BÀI TẬP - PTTQ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Hàm lượng Mn tổng trong nước được phân tích bằng phương pháp trắc quang với thuốc
thử là fomaldoxim, người ta chuẩn bị 2 bình định mức 50 mL như sau:
- Bình 1: Hút 5,0 mL dung dịch chuẩn Mn 5 mg/L cho vào định mức, thêm 1,0 mL
dung dịch ammoni sắt (II) photphat, 20 mL EDTA 0,24 M. Tiếp tục thêm 1,0 mL
fomaldoxim và 2,0 mL dung dịch NaOH 4 M. Lắc kỹ, để yên từ 5 đến 10 phút, thêm
tiếp 3,0 mL hidroxylamoric clorua/amoniac. Định mức đến vạch bằng nước cất. Đo
độ hấp thu quang tại bước sóng 450 nm thu được A = 0,198.
- Bình 2: Lấy 10 mL mẫu nước, tiến hành axit hóa và định mức thành 100 mL. Lấy 50
mL mẫu sau định mức, thêm Na2S2O8 để oxi hóa mẫu bằng cách đun sôi hỗn hợp
trong bình nón khoảng 40 phút. Để nguội và chuyển hỗn hợp vào bình định mức 50
ml, thêm nước đến vạch và thêm khoảng 0,5g natri sunfit để khử chất oxi hóa dư.
Hút 5,0 mL dung dịch mẫu sau khi xử lý vào bình định mức 50 mL, thực hiện tạo
màu tương tự như bình 1. Mật độ quang đo được ở bước sóng như trên là 0,258.
Hãy:
a. Thiết lập công thức và tính hàm lượng Mn tổng (mg/L) có trong mẫu nước trên.
b. Thiết lập công thức và tính hàm lượng Mn tổng (mg/100 mL) có trong mẫu nước
trên.
c. Dựa vào kết quả phân tích, hãy đánh giá chất lượng mẫu nước, nếu:
- Mẫu trên là mẫu nước sinh hoạt.
- Mẫu trên là mẫu nước thải.

2. Hàm lượng Mn tổng trong nước được phân tích bằng phương pháp trắc quang với thuốc
thử là fomaldoxim như sau:
Bình định mức 50 mL 1 2 3 4 5
Dung dịch chuẩn Mn 5 mg/L,
0,5 1,0 2,0 3,0 4,0
mL
Ammoni sắt (II) photphat 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
EDTA 0,24 M 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0
Fomaldoxim 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
Natri hydroxit 4M 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0
Lắc kĩ các dung dịch và để yên 5 đến l0 phút
Hidroxylamoric clorua/amoniac 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0
Định mức bằng nước cất đến vạch, để yên 1 giờ, đo độ hấp thu A tại λ =
450 nm.
Độ hấp thu (A) 0,198 0,358 0,613 0,902 1,183
Lấy 10 mL mẫu, tiến hành axit hóa và định mức thành 100 mL. Lấy 50 mL mẫu sau
định mức, thêm Na2S2O8 để oxi hóa mẫu bằng cách đun sôi hỗn hợp trong bình nón
khoảng 40 phút. Để nguội và chuyển hỗn hợp vào bình định mức 100 ml, thêm nước
đến vạch và thêm khoảng 0,5g natri sunfit để khử chất oxi hóa dư. Hút 10,00 mL dung
dịch mẫu sau khi xử lý vào bình định mức 50 mL, thực hiện tương tự như dãy chuẩn.
Mật độ quang đo được ở bước sóng như trên là 0,578.
Hãy:
a. Thiết lập công thức và tính hàm lượng Mn tổng (mg/L) có trong mẫu nước trên.
b. Thiết lập công thức và tính hàm lượng Mn tổng (mg/100 mL) có trong mẫu nước
trên.
c. Dựa vào kết quả phân tích, hãy đánh giá chất lượng mẫu nước, nếu:
- Mẫu trên là mẫu nước sinh hoạt.
