Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC VĂN 🙆🏻‍♀️🙆🏻‍♀️🙆🏻‍♀️

---
** TÌM Ý **
Đã bao giờ bạn đọc một đề bài mà không biết viết gì? Đã bao giờ bạn nghĩ tại
sao cùng một đề bài mà có người viết ít, có người viết rất nhiều? Vấn đề nằm ở
chỗ phương pháp tư duy và tìm ý trong bài viết ấy!!! Vậy thì làm thế nào để
khắc phục điều đó?🙆🏻‍♀️(hồi trước tớ học cũng hay như vậy)
Trước khi bắt tay vào viết bài, hãy dành 5 - 7 phút để đọc kĩ đề và vạch ra những
ý chính trong giấy nháp!! (nhìu bạn coi thường bước này lắm nè)
-> Tác dụng:
- Giúp bạn không bỏ sót ý trong quá trình viết bài.
- Các luận điểm được hệ thống và sắp xếp logic.
- Bạn sẽ làm chủ ngòi bút của mình.
-> Lưu ý:
- Gạch dưới những từ, cụm từ quan trọng cần phải được giải quyết.
- Viết ý ra giấy nháp (chỉ viết những từ khóa để gợi nhớ, không viết cả câu vì sẽ
mất thời gian).
- Sắp xếp ý lớn, ý nhỏ, ý trước, ý sau.
- Có thể hình dung dẫn chứng liên hệ rồi ghi vào kẻo áp lực thời gian sẽ khiến
bạn quên!!
-> Cách tìm ý, lập ý:
Đặt câu hỏi liên tục và trả lời các câu hỏi ấy!!
- Đề bài yêu cầu điều gì?
- Điều đó là gì? (Giải thích)
- Điều đó có chính xác không? (Khẳng định vấn đề)
- Tại sao lại nói điều đó? (Bàn luận)
- Điều đó được thể hiện như thế nào? (Phân tích, chứng minh)
- Điều đó có ý nghĩa như thế nào? (Đánh giá)
2/6
- Điều đó có hoàn toàn đúng đắn trong mọi trường hợp hay không? Có toàn diện
chưa? (Mở rộng)
- Mặt trái của điều đó là gì? (Phản đề)
- Cần phải làm gì để đạt được điều đó? (Bài học nhận thức và hành động)
** NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT**
-> Một bài văn hay, trước hết là một bài văn đúng và đủ
- Đúng kiến thức
- Đủ cấu trúc
- Đáp ứng các yêu cầu cơ bản: diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
-> Nắm chắc dàn ý chung của từng dạng đề.
-> Nắm vững kiến thức tác phẩm:
- Về truyện:
+ Nội dung chính
+ Đặc sắc nghệ thuật
+ Nhân vật
+ Tình huống
+ Cốt truyện
+ Chi tiết nghệ thuật
+ Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
+ Đặc sắc nghệ thuật
+ Phong cách tác giả
+ Một số câu văn quan trọng
- Về thơ:
+ Cấu tứ của bài thơ
+ Nội dung chính của bài thơ
+ Cảm xúc của nhà thơ/ chủ thể trữ tình
+ Hình ảnh thơ
3/6
+ Ngôn ngữ thơ
+ Tư tưởng của nhà thơ
+ Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
+ Phong cách nhà thơ
+ Một số câu thơ quan trọng.
-> Vận dụng linh hoạt các đoạn văn, các kiểu câu
- Đoạn văn
+ Giải thích/ Khái quát chung (Quy nạp)
+ Bàn luận, phân tích, chứng minh (Tổng - phân - hợp)
+ Đánh giá, mở rộng (Diễn dịch)
- Kiểu câu
+ Bày tỏ quan điểm (Câu trần thuật)
+ Tạo tính đối thoại, hùng biện (Câu hỏi)
+ Bày tỏ cảm xúc (Câu cảm thán, câu hỏi tu từ)
+ Nhấn mạnh đối tượng cần bàn (Câu đảo ngữ)
+ Thể hiện dấu ấn cá nhân (Câu đặc biệt)
-> Vận dụng các thao tác lập luận: (mình đã sắp xếp tương ứng với các ý trong
thân bài)
- Giải thích
- Bàn luận
- Phân tích
- Chứng minh
- So sánh
- Bác bỏ
-> Vận dụng linh hoạt các cặp quan hệ từ để nối kết các luận điểm, tạo sự liền
mạch, liên tục cho bài văn!!
-> Luyện viết:
4/6
- Cần luyện:
+ Mở bài: đi từ trực tiếp đến gián tiếp (4 cách mở bài gián tiếp có thể tham khảo:
theo chủ đề, theo một vấn đề ngược lại rồi bác bỏ nó, theo kiểu so sánh, theo tác
giả)
+ Thân bài: viết từng đoạn nhỏ.
