Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Phân tích bước phát triển về chất trong TTHCM: Từ người yêu

nước trở thành người cộng sản, từ người theo chủ nghĩa dân tộc trở thành
người theo chủ nghĩa Mác-Lênin
1. Hành trang hình thành nên tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước của HCM:
1.1 Nền tảng gia đình:
- Xuất phát HCM sinh ra trong 1 gia đình nhà nho yêu nước cấp tiến: “cấp tiến” là sự tiến bộ
vượt cấp so với thời đại. (1) hô hào cải cách, canh tân đất nước, tố cáo chính sách ngu dân
của bọn thực dân xâm lược. (2) chỉ rõ bản chất của “ái quốc” là “ái dân”. (3) cho hai con trai
học ở trường tiểu học Pháp – bản xứ (1905)
=> Nguyễn Tất Thành đã lĩnh hội thấm thía những tư tưởng, giá trị tốt đẹp mà người cha đã
dạy cho mình
- Xuất phát tư tưởng thân dân: “thân dân” nghĩa là gần gũi, gắn bó với nhân dân, Nhà nước
phải lấy dân làm gốc, hành động dựa trên quyền lợi của nhân dân. (1) Trì hoãn việc ra làm
quan nhiều dù đỗ đến Phó bảng (1901) (2) đồng cảm với nỗi khổ của dân, chán ghét bọn
cường hào quan lại ức hiếp dân lành (giai đoạn 1901-1910) (3) Chủ trương lấy dân làm hậu
thuẫn cho tất cả các phong trào cải cách chính trị hay xã hội
=> Hồ Chí Minh trở thành một vị lãnh tụ luôn hết lòng vì nước, vì dân, quan tâm đến mọi
tầng lớp nhân dân, quan niệm “lấy dân làm gốc”
1.2 Nền tảng quê hương:
- Xuất phát từ Nghệ An-vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước, lắm nhân
tài, anh hùng yêu nước
- Xuất phát từ vị trí gần Huế trung tâm chính trị lúc bấy giờ
=>
1.3 Nền tảng đất nước
- Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, nổi bật ở tính cố kết
cộng đồng chặt chẽ giữa nhà - làng - nước. (1) 1908 Nguyễn Tất Thành cùng học sinh
Trường Quốc tham gia phong trào kháng thuế ở Huế và Trung Kỳ. (2) 1910, là thầy giáo ở
trường Dục Thanh, Phan Thiết, Hồ Chí Minh truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và
những suy nghĩa về vận mệnh nước nhà
=> Cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin “Lúc đầu, chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc
tế thứ ba”.
- Xuất phát từ bối cảnh lịch sử:
+ Với 4 bản hiệp ước nhà Nguyễn lần lượt kí với Pháp, VN đã mất độc lập tự do khi chúng
ta trở thành bảo hộ - 1 nền chuyên chế chính trị thuộc địa nửa phong kiến
=> Pháp duy trì kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chính sách ngu dân, dùng người Việt trị người
Việt và “chia để trị”, xuất phát từ thuộc địa đầu độc người bản xứ và thuế khóa phong kiến
=> Phân hóa giai cấp
=> Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa đế quốc và nhân dân VN
- Nhận thức con đường cứu nước của Hồ Chí Minh:
+ Tại Bến nhà Rồng, khi được người bạn hỏi: “Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”, Bác đã
giơ hai bàn tay và nói rằng “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống
và để đi.”
=> Hồ Chí Minh nhận thức được rằng nếu muốn thoát khỏi ách thống trị của Pháp, ta
không thể dựa dẫm vào các nước khác, không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình mà
phải tự đứng lên giải phóng cho chính đất nước mình.“Muốn được giải phóng, các dân tộc
chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”
+ Sang phương Tây để học tập:
=> HCM đã sớm nhận thức nguồn gốc của đau khổ nằm ở chính quốc – quốc gia đang bóc lột
mình hay nói cách khác HCM nhận ra bản chất của CNTB
Chính vì điều ấy mà ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, HCM ra đi tìm đường cứu nước
2. Hành trang tìm đường cứu nước của HCM
2.1 Pháp (1911)
a) Lý do Hồ Chí Minh đến Pháp:
(1) Việt Nam đã hoàn toàn là thuộc địa của Pháp, Pháp là chính quốc của Việt Nam, cũng là
kẻ thù lớn nhất của nước ta => Muốn tìm con đường cứu nước thì trước hết phải hiểu thật
đúng về những kẻ đang cướp nước mình “Vì thế tôi nảy sinh ý muốn sang xem “mẫu quốc”
ra sao và tôi tới Paris”.
(2) Khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” trong tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp
năm 1789 “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình
đẳng, bác ái-đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp, thế là tôi
muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy.”
b) Hồ Chí Minh đã nhận ra và tìm thấy điều gì ở Pháp
- Cách mệnh Pháp là cách mệnh tư bản không đến nơi, “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.
→ Nhận ra cách mạng tư sản không thể đem lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân
- Nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị về con người cá nhân;
còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa vốn đề cao tinh thần cộng đồng, luôn
đặt dân tộc lên trên cá nhân. Giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh theo đuổi suốt đời là: “Độc lập
cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì
tôi hiểu”. Điều quan trọng ấy lại không có trong bảng giá trị của nền Cộng hoà Pháp.
→ Tiền đề tạo nên tính toàn diện, nhân văn trong bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam 1945 mà
Bác viết sau này: vẫn là dựa trên tinh thần “tự do, bình đẳng” như Pháp đã đề cao, nhưng
khác với Pháp chỉ đề cao quyền con người, Bác đã kế thừa, phát triển sáng tạo, mở rộng
thành quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc.
- Chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa, sự bất công ngay trên một
nước tư bản phát triển với khẩu hiện đề cao quyền con người, người rút ra kết luận: “Ở Pháp
cũng có những người Pháp tốt, cũng có người nghèo như ở bên ta, những người Pháp ở Pháp
phần nhiều là tốt, song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo”.
→ Từ điểu này, Người liên tưởng một cách tự nhiên đến số phận của người dân Việt Nam,
đồng bào khốn khổ của mình để rồi đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các
nước thuộc địa, số phận của những người lao động bị áp bức, bóc lột→Chính do sự cảm
thông, yêu thương những người cùng khổ, mà tình cảm quốc tế và ý thức giai cấp ở Người
sớm được hình thành – một tình cảm cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc, làm cơ sở cho
chủ nghĩa Quốc tế vô sản của dân tộc Việt Nam sau này. (Người khẳng định: “Dù có màu da
khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc
lột. Mà chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”).
2.2 Mĩ (1912)
a, Lý do Hồ Chí Minh đến Mĩ:
(1) Mĩ là nước thuộc địa đầu tiên giành được độc lập, xóa bỏ ách thống trị của thực dân Anh.
“Chính sách Pháp đối với An Nam bây giờ xấu hơn Anh đối với Mỹ trước… Thế mà dân An
Nam còn chưa học Mỹ mà làm cách mệnh!”
(2) Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ“Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ
tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng...”
b, Hồ Chí Minh đã nhận ra và tìm thấy điều gì ở Mĩ
(1) Cách mạng Mĩ không triệt để: nó không xóa bỏ được áp bức bóc lộ mà thay thế chế độ
bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác
=> Hồ Chí Minh nhận xét “Mĩ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng
công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”
(2) Vẫn tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo, sự phân biệt chủng tộc với người da đen (Hành
hình kiểu Linsơ). => “Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân
Tượng Thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp…”
- Đằng sau khẩu hiệu “Cộng hòa dân chủ” của Mĩ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao
động tàn bạo. => “Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người
lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề.”
- Người rất tâm đắc với một câu trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, đó là tiền đề cho
Tuyên ngôn độc lập của nước ta sau này: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” => cách mạng Việt Nam cũng
là sự nối tiếp con đường mà nhân loại đã đi.
- Tư tưởng xây dựng một nhà nước pháp quyền, từ Tổng thống Lincoln - người phát động
cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ: “Chế độ dân chủ là chính quyền của dân, do dân và
vì dân” (Hiến pháp năm Việt Nam 1946: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân
và vì dân”.)
2.3 Anh (1913-1917)
3. Tìm thấy (1917-1920)
- Xuất phát: Năm 1919, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc Xây.
 
