Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Buổi số 1: ÔN TẬP

OXIT
Câu 1: Một loại oxit sắt có tỉ số khối lượng của 2 nguyên tố sắt và oxi bằng 7:3. Công
thức hóa học của sắt oxit đó là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe7O3
Câu 2: Trong các dãy oxit sau, dãy nào chỉ gồm các oxit bazơ
A. CuO, NO, MgO, CaO B. CuO, CaO, MgO, Na2O, K2O
C. CaO, CO2, K2O, Na2O D. K2O, MnO2, FeO, Mn2O7
Câu 3: Những cặp oxit sau, cặp nào không tác dụng với nhau
A. CO2 và SiO2 B. BaO và SO2 C. SO3 và K2O D. Na2O và P2O5
Câu 4: Trong các dãy oxit sau, dãy oxit nào tác dụng với nước tạo thành dd kiềm
A. CuO, CaO, Na2O, K2O B. CaO, Na2O, K2O, BaO
C. Na2O, BaO, CuO, MnO D. MgO, Fe2O3 , ZnO, PbO
Câu 5: Để phân biệt 2 chất rắn không màu là Na2O và CaO người ta dùng
A. Quỳ tím B. H2O C. CO2 D. dd NaOH
Câu 6: Trong dãy oxit sau, dãy oxit nào tác dụng với dd axit clohiđric
A. CuO, Fe2O3 , CO2 , FeO B. Fe2O3 , BaO, MnO2, Al2O3
C. CaO, CO, N2O5 , ZnO D. SO2 , CO2 , P2O5 , SO3
Câu 7: Oxit được dùng để khử chua đất trồng là:
A. CuO B. CaO C. Na2O D. Al2O3
Câu 8: Khí có thể làm khô bằng CaO là:
A. CO2 B. H2 C. SO3 D. SO2
Câu 9: Có 2 chất bột trắng: BaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là:
A. dd HCl B. NaCl C. H2O D. Quỳ tím
Câu 10: Những oxit có thể điều chế được từ phản ứng phân hủy là:
A. CuO, FeO, Na2O B. CuO, Fe2O3, MgO
C. K2O, ZnO, Al2O3 D. Na2O, CuO, FeO
Câu 11: Những dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit axit
A. CO2 , SO2, H2O, P2O5 B. CO2 , SO3 , Na2O, NO2
C. SO2 , P2O5 , CO2, SO3 D. H2O, CO, NO, Cl2O7
Câu 12: Ôxit nào làm đổi màu quỳ tím ẩm thành màu đỏ:
A. CO B. CO2 C. SO2 D. Na2O.
Câu13 : Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
A. CaO, Na2O, K2O; CO2 B. CO2, SO2, P2O5. SO3
C. NO, CO2, SO2, P2O5 D. K2O, SO3, N2O5, SiO2
Câu 14: Trong dãy oxit sau, dãy oxit nào tác dụng với dd NaOH
A. CuO, Fe2O3 , CO2 , FeO B. Fe2O3 , BaO, MnO2, Al2O3
C. CaO, CO, N2O5 , ZnO D. SO2 , CO2 , P2O5 , SO3
Câu 15: Chất dùng để tẩy trắng bột gỗ là:
A. CaO B. SO2 C. CO2 D. SO3
Câu 16: Chất nào có hàm lượng oxi nhỏ nhất
A. SO2 B. SO3 C. CuO D. Cu2O
1
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
Câu 17:Dẫn 6,72 lit khí CO2 vào dd Ca(OH)2 dư . Số gam CaCO3 thu được là :
A. 10g B. 20g C. 30g D. 40g
Câu 18: Khối lượng K2O cần lấy để hòa tan vào 70,6g nước tạo thành dd KOH có nồng
độ 14% là :
A. 8,4g B. 4,8g C. 4,9g D. 9,4g
Câu 19: hòa tan 4,7g K2O vào 195,3g H2O nồng độ % của dd thu được là :
A. 2,6% B. 6,2% C. 2,8% D. 8,2%
Câu 20: Một hợp chất có 30% Oxi về khối lượng, còn lại là sắt. Công thức của hợp
chất là;
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
Câu 21: Khử 2,32g một oxit sắt bằng H2 dư thành Fe, thu được 0,72g H2O. Công thức
phân tử của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định.
