Thư viện học đại cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BÀI TẬP NHÓM


MÔN THƯ VIỆN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TSKH Bùi Loan Thùy
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Khuất Thị Thư 2056130096
Lê Quang Vinh 2056130105
Võ Thị Thanh Vy 2056130108
Nguyễn Thị Mộng Vy 2056130110
Nguyễn Thị Hoàng Yến 2056130112
Thái Thị Thảo Vân 2056130114

2
MỤC LỤC
CÂU 5. SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯ VIỆN VÀ THƯ VIỆN HỌC VỀ KHÁI
NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC
NĂNG………………………………………………………..……4
CÂU 6. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
THƯ VIỆN TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO VỚI CÁC CƠ
QUAN LƯU TRỮ? LẤY DẪN CHỨNG MINH HỌA TRONG NỘI QUY CỦA
CÁC THƯ VIỆN VÀ CƠ QUAN LƯU TRỮ……………………………………….
………………10
CÂU 7. TẠI SAO CHỨC NĂNG THÔNG TIN CỦA TV ĐƯỢC NHẤN MẠNH &
ĐỀ CAO TRONG THỜI ĐẠI SỐ? LẤY DẪN CHỨNG MINH HỌA ………………
15
CÂU 8. TẠI SAO VIỆC XÂY DỰNG CÁC TV HIỆN ĐẠI LÀ XU THẾ TẤT YẾU
KHÁCH QUAN? TẠI SAO VIỆC XÂY DỰNG CÁC TV HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
LÀ QUÁ TRÌNH LÂU DÀI? MUỐN LÀM VIỆC TRONG TV HIỆN ĐẠI NGƯỜI
CÁN BỘ TV PHẢI ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU
NÀO?..........................................18
CÂU 9. TRONG MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA CÁC NGUYÊN LÝ TỔ
CHỨC SỰ NGHIỆP TV-THÔNG TIN CỦA VN, NGUYÊN LÝ NÀO GIỮ VỊ TRÍ
QUAN TRỌNG NHẤT? GIẢI THÍCH TẠI
SAO?.......................................................22
TÀI LIỆU THAO KHẢO ………………………………………………………………
28

3
CÂU 5: SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯ VIỆN VÀ THƯ VIỆN HỌC VỀ KHÁI
NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG

VỀ KHÁI NIỆM
Khái niệm thư viện
“Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứu bộ sưu tập có tổ chức nào của
sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn, và nhân viên phục
vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin,
nghiên cứu, khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. (UNESCO)
Khái niệm thư viện học
Thư viện học (hay khoa học thư viện) là ngành khoa học nghiên cứu các quy luật phát
triển, sự vận động của TV, công tác TV, sự nghiệp thư viện như 1 hiện tượng xã hội, liên
hệ 1 cách hữu cơ với những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa
học, công nghệ của xã hội.
Sự khác nhau về khái niệm:
Thư viện Thư viện học
 Thư viện là nơi để xử lý, lưu trữ  Là một ngành khoa học độc lập
bảo quản, cung cấp thông tin, phục nghiên cứu:
vụ nhu cầu của người sử dụng, và - Các quy luật phát triển của
cũng là nơi để học tập, giáo dục, thư viện
trao dồi tri thức và giải trí - Sự vận động của thư viện,
 Không phụ thuộc vào tên gọi: thư công tác thư viện
viện được gọi dưới nhiều tên theo - Sự nghiệp thư viện
thời gian, quan điểm và trình độ.
 Thư viện lưu giữ nhiều tài liệu khác  Như một hiện tượng xã hội
nhau, đuợc tổ chức thành bộ sưu  Có quan hệ hữu cơ với các ngành
tập khoa học khác: lịch sử, kinh tế, văn
 Thư viện có nhân viên phục vụ, có hóa, xã hội, công nghệ - thông tin
trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử của xã hội
dụng hiệu quả.
 Mục đích của người sử dụng thư
viện: thông tin, nghiên cứu khoa
học, giáo dục và giải trí.

