Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

THƯ VỀ NGHỆ THUẬT

Trong lá thư, người viết (tức ông LOUIS ALTHUSSER) đã phân vân việc nghệ
thuật nên hay không nên được xếp vào lĩnh vực của ý thức hệ, hay nghệ thuật
và ý thức hệ có phải là một hay không?
Sau đó, tác giả nói rằng đây là một vấn đề khó và phức tạp, tuy vậy, ông đã chia
sẻ hướng đi của ông để tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Với Althusser, ông không gộp chung nghệ thuật đích thực vào lĩnh vực ý thức
hệ, mặc dù nghệ thuật có quan hệ khăng khít với ý thức hệ. Ở đây, nghệ thuật
được sinh ra ban đầu từ ý thức của con người, Nó có thể phản ánh tư tưởng
của con người thế nên nghệ thuật cùng lĩnh vực của ý thức hệ có quan hệ rất
đặc thù và cụ thể.
Khuynh hướng người viết đang tiến hành là về vấn đề về mối quan hệ giữa
nghệ thuật và ý hệ & tính đặc thù của nghệ thuật.
Nghệ thuật đích thực không mang lại cho ta tri thức, nó có tính riêng biệt và
khác biệt với tri thức. Bởi một tác phẩm văn học có thể cho ta sự nhận biết,
cho ta cảm giác, cho ta hiểu tác phẩm ấy, và có thể ẩn chứa hiện thực hay thực
tại nào đó, nhưng tất cả những điều đó không mang lại tri thức xã hội chính
thống cho ta, hay có thể nói ta không thể thấy hay biết được hiện thực hay
thực tại đã đề cập một cách rõ ràng ngay trước mắt. Chính vì những lẽ đó mà
nghệ thuật không thể thay thế cho tri thức.
Nghệ thuật làm ta thấy điều gì đó, cảm nhận hay hiểu biết điều gì đó và tái
hiện lại nó trong đầu óc ta. Đó là ý thức hệ, từ những tư tưởng đó mà sinh ra
nghệ thuật, rồi nghệ thuật tách ra riêng mình để trở thành nghệ thuật.
Các tác giả nghệ thuật có thể khiến ta nhận biết được, hiểu được nhưng lại
không cho ta tri thức đến từ bên trong nó.
Theo người viết Althusser, Balzac hay Solzhenitsyn đều không đem đến cho ta
tri thức thật sự về xã hội, về thế giới mà họ đã đề cập đến mà họ chỉ cho ta
thấy được, cảm nhận được và hiểu được hiện thực thực tế của tư tưởng của
họ trong thế giới đó, tức tư tưởng của họ trong thế giới đó và ta sẽ biết được
thực tại về tư tưởng đó.
Ý thức hệ tồn tại trong toàn bộ quá tình sống của con người, đó là sự trải
nghiệm của cá nhân mỗi người từ thực tại thuần túy, vì thế khi ta đọc một
cuốn tiểu thuyết, ta có thể biết được sự trải nghiệm ấy, cảm nhận được nó.
Trải nghiệm này là do cá nhân mỗi người chứ không phải là điều có sẵn trong
thực tế. Tư tưởng yêu cầu sự tự phát từ cá nhân mỗi người, nó tồn tại trong
mỗi con người, thế nên nó tách biệt với hiện thực bên ngoài.
Tư tưởng con người cũng là một đối tượng của khoa học, trải nghiệm cá nhân
mỗi người cũng là đối tượng của khoa học và mỗi con người cũng thế. Sự khác
biệt thật sự giữa nghệ thuật và khoa học là nằm ở cách thức mỗi phạm trù
đem lại cho chúng ta thấy. nghệ thuật cho chúng ta biết, cảm nhận và hiểu còn
ở khoa học, nó cho chúng ta kiến thức hay tri thức.
Trong một tác phẩm, khi tác giả cho ta biết về sự trải nghiệm của một khía
cạnh hay vấn đề nào đó trong tác phẩm, không đồng nghĩa với việc ta đã tiếp
nhận thêm tri thức từ vấn đề ấy.
Nghệ thuật làm cho ta biết được điều cuối cùng được rút ra mà không cần tiền
đề hay cơ sở ban đầu nào, trong khi đó tri thức giúp ta đi sâu vào cấu trúc của
kết luận cuối cùng sinh ra từ cơ sở ban đầu. Một cuốn tiểu thuyết có thể mang
đến cho ta sự sâu sắc về một điều gì đó, cho ta biết được hệ quả của nó,
nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ta đã tiếp nhận tri thức theo nghĩa
nghiêm ngặt của điều ấy.
Người viết đã đưa ra một ví dụ về nhà văn Balzac để minh họa cho sự thay đổi
về ý thức có tính phổ biến trong mối quan hệ có liên quan đến nhau của các ý
hệ. Với Tostoy, ông cho rằng quan điểm tư tưởng của Tostoy là một phần trong
cấu thành nên nguyên nhân sâu xa của nội dung trong tác phẩm của ông.
Để trả lời cho các câu hỏi về sự hiện hữu và tính cá biệt của nghệ thuật thì ta
phải tạo ra tri thức về quá trình tác động thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ
thuật chân chính. Để trả lời câu hỏi về mối quan hệ tri thức và nghệ thuật, ta
phải tạo ra tri thức về nghệ thuật.
Sự nhận thức của mỗi người về những điều liên quan đến nghệ thuật (như
nhận biết về sự hiện hữu hay tầm quan trọng) không tạo ra tri thức nghệ thuật.
Những người nghệ sĩ hay những người yêu thích nghệ thuật tự phát miêu tả về
mình dựa trên sự sang tạo. Tuy nhiên, mỗi phát ngôn tự phát đều mang một
hệ tư tưởng cá nhân của người phát ngôn, nó cũng là công cụ của ý thức hệ đó.
Mà ý thức hệ ở đây là ý thức hệ về nghệ thuật và sự sáng tạo tích cực của
những tác động thẩm mỹ.
Nghệ thuật cung cấp cho ta điều khác với khoa học, tuy nhiên đây không phả là
sự đối lập.
Cách thức duy nhất để đạt đến tri thức nghệ thuật, đi vào sâu hơn vào tính đặc
thù của tác phẩm nghệ thuật, để biết cơ chế tạo ra “tác động thẩm mỹ”, ta cần
phải trải qua thời gian lâu dài để tìm hiểu ‘các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa
Mác’, ta cũng không hấp tấp di chuyển nhanh đến điều gì đó khác, vì khi ta di
chuyển nhanh, điều ta đạt được chỉ là ý thức hệ của cá nhân chứ không phải tri
thức nghệ thuật toàn diện.
Nếu ta chuyển hướng sang ‘các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác’ để có
thể đặt ra chính xác bằng các khái niệm đích thực mà không phải các khái niệm
mang tính tư tưởng con người về sự tự phát thẩm mỹ, mà đó là các khái niệm
mang tính khoa học thích đáng với từng đối tượng, vì thế nên đó sẽ là khái
niệm mới. Khái niệm này không phải là để bước qua nghệ thuật bằng khoa học
hay hi sinh chúng cho khoa học, mà chính khái niệm này để ta biết đến nghệ
thuật và mang lại quyền lợi cho nghệ thuật.

You might also like