Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

SINH LÝ MÁU - CÂU HỎI ÔN TẬP

►ĐẶC TÍNH - CHỨC NĂNG CHUNG CỦA MÁU > Chức năng

1. Máu có những chức năng sau trừ

A. Vận chuyển

B. Điều nhiệt

C. Chống đỡ

D. Bảo vệ

E. Điều hòa

►ĐẶC TÍNH - CHỨC NĂNG CHUNG CỦA MÁU > Đặc tính chung của máu

2. Hematocrit của một mẫu máu xét nghiệm cho kết quả 41%, có nghĩa là:

A. Hemoglobin chiếm 41% trong huyết tương.

B. Huyết tương chiếm 41% thể tích máu toàn phần.

C. Các thành phần hữu hình chiếm 41% thể tích máu toàn phần.

D. Hồng cầu chiếm 41% thể tích máu toàn phần.

►HỒNG CẦU > Hình thái và số lượng hồng cầu

3. Nguyên nhân làm số lượng hồng cầu ở nam thường cao hơn ở nữ trong cùng độ tuổi là:
A. Thời gian bán huỷ hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam.

B. Sự đáp ứng của tiền nguyên hồng cầu với erythropoietin ở nữ giảm.

C. Số tế bào gốc trong tuỷ xương nữ ít hơn nam.

D. Lượng testosteron ở nữ thấp hơn nam.

E. Nữ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

►HỒNG CẦU > Cấu tạo Hb

4. Hemoglobin:

A. Là một lipoprotein.

B. Có thành phần globin giống nhau ở các loài.

C. Được cấu tạo bởi một nhân hem và bốn chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một.

D. Hemoglobin người trưởng thành bình thường có 2 chuỗi a và 2 chuỗi g.

E. Chiếm 34% trọng lượng tươi của hồng cầu.

5. Nguyên nhân làm nồng độ Hb ở nam thường cao hơn ở nữ trong cùng độ tuổi là:

A. Thời gian bán huỷ hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam.

B. Sự đáp ứng của tiền nguyên hồng cầu với erythropoietin ở nữ giảm.
C. Số tế bào gốc trong tuỷ xương nữ ít hơn nam.

D. Lượng testosteron ở nữ thấp hơn nam.

E. Nữ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

6. Khả năng vận chuyển tối đa oxy của máu là do:

A. Độ bão hoà oxy trong máu.

B. Nồng độ hemoglobin trong máu.

C. PH máu.

D. Nhiệt độ máu.

7. HbO2 tăng giải phóng O2 khi:

A. Nồng độ 2,3 DPG trong máu giảm.

B. Phân áp CO2 trong máu giảm.

C. PH máu giảm.

D. Nhiệt độ máu giảm.

E. Phân áp O2 trong máu tăng.

8. Về cấu trúc hemoglobin: Có cấu trúc giống nhau ở tất cả các loài.
A. Đúng             B. Sai

9. Về cấu trúc hemoglobin: Được cấu tạo bởi 1 hem và 4 chuỗi polipeptid giống nhau từng đôi một là a và g.

A. Đúng             B. Sai

10. Về cấu trúc hemoglobin: Phần hem được cấu tạo bởi vòng porphyrin và Fe 2+

A. Đúng             B. Sai

11. Về cấu trúc hemoglobin: Phần globin ở người trưởng thành được cấu tạo bởi 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi
beta.

A. Đúng             B. Sai

12. Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển trên 90% O2 dưới dạng HbO2.

A. Đúng             B. Sai

13. Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển 60% O2 dưới dạng HbO2.

A. Đúng             B. Sai

14. Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển 80% CO2 dưới dạng HbCO2.

A. Đúng             B. Sai

15. Khả năng vận chuyển tối đa oxy của Hb là 200ml/100mililít máu.

A. Đúng             B. Sai

16. Chức năng hemoglobin là: Vận chuyển nhiều O2 hơn khi có mặt các chất oxy hoá Fe 2+--->Fe3+

A. Đúng             B. Sai


17. Chức năng hemoglobin là: Kết hợp với 4 nguyên tử oxy vào nguyên tử Fe 2+ tạo HbO2.

A. Đúng             B. Sai

►HỒNG CẦU > Chức năng của hồng cầu

18. Hồng cầu có những chức năng sau, trừ:

A. Vận chuyển O2.

B. Vận chuyển CO2.

C. Vận chuyển kháng thể.

D. Điều hoà thăng bằng acid – base.

E. Mang các kháng nguyên quy định nhóm máu.

19. Hầu hết CO2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:

A. Hoà tan trong huyết tương.

B. Gắn với nhóm -NH2 của protein huyết tương.

C. Gắn với nhóm -NH2 của globin.

D. Gắn với Cl-.

E. Ở dạng NaHCO3
20. Hầu hết O2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:

A. Hoà tan trong huyết tương.

B. Gắn với Fe2+ của protein huyết tương.

C. Gắn với Fe3+ của nhân hem.

D. Gắn với Fe2+ của nhân hem.

E. Gắn với Fe2+ của phần globin.

►HỒNG CẦU > Quá trình sinh hồng cầu > Nơi sinh hồng cầu

21. Vị trí thăm dò quá trình tạo máu ở người trưởng thành

A. Gan

B. Lách

C. Tuỷ đỏ xương

D. Tủy xương dẹt

E. Nang bạch huyết

►HỒNG CẦU > Quá trình sinh hồng cầu > Nguồn gốc, các giai đoạn tạo máu
22. Tên tế bào ở đầu mũi tên

