Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey

Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

CHƯƠNG 14 – TRỊ LỊỆU HỆ THỐNG


GỊA ĐỊNH
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................................ 3
QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG GIA ĐÌNH ..................................................................................... 5
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ CÁ NHÂN ................... 6
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIA ĐÌNH....................................................... 7
TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH THEO TRƯỜNG PHÁI ADLER ........................................................... 7
TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ĐA THẾ HỆ ........................................................................................... 8
TIẾN TRÌNH HỢP THỨC HÓA CỦA CON NGƯỜI. (HUMAN VALIDTION PROCESSS
MODEL) ..................................................................................................................................... 9
LIỆU PHÁP KINH NGHIỆM GIA ĐÌNH ................................................................................. 9
LIỆU PHÁP CẤU TRÚC - CHIẾN LƯỢC GIA ĐÌNH .......................................................... 10
NHỮNG CẢI TIẾN GẦN ĐÂY .............................................................................................. 11
TÁM LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH .................... 14
NỘI HỆ THỐNG GIA ĐÌNH CỦA CÁ NHÂN ...................................................................... 14
LĂNG KÍNH MỤC ĐÍCH LUẬN ........................................................................................... 15
TRÌNH TỰ SẮP XẾP: THEO DÕI NHỮNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC. .............................. 16
LĂNG KÍNH TỔ CHỨC.......................................................................................................... 18
LĂNG KÍNH PHÁT TRIỂN .................................................................................................... 18
LĂNG KÍNH ĐA VĂN HÓA .................................................................................................. 20
LĂNG KÍNH GIỚI ................................................................................................................... 21
LĂNG KÍNH TIẾN TRÌNH ..................................................................................................... 22
TIẾN TRÌNH ĐA LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ...................... 23
THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ................................................................................................... 24
TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ ........................................................................................................ 25
ĐƯA RA GIẢ THUYẾT VÀ CHIA SẺ Ý NGHĨA ................................................................. 27
TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ THAY ĐỔI ................................................................................. 29
TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA..... 29
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ..................................................................................... 29
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN........................................................................... 30

1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN .......................................................................................................................................... 30
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ......................................................................................... 35
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ............................................. 36
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TIẾP CẬN HỆ THỐNG GIA ĐÌNH ................................ 37
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO ................................................................................................... 37
KHUYẾN ĐỌC....................................................................................................................... 38

2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

DẪN NHẬP
Măc dù hạt giống của trào lưu trị liệu gia đình ở Bắc Mỹ được gieo cấy vào những năm 40, nhưng gốc
rễ của trị liệu hệ thống gia đình mới bắt đầu đầu nảy sinh vào thập niên 50 (Becvar & Becvar, 2006). Trong
những năm phát triển đầu tiên, làm việc với gia đình được xem như là một cách tiếp cận cách mạng đối với
việc điều trị. Vào những năm 60 và 70, những hướng tiếp cận tâm động, hành vi và nhân văn (hay còn được
gọi một cách tôn trọng là các thế lực thứ nhất, thứ hai, và thứ ba) thống trị hoàn toàn tham vấn và tâm lý trị
liệu. Ngày nay, những hướng tiếp cận hệ thống gia đình khác nhau đã đem đến sự thay đổi trong khuôn mẫu
mà chúng ta thậm chí có thể gọi đó là ”Thế lực thứ tư”.

NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP CHO HỌC THUYẾT HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
Trị liệu hệ thống gia đình được đại diện bởi rất nhiều những học thuyết và cách tiếp cận khác nhau, tất
cả đều tập trung vào những khía cạnh có liên quan đến các vấn đề của con người. Một số nhân vật có liên hệ
gần gũi nhất với nguồn gốc hình thành những cách tiếp cận hệ thống này là:

LFRED ADLER là nhà tâm lý học đầu tiên trong thời kỳ hiện đại thực hiện trị liệu gia đình bằng cách sử

A dụng cách tiếp cận hệ thống. Ông thành lập hơn 30 phòng khám hướng dẫn cho trẻ em tại Vienna sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, sau đó Rudolf Dreikurs đã mang khái niệm này sang Mỹ dưới hình thức các trung
tâm giáo dục gia đình. Adler điều hành các buổi tham vấn gia đình trong một diễn đàn công cộng công
khai nhằm đào tạo được một lượng lớn phụ huynh; ông tin rằng những vấn đề của bất kỳ một gia đình nào đều
có điểm chung với tất cả các gia đình khác ở trong cộng đồng (Christensen, 2004).

URRAY BOWEN (1978) là một trong những nhà phát triển nguyên bản đầu tiên trào lưu chính của trị

M liệu gia đình. Nhiều lý thuyết và cách thực hành của ông được phát triển thông qua làm việc với những
cá nhân tâm thần phân liệt trong các gia đình. Ông tin rằng gia đình có thể được hiểu một cách đúng nhất
khi được phân tích từ góc nhìn ba thế hệ, vì các kiểu thức trong quan hệ liên cá nhân kết nối các thành
viên trong gia đình xuyên suốt các thế hệ. Những đóng góp quan trọng của ông là các khái niệm cốt lõi về việc
phân loại bản ngã và mối quan hệ bộ ba.

V
IRGINIA SATIR (1983) phát triển trị liệu gia đình kết hợp, hình mẫu tiến trình hợp thức hóa con người nhấn
mạnh đến giao tiếp và trải nghiệm cảm xúc. Cũng như Bowen, bà sử dụng một mô hình liên thế hệ, nhưng
bà làm sống lại trong hiện tại các kiểu thức gia đình thông qua sự chạm khắc và tái kiến thiết gia đình. Cho
rằng kỹ thuật chỉ xếp thứ hai sau mối quan hệ, bà tập trung vào mối quan hệ cá nhân giữa nhà trị liệu và gia
đình hòng đạt đến sự thay đổi.

3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

ARL WHITAKER (1976) là người sáng lập ra Liệu pháp gia đình biễu tượng – trải nghiệm, đó là cách tiếp

C cận tự do, dựa vào trực giác nhằm giúp đỡ gia đình mở ra các kênh nối cho sự tương tác. Mục đích của ông
là tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tự trị cá nhân bên cạnh việc vẫn duy trì cảm giác thuộc về gia đình.
Ông nhìn nhà trị liệu như một người huấn luyện viên và tham gia tích cực, bước vào quá trình của gia đình
với sự sáng tạo, tạo đủ áp lực lên tiến trình nhằm mang lại sự thay đổi từ hiện trạng ban đầu.

ALVADOR MINUCHIN (1974) bắt đầu phát triển Liệu pháp cấu trúc gia đình vào những năm 1960 thông

S qua làm việc với các trẻ nam phạm pháp xuất thân từ những gia đình nghèo khó tại trường Wiltwyck, New
York. Cùng làm việc với đồng nghiệp tại Phòng khám Hướng dẫn trẻ em Philadelphia vào thập kỷ 70,
Minuchin đã sàng lọc lý thuyết và thực hành Liệu pháp cấu trúc gia đình. Tập trung vào cấu trúc, tổ chức của
gia đình, nhà trị liệu giúp gia đình chỉnh sửa những khuôn mẫu định kiến và tái xác định mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình. Ông tin rằng những thay đổi về cấu trúc trong gia đình phải diễn ra trước khi những
triệu chứng của cá nhân được thuyên giảm hay bị loại trừ.

AY HALEY có những tác động quan trọng đến sự phát triển Liệu pháp chiến lược gia đình (Haley, 1963).

J Ông trộn lẫn Liệu pháp cấu trúc gia đình với những quan điểm về tôn ti thứ bậc, quyền lực, và những chiến
lược can thiệp. Liệu pháp chiến lược gia đình là cách tiếp cận thực dụng tập trung vào giải quyết những vấn
đề trong hiện tại; không yêu cầu và không cần cố gắng đạt được sự thông hiểu và nội thị. Trong quyển sách
cuối cùng của ông, Liệu pháp hướng dẫn gia đình ( 2007), Haley đề cập xa hơn nữa đến tầm quan trọng của
việc công thức hóa một cách cẩn thận những hướng dẫn mang tính sáng tạo và hiệu quả, trong hoàn cảnh xã
hội, đối với sự thay đổi nhờ trị liệu.

LOÉ MADANES (1981), cùng Jay Haley, thành lập viện gia đình ở Washington, D.C. vào những năm 70.

C Qua việc tổng hợp thực hành trị liệu, ghi chép, và huấn luyện những nhà trị liệu gia đình của họ, Liệu pháp
chiến lược gia đình đã trở thành hướng tiếp cận trị liệu gia đình nổi tiếng nhất thập kỷ 80. Đây là cách tiếp
cận ngắn hạn, giải quyết vấn đề. Vấn đề được gia đình mang đến tiến trình trị liệu được điều trị như “thật” –
không phải là triệu chứng của một vấn đề bên dưới- và được giải quyết. Bà nhấn mạnh vào khía cạnh chăm
sóc và cảm xúc trong những kiểu thức hành xử của gia đình.

4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG GIA ĐÌNH


Có lẽ việc áp dụng quan điểm “hệ thống” là điều chỉnh gây khó khăn nhất cho các nhà tham vấn và trị
liệu thuộc văn hóa Tây phương. Kinh nghiệm cá nhân của chúng ta và văn hóa phương tây thường dạy rằng
chúng ta là những cá nhân tự trị, có khả năng tự do và độc lập trong lựa chọn. Tuy chúng ta được sinh trong
gia đình- và hầu hết đều sống gần như toàn bộ cuộc đời gắn bó với kiểu gia đình dạng này hay dạng khác. Bên
trong gia đình, chúng ta khám phá ra bản thân chúng ta là ai; chúng ta phát triển và thay đổi; chúng ta cho và
nhận sự hỗ trợ mà chúng ta cần để tồn tại. Chúng ta tạo lập, duy trì, và thường sống theo những quy tắc bất
thành văn cùng các thói quen nhằm hi vọng lưu giữ những chức năng của gia đình (và của mỗi thành viên).

Theo nghĩa này, quan điểm hệ thống gia đình cho rằng cá nhân sẽ được hiểu rõ nhất thông qua việc
đánh giá những mối tương tác giữa và trong các thành viên của gia đình. Hành vi và sự phát triển của một
thành viên được liên kết gắn bó chặt chẽ với những thành viên khác trong gia đình. Những triệu chứng thường
được xem như là biểu hiện của một tập hợp các thói quen và khuôn mẫu trong gia đình. Đó là cuộc cách mạng
khi đi đến kết luận rằng những vấn đề được nhận diện của thân chủ không chỉ là triệu chứng của việc kém
thích nghi, quá trình lịch sử, hay sự phát triển tâm lý xã hội nơi cá nhân, đó còn có thể là triệu chứng của cách
thức vận hành trong hệ thống. Quan điểm này được đặt trên những giả định cho rằng hành vi có vấn đề của
thân chủ có thể: (1) phục vụ một chức năng hay mục đích nào đó của gia đình, (2) được duy trì một cách không
chủ ý thông qua các tiến trình gia đình, (3) là sự vận hành kém hiệu quả của chức năng gia đình, đặc biệt trong
các giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển, hoặc (4) là triệu chứng của một kiểu mẫu rối loạn chức năng được
truyền qua các thế hệ. Tất cả những giả định này thách thức những mô thức làm việc nội tâm lý truyền thống
trong việc định nghĩa sự hình thành và những vấn đề của con người.

Một nguyên tắc trọng tâm được những nhà thực hành trị liệu hệ thống gia đình đồng ý, mặc dù họ có
những cách tiếp cận riêng biệt, đó là thân chủ được kết nối với những hệ thống sống. Việc cố gắng thay đổi
được tạo điều kiện tốt nhất tốt nhất thông qua làm việc và xem gia đình cùng những mối quan hệ là một tổng
thể. Cho nên, cần có một cách tiếp cận điều trị toàn diện nhắm tới gia đình cũng như "bệnh nhân chỉ định”.
Vì gia đình là một đơn vị tương tác, nên nó có tập hợp những nét độc đáo của riêng mình. Sẽ không thể đánh
giá một cách chính xác những quan ngại của một cá nhân nếu thiếu việc quan sát sự tương tác của những thành
viên khác trong gia đình, cũng như những bối cảnh rộng lớn hơn mà cá nhân và gia đình sinh sống trong đó.
Vì tập trung vào các mối quan hệ liên cá nhân, theo Becvar và Becvar (2006), trị liệu gia đình đã bị dùng sai
tên, và trị liệu mối quan hệ sẽ là một tên gọi phù hợp hơn.

Quan điểm trị liệu gia đình đề xuất một sự thay đổi trong quan niệm, vì gia đình được nhìn nhận như
là một đơn vị chức năng nhiều hơn là một tổng thể vai trò của các thành viên. Hành động của bất kỳ cá nhân
thành viên nào đều sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người khác trong gia đình, và phản ứng của họ sẽ có tác
động qua lại với chính cá nhân. Goldenberg và Goldenberg (2008) chỉ ra sự cần thiết của việc nhà trị liệu cần
xem xét tất cả các hành vi, bao gồm tất cả các triệu chứng biểu hiện bởi cá nhân, đặt trong bối cảnh của gia

5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
đình và xã hội. Họ bổ sung rằng định hướng hệ thống không loại trừ việc giải quyết, nhưng mở rộng cách nhấn
mạnh theo truyền thống, những động lực bên trong của cá nhân.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ CÁ


NHÂN
Có sự khác biệt đáng kể giữa cách tiếp cận trị liệu cá nhân và cách tiếp cận hệ thống. Sau đây là một
trường hợp sẽ giúp minh họa cho sự khác biệt này. Ann, 22 tuổi, tìm đến nhà tham vấn vì cô bị trầm cảm kéo
dài hơn 2 năm nay, khả năng làm việc hiệu quả và duy trì các mối quan hệ bạn bè của cô bị suy giảm. Cô
muốn cảm thấy khá hơn, nhưng lại bi quan về cơ hội của mình. Nhà trị liệu sẽ lựa chọn giúp đỡ cô như thế
nào?

Cả nhà trị liệu cá nhân và nhà trị liệu hệ thống đều quan tâm đến tình trạng và trải nghiệm sống của
Ann trong hiện tại. Cả hai khám phá ra rằng cô vẫn sống với cha mẹ, hai ông bà khoảng 60 tuổi. Họ cũng ghi
nhận rằng cô có một chị gái, là luật sư nổi tiếng của thị trấn nhỏ nơi hai người đang sinh sống. Nhà trị liệu
cũng bị ấn tượng với việc Ann mất rầt nhiều người bạn, họ kết hôn và rời khỏi thị trấn đã nhiều năm trong khi
cô vẫn ở lại phía sau, đơn độc và bị cô lập. Cuối cùng, cả hai nhà trị liệu đều lưu ý rằng việc Ann bị trầm cảm
cũng tác động đến những người xung quanh y như nó ành hưởng tới chính cô. Mặc dù vậy, đến đây thì sự
tương đồng cũng kết thúc:

Nhà trị liệu cá nhân sẽ: Nhà trị liệu hệ thống sẽ:

Tập trung vào việc có được chẩn đoán chính Khám phá hệ thống của tiến trình và luật lệ
xác, có thể sử dụng DSM-IV-TR (APA, gia đình, có thể sử dụng sơ đồ gia phả
2000) genogram

Bắt đều trị liệu với Ann ngay lập tức Mời cha, mẹ, và chị của Ann cùng đến trị liệu

Tập trung vào mối quan hệ gia đình, mà trong


Tập trung vào những nguyên nhân, mục đích đó, những phạm vi trầm cảm mở rộng của
và các tiến trình nhận thức, cảm xúc, và hành Ann có ý nghĩa.
vi liên quan đến khả năng đương đầu và bệnh
trầm cảm của Ann Quan ngại đến những ý nghĩa, luật lệ, văn hóa
và quan điểm giới xuyên thế hệ trong hệ
Quan ngại đến các trải nghiệm và quan điểm
thống, thậm chí trong cộng đồng và những hệ
cá nhân của Ann
thống lớn hơn có tác động đến gia đình

Có những cách can thiệp được thiết kế để


Có các cách can thiệp được thiết kế nhằm giúp thay đổi bối cảnh của Ann
giúp Ann đương đầu.

6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Trị liệu hệ thống không phủ nhận tầm quan trọng của cá nhân trong hệ thống gia đình, nhưng họ tin
rằng việc liên kết và tương tác theo hệ thống của một cá nhân có nguồn sức mạnh với đời sống con người nhiều
hơn bất kỳ điều gì mà một nhà trị liệu có thể hy vọng có được. Bằng cách làm việc với hệ thống của cả gia
đình- hay thậm chí của cả toàn bộ cộng đồng, nhà trị liệu có cơ hội để quan sát cách thức cá nhân hoạt động
trong hệ thống và tham gia vào việc duy trì trạnh thái nguyên vẹn ban đầu; cách thức hệ thống gây ảnh hưởng
đến (và bị ảnh hưởng bởi) các cá nhân; và những biện pháp can thiệp nào có thể đưa đến sự thay đổi giúp ích
cho các đôi bạn, gia đình, hoặc một hệ thống lớn hơn cũng như giúp cá nhân thể hiện được nỗi đau của mình.

