Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VIỄN THÔNG – ĐIỆN TỬ

2.1: Khái quát:


 Lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử – “bộ não” điều khiển
toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh
 Lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn
thông. Mạng lưới này truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần
chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu –
cuối.
 Viễn thông – Điện tử là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên
các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá
nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn
cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong
những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
2.2: Thực trạng cạnh tranh của ngành Viễn thông – điện tử ở nước ta
2.2.1: Tích cực
 Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác
động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp viễn thông -
điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất
sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.
 Việt Nam đã vươn lên nhóm các nước xuất khẩu hàng điện tử chủ chốt, từ mức thứ
47 trong năm 2001 lên vị trí thứ 11 trong năm 2020
 Việt Nam bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị 3C trong ngành điện tử từ năm
2010 (gồm linh phụ kiện, lắp ráp cụm linh kiện, thành phẩm) và trở thành là trung
tâm lắp ráp linh kiện điện tử của thế giới.
 Việt Nam xuất khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử đến trên 100 thị trường trên
thế giới.
 Sản phẩm của ngành điện tử đã theo hướng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu.
 Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành sản xuất điện tử vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng khả quan, tiềm năng phục hồi và phát triển rất lớn.
2.2.2: Nguyên nhân
 Dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động (17-60 tuổi), nguồn lao
động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát
triển nhanh và năng động.
 Đa dạng tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật
liệu điện tử như quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit….
 Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã khai thác tốt
các thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới.
 Xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử chủ yếu sang các thị
trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc và đang xuất khẩu
mạnh sang thị trường EU gồm Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần Lan...
 Mức độ phân bố xuất khẩu là tương đối tốt, với 9 thị trường xuất khẩu hàng đầu gồm:
Trung Quốc, Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn
Độ chiếm 86,7% kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
năm 2016.
2.2.3: Tiêu cực:
 Ngành viễn thông – điện tử còn khá non trẻ.
 Quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn
yếu, năng suất lao động thấp.
 Nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ vẫn còn khan
hiếm, trình độ chuyên môn thấp.
 Hoàn thện, gia công sản phẩm đơn giản; các hợp phần hay thiết bị chuyên ngành vẫn
còn đang cải thiện.
2.2.4: Nguyên nhân:
 Trình độ và kiến thức chuyên sâu còn yếu kém.

Nguồn:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/nganh-dien-tu-viet-nam-trong-cuoc-cach-
mang-4.0.html
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/dien-tu-diem-sang-trong-san-xuat-cong-
nghiep-cua-viet-nam.html

You might also like