A. Tiền nguyên hồng cầu

B. Nguyên hồng cầu ưa base

C. Nguyên hồng cầu đa sắc

D. Nguyên hồng cầu ưa acid

E. Hồng cầu lưới

23. Tên tế bào ở đầu mũi tên

A. Tiền nguyên hồng cầu

B. Nguyên hồng cầu ưa base

C. Nguyên hồng cầu đa sắc

D. Nguyên hồng cầu ưa acid

E. Hồng cầu lưới

24. Tên tế bào ở đầu mũi tên

A. Tiền nguyên hồng cầu

B. Nguyên hồng cầu ưa base


C. Nguyên hồng cầu đa sắc

D. Nguyên hồng cầu ưa acid

E. Hồng cầu lưới

25. Tên tế bào ở đầu mũi tên

A. Tiền nguyên hồng cầu

B. Nguyên hồng cầu ưa base

C. Nguyên hồng cầu đa sắc

D. Nguyên hồng cầu ưa acid

E. Hồng cầu lưới

26. Tên tế bào ở đầu mũi tên

A. Tiền nguyên hồng cầu

B. Nguyên hồng cầu ưa base

C. Nguyên hồng cầu đa sắc

D. Nguyên hồng cầu ưa acid


E. Hồng cầu lưới

►HỒNG CẦU > Điều hoà quá trình sinh hồng cầu - Vai trò của erythropoietin

27. Sự sản sinh hồng cầu tăng lên khi:

A. Tăng phân áp oxy trong máu.

B. Giảm phân áp CO2 trong máu.

C. Tăng sản xuất angiotensinogen.

D. Tăng tổng hợp erythropoietin.

E. Tăng nhiệt độ máu

28. Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Thiếu oxy ở mô.

A. Đúng             B. Sai

29. Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Cơ thể bị chảy máu nhiều.

A. Đúng             B. Sai

30. Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Bệnh nhân bị suy thận mạn.

A. Đúng             B. Sai

31. Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Bệnh nhân bị suy trục tuyến yên - tuyến giáp.

A. Đúng             B. Sai


32. Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Sống lâu ngày ở độ cao > 4000m.

A. Đúng             B. Sai

►HỒNG CẦU > Những chất cần cho quá trình sinh hồng cầu > Sắt

33. Các yếu tố sau đều tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, trừ:

A. Sắt.

B. Yếu tố Steel.

C. Vitamin B12.

D. Bilirubin.

E. Acid folic.

►HỒNG CẦU > Những chất cần cho quá trình sinh hồng cầu > Vitamin B12 và acid folic

34. Xét nghiệm máu ở một phụ nữ 40 tuổi thấy: số lượng hồng cầu là 2,8 T/l, Hb là 110g/l, đường kính hồng
cầu là 8,2mm. Có thể nhận xét các số liệu này:

A. Nằm trong giới hạn bình thường.

B. Phản ánh tình trạng mất nước của cơ thể.

C. Hay gặp trong bệnh lý thiếu máu do thiếu Vit B12.

D. Là của người hay sống ở độ cao > 2000m.


►HỒNG CẦU > Cơ quan tham gia

35. Suy giảm chức năng cơ quan nào sau đây không liên quan đến quá trình sản sinh hồng cầu

A. Thận

B. Gan

C. Tụy

D. Dạ dày

36. Cơ quan tạo hồng cầu của một người đàn ông 30 tuổi là:

A. Tuỷ của tất cả các xương.

B. Tuỷ của tất cả các xương dài.

C. Lách.

D. Tuỷ của tất cả các xương dẹt.

E. Gan

►HỒNG CẦU > Sự phá huỷ của hồng cầu và số phận của Hb

37. Nhận xét nào sau đây về hồng cầu không đúng:

A. Là những tế bào không có nhân và ty thể.


B. Số lượng lớn gấp nhiều lần bạch cầu.

C. Cần có nguyên liệu để sản sinh là sắt và vitamin B12.

D. Đời sống khoảng 12 tháng.

E. Cả A + B + C + D đều đúng.

►HỒNG CẦU > Các rối loạn lâm sàng dòng hồng cầu > Thiếu máu

38. Số lượng hồng cầu giảm trong:

A. Nôn nhiều.

B. Mất máu do tai nạn.

C. Ỉa chảy.

D. Mất huyết tương do bỏng.

E. Lao động nặng và kéo dài.

39. Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO chuyển Fe+2 > Fe+3 làm giảm khả năng kết hợp với O2
của Hb

A. Đúng             B. Sai

40. Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO làm pH máu giảm.

A. Đúng             B. Sai


41. Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO gắn với nhóm -NH2 của phần globin.

A. Đúng             B. Sai

42. Cơ chế ngộ độc cacbonmonoxit (CO) là do: CO có ái lực với Hb lớn hơn O2 200 lần.

A. Đúng             B. Sai

►HỒNG CẦU > Các rối loạn lâm sàng dòng hồng cầu > Đa hồng cầu

43. Số lượng hồng cầu tăng cao một cách sinh lý ở:

A. Phụ nữ có thai 3 tháng cuối.

B. Đi du lịch ở vùng núi cao > 4000 mét.

C. Trẻ sơ sinh.

D. Mất huyết tương do bỏng.

E. Lao động nặng và kéo dài.

44. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng khi lao động nặng kéo dài.

A. Đúng             B. Sai

45. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng ở những phụ nữ có thai.

A. Đúng             B. Sai

46. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Tăng ở trẻ sơ sinh.
A. Đúng             B. Sai

47. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Giảm do bị ỉa chảy mất nước.

A. Đúng             B. Sai

48. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Giảm do sống lâu trên núi cao.