- Mẫu trên là mẫu nước thải.
3. Hàm lượng Mn tổng trong nước được phân tích bằng phương pháp trắc quang với thuốc
thử là fomaldoxim, người ta chuẩn bị 2 bình định mức 50 mL như sau:
- Bình 1: Lấy 10 mL mẫu nước, tiến hành axit hóa và định mức thành 100 mL. Lấy 50
mL mẫu sau định mức, thêm Na2S2O8 để oxi hóa mẫu bằng cách đun sôi hỗn hợp
trong bình nón khoảng 40 phút. Để nguội và chuyển hỗn hợp vào bình định mức 50
ml, thêm nước đến vạch và thêm khoảng 0,5g natri sunfit để khử chất oxi hóa dư.
Hút 5,0 mL dung dịch mẫu sau khi xử lý vào bình định mức 50 mL. Thêm 1,0 mL
dung dịch ammoni sắt (II) photphat, 20 mL EDTA 0,24 M. Tiếp tục thêm 1,0 mL
fomaldoxim và 2,0 mL dung dịch NaOH 4 M. Lắc kỹ, để yên từ 5 đến 10 phút, thêm
tiếp 3,0 mL hidroxylamoric clorua/amoniac. Định mức đến vạch bằng nước cất. Đo
tại bước sóng 450 nm thu được mật độ quang bằng 0,102.
- Bình 2: Lấy 10 mL mẫu nước, tiến hành axit hóa và định mức thành 100 mL. Lấy 50
mL mẫu sau định mức, thêm chính xác 5,0 mL Mn 5 mg/L. Thêm Na2S2O8 để oxi
hóa mẫu bằng cách đun sôi hỗn hợp trong bình nón khoảng 40 phút. Để nguội và
chuyển hỗn hợp vào bình định mức 50 mL, thêm nước đến vạch và thêm khoảng
0,5g natri sunfit để khử chất oxi hóa dư. Hút 5,0 mL dung dịch mẫu sau khi xử lý
vào bình định mức 50 mL. Tiến hành tạo màu tương tự như Bình 1. Đo độ hấp thu
quang tại bước sóng 450 nm thu được A = 0,218.
Hãy:
a. Thiết lập công thức và tính hàm lượng Mn tổng (mg/L) có trong mẫu nước trên.
b. Thiết lập công thức và tính hàm lượng Mn tổng (mg/100 mL) có trong mẫu nước
trên.
c. Dựa vào kết quả phân tích, hãy đánh giá chất lượng mẫu nước, nếu:
- Mẫu trên là mẫu nước sinh hoạt.
- Mẫu trên là mẫu nước thải.
4. Để phân tích hàm lượng nitrite trong mẫu thực phẩm người ta làm như sau:
- Chuẩn bị 5 bình định mức 50 mL. Cho vào các bình định mức các thể tích dung dịch
chuẩn NO2- 10 mg/L lần lượt là 1,0 mL; 3,0 mL; 5,0 mL; 10 mL và 15 mL. Thêm 3
mL dung dịch HCl 0,16 M, 5 mL dung dịch axit sunfanilic 2,5.10 -3 M, 0,5 mL dung
dịch α-napthylamin 2,5.10-2 M. Sau đó định mức thành 50 mL. Sau 15 phút, đo mật
độ quang của các dung dịch màu thu được các giá trị lần lượt là: 0,05; 0,150; 0,257;
0,510; 0,773.