Trong trường hợp của Ann, bệnh trầm cảm của cô có thể có các tác nhân sinh học, di truyền, hoặc do
hormon tạo nên. Nó cũng có thể liên quan đến nhận thức, kinh nghiệm, hoặc kiểu mẫu hành vi ngăn cản việc
đương đầu một cách có hiệu quả. Ngay cả nếu trầm cảm có thể được giải thích theo cách này, thì dù sao đi
nữa, các nhà trị liệu hệ thống cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào trầm cảm có thể tác động đến những
người khác trong gia đình và làm cách nào nó ảnh hưởng đến tiến trình của gia đình đó. Việc trầm cảm cũng
có thể là dấu chỉ cho cả hai nỗi đau: nỗi đau của bản thân và nỗi đau không thể được bộc lộ từ phìa gia đình.
Thật vậy, nhiều cách tiếp cận hệ thống gia đình sẽ điều tra cách thức trầm cảm phục vụ cho các thành viên
khác trong gia đình; cách nó sao nhãng các vấn đề trong mối quan hệ thân mật gần gũi với người khác; phản
ánh lại nhu cầu điều chỉnh các quy tắc trong gia đình, các giáo điều trong văn hóa, hoặc quá trình bị ảnh hưởng
bởi giới và sự phát triển quay vòng trong cuộc sống gia đình. Thay vì đánh mất khả năng nhìn nhận vào cá
nhân, nhà trị liệu hiểu được mọi người, thông qua việc gắn họ một cách đặc biệt vào những hệ thống lớn hơn.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIA ĐÌNH


Lý thuyết hệ thống gia đình đã được phát triển suốt 100 năm qua, nhà trị liệu ngày nay sử dụng một
cách sáng tạo nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét các trị liệu cho một gia đình cụ thể. Phần này sẽ trình
bày ngắn gọn về tổng quan lịch sử một số nội dung chủ chốt liên quan tới sự phát triển của trị liệu hệ thống
gia đình.

TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH THEO TRƯỜNG PHÁI ADLER


Alfred Adler là nhà tâm lý học đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại làm trị liệu gia đình (Christensen,
2004). Hướng tiếp cận của ông mang tính hệ thống rất lâu trước khi lý thuyết hệ thống được áp dụng vào tâm
lý trị liệu. Các khái niệm nguyên bản của Adler vẫn có thể được tìm thấy trong các nguyên tắc và thực hành
của các kiểu mô hình khác.

Adler (1927) là người đầu tiên ghi nhận rằng sự phát triển cùa trẻ em trong chòm sao gia đình (thuật
ngữ ông sử dụng để nói về hệ thống gia đình) bị ảnh hưởng rất lớn do thứ tự sinh. Adler là một nhà hiện tượng
học, và mặc dù thứ tự sinh có vẻ có một vài sự bất biến trong mỗi vị trí, ông vẫn tin rằng chính sự diễn dịch
mà trẻ bị chỉ định trong vị trí của mình sẽ phải chịu trách nhiệm. Adler cũng cho rằng tất cả hành vi đều có
mục đích – và trẻ thường hành động theo cách thức được thúc đẩy bởi những khao khát được thuộc về, ngay
cả khi những cách thức này là vô dụng hay sai lầm.

7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Dù sao, chính Rudolf Dreikurs (1950, 1973) đã tinh chỉnh lại những nội dung của Adler trở thành một
hệ thống về các mục tiêu sai lạc, ông cũng đã tạo nên một cách tiếp cận có tổ chức cho trị liệu gia đình. Một
giả định cơ bản của trị liệu gia đình theo trường phái Adler hiện đại là cho rằng cả cha mẹ và con cái đều
thường bị khóa chặt bởi những tương tác tiêu cực, lặp đi lặp lại, chúng được thiết lập dựa trên việc những mục
tiêu sai lạc thúc đẩy tất cả các bên liên quan. Dù nhiều nhà trị liệu gia đình theo Adler tiến hành theo những
buổi làm việc riêng, nhưng họ cũng cũng sử dụng hình thức giáo dục trong các diễn đàn trường học, trong các
cơ quan cộng đồng, và đặc biệt trong những trung tâm giáo dục gia đình được thiết kế chuyên biệt, nhằm tham
vấn, hỗ trợ cho các gia đình.

TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ĐA THẾ HỆ


Murray Bowen (1978) là một trong những nhà phát triển của trào lưu chính trong trị liệu gia đình. Lý
thuyết hệ thống gia đình của ông, là mô hình lý thuyết và lâm sàng được phát triển từ các nguyên tắc và thực
hành phân tâm, thường được đề cập đến như là trị liệu gia đình đa thế hệ. Bowen và các cộng sự đã triển khai
một cách tiếp cận đầy cải tiến với bệnh tâm thần phân liệt tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, Bowen làm
việc với cả gia đình bệnh nhân tại bệnh viện để hệ thống gia đình có thể trở thành trọng tâm của việc trị liệu.

Những quan sát của Bowen đã hướng sự quan tâm của ông đến những kiểu thức xuyên suốt nhiều thế
hệ. Ông tranh luận rằng những vấn đề biểu lộ trong gia đình hiện tại sẽ không thay đổi một cách đáng kể trừ
khi mô hình mối quan hệ gia đình gốc được thấu hiểu và bị thách thức trực tiếp. Phương pháp tiếp cận của
được dựa trên tiền đề rằng kiểu thức của mối quan hệ liên cá nhân nếu có thể được dự đoán sẽ nối kết chức
năng của các thành viên trong gia đình qua nhiều thế hệ. Theo Kerr và Bowen (1988), nguyên nhân các vấn
đề của một cá nhân chỉ có thể được hiểu rõ thông qua việc xem vai trò của gia đình như là một đơn vị cảm
xúc. Trong đơn vị gia đình, tổng hợp cảm xúc chưa được giải quyết trong gia đình của cá nhân phải được bàn
đến nếu người đó hy vọng có được một nhân cách trưởng thành và riêng biệt. Những vấn đề cảm xúc sẽ được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến khi những gắn bó cảm xúc chưa được giải quyết đó được xử lý
một cách hiệu quả. Thay đổi chỉ xuất hiện khi có các thành viên khác trong gia đình và không thể được thực
hiện chỉ bởi một cá nhân đến phòng tham vấn.

Một trong những khái niệm then chốt của Bowen là tam giác quan hệ (quan hệ bộ ba- triangulation),
là tiến trình mà trong bộ ba sẽ xuất hiện trải nghiệm về việc hai- chống- một. Bowen giả định rằng tam giác
quan hệ có thể dễ dàng xảy ra giữa các thành viên gia đình và nhà trị liệu, đó là lý do tại sao ông luôn nhấn
mạnh với các học viên của mình về việc cần phải nhận thức được những vấn đề trong gia đình gốc của bản
thân mỗi người (Kerr Bowen, 1988).

Một đóng góp lớn trong học thuyết của Bowen là khái niệm về sự cá biệt hoá bản ngã (cá biệt hóa
chủ thể- differentation of the self). Sự cá biệt hoá bản ngã liên quan đến cả sự phân tách về mặt tâm lý của trí
tuệ và cảm xúc, và cả sự độc lập của bản ngã so với người khác. Trong quá trình hợp thành toàn thể, cá nhân
có được cảm giác về sự tự nhận dạng. Sự cá biệt hóa ra khỏi gia đình gốc này cho phép họ chấp nhận chịu
trách nhiệm cá nhân về những suy nghĩ, cảm giác, nhận thức và hành động của bản thân mình.

8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

TIẾN TRÌNH HỢP THỨC HÓA CỦA CON NGƯỜI. (HUMAN


VALIDTION PROCESSS MODEL)
Virginia Satir (1983) bắt đầu nhấn mạnh đến sự nối kết gia đình vào cùng thời điểm khi Bowen đang
phát triển cách tiếp cận của ông. Công việc trị liệu của mình đã khiến cô đặt niềm tin vào giá trị của mối quan
hệ nuôi dưỡng, khỏe mạnh. Chúng được xây dựng trên nền tảng quan tâm và chú ý của Satir đến với những
người mà cô chăm sóc. Cô tự nghĩ mình là một nhà thám tử, tìm kiếm và lắng nghe những hình ảnh phản chiếu
lòng tự trọng trong việc giao tiếp của thân chủ. Trong quá trình làm việc với một bé gái vị thành niên, khi cần
phải hỏi về người mẹ của em, cô đã rất bất ngờ về cách thức giao tiếp và hành vi nơi thân chủ của mình thay
đổi khi có sự có mặt của người mẹ. Khi tiếp tục làm việc về mối quan hệ của họ, tình thế lại khiến cô cần phải
hỏi đến người cha.

Lúc ông bước vào, việc giao tiếp và hành vi của cả hai mẹ con một lần nữa thay đổi. Thông qua tiến
trình làm việc, Satir đã khám phá ra sức mạnh của việc trị liệu gia đình, tầm quan trọng của giao tiếp và siêu
giao tiếp (bao gồm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sự hòa hợp giữa lời nói và hành vi, giọng điệu và cử chỉ)
trong tương tác gia đình, và giá trị trị liệu của việc hợp thức hóa trong quá trình thay đổi (Satir & Bitter, 2000).

Qua cả cuộc đời làm nhà trị liệu gia đình, Satir đã có được nhiều tiếng tăm ở quốc tế và phát triển
nhiều cách can thiệp mang tính cải tiến. Cô có tính trực quan cao và tin rằng tính tự phát, sự sáng tạo, óc hài
hước, khả năng tự bộc lộ, sẵn sàng mạo hiểm, và mối liên hệ cá nhân là trung tâm của trị liệu gia đình. Theo
quan điểm của Satir, kỹ thuật là thứ yếu so với mối quan hệ mà nhà trị liệu phát triển cùng với gia đình. Cách
tiếp cận mang tính kinh nghiệm và nhân văn của Satir được gọi là Mô hình tiến trình Hợp thức hóa con
người, nhưng việc làm việc với các gia đình thời gian đầu được biết đến nhiều nhất của cô lại chính là liệu
pháp liên kết gia đình (Satir, 1983).

LIỆU PHÁP KINH NGHIỆM GIA ĐÌNH


Carl Whitaker (1976) là người tiên phong trong Liệu pháp kinh nghiệm gia đình, đôi khi được gọi
là tiếp cận kinh nghiệm- biểu tượng. Rõ ràng đây là một ứng dụng của trị liệu hiện sinh vào hệ thống gia đình,
Whitaker nhấn mạnh sự lựa chọn, sự tự do, tự quyết, sự truởng thành, và hiện thực hóa (Whitaker & Bumberry,
1988). Cũng như Satir và những tiếp cận hiện sinh khác, Whitaker chú trọng vào tính quan trọng trong mối
quan hệ giữa gia đình và nhà trị liệu. Witaker rõ ràng mang tính đối đầu nhiều hơn trong tính “thực tế” của
ông so với Satir, người thường nghiêng về việc nuôi dưỡng. Những cách tiếp cận của Whitaker thường luôn
được thực hiện cùng với những nhà trị liệu khác. Về cuối đời, ông thường chỉ gặp các gia đình, thậm chí ông
còn cố gắng đưa cộng đồng và bạn đồng nghiệp của gia đình vào cùng tham gia trị liệu.

Cách tiếp cận trực quan va tự do của Whitaker vừa tìm cách vạch trần sự giả tạo và tạo ra ý nghĩa mới
trong khi vừa khiến các thành viên trong gia đình có thể được là chính mình. Whitaket không đề xuất một tập
hợp các phương pháp, nhưng theo ông, chính mối liên hệ cá nhân của nhà trị liệu với gia đình sẽ tạo ra sự khác
biệt. Khi kỹ thuật được sử dụng, chúng sẽ được xuất hiện từ những đáp ứng mang tính trực giác và tự phát của

9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nhà trị liệu với tình trạng hiện tại và được thiết kề để làm tăng tính nhận thức của thân chủ về những tiềm năng
bên trong bản thân, đồng thời mở ra các kênh tương tác trong gia đình.

Với Whitaker, trị liệu gia đình là cách đề nhà trị liệu tham gia một cách chủ động vào chính sự phát
triển của bản thân họ. Thật vậy, việc trị liệu cũng có thể giúp ích nhà trị liệu tương tự như với gia đình. Whitaker
xem vai trò của mình như là người cùng với gia đình tạo ra bối cảnh, mà trong đó, thay đổi có thể diễn ra thông
qua tiến trình tái thống hợp và tái tổ chức (Becvar & Becvar, 2006).

LIỆU PHÁP CẤU TRÚC - CHIẾN LƯỢC GIA ĐÌNH


Nguồn gốc của Liệu pháp cấu trúc gia đình bắt nguồn từ đầu những năm 1960 khi Salvador Minuchin
tiến hành trị liệu, đào tạo và nghiên cứu, với các trẻ nam phạm pháp xuất thân từ những gia đình nghèo khó tại
trường Wiltwyck ở New York. Ý tưởng trọng tâm của Minuchin (1974) cho rằng triệu chứng của cá nhân sẽ
được hiểu biết một cách tốt nhất thông qua mấu chốt là các mô hình tương tác trong gia đình và những thay
đổi về cấu trúc sẽ xảy ra trong gia đình trước khi các triệu chứng của cá nhân đó thuyên giảm hay biến mất.
Mục tiêu của trị liệu cấu trúc gia đình gồm hai phần: (1) làm giảm các triệu chứng rối loạn chức năng và (2)
mang đến sự thay đổi về mặt cấu trúc trong hệ thống bằng cách chỉnh sửa các quy tắc thỏa hiệp của gia đình
và phát triển các ranh giới thích hợp hơn.

Vào cuối những năm 60, Jay Haley tham gia làm việc với Minuchin tại Phòng khám Hướng dẫn trẻ
em Philadelphia. Công việc của Haley và Minuchin cùng chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong mục tiêu và
tiến trình đến nỗi nhiều nhà lâm sàng những năm 1980 và 1990 đã đặt vấn đề rằng liệu hai kiểu thức làm việc
của hai ông có phân thành hai trường phái tư tưởng khác nhau hay không . Thật vậy, vào cuối những năm
1970, các hướng tiếp cận cấu trúc – chiến lược là những kiểu thức được sử dụng nhiều nhất trong trị liệu hệ
thống gia đình. Cả hai mô hình đều hướng tới việc tổ chức lại những cấu trúc rối loạn chức năng hoặc có vấn
đề trong gia đình; việc thiết lập ranh giới, làm mất cân bằng, tái cơ cấu, thử thách, và các mệnh lệnh đều trở
thành một phần của tiến trình trị liệu gia đình. Cả hai cách tiếp cận đều không tìm hiểu và diễn dịch nhiều về
quá khứ. Nói đúng hơn, công việc của nhà trị liệu cấu trúc- chiến lược là tham gia cùng gia đình ngăn chặn
các mô hình tương tác định kiến, tổ chức lại hệ thống thứ bậc và các tiểu hệ thống trong gia đình, và tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển các thỏa hiệp linh động và hữu dụng hơn.

Các kiểu thức cấu trúc và chiến lược khác nhau phần nào trong cách thức nhìn nhận vấn đề của gia
đình: Minuchin (1974) có xu hướng xem những khó khăn cá nhân và gia đình là mang tính triệu chứng trong
khi Haley (1976) xem chúng như là những vấn đề "thật", và cần có những câu trả lời thực sự. Cả hai kiểu thức
này đều có bản chất mang tính hướng dẫn, và cả hai đều kỳ vọng nhà trị liệu có mức độ chuyên môn nhất định
trong việc thực hiện tiến trình trị liệu.

Vào năm 1974, Haley và Clóe Madanes thanh lập Viện Trị liệu Gia đình Washington, D.C. Trong hơn
15 năm, họ viết sách, phát triển thực hành trị liệu, và cung cấp đào tạo nâng cao Liệu pháp chiến lược gia
đình. Cách tiếp cận chiến lược của họ xem các vấn đề hiện tại vừa là thực tế, vừa mang tính ẩn dụ cho việc
vận hành hệ thống. Họ chú tâm đáng kể đến quyền lực, sự kiểm soát, và hệ thống thứ bậc trong gia đình và
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

trong các buổi trị liệu. Công việc gần đây của Haley cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự gắn kết văn
hóa (Haley & Richeport - Haley, 2003).

