Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Lý thuyết
Luật hợp thành mờ là tên gọi chung của mô hình R biểu diễn một hay nhiều hàm liên
thuộc cho một hay nhiều mệnh đề hợp thành mờ. Một luật hợp thành chỉ có một mệnh đề
hợp thành gọi là luật hợp thành đơn, ngược lại gọi là luật hợp thành kép.
Các luật hợp thành cơ bản:
+ Luật Max – Min
+ Luật Max – Prod
+ Luật Sum – Min
+ Luật Sum – Prod
Luật hợp thành nhiều đầu vào một đầu ra (MISO) có dạng:
R1: Nếu α1=A1 và α2=B1 … thì β=C1
R2: Nếu α1=A2 và α2=B2 … thì β=C2
……………………………………..
Rn: Nếu α1=An và α2=Bn … thì β=Cn
Với mỗi giá trị vật lý đầu vào, ta sẽ có các tập mờ tương ứng từ các mệnh đề hợp
thành Ri với các hàm liên thuộc µ B’i(y). Giá trị của luật hợp thành được hiểu là tập mờ R’
thu được qua phép hợp các tập mờ B’i: R’=B1’ B2’… Bn’. Nếu các hàm liên thuộc thu
được theo nguyên tắc MIN và phép hợp được thực hiện theo quy luật MAX thì ta sẽ có luật
hợp thành đơn Max – Min có cấu trúc MISO; tương tự như vậy là các luật hợp thành Max –
Prod; Sum – Min; Sum – Prod.
Một tập R={Rk | k I, I là tập chỉ số} được gọi là đầy đủ khi mọi giá trị rõ đầu vào
x0 bao giờ cũng tích cực được ít nhất một mệnh đề Rk.
Thuật toán xây dựng luật hợp thành đơn có cấu trúc MISO:
R: Nếu α1=A1 và α2=A2 và … αn=An thì β=B
Trong đó: α1, α1, … α1 là các n biến ngôn ngữ đầu vào; β là biến ngôn ngữ đầu ra; liên kết
“VÀ” giữa các mệnh đề điều kiện được thực hiện bằng phép giao các tập mờ A i. Ta thực
hiện như sau:
Bước 1: Rời rạc hoá các hàm liên thuộc µ Ai(xi)|i=1÷n và µB(y) của các mệnh đề điều
kiện và mệnh đề kết luận.
Bước 2: Xác định độ thoả mãn H = min {µAi(xi)|i=1÷n }
Bước 3: Xác định R với các hàm liên thuộc đầu ra µB’(y) theo quy tắc hợp thành.
2. Bài tập
A. Đề chẵn với giá trị đầu vào rõ: x0 = 4 và y0 = 8
1- Vẽ các hàm liên thuộc

µA1 µC1

1 1

-1 0 3 6 x -2 0 1 3 z
µB1

0 1 5 7 9 y Hình 1 – Hàm liên thuộc A1, B1, C1

µA2 µC2

1 1

0 1 6 9 x 0 1 3 5 7 z
µB2

0 4 8 11 y Hình 2 - Hàm liên thuộc A2, B2, C2

2- Xác định tập mờ đầu ra C’ theo luật hợp thành Max – Min
* Xét bộ điều khiển mờ với luật hợp thành R1: Nếu x=A1 và y=B1 thì z=C1.
Ta có: µA1(x0) = µA1(4) = 2/3; µB1(y0) = µB1(8) =0.5
H1 = Min{ µA1, µB1} = Min{2/3, 0.5} = 0.5
Tập mờ đầu ra C1’ được xác định:
µC1’

0.5

-2 -1 0 2 3 z

* Xét bộ điều khiển mờ với luật hợp thành R2: Nếu x = A2 và y = B2 thì z = C2.
Ta có: µA2(x0) = µA2(4) = 0.6; µB2(y0) = µB2(8) = 1
H2 = Min{ µA2, µB2} = Min{0.6, 1} = 0.6
Tập mờ đầu ra C2’ được xác định:
µC2’

0.6

0 1 2.2 5.8 7 z

* Theo luật hợp thành kép Max – Min: R = Max{R1, R2}


Tập mờ đầu ra C’ được xác định:

µC’
G
0.6
0.5

-2 -1 2 2.2 5.8 7 z

3- Giải mờ theo phương pháp cực đại sử dụng nguyên lý trung bình:
Xác định miền G chứa giá trị mà tại đó C’(z) đạt H = Max = 0.6
G = { zZ | C’(z) = H }
z’ = (z1 + z2)/2
z1 = 2.2; z2 = 5.8
Vậy giá trị đầu ra rõ tại z’ = 4.0 là µC(z’) = 0.6
B. Đề lẻ với giá trị đầu vào rõ: x0 = 3 và y0 = 6
1- Vẽ các hàm liên thuộc (như hình 1, hình 2 của đề chẵn)
2- Xác định tập mờ đầu ra C’ theo luật hợp thành Max – Min
* Xét bộ điều khiển mờ với luật hợp thành R1: Nếu x=A1 và y=B1 thì z=C1.
Ta có: µA1(x0) = µA1(3) = 1; µB1(y0) = µB1(6) =1
H1 = Min{ µA1, µB1} = Min{1, 1} = 1
Tập mờ đầu ra C1’ trùng với tập mờ C1:
µC1’

-2 0 1 3 z

* Xét bộ điều khiển mờ với luật hợp thành R2: Nếu x=A2 và y=B2 thì z=C2.
Ta có: µA2(x0) = µA2(3) = 0.4; µB2(y0) = µB2(6) = 0.5
H2 = Min{ µA2, µB2} = Min{0.4, 0.5} = 0.4
Tập mờ đầu ra C’ được xác định:
µC2’

0.4

0 1 1.8 6.2 7 z

* Theo luật hợp thành kép Max – Min: R = Max{R1, R2}


Tập mờ đầu ra C’ được xác định:
µC’

1
0.4

-2 0 1 2.2 6.2 7 z

3- Giải mờ theo phương pháp cực đại sử dụng nguyên lý trung bình:
Ta có:
G = { zZ | C’(z) = H }
z’ = (z1 + z2)/2
z1 = 0; z2 = 1
Vậy giá trị đầu ra rõ tại z0 = 0.5 là µC(z0) = 1

You might also like