Câu 22: Có hỗn hợp gồm: Al2O3& Fe2O3, có thể tách được Fe2O3 bằng cách cho tác
dụng với lượng dư dd:
A. HCl B. NaCl C. KOH D. HNO3
Câu 23: Khử hoàn toàn 8g hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 bằng H2 thu được 0,54g H2O.
Khối lượng Cu trong hỗn hợp là:
A. 3,2g B.2,1g C.6,4g D. 8,5g

AXIT
Câu 1: Công thức cấu tạo của axit sunfurơ là:
A. SO3 B. H2SO3 B. CuSO3 D. NaHSO3
Câu 2: Chất làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là
A. HCl B. NaOH C. NaCl D. H2O
Câu 3: Trong số các cặp axit sau, cặp nào tác dụng được với Zn giải phóng khí H2
A. HCl và H2SO4 đặc B. H2SO4 loãng và HNO3 loãng
C. HNO3 đặc và H2SO4 đặc D. HCl và H2SO4 loãng.
Câu 4: Đơn chất tác dụng với dd H2SO4 loãng sinh ra chất khí cháy được trong Oxi là:
A. C B. Fe C. Cu D. Ag
Câu 5: Axit clo hiđric có thể tác dụng với dãy chất nào sau đây
A. CuO, Cu, Ag, AgNO3 B. CuO, NO, Zn, KNO3
C. CuO, ZnO, Zn, Zn(OH)2 D. MgO, Mg(OH)2 , Fe3O4 , CO2
Câu 6: Phản ứng của cặp chất nào sau đây không tạo ra khí CO2:
A. Na2CO3 + dd H2SO4 B, K2CO3 + dd HCl
C. NaHCO3 + dd HCl D, Na2CO3 + dd BaCl2
Câu 7: Cho các chất sau: CuO, BaCl2 , Zn, ZnO, NaCl, NaOH. Số chất tác dụng với
H2SO4 loãng là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 8: Để phân biệt 2 dd không màu là HCl và H2SO4 người ta dùng :
A. quỳ tím B. NaOH C. BaCl2 D. Na2SO4
2
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
Câu 9: Để phân biệt 2 dd không màu là Na2SO4 và H2SO4 người ta dùng:
A. Quỳ tím B. HCl C. Ba(OH)2 D. BaCl2
Câu 10: Nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 theo sơ đồ
Al + H2SO4  Al2(SO4)2 + H2 .
Cho 10,8g nhôm tác dụng với dd có chứa 0,5 mol H2SO4 thì thể tích khí H2 thu đươc là :
A. 22,4l B. 56l C. 11,2l D. 6,72l
Câu 11: Cho 6,4g Cu vào dd HCl dư . thể tích khí H2 thu được là:
A. 2,24(l) B. 0 C. 1,12(l) D. 3,36(l)
Câu 12: Để trung hòa 50ml dd NaOH 1M người ta dùng 200ml dd H2SO4 có nồng độ
mol là:
A. 0,1M B. 0,0125M C. 0,35M D. 0,5M
Câu 13: Cho 1 lượng sắt vào 50ml dd HCl thu được 6,72(l) H2 ở đktc. khối lượng Fe đã
dùng là
A. 5,6g B. 8,4g C. 16,8g D. 11,2g
Câu 14: Cho 5,6g Fe vào 300ml dd HCl 1M. Nhúng quỳ tím vào dd thu được sau phản
ứng, màu của mẩu giấy sẽ có màu:
A. Tím B. Xanh C. Đỏ D. Mất màu
BAZO
Câu 1: Trong các CTHH sau công thức của bazơ là:
A. Na2O B. KOH C. K2CO3 D. KHSO4
Câu 2: Để phân biệt dung dịch KOH và dung dịch HCl người ta dùng :
A. Nước B. Muối ăn C. Na2SO4 D. Quỳ tím
Câu 3: Những bazơ nào trong dãy sau đây vừa tác dụng được với axit, vừa làm đổi màu
quỳ tím?