- Mẫu sau khi xay nhỏ, cân 20,7829 g mẫu, thêm khoảng 100 mL nước cất nóng, 8
mL dung dịch natri borat bão hoà, 0,5 g than hoạt tính. Hỗn hợp thu được đem đun
cách thủy 15 phút ở nhiệt độ 60-70 oC. Để nguội, thêm 5mL dung dịch K 4[Fe(CN)6]
0,4 M, 5mL dung dịch kẽm axetat, 8mL dung dịch natri borat bão hòa. Lắc đều hỗn
hợp, để yên cho lắng 30 phút, rồi lọc lấy dịch lọc. Chuyển dung dịch lọc sang bình
định mức 250 mL, định mức bằng nước cất đến vạch. Hút 25 mL dung dịch lọc,
thêm 3 mL dung dịch HCl 0,16 M, 5 mL dung dịch axit sunfanilic 2,5.10 -3 M và 0,5
mL dung dịch α-napthylamin 2,5.10-2 M. Sau đó định mức thành 50 mL. Sau 15
phút đo độ hấp thụ quang của các dung dịch màu thu được Ax = 0,586.
Hãy:
a. Thiết lập công thức tổng quát và tính hàm lượng nitrite (mg/kg) trong mẫu ban đầu.
b. Thiết lập công thức tổng quát và tính hàm lượng nitrite (mg/g) trong mẫu ban đầu.
5. Để phân tích hàm lượng nitrite trong mẫu thực phẩm người ta làm như sau: Mẫu
sau khi xay nhỏ, cân 18,7659 g mẫu, thêm khoảng 100 mL nước cất nóng, 8 mL
dung dịch natri borat bão hoà, 0,5 g than hoạt tính. Hỗn hợp thu được đem đun cách
thủy 15 phút ở nhiệt độ 60-70oC. Để nguội, thêm 5mL dung dịch K4[Fe(CN)6] 0,4
M, 5mL dung dịch kẽm axetat, 8mL dung dịch natri borat bão hòa. Lắc đều hỗn
hợp, để yên cho lắng 30 phút, rồi lọc lấy dịch lọc. Chuyển dung dịch lọc sang bình
định mức 250 mL, định mức bằng nước cất đến vạch (dung dịch 1).
- Bình 1. Hút 2,0 mL dung dịch chuẩn NO2- 10 mg/L cho vào bình định 50 mL. Thêm
3 mL dung dịch HCl 0,16 M, 5 mL dung dịch axit sunfanilic 2,5.10 -3 M, 0,5 mL
dung dịch α-napthylamin 2,5.10-2 M. Sau đó định mức thành 50 mL. Sau 15 phút, đo
mật độ quang của các dung dịch màu thu được các giá trị lần lượt là: 0,280.
- Bình 2. Hút 25 mL dung dịch 1, thêm 3 mL dung dịch HCl 0,16 M, 5 mL dung dịch
axit sunfanilic 2,5.10-3 M và 0,5 mL dung dịch α-napthylamin 2,5.10-2 M. Sau đó
định mức thành 50 mL. Sau 15 phút đo độ hấp thụ quang của các dung dịch màu thu
được Ax = 0,223.
Hãy:
a. Thiết lập công thức tổng quát và tính hàm lượng nitrite (mg/kg) trong mẫu ban
đầu.
b. Thiết lập công thức tổng quát và tính hàm lượng nitrite (mg/g) trong mẫu ban đầu.

6. Để phân tích hàm lượng nitrite trong mẫu thực phẩm người ta làm như sau:
- Cân 21,7432 g mẫu sau khi xay nhỏ, thêm khoảng 100 mL nước cất nóng, 8 mL
dung dịch natri borat bão hoà, 0,5 g than hoạt tính. Hỗn hợp thu được đem đun cách
thủy 15 phút ở nhiệt độ 60-70 oC. Để nguội, thêm 5mL dung dịch K 4[Fe(CN)6] 0,4
M, 5mL dung dịch kẽm axetat, 8mL dung dịch natri borat bão hòa. Lắc đều hỗn
hợp, để yên cho lắng 30 phút, rồi lọc lấy dịch lọc. Chuyển dung dịch lọc sang bình
định mức 250 mL, định mức bằng nước cất đến vạch. Hút 25 mL dung dịch sau định
mức, thêm 3 mL dung dịch HCl 0,16 M, 5 mL dung dịch axit sunfanilic 2,5.10 -3 M
và 0,5 mL dung dịch α-napthylamin 2,5.10-2 M. Sau đó định mức thành 50 mL. Sau
15 phút đo độ hấp thụ quang của các dung dịch màu thu được Ax = 0,433.
