Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN

VỚI SINGAPORE VÀ MALAYSIA TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX


ĐẾN NHỮNG NĂM 30 CỦA THẾ KỶ XX

Trần Thị Kiều Oanh


Khoa Nhật Bản học, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

TÓM TẮT

Nhật Bản và Đông Nam Á có mối quan hệ thƣơng mại từ rất sớm. Vào thế kỷ XVI - XVII, các Châu Ấn
thuyền của Nhật Bản đã đến buôn bán tại các nƣớc Đông Nam Á và đã lập nên những con phố Nhật nổi
tiếng (Nihon machi). Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông
Nam Á đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản sau gần một thế kỷ “đóng
cửa”, qua cuộc cải cách Minh Trị đã có những biến đổi tích cực và mang lại nhiều thành tựu lớn, giúp
Nhật Bản không những đứng vững trƣớc ngoại xâm mà còn phát triển kinh tế. Ngƣợc lại, trong khoảng
thời gian này hầu hết các nƣớc Đông Nam Á đang chịu sự đô hộ của các nƣớc phƣơng Tây. Trong đó,
Malaysia và Singapore nằm dƣới quyền kiểm soát của thực dân Anh. Với chính sách cai trị tƣơng đối
thông thoáng của thực dân Anh, và chính sách “hƣớng Nam” của Nhật, cùng với vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng của hai nƣớc Malaysia và Singapore, đã tạo nên
một mối quan hệ giao thƣơng tƣơng đối phát triển giữa hai bên trong giai đoạn này.
Từ khóa: Malaysia, Nhật Bản, quan hệ thƣơng mại, Singapore, thƣơng mại.

1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VỚI
MALAYSIA VÀ SINGAPORE

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên


Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, có hai khu vực địa lý rõ rệt: khu vực bán đảo Malaysia, tiếp
giáp với Thái Lan ở phía Bắc, Singapore và Indonesia ở phía Nam; khu vực phía Đông và bờ biển phía
Tây đảo Borneo và vùng lãnh thổ liên bang Labuan, tiếp giáp với Indonesia và Brunei. Malaysia là quốc
gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Kẹp giữa bán đảo Malaysia và
đảo Sumatra là eo biển Malacca, một trong các tuyến đƣờng quan trọng trong thƣơng mại toàn cầu.
Singapore là quốc đảo nằm giữa Indonesia và Malaysia, với khoảng 60 hòn đảo lớn nhỏ. Singapore không
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhiều về tài nguyên khoáng sản, nhƣng Singapore lại có vị trí địa lý thuận lợi để
phát triển thƣơng mại biển, Singapore cách Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía Bắc và tách biệt
với đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía Nam.

1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa
Năm 1819, đƣợc sự đồng ý của Vƣơng quốc Johor, Anh đã thành lập Singapore với vai trò là một trạm
mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh. Với sự phát triển của thƣơng mại và vận tải biển, Singapore nhanh
chóng phát triển, có thể xem nhƣ một trong những cảng biển quan trọng của thế giới giai đoạn đầu thế kỷ
XX.
1180
Thƣơng mại giữa Anh và Trung Quốc và các địa điểm khác trong khu vực Đông Nam Á ngày càng phát
triển, là một trong những yếu tố đã thúc đẩy Anh tăng tầm ảnh hƣởng của mình ở khu vực Đông Nam Á.
Sau những trao đổi thuộc địa giữa Anh và Hà Lan đạt đƣợc từ những đàm phán và chiến tranh, cuối cùng
Anh đã đặt sự bảo hộ của mình ở Malaysia bằng Hiệp định Anh - Hà Lan năm 1824. Thực dân Anh với
chính sách phát triển kinh tế mở, ít can thiệp vào những sự kiện chính trị ở các tiểu quốc thuộc địa nên
phần nào ít phải đối mặt với những cuộc đấu tranh chống đối của chính quyền các nƣớc thuộc địa. Về cơ
bản, thực dân Anh thi hành chính sách “chia để trị” với vùng đất thuộc địa của mình, không những chia về
lãnh thổ mà bao gồm cả tôn giáo, sắc tộc,...
Malaysia với lãnh thổ mang những nét đặc trƣng Đông Nam á: nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái đa dạng,
nên cũng có những hàng hóa mang đặc trƣng Đông Nam Á. Bên cạnh nông nghiệp lúa nƣớc chiếm ƣu thế,
các loại cây nhƣ dầu cọ, hồ tiêu, ca cao và gỗ cũng là những mặt hàng quan trọng. Trong đó, thực dân Anh
đã chú trọng phát triển các đồn điền cao su ở Malaysia, cao su là mặt hàng chiến lƣợc của Anh ở nƣớc
thuộc địa này.
Ngay từ buổi đầu thực dân Anh cũng đã chú trọng khai thác thiếc, khoáng sản. Nhằm mục đích quản lý và
khai thác tốt thuộc địa, thực dân Anh đã phát triển hệ thống giao thông ở thuộc địa bao gồm cả đƣờng sắt,
đƣờng bộ, đƣờng thủy. Công nghiệp chủ dƣới hình thức nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tại chỗ, chủ yếu chủ
trƣơng xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô.
Vị trí địa lý thuận lợi, cùng với chính sách bảo hộ kinh tế thông thoáng của Thực dân Anh, Malaysia và
Singapore vừa trở thành cửa ngõ cũng nhƣ điểm chung chuyển của tuyến giao thƣơng trong khu vực và
thế giới, trong đó bao gồm cả với Nhật Bản. Trƣớc chiến tranh thế giới thứ II, Singapore và Malaysia bao
gồm: các khu định cƣ Eo biển, các quốc gia Mã Lai liên kết, các quốc gia Mã Lai chƣa đƣợc phân loại,
Bắc Borneo, Sarawak và Brunei nằm dƣới quyền kiểm soát của thực dân Anh.