Nội dung:  Thay mặt những nhà yêu nước, Nguyễn Tất Thành trao bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” -
phản ánh nguyện vọng của người dân An Nam - đến tận tay các nhân vật quan trọng trong hội nghị tuy nhiên
bản yêu sách đã không được xem xét, không ai thảo luận về đề tài của bản yêu sách này. 
=> Sự phủ nhận bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” của những người điều hành Hội nghị Versailles đã
phơi bày và khiến Người nhận ra bản chất, dã tâm lừa bịp nhân dân thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

- Xuất phát tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa’’ của V.I Lênin

Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ
khăng khít và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. (Theo người “Cuộc đấu
tranh cách mạng của công nhân các nước tư bản trực tiếp giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng
mình, vì cuộc đấu tranh đó đánh thẳng vào trái tim của bọn áp bức;...Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách
mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước tư bản
trong cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản.
Sự nhất trí của cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo đảm thắng lợi cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc
địa và cho giai cấp vô sản ở các nước tư bản”)

  Người xác định nòng cốt của cách mạng là liên minh công - nông, lực lượng của cách mạng giải
phóng dân tộc là lực lượng toàn dân, cách mạng là sự nghiệp chung của dân chúng. (Người cho rằng:
“Một điều phải chú ý đặc biệt là vai trò của giai cấp tư sản nói chung tại các nước thuộc địa và phụ
thuộc không giống vai trò của giai cấp tư sản tại các nước tư bản. Giai cấp tư sản dân tộc có thể tham
gia tích cực vào cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ”(15).)

  Với điều kiện và thực tế lịch sử Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, cách mạng vô sản và
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. "Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"

-Xuất phát ngày 30 tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tours, Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những đảng
viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Giá trị:

Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng chính thức ghi nhận việc
Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên-một dấu mốc lớn nhất, quan trọng nhất
trên hành trình tìm đường cứu nước của Người.

 Hoạt động gần 3 năm với Đảng Cộng sản (ĐCS) Pháp, trong bất cứ cuộc họp, tiếp xúc nào, Nguyễn
Ái Quốc cũng đề cập đến vấn đề thuộc địa, các trước tác của Người đều dẫn dắt người ta trở về với vấn
đề các dân tộc bị áp bức.

Nguyễn Ái Quốc đã gieo hạt giống cách mạng khắp bốn phương trời, đấu tranh không mệt mỏi cho
quyền lợi của các dân tộc thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động
trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị
những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vô sản kiểu
mới ở Việt Nam.

=> Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư
tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Người đã chọn, con
đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra.

Những sự kiện quan trọng trên là bước phát triển về chất của Hồ Chí Minh. Từ người yêu nước đến người
cộng sản khác gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, từ giải phóng giai cấp đến giải phóng con người. 

Khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử
phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường,
vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên
cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

Kết quả: Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, trình độ công nghệ trong sản xuất được
nâng lên. Chính sách đã xóa bỏ những rào cản, hội nhập với khu vực và quốc tế, nhờ đó sức sản xuất trong
nước được giải phóng, các thành phần kinh tế phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Nhu cầu
tiêu thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó, các vấn đề về
an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi cho mọi người đều phát triển khá
đồng bộ và ngày càng được cải thiện.

You might also like