Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Nội dung ôn tập sinh 11

I. Trắc nghiệm
Câu 1: Hình thức cảm ứng của hệ động vật có hệ thần kinh được gọi chung là
A. Tập tính
B. Vận động cảm ứng
C. Đáp ứng kích thích
D. Phản xạ
Câu 2: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào ?
A. Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
C. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến.
Câu 3: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện
A. Nghe thấy tiếng gọi tên mình liền quay đầu lại
B. Đi trên đường thấy 1 xác con vật chết liền tránh xa
C. Đi ngoài trời nắng, da đổ mồ hôi
D. Nghe thấy bài hát yêu thích thì hát theo.
Câu 4: Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở
A. Ruột khoang
B. Giun tròn
C. Thân mềm
D. Chân khớp
Câu 5: Hình thức cảm ứng ở động vật, được điều khiển bởi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện
ở:
A. Thân mềm
B. Giun đốt
C. Chân khớp
D. San hô
Câu 6: Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Cá, lưỡng cư.
B. Bò sát, chim, thú.
C. Thuỷ tức.
D. Giup dẹp, đỉa, côn trùng.
Câu 7: Đặc điểm cảm ứng ở động vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy
B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy
D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 8: Hệ thần kinh dạng ống được thấy ở
A. Ruột khoang B. Thú, chim, cá C. Chân khớp, côn trùng D. Động vật nguyên
sinh
Câu 9: Động vật chưa có hệ thần kinh được thấy ở
A. Ruột khoang B. Thú, chim, cá C. Chân khớp, côn trùng D. Động vật nguyên
sinh
Câu 10: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
A. Duỗi thẳng cơ thể
B. Co toàn bộ cơ thể
C. Di chuyển đi chỗ khác
D. Co ở phần cơ thể bị kích thích
Câu 11: Khác với tính cảm ứng của thủy tức,phản ứng của giun đất
A. Đã mang tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng hơn
B. Chưa mang tính định khu nhưng chính xác hơn
C. Được thực hiện theo cơ chế phản xạ
D. Có cơ chế giống với phản ứng của các loài bò sát
Câu 12: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
Câu 13: Ý nào đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống ?
A. Số lượng tế bào thần kinh ít hơn so với thần kinh dạng lưới
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh hạn chế.
C. Phản ứng nhanh hơn, chính xác hơn do số lượng TBTK tập trung rất nhiều.
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
Câu 14: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Tiêu phí ít năng lượng
C. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích D. Tiêu phí nhiều năng lượng
Câu 15: Xinap cấu tạo gồm các bộ phận
A. Xináp hóa học và xinap điện      
B. khe xináp, cúc xinap, màng xinap
C. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap       
D. màng sau, màng giữa và màng trước xinap
Câu 16: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp       
B. chùy xináp
C. màng sau xináp       
D. khe xináp
Câu 17: Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong:
A. Ti thể trong chùy xinap
B. Các thụ thể ở màng sau xinap
C. Các vi ống của chùy xinap và sợi thần kinh
D. Các bóng xinap trong chùy xinap
Câu 18: Màng sau xinap có các
A. thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học     
B. các vi ống của chùy xinap
C. bóng xinap  
D. Cả A, B và C
Câu 19: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.
B. Màng sau xináp → khe xináp → chuỳ xináp → màng trước xináp.
C. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
D. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.
Câu 20: Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự?
A. Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp.
B. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.
C. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.
D. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
Câu 21: Các bóng xináp gắn vào màng trước xinap và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học
vào?
A. chùy xinap
B. khe xináp
C. màng trước xi náp   
D. màng sau xinap
Câu 22: Thả chó xuống hồ bơi lần đầu thấy chó rất hoảng sợ cố bơi vào bờ,sau một số lần như
vậy chó không hoảng sợ nữa đây là hiện tượng:
A. Quen nhờn
B. Điều kiện hóa đáp ứng
C. Điều kiện hóa hành động
D. Học khôn
Câu 23: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu
vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học khôn.
B. Học ngầm.
C. Điều kiện hoá hành động.
D. Quen nhờn
Câu 24: Quen nhờn là hình thức học tập mà:
A. Động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
B. Động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
C. Động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
D. Động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
Câu 25: In vết là:
A. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động
mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.