- Cân một lượng mẫu như trên, thêm một thể tích chất chuẩn chứa 0,2 mg nitrite,
thêm khoảng 100 mL nước cất nóng, 8 mL dung dịch natri borat bão hoà, 0,5 g than
hoạt tính. Hỗn hợp thu được đem đun cách thủy 15 phút ở nhiệt độ 60-70 oC. Để
nguội, thêm 5mL dung dịch K4[Fe(CN)6] 0,4 M, 5mL dung dịch kẽm axetat, 8mL
dung dịch natri borat bão hòa. Lắc đều hỗn hợp, để yên cho lắng 30 phút, rồi lọc lấy
dịch lọc. Chuyển dung dịch lọc sang bình định mức 250 mL, định mức bằng nước
cất đến vạch. Hút 25 mL dung dịch sau định mức, thêm 3 mL dung dịch HCl 0,16
M, 5 mL dung dịch axit sunfanilic 2,5.10-3 M và 0,5 mL dung dịch α-napthylamin
2,5.10-2 M. Sau đó định mức thành 50 mL. Sau 15 phút đo độ hấp thụ quang của các
dung dịch màu thu được Ax = 0,552.
Hãy:
a. Thiết lập công thức tổng quát và tính hàm lượng nitrite (mg/kg) trong mẫu ban
đầu.
b. Thiết lập công thức tổng quát và tính hàm lượng nitrite (mg/g) trong mẫu ban đầu.

7. Để phân tích hàm lượng nitrat trong mẫu rau người ta làm như sau: Mẫu được thái
nhỏ, trộn đều. Cân khoảng 10g mẫu (mmẫu) với độ chính xác 0,1 mg, nghiền nhỏ
và cho vào cốc 250 mL, thêm nước cất đến khoảng 200 mL. Cho cốc vào lò vi sóng
và tiến hành đun vi sóng trong thời gian 7 phút. Lấy ra để nguội, lọc bỏ bã và định
mức dịch lọc bằng nước cất đến 250 mL (V1).
Chuẩn bị 5 cốc 250 mL, cho vào mỗi cốc 10mL (V 2) dung dịch lọc trên, thêm vào
mỗi cốc một lượng dung dịch nitrat tiêu chuẩn 10 mg/L theo thứ tự lần lượt 0; 0,5;
1,0; 3,0; 5,0 mL. Đun cách thủy cho bay hơi đến cạn (không để cháy) và để nguội.
Thêm vào mỗi cốc 1mL dung dịch axit phenoldisulfonic và lắc mạnh cho phản ứng
xảy ra. Để yên 10 phút, sau đó thêm mỗi cốc khoảng 20mL nước cất. Cẩn thận
thêm vào mỗi cốc 8mL dung dịch NH 4OH tỷ lệ 1:1 theo thể tích để pH nằm trong
khoảng từ 10 đến 11. Chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức 50 mL (V 3),
định mức bằng nước cất đến vạch và lắc kỹ. Sau 20 phút, đo độ hấp thụ quang ở
bước sóng 410 nm.
a) Thiết lập công thức tổng quát tính hàm lượng nitrat theo mg NO3-/kg trong mẫu
ban đầu.
b) Hãy tính hàm lượng nitrat (mg NO3-/kg) trong mẫu biết mật độ quang đối với các
mẫu thêm 0; 0,5; 1,0; 3,0; 5,0 mL dung dịch tiêu chuẩn nitrat lần lượt là: 0,052
0,134; 0,246 ; 0,657 và 1,023. Khối lượng mẫu là mmẫu=10,5260g.

8. Dựa vào bài số 7, hãy viết các bước thực hiện đối với trường hợp sử dụng kỹ thuật
so sánh 1 chuẩn, đường chuẩn và thêm 1 chuẩn.

You might also like