Haley (1984) và Madanes (1981) quan tâm nhiều hơn đến ứng dụng thực tiễn của việc can thiệp chiến
lược nhằm cải thiện các vấn đề gia đình hơn là vào việc xây dựng lý thuyết trị liệu khác biệt với kiểu thức cấu
trúc. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cách thức Madness (1990) làm việc với gia đình có tội phạm
tình dục. Madanes mang đến quan điểm nhân văn cho trị liệu chiến lược bằng cách hướng đến nhu cầu được
yêu thương và nhấn mạnh những khía cạnh nuôi dưỡng trong việc điều trị.

NHỮNG CẢI TIẾN GẦN ĐÂY


Trong thập kỷ qua, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa đa văn hóa, và chủ nghĩa kiến tạo xã hội hậu hiện
đại đã tham gia vào lĩnh vực trị liệu gia đình. Những kiểu thức này phối hợp với nhau nhiều hơn, xem thân
chủ - cá nhân, các cặp vợ chồng hoặc gia đình- là chuyên gia về cuộc sống của riêng họ trong việc điều trị. Vị
trí ban đầu của nhà tham vấn trong các cuộc đối thoại trị liệu là "ngoài- trọng tâm" hoặc "không hay biết", qua
đó, nhà trị liệu tiếp cận thân chủ một cách tò mò và đầy quan tâm.

Nhà trị liệu tích cực giao tiếp và hỗ trợ thân chủ trong việc đứng lên đối mặt với nền văn hóa thống trị
đang đè nén họ. Trị liệu thường kết hợp với "reflecting teams" hoặc "definitional ceremonies" để nhiều quan
điểm khác nhau trong quá trình làm việc (xem West, Bubenzer& Bitter, 1998).

Thông qua việc đề cập vắn tắt một số những quan điểm hệ thống khác nhau trong trị liệu gia đình,
chúng ta đã có được bối cảnh để hiểu rõ sự phát triển của trị liệu gia đình. Bảng 14.A chỉ ra những điểm khác
biệt trong các quan điểm này. Để có được cách điều trị chuyên sâu hơn của các trường phái trị liệu gia đình,
xem cuốn Lý thuyết và thực hành Trị liệu và Tham vấn Gia đình của Bitter (2009). Đồng thời tham khảo một
vài tác phẩm tiêu biểu được nêu ở cuối chương này.

11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Trị liệu gia đình Trị liệu Tiến trình Liệu pháp Liệu pháp Liệu pháp
theo trường phái gia đình Hợp thức hóa Kinh nghiệm Cấu trúc Chiến lược
Adler đa thế hệ Con người Gia đình Gia đình Gia đình

Các Alfred Adler Murray Bowen Virginia Satir Carl Whitaker Salvador Minuchin Jay Haley &
Rudolf Dreifirs
nhân vật Clóe Madanes
Oscar Christensen &
chính Manford Sonstegard

Tập trung Hiện tại cùng vài sự Hiện tại và quá khứ: Ở đây và bây giờ Hiện tại Hiện tại và Hiện tại và
kiện liên quan trong gia đình gốc; ba thế
thời gian quá khứ tương lai
quá khứ hệ

Mục tiêu Cho phép cha mẹ trở Cá biệt hóa bản ngã; Tạo điều kiện cho sự Tạo điều kiện cho Tái cấu trúc tổ chức Loại trừ vấn đề
thành người lãnh đạo; thay đổi cá nhân trưởng thành, tự sự tự phát, tính sáng gia đình; thay đổi hiện tại; thay đổi
trị liệu
mở khóa những mục trong bối cảnh của hệ trọng và kết nối; giúp tạo, tự chủ và khả những mô hình thỏa những mô hình
tiêu và các mô hình thống; giảm lo âu. gia đình đạt được sự năng vui chơi. hiệp rối loạn chức rối loạn chức
tương tác sai lầm trong hòa thuận trong giao năng năng; cắt ngăn
gia đình; tạo điều kiện tiếp và tương tác. các trật tự.
cho việc nuôi dạy phát
huy hiệu quả
BẢNG 14.A SO SÁNH 6 QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG TRONG TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Vai trò và Người giáo dục; Hường dẫn, là người Người hỗ trợ năng Huấn luyện viên cho “người chú thân Người đạo diễn
thầy, người nghiên cứu động; tìm kiếm nguồn gia đình; hình mẫu thiện”; người quản lý chủ động cho sự
Chức năng người điều tra động cơ;
chủ quan lực; hình mẫu của sự cho sự thay đổi thông phạm vi; người thúc thay đổi; người
của nhà người cộng tác
hài hòa qua vui chơi đẩy thay đổi trong cấu giải quyết vấn đề
trị liệu trú cgia đình

Tiến trình Thiết lập mối quan hệ dựa Quá trình đặt câu hỏi Gia đình được trợ giúp Nhận thức và những Nhà trị liệu tham gia Thay đổi xuất hiện
trên sự tôn trọng lẫn nhau; và nhận thức dẫn đến để chuyển từ trạng thai mầm mống thay đổi cùng với gia đình thông qua những
Thay đổi
tìm hiểu thứ tự sinh và việc cá biệt hóa và hiểu đứng yên ban đầu, được gieo trồng thông trong vai trò lãnh đạo; hướng dẫn hướng
những mục tiêu sai lầm, tái được gia đình gốc xuyên qua hỗn loạn, qua việc đối đầu trong thay đổi cấu trúc; thiết vào hành động và
giáo dục đến với những khả năng trị liệu lập ranh giới những can thiệp
mới và sự thống hợp nghịch lý
mới
Kỹ thuật và Chùm sao gia đình; một Sơ đồ phả hệ; giải quyết Thấu hiểu; tiếp xúc, Đồng trị liệu; tự bộc Tham gia và điều ứng Tái định khung;
ngày điển hình;mục tiêu tự vấn đề của gia đình gốc; giao tiếp, chạm khắc; lộ bản thân; đối đầu; sự mất cân bằng; tìm hướng dẫn và
Cái tiến
bộc lộ; hậu quả tự nhiên/ mối quan hệ phi tam đóng vai; biên niên sử sử dụng bản ngã như vết; tạo lập ranh giới; nghịch lý; khuếch
hữu lý giác gia đình là một tác nhân thay mệnh lệnh đại; giả vờ; mệnh
đổi lệnh

13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

TÁM LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH


Để có thể suy nghĩ và thực hành dưới những quan điểm mà trị liệu hệ thống gia đình yêu cầu không phài
là một nhiệm vụ dễ dàng. Vào năm 1992, Breunlin, Schwartz và MacKune-Karrer (1997) giới thiệu khái niệm về
siêu mô thức làm việc, là phương pháp vượt lên trên những cách tiếp cận khác nhau của tri liệu gia đình, họ xác
định sáu hạt nhân của siêu mô thức làm việc có chức năng như những lăng kính trong việc trị liệu. Gộp chung lại
với nhau, những lăng kính này cung cấp sáu cách nhìn khác nhau mà từ đó, hệ thống gia đình có thể được đánh giá
và “bản thiết kế trị liệu” (p.321) được phát triển.

Sáu siêu mô thức làm việc ban đầu bao gồm nội hệ thống gia đình (hay cá nhân), các trình tự sắp xếp (hay
những mô hình tương tác), tổ chức (của hệ thống), sự phát triển, đa văn hóa, và giới. Hai bổ sung mới nhất bao
gồm lăng kính mục đích luận (hay định hướng mục đích) và tiến trình. Mỗi một trong tám lăng kính này cung cấp
cho đôi bạn và gia đình những ứng dụng rất có ý nghĩa. Xa hơn nữa, mỗi lăng kính đều bị ảnh hưởng bởi và ảnh
hưởng lên bảy quan điểm còn lại, đó là nét đặc trưng của toàn bộ hệ thống lý thuyết. Sử dụng cách tiếp cận này,
nhà trị liệu có thể có trong tay nhiều quan điểm cùng lúc thay vì bị trói chặt ở một góc nhìn nhất định. Các lăng
kính có thể được dùng để đánh giá cũng như để thiết kế những cách can thiệp trị liệu cho các nhu cầu riêng biệt
của gia đình (Carlspm, Sperry, & Lewis, 2005; Goldberg & Goldberg, 2008). Tám lăng kính này cung cấp nền tảng
để thống hợp những kiểu thức khác nhau trong trị liệu hệ thống gia đình.

NỘI HỆ THỐNG GIA ĐÌNH CỦA CÁ NHÂN


Mặc dù Richard Schwartz (1995) được công nhận là có công trong việc phát triển nội hệ thống gia đình,
nhưng ông không phải là nhà trị liệu duy nhất cho rằng có nhiều phần khác nhau trong nhân cách cá nhân. Virginita
Satir đã sử dụng nhiều con đường riêng biệt để đi vào vào các phần của bản ngã, bao gồm tiến trình sắp đặt hiện
tượng học gia đình (phenomeological family mapping process), ảnh hưởng xoay vòng và sự trọn vẹn bản ngã (self
mandala) (Satir, Banman, Gerber & Gamori, 1991). Tiến trình độc đáo nhất của bà được gọi là “nhóm thành phần”
(p.205), liên quan đến việc thống hợp kỹ thuật trị liệu đóng vai (psychodramatic integration) và sự biến đổi những
phần cực hạn. Nhóm thành phần đặc biệt hiệu quả khi làm việc với các cặp đôi gặp mâu thuẫn (Bitter, 1993b).
Nhưng có lẽ cách tiếp cận toàn diện nhất để làm việc với từng thành phần là mô hình được Erving Polster (1995),
một nhân vật quan trọng trong trường phái Gestalt, trình bày.

Mỗi nhà lý luận và thực hành trên đều có những đóng góp cho lăng kính nhìn cá nhân như là một hệ thống
cơ cấu, có đầy đủ cấu trúc, tổ chức và các tiểu hệ thống. Một cá nhân có rất nhiều thành phần, hay chiều kích, trong
nhân cách của mình. Một vài khía cạnh của nhân cách mang tính tự đề cao, một vài mặt khác thì lại mang tính tự
hoại. Nó có thể bao gồm các mặt thể lý, nhận thức, cảm xúc, xả hội, hay tinh thần. Một vài phần sẽ được sử dụng
nhiều hơn những phần khác. Chúng bắt nguồn từ tương tác xã hội và các trải nghiệm trong quá trình phát triển của
con người, được đánh giá một cách tự nhiên và biểu thị điều gì đó về việc ta là ai và điều gì là có ý nghĩa với bản
thân mỗi chúng ta: “tất cả các phần, trong trạng thái tự nhiên, không bị đẩy đến giới hạn cùng cực của nó, đều
mong muốn những điều tích cực cho cá nhân và khao khát đóng vai trò giá trị trong hệ thống nội tại” (Breunlin et

14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

al., 1997, p.66). Chỉ khi các phần trở nên phân cực và bị đẩy đến giới hạn- hoặc khi không đạt đến được những
phần cần thiết- thì cá nhân mới phải trải nghiệm những xung đột bên trong.

Vấn đề nghiện rượu của Stan khiến anh trải nghiệm sự xung đột, nhà trị liệu có thể cùng Stan khám phá
những phần khác nhau của bản thân anh đã giúp anh kìm hãm hay ngược lại, đưa anh đến với rượu. Mỗi nhà lý
luận- thực hành làm việc với khái niệm thành phần nội tại đều thừa nhận một siêu- thực thể có chức năng thống
hợp, điều khiển, tổ chức và lựa chọn các thành phần chính yếu. Thực thể đó, được biết đến như là bản ngã hay con
người, là một “toàn thể” của hệ thống cá nhân- có vai trò kích hoạt những phần còn lại. Stan hiện đang gặp khó
khăn trong việc tái tổ chức những thành phần nội tại của bản thân anh.

LĂNG KÍNH MỤC ĐÍCH LUẬN


Mục đích luận đề cập đến việc tìm hiểu về mục đích cứu cánh, mục tiêu, điểm kết và các ý định. Lăng kính
mục đích luận cho phép nhà trị liệu gia đình phát triển sự hiểu biết về những gì thúc đẩy hành vi của cá nhân, mục
tiêu hệ thống của các triệu chứng, mục đích của các tam giác quan hệ và cách sử dụng các mô hình tương tác và
thói quen.

Những hành động có mục đích thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển khi chúng được biểu thị bằng các
đặc điểm như sự mạo hiểm có cơ sở, lòng can đảm, sự tự tin, lòng tự trọng, năng lượng, sự lạc quan, niềm hy vọng
và chuỗi những kinh nghiệm mở ra những khả năng còn lớn hơn nữa cho việc trải nghiệm. Bên cạnh đó, những
hành động và tương tác biểu hiện qua các đặc điểm như rút lui, sợ hãi và bảo vệ có xu hướng kìm hãm sự trưởng
thành và phát triển. Cả cá nhân và gia đình –được xem như một toàn thể - đều hành động có mục đích.

Lăng kính mục đích luận được sử dụng trong các cách tiếp cận của Adler, của Bowen, trường phái cấu trúc
và cách tiếp cận chiến lược trong trị liệu gia đình. Những nhà trị liệu theo trường phái Adler sử dụng thuyết mục
đích luận một cách đặc biệt. Hành động có mục đích và mục tiêu sống là trọng tâm để hiểu được cá nhân và nội hệ
thống gia đình theo trường phái Adler, chúng được gọi là cách đánh giá lối sống (xem chương 5). Trường phái
Adler còn sử dụng những ưu tiên nhân cách (sự quan trọng, hài lòng, kiểm soát, và thoải mái) của Kefir (1981) để
hiểu được những bế tắc và các mục tiêu trong quá trình tham vấn cho các cặp vợ chồng. Những ưu tiên nhân cách
có liên hệ mật thiết với thái độ giao tiếp (đổ lỗi, xoa dịu, hợp lý hóa và sự không xác đáng, sự tôn trọng) được Satir
(1988) đề cập và nó có thể được xem như là những mục tiêu của việc giao tiếp rối loạn chức năng (Bitter, 1993a).

Trong trị liệu gia đình theo trường phái Adler, định hướng mục tiêu và sự thừa nhận là trọng tâm trong việc
hiểu biết những động lực của cha mẹ và con cái – và trong việc mở khóa những tương tác sai lầm (Bitter, Roberts,
& Sonstegard, 2002; Christensen, 2004). Dreikurs trước hết đã vạch ra việc cư xử không đúng mực của trẻ gồm có
bốn mục tiêu, nó được xem như là hệ thống các động lực thúc đầy những hành vi thường ngày của chúng. Những
mục tiêu được đề cập ở trên bao gồm thu hút sự chú ý, xung đột quyền lực, trả thù, và là biểu hiện của sự thiếu
thốn (còn được gọi là sự giả định bất lực). Chúng là những “cách giải thích ngắn gọn cho các mô hình ổn định của
việc cư xử không đúng mực nơi trẻ” (Bitter, 1991, p.243). Dreikurs (1950; Dreikurs & Soltz, 1964) đã phát triển
cách tiếp cận hệ thống hướng đến việc thừa nhận mục tiêu được dựa trên (a) những mô tả về hành vi không đúng

15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

mực của trẻ, (b) phản ứng của cha mẹ về những hành vi đó, và (c) phản ứng của trẻ trước kỷ luật và sự cố gắng của
cha mẹ.

Lăng kính mục đích luận là trung tâm của tri liệu gia đình theo trường phái Adler, nhưng nó cũng có thể
được sử dụng trong bất kỳ kiểu thức nào có liên quan đến việc đánh giá và sự hinh thành các ý nghĩa cũng như
trong can thiệp, ví dụ như tái định dạng hay đặt những điều đã biết vào các quan điểm mới và hữu dụng hơn. Nhà
trị liệu gia đình thường tái định dạng những hành vi gặp khó khăn, bằng cách ghi nhận động lực và ý định cá nhân
đằng sau những hành vi đó. Tái định dạng được bắt đầu thông qua việc đặt những kiểu câu hỏi sau:

 Những triệu chứng, tương tác hay các tiến trình này này phục vụ mục đích gì?
 Hành vi của cá nhân bảo vệ bản ngã và hệ thống gia đình như thế nào?
 Hành động và tương tác có những hậu quả xã hội nào?
 Có phải các mục tiêu của những thành viên trong gia đình bị chồng chéo, nhưng vẫn phục vụ cho việc
duy trì hệ thống hay không?
 Những mục tiêu của gia đình có xung khắc với mục tiêu trị liệu hay không?

TRÌNH TỰ SẮP XẾP: THEO DÕI NHỮNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC.