B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên
và giảm dần qua những ngày sau.
C. Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần
và giảm dần qua những ngày sau.
D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên
và tăng dần qua những ngày sau.
Câu 26: Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học
tập của động vật trong đó xảy ra:
A. Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
B. Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một
kích thích mới
C. Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
kết hợp đồng thời
D. Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt
sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
Câu 27: Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu, đây là tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. sinh sản. C. di cư. D. Xã hội
Câu 28:Vừa cho chó ăn vừa đánh chuông, sau nhiều lần lặp lại chỉ cần đánh chuông là chó tiết
nước bọt mà không cần cho ăn.
A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa C. Học ngầm D. Học khôn
Câu 29: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. sinh sản. C. di cư. D. Xã hội
Câu 30: Chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác cách xa nhà nó vẫn có thể
nhớ đường để quay về nhà.
A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa C. Học ngầm D. Học khôn
Câu 31: Chim én thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân
khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
A. xã hội B. sinh sản C. lãnh thổ D. di cư
Câu 32: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên nhau để đứng lên lấy thức ăn trên cao..
A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa C. Học ngầm D. Học khôn
Câu 33: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính
A. sinh sản. B. bảo vệ lãnh thổ. C. di cư. D. Xã hội
Câu 34: Điều kiện hoá đáp ứng là:
A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng
thời.
B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên
tiếp nhau.
C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước
và sau.
D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời
rạc.
Câu 35: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính
A. sinh sản.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. di cư.
D. Xã hội
Câu 36: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?
A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.
B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...
D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy
Câu 37: Sinh trưởng ở thực vật là
A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan
sinh dưỡng rễ, thân, lá
D. Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào
Câu 38: Sinh trưởng ở thực vật là
A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.
B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô
C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô
D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào
Câu 39: Mô phân sinh ở thực vật là
A. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế
B. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
C. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân
D. Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng
Câu 40: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở thân
B. Ở chồi nách
C. Ở đỉnh rễ
D. Ở chồi đỉnh
Câu 41: Thế nào là sinh trưởng sơ cấp
A. Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra
hoa, kết quả, tạo hạt
B. Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào
C. Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
D. Là quá trình cây phân chia lớn lên
Câu 42: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ
ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và
đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và
đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Câu 43: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:
A.mô phân sinh đỉnh
B. mô phân sinh bên
C. tùy từng loài
D. ngẫu nhiên
Câu 44: Sinh trưởng thứ cấp là
A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
Câu 45: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp
A. Làm cho cây to ra theo chiều ngang
B. Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh
C. Làm cho cây ra hoa, tạo quả
D. Tất cả các biểu hiện trên
Câu 46: Kết quả của sinh trưởng sơ cấp
A. Làm cho cây to ra theo chiều ngang
B. Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh
C. Làm cho cây ra hoa, tạo quả
D. Làm cây cao lên( dài ra)
Câu 47: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?
A. Làm cho thân cây dài và to ra
B. Làm cho rễ dài và to ra
C. Làm cho thân và rễ cây dài ra
D. Làm cho thân cây, cành cây to ra
Câu 48: Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là
A. làm cho rễ cây dài ra
B. làm cho thân cây dài ra
C. làm cho cây nhanh ra hoa
D. làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp)
Câu 49: Nhóm các hooc môn kích thích ở thực vật bao gồm
A. Gibêrelin, Xitôkinin, Axit abxixic
B. Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
C. Etilen, Axit abxixic, Xitôkinin
D. Auxin, Êtilen, Axit abxixic
Câu 50: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.
D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
Câu 51: Tác dụng nào dưới đây không phải vai trò sinh lý của auxin
A. Kích thích giãn dài tế bào
B. Kích thích sự ra hoa
C. Kích thích ra rễ ở cành giâm
D. Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt
Câu 52: Auxin có vai trò:
A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.
C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.
Câu 53: Xitokinin không có tác dụng kích thích nào sau đây ?
A. Tác động tới phân chia tế bào B. Giúp hình thành cơ quan mới
C. Ngăn chặn sự già hóa của tế bào D. Kích thích ra hoa và chín của quả.
Câu 54: Gibêrelin có vai trò:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 55: Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là:
A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh D. Sự giảm phân của các tế bào mô phân
sinh
Câu 56: Auxin ức chế quá trình nào sau đây?