A. Đúng             B. Sai

►NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU > Hệ thống nhóm máu ABO > Các kháng nguyên A và B

49. Một người nhóm máu B sẽ có kháng nguyên ____ trên màng hồng cầu và có kháng thể anti-___ trong
huyết tương.

A. B; B

B. B; A

C. A; A

D. A; B

50. Trong hệ thống nhóm máu ABO không có kiểu gen

A. ii

B. iAi

C. IBi
D. IAIB

E. Tất cả các kiểu gen trên đều đúng.

►NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU > Hệ thống nhóm máu ABO > Các kháng thể của hệ thống
ABO

51. Hệ thống nhóm máu ABO: Tên của nhóm máu là tên của kháng nguyên trên màng hồng cầu.

A. Đúng             B. Sai

52. Hệ thống nhóm máu ABO: Kháng thể anti A và anti B là kháng thể tự nhiên có ngay từ khi mới sinh.

A. Đúng             B. Sai

53. Hệ thống nhóm máu ABO: Có thể truyền nhóm máu A2 cho người nhóm máu O.

A. Đúng             B. Sai

54. Hệ thống nhóm máu ABO: Bản chất kháng thể là IgM và IgG.

A. Đúng             B. Sai

55. Hệ thống nhóm máu ABO: Bản chất kháng thể là IgE và IgM.

A. Đúng             B. Sai

►NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU > Hệ thống nhóm máu ABO > Ứng dụng của nhóm máu

56. Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Kháng nguyên người nhận bị ngưng kết với kháng thể người
cho.

A. Đúng             B. Sai

57. Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Kháng nguyên người cho bị ngưng kết với kháng thể người
nhận.

A. Đúng             B. Sai

58. Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Hồng cầu người cho bị vỡ.

A. Đúng             B. Sai

59. Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Trong huyết tương người nhận có kháng nguyên A và B.

A. Đúng             B. Sai

60. Tai biến truyền nhóm máu sẽ xảy ra khi: Trong máu người cho có cả anti A và anti B.

A. Đúng             B. Sai

61. Không được truyền nhóm máu B cho:

A. Người có nhóm máu AB.

B. Người có nhóm máu Rh+.

C. Người có nhóm máu Rh-.

D. Người có nhóm máu O.

62. Thường gặp khó khăn khi tìm máu phù hợp để truyền cho bệnh nhân trong các trường hợp sau:

A. Người có nhóm máu A được truyền máu Rh+ lần đầu.

B. Bệnh nhân đã được tiêm huyết thanh ngựa (SAT).


C. Bệnh nhân đã được truyền máu nhiều lần.

D. Bệnh nhân bị nhiễm HIV.

E. Bệnh nhân chưa được truyền máu lần nào.

63. Một người bị tai nạn ô tô, được đưa vào cấp cứu tại trạm y tế xã ngay gần nơi xảy ra tai nạn trong tình
trạng choáng nặng, khám thấy phản ứng thành bụng rõ và có dấu hiệu gãy xương đùi phải. Hãy chọn một
xét nghiệm cần làm ngay:

A. Đếm số lượng hồng cầu.

B. Hematocrit.

C. Xác định nhóm máu ABO.

D. Định lượng huyết cầu tố.

E. Đếm số lượng tiểu cầu.

64. Sự nguy hiểm của truyền máu có thể do các nguyên nhân sau đây, trừ:

A. Truyền nhầm nhóm máu thuộc hệ thống nhóm máu ABO.

B. Truyền máu Rh+ cho người Rh- lần thứ 2.

C. Truyền máu không đảm bảo chất lượng.

D. Truyền máu với khối lượng và tốc độ lớn


E. Truyền máu Rh- cho người Rh+ lần thứ 2

►NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU > Hệ thống nhóm máu ABO > Cách xác định nhóm máu

65. Một người đàn ông có nhóm máu A, có 2 người con. Khi xét nghiệm thấy huyết tương của một trong hai
người con làm ngưng kết hồng cầu của người bố, còn huyết tương người kia không gây ngưng kết. Kết
luận:

A. Bố có kiểu gen đồng hợp tử nhóm A và mẹ có kiểu gen đồng hợp tử nhóm B.

B. Bố có kiểu gen đồng hợp tử nhóm A và mẹ có kiểu gen dị hợp tử nhóm B.

C. Bố có kiểu gen dị hợp tử nhóm A và mẹ có kiểu gen đồng hợp tử nhóm B.

D. Bố có kiểu gen đồng hợp tử nhóm A và mẹ có nhóm máu O.

66. Một người đàn ông có nhóm máu A, có hai người con, huyết thanh của một trong 2 người con làm
ngưng kết hồng cầu của người đó, còn huyết thanh của người con kia không gây ngưng kết hồng cầu của
người bố. Kết luận:

A. Người bố phải là đồng hợp tử nhóm A.

B. Người con phải là con của 2 người đàn bà khác nhau.

C. Người con “gây ngưng kết” có thể là nhóm O.

D. Mẹ của người con “gây ngưng kết” phải là nhóm O.

E. Người con “không gây ngưng kết” có thể mang nhóm máu B.

►NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU > Hệ thống nhóm máu Rh


67. Về hệ thống nhóm máu Rh:

A. Người Rh- có kháng nguyên Rh- trên màng hồng cầu.

B. Anti Rh có trong huyết tương từ khi mới sinh.

C. Người bố Rh+ dị hợp tử sẽ có < 50% con là Rh+.

D. Nếu mẹ Rh- lấy bố Rh+ tiên lượng sẽ xấu hơn mẹ Rh+ lấy bố Rh-.

E. Tai biến truyền máu Rh+ nhiều lần cho người Rh- sẽ nguy hiểm hơn so với tai biến do truyền nhầm nhóm
máu ABO.

68. Một phụ nữ có nhóm máu Rh(-) chưa từng bị truyền máu thì:

A. Không được nhận máu của người Rh(+) vì sẽ sinh ra anti Rh.

B. Không được nhận máu của người Rh(+) nếu đang mang thai nhi có nhóm máu Rh (+).

C. Không được truyền bất kỳ loại máu nào.

D. Không kết hôn với người có nhóm máu Rh (+).

E. Cả A, B, C, D đều sai.

69. Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh:

A. Đứa trẻ có nhóm máu Rh (+) và mẹ là Rh (-).


B. Cơ thể mẹ sản xuất yếu tố chống lại yếu tố Rh trên màng hồng cầu của con.

C. Số lượng hồng cầu của đứa bé giảm nặng.

D. Người mẹ cần được tiêm anti Rh (RhoGAM) ngay sau khi sinh đứa thứ nhất.

E. A + B + C + D đều đúng.

70. Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không có kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu nhưng trong huyết
tương có anti Rh.

