Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

VietCatholic Bible Page 1 of 7

Dẫn nhập đọc Cựu Ước


Lm Thêôphilô

Nhập đề : Vài nét chính về Thánh Kinh

I. Thánh Kinh là gì ?

Thánh Kinh không chỉ một cuốn sách nhưng là cả một tủ sách. Nếu xét bên ngoài, Thánh Kinh như một
sưu tập gồm 73 cuốn sách được viết ở nhiều thời đại với nhiều tác giả khác nhau. Thời gian từ những
đoạn văn xưa nhất đến bản văn mới nhất trải dài gần 10 thế kỷ.

1. Tên gọi.

Thánh Kinh dịch từ tiếng Hy lạp "Ta Biblia" = những Cuốn Sách. Tiếng La tinh gọi là "Testamentum" =
Giao ước. Tiếng Pháp = La Bible; tiếng Anh = The Bible. Tiếng Việt Thánh Kinh hay Sách Thánh. Thánh
Kinh một bộ tập sách nói về giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê và được hoàn
thành trong giao ước mới với Đức Giêsu.

2. Phân Chia.

Thánh Kinh gồm có hai phần : Cựu ước và Tân ước. Tân ước có 27 cuốn được công nhận. Cựu ước có hai ý
kiến khác nhau :

• Người Do thái, sau đó anh em Tin Lành chỉ nhận những sách viết bằng tiếng Híp-ri gồm tất cả 40
cuốn.
• Người Công giáo thêm vào đó 6 cuốn được viết bằng tiếng Hy-lạp. Những cuốn này người Tin Lành
gọi là "ngụy kinh" và người Công giáo gọi là "Nhị Kinh".

3. Xếp đặt và Phân loại.

Thánh Kinh là một bộ sách nên chúng ta có nhiều cách sắp xếp trong thư viện : từ cuốn dầy nhất đến
cuốn mỏng nhất; xếp theo từng loại và đề tài như các sách Ngôn Sứ hay các thư thánh Phaolô; xếp theo
niên kỷ sách được soạn ra.

Các sách Tân ước trong Thánh Kinh Kitô giáo đều được xếp giống nhau. Các sách Cựu ước có hai cách
xếp :

• Thánh Kinh Do thái gồm có ba phần : Lề Luật hay TORAH gồm 5 cuốn (= Ngũ Thư hay Ngũ Kinh).
Các Sách Ngôn Sứ hay NEBIIM gồm 8 cuốn chia thành hai nhóm : - Ngôn sứ tiền : Giô-suê, Thủ
lãnh, Sa-mu-en, Các Vua. - Ngôn sứ hậu : I-sa-ia, Giê-rê-mia và E-dê-ki-en và 12 ngôn sứ nhỏ.
Sau cùng là các Sách Khác hay KETUBIM gồm 12 cuốn :
• Thánh Vịnh, Châm ngôn, Gióp.
• Năm "cuộn sách" (Meguillot) : Diễm ca, Rút, Ai ca, Giảng Viên, Ét-te.
• Đa-ni-en, Ét-ra, Nơ-khe-mia, Sử biên niên.

Người Do thái lấy ba chữ đầu từ ba tiếng Tora, Nebiim và Ketubim ghép lại thành chữ TNK (đọc : TANAK)
là một danh từ hiện đại để chỉ Thánh Kinh.

Hầu hết các Thánh Kinh khác đều xếp loại theo Thánh Kinh Hy-lạp mang bốn phần : Ngũ Thư, Các Sách
Ngôn Sứ, các Sách khác (sách Khôn Ngoan...) và các sách Đệ nhị Kinh.

4. Ngôn ngữ.

Toàn bộ Cựu ước viết bằng tiếng Híp-ri, trừ một số đoạn bằng tiếng A-ra-mê. Cả hai thứ ngôn ngữ này
(cũng như tiếng Ả-rập) chỉ viết bằng phụ âm (consonne), độc giả phải thêm nguyên âm (voyelle) theo
nghĩa họ hiểu. Ở thế kỷ thứ 7, các học giả Do thái biệt hiệu "Mas-so-rè-tes" lập ra nguyên âm bằng
những dấu gạch và dấu chấm ở trên và ở dưới phụ âm. Vì vậy ta có bản Thánh Kinh Mas-so-rè-tes.

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022
VietCatholic Bible Page 2 of 7

Cựu ước được dịch ra tiếng Hy-lạp ở thế kỷ thứ 3 trước công nguyên tại thành A-le-xan-drie bên
Ai cập.