A. Ra rễ cành giâm.
B. Sinh trưởng tế bào
C. Sinh trưởng chồi bên.
D. Hướng động, ứng động.
Câu 57: Tác dụng kích thích của xitokinin ?
A. Tác động tới phân chia tế bào
B. Giúp hình thành cơ quan mới
C. Ngăn chặn sự già hóa của tế bào
D. Kích thích ra hoa và chin của quả.
Câu 58: Xitôkilin có vai trò:
A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoágià của tế bào
B.Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoágià của tế bào
C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bênvà sự hoá già
của tế bào.
D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá
già của tế bào.
Câu 59: Phát triển ở thực vật là
A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên
quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không
liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan
với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên
quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Câu 60: Phát triển ở thực vật là
 A. các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo
nên các cơ quan.  
B. quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành
C. quá trình  phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).
D. các quá trình  tăng chiều cao và chiều ngang của cây
Câu 61: Sự ra hoa của cây chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố:
A. hoocmôn ra hoa, tuổi của cây, nhiệt độ.
B. tuổi của cây, nhiệt độ, chu kì quang và hoocmôn ra hoa.
C. hoocmôn ra hoa, chu kì quang, nhiệt độ.
D. tuổi của cây, nhiệt độ và chu kì quang.
Câu 62: Tuổi của cây một năm được tính theo
A. Số lóng
B. Số lá
C. Số chồi nách
D. Số cành
Câu 63: Hiện tượng cây chỉ ra hoa sau khi trải qua mùa đông lạnh giá hoặc sử lý nhiệt độ thấp
được gọi là
A. Quang gián đoạn
B. Sốc nhiệt
C. Xuân hóa
D. Già hóa
Câu 64: Quang chu kỳ là gì ?
A. Là thời gian cơ quan tiếp nhận ánh sang và sản sinh hormone kích thích sự ra hoa
B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ( độ dài của ngày, đêm)
C. Là thời gian chiếu sáng kích thích cây ra nhiều rễ và lá
D. Là thời gian cây hấp thụ ánh sáng giúp cho sự ra hoa
Câu 65: Quang chu kì là:
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 66: Cây ngày ngắn là cây:
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ
Câu 67: Cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 12h là:
A. Cây ngày ngắn.
B. Cây dài ngày.
C. Cây trung tính.
D. Cây Một lá mầm.
Câu 68: Cây ngày dài là cây
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
Câu 69: Phitocrom là
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa ở hạt cần
ánh sáng để nảy mầm
B. Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ có bản chất là phi protein và chứa ở hạt cần ánh sáng để nảy
mầm
C. Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa ở lá cần
ánh sáng để quang hợp
D. Sắc tố không cảm nhận ánh sáng nhưng cảm nhận quang chu kỳ chứa trong các loại hạt cần
ánh sáng để nảy mầm.
Câu 70: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. phitocrom.
B. carotenoid.
C. diệp lục
D. auxin.
Câu 71: Vai trò của phitocrom ?
A. Tác động đên sự ra hoa, nảy mầm vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng
B. Tác động đên sự phân chia tế bào
C. Kích thích sự ra hoa của cây dài ngày
D. Kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày
Câu 72: Hormone florigen có tác dụng
A. Kích thích nảy chồi
B. Kích thích ra hoa
C. Kích thích phát triển rễ
D. Kích thích nảy mầm
Câu 73: Hormone ra hoa có vai trò
A. Kích thích nảy chồi
B. Kích thích nảy mầm
C. Kích thích ra rễ
D. Kích thích ra hoa
Câu 74: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 74: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm
A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và
cơ thể.
B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào
C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình
thái các cơ quan và cơ thể.
D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ
quan và cơ thể.
Câu 75: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non
có:
A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự với con trưởng thành.
B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành
C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý  giống với con trưởng thành.
D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo giống với con trưởng thành và sinh lý khác với con trưởng thành.