A. NaOH , KOH , Cu(OH)2 , B. Ca(OH)2 , Fe(OH)3 Mg(OH)2
C. Cu(OH)2 , NaOH , Al(OH)3 D. NaOH , KOH, Ca(OH)2
Câu 4: Dãy hợp chất gồm các chất tham gia phản ứng nhiệt phân là:
A. NaOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2 B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH
C.Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2 D. Ba(OH)2, KOH, Cu(OH)2
Câu 5: Để điều chế Cu(OH)2 người ta cho
A. CuO tác dụng với H2O B. Cu tác dụng với nước
C. CuCl2 tác dụng với KOH D. CuCl2 tác dụng với H2O
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng phân hủy Cu(OH)2 bởi nhiệt là:
A. CuO và H2 B. Cu, H2O và O2
C. Cu, O2 và H2 D. CuO và H2O
Câu 7: Trong 50g dd KOH 5% có chứa số gam chất tan là:
A. 1,5g B. 2,5g C. 10g D. 1,25g
Câu 8: Hòa tan 8g NaOH vào 200ml nước.Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
a. 1M b. 0,001M c. 8M d. 3,8M
Câu 9: Có thể dùng dd NaOH để phân biệt được hai muối nào có trong các cặp sau:
A. dd FeSO4 và dd Fe2(SO4)3 B. dd NaCl và dd BaCl2
C. dd KNO3 và dd Ba(NO3)2 D. dd Na2S và BaS
3
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
Câu 10: Hòa tan 8g NaOH trong nước thành 800ml dd:
1. Dung dịch này có nồng độ mol là:
A. 0,25M B.10M C.2,5M D.3,5M
2. Để trung hòa dd NaOH ở trên cần dùng 200 ml dd H2SO4 nồng độ:
A.1M B.0,5M C.0,25M D.0,1M
Câu 11: Một dd có chứa 1g NaOH trong 100ml dd. Nồng độ mol nào sau đây là của
dd?
A.0,5M B.0,01M C.0,15M D. 0,25M
MUỐI
Câu 1: Những cặp chất nào trong các nhóm dưới đây không cùng tồn tại trong 1 d2:
1. Na2CO3& HCl 2. KOH& CaCl2 3. NaOH & H2SO4
4. MgCl2 & Na2SO4 5. CuCl2& Ba(OH)2 6. AlCl3 & Ca(OH)2
Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch
NaHCO3:
A. Không có hiện tượng gì.
B. Tạo kết tủa trắng trong ống nghiệm.
C. Có khí không màu thoát ra. ( NaHCO3+ HCl-> NaCl+ CO2+ H2O)
D. Có khí không màu đồng thời xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 3: Các phản ứng nào sau đây không xảy ra:
1. KCl + Na2CO3  3. NaOH + HCl 
2. CaCO3 + NaCl  4. NaOH + CuCl2 
A. 1và 2. B. 2 và3. C. 3 và 4. D. 2 và 4.
Câu 4: Muối nào sau đây tác dụng với kim loại Cu
a, NaCl b, AgNO3 c, FeSO4 d, Na2CO3
Câu 5: Để phân biệt 2 dd không màu là NaCl và Na2SO4 người ta dùng:
A. Quỳ tím B. HCl C. H2SO4 D. BaCl2
Câu 6: Nguyên liệu để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. K2MnO4 B. H2O C.CaCO3 D. KClO3
Câu 7: Để phân biệt 2 dung dịch không màu là Na2CO3 và Na2SO4 . hóa chất không thể
chọn để phân biệt là
a, H2SO4 b, MgCl2 c, HCl d, BaCl2
Câu 8: Dung dich FeSO4 có lần tạp chất là CuSO4 . để loại bỏ muối CuSO4 thu được
muối FeSO4 tinh khiết cần dùng kim loại nào sau đây?
A. Al B. Fe C. Mg D. Zn
Câu 9: DD AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Để làm sạch dd muối nhôm có thể dùng chất
nào sau đây?
A. AgNO3 B. HCl C. Al D. Mg
Câu 10: DD FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Để làm sạch FeSO4 ta dùng:
A. Cu B. Fe C. Al D. dd NaOH & dd H2SO4
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm: Al, Ag, Fe vào dd Cu(NO3)2 dư, chất rắn thu được sau phản
ứng là:
A. Fe và Cu B. Al C. Cu D. Ag và Cu
4
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
Câu 12: Trong 500g dd KCl có chứa 40 g KCl , vậy dd này có nồng độ là:
A. 8% B. 12,5% C. 50% D. 80%
Câu 13: Hòa tan 10g KNO3 vào 40g nước. Nồng độ phần trăm của dd thu được là:
a. 25% b. 20% c. 10% d. 30%
Câu 14: Khối lượng NaCl có trong 500g dd NaCl 5% là:
a.5 g b. 24,75g c. 25g d. 25,25g
PHI KIM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Nhiều phi kim tác dụng với oxi thành oxit axit.