VỀ BẢN CHẤT

4
Thư viện Thư viện học
Thư viện là nơi bảo quản sách, tàng trữ Thư viện học nghiên cứu vai trò của thư
sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc viện trong hệ thống các cơ quan văn hóa,
sử dụng. Trong thời đại mới, thư viện vẫn giáo dục, khoa học và sản xuất. Nghiên
luôn được coi là tòa lâu đài trí tuệ của cứu những nguyên lý tổ chức sự nghiệp
nhân loại, nơi lưu giữ và bảo tồn những thư viện, những nguyên tắc xây dựng hệ
giá trị văn hóa của loài người, là một bộ thống, mạng lưới thư viện, phân định các
phận của nền văn hóa và mang thêm sắc loại hình thư viện.
thái mới – là trung tâm thông tin, là một
bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ
thống thông tin – tư liệu của các nước, là
nơi thu thập và thỏa mãn nhu cầu thông
tin cho quảng đại quần chúng. Thư viện
chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có
người biến thông tin trở nên hữu ích

VỀ CHỨC NĂNG
Sự khác biệt giữa thư viện và thư viện học về chức năng:
Thư viện Thư viện học
*Chức năng khoa học (trực tiếp):
- Chức năng nhận thức
Là chức năng chủ yếu của thư viện học, có
mối quan hệ lẫn nhau giữa lý luận và thực
tiễn thư viện:
+ Thư viện học là phương tiện chủ yếu
giải quyết các vấn đề khoa học của thực
tiễn thư viện.
+ Thực tiễn thư viện là nguồn gốc chủ yếu
của nhiều vấn đề khoa học trong thư viện
học
+ Công tác thư viện luôn luôn tồn tại
những vấn đề lý thuyết và thực tiễn cần
phải nghiên cứu giải quyết
Chức năng nhận thức chỉ ra bản chất của
các hiện tượng thư viện.
- Chức năng giải thích
+ Giải thích quá trình hình thành bản chất
của những hiện tượng thư viện, công tác

5
thư viện, giải thích tại sao phải nghiên cứu
thư viện, sự nghiệp thư viện, tại sao thư
viện học có vị trí quan trọng trong cơ chế
thực hiện quá trình thư viện này hay quá
trình thư viện khác.
+ Giải thích, chứng minh vị trí tầm quan
trọng của thư viện học trong hệ thống
khoa học, công tác thư viện.
+ Chứng minh tầm quan trọng của lý
thuyết thư viện học trong việc giải quyết
các vấn đề thực tiễn trong công tác, sự
nghiệp thư viện
- Chức năng hệ thống hoá
+ Thư viện học có đóng góp to lớn trong
việc phân loại, hệ thống hóa thông tin có
trong xuất bản phẩm
+ Các bảng phân loại là một trong những
kết quả nghiên cứu của thư viện học có ý
nghĩa rất đặc biệt trong việc tổ chức sắp
xếp tri thức, thông tin: bảng Phân loại thập
tiến của Dewey, Phân loại thập phân bách
khoa, Phân loại Ranganathan, Phân loại
thư viện - thư mục Xô Viết, Phân loại tứ
bộ của Trung V.V ... có đóng góp to lớn
trên con đường phân loại tri thức khoa học
và cấu trúc hoá toàn bộ tri thức khoa học
của thế giới.
+ Đặc điểm công tác kỹ thuật thư viện, thư
mục, thông tin đòi hỏi Thư viện học phải
thực hiện chức năng hệ thống hóa. TVH
tiến xa hơn nhiều bộ môn khoa học trong
việc thực hiện chức năng hệ thống hóa.
- Chức năng dự báo
+ Thư viện học dự báo các xu hướng quan
trọng của sự phát triển sự nghiệp, công tác
thư viện trong tương lai, dựa trên những
tính toán sự thay đổi để chuẩn bị cho việc
đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật
chất, kỹ thuật để phát triển ngành thư viện
– thông tin.

