Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

THẾ HỆ CỦA NHỮNG

ÁP LỰC VÀ LO ÂU

“Mở quá nhiều tab sẽ làm hao pin” – một phép ẩn dụ cho cuộc
sống của gen Z hiện đại. Gen Z tiếp tục trở thành một thế hệ lo âu,
những triệu chứng và hệ lụy còn kéo dài nghiêm trọng hơn những
thế hệ trước đó.

Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến cho giới trẻ luôn phải đối diện với nhiều áp lực hơn từ
công việc, học tập cho đến những "deadline" đến từ cuộc sống bên ngoài. Từ đó, những căn
bệnh liên quan đến tinh thần, như trầm cảm, căng thẳng..., xuất hiện ngày càng nhiều và
đang có xu hướng "trẻ hóa".

1 Định nghĩa Gen Z 1

Gen Z (Generation Z), hay còn gọi là Thế hệ Z, là Nhà tâm lý Lê Hương Giang chia sẻ: "Theo
thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được nghiên cứu, mỗi người ít nhất một lần rơi
sinh ra vào khoảng thời gian từ (1997 đến 2012).... vào trạng thái trầm cảm trong đời. Vì vậy,
là thế hệ đầu tiên hoàn toàn lớn lên với Internet và stress hay rối loạn trầm cảm không phải là
điện thoại thông minh, có trải nghiệm rất khác về vấn đề của riêng thế hệ nào.”.
thế giới so với thế hệ trước. Đây cũng là thế hệ đầu
tiên tiếp xúc với nội dung độc được gây ra bởi các
phương tiện truyền thông và công nghệ như quấy
rối, bắt nạt trên mạng xã hội.
Chính vì vậy, thế hệ Z trở thành đối tượng dễ mắc
phải các hội chứng tâm lý nghiêm trọng như trầm
cảm, rối loạn lo âu. Họ ngày càng trở nên đơn độc
vì cứ phải gồng gánh trên vai những trách nhiệm
lớn lao và cao cả, với giấc mộng khẳng định vị thế
bản thân, với nỗi lo không sánh bằng bạn bè đồng
trang lứa.

Tỉ lệ Gen Z rối loạn tâm lý ngày


2 càng gia tăng 2

Các bạn trẻ với tâm lý muốn chứng tỏ bản thân, luôn
mong muốn có thể đạt được mục tiêu của chính
mình. Họ "nỗ lực điên cuồng" để có thể đạt 2 được
những điều đó. Có thể nói, Gen Z sẽ không cho mình
dừng lại nếu như đang cảm thấy thua kém người
khác hàng ngày họ luôn đặt ra những "deadline",
"KPI" cho mình để tiếp tục cố gắng.

Bạn Đỗ Thị Hương Chi (sinh viên Trường Đại học


Khoa học Xã hội và Nhân văn) chia sẻ: “Gen Z là một
thế hệ đầy triển vọng với tinh thần cầu tiến và luôn
luôn làm mới mình để bắt kịp với xu thế xã hội. Họ
khao khát được thể hiện khả năng của mình, họ
muốn được công nhận và vì thế mà họ đặt ra cho
mình những mục tiêu có phần "quá sức" nhằm đạt
được thành tựu hào nhoáng như bao người khác.”

Phần lớn điều này xảy ra ở nhiều Gen Z bởi họ đang


bị ngợp trước thành tích đến từ môi trường xung
quanh, đặc biệt là mạng xã hội. Ai đó chỉ cần cập
nhật một profile thật “xịn sò” lên các phương tiện
truyền thông đại chúng, dù chưa có tính xác thực
nào ở đây, nhưng vô hình trung cũng đã khiến Gen Z
thêm một mục tiêu để cố gắng trong hành trình
hoàn thiện bản thân.
Bên cạnh đó, thiết bị công nghệ giúp tạo ra
một thế giới phẳng nhưng việc dành phần lớn
thời gian giao tiếp qua mạng dễ làm mất đi kết
nối trực tiếp với những người xung quanh. Gen
Z là thế hệ được tiếp xúc nhiều với công nghệ,
cuộc sống của họ gắn liền với sự phát triển của
công nghệ nên hiện tại nhiều bạn trẻ dành đa
phần thời gian của mình trên thế giới ảo này.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của những nhà khoa


