BTL LSD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE



BÀI TẬP LỚN


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề bài: Phân tích nghệ thuật tạo và chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng
Tám của Đảng ta. Liên hệ với hoạt động thực tiễn của bản thân.

Giáo viên giảng dạy ThS. Phí Thị Lan Phương

Họ và tên sinh viên Hà Thị Trang Linh

MSV 11192808

Lớp POHE Quản trị Khách sạn 61

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam
ta, đất nhân dân ta đã trải qua biết bao cuộc chiến đấu trước bao kẻ thù để giữ vững
độc lập và giành lại tự do cho Tổ quốc. Tuy nhiên, trong hàng trăm trận đánh ấy,
trong hoạt loạt những chiến dịch và những sự kiện lịch sử hào hùng, chúng ta
không thể không nhớ đến và dành sự chú ý cho Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách
mạng đi vào lịch sử chiến tranh của Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho vai trò
của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo lý thuyết tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lenin,
đưa ra những nhận định có tính chính xác cao, cùng với đó là nghệ thuật tạo thời
cơ và nắm bắt thời cơ nâng lên thành tầm cao nghệ thuật tài tình trong cuộc đấu
tranh giành chính quyền.

Sự kiện lịch sử trên được coi là một trong những kiện mang tính vĩ đại nhất
trong toàn bộ ljci sử đấu tranh cách mạng nhằm mục đích tự giải phóng của dân tộc
Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám đã kết thúc quá trình vận động cách mạng dưới
sự lãnh đạo của tầng lớp giai cấp công nân và đơn vị tiền phong của giai cấp là
Đảng Cộng sản Việt Nam một cách đầy vẻ vang, đồng thời với đó là mở ra một
quá trình vận động cách mạng hoàn toàn mới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là đỉnh cao
trong cách mạng khu vực Đông Nam Á cũng như trong cách mạng dân chủ thế
giới.

Có thể nói, cuộc cách mạng và khởi nghĩa dân tộc diễn ra vào năm 1945
được coi là một cuộc cách mạng khởi nghĩa mang đậm tính nhân đạp, thể hiện chủ
nghĩa dân tộc đầy sáng suốt của nhân dân ta. Cách mạng Tháng Tám được coi là
cuộc cách mạng tập hợp được tuyệt đại bộ phận nhân dân trong cả nước và đã diễn
ra trong một khoảng thời gian ngắn với tốc độ nhanh chóng và ít đổ máu, gây nên
tổn thất ở mức tối thiểu cho quân ta.

Để có được điều này, chúng ta cần phải nói đến sự tác động, chuyển hóa và
tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nghệ thuật tạo và chớp thời cơ của
Đảng ta là một nhân tố đóng vai trò vô cùng lớn và vô cùng quan trọng. Chỉ trong
20 ngày ngắn ngủi, cách mạng Việt Nam đã có được bước ngoặt mang tính quyết
định, nhờ đó cuộc tổng khởi nghĩa đã diễn ra nhanh chóng, gọn gàng và đầy mạnh
mẽ, giúp kết thúc sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên đất nước ta.

Từ những kiến thực có được trong bài học, cùng những tìm hiểu thực tiễn
bản thân đạt được về Cách mạng Tháng Tám, trong bài tập lớn môn Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, em xin phép được trình bày ý kiến và quan điểm của mình về
đề tài “Phân tích nghệ thuật tạo và chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám của
Đảng ta” đồng thời đưa ra những liên hệ thực tiễn xã hội ngày nay liên quan tới bài
học rút ra được từ chiến thắng của Cách mạng Tháng Tám.

Tuy nhiên, do những hiểu biết cũng như thời gian tìm hiểu môn học của bản
thân em còn có nhiều hạn chế, bởi vậy bài làm của em sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của cô để có thể sửa đổi bài tập lớn trở
nên hoàn thiện và mang tính chính xác cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn giảng
viên – ThS. Phí Thị Lan Hương đã cung cấp cho chúng em những kiến thức và tư
liệu cần thiết xây dựng nền tảng giúp em có thể hoàn thành bài tập lớn này.
NỘI DUNG
I. Phân tích nghệ thuật tạo và chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong Cách mạng Tháng Tám:

Vào tháng 6/1940, nước Pháp bị quân phát xít Hít-le tiến công chiếm đóng,
nhân cơ hội đó, phát xít Nhật đã xâm lược Đông Dương. Tháng 9/1940, Nhật tiến
vào Đông Dương, Thực dân Pháp đã đầu hàng phát xít Nhật, quỳ gối mở cửa đón
phát xít Nhật vào cùng thống trị thuộc địa. Sau sự kiện này, nhân dân Đông Dương
chính thức chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Cùng lúc đó, dưới sự xúi giục của Nhật,
Thái Lan gây chiến với đế quốc Pháp. Trong tình thế chiến tranh căng thẳng và đầy
phức tạp như vậy, Đảng ta đã kịp thời có những hành động bảo toàn lực lượng, duy
trì đấu tranh: chỉ thị cho các cơ quan và các cán bộ hoạt động hợp pháp cũng như
nửa hợp pháp phải mau lẹ rút vào bí mật, đồng thời chuyển trọng tâm công tác về
nông thôn để tiến hành công tác phát triển mạnh mẽ cả về lực lượng cách mạng tại
nông thôn cũng như thành thị. Nhân dân ta, cùng với sự duy trì hoạt động trong bí
mật của Đảng, đã bất khuất cùng đứng lên đấu tranh chống lại hai thế lực thù địch.
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Tháng 9/1940 nổ ra
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 11/1940 nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đến tháng
1/1941 nổ ra cuộc binh biến Đô Lương. Việc nổ ra các cuộc khởi nghĩa liên tục
như vậy chính là báo hiệu cho một thời kì mới của nước ta – thời kì toàn dân toàn
quốc nổi dậy đấu tranh đánh đổ bè lũ bán nước và cướp nước để giành lại độc lập,
tự do cho tố quốc; một thời kì mới của những cuộc khởi nghĩa từng phần có điều
kiện để nổ ra để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước. Mặc dù toàn dân
và Đảng ta đã nhận được nhiều điều kiện thuận lợi trong tình hình chiến tranh,
nhưng tình thế Cách mạng lúc này vẫn chỉ là tình thế Cách mạng toàn diện; những
điều kiện về mặt chủ quan ở phía ta vẫn chưa thể cho phép toàn dân toàn Đảng tiến
hành chiến tranh vũ trang ngay lập tức mà vẫn cần trải qua một thời kỳ tổ chức và
chuẩn bị chu đáo hơn để tiến tới thắng lợi toàn bộ cho Cách mạng Việt Nam.

Chứng minh cho sự do dự, trăn trở chưa thật dứt khoát trong việc tiến hành
đấu tranh của Đảng và ban chỉ huy thể hiện rõ nhất tại Hội nghị Cán bộ Trung
ương họp tháng 11/1940, hơn một tháng sau khi quân Nhật chính thức tiến đánh
Đông Dương. Hội nghị đã quyết định lập lại Ban Chấp hành Trung ương và đưa ra
nhận định bao gồm “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến,
không thể cái làm trước, cái làm sau” và “Mặc dù lúc này khẩu hiệu cách mạng
phản đế-cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song nếu không
làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế hiện
tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông
Dương”1. Chính những nhận định này đã cho thấy tính đồng thời và cấp thiết của
việc tiến hành hai cuộc cách mạng chống lại thực dân và cách mạng thổ địa, song
lại đồng thời thể hiện thái độ lưỡng lự của Đảng với chủ trương đưa ra trước đó tại
hội nghị cùng kì năm 1939 là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Cũng trong hội nghị lần này, Đảng ta đã vạch rõ nguy cơ của các dân tộc
Đông Dương nằm trong tình thế “một cổ hai tròng”, bị bè lũ Nhật – Pháp dày xéo,
đồng thời vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này chính là đế quốc
Nhật – Pháp. Vì lí do này, nhiệm vụ được đề ra trước mắt của Đảng chính là lãnh
đạo nhân dân Đông Dương cùng chuẩn bị để đứng lên khởi nghĩa vũ trang nhằm
đánh đổ chế độ thực dân, giành chính quyền về tay nhân dân. Hội nghị còn đưa ra
quyết định duy trì lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (diễn ra hồi
tháng 9/1940) trước đó trở thành đơn vị tập trung đầu tiên của lực lượng vũ trang
cách mạng do Đảng lãnh đạo, đồng thời làm đội ngũ nông cốt cho việc xây dựng
cơ sở chính trị và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Chỉ vài tháng sau Hội nghị tháng 11/1940, vào ngày 28/1/1941, sau 30 sinh
sống và hoạt động tại nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quay trở lại nước và
tiến hành làm việc tại Cao Bằng. Trong Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng mà Người đứng ra chủ trì, nhận định được đưa ra là “Vấn đề
chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các hội cứu quốc của
các tầng lớp nhân dân, áp dụng một sách lược hết sức mềm dẻo để phân hóa cao độ
kẻ thù và tranh thủ mọi lực lượng có thể nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc, khẩu
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7 (tr.68&74).
hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, đấu tranh giành lại độc
lập; hoãn cách mạng ruộng đất”. Nhận định trên đã giải quyết những trăn trở mà
Đảng ta đã gặp phải cũng như cách khúc mắc trong tiến trình cách mạng từ Hội
nghị 11/1940, thể hiện định hướng cách mạng của Đảng ta tập trung tiến hành ưu
tiên nhiệm vụ giải phóng nhân dân lên hàng đầu đã đạt được tại Hội nghị 11/1939.
Cũng tại Hội nghị, ta đã đưa ra được nhận định rằng phát xít Đức sẽ bị tiêu diệt khi
tiến đánh Liên Xô, từ đó tạo điều kiện giúp cách mạng nhiều nước tiến tới thành
công, dẫn tới sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh quyết định
đặt cách mạng phản đế lên trên cách mạng thổ địa, Hội nghĩ còn xác định cuộc
cách mạng trước mắt là cách mạng giải phóng dân tộc, và các lực lượng cách mạng
của dân tộc cần tập trung mũi nhọn vào hai phe thực dân bởi lẽ: “Trong lúc này,
nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự
do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được”. Hội nghị đã chỉ rõ rằng công cuộc chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang là
nhiệm vụ trung tâm của Đảng và dân ta trong giai đoạn lúc bấy giờ. Căn cứ vào
cuộc khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh và các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ,
Hội nghị đã đưa ra được nhận định thời điểm thời cơ đến “với lực lượng sẵn có, ta
có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể
giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”2.

