Bui Thi Hue - 33211020320

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

Môn: Marketing Căn Bản

Người thực hiện: Bùi Thị Huệ

Mã số sinh viên: 33211020320

Lớp: Marketing Vb2 K24.1

Câu 1: Hãy cho biết việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với
các nước trên thế giới của Việt Nam có liên quan đến một môi trường vĩ mô nào
nhất? Tại sao? 
Câu 2: Hãy trình bày và giải thích các bước của phương pháp xây dựng một bản
câu hỏi để phỏng vấn. Hãy cho biết trong các bước đó thì bước nào là quan trọng
nhất? Tại sao?
 Câu 3: Hãy trình bày, giải thích và cho nhận xét của mình về phẩm chất cần có
của một nhãn hiệu sản phẩm đã được các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng.
Bài làm.
Câu 1:
Sau hai năm nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng
bởi đại dịch Covid 19. Thì bắt đầu năm 2022 nền kinh tế thế giới đặc biệt là Việt
Nam với mục tiêu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó từ ngày 1 -1-
2022 hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực chính chức có hiệu lực, và việc
Việt Nam chủ động khai thác, tận dụng những điều khoản trong hiệp định
thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy mạnh việc tăng xuất khẩu được coi là một
trong những trọng điểm tăng trưởng năm nay.
Việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế
giới của Việt Nam có liên quan đến môi trường vĩ mô đó chính là Môi trường
chính trị - pháp luật. Vì bản chất, FTA chính là hiếp ước giữa hai bên hoặc nhiều
quốc gia. Theo đó các nước ký hiệp ước trên sẽ cắt giảm và xóa bỏ nhiều rào cản
thuế quan cũng như phí thuế quan theo từng lộ trình nhằm hướng tới thành lập
một khu vực mậu dịch tự do mang đếu nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Vì
việc, việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với các nước trên
thế giới (FTA) của Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các niềm
năng và năng lực trong nước phục vụ cho xuất khẩu đúng với mục tiêu đề ra của
nhà nước năm 2022.
Có thể lấy ví dụ về các ngành nông nghiệp lớn như: Thủy Sản, đồ gỗ, sắt thép,
đồ gia dụng….sau khi ký hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới
đặc biệt là thị trường EU cảm thấy vui mừng vì các rào cản về hành lang thuế,
các ưu đãi sẽ được cải mở hơn.
Ngoài khác thác hiệu quả các thị trường FTA luôn là mục tiêu lớn mà nhà nước
và các doanh nghiệp trong nước đặt ra nhằm tăng khả năng xuất khẩu đồng thời
cũng thu hút đầu tư quốc tế. Để làm được những điều này, nhà nước cần phải
xây dựng chiến lược mới về hội nhập nền kinh tế quốc tế thông qua các FTA
trong giai đoạn hiện nay để hướng tới xuất, nhập khẩu được cân bằng, đồng thời
từ đó từng bước nâng cao toàn bộ nền kinh tế. Và đặc biệt cần tiếp túc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được đề ra.
Câu 2:
Xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn gồm có:
Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu nhập và đối tượng, sản phẩm khảo sát
căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu sản phẩm.
+ Liệt kê đầy đủ và chi tiết, cụ thể về số liệu cần thu thập cho dự án cần phỏng
vấn
+ Thiết kế các câu hỏi sơ bộ xoay quanh đến câu hỏi phỏng vấn dựa trên các nhu
cầu thông tin câu hỏi cho việc thu thập các dữ liệu này.
Bước 2: Xác định được phương thức phỏng vấn
Nên phỏng vấn theo cá nhân hay nhóm, phỏng vấn chuyên sâu từng cá nhân
gặp trực tiếp, hay qua điện thoại, qua các kênh mạng xã hội.
Bảng khảo sát online thì sẽ giúp thu thập thông tin nhanh nhất, bao quát nhưng
không sâu. Còn với việc phỏng vấn trực tiếp, bạn sẽ tiếp cận gần với khách
hàng, vẽ được chân dung khách hàng cụ thể hơn nhưng đối tượng phỏng vấn
không nhiều.
Bước 3: Xác định nội dung cho câu hỏi:
Khi làm bảng khảo sát luôn phải đặt ra câu hỏi “ câu hỏi này có cần thiết hay
không?, “việc đặt câu hỏi như vậy có làm đối tượng khảo sát không hiểu không?,
“người được khảo sát có đủ thông tin/ khả năng để trả lời câu hỏi phỏng vấn hay
không?, “họ có sẵn lòng trả lời câu hỏi phỏng vấn không? Đặc biệt, mọi câu hỏi
phỏng vấn đều hướng đến mục tiêu cuối cùng cho sản phẩm muốn khảo sát.
Bước 4: Xác định hình thức của câu hỏi cần phỏng vấn.
Đối với việc xác định được câu hỏi đóng hay mở ví dụ như “ Bạn thích hãng
nước ngọt có gas nào trên thị trường” sẽ điều hướng được khách hàng có luôn
đáp án ngay trong đầu của họ. Còn việc đặt câu hỏi mở sẽ làm cho người bị
phỏng vấn cảm thấy mất thời gian suy nghĩ, sẽ làm mất thời gian hai bên mà kết
quả đạt được thì không được như ý.
Tuy nhiên việc câu hỏi đóng có sẵn đáp án để lựa chọn, đôi khi làm khách hàng
