NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM TÂY TIẾN

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM TÂY TIẾN

1.“… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã
được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ
bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hừng từ một thời gian khổ và
oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách
đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ
đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và
lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã
khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là
âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…” . (Vũ Thu Hương, in trong Vẻ đẹp
văn học cách mạng).
2.“… Tây Tiến- tượng đài bất tử về người lính vô danh…” ( Vũ Thu
Hương).
3.“… Tây Tiến … nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến,
núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ
Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy
lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến
không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều
gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…”.
(Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng)
4.“…Tây Tiến- sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn (Đinh Minh
Hằng)…”.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Nguyên cũng không tiếc lời
khen Tây tiến của Quang Dũng: “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí
đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày
sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến
địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như
một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”.
------------------------------------------------------------------------
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện
Văn học cũng từng nhận xét: "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng
vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp
người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay
bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, 'Tây Tiến' cơ hồ
sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
--------------------------------------------------------------------------
Nhà văn Vũ Nho đã phát biểu những nét độc đáo trong bài thơ kiệt
tác “Tây Tiến”: Bài thơ thành công nhờ kết hợp hài hòa bút pháp lãng
mạn và hiện thực. Nếu chỉ có hiện thực trần trụi, chắc “Tây Tiến” không
thể có sức cuốn hút mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ có chất lãng mạn thì
“Tây Tiến” cũng khó mà được đón nhận rộng rãi như thế.
--------------------------------------------------------------------------
''𝗦𝗼̂𝗻𝗴 𝗠𝗮̃ 𝗴𝗮̂ ̀𝗺 𝗹𝗲̂𝗻 𝗸𝗵𝘂́𝗰 đ𝗼̣̂𝗰 𝗵𝗮̀𝗻𝗵''
Nhà thơ Phan Quế đã từng bình: “Câu thơ như một tuyệt bút thiên
nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn
thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và
dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của
tứ thơ.“
--------------------------------------------------------------------------
Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét về bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”

You might also like