6
+ Chức năng văn hóa: được thực hiện * Chức năng xã hội (gián tiếp):
thông qua việc lưu trữ, bảo quản và phổ - Chức năng văn hoá
biến các giá trị văn hóa Được thực hiện một cách gián tiếp thông
-Thư viện là thiết chế văn hoá: được xếp qua:
vào loại cơ quan văn hóa trong tổ chức bộ + Các công trình nghiên cứu về bảo quản
máy của xã hội. di sản văn hoá phi vật thể
-Là nơi chứa đựng di sản văn hoá phi vật + Các kết quả nghiên cứu phục vụ phân
thể. biệt người đọc.
-Là trung tâm văn hoá, môi trường sinh +Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ
hoạt văn hóa lành mạnh, nơi giao lưu, trao thống phục vụ thư viện phù hợp với môi
đổi, hội nhập văn hoá. trường văn hoá, đáp ứng các yêu cầu cụ
-Là môi trường sinh hoạt văn hóa lành thể của văn hoá trong từng giai đoạn lịch
mạnh về văn hoá đọc, văn hoá nghe nhìn, sử cụ thể.
văn hoá thông tin. - Chức năng giáo dục
+ Chức năng giáo dục: được thực hiện Thể hiện qua kết quả nghiên cứu về:
thông qua hoạt động phục vụ nhu cầu đọc + Giáo dục văn hoá đọc, văn hoá nghe
sách báo của người đọc và người dùng tin. nhìn, văn hoá thông tin cho nhân dân.
Thông qua hoạt động này, thư viện đã + Giáo dục kiến thức thông tin, định
giúp cho người đọc và người dùng tin hướng nhu cầu...
không ngừng nâng cao hiểu biết, và góp + Vai trò của thư viện trong xóa mù chữ,
phần tích cực vào việc nâng cao trình độ mù tin, ...
dân trí của xã hội. - Chức năng thông tin hoá xã hội
-Thư viện được coi là cơ quan giáo dục + Hệ thống tri thức và các phương pháp
ngoài nhà trường, là nơi để tự học, tự giáo khoa học của thư viện học được sử dụng
dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa trong việc giải quyết những vấn đề đa
tuổi. dạng xuất hiện trong quá trình sử dụng
-Chú trọng giáo dục thể hệ trẻ em thông tin của xã hội.
-Là cơ quan giáo dục phổ cập nhất trong + Phạm vi nghiên cứu các vấn đề thông tin
nước chỉ kém trường học ngày càng được mở rộng trong thư viện
-Là trường học, là cơ sở giáo dục con học (góp phần làm cho thông tin thực sự
người, xóa nạn mù chữ, mù tin, xây dựng trở thành nguồn lực phát triển quan trọng
môi trường học tập cho nhân dân của xã hội, phổ cập văn hóa thông tin và
+ Chức năng thông tin: được tiến hành xây dựng xã hội thông tin.
với việc chuyển giao thông tin có trong tài
liệu đối với bạn đọc thông qua việc phục
vụ các nhu cầu đọc sách báo.
- Thông tin thư mục các tài liệu trong một
thư viện.
- Dịch vụ thông tin của thư viện hiện nay:
cung cấp, phổ biến thông tin, tóm tắt

7
thông tin, kiến trúc thông tin.
- Không chỉ cung cấp thông tin khoa học,
kỹ thuật công nghệ mà cả thông tin hàng
ngày
- Trong tuyên ngôn thư viện của
UNESCO đã xác định thư viện công cộng
là "trung tâm thông tin địa phương, tạo
cho người sử dụng tiếp cận nhanh chóng
tới tri thức và thông tin ở tất cả các dạng
thức".
+ Chức năng giải trí: được thư viện đảm
nhiệm bằng việc cung cấp các tài liệu giúp
cho bạn đọc có thể thư giãn giải trí sau
những giờ lao động căng thẳng.
- Thư viện cung cấp sách và các phương
tiện nghe-nhìn, các loại tài liệu đa phương
tiện lành mạnh, tạo niềm vui, làm phong
phú đời sống tinh thần, thư giãn sau những
giờ phút làm việc, nghiên cứu, học tập
căng thẳng.
- Làm phong phú đời sống tinh thần, thư
giãn sau giờ học tập, làm việc căng thẳng
- Tại thư viện có phòng xem phim, nghe
nhạc, sinh hoạt câu lạc bộ theo sở thích.
Thư viện trường học:
Có chức năng tổ chức thực hiện công tác
lưu trữ và khai thác tư liệu, thông tin, sách
báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu điện tử, …
phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học.
Thư viện quốc gia:
Có chức năng thu thập, giữ gìn tài sản thư
tịch của dân tộc bổ sung, bảo quản, tổ
chức khai thác và sử dụng chung vốn tài
liệu sử dụng chung trong xã hội, cung cấp
thông tin phục vụ các đối tượng người sử
dụng trong nước và nước ngoài.

Thư viện có 2 chức năng là chức năng văn hóa và chức năng giáo dục tên trùng với chức
năng của thư viện học nhưng khác nhau hoàn toàn về bản chất.

8
Đối với chức năng thông tin, thư viện học nghiên cứu các vấn đề thông tin để thông tin
hóa xã hội bằng các công trình nghiên cứu để giải quyết quá trình thông tin hóa ở trong
xã hội. Còn bản thân thư viện phải hiện thực hóa việc sử dụng thông tin trong xã hội bằng
chức năng thông tin.
Thư viện chỉ có chức năng xã hội còn thư viện học có thêm chức năng khoa học, những
chức năng khoa học của thư viện học đều giải thích, chứng minh, phân loại, dự báo và
nêu ra định hướng quan trọng cho công tác thư viện thông tin.
Thư viện có chức năng giải trí còn thư viện học không có bởi nhờ có các kết quả nghiên
cứu khoa học trên các thư viện ở trong thực tiễn nó thực hiện chức năng giải trí nên thư
viện học không có chức năng giải trí.