Một trong những khía cạnh hạn chế của đời sống gia đình là việc nó có trật tự, và các thành viên trong
gia đình có khuynh hướng tương tác theo các trình tự đó, theo thời gian, được lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức
khác nhau. Breunlin và cộng sự (1997) đề cập tới những mô hình này như là các trình tự bị gắn chặt, và chúng
diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau trong trình tự siêu mô thức làm việc

 Cấp độ 1 Trình tự xuất hiện giữa hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình, họ tương tác mặt đối mặt với nhau.
Trình tự mặt đối mặt có thể đã được biểu diển như sau:

Cha đối đầu Con gái thể hiện sự Mẹ giải cứu


với con gái tổn thương và bất lực con gái

 Cấp độ 2 Trình tự hỗ trợ chức năng của gia đình và trở thành những thông lệ được chấp nhận. Các trình tự này
hỗ trợ cho các tiến trình tiêu biểu của gia đình và thường được diễn ra mỗi ngày. Trường phái Adler khởi xướng
ý tưởng về việc yêu cầu các thành viên trong gia đình mô tả về “một ngày tiêu biểu”( Bitter et., al 2002), thông
tin này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà trị liệu gia đình làm việc trong nhiều kiểu thức khác nhau.
Đây là ví dụ về thông lệ mỗi buổi sáng của một gia đình:
Bố thức dậy đầu tiên và đánh thức con gái lớn.

Chị cả thức dậy, thay đồ và cho chó ăn

16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Mẹ thức dậy và đánh thức con gái 3 tuổi.

Bố chuẩn bị bữa sáng cho các con trong khi mẹ thay đồ cho con gái 3 tuổi.

Các con ăn sáng. Chị gái chuẩn bị buổi trưa trong khi bố mẹ thay đồ.

Bố mẹ lấy bánh mì. Mọi người ra khỏi nhà để đi học và đi làm

Trong trình tự này, mỗi cá nhân có vai trò hỗ trợ cho quá trình xảy ra êm thấm trong toàn hệ thống. Nếu
bất kỳ phần nào của thông lệ này ngừng lại hoặc bị bẻ gãy, toàn bộ hệ thống sẽ phải điều chỉnh lại.

 Cấp độ 3 Các trình tự phải làm việc với những khó khăn và dòng chảy của cuộc sống. Những trình tự dài hơi này
thường giải thích cho việc điều chỉnh của gia đình trước những lực đến từ bên ngoài hay trước những thay đổi
trong quá trình phát triển. Trình tự rời gia đình cổ điển là hình mẫu cụ thể cho các nhà trị liệu chiến lược (Haley,
1980):
1. Người con, chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề trong mối quan hệ của cha mẹ trong nhiều năm, chuẩn bị rời
khỏi nhà đi học đại học.
2. Sự lo âu tăng lên, và khi người con thật sự ra khỏi nhà, làm mở ra những xung đột, đe dọa li dị, chia tay.
3. Người con có những triệu chứng khi đi học, cần phải về nhà, và những xung đột của cha mẹ dường như
bị biến mất.
Khi ở mức độ 1 và mức độ 2, trình tự giải quyết một cách hiệu quả những trở ngại, nhưng những khó khăn và
dòng chảy khiến các tiến trình của gia đình thay đổi ở mức độ 3, chúng có xu hướng tìm đến sự cân bằng trong
chức năng và hoạt động.

 Cấp độ 4 Những trình tự mang tính xuyên thế hệ. Chúng bao gồm các trình tự, phản ánh các giá trị và quy luật về
vai trò văn hóa và giới của một hệ thống rộng lớn hơn. Những trình tự này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
tiếp theo và chúng được dùng để mang lại cảm giác tiếp nối trong cuộc sống. Khi đề cập đến trường hợp của Stan
ở cuối chương, bạn sẽ thấy việc uống rượu có ảnh hưởng đến gia đình ít nhất trong ba thế hệ như thế nào và nó đã
trở thành một phần của văn hóa gia đình ra sao.
Những trình tự thích ứng cần thiết cho người đứng đầu bao gồm sự cân bằng, công bằng và hợp tác. Những
trình tự kém thích ứng xảy ra khi luật lệ trở nên cứng ngắc và kém linh hoạt, khi các thành phần bị phân cực, và

17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

khi sự thay đổi bị cự tuyệt. Trị liệu gia đình thường giúp phát triển những trình tự hữu ích diễn ra trong toàn bộ
hay bất kì mức độ nào trong bốn mức độ nêu trên.

LĂNG KÍNH TỔ CHỨC


Cá nhân và gia đình có vài tiến trình tổ chức giúp giữ mọi thứ lại với nhau và đem lại cảm giác thống nhất.
Trong hệ thống gia đình, tổ chức được biểu hiện trong những luật lệ, thói quen, nghi thức, và các vai trò được kỳ
vọng của già đình (nó chính là cấu trúc sống của gia đình). Trong những năm đầu của trị liệu gia đình, trọng tâm
được nhấn mạnh vào khái niệm về cấu trúc thứ bậc của hệ thống gia đình, và những cách can thiệp chiến lược
được thiết kế để tạo nên hệ thống thứ bậc hoạt động tốt hơn, đồng thời tái phân phối quyền lực trong hệ thống
hướng đến một đích đến hiệu quả hơn.

Breunlin và đồng nghiệp (1997) sử dụng một cách tiếp cận hợp tác hơn với gia đình và đã thay thế ý tưởng
về hệ thống tôn ti bằng ý tưởng về quyền lãnh đạo. Sự hợp tác được xây dựng dựa trên những mối quan hệ qua lại
và quân bình giữa các cặp vợ chồng, và chức năng của việc lãnh đạo trong gia đình là tổ chức sao cho hệ thống vận
hành theo một cách thức rõ ràng và hữu dụng. Để mỗi thành phần đều trưởng thành và phát triển cũng như để góp
phần vào việc xây dựng gia đình thành một khối toàn thể, cần có những không gian để mỗi cá nhân có thể thực
hiện tiến trình ra quyết định; tiếp cận một cách hợp lý đến nguồn lực của gia đình; và có trách nhiệm phù hợp đối
với bản ngã và với hệ thống như một toàn thể. Nhìn chung, lãnh đạo gia đình hoạt động tốt nhất khi được kiểm
soát bởi người trưởng thành- những người chín chắn và có nhiều kinh nghiệm sống, người bắt buộc phải làm cha
mẹ và có mong muốn nuôi dạy thế hệ tiếp theo.

Về khái niệm lãnh đạo này, Breunlin và đồng nghiệp (1997) đã thêm vào khái niệm cân bằng:

Trong hệ thống cân bằng, [các thành viên] hợp tác, mong muốn hi sinh những lợi ích của cá nhân cho một mục
đích chung tốt đẹp hơn, quan tâm đến người kia và cảm thấy có giá trị bởi một hệ thống lớn hơn, va có những ranh
giới rõ ràng cho sự cân bằng giữa tính thuộc về và sự chia tách.

Sự lãnh đạo cân bằng trong gia đình yêu cầu khả năng kiên định, mạnh mẽ, nhưng thân thiện, và cần thiết
lập những giời hạn phù hợp cho sự phát triển trong khi vẫn công bằng, linh động, và biết động viên. Trong một gia
đình cân bằng, cả tính cá nhân và sự kết nối với gia đình đều rất quan trọng: cả hai đều thích hợp với những nhu
cầu về thế hệ, văn hóa và sự phát triển. Khi trẻ lớn lên, sự lãnh đạo cân bằng trở nên quân bình và có thái độ hợp
tác hơn, tiến trình gia đình thường trở nên mang tính cộng tác, ổn định, và thể hiện sự quan tâm. Trong gia đình
được dẫn dắt hiệu quả, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, có không gian để phát triển và có niềm tin vào giá trị của bản
thân.

LĂNG KÍNH PHÁT TRIỂN


Dù khái niệm về sự phát triển đã có mặt trong tâm lý học từ những năm 1940, nhưng mãi đến những năm
70 nó mới được đưa vào trị liệu hệ thống gia đình. Ngay cả khi đó, nhiều nhà trị liệu gia đình cũng có xu hướng
tránh đề cập đến tất cả những gì họ học được về sự phát triển của cá nhân, điều này bắt nguồn từ từ mô thức làm
việc về sự phát triển tập trung vào gia đình hạt nhân, còn được gọi là chu trình đời sống gia đình. Không giống

18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

như cách mô tả thành từng giai đoạn cuộc đời kể từ khi sinh ra như sự phát triển của cá nhân, chu trình đời sống
gia đình tập trung vào sáu giai đoạn chuyển tiếp quan trọng (Carter & McGoldrick, 2005):

1. 1 người trưởng thành độc thân, trẻ tuổi, rời khỏi gia đình để sống một cách nhiều hay ít độc lập hơn
2. 2 cá nhân kết hôn và trở thành vợ chồng cùng xây dựng cuộc sống
3. Vợ chồng có con và hình thành một gia đình
4. Đứa con bước tới tuổi vị thành niên
5. Bố mẹ hướng con cái ra ngoài vào thế giới và chuẩn bị một cuộc sống không có con trẻ bên mình
6. Gia đình đi đến nnhững năm về sau khi người con vửa phải chăm sóc cho ba mẹ cũng như cho chính những
đứa con của mình, ba mẹ chuẩn bị cho việc kết thúc cuộc đời.
Xem trường hợp của Stan là một ví dụ về các giai đoạn chuyển tiếp này. Stan hiện đang trong giai đoạn 1
của chu trình đời sống gia đình. Anh là một người trẻ phải đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ việc
sống với gia đình sang một cuộc sống độc lập. Cha mẹ của anh hiện đang trong giai đoạn 5, họ gâp trở ngại trong
việc đưa Stan vào đời. Một vấn đề khá phức tạp khiến họ phải lo lắng đó là sống một cuộc sống không có con cái
xung quanh.

Quan điểm chu trình đời sống gia đình là một sự đổi mới trong lý thuyết phát triển, nó mở rộng việc khái
niệm hóa về sự phát triển và đem lại trọng tâm hệ thống rõ ràng. Nó góp phần giải quyêt những vấn đề tâm bệnh
(depathologized) của nhiều trải nghiệm trong đời sống gia đình đưa thân chủ đến với tiến trình trị liệu. Những trình
bày đầu tiên về chu trình đời sống gia đình gần như tập trung hoàn toàn vào hai vợ chồng, vào người da trắng, các
gia đình hạt nhân, nhưng hiện nay, đã xuất hiện những kiểu thức phát triển cho các gia đình đơn thân, tái hôn, trộn
lẫn, hoặc đi bước nữa; cho các gia đình xuyên thế hệ, gia đình mở rộng; gia đình đồng tính nữ, đồng tính nam, và
lưỡng tính; gia đình từ các nền văn hóa khác nhau; cho việc đói nghèo và chu trình đời sống gia đình; và những
ảnh hưởng (và vai trò) của giới trong chu trình đời sống gia đình (Catter & McGoldrick, 2005)

Breunlin và các cộng sự (1997) đã đề xuất lăng kính phát triển (siêu mô thức làm việc) tái thống hợp sự
phát triển của cá nhân với quan điểm phát triển của gia đình và xã hội. Mô hình của họ bao gồm “năm cấp độ: sinh
học, cá nhân, tiểu hệ thống, tính gia đình, và tính xã hội " (p.159). Mỗi cấp độ tác động đến người khác mà không
cần theo một thứ tự nhất định của việc trưởng thành và phát triển. Trọng tâm trị liệu hướng vào cá nhân hay gia
đình cần đạt được những cấp độ kỹ năng cần thiết để tạo điều kiện cho sự trưởng thành và phát triển.

Ở cấp độ xã hội, cá nhân và gia đình thường tích hợp các giá trị và niềm tin của nền văn hóa chủ đạo mà
họ sinh sống (White & Epston, 1990). Trong quá khứ, các giá trị được truyền lại thông qua việc tiếp xúc với gia
đình mở rộng, và trong một chừng mực nào đó, điều này vẫn diễn ra trong một số cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta
hiện tại là một cộng đồng toàn cầu, và nhiều hình thức phương tiện truyền thông có những ảnh hưởng sâu sắc tới
trải nghiệm của cả cá nhân và gia đình (Gergen, 1991).

Sức mạnh của nền văn hóa chủ đạo trên các gia đình cũng tương tự như sức mạnh của tầm ảnh hưởng nơi
cha mẹ lên trẻ nhỏ. Sức mạnh này không thể bị phủ nhận. Việc xem xét chu trình đời sống gia đình có thể vừa có

19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

giá trị điều trị (giài thích hành bị xem là rối loạn chức năng) và phòng ngừa (giúp hệ thống chuẩn bị cho sự thay
đổi), nhưng cần phải nhớ một điều quan trọng là mỗi gia đình cũng nằm trong trong tiến trình phát triển của cá
nhân, mối quan hệ và xã hội. Trị liệu gia đình có giá trị trong việc phục vụ chức năng thách thức chế độ gia trưởng
và các hình thức đặc quyền của nền văn hóa chủ đạo, thành kiến, hoặc sự phân biệt đối xử.

Thay đổi là không thể tránh khỏi, và thực sự, đó chính là cuộc sống (Satir et al., 1991). Trong trị liệu gia
đình, thân chủ mong muốn có được những tiến trình trưởng thành và phát triển. Chúng ta luôn có niềm tin lạc quan
và hy vọng vào sự phát triển và tiến triển. Nhà trị liệu gia đình giải quyết những nhu cầu của các cá nhân, trong khi
đồng thời xem xét nhu cầu trong các mối quan hệ, trong gia đình, và trong các hệ thống lớn hơn. Nhờ đánh giá
những mức độ khác nhau, nhà trị liệu gia đình tìm kiếm những việc gây kiềm hãm và tìm cách loại bỏ chúng, nhờ
vậy, sự trưởng thành và các giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên một lần nữa nằm hoàn toàn ở trong tầm tay (Breunlin
et al 1997).

LĂNG KÍNH ĐA VĂN HÓA


Phân biệt đối xử và áp bức hình thành các trải nghiệm và triệu chứng, và những nhân tố này được tìm thấy
trong tất cả các nền văn hóa. Nền văn hóa chủ đạo thiết lập hai mục tiêu tức thì, cả hai đều liên quan đến quyền
lực: (a) tự củng cố chính nó và các giá trị của nó và (b) giảm thiểu sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các quan điểm
đối lập và của những người ủng hộ các lập trường đó (Foucault, 1970, 1980). Tất cả những áp bức và phân biệt đối
xử đều được hình thành dựa trên nền tảng quyền lực này.

Tại Hoa Kỳ, nền tảng quyền lực thống trị chính là nam giới, tình dục khác giới, da trắng, nói tiếng Anh, có
gốc Âu Châu, theo đạo Thiên Chúa, nằm trong khoảng 35 - 50 tuổi, giàu có, và được giáo dục. Các sử ký tràn ngập
các câu như "thiên mệnh của các vua", "vận mệnh hiển nhiên", hoặc "nhân danh sự tiến bộ". Tất cả những điều đó
tạo nên các đặc quyền, mà những ai có nó thì được xem là “bình thường” và là “đúng chuẩn”. Tất cả mọi hình thức
khác đều là “khác thường” và “lệch chuẩn”. Trong mọi nền văn hóa, chúng ta đều có thể tìm thấy những người có
rất nhiều đặc quyền, và những người phải chịu sự phân biệt đối xử- họ là những người bị thiệt thòi, bị áp bức và bị
loại trừ.

Lăng kính đa văn hóa thách thức các đặc quyền trên của văn hóa chủ đạo và đem đến sự đa dạng và phức
tạp cho hiểu biết của chúng ta về hoàn cảnh của con người. Bằng cách tái cơ cấu nền văn hóa chủ đạo trở nên đơn
giản chỉ là một trong rất nhiều nền văn hóa khác nhau, chúng ta sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá cao và xem trọng
sự đa dạng. McGodrick, Giordano, và Garcia-Preto (2005) đã mô tả nền văn hóa chủ đạo, mà chúng ta gọi là "Văn
hóa Mỹ”, là tích hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm nền văn hóa châu Âu và các nền văn hóa "pha
trộn". Sự đa dạng này thách thức quan điểm cho rằng chỉ có một “chuẩn” Phương Tây duy nhất mà tất cả đều phải
khao khát. Trong vai trò nhà trị liệu, chúng ta cần phải cân nhắc rằng quan điểm của chúng ta có thể bị ảnh hưởng
bởi thành kiến và đó chỉ là một trong nhiều góc nhìn hữu ích khác nhau trong việc nắm bắt thực tế.

Breunlin và đồng nghiệp của mình (1997) mô tả cả các trải nghiệm nội văn hóa và ngoại văn hóa. Trải
nghiệm và các trinh tự nội văn hóa diễn ra bên trong hệ thống văn hóa. Chúng có công dụng là định nghĩa của văn

20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

hóa, đem lại cảm giác tiếp nối đời sống cộng đồng, củng cố các giá trị và niềm tin đặc trưng của văn hóa đó. Trải
nghiệm và các trình tự ngoại văn hóa xảy ra giữa các hệ thống văn hóa. Chúng được dựa trên sự tương đồng về
mặt kinh nghiệm có thể tồn tại giữa nhiều nền văn hóa.