Câu 76: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm
A. không phải qua lột xác.
B. ấu trùng giống con trưởng thành.
C. con non khác con trưởng thành.
D. phải qua một lần lột xác.
Câu 77: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 78: Những động vật nào dưới đây có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
A. Cánh cam, cào cào, cá chép, chim bồ câu.
B. Bọ rùa, cá chép, châu chấu, gà...
C. Cào cào, rắn, thỏ, mèo...
D. Cá chép, rắn, bồ câu, thỏ...
Câu 79: Trường hợp con non gần giống với con trưởng thành, nhưng phát triển chưa hoàn thiện,
trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành là sự sinh trưởng và phát triển của động
vật qua:
A. Biến thái hoàn toàn.
B. Biến thái không hoàn toàn.
C. Không qua biến thái.
D. Lột xác.
Câu 80: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Châu chấu, ếch, muỗi.
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
Câu 81: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có
A. Đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành
B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 82: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là:
A. Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác
về sinh lý
C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Câu 83: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 84: Nhóm động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Bướm
B. Bò sát
C. Châu chấu
D. Thú
Câu 85: Tác dụng của hoocmon sinh trưởng GH là
A. Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
B. Tăng cường khả năng hấp thụ các chất protein, lipit, gluxit
C. Tăng cường quá trình tổng hợp protein
D. Tăng cường quá trình chuyển hóa Ca vào xương
Câu 86: Nhân tố nào là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển
của động vật?
A. Testosteron B. Tiroxin C. Thức ăn D. Hoocmon
Câu 87: Testosterone được sinh sản ra ở
A. Tuyến giáp B. Tuyến yên C. Tinh hoàn D. Buồng trứng
Câu 88: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em
sẽ dẫn đến hậu quả
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
Câu 89: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. Yếu tố di truyền
B. Hoocmôn
C. Thức ăn
D. Nhiệt độ và ánh sáng
Câu 90: Ơstrogen được sinh ra ở
A. Tuyến giáp B. Buồng trứng C. Tuyến yên D. Tinh hoàn
Câu 91: Ơstrogen có vai trò
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước
tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
D. Kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của
cơ thể
Câu 92: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sinh sản ra ở
A. Tuyến giáp B. Buồng trứng C. Tuyến yên D. Tinh hoàn
Câu 93: Tirôxin được sản sinh ra ở
A. Tuyến giáp B. Buồng trứng C. Tuyến yên D. Tinh hoàn
Câu 94: Ở giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây hậu quả
A. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển
B. Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển
Câu 95: Tirôxin có tác dụng kích thích
A. Quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì
vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B. Chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
C. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cá
Câu 96: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích
thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B. Kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 99: Testosterone có vai trò kích thích
A. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B. Chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. Quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì
vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
D. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 100: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A. Người nhỏ bé, ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
B. Người nhỏ bé, ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
Câu 101: Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi
C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Câu 102: Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Câu 103: Sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử
đực và cái.
Câu 104: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. bằng giao tử cái.
D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
Câu 105 Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:
A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.   
B. sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng cành
C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.
D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.
Câu 106: Sinh sản vô tính có đặc điểm
A. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ
B. Tạo ra nhiều con cháu trong một thế hệ
C. Có quá trình giảm nhiễm
D. Con cháu đa dạng về mặt di truyền
Câu 107: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình
A. giảm phân và thụ tinh.
B. giảm phân.
C. nguyên phân.
D. thụ tinh.
Câu 108: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:
A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ
thể mới
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ
thể mới.
D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
Câu 109: Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới là khái niệm về
A. sinh sản hữu tính.  
B. sinh sản vô tính.
C. sinh sản bằng bào tử          
D. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.
Câu 110: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực
vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 111: Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu là
A. tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ.
B. tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao.
C. phôi được bảo vệ trong hạt và quả.
D. phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ.
Câu 112: Giao tử cái ở thực vật được gọi là
A. Hợp tử
B. Phôi
C. Hạt phấn
D. Noãn cầu
Câu 113: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử, đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo
thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 114: Bản chât của sự thụ tinh là