2. PHÂN TÍCH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VỚI SINGAPORE VÀ
MALAYSIA
Cuối thế kỷ XIX, sau “Minh Trị duy tân” Nhật đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế quan trọng, nhất là tiếp
thu khoa học kỹ thuật tiên tiến từ các nƣớc đi trƣớc, góp phần thúc đẩy công nghiệp Nhật Bản phát triển.
Nhật Bản tăng cƣờng mở rộng tầm ảnh hƣởng trong khu vực và giải quyết nhu cầu về nguyên liệu, cũng
nhƣ đầu ra cho sản phẩm của mình. Năm 1894 về đối ngoại, Nhật đã ký kết điều ƣớc với Anh về thông
thƣơng và hàng hải.
Ngành công nghiệp phát triển sớm nhất của Nhật Bản là ngành sản xuất vải, lụa và xe sợi. Các nƣớc Đông
Nam Á trở thành thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng, trong đó Malaya dƣới quyền kiểm soát của thực dân Anh
trở thành thị trƣờng thuận lợi cho Nhật.
Mặt khác, Malaya có thổ nhƣỡng và khí hậu phù hợp phát triển ngành cao su. Nhận biết đƣợc điều này,
Nhật Bản đã sớm đầu tƣ vào trồng trọt cao su, nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp trong nƣớc.
Các thƣơng nhân, công ty, xí nghiệp Nhật Bản đầu tƣ vào Malasia và Singapore với đa dạng ngành nghề,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhƣ đã giới thiệu bên trên, Singapore trong thời điểm này đóng vai trò là
cảng biển thƣơng mại nên đa số các hoạt động thƣơng mại và các thƣơng điếm nhỏ của Nhật Bản diễn ra ở
cảng thị này, trong số ngƣời Nhật có ở Singapore năm 1920 có khoảng 50% là hoạt động về thƣơng mại,
một số ít là hoạt động trong nông nghiệp. Các hoạt động của ngƣời Nhật trong giai đoạn cuối chiến tranh
thế giới thứ nhất chủ yếu là giải trí, dịch vụ, thƣơng nhân,.. Đến cuối những năm 20 cơ cấu ngành nghề có
sự chuyển biến, ngoài những thƣơng nhân nói chung, những ngƣời làm trong công ty, ngân hàng đã tăng
đáng kể. Trong thập niên này là giai đoạn Nhật Bản tập trung phát triển công nghiệp nặng, nhu cầu về