Như vậy, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng
5/1941 đã giúp Đảng ta nắm vững muc tiêu hoạt động, đó chính là lấy giải phóng
dân tộc làm trung tâm, từ đó vạch ra những phương hướng và biện pháp nhằm đủ
khả năng tập hợp được lực lượng chống đế quốc trong cùng một mặt trận dân tộc
thống nhất có đầy đủ tính tương thích là Mặt trận Việt Minh, thông qua con đường
khởi nghĩa vũ trang mà từng phần tiến đến tổng khởi nghĩa. Đây được coi là những
sáng kiến vô cùng quan trọng và to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta
trong giai đoạn cao trào cứu nước của những năm 1940-1945.

2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7 (tr132).
Vào tháng 12/1941, Trung ương Đảng đã ra thông cáo về “Cuộc chiến tranh
Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng”, vạch rõ khi quân đồng minh
bắt đầu kéo vào nước ta thì khi họ đi tới đâu, nơi đó liền cần phải nổi dậy lập chính
quyền cách mạng lâm thời của địa phương, rồi nhân danh chính quyền cách mạng
địa phương đó chịu trách nhiệm giao tiếp với họ.

Trong khoảng thời gian từ năm 1944-1945, những thắng lợi to lớn của Liên
Xô ở mặt trận Stalingrat và tại các mặt trận tiếp theo sau đó đã đưa cuộc Thế chiến
thứ Hai tiến tới một bước ngoặt căn bản, dồn số phận của bè lũ phát xít từng bước
tới nước bị định đoạt. Chính lúc này đã tạo ra một thời cơ thuận lợi cho các dân tộc
bị áp bức, trong đó có Việt Nam, đứung lên vùng dậy đấu tranh đang tới rất gần.
Bắt được thời cơ này, tháng 8/19455, theo chủ trương của Đảng ta, tổng bộ Việt
Minh đã đứng lên kêu gọi và phát động phong trào “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”,
xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa, chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang được
đẩy mạnh tại các vùng trung du và rừng núi song song với phong trào đấu tranh
chính tị của quần chúng ở các đồng bằng nông thôn và thành thị. Trên phạm vi
toàn quốc không khí cách mạng không chỉ sục sôi khắp nơi mà tại một số địa
phương, nhất là tại các vùng căn cứ địa, quần chúng cũng đang vô cùng nôn nóng
muốn hành động, song Đảng vẫn chỉ rõ rằng thời cơ khởi nghĩa toàn quốc vẫn
chưa phải lúc. Cho đến ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân được thành lập, lực lượng trên đã cùng với các đội cứu quốc đẩy mạnh đấu
trnah chính trị đồng thời với đấu tranh vũ trang, đẩy cao phong trào đánh Pháp
đuổi Nhật trên quy mô cả nước.

