I. Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng đối với nhiều quốc gia, đặc
biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi nông nghiệp đóng vai trò
đáng kể đối với sinh kế, việc làm của khoảng 40% dân số (theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, 2019). Bên cạnh đó, nông nghiệp của Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp một tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều thập kỉ qua. Như
chúng ta đã biết, nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, phải
kể đến ở đây là nền văn minh lúa nước Sông Hồng. Trong đó, Hà nội không chỉ
là trung tâm của phía bắc mà đồng thời cũng là một tỉnh có nghề thâm canh lúa
nước. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, 1 năm có 4 mùa : xuân , hạ, thu,
đông. Việc sản xuất lương thực, hiện nay là vô cùng cấp thiết. Có nhiều biện
pháp làm cho năng suất lúa vụ đông xuân tăng như: luân canh, trồng xen, trồng
gối,. Tùy từng vùng mà ta có thể sử dụng những biện pháp thích hợp cho từng
giống cây trồng. Hà nội cũng là một trong nhiều tỉnh có lượng đất phù sa màu
mỡ, phong phú, thích hợp với trồng lúa nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế nước nhà.
Trong những năm gần đây, không ngần ngại trước những khó khăn của
dịch bệnh, nhờ bố trí đúng cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng đúng khung, các
huyện thuốc khi vực Hà nội không chỉ giúp chi phái sản xuất giảm rõ rệt mà còn
khắc phục được tình trạng thiếu lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả sản
suất.Nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả năng suất lúa đã
được thực hiện. Các nghiên cứu đã tập trung chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất lúa bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống,... hay các
yếu tố kinh tế xã hội khác như trình độ học vấn, kinh nghiệp và tham gia tập
huấn. Tuy nghiên, năng suất lúa tại hà nọi, bên cạnh phụ thuộc vào các yếu tố đã
được nghiên cứu còn chịu tác động bởi diện tích, lượng mưa của khu vực. Do
đó, nhóm em đã chọn đề tài “ Ảnh hưởng của diện tích đất trồng, lượng mưa đến
năng suất lúa vụ đông xuân tại khu vực Hà nội từ năm 2006-2021” để làm bài
thực hành Kinh tế lượng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số diện tích, chỉ số
lượng mưa lên chỉ số năng suất lúa
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích thực trạng săng suất lúa vụ đông xuân của khu vực hà
nội, cụ thể là sự tác động của các yếu tố diện tích gieo trồng, lượng mưa trong
năm đến săng suất lúa.
+ Xây dựng mô hình định lượng nhằm phân tích mối quan hệ của
các chỉ số diện tích đất gieo trồng, chỉ số lượng mưa với chỉ số năng suất lúa vụ
đông xuân. Đánh giá các yếu tố tác động hiệu quả của các chỉ số trên đến chỉ số
năng suất lúa vụ đông xuân xủa Hà nội, thực nghiệm với dữ liệu từ năm 2006-
2021.
+ Định hướng, đưa ra giái pháp nâng cao chất lượng năng suất lúa
vụ đông xuân.
3. Đối tượng, pham vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của diện tích đất trồng, và lượng mưa đến năng suất lúa
3.2. phạm vi nghiên cứu
- Lấy các số liệu nghiên cứu từ giai đoạn 2006- 2021, tại khu vực
Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: tổng hợp từ tạp chí, tài liệu, báo cáo của
tổng cục thống kê, internet,..
- Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phần mềm phân tích kinh tế
lượng Eviews 8.
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu mà nhóm đã trình bày, bài thực hành gồm 4 chương
chính như sau:
Chương I. Tổng quan tài liệu
Chương II. Thiết kế nghiên cứu à phươn pháp nghiên cứu
Chương III. Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hinhg
Chương IV. Kết luận
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm liên quan
- Diện tích: diện tích đất canh tác lúa là diện tích đất ruộng của hộ dành
cho việc sản xuất lúa. Biến này được đưa vào mô hình để xem xét nông hộ có
đạt được tính kinh tế theo quy mô diện tích hay không. Hiệu suất thay đổi theo
quy mô, năng suất của các thửa ruộng có thể tăng, giảm hay không đổi. Vì vậy,
kỳ vọng biến này sẽ có giá trị hệ số ước lượng dương hoặc âm.
- Năng suất là sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông
nghiệp thực tế đã thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm tính bình
quân trên một đơn vị diện tích.
1.2. Tác động của một số chỉ tiêu liên quan đến chỉ số năng suất lúa
1.2.1. Tác động của chỉ số diện tích lên chỉ số năng suất lúa
Theo tờ trình quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà nội đề xuất, mục tiêu
chung của quy hoạch là tập trung phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng
phát triển năng suất, chất lượng cao, an toàn về sinh thực phẩm, tạo ra những
vùng sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời,
tập trung ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản
xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất
rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai,
nguồn nước, lao động và nguồn vốn, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại
công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; từng bước đưa chăn nuôi lợn trên địa
bàn Hà Nội theo hướng sản xuất giống, trước mắt ổn định, tiến tới giảm dần
tổng đàn lợn; ổn định đàn gia cầm; tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt.
Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát
triển bền vững.... Đáng chú ý, về quy hoạch các cây trồng chủ lực, với cây lúa,
năm 2015, diện gieo trồng lúa của Hà Nội đạt khoảng 170-172 nghìn ha, sản
lượng 990 - 970 nghìn tấn; đến năm 2020, diện gieo trồng lúa còn khoảng 144 -
146 nghìn ha, sản lượng khoảng 850 - 880 nghìn tấn.
Vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao tập trung sẽ có quy mô 40
nghìn ha canh tác (khoảng 75 - 76 nghìn ha gieo trồng, chiếm khoảng 35% tổng
diện tích gieo trồng lúa), chủ yếu tập trung tại 8 huyện trọng điểm lúa của Thành
phố.
Như vậy, có thể cho rằng, chỉ số diện tích đất trồng là yếu tố tác động đến
chỉ số năng suất lúa vụ đông xuân.
1.2.2. Tác động của lượng mưa lên chỉ số năng suất lúa
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây càn và ưa nước điển hình nên có
thể nói nước luôn găn liền với cây lúa. Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa,
và có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. Những
hạt gạo chất lượng tốt nhất thường đến từ vụ Mùa, hay vụ đông xuân , do đó là
những thời điểm lượng mưa thích hợp nhất cho cây.
Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực có lượng mưa lớn, do chúng
cần cung cấp một lượng nước khá lớn để phát triển. Theo quá trình tìm hiểu, tại
các quốc gia các mùa mưa bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác
dụng giữ cho việc cung cấp nước duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt
không bị đột ngột. Đó chính là lí do vì sao nước ta lọt top xuất khẩu gạo chất
lượng nhất nhì thế giới.
Trong mùa mưa ẩm, lượng mua cần thiết cho cây lúa trung bình là 6-7
mm/ ngày và 8-9 mm/ ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ
xung. Nếu công tác thủy lợi được thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động nước thì
mưa không có lợi cho sự tăng năng suất lúa.Ngược lại, mua nhiều, gió to, ít
nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi. Ngoài ra, mưa nhiều còn tạo điều kiện
độ ẩm thích hợp cho sâu bệnh phát triển làm hại cây lúa, ảnh hưởng đến năng
suất lúa.

You might also like