1181
nguyên liệu cho phát triển tăng, Nhật Bản đã có những chính sách ƣu tiên tìm kiếm, khai thác, nhập khẩu
nguồn nguyên liệu. Malaya có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, đáp ứng đƣợc yêu cầu này của
Nhật. Sở dĩ có sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề này một phần là do biến động của thị trƣờng, nhƣng
phần lớn là do tại Nhật Bản nền công nghiệp phát triển đến giai đoạn cao, sự lớn mạnh của các tập đoàn
kinh tế với đa ngành nghề từ đầu tƣ kinh tế đến thƣơng mại và ngân hàng,...đã vƣơn tầm ảnh hƣởng sang
các nƣớc trong khu vực.
Theo số liệu thống kê năm 1936 các thƣơng nhân Nhật có ở Malaysia và Singapore khoảng trên 1,200
ngƣời với khoảng 120 các thƣơng điếm. Các mặt hàng kinh doanh của các thƣơng điếm cũng tƣơng đối đa
dạng nhƣ: các sản phẩm dệt, vải của Nhật, thời trang, thủy tinh, gốm, thuốc, dụng cụ y tế, thực phẩm, đồ
uống có cồn, xe đạp, tạp hóa,... các công ty thƣơng nghiệp nhƣ: Nomura shouten (野村商店), Chida
shoukai(千田商会), Mitsui bussan (三井物産), Nishiyama shoukai (西山商会), Nihonseiyaku (日本製
薬), Nihon kougyou (日本鉱業),1... Nếu dựa vào các mặt hàng mà các thƣơng điếm của Nhật kinh doanh
tại Malaysia và Singapore, chúng ta thấy rằng đây chính là các mặt hàng chủ yếu Nhật xuất khẩu sang hai
nƣớc này.
Các thƣơng điếm, các công ty, xí nghiệp của Nhật cũng hoạt động nhiều ở Malaysia. Trong số đó, nổi
tiếng với công ty Ishihara (石原産業)kinh doanh ngành công nghiệp khai thác quặng sắt ở Johor. Công
ty Kuhara (久原産業) hoạt động chủ yếu ở vùng Tawau thuộc Boneo, đầu tƣ vào những đồn điền cao su.
Ở Sarawak ngoài cao su còn trồng các loại cây nhƣ lúa, thơm, trà, cà phê, bông sợi, dầu cọ,... Bên cạnh đó
còn có nhiều xí nghiệp có ảnh hƣởng lớn nhƣ công ty Suzuki (日砂商会)với các mặt hàng chính nhƣ
trồng cao su, khai thác mỏ, Yamanaka shouten (山中商店) xuất khẩu các mặt hàng lâm nghiệp nhƣ gỗ,
mây,... Dựa trên những mặt hàng mà các công ty, xí nghiệp Nhật Bản đầu tƣ ở Malaysia cho thấy các mặt
hàng Nhật Bản nhập khẩu từ vùng này chủ yếu là nông, lâm sản, cùng với khai thác tài nguyên thiên nhiên
quặng, thiếc.

Bên cạnh đó còn có các ngân hàng nhƣ: Yokohama shoukin (横浜正銀), Kanan ginkou (華南銀行). Các
công ty vận tải nhƣ: Oosaka shousen (大阪商船), Nanyou Kaiun (南洋海運),...

2
Bảng 1: Thống kê ngƣời Nhật tại Malaya từ năm 1907 - 1923

Thƣơng nhân Nhân viên công


Năm Số ngƣời
nói chung ty, ngân hàng

1907 516 100 -


1908 693 83 -
1909 428 92 -
1910 411 133 -
1911 402 95 18

1
Tanno Isao 2017, Chiến lược và căn bản của quá trình xuất tiến Đông Nam á của các xí nghiệp Nhật Bản, NXB Doubunkan,
p.138 (丹野勲2017、日本企業の東南アジア進出のルーツと戦略、同文館出版)
2
Hajime Shimizu 1993, “Mô hình quá trình xâm nhập kinh tế của ngƣời Nhật ở Malaysia và Singapore thời tiền
chiến”, Người Nhật ở thuộc địa Đông Nam Á, Đại học Cornell, quyển 3, p.67 (Hajime Shimizu 1993, “The pattern of
Japanese Economic Penetration of Prewar Singapore and Malaya”, The Japanese in colonial Southeast Asia, Cornell
University, volume III, p.67).
1182
Thƣơng nhân Nhân viên công
Năm Số ngƣời
nói chung ty, ngân hàng

1912 573 176 20


1913 618 121 36
1914 646 138 45
1915 883 194 106
1916 1088 279 144
1917 972 299 172
1918 1097 399 220
1919 929 350 136
1920 1464 138 1136
1921 1887 154 1478
1922 1002 147 526
1923 1206 121 865