Theo tục truyền, có 70 chuyên viên làm việc riêng rẽ và liên tục 70 ngày đã đi đến một bản dịch hoàn
toàn giống nhau. Ý nghĩa tục truyền nói lên ý nghĩa là do Thần Linh hướng dẫn ! Cũng vì thế bản Thánh
Kinh này còn gọi là bản Bảy Mươi viết tắt LXX. Ngoài ra cũng có những bản dịch Hy-lạp khác như bản
A-qui-la, bản Sym-ma-que và bản Thé-o-do-tion.

Toàn bộ Tân ước được viết bằng tiếng Hy-lạp phổ thông thời đó gọi là KOINE. Các học giả nghiên cứu và
dịch Cựu ước từ nguyên bản Híp-ri và Tân ước từ nguyên bản Hy-lạp.

Ba bản dịch cổ kính khác rất thời danh là bản Sy-ri-a-que, Cop-te và La tinh. Bản tiếng La tinh còn được
gọi Vul-ga-te (= Phổ Thông) là công trình của thánh Jérôme dịch vào cuối thế kỷ thứ 4 công nguyên.

5. Chương và câu.

Chia Thánh Kinh ra từng đoạn, từng câu một là việc làm của hậu sinh. Toàn bộ Cựu ước hay Tân ước đều
được viết một hơi một mạch không có Chương, không có Đoạn. Ý nghĩa chia mỗi cuốn sách ra từng
Chương và từng Đoạn là đến từ công trình của ông Etienne Langton năm 1226. Rồi đến năm 1551, ông
Robert Estienne làm nghề phát hành sách, trên chuyến xe từ thành Lyon về Paris đã chia mỗi Chương ra
từng Câu và ghi số hẳn hoi.

Việc chia các sách ra từng Chương, từng Câu là một ý tốt đẹp nếu như nó hợp với ý nghĩa. Ở đây nhiều
khi cách phân chia không hợp tình hợp lý nên cũng đáng tiếc. Tuy nhiên việc chia cắt được toàn thể các
bản dịch thừa nhận vì rất thiết dụng cho việc trưng dẫn. Ví dụ, viết Xuất hành 14,17 tức là muốn chỉ sách
Xuất hành chương 14 câu 17. TORAH I. Một dân tộc đọc lại đời sống của mình.

Thánh Kinh, đặc biệt Cựu ước là cuốn sách dễ đưa ta lạc hướng. Dù chưa mở ra, mọi người đều đinh ninh
Thánh Kinh là sách thánh của người Do Thái, của Kitô giáo, và mình sẽ đọc được chính Lời
ChúKETUBIMnhư một thứ giáo lý hay một thứ luân lý !

Nhưng khi mở sáMeguillot) :toàn những truyện tích cổ xưa của một dân tộc bé nhỏ, một lịch sử thường
không đáng chú ý, những câu chuyện về luân lý không đáng nên gương, có chuyện không dám đọc to kẻo
xấu hổ, những cuộc chém giết dữ tợn, những trận chiến dã man, những bài thơ gọi là Thánh Vịnh cũng
không dễ giúp cho ta cầu nguyện, những lời khuyên đạo đức lỗi thời và dễ dàng coi như bài phụ nữ.
Thánh Kinh, sách đánh lạc hướng... nhưng có phải là một cuốn sách hay không ?

Trước hết đó là một Thư viện gồm 64 cuốn sách được hoàn thành trải dài trên một ngàn năm. Nhưng
Thánh Kinh không phải thư viện không biến động nhưng còn là một vũ trụ mời ta đi vào một cuộc phiêu
lưu lịch sử của một dân tộc say mê đi tìm Thiên Chúa.

Một dụ ngôn để làm sáng tỏ ý hướng này :

1. Chiều ngày lễ vàng hôn phối...

Khi tôi tới, tiệc tùng đã xong, con cháu thân thuộc đã về. Ở nhà chỉ còn cụ ông cụ bà. Chúng tôi trải qua
một buổi chiều thật huyền diệu. Tôi nghĩ mình biết rõ cuộc đời của hai người bạn cao niên : hai cụ sống
đơn sơ âm thầm, giữa bao vui buồn của một nửa thế kỷ rồi. Chiều hôm ấy, tôi lại khám phá ra họ với cái
nhìn mới vì họ đã mở cho tôi thấy kho tàng của họ. Đó là một cái hộp bằng các tông chứa đựng đủ mọi
thứ : hình ảnh kỷ niệm ngày lễ cưới, bữa tiệc, nụ cười trẻ em hay phong cảnh vùng họ đi hè. Những bưu
thiệp tầm thường, có những tấm đã gảy góc vì được ông bỏ trong chiếc áo trận thời chiến tranh. Từ từ,
hai cụ giải thích những hình ảnh đó như những chứng nhân đau khổ và vui vẻ của khoảng một thời gian
trong cuộc đời.

