Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề bài: Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy trả lời các yêu cầu sau:
1. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động
và hàng hóa thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động
phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống
con cái người lao động?
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể hãy nêu thực trang về quan hệ lợi
ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt
Nam hiện nay ? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn
lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn chứng?

SV : Nguyễn Ngọc Như Ý


MSSV : 31201022176
HP : Kinh tế chính trị Mác-Lênin
LHP : 21D1POL51002424
Phòng : B2-407
GVHD : Th.S Đỗ Lâm Hoàng Trang

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


BÀI LÀM
Câu 1:

Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông
thường

 Giống nhau:
- Đều là hàng hóa, được đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác động của thị
trường như cung, cầu ,…
- Đều có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng.
 Khác nhau

Tiêu chí Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường
Phương thức
-Gắn liền với con người. -Không gắn liền với con người.
tồn tại
- Chứa đựng cả yếu tố vật chất,
tinh thần và lịch sử. Được đo -Chỉ thuần túy là yếu tố vật chất.
Giá trị gián tiếp bằng giá trị của những Được đo trực tiếp bằng thời gian
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái lao động xã hội cần thiết.
sản xuất ra sức lao động.
Giá cả - Nhỏ hơn giá trị. -Có thể tương đương với giá trị.
-Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra
-Giá trị sử dụng thông thường.
giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân nó, đó chính là giá trị thặng
-Hàng hóa thông thường có thể
dư.
đem ra trao đổi
Giá trị sử
dụng -Quá trình sử dụng hay tiêu dung
-Sau quá trình tiêu dung hay sử
là quá trình sản xuất ra một loạt
dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử
hàng hóa nào đó, đồng thời tạo ra
dụng của nó đều tiêu biến mất
một giá trị mới lớn hơn giá trị của
theo thời gian.
bản thân hàng hóa sức lao động.
-Người mua có quyền sử -Người mua và người bán
Quan hệ giữa
dụng, không có quyền sở hữu, hoàn toàn độc lập với nhau.
người mua –
người bán phải phục tùng
người bán
người mua.
-Quan hệ mua bán đặc biệt:
Quan hệ mua mua bán chịu, thường không -Ngang giá, mua đứt – bán
– bán ngang giá và mua bán có thời đứt.
hạn.
- Là nguồn gốc của giá trị
Biểu hiện của của cải.
thặng dư
Ý nghĩa
=> Là một hàng hóa đặc biệt.
Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để nuôi sống con cái người lao động

Vì giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi
số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái
sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định như đồ ăn, nước uống, học hành,… Như vậy, thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động
được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của
người có sức lao động ở trạng thái bình thường.

Câu 2:

Bằng những dẫn chứng cụ thể hãy nêu thực trang về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người
lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay ?

- Ta có thể thấy thực trạng mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao
động ở Việt Nam hiện nay nhìn từ các cuộc đình công. Trong điều kiện kinh tế thị
trường, khi sức lao động là hàng hóa được lưu thông trên thị trường, người mua và
người bán hàng hóa đều có mục đích riêng của mình, người lao động muốn bán hàng
hóa sức lao động do mình sở hữu với giá cao nhất, người sử dụng sức lao động lại
muốn mua sức lao động với giá rẻ nhất nhằm tăng lợi nhuận thu được. Nếu tiền công
đưa ra được cả hai bên chấp nhận thì quan hệ lao động hình thành và duy trì. Nhưng
nếu một trong hai bên bội ước thì dẫn đến xâm hại lợi ích của nhau. Tuy nhiên, người
sử dụng lao động lại có nhiều lợi thế hơn để ép người lao động phải chịu thiệt thòi về
lợi ích.
- Ngày 25.3, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, trong quý I/2021, trên
địa bàn xảy ra 10 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công với gần 3.400 người
tham gia (tăng 3 vụ và gần 1.000 người so với cùng kỳ năm 2020).
Các trường hợp tranh chấp lao động, đình công nguyên nhân do công ty chưa thông
báo lương thưởng cho người lao động. Người lao động không đồng ý với kế hoạch
nghỉ Tết, mức thưởng, chế độ nâng lương.
Tại một số công ty không thưởng Tết, hàng tháng trừ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan bảo
hiểm…
Đáng chú ý, vụ tranh chấp do nợ Bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH Mỹ Tú (phường
Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên) và việc giải thể không báo trước của Công ty
TNHH Delancey Street Furniture Việt Nam (Khu công nghiệp Rạch Bắp, thị xã Bến
Cát).
Vụ việc đình công có quy mô ở Bình Dương chính là ví dụ cụ thể nhất cho mâu thuẫn
lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
- Các doanh nghiệp thì vi phạm về việc ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động, thời
giờ làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội điều kiện làm việc, hay chưa thực hiện đúng
quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thoả thuận với người lao động như:
không nâng lương hàng năm cho người lao động hoặc nâng với mức quá thấp, thời
gian làm thêm giờ quá nhiều và việc trả lương làm thêm giờ không đầy đủ, chấm dứt
hợp đồng lao động tùy tiện không có căn cứ pháp luật; doanh nghiệp áp dụng các biện
pháp quản lý “hà khắc”. Nhiều doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ
mang tính đối phó.
- Về phía người lao động, phần lớn người lao động xuất thân từ nông thôn chưa
được đào tạo cơ bản và có hệ thống, công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được quan
tâm nên sự hiểu biết về chính sách, pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác
phong công nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc không thực hiện đúng các quyền và
nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động và tranh chấp lao động, đình công không đúng
trình tự do pháp luật quy định.
- Bên cạnh đó, mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
người lao động ở Việt Nam càng gay gắt hơn. Theo thống kê của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội, 82,1% số cuộc đình công xảy ra trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhiều cơ quan chức năng với chính sách trải thảm đỏ
cho nhà đầu tư nên chưa chú trọng thỏa đáng đến quyền lợi của người lao động. Họ
muốn bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng không muốn ảnh hưởng đến chính sách
thu hút đầu tư, vì vậy việc quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt
động theo pháp luật còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều điều bất cập. Không ít các doanh
nghiệp vi phạm Bộ luật Lao động nhưng chưa bị xử lý.
 Tuy nhiên, theo ghi nhận của các cấp công đoàn, tính đến hết 7.2.2021, cả nước
xảy ra 33 vụ ngừng việc tập thể, đình công (giảm 10 cuộc so với dịp trước Tết năm
2020). Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể, đình công không phức tạp
so với các năm trước. Đây cũng là điểm khởi sắc đáng mừng trong mối quan hệ lợi
ích kinh tế của người sử dụng lao động và người lao động ở Việt Nam.

Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn
chứng?

 Theo em việc đầu tiên để giải quyết thực trạng mâu thuẫn này chính là hoàn thiện
bộ luật lao động.
- Bộ luật vẫn còn bất cập, chưa thực sự chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, chưa phù hợp
với thực tế, chưa đủ sức điều chỉnh các quan hệ lao động vốn dĩ năng động và
phức tạp, thậm chí có những điều khoản vô ý đã gây thiệt thòi về lợi ích cho người
lao động. Ví dụ như chính sách tiền lương còn nhiều bất cập; tiền lương tối thiểu
thấp; lương thực tế giảm mặc dù lương danh nghĩa tăng.
- Bên cạnh đó, mức phạt đưa ra có hành vi vi phạm trong quan hệ lợi ích kinh tế
giữa người sử dụng lao động và người sử dụng lao động không mang tính răn đe
và phòng ngừa vi phạm. Ngày 01/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số
28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
BHXH. Trong nghị định này, mức phạt không quá 75.000.000 đồng, mức xử phạt
tiền tối đa này trong nhiều trường hợp không gây bất lợi lớn về kinh tế cho người
vi phạm, nên thiếu tác dụng ngăn ngừa vi phạm.
 Thứ hai là tuyên truyền bộ luật lao động cho người lao động, họ cần phải nắm rõ
được quyền và lợi ích của chính mình. Họ sẽ áp dụng luật pháp được quy định trong
bộ luật lao động để đòi lại quyền lợi cho chính mình thay vì đình công tập thể, đập phá
tài sản các công ty gây mất an ninh xã hội.
 Thứ ba, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức công đoàn
trong doanh nghiệp. Vì số lượng các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn khá ít, hoạt
động của các tổ chức công đoàn không nổi bật. Khi chủ doanh nghiệp xâm phạm đến
lợi ích của người lao động, các tổ chức công đoàn phải có những hình thức đàm phán
để ngăn chặn, hạn chế các hành động đó cũng như phải tích cực tuyên truyền pháp luật
về lao động cho người lao động, tránh tình trạng khi lợi ích bị xâm phạm, người lao
động nghĩ trước tiên đến giải pháp đình công.
 Thứ tư, cần thay đổi về tư duy thu hút đầu tư. Chúng ta khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào Việt Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ, đổi lại phía đầu tư
cũng phải đảm bảo đúng pháp luật của Việt Nam.
 Các cuộc đình công diễn ra kéo những hệ lụy không nhỏ như mất an ninh trật tự xã
hội, làm xấu đi hình ảnh nước nhà trong mắt bạn nè quốc tế, ảnh hưởng nền kinh tế
cụ thể là nguồn đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần áp dụng những biện pháp phù
hợp tức thời để ngăn chặn các mâu thuẫn xảy ra.

Các tài liệu tham khảo

 https://laodong.vn/ldld-binh-duong/cong-doan-binh-duong-ho-tro-bao-ve-quyen-loi-
3400-cong-nhan-892706.ldo
 https://laodong.vn/cong-doan/so-vu-ngung-viec-tap-the-giam-so-voi-tet-canh-ty-
2020-880736.ldo
 http://tapchikhxh.vass.gov.vn/mau-thuan-loi-ich-giua-chu-doanh-nghiep-va-nguoi-
lao-dong-o-viet-nam-hien-nay-n50196.html?
fbclid=IwAR01h6H9Iaz8M_ovbIDubuIl5ifONfUMOsQkE1ODAk3TETNJ6yUGs-
aGMsA
 https://www.yenbai.gov.vn/bao-hiem-xa-hoi/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-
tuc.aspx?ItemID=206&l=Tinhoatdong
 https://123docz.net/document/13780-phan-biet-hang-hoa-suc-lao-dong-va-hang-
hoa-thong-thuong-doc.htm?
fbclid=IwAR2B4qdeV8NVDqFBAqAe_lhU3Osah0EzXyjpcdqJjhDBD424bR-
N4vUncbE
 https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/moi-quan-he-giua-nguoi-lao-dong
%C2%A0va-nguoi-su-dung-lao-dong-giai-doan-hien-nay-315960.html?
fbclid=IwAR2A0aV9VL0gptqU1y10uXD5xaE4y9Gp84r0CKpSlm4jWdE3xLBP_3
ehQC0
 https://www.vietnamplus.vn/hon-82-cac-cuoc-dinh-cong-xay-ra-o-doanh-nghiep-
fdi/586464.vnp

You might also like