Trong số những ngƣời Nhật đến Malaya giai đoạn này, do tính chất thƣơng cảng của Singapore nên hầu
hết các thƣơng nhân Nhật tập trung ở Singapore. Trong khi đó việc đầu tƣ, phát triển nông nghiệp chủ yêu
tập trung phát triển ở Malaysia. Tuy đầu tƣ vào nông nghiệp với đa dạng cây trồng nhƣng cây trồng chủ
lực của Nhật ở đây vẫn là cao su, trên 90% ngƣời Nhật ở trong lĩnh vực nông nghiệp liên quan đến cao su.
Cao su là một mặt hàng mà giá cả phụ thuộc vào thế giới nên số ngƣời Nhật ở đây trong giai đoạn này
cũng tăng giảm theo thị trƣờng thế giới. Hay nói cách khác, một trong những con số không ổn định của
ngƣời Nhật ở Malaya giai đoạn này đều liên quan đến sự biến động của thị trƣờng cao su, cũng nhƣ những
nhà đầu tƣ lớn. Ngƣời Nhật đến Malaya để đầu tƣ và hoạt động thƣơng mại, trong điều kiện kinh tế không
thuận lợi họ sẽ trở về lại nƣớc của mình và ngƣợc lại.
Trong chiến tranh thế giới thứ I, với sự đối đầu giữa các nƣớc thuộc địa và các nƣớc thực dân, đã tạo cho
hàng hóa Nhật Bản có nhiều cơ hội hơn để tiến vào thị trƣờng Malaya. Cùng với nó, số lƣợng thƣơng nhân
Nhật đến Malaya cũng tăng. Dựa vào bảng thống kê trên cho thấy nền kinh tế của Malaya phát triển tƣơng
đối ổn định. Cùng với sự phát triển của hoạt động thƣơng mại, các ngân hàng Nhật Bản cũng đã xuất hiện
ở Malaya, và hoạt động của ngành ngân hàng ở đây tƣơng đối phát triển. Dựa vào bảng thống kê trên cũng
chỉ ra rằng tuy số ngƣời Nhật ở Malaya sau chiến tranh thế giới thứ I vẫn tƣơng đối ổn định, tuy nhiên
thành phần kinh tế có phần biến động, số thƣơng nhân sụt giảm mà thay vào đó nhân viên ngân hàng và
các hãng tăng mạnh. Điều này cũng cho thấy sự chuyển biến từ thƣơng mại nhỏ lẻ sang hoạt động của các
công ty lớn.
Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 1, do khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp cũng nhƣ cá nhân đã
đầu tƣ vào cao su giai đoạn này đã phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Bên cạnh đó, với chính sách hạn chế
đất trồng cao su của Anh đã làm cho diện tích canh tác cao su của Nhật ở đây giảm. Họ đã cầu viện chính
phủ với những khoản vai ƣu đãi lãi suất và dài hạn để giúp họ phục hồi. Tuy nhiên, một số cá nhân, doanh
nghiệp vì không trụ nổi nên đã nhƣợng quyền lại cho tƣ bản Anh, Mỹ.

1183
Không chỉ cao su, thƣơng mại nói chung vẫn phần nào chịu ảnh hƣởng của tình hình thế giới theo từng
giai đoạn biến động của thị trƣờng.
Ngƣợc lại với sự suy giảm của ngành cao su tại Malaya thì từ cuối thập niên 20, công nghiệp thủy sản của
Nhật Bản phát triển mạnh, nhu cầu về nguồn nguyên liệu cũng nhƣ vùng tiêu thụ đã góp phần cho hoạt
động ngƣ nghiệp của Nhật Bản ở Malaya mà chủ yếu cơ sở đặt tại Singapore phát triển mạnh. Các tàu
đánh cá của Nhật không chỉ hoạt động ở vùng biển Malaya mà nó còn vƣơn khơi ra hầu khắp các vùng
biển thuộc Đông Nam Á nhƣ: biển Balimun và quần đảo Riau và vùng biển ven bờ Sumatra và eo biển
Bangka, đến Đông Dƣơng thuộc Pháp, từ Vịnh Thái Lan 600-700 dặm; phía tây, qua eo biển Malacca và
vào Ấn Độ Dƣơng. Nguồn lợi thủy hản sản, sau khi giao dịch trực tiếp tại thị trƣờng Singapore, phần còn
lại cung cấp cho ngành công nghệ đồ hộp của Nhật.