Cuộc sống của họ cũng đã lộ ra trong đống giấy tờ gia đình : bản gia phả ghi chép tiên tổ dòng họ với đầy
đủ chi tiết; một tờ hợp đồng thuê nhà không còn là một tài liệu tỉ mỉ nhưng là giấc mơ của một đời làm
lụng và dành dụm nay đã thực hiện qua việc tậu được căn nhà riêng. Những bức thư trao đổi khi hai
người còn trong thời gian hỏi, nằm cạnh với những bản kinh do hai cụ soạn cho ngày lễ cưới. Ngoài ra,
bản văn bài giảng hôm lễ cưới được đặt kề với bài thơ vụng về do một người cháu biên tặng...

Chiều hôm ấy qua đi đẹp như một giấc mơ ! Tôi có cảm tưởng như quen biết hai cụ từ lâu, và một lượt

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022
VietCatholic Bible Page 3 of 7

cùng hai cụ khám phá ra ý nghĩa cuộc đời họ. Tất cả hình ảnh, giấy tờ thật bình thường không giá trị. Thế
nhưng nó trở thành vô giá : các thứ ấy không còn là những đồ vật nhưng gói trọn một cuộc đời tóm lượm
và diễn giải. Mỗi vật đơn sơ có chổ đứng trong dòng lịch sử và kết nên ý nghĩa. Một cuộc đời được viết
thành văn !

2. Cuộc đời viết thành văn.

Những giấy tờ, hình ảnh... của hai cụ, hơn là những vật kỷ niệm vô hồn đã làm sống lại cuộc đời của hai
cụ. Nhờ chúng và với chúng, tôi có thể đi vào thăm thế giới riêng tư, và tham dự phiêu lưu vào chuyện
tình của họ. Cũng thế, các Sách trong Thánh Kinh, bề ngoài coi rất tầm thường, không gây thích thú gì,
nhưng qua đó chúng ta đi vào cuộc mạo hiểm của một dân tộc và vũ trụ của họ.

3. Sau này mới hiểu.

Đây là bức thư tình đầu tiên của tôi, cụ ông nháy mắt vừa cười vừa cho tôi đọc. Đó là một bài toán đại số.
Thuở ấy, hai người còn là học sinh trung học. Hôm ấy, bà đau nên nhờ ông ghi bài và gửi về cho bà. Một
lá thư thật tầm thường, nhưng đã khai ngòi cho cái gì đó, và... sau đó còn có những lá thư khác kế theo.
Lá thư đó tự nó không ích lợi gì, nhưng được tình cờ gìn giữ và được đọc lại sau khi họ thành hôn, và vì
vậy nó thật sự trở thành bức thư tình đầu tiên.

Có những biến cố tự nó không có nghĩa gì, nhưng vì chúng đi vào lịch sử đời ta, nên chúng đã mang ý
nghĩa quan trọng. Biến cố được chụp ngay cùng lúc không lợi ích, nhưng khi được nhìn lại sau đó lại mang
tầm quan trọng.

Mỗi biến cố có thể tự nó mang nhiều nghĩa nhưng ta không nhận ra ngay lúc đó; nếu như thật sự nó quan
trọng, chúng ta sẽ suy tư lại và khám phá ra sự phong phú. Thời gian càng lùi xa biến cố càng quan
trọng. Thuật lại một biến cố, không chỉ kể lại cho đúng, chụp hình cái đã qua nhưng dựng lại biến cố làm
nổi bật ý nghĩa của nó đối với ta hôm nay. Nếu sau kể lại nửa, ta lại khám phá ra khác nhiều yếu tố khác.
Đôi khi người bạn nói một câu ta không để ý, sau ta nhớ lại và kêu lên : A ! Đó là điều anh ấy muốn nói.
Chúng ta sẽ thuật lại lời nói đó thế nào : lập lại như lời anh ấy nói hay theo như ý ta hiểu ? Nói cách khác
ta lập lại Đúng lời anh ấy đã nói, hay ta thêm ý nghĩa Thực ý anh ấy muốn để lại cho chúng ta ?