B. Phi kim phản ứng với hiđrô tạo thành hợp chất khí
C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
D. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
Câu 2: Oxi phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây tạo ra oxit axit?
A. H2, S, C, Cu B. Cu, S, P, Si C. C,P,Si, S D. H2, P, Si, C
Câu 3: Điều nào sau đây sai khi nói về oxi
A. Oxi là chất khí không màu, không mùi
B. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí
C. Oxi là chất khí tan ít trong nước
D. Oxi là chất khí duy trì sự cháy
Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với oxi
A. P , Fe, CH4 , CaO B. P, KCl, Fe, CH4
C. CH4 , SO2 , Fe, H2 D. CH4 , S, SO3 , Fe
Câu 5: Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần từ trái
sang phải là:
A. Flo, Oxi, Clo B. Clo, Oxi, Flo C. Oxi, Clo,Flo D. Clo, Flo, Oxi
Câu 6: R là ntố phi kim. Hợp chất của R với hiđrô có công thức chung là RH2 chứa
5,88% H. R là ntố:
A. Cacbon B. Nitơ C. Phôtpho D. lưu huỳnh
Câu 7: Biết thành phần % khối lượng của phi kim R trong hợp chất khí RH3 là 82,35%.
R là phi kim:
A. Clo B. Lưu huỳnh C. Nitơ D. Cacbon.
Câu 8: Khí X có tỉ khối đối với Oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4g khí X người ta thu được
2,24(l) khí SO2(đktc) và 1,8g H2O. Công thức phân tử của khí X là:
A. SO2 B. SO3 C. H2S D. Trường hợp khác
Câu 9: Thể tích khí N2 chiếm bới 280g nitơ ở đktc là
A. 112(l) B. 224(l) 336(l) D. 448(l)
Câu 10: Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó mỗi nguyên tố đều chiếm 50%
về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử S và O trong phân tử là
A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:3
Câu 11: Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử cho dưới đây để nhận biết
các khí: Cl2, O2, HCl?
A. Quỳ tím khô B. quỳ tím ẩm
5
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
C. Que đóm còn than hồng D. Giấy tẩm dd phenolphtalein
Câu 12: Sau khi làm thí nghiệm , có khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào:
A. NaCl B. NaOH C. HCl D. H2O
Câu 13: Một loại muối sắt clorua chứa 34,46% sắt và 65,54% clo. Hóa trị của sắt trong
muối clorua này là:
A. I B.II C.III D. Không xác định được
Câu 14: Nếu lấy số mol KMnO4 và MnO2 như nhau cho tác dụng với axit HCl đặc thì
chất nào cho nhiều clo hơn?
A. KMnO4 B. MnO2
C. Hai chất cho Clo như nhau D. Không xác định được
Câu 15: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8g. Một miếng cho tác dụng
với Cl2 và một miếng cho tác dụng với dd HCl. Tổng khối lượng muối Clorua thu được
là:
A. 14,245g B.16,125g C.12,137g D.14,475g
Câu 16 : Cho 2,3g kim loại tác dụng với khí Cl2 dư thu được 5.85(g) muối. CTHH của
muối Clorua là:
A. KCl B. NaCl C. CaCl2 D. FeCl3
Câu 17: Cho 8,7g MnO2 tác dụng với HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Khí X
hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dd NaOH 0,4M ở nhiệt độ thường thu được dd A. Các
chất có trong dd A là:
A. NaOH; NaCl B. NaOH; NaClO
C. NaCl; NaClO; NaOH D. NaCl; NaClO

KIM LOẠI
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
A. Tính oxi hóa và tính khử B. Tính bazơ C. Tính oxi hóa D. Tính khử
Câu 2:Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dd có
môi trường kiềm là:
A. Na; Fe; K B. Na; Cu; K C. Na; Ba; K D. Na; Pb; K
Câu 3: Có các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất
cho dưới đây để nhận biết?
A. dd HCl B. dd H2SO4 loãng C. dd CuSO4 D. H2O
Câu 4: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dd H2SO4 loãng là:
A. Na, Al, Cu, Mg B. K, Na, Al, Ag
C. Na, Fe, Cu, K, Mg D. Zn, Mg, Na, Al
Câu 5: Để nhận biết 2 chất rắn Cu và Fe người ta dùng
A. H2O B. HCl C. NaCl D. NaOH
Câu 6: Nhóm các kim loại nào sau đây tan trong dung dịch H2SO4 loãng tạo ra muối và
giải phóng H2
A. Cu, Fe, Zn B. Fe, Ag, Ni C. Cu, Mg, Al D. Al, Mg, Zn
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng:
6
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
A. Kim loại Cu, Ag tác dụng với dd HCl; H2SO4 loãng.
B. Kim loại Al tác dụng với dd NaOH
C. Kim loại Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc nguội
D. Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
Câu 8: Khi cho một mẩu Zn vào dd CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Zn tan dần, có khí bay ra.