A. Đúng             B. Sai

71. Người có nhóm máu Rh (-) là người: Có bộ gen là ccddee.

A. Đúng             B. Sai

72. Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không được nhận máu của người Rh+ ngay từ lần đầu tiên.

A. Đúng             B. Sai

73. Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không được nhận máu của người có nhóm máu O.

A. Đúng             B. Sai

74. Người có nhóm máu Rh (-) là người: Không được kết hôn với người có nhóm máu Rh (+).

A. Đúng             B. Sai

75. Người có nhóm máu Rh (+) là người: Có yếu tố Rh trên màng hồng cầu.

A. Đúng             B. Sai


76. Người có nhóm máu Rh (+) là người: Thường có kháng nguyên D trên màng hồng cầu.

A. Đúng             B. Sai

77. Người có nhóm máu Rh (+) là người: Không được cho máu người Rh (-).

A. Đúng             B. Sai

78. Người có nhóm máu Rh (+) là người: Không được nhận máu của người có nhóm máu O.

A. Đúng             B. Sai

79. Người có nhóm máu Rh (+) là người: Không được kết hôn với người có nhóm máu Rh (-).

A. Đúng             B. Sai

►BẠCH CẦU > Phân loại bạch cầu

80. Bạch cầu nào không phải là bạch cầu hạt:

A. Trung tính

B. Ưa base

C. Lympho

 D. Ưa acid

E. Cả A + B + C + D đều là bạch cầu hạt.

81. Về nguồn gốc bạch cầu: Tế bào gốc biệt hoá dòng bạch cầu có nguồn gốc chung với hồng cầu và tiểu
cầu.
A. Đúng             B. Sai

82. Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu mono có nguồn gốc từ các đại thực bào mô biệt hoá tại tuỷ xương.

A. Đúng             B. Sai

83. Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu lympho T được biệt hoá ở tuỷ xương.

A. Đúng             B. Sai

84. Về nguồn gốc bạch cầu: Tương bào là tế bào có nguồn gốc từ bạch cầu lympho B.

A. Đúng             B. Sai

85. Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu lympho B được biệt hoá ở tuỷ xương.

A. Đúng             B. Sai

►BẠCH CẦU > Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu > Số lượng bạch cầu trong máu
ngoại vi

86. Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Tăng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn cấp.

A. Đúng             B. Sai

87. Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Tăng khi dùng corticoid.

A. Đúng             B. Sai

88. Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Giảm khi dùng chloramphenicol.

A. Đúng             B. Sai

89. Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Giảm khi bị nhiễm tia xạ.
A. Đúng             B. Sai

90. Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Ở người Việt Nam bình thường là 8 G/l máu.

A. Đúng             B. Sai

►BẠCH CẦU > Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu > Thay đổi sinh lý và bệnh lý của
số lượng bạch cầu

91. Khi xảy ra quá trình viêm:

A. Bạch cầu hạt trung tính có mặt ngay sau vài phút

B. Đại thực bào mô là những tế bào trưởng thành có thể bắt đầu ngay quá trình thực bào.

C. Tăng huy động bạch cầu trung tính từ tuỷ xương và các kho dự trữ

D. Bạch cầu mono tập trung nhanh chóng tại vùng viêm

E. Đáp ứng của bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào với quá trình viêm thông qua cơ chế điều hoà ngược
âm tính.

►BẠCH CẦU > Những đặc tính của bạch cầu

92. Hiện tượng nào trong phản ứng viêm xảy ra đầu tiên khi có vi khuẩn xâm nhập qua da:

A. Lympho B được hoạt hóa sản xuất kháng thể đặc hiệu

B. Histamin được giải phóng gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch

C. Thực bào bởi bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào với sự hoạt hóa của hệ thống bổ thể
D. Các đại thực bào xuyên mạch và hóa ứng động tới vùng bị nhiễm khuẩn

E. Opsonin hóa

93. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch:

A. Các đại thực bào có vai trò đặc biệt trong việc khởi động quá trình miễn dịch.

B. Bạch cầu lympho B có chức năng miễn dịch tế bào.

C. Các cytokin do lympho B tiết ra sẽ "khuếch đại" tác dụng phá huỷ kháng nguyên lên nhiều lần.

D. Bạch cầu lympho T có chức năng miễn dịch dịch thể.

E. Các kháng thể do lympho T sản xuất ra sẽ tác dụng trực tiếp lên kháng nguyên hoặc thông qua hệ thống bổ
thể để tiêu diệt kháng nguyên.

94. Loại tế bào không có khả năng thực bào là:

A. Bạch cầu trung tính trong máu và mô

B. Bạch cầu mono trong máu

C. Đại thực bào mô

D. Tế bào Kupffer

E. Bạch cầu lympho trong máu

95. Tế bào di động đầu tiên đến nơi có vật lạ xâm nhập là:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính

B. Bạch cầu mono

C. Đại thực bào

D. Bạch cầu ưa base

E. Bạch cầu lympho

96. Các enzyme và những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình thực bào nằm trong:

A. Nhân

B. Ty thể

C. Lưới nội sinh chất

D. Lysosom

E. Bộ máy Golgi

97. Về chức năng của bạch cầu: Bạch cầu đa nhân trung tính là loại bạch cầu duy nhất có khả năng hoá ứng
động và xuyên mạch.