4. Đúng hay thật ?

Chúng ta thường nghe hỏi : "Những gì Thánh Kinh chép, có thật không ? Phép lạ đó có thật không ?"
Trước khi trả lời, ta tìm hiểu thế nào là "thật". Tiếng "thật" có nhiều nghĩa. Ta thường nói "chuyện ấy có
thật, tiểu thuyết ấy nói thật" Hai chữ thật trong câu trên có nghĩa khác nhau. Trong tiểu thuyết mọi tình
tiết thường được tưởng tượng ra, thế nhưng nó có thể "thật" nếu như ta thấy hợp ý vì cuốn truyện viết lại
những thực thể của nhân loại : không đúng theo những gì đã xảy ra hay theo lịch sử nhưng tất cả đều
thật đúng tâm lý.

"Đúng" có nghĩa chuyện đã xảy ra trong lịch sử như một tấm hình chụp hay tiếng nói được thu vào máy.
"Bức thư tình đầu tiên" của hai cụ chỉ là một bài toán được trao gửi. Câu nói của người bạn già sẽ được
lấy lại với những từ chính xác. Những công thức toán đại số ấy "thật" là "một bức thư tình", và cách tôi
nói lại câu nói của họ cũng rất thật nếu như nó chính xác.

Vậy Thánh Kinh có thật không ? Thánh Kinh thật trong ý nghĩa vừa nêu trên. Chúng ta sẽ tìm thấy những
điều không chính xác cách thuật lại các biến cố, hay những lời không chính xác, thế nhưng nó sẽ thật vì
chất chứa ý nghĩa ta khám phá ra.

5. Tin để hiểu

Thực chất của biến cố, ta không thấy được, ta chỉ suy đoán theo những dạng thái lịch sử biến cố mà ta
thấy. Đi đường ta thấy hai người hôn nhau. Đó là sự thật đã xảy ra, nhưng ta chưa thể kết luận được gì :
Họ yêu nhau hay họ chào nhau ? Nếu ta cho rằng họ yêu nhau thì cái hôn đó mang một ý nghĩa. Nụ hôn
đó là dấu chỉ tình yêu. Còn "nếu như người ta nói..." tức là ta tin những gì người khác nói với ta; và vì ta
tin nên ta hiểu nụ hôn đó như một cử chỉ yêu. Muốn hiểu phải tin, điều hiểu làm tăng thêm lòng tin.
Chúng ta tiến lên như trôn ốc, dù quay tròn nhưng ta vẫn tiến đều.

Thánh Kinh cũng vậy. Các tác giả thuật lại các biến cố; nhưng các biến cố chỉ có ý nghĩa vì các ông đã tin.
Điều này cũng thế khi ta đọc Thánh Kinh ngày hôm nay. Chúng ta có thể học hỏi Thánh Kinh dù ta là
người có đức tin hay không. Ta có thể tìm hiểu chính bản văn ấy muốn nói gì. Nhưng ta sẽ hiểu khác đi,

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022
VietCatholic Bible Page 4 of 7

nếu như ta chia sẻ niềm tin với tác giả, nếu ta đi cùng hướng với tác giả.

Tất cả điều vừa nói có vẻ rắc rối nhưng dần dà trên chặng đường thực tế sẽ làm ta hiểu rõ hơn. Ý nghĩa
bản văn là gì ? "Đọc" cách gì ?

6. Ý nghĩa một bản văn

Thường khi đứng trước một bản văn, đặc biệt bản văn cổ, ta lý luận như sau : Tác giả có gì muốn nói đây,
muốn chuyển đến ta ý nghĩa gì đây, ý nghĩa ông đã gói bọc trong ngôn ngữ và văn hoá của ông. Công
việc là cởi cái gói ấy ra, rồi bọc lại bằng từ ngữ của ta hôm nay. Ta cho rằng có một ý nghĩa khách quan
trong bản văn, một "hạt cứng" phải đập ra để lấy cái nhân.

Tuy nhiên sự việc không đơn giản. Khi lắng nghe hai cụ kể chuyện về nửa thế kỷ đời mình, ta cố gắng
hiểu hai cụ muốn nói gì; nhưng khi nghe ta lại làm biến đổi nó đi. Từ chiều hôm ấy, ta giữ hình ảnh về hai
cụ chắc chắn không như hình ảnh hai cụ có về mình, cũng không như hình ảnh một ai khác có về hai cụ.

