Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Mùa thu là đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam.

Thơ thu của văn học trung đại thường miêu


tả cảnh đẹp vắng vẻ úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với
những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét
thư pháp ấy. Khi vị Tam Nguyên Yên Đổ được coi là quán quân về thơ thu, thì chùm ba bài Thu
vịnh, Thu điếu, Thu ẩm được đánh giá là tam tuyệt của thơ thu Việt nam. Trong đó đặc sắc nhất
có lẽ là bài Thu điếu. Nhận xét về bài thơ này, Xuân Diệu có viết: “ Bài Thu vịnh là có hồn hơn
hết, nhưng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh
Việt Nam”. Không phải là Thu vịnh với không gian mênh mông bát ngát, mà là một Thu điếu
được “gói gọn” trong một chiếc ao thu — ao chuôm đặc trưng vùng chiêm trũng Bắc Bộ – quê
hương của cụ Tam Nguyên. Đằng sau cảnh thu vắng lặng là những nỗi niềm thần kín của vị cao
nhân:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thu điếu cũng như Thu vịnh, Thu ẩm chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau
khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà. Thu điếu là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh đẹp
mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp luôn gắn liền với tình yêu quê hương
tha thiết. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu
sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.
Bối cảnh của toàn bài dường như được hiện hữu trong hai câu đầu. Khung cảnh trong bức tranh
được bao trùm bởi cái lạnh lẽo của mùa thu và sự cô đơn trong lòng thi sĩ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Ấn tượng đầu tiên của người đọc với bài thơ, chắc hẳn là cách gieo vần “eo” đặc sắc, tinh tế và
có chút mạo hiểm. Hai câu thơ trên thể hiện sự co lại, đọng lại cho ta cảm giác lạnh lẽo bao
trùm toàn cảnh cùng sự yên tĩnh, lẻ loi. Sách Gia Ngữ nói: “Thuỷ chí thanh tác vô ngư” nghĩa là
nước trong quá thì không có cá. Ấy thế mà, Nguyễn Khuyến lại nhè đúng lúc “nước trong veo”
để mà ngồi thuyền đi câu. Vậy, đặt tựa bài thơ là Câu cá mùa thu âu chẳng phải là làm một việc
dường như không thể. Hay điều này thể hiện cái tình cảnh ngặt nghèo của nhà thơ? Nhà Nho
Nguyễn Khuyến đỗ đạt bậc nhất thời đó, làm quan to nhưng trước cảnh nước nhà nhiều biến
động, ông đã phải từ quan về quê dạy học. Vua quan bạc nhược, chỉ biết theo Pháp cầu an, kẻ sĩ
đã thấy rõ, cái hoài bão giúp dân giúp nước thật quá khó khăn, chẳng khác gì “câu cá nước
trong” được đề ngay từ câu đầu vậy. Sự so sánh vô lí giữa con thuyền với cái ao chẳng phải là
thân phận của Nguyễn Khuyến đối với thời thế thiên nan vạn nan đang trùm lên ông? Câu thơ
được chọn lọc từ ngữ, gieo vần bình dị, thân mật mang tính gợi cảm cao và hàm ý sâu sắc, ắt
hẳn cụ Tam Nguyên phải là một người có tầm nhìn sâu rộng và lòng yêu quê hương vô bờ bến
mới lột tả được cảnh vật từ tâm đến diện.
Xuân Diệu: “Cái thú của bài Thu điếu ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc,
xanh tròi, xanh bèo”. Không chỉ xanh, ở hai câu thực bức tranh thiên nhiên ấy còn được tô một
nét vàng:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Mùa thu tiếp tục được hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”. Cảnh vật động một cách
khẽ khàng. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật.
Đó là sự chuyển động “hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ khẽ khàng của lá vàng, là sự mong
manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có
mối liên hệ với nhau chặt chẽ: gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc”,
“tỉ”, “vàng”, “khể”, “vèo” được sử dụng hợp lí, giàu tạo hình, vừa tạo ra bức tranh thanh nhã
vừa có xanh vừa có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển của tạo vật. Nghệ thuật đặc sắc lấy
động tả tĩnh của tác giả đã khiến cái tình nay càng tĩnh hơn. Cái tĩnh nó nhẹ đến vô hình, vị thi
sĩ này quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc thì mới có thể cảm
nhận được sự im lặng đến thế.
Như trên đã nói, mở đầu bài thơ tác giả sử dụng vần “eo” nhưng khung cảnh lại không bị giới
hạn mà đã mở rộng theo chiều cao, tạo nên sự khoáng đạt, rộng rãi cho cảnh vật:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Bầu trời xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Chiều cao được cụ thể bằng sự
“lơ lửng” của tầng mây và thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu dường như ám
ảnh sâu đậm trong lòng Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới: “Trời
thu xanh ngắt mấy từng cao” – Thu vịnh hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” — Thu ẩm. Bởi
vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn thuần là một màu sắc mà có lẽ đó còn chính là
tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Trước đây, Nguyễn Du đã
từng viết về mùa thu với:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Ngay Nguyễn Khuyến cũng thế. Mở ra không gian riêng, cảm hứng Nguyễn Khuyến trở
về với khung cảnh làng quê quen thuộc, cũng vẫn hình ảnh cây tre, cây trúc; vẫn bầu trời ngày
nào cùng ngõ xóm quanh co..., tất cả đều thân thương đượm màu làng cảnh Bắc Bộ. nếu như
chiều cao được đo bằng trời thì chiều sâu ắt là độ “quanh co” uốn lượn của ngõ trúc. Từ “vắng
teo” cho thấy sự vắng lặng không một bóng người, không chút động tĩnh, âm thanh. Bởi thế, hai
câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người.
Xuyên suốt sáu câu thơ đầu, tác giả cho ta thấy bức tranh mùa thu với điểm nhìn từ gần
đến cao xa, từ cao xa trở về gần gụi. Bức vẽ mang màu sắc xanh thẳm, buồn bã, cô đơn và đầy
tâm sự của thi sĩ. Chung quay lại, không gian thu cũng chính là không gian của tâm trạng: cõi
lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. mọi tâm tư, giãi bàu được dồn nén vào hai câu kết:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế ngồi ôm gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà
thơ ngồi câu cá nhưng chẳng hề chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cả
“đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, lòng người phải trong trẻo lắm mới
nghe được âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Nói chuyện câu cá nhưng thực tế là để đón nhận cảnh
thu, trời thu vào cõi lòng. Một tâm thế nhẫn: “tựa gối ôm cần”; một sự chờ đợi: “lâu chẳng
được”; một cái chợt tỉnh mơ hồ: “cá đâu đớp động”. Nhà thơ mượn cảnh để tả tình. Câu cá chỉ
là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Âu cũng là cái sự vì nước vì dân. Đất nước ta đẹp
thế, ấy vậy mà nhân dân lầm than. Cái hoài bão giúp dân từ đó mà mỗi ngày đều thêm khó
khăn, và cũng tạo ra trong lòng cụ Tam Nguyên một rào cản; tạo sự buồn tẻ, cô đơn. Lòng
người quạnh hiu chẳng cớ nào cảnh lại nhộn nhịp, vui tươi:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

You might also like