A. Đúng             B. Sai

98. Về chức năng của bạch cầu: Khả năng thực bào của bạch cầu ưa acid lớn hơn bạch cầu ưa base

A. Đúng             B. Sai


99. Về chức năng của bạch cầu: Bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa base đều tăng trong những bệnh dị ứng.

A. Đúng             B. Sai

100. Về chức năng của bạch cầu: Bạch cầu trung tính và mono là những tế bào trình diện kháng nguyên.

A. Đúng             B. Sai

101. Bạch cầu lympho T tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể.

A. Đúng             B. Sai

►BẠCH CẦU > Chức năng của các loại bạch cầu > Bạch cầu hạt trung tính

102. Bạch cầu hạt trung tính có đặc tính sau:

A. Có khả năng khử độc protein lạ.

B. Có khả năng bám mạch và xuyên mạch.

C. Mỗi bạch cầu trung tính có khả năng thực bào khoảng 100 vi khuẩn.

D. Có khả năng giải phóng ra plaminogen.

E. Có khả năng giải phóng héparine vào máu.

103. Bạch cầu trung tính tăng trong các trường hợp sau:

A. Bị nhiễm độc kim loại nặng như: chì.

B. Bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.


C. Bị nhiễm virus.

D. Bị các bệnh ký sinh trùng.

E. Khi dùng các loại corticoid.

►BẠCH CẦU > Chức năng của các loại bạch cầu > Bạch cầu hạt ưa acid

104. Các chức năng sau là của bạch cầu hạt ưa acid, trừ:

A. Giải phóng những dạng oxy hoạt động có thể giết ký sinh trùng.

B. Giải phóng ra một polypeptid giết ký sinh trùng là MBP.

C. Giải phóng ra chất gây hoá ứng động với bạch cầu ưa base

D. Giải phóng ra histaminase để khử hoạt histamin do bạch cầu ưa base giải phóng.

E. Giải phóng enzym thuỷ phân từ các hạt của tế bào.

►BẠCH CẦU > Chức năng của các loại bạch cầu > Bạch cầu hạt ưa base

105. Bạch cầu ưa base có thể:

A. Tiêu hoá dị nguyên trực tiếp.

B. Gây hoá ứng động âm tính với bạch cầu ưa acid.

C. Hạn chế các biểu hiện của dị ứng, viêm.


D. Được hoạt hoá bởi sự kết hợp của dị nguyên và IgG trên bề mặt.

E. Được hoạt hoá bởi sự kết hợp của dị nguyên và IgE trên bề mặt tế bào.

►BẠCH CẦU > Chức năng của các loại bạch cầu > Bạch cầu lympho

106. Bạch cầu lymphoB tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể.

A. Đúng             B. Sai

107. Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Do bạch cầu lympho T đảm nhiệm.

A. Đúng             B. Sai

108. Về đáp ứng miễn dịch tế bào được khởi động bằng sự trình diện kháng nguyên của các loại bạch cầu
khác trong máu.

A. Đúng             B. Sai

109. Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Tiêu diệt ngay kháng nguyên bằng các tế bào T độc.

A. Đúng             B. Sai

110. Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Tế bào T hỗ trợ hoạt hoá đáp ứng miễn dịch một cách toàn diện nhất.

A. Đúng             B. Sai

111. Về đáp ứng miễn dịch tế bào: Chỉ có tác dụng tiêu diệt yếu tố gây bệnh ở lần xâm nhập đầu tiên.

A. Đúng             B. Sai

112. Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Do bạch cầu lympho B đảm nhiệm.

A. Đúng             B. Sai


113. Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Được khởi động bằng sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể.

A. Đúng             B. Sai

114. Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Các tương bào sản xuất các kháng thể IgG, M, A, E, D tiêu diệt trực tiếp
kháng nguyên.

A. Đúng             B. Sai

115. Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Các sản phẩm hoạt hoá của bổ thể chỉ có tác dụng kích thích tương bào
sản xuất kháng thể.

A. Đúng             B. Sai

116. Về đáp ứng miễn dịch dịch thể: Tác dụng tiêu diệt yếu tố gây bệnh ở lần xâm nhập thứ hai nhanh và
mạnh hơn lần thứ nhất rất nhiều.