Khi đọc một bản văn, ta làm nó theo cái hiện tình của ta. Đó là điều bình thường : Ta tiếp tục sống biến
cố được kể, và thêm vào đó ý nghĩa ta vừa khám phá ra.

Như thế, đọc là cầm lấy bản văn và bắt nó phải nói cái gì cho ta hôm nay, cái gì có thể làm cho ta sống.
Nhưng ta có thể bắt bản văn nói bất cứ gì không ? Do đó, ta phải nghiên cứu bản văn và dùng đến các
phương pháp nghiên cứu nữa.

6.1. Một chuyện kỳ diệu ?

Thánh Kinh có ích lợi gì cho tôi ? Thánh Kinh kể lại một chuyện kỳ diệu trong đó Thiên Chúa luôn phán
dạy (ông A-bra-ham, Mô-sê, các Ngôn sứ...), Ngài luôn luôn làm những dấu lạ giải thoát kẻ bị áp bức,
chữa lành bệnh tật... Nhưng điều đó có hệ gì đến cuộc sống hàng ngày, tầm thường của tôi và của thế
giới hôm nay ? Thiên Chúa đã nói liên miên suốt 2000 năm, bây giờ thì im lặng ! Số người bị áp bức, khổ
đau vẫn còn... Tại sao Thiên Chúa không hành động nữa đi ?

Đó là vấn nạn rất thực tế. Những gì đã nói trên cho phép ta hiểu rằng, sở dĩ có vấn nạn như thế chỉ vì
người ta so sánh các lịch sử trên hai bình diện khác nhau.

Sử gia nghiên cứu lịch sử nước Ít-ra-en cho rằng lịch sử đó tầm thường : Một tiểu nhược quốc tại vùng
Cận Đông không khác gì với các nước khác ! Những người có lòng tin soạn Sách Thánh, đọc trong đó Lời
Thiên Chúa và sự can thiệp của Ngài, cũng như hai người yêu nhau khám phá ra bài toán là thư tình. Lịch
sử Ít-ra-en cũng tầm thường, vô vị, đau khổ như lịch sử của ta hôm nay ! Người vô tín ngưỡng cũng
chẳng thấy đâu là dấu vết Thiên Chúa.

Đọc Thánh Kinh phải giúp ta đọc lại đời sống mình với con mắt của người tín hữu. Và bấy giờ, ta thấy
Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với ta như đã phán với các Ngôn sứ. Ngài luôn luôn hành động, và đời ta sẽ
bừng hiện như một câu chuyện đầy kỳ diệu.

6.2. Đọc và nghiên cứu bản văn.

Những gì chúng ta nói trên, cho thấy cần phải phân biệt thế nào là đọc một bản văn và thế nào là nghiên
cứu một bản văn.

Đọc bản văn, là rút từ bản văn ra cho tôi đang đọc hôm nay một ý nghĩa. Một điều chúng ta làm hiển
nhiên. Chúng ta nói : "Bản văn này cho tôi nghĩa sau... điều đánh động tôi là..."; và đó là cách đọc chúng
ta cần đi tới. Nhưng chúng ta cảm thấy có cái nguy vì bắt bản văn nói theo ý ta ! Chính vì thế phải nghiên
cứu.

Nghiên cứu bản văn, là tìm hiểu bản văn nhờ phương pháp phân tích, đưa ta khám phá thấy được khoảng
cách giữa ta và bản văn, khoảng cách ấy ta chớ vội vã hay liều lĩnh "đi vào" với những tình cảm và tâm lý
riêng ta. Nghiên cứu bản văn bắt chúng ta đọc bản văn thật kỹ; có những bản văn chúng ta có cảm tưởng
quá biết, ví dụ như các bản văn Tin Mừng. Vì thế chúng ta không còn chịu đọc những bản văn ấy nữa,
nhưng chỉ đọc phớt qua và chỉ lập lại ý thiên hạ nói. Ví dụ : người ta thường nói các "Mục đồng đến thờ
lạy Chúa" nơi Tin Mừng Lu-ca 2,1-20, nhưng nếu đọc kỹ bản văn, chúng ta sẽ thấy họ đến không để thờ
lạy, mà chỉ kể cho Đức Maria những gì đã nghe và thấy.