+ Kết bài: có thể khẳng định lại vấn đề hoặc mở rộng đối với học sinh giỏi.
- Lưu ý:
+ Mở bài nhất thiết phải giới thiệu được vấn đề cần nghị luận và kết bài phải
chốt lại vấn đề trọng tâm.
+ Các đoạn văn trong thân bài phải đúng cấu trúc đoạn văn.
+ Chú ý các lỗi thường gặp: chính tả, diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ.
-> Phân tích dẫn chứng:
- Xác định được mấu chốt của dẫn chứng
- Nêu các biểu hiện cụ thể
- Nêu ý nghĩa.
- Quy nạp vấn đề.
-> Rèn bút lực:
- Lần thứ nhất: Bạn chọn 1 luận điểm trong 1 bài văn bất kì mà bạn thích rồi viết
1 đoạn văn để làm sáng tỏ luận điểm ấy, trong khi viết nhớ CANH THỜI GIAN.
- Lần thứ hai: Sau khi viết xong, bạn viết lại đoạn văn ấy nhưng lần này, bạn
ĐẶT GIỚI HẠN thời gian giảm xuống rồi bắt buộc trong khoảng thời gian ấy,
bạn phải viết xong đoạn văn này. Nếu chưa viết xong mà đã hết thời gian quy
định, bạn cũng phải DỪNG BÚT để xác định lực viết của mình.
- Những lần viết tiếp theo: bạn cố gắng viết xong đoạn văn trong thời gian quy
định, rồi đặt thời gian giảm dần xuống đến khi không thể giảm được nữa!
-> Phân bố thời gian hợp lý:
- Đối với bài thi học sinh giỏi (180 phút)
+ Đọc đề, vạch ý (15 phút)
+ Nghị luận xã hội (60 phút)
5/6
+ Nghị luận văn học (100 phút)
+ Đọc lại bài viết, chỉnh sửa nếu cần (5 phút)
- Đối với bài thi THPT QG (120 phút)
+ Đọc hiểu (15 phút)
+ Viết đoạn (15 phút)
+ Đọc đề và vạch ý bài văn (5 phút)
+ Viết bài (80 phút)
+ Đọc lại toàn bộ bài làm và sửa chữa nếu cần (5 phút).
** CHIA SẺ CÁCH HỌC **
- Bạn nên đọc tác phẩm ở nhà trước rồi ghi lại những ấn tượng của bản thân về
tác phẩm ấy. Như vậy, khi nghe giáo viên giảng về tác phẩm, bạn sẽ hiểu sâu sắc
hơn.
- Đối với học sinh giỏi:
+ Sách lý luận văn học phải gắn liền với bản thân bạn lúc ăn lẫn lúc ngủ
+ Đọc nhiều tác phẩm để mở rộng hiểu biết, so sánh nó với những tác phẩm
trong chương trình để làm dẫn chứng liên hệ. Cách tiếp cận tác phẩm mình đã
nêu ở trên
+ Nên đọc báo Tuổi trẻ để biết thêm nhiều nhân vật, sự kiện để làm dẫn chứng
cho bài nghị luận xã hội.
** CÁCH HỌC LÍ LUẬN VĂN HỌC (CHIA SẺ RIÊNG DÀNH CHO HSG)
**
- Đọc sách lý luận, kết hợp đọc từ điển thuật ngữ văn học. Những phần chưa rõ
có thể trao đổi với bạn học và giáo viên để hiểu sâu sắc hơn.
- Cố gắng lí giải vì sao nhà nghiên cứu lại viết như vậy. (Ví dụ như nói: Đối
tượng phản ánh của văn học là hiện thực khách quan mà đối tượng trung tâm là
con người -> Tại sao lại như vậy)
- Vận dụng hiểu biết tác phẩm để chứng minh cho vấn đề lý luận ấy. (Cố gắng
chọn dẫn chứng theo trục CỔ - KIM - ĐÔNG - TÂY).
**MỘT SỐ SÁCH MÌNH TỪNG ĐỌC**
- Việt Hán văn khảo
- Lý luận văn học (cuốn này mình được tặng, nó dày gần 1000 trang)
- Cổ học tinh hoa
- Những kiệt tác văn chương thế giới
6/6
- Chinh phục năng lực đọc hiểu và làm văn
- Ba đỉnh cao Thơ mới
- Thi nhân Việt Nam
- Văn chương An Nam
- Từ điển Thuật ngữ Văn học
- Phép làm thơ

You might also like