Trên chiến trường Châu Âu, trong giai đoạn cuối năm 1944, đầu năm 1945,
quân đội Xô Viết đã liên tiếp giành chiến thắng bằng loạt đòn phản công mang tính
chiến lược, đưa chiến tranh đến cửa ngõ của sào huyệt phát xít Đức. Giờ đây,
khoảnh khắc cuối cùng của chế độ phát xít Đức cũng đang đến gần. Số phận của
phát xít Nhật ở Đông Dương cũng vì thế bị ảnh hưởng, dẫn tới vị thế của chúng bị
lung lay. Để có thể diệt trừ mối hậu họa bị quân Pháp đánh sau lưng tại thời điểm
quân đồng minh tiến vào Đông Dương, Nhật không còn lựa chọn nào khác ngoài
thực hiện một cuộc đảo chính với tham vọng hất cẳng Pháp, độc chiếm vùng thuộc
địa này. Và vào đêm ngày 9/3/1945, cuộc xung đột vũ trang giữa hai phe Pháp –
Nhật nổ ra, sau đso chỉ trong chưa đầy một ngày quân Pháp đã đầu hàng Nhật trên
toàn thuộc địa Đông Dương.

Sau những biến động của cuộc đả chính Nhật, lực lượng tự vệ chuẩn bị cho
khởi nghĩa vũ trang đã trở nên phát triển vô cùng mạnh mẽ, rộng rãi và hầu khắp
toàn quốc. Những căn cứ địa vũ trang hoàn bị đã được xây dựng, quảng đại quần
chúng đã hướng về cách mạng, dẫn tới sự xuất hiện của hình thái cách mạng trực
tiếp. Từ đây, vấn đề cấp thiết được đặt ra lúc này là cần chớp đúng thười cơ để
tổng khởi nghĩa toàn quốc. Do vậy, Đảng ta đã nhận định là cuộc đảo chính sẽ gây
nên tình thế khủng hoảng chính trị sâu sắc, khiến cho những điều kiện của cuộc
tổng khởi nghĩa có thể trở nên chính muồi một cách nhanh chóng. Khẩu hiệu
“Đánh đuổi Nhật – Pháp” đã được thay thế bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít
Nhật”. Đảng đồng thời phát động cao trào chống Nhật, cứu nước một cách mạnh
mẽ, gấp rút nhằm tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nơi nào có điều kiện
thì nơi đó phát triển chiến tranh du kích, giành chính quyền ở địa phương. Các hình
thức, phương pháp đấu tranh lúc này đã ở một mức cao hơn, mạnh mẽ hơn. Biện
pháp then chốt lúc này để đưa phong trào lên một tầm cao mới đó chính là phát
động quần chúng “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” nhằm tập hợp đội quân chính
trị quần chúng cho cuộc khởi nghĩa. Bởi lẽ trong lúc nhân dân đang gấp rút chuẩn
bị cho tổng khởi nghĩa thì tại khu vực Bắc Bộ và miền Bắc Trung Bộ đã xảy ra nạn
đói năm 1945 vô cùng khủng khiếp. Hai triệu đồng bào ta đã bị chết đói, là hậu quả
thảm khốc nhất của chính sách bóc lột và gây chiến đến cùng cực của bè lũ phát xít
Nhật – Pháp. Chính lúc này, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của
Đảng ta đã đáp ứng đúng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng nhân dân,
đồng thời kéo theo hiệu ứng đẩy mạnh ngọn lử đấu tranh trong lòng nhân dân,
đồng thời đẩy cao trào chống Nhật cứu nước dâng lên khắp toàn quốc, nâng cao tác
dụng lôi kéo các tầng lớp và giai cấp khác nhau tham gia chống giặc, dấy lên
không khí khởi nghĩa sục sôi dâng trào.
Tại mặt trận chiến tranh của thế giới, Thế chiến thứ Hai đã dần bwuosc vào
giai đoạn kết thúc. Sau khi tiêu diệt được phát xít Đức và Ý, vào ngày 8/8/1945,
Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật và chỉ trong vài ngày ngắn ngủi thành công
tiêu diệt hoàn toàn đội quân chủ lực tinh nhuệ nhất của chúng đóng đô ở khu vực
Đông Bắc Trung Quốc. Đến ngày 15/8/1945, Nhật Hoàng chính thức tuyên bố đầu
hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện, Chính điều này đã khiến
quân đội Nhật ở Đông Dương mất tinh thần, hoang mang tan rã, chính phủ bù nhìn
Trần Trọng Kim cũng hoàn toàn bị tê liệt từ trên xuống dưới.