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022
VietCatholic Bible Page 5 of 7

6.3. Hai phương pháp phân tích.

Trước một bản văn, chúng ta thường xử dụng hai cách nghiên cứu. Một ví dụ : Dì Hai viết cho bạn một lá
thư. Khi đọc thư bạn thấy rõ dì qua tư tưởng và bạn chú giải bản văn theo những gì bạn biết về dì Hai.
Đến đoạn dì Hai than thở, nhưng vì bạn biết dì hai thường hay than thở nên bạn không chú ý lắm và bạn
nói : "Đúng thật là dì Hai !". Ngược lại, nếu như bạn biết dì Hai là một người đàn bà cứng cỏi ngay đối với
chính mình, bạn sẽ nghĩ : "Dì Hai mà than thở thì chắc là chuyện không ổn rồi". Hoặc như trước một câu
văn dì lên án các bạn trẻ hay một nhóm xã hội nào đó, bạn sẽ tự nói : "Dì Hai đúng là lỗi thời hay dì Hai
đúng là người của lớp già...". Nơi đây, bạn ra khỏi bản văn để hình dung ra dì Hai và từ nơi những gì bạn
biết về dì, bạn cố gắng xem dì Hai muốn nói điều gì.

Và giờ đây đến đoạn một câu thư bạn thấy khó hiểu. Bạn ngưng suy nghĩ tìm ý nghĩa của nó đôi phút,
nhưng tìm xem văn phạm của câu văn, tức là bạn tìm đặt những yếu tố làm cho câu văn có ý nghĩa : "Ta
coi xem động từ ở đâu ? bổ ngữ ở đâu ?...". Sau khi bạn đã xếp đặt những yếu tố bạn đọc bản văn lại để
cho nó một ý nghĩa. Hoặc có thể bạn nhận xét lá thư bắt đầu với một giọng điệu bi quan và được kết thúc
lạc quan hơn; giọng văn có chút thay đổi; bạn đọc lại lá thư để tìm xem cái gì đã làm thay ý, có thể chỉ là
việc kể lại những khó khăn dì Hai gặp phải cho người cháu biết. Ở đây, bạn không đi ra khỏi bản văn
nhưng bạn tìm hiểu chính bản văn.

Hai cách chính để nghiên cứu một bản văn như vừa nói trên đã được các nhà chuyên môn lấy lại và họ
làm cho hoàn hảo hơn. Chúng ta sẽ cùng nhau coi họ dùng nó thế nào và làm cách nào mình có thể dùng
những phương pháp đó.

6.4. Phân tích văn chương và lịch sử.

Đọc lá thư dì Hai viết, bạn hỏi : "Dì muốn gì ? Ta biết tính tình và đời sống của dì rồi, ta hiểu Dì muốn gì
cách dễ dàng". Vấn đề của ta trước một bản văn Thánh Kinh cũng vậy : "Tác giả sách Sáng Thế nói gì
đây ? Thánh Lu-ca ám chỉ ai ?". Chúng ta cần biết những văn bản Thánh Kinh là những bản văn cổ; nó
phản ảnh một nền văn hóa khác biệt với chúng ta và nó theo quy ước văn tự riêng biệt. Thái độ đầu tiên
ta cần có trước những bản văn đó là hiểu nó vì chúng ta sẽ chỉ biết Thánh Lu-ca hay tác giả sách Sáng
Thế qua bản văn của họ mà thôi.

Vì thế, chúng ta phải bắt đầu nghiên cứu bố cục của bản văn sau khi đã đọc nhiều lần. Bản văn được kết
nên bằng những khúc, cho dù đó là một bản trình thuật hay một diễn từ. Chúng ta có thể phân tán bản
văn để khám phá tiến trình, tiến triển và sự cố kết của bản văn. Chúng ta nên để ý những công thức,
nhất là những công thức mở đầu câu văn bình thường như : "Thiên Chúa nói" (St 1,3) cho đến câu chỉ
định người đối thoại : "Gia-vê nói cùng Abraham" (St 12,1). Chúng ta sẽ nhận xét mọi thay đổi về người
đối thoại, cho biết những gì chỉ định một cuộc đối thoại hay không, giống như trường hợp bản văn Sáng
thế 12.

Chúng ta cũng tìm thấy những mô thức mời gọi chú ý : "Hỡi con cái Ít-ra-en , hãy lắng nghe lời Thiên
Chúa" (Hô-sê 4,1); những mô thức khai mào lời sấm : "Thiên Chúa Gia-vê các cơ binh phán thế
này" (I-sa-ia 22,15); một mô thức dấu hiệu như "sáng ngày Giô-suê dậy sớm" (Giô-suê 6,12; 7,16;
8,10).