B. Zn tan dần, màu xanh của dd nhạt dần, có kim loại màu đỏ bám vào mẩuZn.
C. Zn không tan, không có hiện tượng gì.
D. Zn tan, giải phóng Cu màu đỏ, dd có màu xanh.
Câu 9: DD mưối tác dụng được với cả Ni và Pb là:
A. Pb(NO3)2 B. Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 D. Ni( NO3)2
Câu 10: Để làm sạch dd Cu(NO)2 có lẫn tạp chất AgNO3 người ta dùng kim loại:
A. Mg B. Cu C. Fe D. Au
Câu 11: Có các kim loại: Zn;Al;Au;Ag;Cu;Fe. Dãy kim loại đều tác dụng được với dd
muối AgNO3 gồm:
A. Zn, Al, Fe, Au, Cu B. Zn, Al, Fe, Au
C. Zn, Al, Fe, Cu D. Ag, Fe, Al, Au
Câu 12: Nhôm có tính chất hóa học đặc biệt khác với các kim loại khác là phản ứng
được với:
A. Oxi tạo oxit B. Phi kim tạo ra muối
C. dd Axit tạo muối và H2 D. dd Bazơ tạo khí
Câu 13: Kim loại nào dưới đây vừa tan được trong dd HCl, vừa tan được trong dd
NaOH?
A. Cu B. Al. C. Mg D. Ag
Câu 14: Cho thanh kim loại Al vào các dd:
1. MgSO4 2. NaCl 3. CuSO4 4. AlCl3 5. ZnCl2
6. Pb(NO3)2 7. HCl 8. H2SO4(l) 9. HNO3(đ) 10. NaOH
Các dd có phản ứng với Al là:
A. 1.3.4.5.6,7,8,9 B. 3,5,6,7,8,10
C. 3,4,5,6,7,8,9,10 D. 1,2,3,4,5,6,8
Câu 16: Có các chất bột sau: Mg, Al, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các
chất cho dưới đây để nhận biết?
A. dd HCl B. dd NaOH C. dd CuSO4 D. dd AgNO3
Câu 17: Không nên dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi, vữa xây dựng
vì:
A. Nhôm tác dụng với nước B. Nhôm tác dụng với dd muối
C. Nhôm tác dụng với dd kiềm D. Nhôm tác dụng với dd axit
Câu 18: Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần là:
A. Na; Al;Zn;Pb;Fe;Ag:Cu B.Al;Zn;Fe; Na;Cu; Ag; Pb
C. Ag; Cu;Pb;Zn;Fe;Al;Na D. Ag;Cu;Pb;Fe;Zn;Al;Na
Câu 19: Có các chất rắn sau: MgO; Fe; Cu. Để nhận biết các chất trên cần dùng.
A. Nước B. dung dịch HCl
7
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
C. Nước và giấy quỳ tím D Chỉ dùng quỳ tím.
Câu 20: Cho các chất sau: Al, Fe, Cu, Na2O, CuO, Na2CO3, KHSO3, Ca(HCO3), HCl.,
H2O Số phản ứng có thể xảy ra là:.
A. 8 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 21: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào?
A. Ngâm trong dd muối ăn. B. Ngâm trong dd axit axetic.
C. Ngâm trong dd H2SO4 loãng D. Ngâm trong dd CuSO4
Câu 22: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ăn mòn kim loại:
A. Con dao làm bằng thép để lâu trong không khí bị gỉ.
B. Tàu thủy sau môỵ thời gian chạy dưới biển thì vỏ tàu bị gỉ.
C. Đốt cháy dây sắt trong bình khí Oxi, dây sắt bị ngắn dần.
D. Ngâm đinh sắt trong nước một thời gian, đinh sắt bị gỉ.
Câu 23:Cho 23g Na tác dụng với 100g H2O nồng độ phần trăm của dd thu được là
A. 32,8% B. 23,8% C. 30,8 D. 29,8
Câu 24: Cho 1 lượng kẽm vừa đủ vào 150ml dd HCl thu được 3,36(l) H2 ở đktc . Nồng
độ mol của dd HCl đã dùng là
A. 1M B. 0,01M C. 2M D. 0,02M
Câu 25: Cho 3,6g Mg vào 200ml dd HCl 1M. Khối lượng Mg còn lại sau phản ứng là:
A. 0g B. 1,2g C. 2,4g D.3,6g
Câu 26: hai mẩu Zn có khối lượng bằng nhau . Cho 1 mẩu vào dd HCl thu được 6,8g
muối. Cho mẩu còn lại vào dd H2SO4 thì khối lượng muối được tạo ra là :
A. 16,1g B. 8,05g C. 13,6g D. 7,42g
Câu 27: Cho kim loại X tác dụng với dd H2SO4 loãng để lấy khí H2 khử oxit kim loại Y
(các phản ứng đều xảy ra ) X và Y có thể là những kim loại nào?
A. Cu và Fe B. Fe và Cu C. Cu và Ag D. Ag và Cu
Câu 28: Kim loại M có hóa trị I . Cho 5, 85g kim loại M tác dụng hết với nước thu
được 1,68(l) khí H2 . M có NTK là
A. 7đvC B. 23đvC C. 39 đvC D. 85,5đvC
Câu 29: Cho 12,1g hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m(g) dd HCl 10%. cô
cạn dd sau phản ứng thu được 26,3g hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m là :
A. 116g B. 126g C. 146g D. 156g
Câu 30: Cho 1,4g kim loại hóa trị II tác dụng hết với dd HCl thu được 0,56(l) H2 ở
đktc. Kim loại đó là:
A. Mg B. Zn C. Fe D. Ni
Câu 31: Cho 8g hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra 5,6 (l) ở
đktc . Khối lượng hỗn hợp muối tạo ra trong dd là
A. 22,25g B. 22,75 C. 24,45 D. 25,75
Câu 32: Cho 1,4g kim loại X hóa trị I tác dụng hết với H2O thu được 2,24(l) H2 ở đktc
X là kim loại nào sau đây?
A. Li B. Na C. K D. Cs
Câu 33: Cho 5,6g Fe vào 200ml dd HCl. Nồng độ dd HCl cần dùng để hòa tan hết
lượng Fe là:
8
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55
A. 0,25M B. 0,5M C.1M D.2M
Câu 34: Cho Fe vào 300ml dd HCl 1M. Khối lượng Fe cần dùng là:
A. 5,6g B.2,8g C. 11,2g D. 8,4g
Câu 35: Cho 4,8g Mg vào 200ml dd HCl 1M. Thể tích H2( đktc) thu được sau phản
ứng:
A. 1,12(l) B. 2,24(l) C. 4,48(l) D. 6,72(l)
Câu 36: Cho 8,8 g hỗn hợp Cu và Fe vào 200ml dd HCl 1M vừa đủ. Thể tích H2(đktc)
thu được sau phản ứng:
A. 4,48(l) B.2,24(l) C.6,72(l) D. 3,36(l)
Câu 37: Cho 12g hỗn hợp Cu và Fe vào V(ml)dd HCl 2M, sau phản ứng thu được
2,24(l) khí H2(đktc). Thể tích dd HCl tối thiểu phải dùng để hòa tan hỗn hợp là:
A. 100 B. 0,2 C. 200 D.0,1
Câu 38: Cho 8,8g hỗn hợp Mg và Cu vào 300ml dd HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu
được 2,24(l) H2(đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 2,4 và 6,4 B. 6,4 và 2,4 C. 1,2 và 7,6 D. 7,6 và 1,2
Câu 39: Cho 5,1g hỗn hợp: Al và Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 2,8(l)
khí( đktc). Cô cạn dd thu được muối khan có khối lượng là:
A.14g B. 13,975g C.13,5g D.14,5g
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp gồm: Al và Al2O3 trong dd NaOH dư, thu
được 6,72(l) H2(đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
A.48% B.50% C. 52% D.54%

9
K=39; Na=23; Ba= 137; Ca=40; Mg=40; Al= 27; Zn=65; Fe= 56; Ni=28;Sn=119; Pb=207; H=1;
Cu=64; Hg= 201;Ag=108; O=16; N=14; P=31;Cl=35.5; S=32; C=12; Br= 80; F=19; Mn = 55

You might also like