Mười lĩnh vực đánh giá hỗ trợ nhà trị liệu gia đình trong việc đưa quan điểm đa văn hóa vào công việc của
họ là (Breulin et al., 1997):

 Người nhập cư trong một xã hội có tính thống trị


 Mức độ nghèo khó hay có đặc quyền về kinh tế
 Mức độ giáo dục và quá trình học tập
 Sắc tộc
 Tôn giáo
 Giới
 Lứa tuổi
 Chủng tộc, phân biệt đối xử và áp bức
 Tình trạng thiểu số chống đa số
 Bối cảnh khu vực
Những khu vực đánh giá này tạo nên những ý nghĩa hiện tượng học, nó có thể khác biệt đối với từng thành
viên của gia đình cũng như với nhà trị liệu. Hiểu biết về những khu vực “tương đồng” và những khu vực khác biệt
là nền tảng cho hầu hết các tiến trình trị liệu. Trong gia đình của Stan, mối quan hệ đa thế hệ với rượu có thể được
hình thành dựa trên những kỳ vọng riêng biệt về văn hóa trong cách sử dụng và lạm dụng rượu. Lấy ví dụ, giá trị
của một gia đình người Ai Len về vấn đề này có những khác biệt rất có ý nghĩa khi so với một gia đình người Ả
Rập. Trong khi làm việc, nhà trị liệu gia đình cần nhìn mỗi gia đình thông qua lăng kính đa văn hóa thích hợp.

LĂNG KÍNH GIỚI


Phân biệt đối xử ngược đãi phụ nữ là tình trạng phân biệt đối xử và áp bức lâu đời và tràn lan nhất trên
khắp thế giới, trong mọi nền văn hóa, và xuyên suốt lịch sử loài người từ xưa đến nay. Các nhà nữ quyền đã thách
thức, không chỉ nền tảng giáo điều của trị liệu gia đình (Luepnitz, 1988) mà còn trong ý tưởng rằng bản thân gia
đình là tốt đẹp cho phụ nử (Hare-Mustin, 1978). Phụ nữ vẫn đang phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất cho phần lớn
các công việc liên quan đến nuôi dạy con cái, kết nối gia đình, nội trợ, và công việc cộng đồng. Về mặt tài chính,
phụ nữ có xu hướng bị hưởng lương thấp hơn đàn ông dù có cùng vị trí. Ngay cả khi phụ nữ hưởng mức lương cao,
họ cũng không có nhiều tiếng nói quyết định trong cách thức chi tiêu của gia đình. Giữa đàn ông và phụ nữ, phụ
nữ thường bị đặt kỳ vọng nhiều hơn về việc hi sinh bản thân cho lợi ích của toàn thể.

Nhà trị liệu gia đình tăng sự chấp nhận những lập trường biện hộ như là một phần của việc trị liệu. Nhà trị
liệu không thể tiếp tục chối từ những ảnh hưởng cá nhân và trách nhiệm trong việc thách thức tình trạng và cách
đối xử bất công với phụ nữ.Vị trí quyền lực như hệ thống thứ bậc, giăng bẫy, và mất cân bằng- những thuật ngữ

21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

liên hệ với cách tiếp cận cấu trúc- chiến lược gia đình trong nhiều năm- đang dần bị thay thế bởi những ý tưởng về
sự lãnh đạo, kết nối, đối thoại và hợp tác.

Trong trình ca của Stan, sự cân nhắc về khía cạnh giới sẽ dẫn nhà trị liệu đến việc xem xét những vai trò
rập khuôn mà Stan đã trải nghiệm và vẫn đi theo nó. Chúng ta cũng có thể phân tích cách thức sự kỳ vọng nắm giữ
quyền lực và kiểm soát, việc ngăn cản cảm xúc, những thành tựu và thành công, và sự thống trị nhìn chung nơi đàn
ông ảnh hưởng lên mối quan hệ của Stan và phụ nữ như thế nào.

LĂNG KÍNH TIẾN TRÌNH


Điều diễn ra giữa mọi người- tiến trình giao tiếp- rất quan trọng cho mô hình trải nghiệm của trị liệu gia
đình. Ý nghĩa của bất kỳ cuộc giao tiếp nào đều bị giới hạn bên trong siêu giao tiếp: Làm thế nào chúng ta truyền
đạt ngữ cảnh của những điều mà chúng ta cần nói. Tiến trình cũng đề cập đến xu hướng chúng ta hoạt động qua
những sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Tiến trình Sáng tỏ cho chúng ta biết chúng ta đang ở đâu và vạch ra nơi
chúng ta có thể tới. Nó cho phép nhà trị liệu và gia đình xem xét vị trí của mình trong dòng chảy cuộc sống, trong
tiến trình của sự thay đổi và trong việc trải nghiệm quá trình trị liệu.

Để hoạt động một cách có hiệu quả, đôi vợ chồng và gia đình tạo ra những thông lệ cho phép họ đạt được
những nhu cầu và đòi hỏi thường nhật (Satir & Bitter, 2000). Chừng nào những thói quen này còn cho phép và
giúp họ hoạt động thông thườnh trong hệ thống cuộc sống, họ sẽ cố gắng duy trì tình trạng nguyên bản này. Một
khi những thông lệ chính yếu này bị ngăn cản, đổ vỡ sẽ xảy ra và khiến hệ thống mất cân bằng. Lúc đối mặt với đổ
vỡ, ban đầu gia đình có thể sẽ tìm cách rút lui, nhưng thông thường họ sẽ lại rơi vào tình trạng lộn xộn. Vì tình
trạng hỗn loạn này được trải nghiệm như là một khủng hoảng, các thành viên gian đình vẫn thường muốn thực hiện
những quyết định quan trọng ngay cả khi mọi sự vẫn rất chênh vênh. Nhà trị liệu ngay lập tức trở thành nguồn lực
bên ngoài của gia đình và chịu trách nhiệm hàng đầu cho việc giúp các cá nhân tái nối kết với những nguồn lực và
sức mạnh bên trong, những điều mà bản thân họ thường không nhận ra.

Theo một cách nghịch lý nào đó, sự thay đổi được thúc đẩy bởi việc ở yên trong hiện tại và không cố gắng
thay đổi bất kỳ điều gì. Ở lại với những cảm xúc và trải nghiệm hiện tại, tìm kiếm phương cách để ổn định và lấy
lại cân bằng, tái nối kết với những phần nội tại cùng nguồn lực bên ngoài hữu ích sẽ giúp thân chủ phát triển những
khả năng mới mẻ. Với sự hỗ trợ và luyện tập, những khả năng mới sẽ trở thành những thống hợp mới- một thông
lệ mới, và nhờ đó, một tình trạng nguên bản mới.

Khi những nguồn đổ vỡ đạt đến giới hạn, ví dụ như gây gỗ trong mối quan hệ, hay cái chết, nhà trị liệu
thường gặp thử thách phải giải quyết với thành viên gia đình đang ở trong tình trạng hỗn loạn. Ví dụ, khi vợ của
Stan bỏ đi, Stan ban đầu cảm thấy sụp đổ và hoàn toàn tự trách mình vì những thất bại khác. Sử dụng lăng kính
tiến trình, nhà trị liệu gia đình sẽ biết được nỗi đau và sự sợ hãi của Stan nhưng đồng thời vẫn cởi mở để tìm hiểu
những cảm giác khác mà anh có thể cảm nhận, ví như bị phản bội, thất vọng, và tuyệt vọng. Con đường trực diện
nhất để đến với những lo âu đi kèm này đơn giản là giữ tập trung vào những gì Stan cảm thấy trong hiện tại.

22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Tiến trình trị liệu kết nối mật thiết với tiến trình của sự thay đổi. Carl Whitaker (1976, 1989) thường làm
việc với cả tiến trình gia đình và tiến trình trị liệu. Ông làm điều đó với một nhà đồng trị liệu, cùng hiện diện trong
suốt nhiều năm kinh nghiệm thực hành trị liệu. Giống như đa phần cá nhà trị liệu gia đình, ông nhận thấy hệ thống
có nhiều sức mạnh hơn cá nhân- và nhà tham vấn gia đình có thể dễ dàng trở thành một phần tam giác quan hệ và
tích hợp vào tiến trình hệ thống của gia đình.

Theo hướng nào đó, chính Whitaker trở thành nguồn gây đổ vỡ, giúp khơi nguồn một tiến trình thay đổi
mới cho gia đình. Trong một buổi làm việc, ông cho rằng nếu người phụ nữ cảm thấy bị chèn ép, thì có người nào
đó trong gia đình đang muốn người phụ nữ đó chết đi (Whitaker & Blumberry, 1988). Những cách can thiệp hệ
thống vượt lên trên những gì ban đầu gia đình muốn xem xét và mời gọi họ cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc
bảo vệ phụ nữ. Trọng tâm của trị liệu theo Whitaker là những câu hỏi tiến trình tối quan trọng sau:

 Gia đình sẽ làm gì trong khoảng thời gian trị liệu của họ?
 Thành viên trong gia đình trải nghiệm những gì, và bản thân nhà trị liệu trrải nghiệm những gì với mỗi
người trong số họ?
 Khả năng trực giác được thông tin và truyền dạy của nhà trị liệu nằm ở đâu trong tiến trình trị liệu?
 Sử dụng bản ngã một cách tốt nhất ra sao đối với gia đình này?
 Điều gì đang xảy ra ngay bây giờ?
Tám lăng kính được miêu tả ở đây đều mang tính đa chiều kích và được phát triển thông qua nhiều kiểu
thức trị liệu gia đình. Đó là những cấu trúc cơ bản cho việc đánh giá. Để sử dụng chúng một cách hiệu quả, các
lăng kính này phải được thống hợp vào một tiến trình trị liệu chặt chẽ. Phần tiếp theo sẽ làm rõ cách thức điều này
được thực hiện như thế nào.

TIẾN TRÌNH ĐA LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH


Tám lăng kính được mô tả trong phần trước phỏng đoán một vài giả định về gia đình, nhà trị liệu, và trị
liệu gia đình. Gia đình là hệ thống đa tầng tác động vào và bị tác động bởi các hệ thống lớn hơn mà chúng được
gắn kết vào trong đó. Gia đình có thể được diễn tả bằng những thuật ngữ về cá nhân thành viên và những vai trò
mà họ đóng góp, về mối quan hệ giữa các thành viên, và về những mô hình trình tự tương tác. Thêm vào đó, gia
đình hạt nhân trong toàn thể cộng đồng thường là một phần của gia đình mở rộng; nhiều gia đình sẽ tạo nên một
cộng đồng; nhiều cộng đồng sẽ tạo nên khu vực và các văn hóa, và đến phiến chúng, tạo thành một quốc gia (hay
xã hội). Sức mạnh của những tiểu hệ thống này ảnh hưởng lên đời sống gia đình – đặc biệt trong lịnh vực về giới
và văn hóa- là rất quan trọng. Bằng cách đưa ra những phỏng đoán về gia đình và những hệ thống lớn hơn mà gia
đình được gắn vào, chúng ta thấy được sự cần thiết của cách tiếp cận trị liệu gia đình đa lăng kính.

Một vài hình thức và cấu trúc được đưa ra nhằm thống hợp những kiểu thức trị liệu và tham vấn gia đình
(ví dụ, Carlson, Sperry, & Lewis, 2005; Gladding, 2007; Hanna, 2007; Nichols, 2006, 2007; Worden, 2003). Kiểu
thức thống hợp chúng tôi chọn để trình bày ở đây tương tự với "bản thiết kế trị liệu" được đề xuất bởi Breunlin và
các đồng nghiệp (1997, p. 321-362), nhưng nó cũng cho phép sự thống hợp lớn hơn nữa các ý tưởng từ nhiều kiểu

23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

trị liệu gia đình khác nhau. Tương tự như một bản nhạc cổ điển, tiến trình trị liệu gia đình, theo chúng tôi, có những
phân đoạn của nó. Những phân đoạn này có thể được mô tả bằng những trải nghiệm riêng biệt được gắn vào trong
một dòng chảy lớn hơn của tiến trình trị liệu. Trong phần này, chúng tôi sẽ miêu tả bốn phân đoạn thông thường,
mỗi phần có một nhiệm vụ khác nhau: thiết lập mối quan hệ, tiến hành đánh giá, đưa ra già thuyết và chia sẻ ý
nghĩa, tạo điều kiện cho sự thay đổi. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bốn phân đoạn này có thể diễn ra trong
cùng một buổi làm viêc duy nhất; tuy nhiên trong đa số còn lại, mỗi phân đoạn cần có nhiều buổi gặp khác nhau.

THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ


Qua nhiều năm, những nhà trị liệu hệ thống gia đình đã sử dụng một lượng lớn phép ẩn dụ để mô tả vai trò
của nhà trị liệu và mối quan hệ trị liệu. Như bạn đã thấy qua hai chương trước, trong thập kỷ vừa qua, sự xuất hiện
của phong trào nữ quyền và hậu hiện đại trong trị liệu đã khiến lĩnh vực trị liệu gia đình trở nên quân bình, hợp tác,
cộng tác, cùng xây dựng mối quan hệ hơn nữa (xem Andersen, 1987, 1991; Anderson, 1993; Anderson &
Goolishian, 1992; Epston & White, 1992; Luepnitz, 1988).

Những bàn bạc về trị liệu cá nhân được Carl Rogers (1980) lần đầu tiên đưa ra vào những năm 1940 đã tái
xuất hiện trong trị liệu gia đình dưới các kiểu câu hỏi này:

 Nhà trị liệu có những chuyên môn nào trong mối liên hệ với gia đình, và nhà trị liệu nên sử dụng những
chuyên môn đó ra sao?
 Nhà trị liệu nên hướng dẫn như thế nào trong liên hệ với gia đình, và điều đó nói lên điều gì về việc sử
dụng quyền lực trong trị liệu?

Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận đa lăng kính trong trị liệu gia đình được hỗ trợ tốt nhất bởi mối quan hệ
hợp tác giữa nhà trị liệu- thân chủ, trong đó chính yếu là sự tôn trọng lẫn nhau, chăm sóc, thấu cảm, và quan tâm
thực sự ở người khác. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng hành động có định hướng và những mệnh lệnh sẽ trở nên hữu
dụng nhất khi nhà trị liệu và gia đình cùng tham gia vào việc mạo hiểm.

Nhà trị liệu bắt đầu thiết lập mối quan hệ với thân chủ từ thời điểm tiếp xúc đầu tiên. Trong hầu hết các
trường hợp, chúng tôi tin rằng nhà trị liệu nên chủ động lập các cuộc hẹn, trả lời các câu hỏi ban đầu thân chủ có
thể hỏi, và trao cho thân chủ những cảm giác mà họ mong đợi khi họ đến với nhà trị liệu. Đây cũng là thời điểm
mà nhà tham vấn có thể để gia đình biết vị trí của mình tùy vào sự có mặt đầy đủ của toàn bộ thành viên gia đình
hay không. Một số nhà trị liệu gia đình sẽ làm việc với bất kỳ thành viên nào của gia đình mong muốn tham dự;
nhưng những nhà trị liệu khác sẽ chỉ gặp gia đình nếu mọi người đều dự phần vào buổi làm việc.

Từ thời điểm tiếp xúc mặt đối mặt đầu tiên, mối quan hệ trị liệu tốt đẹp sẽ được bắt đầu với nỗ lực nhằm
tạo lập liên hệ với mỗi thành viên hiện diện (Satir & Bitter, 2000). Cho dù được gọi là tham gia, cam kết, hay là
quan tâm và lo lắng một cách đơn giản, trách nhiệm của nhà trị liệu là gặp gỡ mỗi người với sự cởi mở và ấm áp.
Nói chung, sự quan tâm tập trung vào mỗi thành viên trong gia đình giúp giảm thiểu nỗi lo âu mà gia đình có thể
đang cảm nhận.

24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Quá trình và cấu trúc trị liệu là một phần bảng mô tả công việc của nhà trị liệu. Điều quan trọng đối với
các thành viên gia đình là tự dấn thân và thể hiện những quan ngại của mình, nhưng nhà trị liệu không nên tập
trung quá cứng nhắc vào nội dung của vấn đề. Thấu hiểu tiến trình gia đình gần như luôn được tạo điều kiện bởi
các câu hỏi như thế nào. Những câu hỏi bắt đầu với cái gì, tại sao, ở đâu, và khi nào thường có xu hướng nhấn
mạnh quá đáng vào nội dung của các chi tiết (Gladding, 2007).

TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ


Tám lăng kính chúng tôi đã đề xuất cung cấp cấu trúc để tiến hành đánh giá gia đình, nhưng các quy trình
đánh giá khác, như sơ đồ phả hệ genograms (McGoldrick, Gerson, Shellenberger, 1999), câu hỏi xoay vòng, hay
cả những trắc nghiệm chính quy và thang đo mức độ (ví dụ, Gottman, 1999), cũng có thể trở nên hữu dụng.

