Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Câu 1: 

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết  

A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa.

C. số gam chất tan có trong 100 gam nước.

D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Lời giải:

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?  

A. Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

C. Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Lời giải:

Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Công thức tính nồng độ phần trăm là

A. 

B. 

C. 
D. 

Lời giải:

Công thức tính nồng độ phần trăm là: 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%  

A. 20 gam. 

B. 30 gam. 

C. 40 gam.                   

D. 50 gam

Lời giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan:  

=> 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10%

A. 200 gam. 

B. 300 gam. 

C. 400 gam.

D. 500 gam.
Lời giải:

Áp dụng công thức: 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là  

A. 1,2 mol 

B. 2,4 mol 

C. 1,5 mol                   

D. 4 mol

Lời giải:

Đổi 400 ml = 0,4 lít

+ Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V

=> nNaOH = 6.0,4 = 2,4 mol

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.  

A. 1,2M. 

B. 1,2%. 

C. 2M.             

D. 2%.

Lời giải:

Đổi: 200 ml = 0,2 lít


nNaOH =  =0,4mol

Áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch: 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M. 

A. 27,36 gam 

B. 2,052 gam 

C. 20,52 gam               

D. 9,474 gam

Lời giải:

Đổi 300 ml = 0,3 lít

+ Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V

=> nBa(OH)2=0,4.0,3=0,12mol

=> Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là: mBa(OH)2=0,12.171=20,52 gam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch
A là  

A. 0,32M 

B. 0,129M

C. 0,2M                       

D. 0,219M
Lời giải:

Đổi 456 ml = 0,456 lít

Số mol Na2CO3 là: nNa2CO3=  mol

Áp dụng công thức tính nồng độ mol:

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Hoà tan 4 gam NaOH vào nước, thu được 200ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch NaOH
là:

A. 0,5M.

B. 0,1M.   

C. 0,2M.

D. 0,25M.

Lời giải:

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho  

A. 8M 

B. 8,2M 

C. 7,9M                       
D. 6,5M

Lời giải:

Đổi D = 1,198 g/ml = 1198 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ phần trăm sang nồng độ mol: 

=> Nồng độ mol dd đã cho là: 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.  

A. 11,88% 

B. 12,20% 

C. 11,19%                   

D. 11,79%

Lời giải:

+) Đổi D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: 

C%= 

=> C%= 
Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là  

A. 25%. 

B. 30%. 

C. 35%.                       

D. 40%.

Lời giải:

Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mct + mnước = 75 + 225 = 300 gam

Áp dụng công thức: 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch

A. 0,12 mol. 

B. 0,20 mol. 

C. 0,30 mol.                

D. 0,15 mol.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: 

=> Khối lượng FeCl2 có trong dung dịch là:   gam


=> số mol FeCl2 là: 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?  

A. 120 gam. 

B. 150 gam. 

C. 160 gam.                 

D. 100 gam.

Lời giải:

Khối lượng chất tan là: mHNO3=3,78 gam

Áp dụng công thức tính khối lượng dung dịch: 

=> Khối lượng dung dịch HNO3 cần lấy là:   gam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1: Dung dịch là: 

A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan. 

B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.

C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan. 

D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Lời giải:

Dung dịch là: hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Khi hòa tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì  

A. chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Lời giải:

chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, cũng như nước có thể tan vô hạn trong rượu etylic.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Dầu ăn có thể hòa tan trong  

A. nước. 

B. nước muối. 

C. xăng.                       

D. nước đường.

Lời giải:

Dầu ăn có thể hòa tan trong xăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Chất tan tồn tại ở dạng  

A. Chất rắn 

B. Chất lỏng 

C. Chất hơi                 
D. Chất rắn, lỏng, khí

Lời giải:

Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí

Ví dụ: muối ăn tan trong nước, dầu ăn tan trong xăng, khí oxi tan trong nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là  

A. Nước và đường 

B. Dầu ăn và xăng 

C. Rượu và nước        

D. Dầu ăn và cát

Lời giải:

Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là: dầu ăn và cát

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Chọn đáp án sai  

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Xăng là dung môi của dầu ăn 

C. Nước là dung môi của dầu ăn

D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

Lời giải:

Đáp án sai là: Nước là dung môi của dầu ăn

Vì dầu ăn không tan được trong nước.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì  

A. Chất tan 

B. Dung môi 

C. Chất bão hòa                      

D. Chất chưa bão hòa

Lời giải:

Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò là dung môi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là  

A. muối NaCl. 

B. nước. 

C. muối NaCl và nước.           

D. dung dịch nước muối thu được.

Lời giải:

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là muối NaCl.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là  

A. Dung môi 

B. Dung dịch bão hòa 

C. Dung dịch chưa bão hòa                

D. Cả A và B

Lời giải:
Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?  

