Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thơ Haiku

1.Lịch sử phát triển của thơ haiku:

- Thơ Haiku phát triển mạnh ở Nhật từ nửa đầu thời kỳ Edo (1603-1868). Người có công đưa Haiku
đến đỉnh cao là Matsuo Basho. "Ông sống trong một thảo am bên sông, giữa vườn cây chuối nên
mới có tên Basho (Ba Tiêu = chuối). Được đề bạt làm một chức quan trị thủy, Basho cũng từ bỏ nó
để tự do làm thơ, dạy học, trầm tư và lang thang khắp đất nước. Những bài Haiku vắn tắt của ông có
một sức vang động thâm trầm của nước như câu cuối trong một bài thơ trứ danh về con ếch, nhảy
xuống chiếc ao xưa và vang lên tiếng nước xao (mizu no oto = thủy chi âm)

2.Hình thức:

-Thơ Hai-cư (Haiku) là loại thơ cực ngắn của Nhật Bản, cô đọng và hàm súc. Một bài thơ chỉ ba
câu, mười bảy âm tiết (5-7-5) dài không quá mười hai, mười ba từ, không chấm câu, không đề.

-Về phương thức biểu hiện, do một bài thơ chỉ gồm 17 âm tiết nên các thi sĩ haiku thường bắt
đầu từ những điểm nhìn đơn lẻ, chớp lấy một khoảnh khắc có thần của thực tại, đẩy lên đỉnh điểm
của cảm xúc và sáng tạo theo nguyên lý mùa và tính tương quan hình ảnh.

3.Nội dung:

-Nội dung thường hướng về thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân để phản ánh, thơ haiku
thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong
sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.

- Đề tài chủ yếu trong thơ haiku là thiên nhiên, được gọi là quý đề (kidai). Thiên nhiên trong thơ
haiku thường là những phong cảnh bình dị, những con vật nhỏ bé: một con quạ, một con ếch, một
con dế, một tiếng ve, một bông hoa dại nở bên bờ dậu… Qua việc chọn đề tài đó, các thi sĩ haiku thể
hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị mà người đời hằng theo đuổi như
quyền lực, của cải, danh vọng… Cảnh vật trong thơ haiku bao giờ cũng là của một khoảnh khắc thực
tại chợt hiện ra trước mắt nhà thơ. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa nên trong thơ hai
ku bao giờ cũng có từ chỉ mùa như xuân, hạ, thu, đông… (quý ngữ trực tiếp) hoặc hình ảnh tượng
trưng cho mùa chẳng hạn hoa đào, hoa mai, con ếch… tượng trưng cho mùa xuân; tiếng ve, con
ruồi … cho mùa hạ; tiếng dế, trăng, sương… cho mùa thu …

4. nghệ thuật

-Trong một bài thơ haiku thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời
thường). Haiku không mô tả cảm xúc mà chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Nhà thơ ít dùng
tính từ và trạng từ làm hạn chế sự tưởng tượng của người đọc, vì thế, haiku rất giàu sức gợi. Ở thơ
haiku, ta bắt gặp bút pháp của tranh thủy mặc, thiên về thần thái hơn là đường nét. Kết cấu bỏ lửng
của thơ haiku chính là cái hư không bảng lảng khó nắm bắt của tinh thần Thiền tông. Thơ có âm
hưởng như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái
đang là - "đương hạ tức thị". Nó nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm
khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập
vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong
một kinh nghiệm sống của riêng mình. Kỹ xảo của haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để
vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc. Kết quả là nó phá bỏ ngăn cách giữa thi sĩ và độc giả để cả
hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa
của đất trời.

You might also like