Ngay khi hay tin Nhật đầu hàng được truyền đi khắp nước, ngjon lửa cách
mạng của toàn dân ta đã được thổi bùng mạnh mẽ, đẩy phong trào cách mạng lên
một đỉnh cao chưa từng thấy trước đây, các tầng lớp trung gian đã dần ngả hẳn về
cách mạng. Mặt trận Việt Minh đã thu hút được hàng chục triệu hội viên từ đủ các
tần lớp, các dân tộc. Cao trào cứu nước khi ấy lôi cuốn cả dân tộc cùng vùng lên
đấu tranh, triệu người như một cầm lấy tất cả những gì họ có được làm vũ khí đánh
đổ bọn cướp nước và bán nước, giành quyền làm chủ. Đảng Cộng sản Đông
Dương đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các điều kiện về chiến tranh từ tư tưởng tới tổ
chức cho cuộc khởi nghĩa. Những điều kiện khách quan và chủ quan cho cuộc tổng
khởi nghĩa của dân ta đã đến hồi chín muồi. Thời cơ cách mạng “ngàn năm có
một” cuối cùng cũng đến, “Chúng ta không thể chậm trễ”.

Trách nhiệm lịch sử của Đảng ta lúc bấy giờ là lãnh đạo nhân dân nắm chắc
thười cơ chiến lược, nổi dậy đấu tranh giành lấy chính quyền từ tay phát xít Nahajt
và bọn tay sai trước khi quân đội của đế quốc Anh và quân đội của bè lũ phản động
Tưởng Giới Thạch tiến vào Đông Dương đồng thời trước khi thực dân Pháp kịp tập
hợp quân tàn dư và đưa quân đến Việt Nam với mưu đồ cướp lại nước ta một lần
nữa.

Từ giữa tháng 8/1945, quân đội Anh lúc ấy đang trên đường hành quân gấp
vào nước ta, còn quân đội Tưởng cùng lúc đó cũng trên bước chạy màu từ phía
Bắc. Một cuộc chạy đua nước rút mang tính lịch sử để giải quyết vấn đề giành
quyền làm chủ đất nước giữa dân ta với các tập đoàn đế quốc và bọn phản động đã
đòi hỏi chúng ta phải mau chóng đoạt lấy thắng lợi trong cuộc chạy đua đó.

Ngay sau hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 13/8/1945 và Đại hội quốc tân
diễn ra tại Tân Trào, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đưa ra lời hiệu triệu, kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nổi dậy giành chính
quyền. Dưới sự lãnh đjao của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn hai mươi triệu đồng
bào từ Bắc tới Nam của ta đã đồng loạt cùng đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa
toàn quốc vô cùng oanh liệt, giiar phóng hoàn toàn đất nước. Thời cơ cách mạng
chính là chỗ kết hợp những điều kiện mang tính chủ quan và khác quan đã đến lúc
chín muồi nhằm đảm bảo thắng lợi cho cách mạng.

II. Ý nghĩa thời cơ cách mạng và liên hệ với họat động thực tiễn của bản
thân:

Trong vận động cách mạng, thời cơ xuất hiện như một sự tất yếu của lịch sử.
Thời cơ có thể đưa quần chúng đến với ngưỡng cửa của cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền, nhưng đồng thời cũng có thể trôi đi một cách nhanh chóng và
đầy lãng phí nếu Đảng và dân ta không biết cách nắm bắt để hành động. Thời cơ
của cuộc Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian vô cùng
ngắn, nếu như cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm hơn trước ngày 15/8/1945, tại thười điểm
Nhật Hoàng còn chưa ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện thì chắc chắn quân và dân
ta sẽ gặp vô vàn khó khăn chồng chất bởi tuy phát xít Nhật đã dần suy yếu nhưng
chúng vẫn còn đủ lực lượng để chống lại đội ngũ nhân dân cách mạng một cách
quyết liệt, và chính điều đấy sẽ cản trở chúng ta đến với thành công toàn quốc toàn
diện một cách nhanh chóng. Mặt khác, nếu cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra muộn hơn
thời điểm đã định, khi viện binh của thực dân Pháp đã có thể đặt chân quay trở lại
Đông Dương và chúng đã hoàn toàn phục hồi lại lực lượng, tiếp tục âm mưu xâm
lược nước ta một lần nữa, và việc này tjao điều kiện cho chính phủ Trần Trọng
Kim tiếp xúc được với bè lũ thực dân, thì chắc chắn thời cơ lúc này của nhân dân
ta đã không còn nữa. Và nếu muốn giành lấy chiến thắng, giành lại độc lập, quân
và dân ta sẽ phải chịu những thiệt hại và tổn thất nặng nề hơn rất nhiều, sẽ có rất
nhiều những người phải ngã xuống, máu chảy, đầu rơi.