A. khuấy dung dịch. 

B. đun nóng dung dịch. 

C. nghiền nhỏ chất rắn.           

D. cả ba cách đều được.

Lời giải:

Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn thì ta cần:

- Khuấy dung dịch

- Đun nóng dung dịch

- Nghiền nhỏ chất rắn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Dung dịch chưa bão hòa là  

A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

B. Tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi.

C. Tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.

D. Làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải:

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Vì sao đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước?
A. Làm mềm chất rắn.

B. Có áp suất cao.

C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân
tử và bề mặt chất rắn.

D. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn.

Lời giải:

Đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì: Ở nhiệt độ
cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt
chất rắn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 1: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là   

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Lời giải:

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước
để tạo thành dung dịch bão hòa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?  

A. Đều tăng. 

B. Đều giảm. 

C. Phần lớn là tăng.                


D. Phần lớn là giảm.

Lời giải:

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng.

Vì có phần nhỏ chất rắn khi tăng nhiệt độ thì độ tăng giảm.

 Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. đều tăng. 

B. đều giảm.

C. có thể tăng và có thể giảm. 

D. không tăng và cũng không giảm.

Lời giải:

Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước: đều tăng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở
thành chưa bão hòa?  

A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch. 

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.           

D. cả B và C đều đúng.

Lời giải:

Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa ta có thể :

- Cho thêm nước cất vào dung dịch => tạo thành dung dịch loãng hơn, có thể tan thêm NaCl.
- Đun nóng dung dịch => độ tan tăng, muối có khả năng tan nhiều hơn => tạo thành dd chưa bão hòa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào  

A. Nhiệt độ 

B. Áp suất 

C. Loại chất                

D. Môi trường

Lời giải:

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào: nhiệt độ. Phần lớn khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Axit không tan trong nước là  

A. H2SO4

B. H3PO4

C. HCl                         

D. H2SiO3

Lời giải:

Hầu hết các axit đều tan, trừ H2SiO3 hay axit không tan trong nước là H2SiO3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Bazơ không tan là  

A. Cu(OH)2

B. Ca(OH)2

C. Ba(OH)2                 
D. NaOH

Lời giải:

Phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan.

=> Bazơ không tan là Cu(OH)2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Muối tan tốt trong nước là  

A. AgCl

B. BaSO4

C. CaCO3                    

D. MgCl2

Lời giải:

Hầu hết các muối clorua tan được trong nước, trừ AgCl không tan và PbCl2 ít tan

=> Muối tan tốt trong nước là MgCl2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Chọn kết luận đúng

A. Muối clorua đều là muối tan. 

B. Muối sắt là muối tan.

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan. 

D. BaSO4 là muối tan.

Lời giải:

Kết luận đúng là: Muối của kim loại kiềm đều là muối tan.

A sai vì AgCl là muối clorua không tan.


B sai vì muối FeCO3 không tan

D sai, BaSO4 là muối không tan

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là 

A. Sắt 

B. Đồng 

C. Nhôm                     

D. Natri

Lời giải:

Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là : Natri

Dựa vào bảng tính tan, ta thấy tất cả các muối của kim loại Na và K đều tan

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ
tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:  

A. 35,5 gam. 

B. 35,9 gam. 

C. 36,5 gam. 

D. 37,2 gam.

Lời giải:

Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước thu được dung dịch bão hòa

=> mct = 14,36 gam và mdm = 40 gam


Áp dụng công thức tính độ tan: S=   gam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa.  Vậy ở
20oC, độ tan của kali nitrat là:

A. 40,1 gam.

B. 44,2 gam.        

C. 42,1 gam.        

D. 43,5 gam.

Lời giải:

Độ tan của 1 chất là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa
ở một nhiệt độ xác định

=> độ tan của kali nitrat trong 100 gam nước là:   (gam)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối
trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa.  

A. 20 gam 

B. 45 gam 

C. 30 gam                    

D. 12 gam

Lời giải:

Hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước → dung dịch bão hòa
=> mct = 45 gam;  mdm = 150 gam

Áp dụng công thức tính độ tan: S=  gam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của
KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là  

A. 40. 

B. 44.

C. 42

D. 43.

Lời giải:

Công thức tính độ tan:

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam
nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

A. 3 gam 

B. 18 gam             

C. 5 gam                      

D. 9 gam

Lời giải:
Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15

Ta có: mdm = 50 gam

Áp dụng công thức tính độ tan:S=  =>   gam

=> m = 3 gam

Đáp án cần chọn là: A

You might also like