Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: KINH TẾ HỌC VI MÔ

Họ và tên sinh viên: Trần Thảo Quy


MSSV: 030337210198 Lớp học phần: MES302_211_D10

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 07 trang
(bằng chữ): bảy trang

YÊU CẦU
Câu 1: (3 điểm) Giả sử chúng ta đang phân tích thị trường nước cam ép. Giải thích
cụ thể và minh họa bằng đồ thị về tác động của từng tình huống sau đây đối với cầu
hoặc cung nước cam ép. Đồng thời cho biết giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ thay
đổi như thế nào.
a) Dịch covid bùng phát và mọi người có xu hướng uống nước cam ép nhiều hơn để
tăng sức đề kháng.
b) Giá bột cam Tang, một loại hàng hoá thay thế cho nước cam ép, giảm.
c) Một phương pháp thu hoạch và bảo quản quả cam tốt hơn được giới thiệu và áp
dụng trong quá trình thu hoạch và bảo quản cam.
d) Một nghiên cứu cho thấy uống cam ép hàng ngày có tác dụng chống oxy hoá và
làm trẻ hoá da.
e) Thu nhập của người tiêu dùng giảm vì suy thoái kinh tế, và nước cam ép được coi
là một mặt hàng xa xỉ.
f) Các nhà sản xuất nước cam ép kỳ vọng giá cam ép sẽ tăng trong tháng tới.
Câu 2: (2 điểm) Hãy xem xét các cặp hàng hóa sau đây. Đối với hàng hóa nào trong
hai loại hàng hóa mà bạn mong đợi là cầu co giãn theo giá hơn? Tại sao?
a) Nước hoặc kim cương
b) Insulin hoặc thuốc xịt thông mũi
c) Thực phẩm nói chung hoặc ngũ cốc ăn sáng
d) Xăng trong vòng một tuần hoặc xăng trong suốt một năm
Câu 3: (5 điểm) 2 Tâm rất thích bánh Donut, bảng bên dưới thể hiện giá trị mà Tâm
định cho mỗi chiếc bánh.
Giá trị của chiếc bánh donut đầu tiên 60.000đ
Giá trị của chiếc bánh donut thứ hai 50.000đ
Giá trị của chiếc bánh donut thứ ba 40.000đ
Giá trị của chiếc bánh donut thứ tư 30.000đ
Giá trị của chiếc bánh donut thứ năm 20.000đ
Giá trị của chiếc bánh donut thứ sáu 10.000đ

a. Sử dụng thông tin trên để xây dựng đường cầu về bánh Donut của Tâm.
b. Nếu giá bánh donut là 20.000đ/chiếc thì Tâm sẽ mua bao nhiêu chiếc?
c. Tính thặng dư tiêu dùng của Tâm khi giá bánh Donut là 20.000đ/chiếc. Thể hiện
nó trên đồ thị.
d. Nếu giá bánh Donut tăng lên 40.000đ/ chiếc, Tâm sẽ mua bao nhiêu chiếc?
Thặng dư tiêu dùng của Tâm sẽ thay đổi như thế nào so với câu b? Thể hiện rõ trên
đồ thị.
MỤC LỤC
Câu 1 .........................................................................................................1
a) ..........................................................................................................1
b) ..........................................................................................................1
c) ..........................................................................................................2
d) ..........................................................................................................2
e) ..........................................................................................................3
f) ..........................................................................................................3
Câu 2 .........................................................................................................4
a) .........................................................................................................4
b) .........................................................................................................4
c) .........................................................................................................4
d) .........................................................................................................4
Câu 3 .........................................................................................................4
a) .........................................................................................................5
b) .........................................................................................................5
c) .........................................................................................................5
d) .........................................................................................................6
BÀI LÀM
Câu 1:
a) Dịch covid bùng phát và mọi người có xu hướng uống nước cam ép nhiều hơn để
tăng sức đề kháng làm ảnh hưởng đến cầu của nước cam ép, cụ thể là làm cho cầu
nước cam ép tăng, đường cầu nước cam ép sẽ dịch chuyển sang phải.
P
Sử dụng đồ thị xác định điểm cân
S
bằng mới E’ so nó với điểm cân
E’ bằng cũ E ta thấy giá cân bằng
PE’
E mới PE’ của nước cam ép tăng và
PE lượng cân bằng mới QE’ của nước
cam ép cũng tăng.
D D’

0 QE QE ’ Q

b) Giá bột cam Tang, một loại hàng hoá thay thế cho nước cam ép, giảm.