A. Đúng             B. Sai

117. Chức năng của bạch cầu lympho B:

A. Sản xuất kháng thể dịch thể vào máu.

B. Biệt hoá thành tương bào - các tương bào sản xuất kháng thể.

C. Biệt hoá thành nguyên bào lympho -> nguyên tương bào -> các tương bào sản xuất kháng thể

D. Hoạt hoá bạch cầu lympho T.

118. Lympho B

A. Bài tiết kháng thể vào máu và dịch bạch huyết


B. Tạo ra đáp ứng miễn dịch tế bào

C. Tấn công tế bào nhiễm virus, nấm và tế bào ung thư

D. Có nguồn gốc biệt hóa từ tuyến ức

E. Phải xâm nhập vào bên trong tế bào rồi phá hủy chúng

119. Chức năng của các kháng thể dịch thể là:

A. Nhận biết kháng nguyên đặc hiệu.

B. Kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu tạo phức hợp KN-KT.

C. Tấn công trực tiếp kháng nguyên bằng phản ứng ngưng kết, trung hoà, kết tủa, làm vỡ tế bào...

D. Hoạt hoá hệ thống bổ thể.

E. Cả A, B, C, D.

120. Immunoglobulin không có trong huyết thanh là

A. IgA

B. IgB

C. IgD
D. IgE

E. IgM

121. Phân tử immunoglobulin tham gia vào các phản ứng dị ứng là:

A. IgA

B. IgB

C. IgD

D. IgE

E. IgM

122. Tế bào T độc (T giết) không có đặc tính sau:

A. Mang phân tử kháng nguyên bề mặt là CD8

B. Có khả năng tiêu diệt vật lạ trong khoảng cách xa thông qua việc bài tiết kháng thể

 C. Bài tiết perforin và enzym tiêu diệt vật lạ

D. Những phần tế bào tổn thương bị phá hủy tham gia vào quá trình chết tự nhiên

E. Tiêu diệt cả những tế bào bị tổn thương bới các tế bào phá hủy trung gian

123. Lympho T không có đặc điểm


A. Chống lại nhiễm nấm và virus

B. Kích thích trực tiếp tạo kháng thể

C. Đào thải mô ghép

D. Chống lại tế bào ung thư

E. A + B + C + D đều là chức năng của lympho T

124. Chất do lympho T bài tiết có tác dụng tự điều hòa còn được gọi là:

A. interleukin

B. interferon

C. lymphokin

D. Kháng thể

125. Hai loại tế bào có tác dụng trình diện kháng nguyên là đại thực bào và:

A. Tế bào ít đuôi gai

B. Lympho B

C. Tiểu cầu
D. Bạch cầu trung tính

E. Tế bào mast

126. Phân tử bề mặt đòi hỏi rất phù hợp giữa người cho và người nhận mô được gọi là

A. Kháng nguyên hòa hợp mô

B. lymphokin

C. interleukin

D. interferon

E. Kháng thể

127. Chức năng của bạch cầu lympho T hỗ trợ là:

A. Kích thích sự tăng trưởng và tăng sinh các loại lympho T cảm ứng.

B. Kích thích sự tăng trưởng và biệt hoá lymphoB thành tương bào sản xuất kháng thể.

C. Hoạt hoá hệ thống đại thực bào.

D. Hoạt hoá hệ thống bổ thể.

E. Cả A,B,C,D.

128. Tế bào T độc có các chức năng sau đây, trừ:


A. Kết hợp kháng nguyên đặc hiệu.

B. Trình diện kháng nguyên.

C. Bài tiết perforin tạo lỗ trên màng tế bào bị tấn công.

D. Tiêu diệt virus.

E. Tiêu diệt tế bào ung thư.

►BẠCH CẦU > Chức năng của các loại bạch cầu > Bạch cầu mono

129. Đại thực bào có khả năng:

A. Thực bào mạnh do vậy quan trọng hơn bạch cầu đa nhân trung tính.

B. Tiêu diệt vật lạ ngay trong máu.

C. Tiêu hoá vật lạ và trình diện các sản phẩm có tính kháng nguyên cho tương bào.

D. Bài tiết interleukin 1.

E. Bài tiết IgG, M.

130. Tại mô viêm, bạch cầu mono được hoạt hóa thành đại thực bào để:

A. Tiêu hủy những mảnh nhỏ và những vi sinh trong dịch ngoại bào

B. Thực bào những mảnh nhỏ của dịch ngoại bào


C. Tạo nitric oxid (NO) để phá hủy vi khuẩn

D. Giải phóng enzym của lysosom để phá hủy mô viêm

E. Tất cả A + B + C + D đều đúng

►BẠCH CẦU > Quá trình sinh bạch cầu

131. Các đại thực bào mô có ở các vị trí sau, trừ:

A. Phổi

B. Gan

C. Lách

D. Thận

E. Hạch bạch huyết

►BẠCH CẦU > Đời sống của bạch cầu

132. Tế bào máu có đời sống ngắn nhất là:

A. Tiểu cầu

B. Hồng cầu

C. Bạch cầu hạt


D. Lympho

E. Mono

►BẠCH CẦU > Rối loạn chức năng bạch cầu

133. Viêm tại chỗ không có biểu hiện:

A. Đỏ

B. Nóng

C. Sưng

D. Mủ

E. A + B + C + D đều là biểu hiện của viêm

134. Loại tế bào T bị tấn công khi nhiễm HIV là:

A. T hỗ trợ

B. T ức chế

C. T độc

D. Tế bào giết

►TIỂU CẦU > Cấu trúc và chức năng của tiểu cầu
135. Nhận xét về tiểu cầu:

A. Tích điện dương rất mạnh.

B. Được tạo từ tế bào khổng lồ nên có nhân rất lớn.

C. Chứa plasminogen.

D. Làm co cục máu không hoàn toàn.

E. Có khả năng kết dính, kết tụ và giải phóng nhiều hoạt chất trong tiểu cầu.

►TIỂU CẦU > Quá trình sinh tiểu cầu

136. Nhận xét nào sau đây về tiểu cầu không đúng:

A. Chúng có đời sống khoảng 120 ngày

B. Kích thước nhỏ, đa dạng, được tạo ra từ các megakaryocyte

C. Có vai trò bài tiết chất co mạch trong cầm máu.

D. Phospholipid tiểu cầu có tác dụng hoạt hóa các yếu tố đông máu.

E. Tiểu cầu không nhân, có khả năng chuyển động.

137. Tiểu cầu: Là những tế bào nguyên vẹn.

A. Đúng             B. Sai


138. Tiểu cầu: Có màng tích điện âm mạnh.

A. Đúng             B. Sai

139. Tiểu cầu: Có số lượng bình thường từ 200-300 G/l máu.

A. Đúng             B. Sai

140. Tiểu cầu: Có chứa thrombosthenin, actin và myosin làm co cục máu đông

A. Đúng             B. Sai

141. Tiểu cầu: Là một cấu trúc hoạt động chứa tất cả các yếu tố đông máu.

A. Đúng             B. Sai

►CẦM MÁU > Co mạch tại chỗ

142. Co mạch: Là phản xạ do xung động đau xuất phát từ vị trí thành mạch tổn thương.

A. Đúng             B. Sai

143. Co mạch: Do tiểu cầu bài tiết serotonin và prostaglandin.

A. Đúng             B. Sai

144. Co mạch: Do tiểu cầu bài tiết serotonin và thromboxan A2.

A. Đúng             B. Sai

145. Co mạch: Do sự xuất hiện điện thế hoạt động tại nơi tổn thương gây co cơ trơn thành mạch.

A. Đúng             B. Sai


146. Co mạch: Càng mạnh khi tổn thương thành mạch càng lớn.

A. Đúng             B. Sai

147. Hiện tượng nào không xảy ra trong quá trình cầm máu:

A. Thành mạch tổn thương, bộc lộ lớp collagen dưới nội mô

B. Các chất gây co mạch được giải phóng

C. Tiểu cầu kết dính – kết tụ vào nơi tổn thương.

D. Một mạng lưới fibrin đan xem với nút tiểu cầu

E. A + B + C + D đều đúng

148. Lớp nội mô khi khi tổn thương bài tiết hai chất tham gia vào cầm máu là: prostacyclin và__________.

A. serotonin

B. von Willebrand

C. ADP

D. thromboxane A2

E. Không có chất nào kể trên

►CẦM MÁU > Tạo nút tiểu cầu


149. Sự tạo thành nút tiểu cầu: Sẽ bịt kín mọi tổn thương và làm máu ngừng chảy.

A. Đúng             B. Sai

150. Sự tạo thành nút tiểu cầu: Được đánh giá bằng xét nghiệm thời gian máu chảy.

A. Đúng             B. Sai

151. Sự tạo thành nút tiểu cầu: Sẽ kéo dài khi số lượng tiểu cầu giảm < 150G/l máu.

A. Đúng             B. Sai

152. Sự tạo thành nút tiểu cầu: Không xảy ra khi không có yếu tố von Willerbrand.

A. Đúng             B. Sai

153. Sự tạo thành nút tiểu cầu: Bị ức chế bởi aspirin.

A. Đúng             B. Sai

154. Chất gây kết tụ tiểu cầu là:

A. Prostacyclin

B. NO

C. Thromboxan A2

D. Aspyrin

155. Tiểu cầu khi hoạt hoá có các chức năng sau, trừ:
A. Co mạch.

B. Hình thành nút tiểu cầu.

C. Ổn định lưới fibrin.

D. Co cục máu đông.

E. Giải phóng yếu tố XII, XI, IX.

►CẦM MÁU > Tạo cục máu đông > Các yếu tố đông máu

156. Ion Ca có vai trò:

A. Hoạt hoá yếu tố XII.

B. Tham gia tạo protrombinase.

C. Hoạt hoá yếu tố V.

D. Biến fibrin đơn phân trở thành fibrin trùng hợp không ổn định.

E. Tan cục máu đông.

►CẦM MÁU > Tạo cục máu đông > Các giai đoạn của quá trình đông máu.

157. Quá trình đông máu: Là do sự hoạt hoá các yếu tố đông máu có sẵn trong máu, mô và tiểu cầu.

A. Đúng             B. Sai


158. Quá trình đông máu: Theo con đường ngoại sinh xảy ra chậm và yếu hơn con đường nội sinh.

A. Đúng             B. Sai

159. Quá trình đông máu: Ion Ca2+ tham gia vào hầu hết các giai đoạn của quá trình cầm máu.

A. Đúng             B. Sai

160. Quá trình đông máu: Sự ổn định fibrin là do yếu tố XIII được yếu tố XII hoạt hoá.

A. Đúng             B. Sai

161. Quá trình đông máu: Thời gian đông máu bình thường là 7 phút.

A. Đúng             B. Sai

162. Quá trình đông máu: Liên quan chặt chẽ đến chức năng của gan và vitamin E.

A. Đúng             B. Sai

163. Quá trình đông máu: Tự phát động theo con đường nội sinh khi bị shock nhiễm khuẩn.

A. Đúng             B. Sai

164. Quá trình đông máu: Bị rối loạn trầm trọng khi có quá nhiều mô trong cơ thể bị hoại tử.

A. Đúng             B. Sai

165. Quá trình đông máu: Cục máu đông co lại dưới tác dụng của plasmin.

A. Đúng             B. Sai

166. Quá trình đông máu: Sẽ không thể tiếp tục khi plasminogen được hoạt hoá thành plasmin.
A. Đúng             B. Sai

167. Ion tham gia nhiều nhất vào quá trình đông máu là:

A. Na+.

B. Ca2+.

C. K+.

D. H+.

E. Fe3+.

168. Giai đoạn cuối cùng của hình thành cục máu đông là việc chuyển

A. protrombin thành lưới fibrin ổn định

B. protrombin thành protrombinase

C. fibrinogen thành fibrin.

D. protrombin thành trombin.

169. Vitamin chuyển acid glutamic trong cục máu đông thành gamma-carboxyglutamate loại sử dụng
Ca2+ trong đông máu là vitamin ____.