Ngoài ra còn có những cách thức văn chương như thể văn song đối, thể văn ngôi gộp (inclusion) mà cùng
một yếu tố tìm thấy ở đầu và ở cuối trong một bản văn (xem Thánh Vịnh 8,2.10), thể thức đoạn điệp
(xem Giô-suê 10,15.43). Hiện tượng lập lại là sắc thái riêng biệt của nền văn hoá mà sự truyền khẩu giữ
vai trò quan trọng. Bản văn cũng còn nhiệm vụ ghi vào trí nhớ, cho nên thật là thích đáng đánh dấu sự
lập lại những từ ngữ nhất là những động từ. Ví dụ Sáng Thé 12,1-5 lấy lại dưới nhiều dạng thái động từ
"ra đi". Chúng ta đi từ một mệnh lệnh của Thiên Chúa "hãy ra đi" cho đến điều thi hành "và A-bra-ham
lên đường".

Khi đọc Thánh Kinh đều đặn, điều này sẽ giúp ta tìm ra những mô thức văn chương. Ta sẽ quen dần và dễ
dàng khám phá ra nó hơn nữa.

6.5. Hình thức Văn chương

Chúng ta vừa ghi đoạn Sáng Thế 12,1-5. Ta thấy lời Thiên Chúa (câu 2-3) quan trọng, rồi qua cách dùng
động từ cho thời tương lai, nên bản văn được coi như trình thuật về lời hứa hẹn. Mỗi bản văn nêu lên một
thể loại văn chương. Đoạn văn vâng theo một hình thức văn chương trong đó những cách thức được đưa
ra và cách tổ chức giúp người nghe và người đọc hiểu trong bộ ghi nào bản văn cần được tiếp nhận để

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022
VietCatholic Bible Page 6 of 7

được hiểu đúng. Nếu việc này tất nhiên là thế đối với lá thư của dì Hai thì việc đó không thể giống nhau
đối với những văn bản Thánh Kinh. Vì thế, thể loại văn chương một trình thuật, được trình bày rõ ràng
trong Thánh kinh, cũng chưa thể nào nêu đặc tính một bản văn vì chúng ta cần phải xác định vai trò của
bản văn. Câu hỏi thiết yếu là : "bản văn muốn nói gì ?" chứ không phải : "giá trị lịch sử của nó ra sao ?

6.6. Quy chiếu lịch sử.

Những bản văn Thánh Kinh thường hay phản chiếu những biến cố lịch sử. Ví dụ đoạn I-sa-ia 7,1 với
những tên được gợi lên, quy chiếu về một giai đoạn chính xác, đó là sự liên két giữa vua xứ Da-mas và
vua Ít-ra-en để chống lại vua xứ Giu-đa. Giai đoạn này xảy ra từ năm 735-734. Ví dụ này không hẳn
hoàn toàn ngoại lệ. Những văn bản thường quy chiếu vào một chuyện cụ thể mà chúng ta ít ra biết đến
những nét lớn.

Sự quy chiếu lịch sử không phải lúc nào cũng hiển nhiên khi chúng ta đọc một cách ngôn hay một Thánh
vịnh. Quy chiếu lịch sử không rõ đôi khi rất mơ hồ : ví dụ Thánh vịnh 2,2 nói về "Đấng Thiên Sai" tức là vị
vua, và chúng ta không biết đó là vua nào. Phân tích lịch sử của bản văn này rất khó khăn. Thật vậy,
giữa biến cố xảy ra và biến cố được viết ra có một khoảng cách quan trọng. Hơn nữa, bản văn không
đứng sửng đó và nó trở thành vật dụng của sự đọc lại theo giòng thời gian.

6.7. Xác định ngày tháng một bản văn.

Chúng ta nên xác định phỏng chừng ngày tháng một bản văn để hiểu rõ nó và việc này không dễ dàng.
Các nhà chuyên môn đã dày công nghiên cứu. Họ truyền đạt lại cho chúng ta những kết quả chắc chắn
nhất. Chúng ta hãy đọc kỹ phần dẫn nhập và các chú thích của các bản dịch.

6.8. Phân tích cấu trúc.

Chúng ta hãy lấy lại lá thư của dì Hai. Trước một câu tối nghĩa, chúng ta dừng lại chốc lát tìm hiểu ý nghĩa
để đặt các yếu tố lại chổ trong câu văn (danh từ, bổ ngữ..) hầu giúp cho câu văn có một ý nghĩa.