A. sự kêt hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử.
B. sự kêt hợp giữa con đực và con cái hình thành con non.
C. sự kêt hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành con non.
D. sự tổ hợp vật chât di truyền của giao tử đực và giao tử cái trong hợp tử.
Câu 115: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành
hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo
thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
Câu 116: Thụ tinh kép ở thực vật là hiện tượng
A. Vừa thụ phấn vừa thụ tinh trên cùng 1 hoa
B. Vừa thụ phấn vừa giao phấn
C. Kết hợp giữa 1 tinh tử với noãn cầu
D. Kết hợp giữa một tinh tử với noãn cầu và một tinh tử với nhân cực
Câu 117: Hạt của cây có nguồn gốc từ
A. Bầu nhụy
B. Noãn
C. Hạt phấn
D. Đầu nhụy
Câu 118: Hạt được hình thành từ
A. bầu nhị.      
B. hạt phấn.      
C. bầu nhuỵ.     
D.  noãn đã được thụ tinh
Câu 120: Quả có nguồn gốc từ
A. bầu nhuỵ.      B. bầu nhị.       C. hạt phấn.       D.  noãn đã được thụ
tinh
Câu 121: Nói về thụ tinh của cây hạt kín, phát biểu đúng là
A. Thụ tinh là điều kiện dẫn đến thụ phấn B. Có thể thụ phấn mà không thụ tinh
C. Có thể thụ tinh mà không thụ phấn D. Có thụ phấn thì sẽ tạo ra hợp tử
Câu 122: Trong sinh sản vô tính các cá thể mới sinh ra:
 A. giống nhau và giống cá thể gốc.
B. khác nhau và giống cá thể gốc.
C. giống nhau và khác cá thể gốc.
D. khác nhau và khác cá thể gốc.
Câu 123: Ưu điểm của sinh sản vô tính là
A. tạo ra các cá thể con đa dạng và phong phú.
B. tạo ra các cá thể con thích nghi cao với điều kiện môi trường.
C. sinh sản dễ dàng trong điều kiện quần thể có số lượng nhỏ.
D. sinh sản vô tính đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa.
Câu 124: Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?
A. Phân đôi, nảy chồi.
B. Trinh sinh, phân đôi.
C. Trinh sinh, phân mảnh.
D. Phân mảnh, nảy chồi.
Câu 125: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?
A. Trinh sinh. 
B. Phân mảnh.
C. Nảy chồi.
D. Phân đôi.
Câu 126: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống ?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
Câu 127: Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại
A. phân đôi.
B. phân mảnh, nảy chồi.
C. trinh sinh.
D. sinh sản vô tính.
Câu 128: Sinh sản vô tính gồm các kiểu?
A. phân đôi, phân mảnh.
B. phân mảnh, nảy chỗi.
C. nảy chồi, trinh sản.
D. Cả A và C.
Câu 129: Từ một cơ thể mẹ chỉ hình thành được 2 cơ thể mới giống nhau và giống hệt mẹ được
gọi là
A. trực phân
B. phân bào nguyên nhiễm
C. phân mảnh
D. sinh đôi
Câu 130: Phân đôi là hình thức sinh sản có ở:
A. động vật đơn bào và động vật đa bào.
B. động vật đơn bào
C. động vật đơn bào và giun dẹp.
D. động vật đa bào.
Câu 131: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể
mẹ?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
Câu 132: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được ít cá thể nhất từ một cá thể mẹ?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
Câu 133: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn?
A. Hình thành giao tử và thụ tinh
B. Thụ tinh và phát triển phôi thai.
C. Hình thành giao tử, thụ tính, tạo thành hợp tử
D. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai
Câu 134: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là
 A.từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 135: Vì sao sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính?
A. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt
di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi
trường.
B. Vì thể hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay
đổi của môi trường.
C. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt
di truyền, làm giảm xuất hiện nhiêu biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với
sự thay đổi của môi trường.
D. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt
di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
II. Tự luận:
Câu 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật ?
Câu 2: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ?
Câu 3: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật? cho ví dụ?
Câu 4: Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính?
Câu 5: Phân biệt phát triển qua biến thái và không qua biến thái?
Câu 6: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn?
Câu 7: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn?
Câu 8: Trình bày mục đích và biện pháp cải thiện môi trường sống của động vật ?
Câu 9: Trình bày mục tiêu và biện pháp cải thiện cải thiện chất lượng dân số ?
Câu 10: Giải thích chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật về phương thức sinh
sản?
Câu 11: Giải thích chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật về cơ quan sinh sản?
Câu 12: Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở động vật?

Chúc các em ôn và làm bài tốt!

You might also like