Vì bột cam Tang là hàng hóa thay thế của nước cam ép, khi giá của bột cam Tang
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cầu của nước cam ép, cụ thể là khi giá bột cam Tang
giảm sẽ tác động, dẫn đến cầu của nước cam ép sẽ giảm, đường cầu sẽ dịch chuyển
sang trái.
P
Sử dụng đồ thị xác định điểm cân
S
bằng mới E’ so nó với điểm cân
E bằng cũ E ta thấy, giá cân bằng
PE
E’ mới PE’ của nước cam ép giảm và
PE’ lượng cân bằng mới QE’ của nước
cam ép cũng giảm.
D’ D

0 QE ’ QE Q

1
c) Với phương pháp thu hoạch và bảo quản quả cam tốt hơn được giới thiệu và
được áp dụng trong quá trình thu hoạch và bảo quản cam sẽ ảnh hưởng đến cung
của cam làm cho cung của cam tăng, mà cam là nguyên liệu để sản xuất nước cam
ép nên khi cung cam thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cung của nước cam ép, cụ thể
khi cung của cam tăng sẽ làm cho cung nước cam ép cũng tăng, đường cung của
nước cam ép sẽ dịch chuyển sang phải.

P Sử dụng đồ thị xác định điểm


S S’ cân bằng mới E’ so nó với điểm
cân bằng cũ E ta thấy giá cân

E bằng mới PE’ của nước cam ép


PE
giảm và lượng cân bằng mới QE’
E’
P E’ của nước cam ép tăng.

0 QE QE ’ Q
d) Một nghiên cứu cho thấy uống cam ép hàng ngày có tác dụng chống oxy hoá và
làm trẻ hoá da, từ đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng uống cam ép nhiều hơn làm
ảnh hưởng đến cầu của nước cam ép, cụ thể là dẫn đến cầu của nước cam ép sẽ
tăng, đường cầu nước cam ép dịch chuyển sang phải.
P Sử dụng đồ thị xác định điểm
S cân bằng mới E’ so nó với điểm
cân bằng cũ E ta thấy giá cân
E’
PE’ bằng mới PE’ của nước cam ép
E
PE tăng và lượng cân bằng mới QE’
của nước cam ép cũng tăng.

D D’

0 QE QE ’ Q

2
e) Thu nhập của người tiêu dùng giảm vì suy thoái kinh tế, và nước cam ép được coi
là một mặt hàng xa xỉ.

Vì nước cam ép được xem là một mặt hàng xa xỉ nên khi thu nhập của người tiêu
dùng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cầu của nước cam ép, cụ thể là khi thu nhập của
người tiêu dùng giảm sẽ tác động dẫn đến cầu của nước cam ép cũng sẽ giảm,
đường cầu dịch chuyển sang trái.

P Sử dụng đồ thị xác định điểm


S cân bằng mới E’ so nó với
điểm cân bằng cũ E ta thấy giá
E
PE cân bằng mới PE’ của nước
E’ cam ép sẽ giảm và lượng cân
PE’
bằng mới QE’ của nước cam

D ép cũng sẽ giảm.
D’
0 QE ’ QE Q
f) Các nhà sản xuất nước cam ép kỳ vọng giá cam ép sẽ tăng trong tháng tới điều đó
làm ảnh hưởng đến cung của nước cam ép, cụ thể khi kỳ vọng giá cam ép tăng dẫn
tới cung của nước cam ép sẽ giảm, đường cung nước cam ép sẽ dịch chuyển sang
trái.
P Sử dụng đồ thị xác định điểm
S’ S cân bằng mới E’ so nó với điểm
cân bằng cũ E ta thấy, giá cân
E’ bằng mới PE’ của nước cam ép
PE’
E tăng và lượng cân bằng mới QE’
PE
của nước cam ép giảm.