A. K

B. C
C. B12

D. D

E. A

170. Vai trò của Ca2+ trong đông máu là:

A. Hoạt hoá yếu tố XII.

B. Hoạt hoá yếu tố V.

C. Hoạt hoá yếu tố VII.

D. Hoạt hoá yếu tố X.

E. Hoạt hoá yếu tố von Willebrand.

171. Một trong số các bệnh sau là do thiếu yếu tố VIII:

A. Hemophillie A.

B. Hemophillie B.

C. Hemophillie C.

D. Hemophillie D.

►CẦM MÁU > Tạo cục máu đông > Mối liên quan giữa đông máu nội sinh và đông máu ngoại
sinh
172. Đông máu ngoại sinh:

A. Xảy ra chậm hơn đông máu nội sinh.

B. Có sự tham gia của yếu tố VIII.

C. Chỉ xảy ra trong ống nghiệm

D. Có sự tham gia của phospholipid tiểu cầu.

E. Được khởi phát bởi tromboplastin do mô tổn thương giải phóng

173. Đông máu nội sinh:

A. Xảy ra nhanh và mạnh hơn so với con đường đông máu ngoại sinh.

B. Có sự tham gia của yếu tố VII.

C. Có sự tham gia của yếu tố thromboplastin của mô.

D. Tiểu cầu được hoạt hoá bởi yếu tố III.

E. Xảy ra khi máu tiếp xúc với thành ống nghiệm.

►CẦM MÁU > Co cục máu đông và tan cục máu đông > Tan cục máu đông - Vai trò của
plasmin

174. Chất có tác dụng hoạt hoá plasminogen thành plasmin là:
A. Prothombin.

B. Urokinase.

C. Thrombosthenin.

D. Bradykinin.

E. Heparin.

175. Các chất sau có tác dụng hoạt hoá plasminogen thành plasmin, trừ:

A. Prothombin.

B. Urokinase.

C. Streptokinase.

D. Yếu tố hoạt hóa plasminogen của mô.

E. Fibrin.

►CẦM MÁU > Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường - Vai trò của
các yếu tố trên bề mặt nội mô và các chất chống đông trong mạch máu > Các yếu tố trên bề
mặt nội mô

176. Chất ức chế sự kết tụ tiểu cầu là:

A. Glycocalix
B. ADP

C. Thromboxan A2

D. Von Willebrand

►CẦM MÁU > Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường - Vai trò của
các yếu tố trên bề mặt nội mô và các chất chống đông trong mạch máu > Tác dụng chống
đông của fibrin và antitrombin III

177. Các chất chống đông: Heparin có tác dụng chống đông trong invivo và invitro do làm bất hoạt trực tiếp
các yếu tố đông máu.

A. Đúng             B. Sai

178. Các chất chống đông: Coumarin chỉ được dùng để chống đông trong ống nghiệm.

A. Đúng             B. Sai

179. Các chất chống đông: EDTA là chất chống tạo huyết khối trong cơ thể do làm giảm nồng độ ion
Ca2+ trong máu.

A. Đúng             B. Sai

180. Các chất chống đông: Thrombomodulin có tác dụng ức chế trombin nên có tác dụng chống đông
mạnh.

A. Đúng             B. Sai

181. Các chất chống đông: Streptokinase có thể dùng điều trị nhồi máu cơ tim.

A. Đúng             B. Sai

►CẦM MÁU > Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường - Vai trò của
các yếu tố trên bề mặt nội mô và các chất chống đông trong mạch máu > Tác dụng chống
đông của heparin
182. Heparin có tác dụng:

A. Ức chế các yếu tố đông máu.

B. Ức chế sự hình thành phức hệ protrombinase.

C. Ức chế a2-macroglobulin.

D. Ức chế trombin.

E. Ức chế protrombin.

►CẦM MÁU > Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng > Chống đông trong cơ thể

183. Cơ chế tác dụng của dicoumarin là:

A. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II, III, VII, IX, X.

B. Ức chế quá trình đông máu nội sinh trong ống nghiệm.

C. Ức chế sự hấp thu Vitamin K.

D. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II, VII, IX, X.

E. Ức chế gan tổng hợp yếu tố II, VII, IX, XI.

►CẦM MÁU > Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng > Chống đông trong ống
nghiệm: Khi lấy máu ra khỏi cơ thể người ta có thể chống đông bằng những cách sau:

184. Quá đông máu trong ống nghiệm bị hạn chế hoặc bị ngăn cản khi:
A. Nhiệt độ của máu tăng đến 37oC.

B. Cho thêm vào trong máu thromboplastin.

C. Cho thêm vào trong máu heparin.

D. Cho thêm vào trong máu citrat calci.

E. Cho thêm vào trong máu Cephalin và Kaolin

185. Chất nào dưới đây không có tác dụng chống đông máu:

A. citrate

B. EDTA

C. heparin

D. bradykinin

E. coumarin

►CẦM MÁU > Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng > Giảm cầm máu

186. Các nguyên nhân sau có thể làm giảm quá trình cầm máu, trừ:

A. Đông máu rải rác trong lòng mạch.

B. Giảm số lượng tiểu cầu.


C. Thiếu các yếu tố đông máu.

D. Xơ vữa động mạch.

E. Xơ gan.

►CẦM MÁU > Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng > Giảm tiểu cầu

187. Để đánh giá giai đoạn cầm máu sơ bộ, các bác sỹ lâm sàng thường dùng các xét nghiệm sau, trừ:

A. Nghiệm pháp dây thắt.

B. Xác định thời gian máu chảy.

C. Đếm số lượng tiểu cầu trực tiếp.

D. Định lượng từng yếu tố đông máu.

E. Đo độ tập trung tiểu cầu.

►CẦM MÁU > Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng > Phức hệ protrombin (II, VII, IX, X) do
thiếu hụt vitamin K

188. Các nguyên nhân sau có thể làm giảm phức hệ protrombinase do thiếu Vitamin K, trừ:

A. Xơ gan.

B. Viêm cầu thận.


C. Tắc ống mật chủ hoàn toàn.

D. Ăn uống thiếu dầu, mỡ.

189. Thiếu vitamin nào sẽ làm thời gian đông máu kéo dài?

A. A

B. B

C. K

D. D

E. E

►CẦM MÁU > Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng > Huyết khối

190. Các nguyên nhân sau có thể làm tăng tạo huyết khối, trừ:

A. Xơ vữa động mạch.

B. Đa hồng cầu.

C. Nhiễm khuẩn.

D. Suy tim.

E. Dùng aspirin.

You might also like