Đầu thế kỷ 20, xuất hiện một khoa học mới về ngôn ngữ học tên là Dấu-chỉ-học (Sémiotique = đến từ
tiếng Hy lạp se-mei-on nghĩa là "dấu chỉ"), dùng các dấu chỉ hay nhân tố phát giác ra ý nghĩa của từ ngữ.

Các chuyên viên khoa này cho biết : Không chỉ có văn phạm cho từng câu mà còn có văn phạm cho cả
bản văn. Cũng như khi ta viết một câu, ta vốn giữ luật văn phạm (mặc dầu ta không để ý) thì khi ta viết
một bài, một lá thư, một câu chuyện... ta phải giữ một số luật khác nhau. Phương pháp lịch sử đưa ta ra
khỏi bản văn, đi vào ý của tác giả để cắt nghĩa bản văn. Ở đây, ngược lại, ta tìm hiểu chính bản văn, độc
lập với ý định của tác giả (đằng khác, tác giả đã chết từ lâu); chúng ta đi vào bản văn ở mọi hướng, quên
đi những gì đã biết (tưởng biết), những gì muốn tìm, để chú ý vào chính bản văn thôi. Đó là điểm son của
phương pháp này.

Chúng ta hãy quan sát nhóm bạn vào rừng chơi. Ai thích nấm thì đi tìm nấm và họ chỉ thấy nấm; rừng đối
với người này chỉ là nấm ! bạn của anh ta không thấy nấm và dễ dàng dẫm chân lên đó. Vì với người này,
rừng là chim trời, là những hòn đá hay những hàng cây... Cũng thế khi đọc một bản văn, vô tình ta đã có
một ý tưởng nào : Ta đang cần một chỉ vẽ, một hướng đi, một khích lệ, và chỉ thấy có thế thôi. Điều này
giải thích sự không thấu hiểu nỗi giữa chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng những người bạn bắt đầu
thăm viếng rừng một cách tổng quát, quên đi cái nhìn của riêng từng người; họ cố gắng xem tất cả, chim
trời, cây cối, nấm... Sau đó, nếu họ muốn thì đi tìm nấm, như thế họ sẽ không nói rừng chỉ là như thế. Họ
biết cách loại họ lựa chọn thăm viếng nhưng còn có nhiều cách thăm viếng khác.

Cái lợi của phương pháp cấu trúc là phải nhìn bản văn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, quên đi góc cạnh
của mình để nghĩ đến bản văn. Sau đó, trong cách đọc riêng tư có thể chỉ giữ lại một dạng thái nhưng
chúng ta biết còn nhiều cách đọc khác. Và như thế kiến thức ta sẽ được dồi dào hơn.

6.9. Một dụ ngôn.

Chúng ta đúc kết những điều nói trên bằng một dụ ngôn. Chúng ta cùng mở máy nghe một bản hoà tấu
của nhạc sĩ Mozart với người bạn. Mỗi người cùng nghe khác nhau. Bản nhạc có thể đối với tôi dường như
vui nhưng bạn tôi lại cảm thấy buồn. Mỗi người nghe theo phản ứng và tâm trạng mình lúc đó và họ gán
những tình cảm đó vào bản nhạc.

Cách thức chúng ta chú giải rất khác biệt, cho nên để cùng đồng ý cần tìm nghiên cứu bản nhạc, tìm hiểu

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022
VietCatholic Bible Page 7 of 7

giai điệu, tiết điệu, hòa âm, đối âm, phối khí... Chúng ta còn tìm đọc lại cuộc đời Mozart nữa, coi ý ông ta
muốn gì. Khi dùng hai phương pháp này, chúng ta khám phá nhiều điều, bỏ qua bên một vài chú giải
riêng tư. Và việc này thật hữu ích. Thế nhưng, bản nhạc không được viết để nghiên cứu, nhưng để nghe
và rung cảm.

Chúng ta để dĩa nhạc vào và nghe lại bản hoà tấu. Việc nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn, nhưng giờ đây
chúng ta hãy quên đi việc nghiên cứu để nghe bản nhạc. Chúng ta cho bản nhạc một ý nghĩa và tìm thấy
trong đó một thi vị mới của cuộc đời. Và đó là điều thiết yếu. Chúng ta thay chữ "nghe" bằng chữ "đọc",
và thay "dĩa nhạc" bằng "quyển sách", sẽ thấy rõ cái chủ yếu của phương pháp cấu trúc.

file:///F:/Thu%20vien%20tong%20hop/VietCatholicBible/Html/print.htm 3/22/2022

You might also like