Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 6: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 - 1954)

I. Mục tiêu bài học:

Nội dung video phân tích cho sinh viên thấy rõ những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nước ta trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời nôi dung video cũng khái quát quá trình hình thành và nội
dung kháng chiến của Đảng trong quá trình chỉ đạo đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp; kết quả, ý
nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954).

Cụ thể:

 Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh lịch sử hình thành đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp.
 Giúp cho sinh viên có thể nắm vững được quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954).Từ đó học viên có thể hiểu
được kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp

II. Hoàn cảnh lịch sử:

1. Cụ thể:

Về phía ta, Đảng đã chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam bộ, có những thương lượng đàm phán với Pháp, kiên
trì đàm phán đồng thời tích cực xây dựng lực lượng, điều kiện. Khi Pháp bội ước tháng 12 năm 1946, Đảng
đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi kháng chiến toàn quốc, kêu gọi
toàn dân đứng lên tiến hành kháng chiến trên phạm vi toàn quốc.

Về phía thực dân Pháp, với dã tâm xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã liên tiếp bội ước, mở rộng chiến
tranh ở miền nam. Tháng 11/1946, Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn. Ngày 18/12/1946, chúng gửi
tội hậu thư đòi tước vũ khí của đội quân tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Hà Nội.

2. Đặc điểm của chủ trương “kháng chiến, kiến quốc” của Đảng:

Tinh thần: Việt Nam là người bị động đứng lên tiến hành chiến tranh nhưng khi đứng lên ta lại giữ được yếu
tố chủ động về tinh thần. Pháp là kẻ cố tình gây ra chiến tranh xâm lược nhưng khi chiến tranh nổ ra Pháp lại
bị động trong một thời gian.

Địa điểm: Khác với các cuộc chiến tranh trước đây của dân tộc. Đó là nó nổ ra không phải từ biên cương hải
đảo, từ biên giới xa xôi rồi đến thủ đô mà bắt đầu từ trung tâm thủ đô rồi mới đến các vùng nông thôn, rừng
núi.

Thời điểm: Không sớm cũng không muộn, cuộc kháng chiến bắt đầu khi kẻ thù đụng đến thủ đô.

3. Những thuận lợi và khó khăn của cách mạng Việt Nam:

a) Thuận lợi:

Thứ nhất: Ta có sức mạnh của cuộc chiến tranh chính nghĩa khi tiến hành cuộc chiến tranh giành và bảo vệ
độc lập dân tộc.

Thứ hai: ta cũng đã có sự chuẩn bị nhất định về mọi mặt nên ta tiến hành chiến tranh với sự chủ động.

b) Khó khăn:
Thứ nhất: Nền kinh tế của ta lúc đó còn rất lạc hậu và kém phát triển, chưa thể đáp ứng nổi nhu cầu của cuộc
chiến tranh quy mô, hiện đại.

Thứ hai: Lực lượng quân sự của ta yếu hơn của địch với vũ khí thô sơ; quân đội chưa được huấn luyện, đào
tạo kỹ càng, bài bản trong khi quân đội Pháp là quân đội chính quy, quân đội nhà nghề lại được trang bị vũ
khí tối tân, hiện đại.

Thứ ba: Cuộc chiến tranh bắt đầu khi ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận và giúp đỡ.

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

III. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến (1):

Video trang bị cho sinh viên những nội dung kiến thức về quá trình hình thành, nội dung đường lối kháng
chiến trong những năm đầu chống thực dân Pháp xâm lược, cũng như giới thiệu những bước phát triển
đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế
độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

1. Quá trình hình thành:

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước trong quá trình chỉ đạo Nam bộ kháng chiến,
qua sự theo dõi âm mưu, thủ đoạn của địch cũng như từ thực tiễn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt của ta.

2. Nội dung đường lối:

Nội dung của đường lối được xác định tên gọi là: Thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện,
lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trong
trong ba văn kiện lớn: Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ TW Đảng (22-12-1946), Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20-12-1946), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của
Trường Chinh (đăng trên báo Sự Thật năm 1947).

3. Nội dung đường lối cụ thể:

(1) Mục đích kháng chiến: Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập.

(2) Tính chất kháng chiến: Tự vệ, chính nghĩa, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trường kỳ kháng chiến; toàn
diện kháng chiến; chiến tranh cách mạng – chiến tranh tiến bộ; vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình.

(3) Chính sách kháng chiến:

 Đối với dân tộc Pháp, ta đoàn kết, liên hiệp.Chống phản động Pháp. Đoàn kết với Lào, Campuchia
và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Ở trong nước, tiến hành đoàn kết toàn dân, thực hiện toàn
dân kháng chiến.Tự cấp, tự túc về mọi mặt.
 Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí; Động
viên nhân, tài, vât lực thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến; Giành độc lập, bảo
toàn lãnh thổ, thống nhất Trung Nam Bắc. Củng cố chế độ dân chủ cộng hòa; Tăng gia sản xuất,
thực hiện kinh tế tự túc.
 Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân; Thực hiện kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. 
  Triển vọng kháng chiến: Là cuộc kháng chiến lâu dài nhưng nhất định sẽ thắng lợi.

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

IV. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến (2):
Phát triển đường lối kháng chiến theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954)

1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951):

Là đại hội Đảng phát triển, hoàn hiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

Bối cảnh Đại hội: Đầu năm 1951, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã hình thành và lớn mạnh. Trung
Quốc, Liên Xô giúp đỡ Việt Nam. Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được
những thắng lợi lớn nhưng mức độ không đồng đều nhau. Đế quốc Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến
tranh Đông Dương…Thực tiễn cách mạng Đông Dương đòi hỏi công tác xây dựng Đảng phải có sự thay đổi
lớn.