Khởi nghĩa là một nghệ thuật mà chỗ tuyệt diệu của nghệ thuật đó là chọn
đúng thời cơ, tập trung toàn lực, giảng những đòn quyết định vào kẻ thù. Bí quyết
chớp lấy thời cơ thuận lợi của Đảng ta phải kể đế việc nắm vững những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác-Lenin, đồng thười vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh
cụ thể của đất nước lúc bấy giờ. Đảng ta đã dũng cảm vượt bao khó khăn, kiên
quyết lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, không sợ gian khổ, hành động kịp thời trong
thời điểm chiến tranh gặp bao biến động. Đảng đã thành công lãnh đạo nhân dân
nổi dậy tước đi vũ khí của quân Nhật, giành lại chính quyền từ tay chúng trước khi
quân đồng minh tiếng vào Đông Dương, lật đổ bọn bù nhìn tay sai Trần Trọng
Kim, đứng ở vị thế của người làm chủ nước mình để tiếp đón quân đồng minh vào
giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương.

Chớp đúng thời cơ để khởi nghĩa là một đặc điểm, một ưu điểm sáng tạo của
Dảng, của dân tộc ta. Điều này không phải ngẫu nhiên, ăn may mà là kết quả của
sự chuẩn bị lâu dài, của dự đoán chiến lược đúng và kịp thời hành động khi điều
kiện khởi nghĩa đã xuất hiện.

Là một người trẻ của thế hệ mới nói chung, và là một sinh viên kinh tế nói
riêng, bài học về việc tạo dựng và nắm bắt thời cơ đối với em là một bài học vô
cùng quan trọng. Việc tạo thời cơ thể hiện trong việc bản thân phải tự chuẩn bị sẵn
sàng những yếu tố cần thiết cho nghề nghiệp và sự nghiệp tương lai, như là học
thức, thể lực, ngoại hình, kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp,... Chỉ khi bản thân thật
sự sẵn sàng và trang bị được đầy đủ, mình mới có thể vững vàng bước ra ngoài xã
hội để lập nghiệp lớn, gây dựng sự nghiệp và làm tròn công việc của mình. Đơn cử
như việc chuẩn bị cho công việc dưới tư cách một sinh viên ngành Quản trị Dịch
vụ Khách sạn. Nếu em không có đủ kiến thức về quản trị, không có những nhận
thức về khách sạn, về mô hình dịch vụ, không được học và đào tạo về những thao
tác nghiệp vụ, thì chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào cso thể an tâm tuyển
dụng em vào những vị trí cốt lõi và quan trọng, thậm chí cả những vị trí đơn giản
nhất như dọn buồng phòng hay phục vụ F&B cũng sẽ trở thành một khó khăn lớn
đối với em.

Còn đối với việc chớp thời cơ, theo em đó chính là việc nắm bắt và nắm
chắc lấy những cơ hội có thể để cải thiện và nâng cao về kiến thức (ví dụ như đi du
học, học cao học, nghe hội thảo chuyên ngành, giao lưu với các thầy cô chuyên
gia...) hoặc thậm chí đó có thể là cơ hội được áp dụng những hiểu biết và kiến thức
vào thực tiễn (ví dụ nhữ các buổi thực tế, các cơ hội thực tập doanh nghiệp,...). Sau
này, khi đã trở thành sinh viên tốt nghiệp, việc chớp thời cơ sẽ thể hiện được qua
việc em có thể nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp với khả năng thăng tiến cao
cùng một trường yêu cầu nhiều chuyên môn, giúp em có thể phát triển bản thân ở
một mức tối đa nhất, vận dụng được nhiều điều mình đã chuẩn bị nhất trong suốt
quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

-HẾT-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2000, tập 7 (tr.68&74).

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2000, tập 7 (tr132).

3. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sử dụng trong các trường Đại học
– Hệ không chuyên Lý luận chính trị), 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

You might also like