Khi nhà trị liệu lắng nghe các thành viên trong gia đình mô tả những hi vọng của họ đối với gia đình,
thường rất khó để giữ cho toàn bộ tám quan điểm diễn ra cùng lúc. Tập trung vào những vấn đề ngầm được trình
bày trong nội dung là một cách để bắt đầu lựa chọn những lăng kính có ý nghĩa với nhà trị liệu và gia đình. Ví dụ,
giả sử Tammy làm xáo trộn hệ thống gia đình bằng cách phản đối lệnh giới nghiêm mà cha mẹ đã đặt ra cho cô.
Nhà trị liệu có thể hỏi: "Điều gì sẽ xảy nếu Tammy vẫn đi chơi quá giờ giới nghiêm và bị cảnh sát bắt? Ai sẽ cảm
thấy giận dữ nhất vì điều này?" Sau đây là câu trả lời của người cha:

Tôi có lẽ sẽ là người giận dữ nhất thể hiện ra bên ngoài. Tôi thường nổi trận lôi đình trước khi kịp suy nghĩ,
và sau đó tôi lại hối tiếc vì điều này. Mặt khác, mẹ con bé không thể hiển giận dữ ngay lập tức, nhưng bà lại bị tổn
thương lâu hơn, và rồi bà sẽ nổi điên với tôi vì đã để Tammy “trở nên vô trách nhiệm”. Bà sẽ nói rằng Tammy
đang thao túng tôi, nhưng tôi không thấy được lý do tại sao chúng tôi cứ tiếp tục tranh cãi về mọi thứ. Nó chẳng
có gì hay ho cả. Chúng tôi đánh nhau, và Tammy đi mất. Con nhỏ thường đi với mấy thằng choai choai, một vài
đứa học đại học, hơn 18 tuổi, và không chịu giờ giới nghiêm nào cả.

Nhà trị liệu có thể chọn bất kỳ một trong các lăng kính sau để có thêm thông tin:

Nội hệ thống gia đình: Làm việc với những phần giận dữ và tội lỗi.

Trình tự: Làm việc liên quan đến những mô hình trình tự giải quyết mâu thuẫn và xử lý vấn đề.

Lăng kính Giới: Làm việc liên quan đến vai trò của người nam, người nữ và trẻ nữ trong gia đình.

Lăng kính Phát Triển: Làm việc xung quanh các vấn đề liên quan đến việc Tammy muốn trở nên lớn
tuổi hơn.

Trong quá trình đánh giá, sẽ rất hữu ích nếu tìm hiểu quan điểm của gia đình về các vấn đề cố hữu thông
qua mỗi lăng kính. Chúng tôi đã ghi nhận những câu hỏi có liên quan đến vài lăng kính. Dưới đây là một số câu
hỏi bắt đầu cho mỗi lăng kính, chúng có thể trở nên rất có ích nhằm có những đánh giá chi tiết hơn.

25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Nội hệ thống gia đình

 Mỗi thành viên trong gia đình mang đến điều gì cho buổi làm việc?
 Mỗi người mô tả mình là ai như thế nào?
 Tại thời điểm những phần khác nhau của cá nhân bị phân cực. Phần nào gây ra mâu thuẫn nội tâm cho mỗi
thành viên trong gia đình?
 Những phần nào của thành viên gia đình bị từ chối?
Lăng kính mục đích luận.

 Cảm xúc và hành vi của các thành viên khác nhau trong gia đình bộc lộ điều gì về hoàn cảnh?
 Cách thức đứa con tương tác với cha mẹ phục vụ cho mục đích gì?
 Mục tiêu của mỗi thành viên gia đình là gì? Họ có những những mục tiêu nào cho các thành viên khác
trong gia đình?
Lăng kính trình tự

 Những thông lệ nào trợ giúp cuộc sống thường nhật của các thành viên trong gia đình?
 Ai là người ra quyết đình? Những xung đột và vấn đề được giải quyết và xử lý như thế nào?
 Những phần nào liên hệ với những trình tự chung nhất của gia đình?
 Một ngày tiêu biểu diễn ra làm sao?
 Những tiến trình, mô hình, hay trình tự nào quy định những đặc điểm của sự chuyển tiếp trong quá khứ và
hiện tại của gia đình?
Lăng kính Tổ chức

 Cha mẹ có lãnh đạo gia đình hiệu quả hay không?


 Con cái đáp trả sự lãnh đạo của cha mẹ như thế nào?
 Tiến trình lãnh đạo cân bằng hay mất cân bằng?
 Nó dẫn đến sự hài hòa hay xung đột?
 Gia đình có cần được chỉ dạy nhiều hơn nữa về lãnh đạo hiệu quả hay không? Có những phần bên trong
nào kiềm hãm sự lãnh đạo đó hay không?

Lăng kính phát triển

 Mỗi thành viên trong gia đình có vị trí nào trong mối quan hệ với những yếu tố sinh học, nhận thức, cảm
xúc, và phát triển xã hội của con người?
 Gia đình đang nằm ở giai đoạn nào của chu trình đời sống gia đình, và họ xử lý những giai đoạn chuyển
tiếp như thế nào?
 Những tiến trình quan hệ nào được phát triển qua thời gian, và chúng biến đổi hay phát triển qua các thời
kỳ chuyển tiếp như thế nào?

26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

 Sự phát triển nào trong hệ thống lớn hơn (đặc biệt là xã hội và thế giới) có tác động đến gia đình?
Lăng kính đa văn hóa

 Tồn tại những nền văn hóa nào của các thành viên trong bối cảnh của gia đình?
 Gia đình hiện đang sống trong khu vực và nền văn hóa nào?
 Gia đình có trải nghiệm nào về việc di cư và nhập cư hay không?
 Kinh tế, giáo dục, sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc, bối cảnh khu vực, giới và tuổi tác tác động như thế nào lên
tiến trình của gia đình?
 Gia đình và nhà trị liệu có những tương đồng gì xét trên các khía cạnh về kinh tế, giáo dục, sắc tộc, tôn
giáo, chủng tộc, bối cảnh khu vực, giới, tuổi tác và tình trạng đa số/ thiểu số?
Lăng kính Giới

 Mỗi thành viên trong gia đình giả định vai trò giới ra sao?
 Chế độ phụ hệ có tác động gì đến gia đình và các thành viên?
 Mỗi thành viên gia đình đang ở đâu trong các khái niệm về phát triển giới: truyền thống, nhận thức về giới,
phân cực, chuyển tiếp, hay cân bằng?
 Những ý tưởng nào có liên qua đến giới cần được khẳng định hay thách thức?
 Việc đảo lộn vai trò có những tác động gì lên những phần và hoạt động quan hệ cá nhân của các thành viên
trong gia đình?
 Những niềm tin của cộng đồng về nam và nữ có tác động nào lên thành viên của gia đình?
Lăng kính Tiến trình

 Có thành viên nào thiếu cảm nhận về mục tiêu rõ ràng, hành động thiếu nhận thức, thiếu tiếp xúc tốt với
các thành viên khác, hay thiếu kinh nghiệm hỗ trợ để có một cuộc sống hiệu quả hay không?
 Gia đình đang ở vị trí nào torng tiến trình thay đổi?
 Những nguồn lực (bên trong và bên ngoài) nào cần được khai thác?
 Trong vai trò của nhà trị liệu, tôi đang trải nghiệm điều gì, và những điều đó cho tôi biết điều gì về mối
quan hệ và tiến trình trị liệu?
 Những mô hình giao tiếp nào được các thành viên gia đình tập trung sử dụng?

ĐƯA RA GIẢ THUYẾT VÀ CHIA SẺ Ý NGHĨA


Đưa ra giả thuyết là thiết lập một tập hợp các ý tưởng về con người, hệ thống, và các tình huống, tập trung
vào ý nghĩa một cách hữu ích. Trong trị liệu gia đình đa lăng kính, việc đưa ra giả thuyết bắt nguồn từ sự hiểu biết
được tạo ra bằng cách làm việc thông qua tám lăng kính chúng ta đã bàn đến phía trên. Hai câu hỏi thích hợp để
thiết lập giả thuyết mà cá nhân phải lựa chọn để thực hiện là: (1) Nhà trị liệu và gia đình phải tin tưởng đến mức
nào vào những ý tưởng mà họ đưa ra? (2) Nhà trị liệu muốn tạo ảnh hưởng đến mức nào lên cuộc sống của cá nhân
và gia đình?

27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Nhà tham vấn gia đình, cũng như nhà trị liệu cá nhân, không thể né tránh việc mình tạo ảnh hưởng lên gia
đình và các thành viên. Câu hỏi đặt ra là: loại ành hưởng nào mà nhà trị liệu đem đến buổi làm việc? Satir và Bitter
(2000) cho rằng nhà trị liệu gia đình không thể chịu trách nhiệm về con người nhưng họ cần phải chịu trách nhiệm
về quá trình; thật thế, họ có trách nhiệm đối với việc trị liệu được tiến hành như thế nào. Những nhà nữ quyền và
kiến tạo xã hội có lẽ là những người thể hiện mối quan ngị nhiều nhất về việc lạm dụng quyền lực trong trị liệu. Họ
cũng được những người theo thuyết đa văn hóa, các nhà trị liệu theo thân chủ trọng tâm, trường phái Adler và các
nhà theo thuyết hiện sinh ủng hộ, tất cả họ cũng lên tiếng về vấn đề áp đặt “nền văn hóa chủ đạo” một cách vô
thức trong trị liệu. Trong những ngày đầu của liệu pháp gia đình, đa số các nhà trị liệu nam thường không công
nhận ảnh hưởng của chế độ gia trưởng, sự nghèo đói, phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và cách ly văn hóa,
định kiến về con người, và các vấn đề xã hội khác lên cuộc sống gia đình. Vào điểm kết thúc chiến lược- cấu trúc
của chuỗi liên tục này, nhà trị liệu mới có thể đặt ra một số yêu cầu về chuyên môn trong hệ thống làm việc cho
phép họ có những cách can thiệp trực tiếp trong việc đưa ra những mệnh lệnh giúp thực hiện những thay đổi “cần
thiết” cho gia đình. Để phản đối sự lạm dụng trị liệu và sử dụng sai quyền lực trong trị liệu, một vài nhà trị liệu
tường thuật đã chấp nhận vị trí phi trọng tâm trong mối quan hệ với gia đình (White, 1997). Giống như những nhà
trị liệu thân chủ trọng tâm đi trước, nhà trị liệu phi trọng tâm tìm cách giữ gia đình và các thành viên nằm ở trung
tâm của tiến trình trị liệu.

Việc mời gọi gia đình tham gia đối thoại cộng tác chính yếu, tôn trọng trong trị liệu là rất quan trọng. Những
quan điểm khác nhau được phát hiện trong tiến trình làm việc có xu hướng liên kết lại thành các giả thuyết làm
việc, và việc chia sẻ những ý tưởng này cung cấp cho gia đình khung cửa sổ để nhìn vào trái tim và tâm trí của nhà
trị liệu cũng như của chính bản thân họ. Chia sẻ các giả thuyết hầu như mời gọi và gợi lên thông tin phản hồi ngay
lập tức từ các thành viên gia đình. Sự phản hồi này cho phép gia đình và nhà trị liệu phát triển sự điều chỉnh ăn
khớp với nhau, và chính điều đó “đổ bê tông” cho mối quan hệ trị liệu.

Tiến trình thử đặt giả thuyết và chia sẻ mà Dreikurs (1950, 1997) đã phát triển được thiết kế đặc biệt phù
hợp với kiểu làm việc hợp tác được hình dung ở đây. Dreikurs sử dụng sự tò mò và quan tâm nồng nhiệt để đặt câu
hỏi và thu thập các quan điểm chủ quan của thành viên gia đình. Ông tôn trọng hết mực những ý tưởng mà cá nhân
đưa vào sự hiểu biết chung của họ. Khi ông có một ý tưởng mà ông muốn chia sẻ, ông thường xin phép được bộc
bạch:

1. Tôi có một ý tưởng muốn chia sẻ với bạn. Bạn có sẵn sàng nghe điều đó không?
2. Liệu nó có phải là…
Cách trình bày giả thuyết này có giá trị trong việc mời gọi gia đình và các thành viên xem xét và tham gia
mà không phải từ bỏ quyền loại bỏ những điều không phù hợp. Khi một ý tưởng được đề xuất không phù hợp, nhà
trị liệu cần phải dẹp nó qua một bên và để cho gia đình tái định hướng cuộc đối thoại sang các nội dung hữu ích
hơn.

28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ THAY ĐỔI


Tạo điều kiện cho sự thay đổi sẽ xảy ra khi trị liệu gia đình được xem như một tiến trình chung và mang
tính cộng tác. Kỹ thuật trở nên quan trọng hơn với các kiểu thức cho rằng nhà trị liệu là một chuyên gia và chịu
trách nhiệm trong việc tạo ra sự thay đổi. Phương pháp tiếp cận hợp tác yêu cầu việc lập kế hoạch. "Lập kế hoạch
vẫn có thể bao gồm những gì mà trị liệu gia đình gọi là kỹ thuật hay can thiệp, nhưng có sự tham gia của gia đình"
(Breunlin et al., 1997, p.332). Hai trong số các dạng phổ biến nhất nhằm tạo điều kiện cho sự thay đổi là: mệnh
lệnh và phân công nhiệm vụ. Cả hai quá trình này đều hoạt động tốt nhất khi gia đình cùng xây dựng chúng với
nhà trị liệu- hay ít nhất là khi họ chấp nhận lý do thực hiện chúng.

Ngay cả trong tiến trình thay đổi, bảy ống kính đầu tiên có thể được sử dụng như là chỉ dẫn để đạt đến các
kết quả mong muốn Nhìn chung, những phần nội tại hoạt động tốt nhất khi chúng trở nên cân bằng (chứ không
phân cực) và khi cá nhân trải nghiệm được những phần của con người như là các nguồn lực. Có khả năng suy nghĩ
thường tốt hơn phản ứng tình cảm; có khả năng cảm nhận thì tốt hơn việc không cảm thấy gì; tiềp xúc tốt với người
khác đáng khích lệ hơn sự cô lập hay thu mình lại; và việc mạo hiểm hợp lý nhằm giúp trưởng thành và phát triển
thì có lợi hơn sự ngưng trệ hay thoái lui vào nỗi sợ hãi.

Hơn nữa, việc hiểu biết mục tiêu và mục đích của hành vi, cảm giác và tương tác nơi bản thân thường đem
lại cho chúng ta khả năng lựa chọn sử dụng chúng. Tương tự, nắm bắt những mô hình mà chúng ta áp dụng trong
mối quan hệ mặt đối mặt, trong những khó khăn và dòng chảy của cuộc sống, hoặc xuyên suốt các thế hệ cung cấp
nhiều con đường khác nhau đến với những phương thế thách thức và sử dụng các khả năng mới.

TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Một trong những thế mạnh của quan điểm hệ thống khi làm việc trong mô thức đa văn hóa là việc nhiều
nhóm dân tộc và văn hóa xem trọng giá trị của gia đình mở rộng. Nếu nhà trị liệu làm việc với cá nhân có bối cảnh
văn hóa xem trọng ý nghĩa việc đưa cả ông bà, cô dì, chú bác vào trong điều trị, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng
hướng tiếp cận gia đình có lợi thế rõ ràng hơn so với trị liệu cá nhân. Nhà trị liệu gia đình có thể làm một mạng
lưới hoàn hảo đề kết nối các thành viên trong gia đình mở rộng.

Trong nhiều cách thế, nhà trị liệu gia đình có nét tương đồng với các nhà nhân chủng học hệ thống. Họ tiếp
cận gia đình như là một nền văn hóa độc nhất có những đặc điểm riêng biệt cần phải được hiểu rõ. Giống như
những hệ thống văn hóa lớn hơn, gia đình có một ngôn ngữ riêng chi phối hành vi, giao tiếp, thậm chí cả cách thức
cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống. Gia đình có những lễ kỷ niệm và nghi thức đánh dấu các giai đoạn chuyển
tiếp, họ bảo vệ chúng chống lại sự can thiệp từ bên ngoài, kết nối chúng vào quá khứ cũng như phóng chiếu chúng
vào tương lai.

Cũng như sự biệt hóa mang ý nghĩa là hiểu gia đình đủ để vừa trở thành một phần của nó và vừa có sự tách
biệt, đồng thời hiểu về chính con người chúng ta, hiểu biết những nền văn hóa cho phép nhà trị liệu và gia đình

29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

đánh giá cao sự đa dạng và biết bối cành hóa những trải nghiệm gia đình liên quan đến nền văn hóa lớn hơn. Ngày
nay, nhà trị liệu gia đình khám phá nền văn hóa cá nhân của gia đình, khám phá những nền văn hóa lớn hơn mà
các thành viên trong gia đình thuộc về, và khám phá nền văn hóa chủ đạo chi phối cuộc sống của gia đình. Họ tìm
kiếm các phương thức mà nhờ đó, văn hóa có thể vừa truyền thông điệp và vừa giúp điều chỉnh công việc gia
đình. Can thiệp không còn được áp dụng một cách phổ quát, bất kể dù có dính líu tới nền văn hóa nào đi nữa: nói
đúng hơn, chúng đã được chỉnh sửa, thậm chí được thiết kế để nhập vào trong các hệ thống văn hóa.

KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN


Nếu xét trên lăng kính đa văn hóa và cách tiếp cận hợp tác của trị liệu hệ thống gia đình, sẽ rất khó để tìm
thấy những hạn chế từ quan điểm đa dạng. Kiều thức này của trị liệu gia đình bao quát tất cả những thái độ, kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho quan điểm đa văn hóa. Có lẽ mối quan ngại chủ yếu cho các nền văn hóa phi- Tây
phương nằm ở việc kiểu thức này ửng hộ sữ cân bằng giữa cá nhân và tập thể. Quá trình biệt hóa đều diễn ra trong
hầu hết các nền văn hóa, nhưng chúng mang những hình thái khác nhau do các chuẩn mực của nền văn hóa mang
lại. Ví dụ, một người trẻ tuổi có thể trở nên tách biệt với cha mẹ mặc dù vẫn chưa đi khỏi gia đình. Khi những gia
đình thuộc các dân tộc thiểu số di cư đến Bắc Mỹ, con cái của họ thường tiếp thu khái niệm biệt hóa của phương
Tây. Tiến trình trị liệu liên thế hệ rất thích hợp trong những tình huống này nếu nhà trị liệu nhạy cảm với cội rễ
văn hóa của gia đình gốc. Mặc dù hướng tiếp cận đa lăng kính hướng đến những ý niệm về sự thống nhất và tinh
cá nhân bắt nguồn từ quan điểm cân bằng, nhưng nhiều nền văn hóa phi- Tây phương lại không đánh giá cao tính
cá nhân bằng sự trung thành với gia đình dưới bất kỳ hình thức nào. Các nền văn hóa này cũng không có cùng khái
niệm hóa về thời gian hay thậm chí về cảm xúc. Nhà trị liệu, bất kể sử dụng kiểu thức trị liệu nào, cần tìm cách
bước vào thế giới của gia đình và tôn trọng những truyền thống cột trụ của gia đình đó.

Một hạn chế nữa có thể xảy ra của thực hành trị liệu gia đình liên quan đến việc nhà tham vấn cho rằng mô
hình gia đình phương Tây mang tính phổ quát. Thật vậy, có rất nhiều sự khác nhau về văn hóa trong cấu trúc, tiến
trình và giao tiếp gia đình.Nhà trị liệu gia đình được yêu cầu phải mở rộng tầm nhìn của mình về sự hợp thành toàn
thể, về những vai trò giới phù hợp, về chu trình đời sống gia đình và về gia đình mở rộng. Một vài nhà trị liệu gia
đình ưu tiên tập trung vào gia đình hạt nhân, dựa trên quan niệm của phương Tây, điều này rõ ràng là một thiếu sót
trong khi làm việc với các thân chủ đến từ những gia đình mở rộng.

ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN
Khi làm việc với Stan bằng mô thức này, chúng ta sẽ có các ví dụ về việc thiết lập mối quan hệ, tham gia
và đọc sơ đồ phả hệ của Stan, đánh giá đa lăng kính, tái cơ cấu, thiết lập ranh giới trong trị liệu, và tạo điều kiện
cho sự thay đổi. Trong toàn bộ hệ thống trị liệu gia đình, có rất nhiều những kiểu thức và phương pháp làm việc
hữu dụng với gia đình. Tiến trình được minh họa ở đây không nhằm giới thiệu cách làm việc đúng đắn của trị liệu
hệ thống gia đình; thay vào đó, chúng trình bày một vài phương cách khả thi để làm việc trong cách tiếp cận đa
lăng kính.

30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Trong buổi gặp gỡ ban đầu, nhà trị liệu gia đình gặp Stan để tìm hiểu về những vấn đề và quan ngại của
anh, đồng thời học biết thêm về bản thân và bối cảnh cuộc đời của Stan. Khi họ nói chuyện, nhà trị liệu mang vào
cuộc đối thoại sự tò mò và quan tâm chú ý cao độ, đồng thời thể hiện sự thắc mắc công khai về gốc rễ gia đình của
một số vấn đề nơi Stan. Cũng không cần phải hỏi han quá nhiều cũng đủ để thấy được Stan hiện vẫn đang gắn kết
với cha mẹ và anh em, mặc dù những mối quan hệ này có ngay khó khăn cho anh như thế nào đi nữa. Những trao
đổi ban đầu giúp triển khai sơ đồ phả hệ gia đình gốc của Stan (xem hình 14.B). Sơ đồ này là bảng chỉ dẫn cho cả
Stan và nhà trị liệu về những con người và tiến trình ảnh hưởng lên cuộc sống của anh.

Sơ đồ phả hệ của Stan thật sự là một chân dung gia đình, một sơ đồ về hệ thống gia đình gốc của anh.
Trong sơ đồ phả hệ này, chúng ta biết được ông bà của Stan sống khá thọ. Cả ông và bà ngoại của Stan đều còn
sống. Nửa dưới hình tròn và hình vuông nửa dưới màu đen miêu tả một người có vấn đề với rượu. Stan nói rằng
ông ngoại anh (Tom) thừa nhận mình là kẻ nghiện rượu, nhưng sau đó, ông đã tự cam kết với Chúa và tìm kiếm sự
trợ giúp từ Hiệp Hội Những người Nghiện rượu Vô danh. Bà ngoaị của Stan luôn uống một ít khi giao thiệp hoặc
uống với ông anh, nhưng bà chưa bao giờ tự xem mình là bị nghiện rượu. Dù vậy, những năm sau này, bà lại uống
rượu một cách bí mật mỗi ngày một nhiều hơn, điều này khiến hôn nhân của hai ông bà gặp nhiều đau khổ. Stan
cũng biết rằng dì anh (Margie) uống rất nhiều, vì anh và dì là bạn nhậu của nhau trong nhiều năm nay. Dì cũng là
người đầu tiên dạy anh uống rượu.

Angie, mẹ của Stan, cưới Frank Sr sau khi ông bỏ rượu, cũng thông qua sữ trỡ giúp của Hiệp Hội Những
người Nghiện rượu Vô danh. Ông vẫn định kỳ tham gia các buổi thảo luận. Angie luôn nghi ngờ tất cả đàn ông về
khoản rượu bia. Bà cực kỳ tức khó chịu với Stan và Matt, chồng của Judy, anh này cũng uống rượu khá nhiều. Sơ
đồ phả hệ giúp ta dễ dàng nhận thấy mô hình về vấn đề nghiện rượu trong gia đình này.

Đường zic zac /\/\/\/\ giữa Frank Sr và Angie thể hiện xung đột trong mối quan hệ của họ. Ba đường gạch
ngang thể hiện mối quan hệ rất gần gũi. Hai đường gạch ngang dùng để chỉ mối quan hệ thân thiết mà thôi. Các
đường chấm rời ... thể hiện mối quan hệ xa cách và lỏng lẻo.

Kề từ khi nhà trị liệu tin rằng toàn thể gia đình đều có dính líu ít nhiều tới việc Stan nghiện rượu, cô mới
bắt đầu sử dụng phần lớn thời gian của buổi làm việc đầu tiên để khám phá tiến trình của Stan nhằm yêu cầu các
thành viên khác trong gia đình cùng đến tham gia trị liệu với anh. Stan có thể có rất nhiều khó khăn, nhưng trong
thời điểm hiện tại khó khăn lớn nhất cần được giải quyết là việc sử dụng rượu. Rượu là phần tiêu cực của cuộc đời
Stan, và nó có ý nghĩa về mặt hệ thống. Nó ban đầu có thể chỉ là triệu chứng bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác, nhưng
bây giờ, nghiện rượu tự nó đã là một vấn đề. Từ quan điểm hệ thống, câu hỏi được đặt ra là “Vấn đề này tác động
đến gia đình như thế nào?” và “Gia đình có sử dụng vấn đề này hòng phụ vụ cho một mục đích nào khác hay
không?”

Trong buổi làm việc đều tiên với cả nhà, tập trung chính của nhà trị liệu là vào việc thiết lập mối quan hệ
với mỗi thành viên gia đình, và ngay trong việc này, ta có thể sử dụng rất nhiều cách tiếp cận khác nhau.

31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

1907 - 1977 1917 1920 1921

Joseph Emma Tom Martha

1938 1942 - 1968


1944

Oris 1940 Seth 1942


Margie

Frank Angie
Sr
1960 1963 1966 1972 1963

Matt Judy Frank Karl Mary


1988 Jr
1970

Matthew
Stan Stan

HÌNH 14.B SƠ ĐỒ BA THẾ HỆ GIA ĐÌNH CỦA STAN

Nhà trị liệu (NTL) [nói với Frank Sr.]: Tôi biết rằng việc đến đây có thể gây bất tiên cho bác, nhưng tôi
mong bác biết rằng tôi rất cảm kích vì sự hiện diện của bác. Bác có thể cho tôi biết cảm giác của bác khi đến đây
như thế nào? [thiết lập mối quan hệ thông qua việc tham gia]

Frank Sr.: Vâng, tôi cũng phải thừa nhận rằng tôi cũng không thực sự thích thú gì cho lắm [ngừng một
chặp] Mọi sự đã khác trước rất nhiều. Chúng tôi đã không đến tham vấn suốt hai mươi năm nay. Tôi đã từng gặp
vấn đề với rượu, nhưng đã vượt qua được nó. Tôi chỉ đơn giản là-tự mình- từ bỏ. Đó là điều Stan cần phải làm.
Thằng bé chỉ cần ngưng uống, thế thôi.

NTL: Tôi nhận thấy rằng cuộc sống của bác đã trở nên tốt đẹp hơn sau khi cai rượu, và bác cũng mong
muốn cuộc sống của Stan cũng sẽ như vậy. [tái cơ cấu]

Frank Sr.: Vâng, tôi mong cuộc đời nó sẽ trở nên tốt dẹp hơn nhiều bằng nhiều cách khác nhau.

NTL: Angie, về phần bác thì như thế nào? Cảm giác của bác khi đến đây là như thế nào? [ thiết lâp quan
hệ với từng thành viên]

Angie: Rất đau đớn, điều này luôn khiến tôi đau khổ rất nhiều. Ông chồng tôi cứ làm như ông ấy chỉ cần
sử dụng công lực cá nhân rồi bỏ rượu bằng sức mạnh bản thân ông không bằng. Thật buồn cười! Tôi đã phải dọa

32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

rằng tôi sẽ bỏ ông ấy. Đó là những gì thật sự đã xảy ra. Tôi thậm chí đã chuẩn bị ly hôn rồi! May mà chúng tôi là
người Công giáo và chúng tôi không được phép li dị [Có thể nhấn mạnh vào sự căng thẳng và đương đầu trong
trình tự mặt đối mặt của gia đình]

NTL: Vậy là trước đây bác cũng từng có kinh nghiệm về điều này

Angie: Quá đúng, hai ông bà già tôi cũng nghiện rượu. Cha tôi vẫn hay uống còn cô em của tôi, dù chẳng
chịu thừa nhận, nhưng vẫn uống uống rất nhiều. Con nhỏ phát cuồng vì chuyện này. Ngay cả chồng của Judy cũng
có vấn đề với rượu. Tôi bị bao quanh bởi những tên nghiện rựou. Tôi thực sự rất tức giận.Ước gì tất cả bọn chết
quách đi ho xong. [có khả năng đây là trình tự gia đình xuyên thế hệ: cách thức để tìm ra các giá trị, niềm tin và
luật lệ]

NTL: Vậy đây là vấn đề mà toàn bộ gia đình đã cố gắng giải quyết trong một thời gian dài.

Angie: Không phải tất cả mọi người. Tôi không uống rượu. Frankie và Judy cũng vậy. Và Karl hình như
cũng không gặp phải vấn đề này.

NTL: Vậy đây có phải lý do khiến gia đình bị chia rẻ không: một bên là những người nghiệm rượu, một
bên thì không? [có khả năng ứng dụng lăng kính tổ chức]

Judy: Nghiện rượu không phải là vấn đề duy nhất chúng tôi gặp phải. Nó có thể thậm chí không phải là
điều quan trọng nhất nữa kìa.

NTL: Chị có thể nói thêm về điều này.

Judy: Stan luôn gặp phải những khó khăn. Tôi cảm thấy buồn cho nó. Frankie rõ ràng luôn được bố luôn
yêu quý [Frank Sr. biện hộ, cho rằng ông không thiên vị] còn với tôi thì mọi sự đều thuận lợi và tốt đẹp . Karl thì
luôn có được những thứ nó mong muốn. Nó là cục cưng của mẹ. Mẹ và ba thì đối đầu với nhau suốt bao nhiêu năm
trời. Không ai trong chúng tôi được hạnh phúc cả nhưng với Stan thì có vẻ nó phải chịu thiệt thòi nhiều nhất [lại
một lần nữa, có khả năng ứng dụng lăng kính tổ chức]

Frank Jr: Theo tôi thì Stan chính là nguyên nhân khiến cho ba mẹ tranh cãi rất nhiều. Nó luôn làm rối
tung mọi thứ bằng cách này hay cách khác.

NTL: Frankie, ban nãy khi ba cậu nói, tôi nhận ra ông ấy cũng thất vọng ít nhiều về Stan, nhưng ông cũng
mong mọi việc sẽ tốt hơn cho em cậu. Anh cũng mong muốn như vậy chứ? [ tát cơ cấu lại nhận xét của Frankie,
giữ tập trung vào nhưng khả năng và mối quan hệ mới có thể được phát triển]

Frank Jr: Vâng, tôi cũng mong nó có một cuốc sống tốt đẹp hơn.

Phần đầu của buổi tham vấn sẽ được dành cho việc gặp gỡ các thành viên trong gia đình, lắng nghe chăm
chú những quan điểm mà họ trình bày, và tái cơ cấu vấn đề của Stan trở thành mong muốn của gia đình về một kết

33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

quả tích cực. Mặc dù đây là một con đường dài nhưng hạt giống của thay đổi đã được gieo trồng. Có những chứng
cớ xác minh trong những tương tác ban đầu rằng vấn đề của Stan mang bối cãnh xuyên thế hệ. Nếu bối cảnh này
được tìm hiểu, trình tự gia đình hỗ trợ và duy trì vấn đề nghiện rượu sẽ được nhận dạng. Có thể tìm ra dấu vết
những tương tác này và làm việc hướng đến việc giao tiếp phù hợp hơn. Triển khai những trình tự mang tính quan
hệ, tổ chức và phát triển cùng nhau có thể được khai thác theo ý nghĩa giải thoát các thành viên gia đình, đưa đến
cho họ những khả năng mới trong việc cùng chung sống. Trong số những khả năng khác vẫn còn có thể được tìm
hiểu, có những quan điểm liên hệ với khía cạnh giới và văn hóa. Nếu nhà trị liệu chỉ lắng nghe mỗi mình Stan, thì
chỉ có một quan điểm được dùng để xem xét mà thôi. Trong buổi làm việc với cả gia đình này, hàng loạt những
quan điểm và toàn thể quá trình tương tác trở nên rõ ràng chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Khi tiến hành nói chuyện với gia đình, một lượng không nhỏ những khả năng được trình bày để cùng xem
xét. Nhà trị liệu cân nhắc và có thể cấu trúc hóa việc trị liệu xung quanh bất kì hay tất cả các khả năng sau:

1. Ba mẹ của Stan không thực hiện tốt chức năng lãnh đạo gia đình trong thời gian dài, và điều này làm
ảnh hưởng đến cà mối quan hệ hôn nhân và nuôi dạy con cái của họ.
2. Những anh chị em trưởng thành cần cơ hội mới để cùng hoạt động mà không bị ba mẹ liên tiếp tạo ra
những ảnh hưởng và chi phối.
3. Stan đã bị thu nhỏ về một phần (phần nghiện rượu), những mô tả và trải nghiệm về chính bản thân anh
cần dược mở rộng- cả trong cách nhìn của bản thân và qua con mắt của những người khác

Một vị trí mới của Stan trong gia đình, liên kết theo một cách tốt đẹp hơn, và khả năng đạt đến những phần
bị đánh mất trong nội hệ thống của anh là những tiêu chí quan trọng giúp anh chiến thắng trong cuộc chiến với
rượu. Khi việc trị liệu được tiếp tục, rõ ràng rằng cả hai giả thuyết về mối quan hệ và tổ chức đều cần được tìm
hiểu. Một trong số đó là quan hệ hôn nhân được xác định bởi vấn đề về rượu, nó không được triển khai và phát
triển một cách tích cực suốt nhiều năm qua. Thứ hai, trình tự xuyên thế hệ nhắm vào Stan và ấn định cho anh một
vai trò cố định mà anh được kỳ vọng sẽ thực hiện, điều này ngăn cản sự phát triển trong những năm giữa và cuối
thời niên thiếu của anh, giai đoạn anh bắt đầu uống rượu.