cảm thấy miễn cưỡng vì không có những đáp án mà họ thích, do thành kiến gây
ra bởi cách sắp xếp thứ tự câu trả lời ( người được phỏng vấn thường có xu
hướng trả lời theo cảm tính chọn đáp án đầu tiên, cuối cùng mà họ thích)
Bước 5: Xác định văn phong và cách sử dụng từ ngữ.
Việc xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn người xây dựng bảng câu hỏi phải chú
trọng đến việc sử dụng văn phong, từ ngữ thân thiện, cởi mở không sử dụng từ
địa phương, tiếng lóng, từ chuyên môn cho một số ngành nghề cụ thể…cũng
như sử dụng các từ ngữ mang tính định lượng mơ hồ như “thi thoảng, thường
xuyên…”, những câu hỏi mang tính ước lượng như “loại cà phê X bạn đang
dùng rẻ có thực sự chất lượng và không pha?”
Bước 6: Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi.
Bạn cần giới thiệu về bản thân, trình độ đang công tác ở đâu, làm một mình hay
với nhóm để người được phỏng vấn cảm thấy an tâm hơn giúp câu hỏi phỏng
vấn của bạn được hoàn thiện nhất.
Phần nội dung chính của bảng câu hỏi chỉ nên bắt đầu những câu hỏi chung sau
đó mới dẫn dắt người được phỏng vấn đến các câu hỏi chuyên môn. Tiếp đến là
kết thúc bằng thông tin và nhân khẩu học, điều đó giúp bạn lọc được một số đối
tượng tham gia phỏng vấn không phù hợp với sản phẩm mà bạn đang hướng
tới.
Trong chính những phần nghiên cứu sản phẩm nên tăng mức độ khó của từng
câu hỏi lên. Câu hỏi khó nhạy cảm và thông tin nhân khẩu nên đặt ở cuối câu
tránh tình trạng người được phỏng vấn đọc câu hỏi và từ bỏ vì không muốn tiết
lộ thông tin cá nhân.
Bước 7: Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi.
Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi, bạn cần tiến hành thử nghiệm phỏng vấn thử
để loại bỏ những sai sót như cách dùng từ ngữ, những câu hỏi/ thuật ngữ/ hướng
dẫn khó hiểu…
Đưa bảo câu hỏi cho các thành viên trong nhóm, lớp tham gia buổi khảo sát thử
tầm 10-15 người. Áp dụng cho phỏng vấn trực tiếp để bạn có thể quan sát thái độ
của người tham gia phỏng vấn thử từ đó có các cách điều trình bảng câu hỏi
phỏng vấn tốt hơn. Tiếp theo, bảng khảo sát sẽ được phỏng vấn với nhóm đối
tượng khác với lần một để thoàn thiện bản câu hỏi lần cuối.
Các bước để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, bước được cho là quan trọng
nhất đó chính là bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu nhập và đối tượng, sản
phẩm khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu sản phẩm.
Việc xác định cụ thể dữ liệu cần thu nhập đối tượng sản phẩm khảo sát căn cứ
vào mục tiêu nghiên cứu sản phẩm từ ban đầu chính xác thì việc xây dựng bảng
câu hỏi để phỏng vấn sẽ dễ dàng hình dung được dung lượng của thị trường và
chân dung của khách hàng trong quá trình làm xây dựng bảng phỏng vấn. Vì kết
quả cuối cùng của việc xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn là muốn biết khách
hàng mình là ai? Bán cho ai, nhu cầu thị trường từ đó có những chiến lược
Marketing phù hợp cho sản phẩm. Việc xác định sai và mơ hồ dẫn đến việc khảo
sát xây dựng bảng phỏng vấn câu hỏi trở nên tốn kém và không mang lại hiệu
quả như mục đích ban đầu đã đề ra.
Câu 3:
Những phẩm chất cần có của một nhãn hiệu gồm:
Nhãn hiệu phải nói lên lợi ích và chất lượng của sản phẩm
Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ
Nhãn hiệu phải độc đáo, đặc biệt
Nhãn hiệu phải tránh có ý nghĩa xấu khi dịch ra tiếng nước ngoài
Nhãn hiệu có thể mang đăng ký và được bảo hộ bởi pháp luật.
Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều xây dựng nhãn hiệu sản phẩm của
mình đi đăng ký bản quyền sản phẩm và được bảo hộ bởi pháp luật. Ngoài ra
còn đảm bảo không bị đạo nhái tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như vụ
Gạo ngon nhất thế giới ST25 của Anh hùng lao động Hồ Quang Cua thuộc
doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí , Sóc Trăng đã được đăng ký bản quyền
thương hiệu. Vì vậy sau khi phát hiện nhãn hiệu gạo ST25 của mình đang bị
“đạo nhái” ở cả trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp đã nhanh chóng củng
cố hồ sơ để được pháp luật vào cuộc và bảo hộ cho nhãn hiệu Gạo ngon nhất thế
giới ST25 của ổng.
Cũng trường hợp Gạo ngon nhất thế giới ST25 chỉ đăng ký bảng quyền ở Việt
Nam và chưa kịp đăng ký với quốc tế điều đó dẫn đến việc có hơn 6 doanh
nghiệp ở Mỹ và Úc “nhanh tay” đăng ký bảo hộ loại gạo ngon nhất thế giới này.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc Nhãn hiệu có thể đăng ký và được
bảo hộ bởi pháp luật để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

You might also like