Trường Đại Học Thương Mại: (Phần dành cho sinh viên/ học viên)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Kinh danh quốc tế Số báo danh: 24


Mã số đề thi: 5 Lớp: 2168ITOM1311
Ngày thi: 13/12/2021 Tổng số trang: 6 Họ và tên: Dương Thị Thơm

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1: Phân tích môi trường văn hóa và những tác động của môi trường văn hóa đến hoạt
động kinh doanh quốc tế ? Minh họa bằng ví dụ cụ thể ?

I. Phân tích môi trường văn hóa và tác động của nó đến hoạt động KDQT.
1. Khái niệm văn hóa – môi trường văn hóa
- “Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con
người kiến tạo nên và mang đặc thù riêng của mỗi một dân tộc”.
- “Môi trường văn hoá là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách,
nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và
sáng tạo giá trị văn hoá, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của
họ. Môi trường văn hóa không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể mà
còn có những con người hiện diện văn hoá”.
2. Các yếu tố văn hóa
a. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để truyền đạt
thông tin và ý tưởng. Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác, sẽ thu được các lợi ích
lớn.

Họ tên SV/HV: Dương Thị Thơm - Mã LHP: 2168ITOM1311 Trang 1/6


b. Tôn giáo
- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử
của con người.
- Tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh.
- Do đó, đến kinh doanh tại đâu thì phải nghiên cứu, hiểu những tôn giáo phổ biến
tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng phải tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào,
thì sẽ tránh được những rủi ro trong đàm phán.
c. Giá trị và thái độ
- Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng, sai, tốt, xấu,
quan trọng và không quan trọng.
- Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo
một hướng xác định đối với một đối tượng.
- Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của con người, đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
d. Phong tục và cách cư xử
- Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội của một nước hay
một địa phương. Những nếp sống thói quen này được coi là phổ biến và được hình
thành từ trước.
- Cách cư xử là hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù.
- Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thể hiện
chúng. Mỗi dân tộc có cách cư xử riêng biệt của mình. Nếu nghiên cứu và hiểu
đựơc phong tục và cách cư xử của đối tác thì công việc sẽ tiến hành trôi chảy,
thuận lợi còn ngược lại thì sẽ gặp rủi ro.
e. Yếu tố vật chất của văn hóa
- Văn hóa vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra. Khi nghiên cứu văn hóa
vật chất chúng ta xem xét cách con người tạo ra những sản vật (khía cạnh kỹ
thuật), ai đã làm ra chúng và tại sao phải làm (khía cạnh kinh tế).
- Trình độ kỹ thuật của một xã hội nó ảnh hưởng đến mức sống của người dân, giúp
giải thích những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Khi tiến hành kinh doanh ở

Họ tên SV/HV: Dương Thị Thơm - Mã LHP: 2168ITOM1311 Trang 2/6


những nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, các nhà kinh doanh cần chú ý
đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và nhiều tiện ích hơn. Còn ở
những nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển hơn thì những sản phẩm cao cấp
như vậy chưa chắc đã được hoan nghênh vì chưa phù hợp.
f. Thẩm mỹ
- Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm
thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và thái độ
của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau.
g. Giáo dục
- Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi
dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự
nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.
3. Tác động của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
Văn hoá mang tính nguyên tắc phải tuân theo. Tính nguyên tắc này của văn hoá đã
làm cho quá trình đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng trở nên đơn
giản hơn bằng việc hạn chế số lượng sản phẩm sản xuất và chỉ tung ra những sản
phẩm được xã hội chấp nhận. Song, đặc điểm này cũng gây ra khó khăn cho những
sản phẩm mà không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người tiêu dùng.
- Văn hoá đòi hỏi phải học tập và nghiên cứu: đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tìm
hiểu để thích nghi và phát triển trong môi trường đó.
- Văn hóa có tính linh hoạt: khiến cho sản phẩm trở nên lỗi thời và cũng có thể báo
hiệu một thói quen mua sắm mới của khách hàng.
- Văn hóa ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng, phong cách sống và các thứ bậc nhu
cầu của con người.
- Văn hoá không chỉ ảnh hưởng tới những hàng hoá được tiêu dùng mà còn tác động
tới những hàng hoá không được tiêu dùng.
- Tóm lại, văn hóa tác động đến các trao đổi giữa các cá nhân với nhau cũng như
việc vận hành các chuỗi giá trị như việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, marketing và

Họ tên SV/HV: Dương Thị Thơm - Mã LHP: 2168ITOM1311 Trang 3/6


bán hàng. Các nhà quản lí phải chú ý đến vấn đề văn hóa khi thiết kế sản phẩm,
bao bì và kể cả màu sắc.
II. Ví dụ minh họa.
1. Văn hóa có tính linh hoạt: khiến cho sản phẩm trở nên lỗi thời và cũng có thể báo
hiệu một thói quen mua sắm mới của khách hàng: Ví dụ như thị hiếu của người
Nhật đã thay đổi từ việc ăn kiêng cá và gạo đến việc thích nghi với các sản phẩm
bơ sữa và thịt. Còn ở Trung Quốc thì phụ nữ mặc quần dài rộng thùng thình đến
mắt cá chân trong suốt thời kì diễn ra cuộc Cách mạng Văn hoá và ngay cả đến
cuối những năm 70 họ vẫn chưa mặc váy ở nơi công cộng. Nhưng đến năm 1986
Đảng đã có sự chấp thuận đối với bộ áo tắm hai mảnh và bộ đồ này đã thay thế cho
bộ áo tắm một mảnh trong cuộc thi thể dục thể thao toàn quốc gia.
2. Người Châu á thích ăn gà nướng hoặc luộc hơn là gà rán. Do vậy nên món gà rán
Kentucky đã thất bại thảm hại ở Hongkong. Toàn bộ gà của công ty này đều được
nuôi theo chế độ ăn kiêng, nghĩa là ăn toàn cá nên điều này đã ảnh hưởng tới mùi
vị của gà và người Trung Quốc ở Hongkong nhận thấy rằng món gà rán chế biến
theo phong cách Mỹ này rất khó ăn. Sau khi rút lui khỏi thị trường, cuối cùng
Kentucky cũng phải quay trở về với phương pháp rán mới mang đậm phong cách
của người Trung Quốc.

Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm của phương thức nhập khẩu ? Nhận xét tình hình nhập
khẩu hiện nay của Việt Nam ?

I. Ưu, nhược điểm củacác phương thức nhập khẩu


1. Nhập khẩu trực tiếp
- Ưu điểm: Các đơn vị kinh doanh sẽ chủ động hơn trong quá trình kinh doanh của
mình. Thay vì thông qua đơn vị thứ ba, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp thâm nhập
vào thị trường để gợi mở và tìm cơ hội cho mình.
- Nhược điểm: Hình thức nhập khẩu trực tiếp chỉ áp dụng cho những đơn vị kinh
doanh lâu năm, có tiềm lực tài chính tốt. Đòi hỏi nhân viên tham gia giao dịch phải
có kinh nghiệm và vững nghề.

Họ tên SV/HV: Dương Thị Thơm - Mã LHP: 2168ITOM1311 Trang 4/6


2. Nhập khẩu ủy thác
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí: Trước hết, khi sử dụng hình thức nhập khẩu ủy thác, các
doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí. Ví dụ: chi phí đầu tư cho bộ phận chuyên môn xuất
nhập khẩu.
+ Tiết kiệm thời gian: chọn hình thức nhập khẩu ủy thác, các đơn vị này có mối
quan hệ chặt chẽ với bên hải quan, nên mọi thủ tục sẽ diễn ra nhanh chóng và đơn
giản hơn.
+ Hạn chế rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa: bên phía đơn vị ủy thác sẽ chịu mọi trách
nhiệm khi bạn làm các thủ tục xuất nhập khẩu.
- Nhược điểm: Chi phí chi trả cho dịch vụ ủy thác lớn, bên phía ủy thác thiếu chủ
động khiến bạn vẫn phải trực tiếp làm việc trực tiếp với đối tác của mình, có nguy
cơ lộ thông tin hàng hóa, đối tác.
3. Nhập khẩu liên doanh

- Ưu điểm: ít chịu rủi ro bởi mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp
một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên cũng tăng theo số
vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên
phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi
bên gánh vác.
- Nhược điểm: Dễ xảy ra mẫu thuẫn giữa các đối tác về thuế, phí…
4. Nhập khẩu đổi hàng
- Ưu điểm: Không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên không bị ảnh hưởng vấn đề tỷ
giá trong giao dịch.Giảm chi phí giao dịch và thanh toán với ngân hàng. Có thể
thực hiện khi một bên thiếu ngoại tệ, hàng tồn kho, hàng không hoàn hảo
- Nhược điểm: Khó khăn trong việc định giá thị trường cho hàng hóa, thường không
hiệu quả vì hai bên thường có xu hướng độn giá hàng hóa của mình, rất phức tạp,
phiền hà và tốn thời gian, chịu ảnh hưởng của luật lệ các nước nên thường mang
tính quan liêu.

Họ tên SV/HV: Dương Thị Thơm - Mã LHP: 2168ITOM1311 Trang 5/6


5. Tạm nhập tái xuất
- Ưu điểm: các doanh nghiệp tham gia và tái xuất sẽ không mất chi phí sản xuất, đầu
tư máy móc công nghệ.
- Nhược điểm: loại hình này yêu cầu cần sự nhạy bén về sản phẩm cũng như giá
ngoại tệ.
II. Nhận xét tình hình nhập khẩu hiện nay của Việt Nam
- Phương thức nhập khẩu: Nước ta vận dụng chủ yếu là hai phương thức nhập khẩu
trực tiếp và nhập khẩu ủy thác (gián tiếp) .
- Thị trường nhập khẩu: từ các châu lục, tuy nhiên châu Á tiếp tục là khu vực thị
trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, trong đó tăng nhập ở Nhật Bản,
Hàn Quốc; giảm ở Trung Quốc (do Trung Quốc từng là tâm dịch lớn nên các
doanh nghiệp phải tìm thị trường mới bù đắp lỗ hổng nhập khẩu).
- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây vẫn trên đà
tăng trưởng. Tổng trị giá nhập khẩu của cả nước tính đến tháng 9/2021 đạt 229,38
tỷ USD, tăng 32,2% (tương ứng tăng 55,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, ô tô
nguyên chiếc các loại.
- Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục tận dụng tốt cơ hội của hội nhập kinh tế
quốc tế để khai thác tối đa các thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường mới.
Mặc dù, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam đạt được một số kết quả ấn tượng,
song vẫn luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng dịch bệnh bùng phát
kéo dài. Hoạt động nhập đã phải đối diện với nhiều rào cản như việc vận chuyển
hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường
chưa hồi phục đồng đều... Bối cảnh mới yêu cầu các cơ quan quản lý và doanh
nghiệp tham gia nhập khẩu cần chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp để ứng
phó với những ủi ro, tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, đóng
góp hiệu quả cho phát triển kinh tế đất nước.
---Hết---

Họ tên SV/HV: Dương Thị Thơm - Mã LHP: 2168ITOM1311 Trang 6/6

You might also like