3
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản sang Malaya (Đơn vị 1,000 yên)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu


1929 27,928 44,630
1930 27.022 33,481
1931 19,172 24,953
1932 25,600 28,961
1933 46,271 44,544
1934 63,620 70,624
1935 51,494 78,975
1936 61,747 96,016
1937 72,340 134,067
1938 22,870 100,968
1939 22,430 115,839

Năm 1931, Nhật Bản ban hành chính sách cấm nhập khẩu gạo, điều này đã làm cho tỷ giá yên sụt mạnh.
Năm 1934, vì lo sợ mặt hàng vải sợi trong nƣớc sẽ bị thất thế trƣớc sự nhập khẩu ồ ạt vải sợi từ Nhật Bản,
Anh đã thực thi chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng này. Điều này, phần nào đã ảnh hƣởng đến cán
cân thƣơng mại của hai bên. Vì cho đến thời điểm này, một trong những mặt hàng chủ lực của Nhật Bản
tại Malaya là mặt hàng tơ, sợi, vải nói chung.
Cho đến năm 1939, hầu hết hoạt động thƣơng mại của Nhật ở Malaya chủ yếu là nhập siêu, phục vụ cho
ngành công nghiệp đang lớn mạnh của Nhật. Nhật là một trong những bạn hàng lớn của Malaya về hàng
hóa xuất khẩu.

3. KẾT LUẬN
Đối với Đông Nam Á nói chung và Malaya nói riêng, Nhật Bản giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX trở
thành một tấm gƣơng đổi mới thành công. Không những đƣa đất nƣớc thoát khỏi sự đô hộ của thực dân
mà còn có một nền kinh tế phát triển bậc nhất ở Châu Á. Quan hệ thƣơng mại hai bên đã giúp lƣu thông

3
Nguyễn Tiến Lực 2013, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, p.23
1184
hàng hóa, cũng nhƣ giúp ngƣời dân thuộc địa nhận thức đƣợc kinh tế tiền tệ, thúc đẩy sản xuất phát triển,
đẩy nhanh quá trình hội nhập vào thị trƣờng thế giới. Bên cạnh đó, quan hệ giao thƣơng giữa hai bên phần
nào còn giúp cho giai cấp tƣ sản của Malaya học hỏi kinh nghiệm và trƣởng thành. Ngoài ra, thông qua
con đƣờng thƣơng mại, nhiều yếu tố về văn hóa, tƣ tƣởng và xã hội cũng đƣợc giao lƣu, phần nào góp
phần cho nền móng của cách mạng giải phóng dân tộc ở hai nƣớc.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại trở thành một xu hƣớng chung.
Việc tìm hiểu mối quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với hai nƣớc trên sẽ góp phần hoàn chỉnh bức tranh
thƣơng mại hai phía, những bƣớc thăng trầm, vị thế thƣơng mại của mỗi bên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Tiến Lực 2013, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội
[2] Lƣơng Ninh (chủ biên) 2018, Đông Nam Á lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị
quốc gia sự thật
[3] Vĩnh Sính (1991), Nhật Bản Cận Đại, NXB Lao Động
[4] Vũ Dƣơng Ninh (chủ biên, 1991), Các nước Asean, NXB Thông tin lý luận - Ban KHXH thành ủy
Tp.HCM
[5] Vũ Dƣơng Ninh và Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục

[6] Hajime Shimizu 1993, “Mô hình quá trình xâm nhập kinh tế của ngƣời Nhật ở Malaysia và
Singapore thời tiền chiến”, Người Nhật ở thuộc địa Đông Nam Á, Đại học Cornell, quyển 3(Hajime
Shimizu 1993, “The pattern of Japanese Economic Penetration of Prewar Singapore and Malaya”,
The Japanese in colonial Southeast Asia, Cornell University, volume III)
[7] Tanno Isao 2017, Chiến lược và căn bản của quá trình xuất tiến Đông Nam á của các xí nghiệp
Nhật Bản, NXB Doubunkan (丹野勲2017、日本企業の東南アジア進出のルーツと戦略、同文
館出版)
[8] Tanno Isao 2015, Lịch sử và chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Đông Nam
Á trƣớc chiến tranh - Trƣờng hợp ngành sản xuất cao su, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Tập
san kinh tế quốc tế, số 51, ĐH Kanagawa (丹野勲 2015, “戦前日本企業の東南アジアの事業進
出の歴史と戦略―ゴミ栽培、農業栽培、水産業の進出を中心としてー”、国際経営論集
No.51, 神奈川大学)

1185

You might also like