0 QE ’ QE Q

3
Câu 2:
a) Nước hoặc kim cương
Ta thấy nước là một loại hàng hóa thiết yếu, dù giá có thay đổi thì người tiêu dùng
vẫn mua nước để sử dụng vì là mặt hàng cần thiết vì vậy nước có cầu ít co giãn theo
giá hơn. Trong khi kim cương là một loại hàng hóa xa xỉ, tùy thuộc vào việc giá
tăng hay giảm và tùy vào mức giá cao hay thấp mà người tiêu dùng sẽ có quyết định
mua hay không, vì vậy nên kim cương sẽ có cầu co giãn theo giá hơn.
b) Insulin hoặc thuốc xịt thông mũi
Insulin là một loại sản phẩm đặc trị, sự sẵn có của hàng hóa thay thế gần gũi là rất
ít, khó tìm các sản phẩm, hàng hóa thay thế vì vậy mà nó có cầu ít co giãn theo giá
hơn. Trong khi đó đối với thuốc xịt thông mũi, sự sẵn có của hàng hóa thay thế gần
gũi nhiều, dễ dàng tìm được sản phẩm, hàng hóa thay thế vì vậy mà nó có cầu co
giãn theo giá hơn.
c) Thực phẩm nói chung hoặc ngũ cốc ăn sáng
Thực phẩm nói chung là hàng hóa được định nghĩa về thị trường theo phạm vi rộng,
khó tìm kiếm được hàng hóa thay thế gần gũi, vì vậy mà thực phẩm nói chung có
cầu ít co giãn theo giá hơn. Trong khi ngũ cốc ăn sáng là loại hàng hóa được định
nghĩa về thị trường theo phạm vi hẹp, dễ dàng tìm kiếm được những hàng hóa thay
thế gần gũi, chính vì vậy mà ngũ cốc ăn sáng có cầu co giãn theo giá hơn.
d) Xăng trong vòng một tuần hoặc xăng trong suốt một năm
Giá xăng trong vòng một tuần thể hiện lượng thời gian ngắn, người tiêu dùng chưa
thể chuyển đổi sang loại phương tiện khác để hạn chế sử dụng xăng nên người tiêu
dùng vẫn phải dùng xăng làm nhiên liệu để đi lại, chính vì thế mà trong trường hợp
này sẽ có cầu ít co giãn theo giá hơn. Trong khi đó, giá xăng trong suốt một năm thể
hiện lượng thời gian dài, người tiêu dùng đã có thể tìm kiếm, chuyển đổi sang loại
phương tiện khác không dùng xăng hoặc ít dùng xăng hơn cho nên khi giá xăng
trong khoảng thời gian là một năm sẽ có cầu co giãn theo giá hơn.

Câu 3: Từ giả thuyết đã cho ta có:


Giá bánh Donut PDonut (đ) Lượng bánh Donut QDonut (chiếc)

4
60.000 1
50.000 2
40.000 3
30.000 4
20.000 5
10.000 6

a) Từ bảng trên ta tiến hành dựng đường cầu về bánh Donut của Tâm

P(nghìn
đồng)

60

50

40

30

20

10
D
0 1 3 4 5 6
2 Q (chiếc)

b) Dựa vào đồ thị đã dựng ta thấy, nếu giá bánh Donut là 20.000đ/chiếc thì Tâm sẽ
mua 5 chiếc bánh Donut.

c) Thặng dư tiêu dùng của Tâm khi giá bánh Donut là 20.000đ/chiếc là:

CS=( 60000−20000 ) + ( 50000−20000 ) + ( 40000−20000 ) + ( 30000−20000 )

5
 CS=40000+30000+20000+10000=100000( đ )

Thặng dư CS lúc này được thể hiện trên đồ thị là diện tích của hình nằm dưới
đường cầu D và nằm trên đường giá 20.000(đ):
P(nghìn
đồng)

60

50

40

30

20

10
D
0 1 3 4 5 6
2 Q (chiếc)

d) Dựa vào đồ thị đã dựng ta thấy, nếu giá bánh Donut tăng lên 40.000đ/chiếc thì
Tâm sẽ mua 3 chiếc.

Thặng dư tiêu dùng của Tâm lúc này là:


'
C S = (60000−40000 )+ ( 50000−40000 )=20000+10000=30000(đ )

So với câu b thì thặng dư tiêu dùng của Tâm lúc giá bánh Donut 40.000đ/chiếc sẽ ít
hơn, giảm đi một lượng là 80.000đ so với khi giá bánh Donut là 20.000đ/chiếc.

Trên đồ thị, thặng dư tiêu dùng CS’ lúc này là diện tích của hình nằm dưới đường
cầu D và nằm trên đường giá 40.000(đ):

6
P(nghìn
đồng)

60

50

40

30

20

10
D
0 1 3 4 5 6
2 Q (chiếc)

You might also like