Nội dung đại hội: Tháng 2 – 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại tỉnh
Tuyên Quang. Đại hội đã nhất trí tán thành Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh trình bày và ra Nghị quyết
chia tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba Đảng cách mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân
tộc thắng lợi. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội Đảng
đã thông qua nội dung cơ bản của Chính cương Đảng lao động Việt Nam.

2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (Nội dung đường lối):

Tính chất xã hội: Gồm 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.

Đối tượng cách mạng: Đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ, ngoài ra còn có phong kiến phản động.

Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất dân tộc; xoá bỏ những tàn
tích phong kiến và nửa phong kiến; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho CNXH.

Lực lượng của cách mạng: Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản
dân tộc, ngoài ra có thêm địa chủ yêu nước và tiến bộ, nền tảng là công-nông-trí, giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo cách mạng.

Đặc điểm cách mạng: “Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản nói trên do nhân dân làm động lực, công nông và
trí thức làm nền tảng, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, cách mạng Việt Nam hiện nay là
một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.

Triển vọng của cách mạng:  Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến
lên chủ nghĩa xã hội.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Là con đường đấu tranh lâu dài và trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1,
nhiệm vụ là giải phóng dân tộc; Giai đoạn 2, xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến; Giai đoạn
3, xây dựng cở sở cho chủ nghĩa xã hội.

Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: “Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”. Mục đích của
Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do,
hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam.

Chính sách của Đảng:  Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho
chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hòa bình và dân chủ; phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt – Trung – Xô và đoàn kết
Việt – Miên – Lào.

3. Đường lối của Đại hội II được bổ sung, phát triển qua các hội nghị Trung ương tiếp theo:
Hội nghị TW lần thứ nhất (3-1951), nhấn mạnh chủ trương phải tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo chiến
tranh.

Hội nghị TW lần thứ hai (9 đến 5-10-1951), nêu lên chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên cơ sở thực
hiện tốt ba nhiệm vụ lớn: ra sức tiêu diệt sinh lực địch, ra sức phá âm mưu thâm độc của địch; đẩy mạnh
kháng chiến ở vùng bị tạm chiếm.

Hội nghị TW lần thứ tư (1-1953), vấn đề cách mạng ruộng đất được tập trung nghiên cứu và đề ra chủ trương
thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất.

Hội nghị TW lần thứ năm (11-1953), Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải
cách ruộng đất trong kháng chiến.

Kết luận: Đường lối hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa
xã hội của Đảng được thực hiện trên thực tế giai đoạn (1951-1954)

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

V. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:

1. Kết quả:

Về xây dựng lực lượng: Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập, khối đại đoàn kết dân tộc và
khối liên minh đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia được tăng cường.

Trên lĩnh vực quân sự:

 Ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải
phóng trong các chiến dịch Trung Du, Đường 18, Hà - Nam - Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng
Lào.
 Chiến thắng trong chiến cuộc Đông xuân (1953-1954) với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (13-
3 đến 7-5-1954).

Trên mặt trận ngoại giao:

 Sau khi Pháp thất thủ tại Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai
mạc tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Cuộc chiến tranh trên bàn đàm phán diễn ra không kém phần gay go
quyết liệt, kéo dài từ 8-5-1954 đến 21-7-1954.
 Với giải pháp Giơnevơ, nhân dân Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường trong sự nghiệp giải
phóng đất nước.

2. Ý nghĩa:

Đối với nước ta

 Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức.
 Bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân.

Đối với quốc tế: Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị nô dịch vùng lên chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, báo hiệu
sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, nhất là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

3. Nguyên nhân thắng lợi:


Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn.

Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

Có chính quyền nhân dân không ngừng củng cố và lớn mạnh.

Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của các nước
XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

4. Bài học kinh nghiệm:

Xác định đúng đường lối kháng chiến.

Kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là chống đế
quốc.

Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới.

Quán triệt chiến lược kháng chiến lâu dài.

Xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

VI. Đọc giáo trình:

Để củng cố thêm kiến thức cho video bài giảng, mời sinh viên đọc giáo trình đường lối cách mạng của Đảng
cộng Việt Nam, từ trang 83 đến trang 98 để nắm được những hiểu biết cơ bản nhất về đường lối kháng chiến
chống pháp (1946- 1954).

Nguồn tài liệu: giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng Việt Nam của Bộ giáo dục đào tạo, Nxb
Chính trị quốc gia, HN năm 2013.

VII. Tài liệu tham khảo thêm:

Trong kháng chiến chống xâm lược Pháp (1946-1954).

http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/458-Duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-Phap-cua-Dang-ta-----Mot-
sang-tao-lich-su

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta - Một sáng tạo lịch sử.

https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược (1945-1975)

VII. Tổng kết bài học:

Như vậy, sinh viên vừa theo dõi Bài 6. Đường lối kháng chiến chống pháp (1946- 1954) và biết đượchoàn
cảnh lịch sử, những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Đồng thời cũng hiểu được quá trình hình thành và nội dung kháng chiến của Đảng trong quá trình chỉ
đạo đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp; kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học
kinh nghiệm của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân (1946-1954).
Sau đây mời sinh viên chuyển sang bài học tiếp theo về Đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-
1965)- kiến thức về quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu
nước giai đoạn 1954 -1965.

**Quiz:

You might also like