Tiếp theo: Bạn hãy tiếp tục làm nhà trị liệu gia đình của Stan

Sử dụng những câu hỏi này để giúp bạn suy nghĩ về cách thức tham vấn cho Stan theo quan điểm hệ thống gia đình

 Những giá trị độc nhất nào bạn thấy được khi làm việc với Stan từ quan điểm đa lăng kính, hệ thống trái
ngược với hướng tiếp cận trị liệu cá nhân?
 Những phần nội tại nào mà Stan có thể đạt được khi tiếp tục trị liệu? Những phần nào của anh có thể bị
phân cực?
 Giả sử rằng Stan thành công trong việc thuyết phục một vài thành viên gia đình đến một buổi gặp mặt
khác, bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Bạn có khiến mọi cùng phải tham gia tiến trình không? Nếu như vậy, bạn sẽ làm điều
đó như thế nào?

34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

 Những phương cách đặc biệt nào giúp khám phá những lăng kính khác trong gia đình này?
 Bạn sẽ phát triển những giả thuyết nào và bạn sẽ chia sẽ chúng như thế nào với gia đình?
 Có những cách can thiệp hệ thống nào mà bạn cảm thấy có thể giúp thúc đẩy sự thay đổi?

TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ


Đầu tiên chúng ta hãy xem lại những điểm chung của các hướng tiếp cận trị liệu gia đình, đặc
biệt nhấn mạnh đến hướng tiếp cận đa lăng kính.

GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN Nếu chúng ta tiến hành trị liệu với một cá nhân, việc cân nhắc đặt người
đó vào trong hệ thống gia đình là rất quan trọng. Những hành vi mang vấn đề của cá nhân được nuôi
dưỡng trong đơn vị tương tác của gia đình tương tự như trong một cộng đồng hay hệ thống xã hội lớn
hơn.

TẬP TRUNG VÀO TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH Trị liệu gia đình đa phần là ngắn hạn vì những gia
đình tìm kiếm sự giúp đỡ thường đặc biệt mong muốn có được cách giải quyết những triệu chứng có
vấn đề. Tác động vào hệ thống có thể giúp kích thích sự thay đổi một cách nhanh chóng. Kết hợp với
làm việc ngắn hạn, tập trung vào giải pháp, và hướng vào hành động, trị liệu gia đình thường hướng
đến giải quyết những tương tác trong hiện tại. Trị liệu gia đình tập trung chủ yếu vào những mối tương
tác ở đây- bây giờ trong hệ thống gia đình. Cách giúp phân biệt giữa trị liệu gia đình và những phương
pháp trị liệu cá nhân khác đó là việc nhấn mạnh đến cách thức những mối quan hệ gia đình hiện thời có
ảnh hưởng gì đến sự phát triển và duy trì những triệu chứng.

VAI TRÒ CỦA MỤC TIÊU VÀ GIÁ TRỊ Những mục tiêu cụ thể được xác định bởi sự định
hướng của nhà trị liệu hay bởi tiến trình hợp tác giữa gia đình và nhà tham vấn. Mục tiêu tổng thể bao
gồm việc sử dụng những cách can thiệp cho phép cá nhân và gia đình thay đổi nhằm làm giảm sự lo
lắng nơi họ. Gắn bó chặt chẽ với câu hỏi mục tiêu nào nên chỉ đưởng cho sự can thiệp của nhà trị liệu
là câu hỏi về những giá trị của nhà trị liệu. Trị liệu gia đình được xây dựng trên một tập hợp những giá
trị và giả định lý thuyết. Sau cùng, mổi sự can thiệp mà nhà trị liệu tạo ra là một cách thể hiện sự nhìn
nhận các giá trị. Việc trở nên nhận thức về những giá trị của bản thân và kiểm soát những ảnh hưởng
của chúng lên việc trị liệu với gia đình là rất quan trọng đối với nhà trị liệu, bất kể họ theo định hướng
lý thuyết nào đi nữa.

GIA ĐÌNH THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO Cách tiếp cận tổng hợp của thực hành trị liệu gia đình
gồm có việc hướng dẫn các nguyên tắc giúp nhà trị liệu tổ chức những mục tiêu, tương tác, quan sát, và
cách thức tạo điều kiện cho sự thay đổi. Một vài quan điểm về trị liệu hệ thống gia đình tập trung vào
việc thay đổi tri giác và nhận thức, các quan điểm khác lại chủ yếu tìm cách giải quyết bằng việc thay
đổi cảm xúc, và một vài lý thuyết thì lại nhấn mạnh vào việc thay đổi hành vi. Dù cho nhà trị liệu gia

35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

đình bắt đầu tiến hành trên lăng kính nào đi nữa thì sự thay đổi cần phải được diễn ra trong những mối
quan hệ, chứ không chỉ nơi cá nhân mà thôi.

KỸ THUẬT CỦA TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH Những chiến lược can thiệp mà nhà trị liệu gia đình
áp dụng được xem xét một cách tốt nhất trong sự kết hợp với những đặc điểm của cá nhân họ.
Goldenberg & Goldenberg (2008) và Nichols (2006, 2007) nhấn mạnh rằng kỹ thuật là công cụ để đạt
được những mục tiêu trị liệu nhưng những chiến lược can thiệp là không đủ để tạo nên một nhà trị liệu
gia đình. Sự tôn trọng thân chủ, lòng trác ẩn, sự thấu cảm, và nhạy cảm là những phẩm chất nhân cách
ảnh hưởng đến cách thức kỹ thuật được truyền tải. Việc có được cơ sở hợp lý cho những kỹ thuật được
sử dụng cũng rất quan trọng, điều này rất có ý nghĩa nhằm đạt đến những kết quả được kỳ vọng. Nhằm
đạt được những yêu cầu trong thực hành lâm sàng, nhà trị liệu cần linh động trong việc lựa chọn những
chiến lược can thiệp. Mối quan tâm chủ yếu là điều gì mang lại lợi ích lớn nhất cho gia đình.

Cách tiếp cận trị liệu gia đình đa lăng kính phức tạp hơn so với những kiểu thức tập trung đơn
lẻ. Ít nhất là trong phần khởi đầu, sự tự tin và sáng tỏ có được từ một cách tiếp cận duy nhất có thể bị
mất đi, nhưng theo thời gian, khả năng linh hoạt giúp thay đổi định hướng lại trở nên rất quý giá. Chúng
tôi đã giới thiệu cấu trúc trị liệu có thể được sử dụng hữu hiệu trên nhiều kiểu thức. Chúng tôi đã tích
hợp những cấu trúc con nhằm sử dụng nhiều quan điểm (lăng kính) trong việc đánh giá, đặt già thuyết,
và tạo điều kiện cho sự thay đổi. Và chúng tôi đã mô tả tiến trình hợp tác trong trị liệu mà cả gia đình
và nhà tham vấn đều cùng nhau chia sẻ sự ảnh hưởng tùy vào nhu cầu của hoàn cảnh. Chúng tôi hi vọng
rằng chương này sẽ mang lại cho các bạn một sự giới thiệu đầy đủ về những phạm vi đa dạng của trị
liệu gia đình mà các bạn có thể tiếp tục học hỏi thông qua sách vở và băng hình.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH
Một trong những đóng góp quan trọng của các cách tiếp cận hệ thống là không có một cá nhân
hay gia đình nào bị quy trách nhiệm cho rối loạn chức năng cụ thể. Gia đình được trao quyền thông qua
tiến trình nhận dạng và khám phá những kiểu thức tương tác bên trong có mục tiêu và có sự phát triển.
Cùng lúc, quan điềm hệ thống nhận ra rằng cá nhân và gia đình bị tác động bởi những lực và hệ thống
bên ngoài, chúng có thể bao gồm bệnh lý, sự thay đổi kiểu mẫu về giới, văn hóa, và những lưu ý về
kinh tế xã hội. Nếu thay đổi xuất hiện bên trong gia đình hay với mỗi cá nhân, nhà trị liệu cần phải nhận
thức về càng nhiều những hệ thống tạo ra sự ảnh hưởng càng tốt.

Đa phần trị liệu cá nhân được đề cập trong sách thất bị trong việc đặt ra sự tập trung hàng đầu
vào những yếu tố hệ thống có ảnh hưởng đến cá nhân. Trị liệu gia đình tái xác định cá nhân như là một
hệ thống được gắn chặt với những hệ thống khác, nó mang đến một góc nhìn hoàn toàn khác trong việc
đánh giá và điều trị. Một lợi điểm của quan điểm này là cá nhân không còn bị xem như “vật hi sinh”,
trở thành “nhân vật xấu” của gia đình. Thay vì đổ lỗi cho “bệnh nhân chỉ định” hay gia đình, toàn bộ
gia đình có cơ hội để (a) xem xét lại những quan điểm khác nhau và kiểu mẫu tương tác quy định nên
đặc điểm của các thành viên và (b) tham gia vào việc tìm kiếm cách giải quyết.

36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TIẾP CẬN HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
Trong giai đoạn trị liệu gia đình mới hình thành, nhà trị liệu thường bị lạc lối khi chú ý đến
“hệ thống”. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ hệ thống, nhà trị liệu bắt đầu mô tả và xem gia đình như được
tạo thành từ những “bộ hai” hay “bộ ba”; mang “đầy đủ chức nang” hay “rối loạn chức năng”, “bế tắc”
hay “không bế tắc”, “dính kẹt” hay “tách rời”; và đang thể hiện kết quả “tích cực” hay “tiêu cực” và
“các cung phản hổi”. Gia đình được ví như thể một cỗ máy được tra dầu hặc như một chiếc máy tính
đôi khi bị hỏng hóc. Giống như việc sữa chửa dễ dàng một chiếc máy mà không cần quan tâm đến cảm
xúc của những bộ phận liên quan, một vài nhà trị liệu tiếp cận hệ thống gia đình ít quan tâm đến các cá
nhân khi nào mà “tổng thể” gia đình vẫn đang hoạt động tốt lên. Sự ra lệnh, thử thách, và can thiệp
nghịch lý vẫn thường được “hoàn thành” bởi thân chủ- dù đôi khi chính họ còn không biết (xem Haley,
1963, 1976, 1984; Minuchin & Fishman, 1981; Selvini Palazzolli, Boscolo, Cecchin, & Prata, 1978).

Các nhà nữ quyền có thể là những người đầu tiên, nhưng không phải là duy nhất, lên tiếng về
việc thiếu hụt cái nhìn cá nhân trong mô thức làm việc hệ thống. Khi trường phái hiện chuyển động về
hướng thống hợp mô thức trị liệu hệ thống và cá nhân, việc tái đầu tư vào ngôn ngữ trị liệu với những
thuật ngữ về cảm xúc con người là rất quan trọng nhằm đề cao vị trí của cá nhân ở trong gia đình.

HƯỚNG ĐI TIẾP THEO


Để tìm hiểu nhiều hơn về tiếp cận hệ thống gia đình trong trị liệu, hãy gia nhập vào International
Association of Marriage and Family Counselors (tạm dịch: Hiệp hội Tham vấn Hôn nhân và Gia đình
Quốc tế) (IAMFC), trụ sở của ACA. The Family Journal (tạm dịch: Tạp chí Gia đình) là tạp chí chính
thức của IAMFC, nhằm mục đích nâng cao học thuyết, nghiên cứu và thực hành tham vấn cho cặp đôi
và gia đình theo quan điểm hệ thống gia đình. Ngoài ra, lợi ích khác dành cho thành viên của IAMFC
là nhận được tạp chí này dài hạn. Để biết thêm thông tin về hiệp hội này, liên hệ với:

International Association of Marriage and Family Counselors

Website: www.iamfc.com.

Lựa chọn khác là gia nhập vào Hiệp hội Trị liệu Hôn nhân và Gia đình Hoa Kỳ, có hạng mục
thành viên là sinh viên. Bạn phải có được được đơn gia nhập chính thức, bao gồm tên của ít nhất 2 thành
viên Lâm sàng đến từ hiệp hội cho bạn lời xác nhận chính thức. Bạn cũng cần một bản xác nhận có chữ
ký của điều phối viên hay hướng dẫn viên chương trình trị liệu hôn nhân và gia đình của học viện đào
tạo chính thức tại địa phương, chứng thực sự tham gia hiện thời của bạn. Thành viên Sinh viên có thể
bị giữ lại cho đến khi nhận được tiêu chuẩn tốt nghiệp trong tối đa 5 năm. Các thành viên sẽ được nhận
the Journal of Marital and Family Therapy (tạm dịch: Tạp chí về Trị liệu Hôn nhân và Gia đình), được
xuất bản hàng quý, cũng như bản thông báo về 6 chủ đề hàng năm của The Family Therapy Magazine

37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

(tạm dịch: Tạp chí Trị liệu Gia đình). Để có bản copy nội quy AAMFT, bản đăng ký thành viên và
những thông tin khác, vui lòng liên hệ:

American Association for Marriage and Family Therapy


112 South Alfred Street
Alexandria, VA 22314-3061
Điện thoại: (703) 838-9808
Fax: (703) 838-9805
Website: www.aamft.org

KHUYẾN ĐỌC
Ethnicity and Family Therapy (tạm dịch: Sắc tộc và Trị liệu gia đình) (McGoldrick, Giordano,
& Garcia-Preto, 2005) là tác phẩm chính yếu làm việc dựa trên văn hóa trong trị liệu gia đình. Tác giả
đã điểm lại tầm quan trọng trong việc suy xét đến yếu tố văn hóa và bao gồm các chương về nền tảng,
nghiên cứu và các vấn đề trị liệu trong hơn 15 nền văn hóa.

Theory and Practice of Family Therapy and Counseling (tạm dịch: Triết thuyết và Thực hành
Tham vấn Trị liệu Gia đình) (Bitter, 2009) là sổ tay toàn diện hướng đến việc phát triển cá nhân và sự
trưởng thành chuyên biệt trong gia đình của các nhà thực hành cũng như định hướng người đọc đến
triết thuyết bao trùm toàn bộ tham vấn và trị liệu gia đình.

Family Therapy Basics (tạm dịch: Nền tảng Trị liệu Gia đình) (Worden, 2003) cung cấp hướng
dẫn thực hành để sắp xếp phòng vấn gia đình, nhấm mạnh vào những vấn đề thường gặp, cũng như bắt
đầu các cuộc tranh luận về lý thuyết và lâm sàng.

Family Therapy: Concepts and Methods (tạm dịch: Trị liệu gia đình: Lý thuyết và Phương
pháp) (Nichols, 2006) có nội dung dựa trên AAMFT bao trùm 7 mô thức chính yếu trong trị liệu hệ
thống gia đình đương đại. Chương cuối cùng thể hiện sự kết hợp các chủ đề chính từ nhiều tiếp cận
khác nhau trong trị liệu gia đình.

Family Therapy: History, Theory, and Practice (tạm dịch: Trị liệu Gia đình: Lịch sử, Học
thuyết và Thực hành) (Gladding, 2007) cho cái nhìn tổng quan về mô các mô thức trị liệu gia đình và
can thiệp trị liệu thiết kế cho hiệp hội tham vấn viên theo ACA.

Family Therapy: An Overview1 (tạm dịch: Trị liệu Gia đình: Cái nhìn Tổng quan) (Goldenberg
& Goldenberg, 2008) cung cấp cái nhìn tổng quan cơ bản xuất sắc về các quan điểm đương đại trong
trị liệu gia đình.

1
Nhóm dịch đang có Ebook của cuốn sách này, nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ.

38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Metaframeworks: Transcending the Models of Family Therapy (tạm dịch: Đa khuôn khổ: Vượt
trên các Mô thức Trị liệu Gia đình) (Breunlin, Schwartz, & MacKune-Karrer, 1997) là nền tảng cơ bản
cho tiếp cận đa diện nhằm thấu hiểu gia đình và hệ thống lớn hơn gắn liền với họ, đồng thời sách cũng
cung cấp kế hoạch chi tiết cho tích hợp trị liệu gia đình.

The Practice of Family Therapy: Key Elements Across Models (tạm dịch: Thực hành Trị liệu
gia đình: Các Yếu tố chính Xuyên suốt nhiều Mô thức) (Hanna, 2007) tập trung vào tính đa dạng trong
trị liệu gia đình và tích hợp một vài yếu tố thông thường trong trường phái. Sách cũng thảo luận về kỹ
năng và đánh giá trong trị liệu.

Theories and Strategies of Family Therapy (tạm dịch: Lý thuyết và Chiến lược Trị liệu Gia
đình) (Carlson & Kjos, 2002) là bản trình bày đầy đủ về các mô thức trị liệu gia đình, với một số chương
được viết bởi các nhà thực hành từng minh họa cho chương trình video tên là Family Therapy With the
Experts (Carlson & Kjos, 1999).

39

You might also like