500 – 24r
Chi tiêu chính phủ : ​G = 300
Thuế : ​T = 400
Cung tiền danh nghĩa : ​ S = 3000
M
Cầu tiền thực tế : ​MD = Y -120r
Mức giá : ​ =2
P
1. Hãy xác định phương trình biểu diễn đường IS và đường LM. Vẽ đồ thị.
2. Xác định mức thu nhập và lãi suất tại trạng thái cân bằng.
3. Nếu chính phủ đặt mục tiêu thu nhập cân bằng phải là 3000 thì ngân hàng trung ương phải thay
đổi cung tiền như thế nào?
4. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 10% thì thu nhập và lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Khi
đó đường IS dịch chuyển bao nhiêu?

Bài 24
Trong mô hình IS-LM của` nền kinh tế đóng, kết hợp nào của chính sách tài khóa và tiền
tệ cho phép đạt được những mục tiêu sau :
a. Chính phủ muốn tăng sản lượng nhưng muốn giữ mức đầu tư không thay đổi.
b. Chính phủ muốn tăng đầu tư nhưng muốn giữ mức sản lượng không thay đổi.
Bài 25
Thông thường chúng ta giải thích rằng chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm lãi suất và vì
vậy kích thích nhu cầu về hàng đầu tư. Hãy cho biết chính sách như vậy có thể khuyến
khích nhu cầu về xuất khẩu ròng như thế nào?
Bài 26
Hãy dùng mô hình Mundell – Flemming để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tổng thu nhập,
tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định
khi có các cú sốc sau đây:
a. Sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và
tiết kiệm nhiều hơn.
b. Khi Thái Lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp thị hiếu của
người Việt Nam, làm cho một số người tiêu dùng Việt Nam thích mỳ ăn liền Thái Lan
hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước.
c. Việc sử dụng rộng rãi máy rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền.
Bài 27
Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với các thông tin sau:
Tiêu dùng: ​C = 300 + 0,8 (Y-T)
Đầu tư : ​I = 240 + 0,16Y -80r
​ = 700
Chi tiêu chính phủ : G
Thuế : ​T = 50 +0,2Y
Xuất khẩu ròng: ​NX = 100 -50e
Cung tiền danh nghĩa : ​ S = 4000
M
Cầu tiền thực tế : ​MD = Y -200r
Mức giá : ​ =2
P
Lãi suất thế giới: ​r* = 5%
1.Hãy xác định phương trình biểu diễn đường IS và đường LM. Vẽ đồ thị IS và LM trên
hệ trục Y-e ​
2. Xác định mức thu nhập, tỷ giá và xuất khẩu ròng tại trạng thái cân bằng.
3. Giả sử chính phủ đặt mục tiêu cán cân thương mại phải cân bằng (NX=0), cung tiền sẽ
phải thay đổi như thế nào?

You might also like