học, thiếu vận động thể chất cũng làm tăng
nguy cơ mắc stress hoặc rối loạn trầm cảm. Khi
tập thể dục, não bộ sẽ tiết ra endorphine, một
hormone giúp giảm căng thẳng và đẩy lùi trầm
cảm. Chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày
cho hoạt động này đã là liều thuốc bổ cho tinh
thần của chúng ta.

(Video)

Gen Z cần làm gì để tránh xảy ra


3 rối loạn tâm lý? 3

Hành trình chữa lành - Các bạn trẻ hiện nay đã


có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và thái độ
về vấn đề sức khỏe tinh thần. Các bạn hiểu khá
rõ rằng các khóa trị liệu, hay quá trình làm việc
với những nhà chuyên môn là một hành trình hỗ
trợ để các bạn đối diện với những tổn thương đã
bị dồn nén, để nâng đỡ bản thân theo cách phù
hợp, để khám phá các ẩn ức bên trong và có
những sự điều chỉnh phù hợp để đi qua những
khó khăn này.

Lắng nghe thấu cảm (empathic listening) - Theo


Indeed, là kỹ năng lắng nghe chú tâm và tương
tác với nhằm thấu hiểu cảm xúc của người nói,
bên cạnh những ý tưởng và suy nghĩ của họ.
Không chỉ đơn giản là lắng nghe thông thường,
khi chúng ta chỉ cần ngồi xuống và lắng nghe câu
chuyện của người đối diện, lắng nghe thấu cảm
đòi hỏi người nghe phải thật sự tập trung và chú
ý tới cảm xúc của người kể chuyện. Một lợi ích
nổi bật của lắng nghe thấu cảm là mang đến sự
động viên, hỗ trợ và ủng hộ cho người đối diện,
thay vì nhận xét và đưa ra những lời khuyên sáo
rỗng.
Trần Khánh Vi (sinh viên Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn) chia sẻ: "Em cũng từng bị
stress dài ngày. Lúc đó, có nhiều chuyện xấu xảy ra
khiến cho cuộc sống của em bị hỗn loạn và chính
bản thân em không tìm ra một lối giải thoát cho
mình. Sau đó, em có đi khám và phát hiện bản
thân bị Basedow do stress lâu dài. Đến thời điểm
này, em cũng đã điều trị bệnh gần một năm, tiến
triển rất tốt và những điều tồi tệ trong cuộc sống
đã qua đi tới mức em dần chấp nhận nó là một
phần kí ức, một bài học trong cuộc sống của
mình.”.
“Ôi dào, sao phải buồn, vui lên đi, đừng buồn
nữa…” là một trong những câu nói đầy sáo rỗng.
Hiện thực vẫn có rất nhiều người không hiểu được Chuyên gia trị liệu tâm lý Brandon Santan tiết lộ
vấn đề sức khỏe tinh thần mà thế hệ Z nói riêng, rằng: “Cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm
thế hệ trẻ nói chung đang phải đối mặt. Dù là lo với một người thân yêu đang trải qua trầm cảm
là bày tỏ để được cùng tham gia các cuộc đấu
âu, trầm cảm hay bất kỳ vấn đề sức khỏe về tinh tranh của họ. Hãy cho họ biết rằng bạn nhận
thần, người bệnh luôn cần được trấn an rằng họ thấy một điều gì đó đang diễn ra và thể hiện sự
không đơn độc một mình trong cuộc chiến này. Họ đồng cảm với họ.”.
cần được nhắc nhở rằng mình sẽ được đồng hành,
sẻ chia và thấu hiểu bởi những người xung quanh.

You might also like