 Thư viện là một trong những đối tượng nghiên cứu của thư viện học, nếu đặt hai yếu
tố này trong khía cạnh Triết học thì TVH chính là lý luận và TV chính là thực tiễn khách
quan.

 Chính vì vậy TV và TVH có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Thư viện Thư viện học


- Chỉ tập trung vào 4 chức năng - Không chỉ có chức năng xã hội
chính ở khía cạnh xã hội (gián tiếp) mà còn có chức năng
- Có tính chất lịch sử khoa học (trực tiếp)
- Là yếu tố động có thể mất đi và xây - Có tính chất thời đại
dựng lại được - Là yếu tố tỉnh, không thể mất đi

9
CÂU 6. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
THƯ VIỆN TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO VỚI CÁC CƠ
QUAN LƯU TRỮ? LẤY DẪN CHỨNG MINH HỌA TRONG NỘI QUY CỦA
CÁC THƯ VIỆN VÀ CƠ QUAN LƯU TRỮ

Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động thông tin thư viện:
Theo quy định tại Điều 8 Luật thư viện 2019 (có hiệu lực ngày 01/7/2020) thì các hành
vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện như sau:
1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền
chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử
dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện
trái với quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai
lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lưu trữ
Được quy định tại Điều 8 Luật Lưu trữ 2011, theo đó:
1. Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.
2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.
3. Mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.
4. Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài trái phép.

10
Sự tương đồng và khác biệt :
Những hành vi bị nghiêm cấm Những hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động thông tin thư viện trong hoạt động lưu trữ theo quy
theo quy định tại Điều 8 Luật Thư định tại Điều 8 Luật Lưu trữ 2011
viện 2019 (có hiệu lực ngày
01/07/2020)
1. Lợi dụng hoạt động thư viện để 4. Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục
xuyên tạc chủ trương, chính sách, đích xâm phạm lợi ích của Nhà
pháp luật của Nhà nước, chống lại nước, quyền và lợi ích hợp pháp
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại Dẫn chứng:
đoàn kết toàn dân tộc; kích động
Trung tâm lưu trữ lịch sử Bắc Kạn
Điểm bạo lực, gây thù hằn giữa các dân
có quy định tại Điều 2. Nguyên tắc
Tương tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ
Đồng tranh xâm lược; phá hoại thuần trong Quy định chung : 1. Không
phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi xâm phạm lợi ích của Nhà nước;
kéo người sử dụng thư viện vào tệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
nạn xã hội. quan, tổ chức, cá nhân.
Dẫn chứng:
Tại thư viện tỉnh Trà Vinh có quy
định Điều 8. Các hành vi bị nghiêm
cấm trong hoạt động thư viện: 1. Lợi
dụng hoạt động thư viện để xuyên
tạc chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, chống lại Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; kích động bạo lực, gây thù
hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên
truyền chiến tranh xâm lược; phá
hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá
mê tín; lôi kéo người sử dụng thư
viện vào tệ nạn xã hội.
5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, 1. Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất
làm hư hỏng tài nguyên thông tin. tài liệu lưu trữ.
Dẫn chứng: 2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch
nội dung tài liệu lưu trữ.
- Tại nội quy của thư viện tỉnh

11
Quảng Trị có quy định : 3. Mua bán, chuyển giao, hủy trái
phép tài liệu lưu trữ.
+ Bạn đọc có trách nhiệm giữ gìn,
bảo quản tài liệu sách của thư viện. Dẫn chứng:
Không cắt xén, xé tranh tài liệu, khi
- Tại trung tâm Lưu Trữ Lịch Sử
phát hiện thiếu trang phải báo ngay
tỉnh Quảng Trị có quy định: Điều 4
cho thủ thư biết, nếu không bạn đọc
đối với độc giả đến khai thác tài liệu
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Lưu trữ : Nếu trường hợp tài liệu bị
Phải trả sách đúng hẹn. hư hỏng hoặc mất mát sau khi sử
dụng phải lập biên bản để làm rõ
+ Nếu làm mất sách hoặc hư hỏng,
trách nhiệm.
bạn đọc sẽ bị phạt cảnh cáo, hoặc
bằng tiền theo quy định của thư - Trung tâm Lưu Trữ Lịch Sử tỉnh
viện. Quảng Trị quy định Điều 4 đối với
độc giả đến khai thác tài liệu Lưu
trữ : Hồ sơ tài liệu chỉ được nghiên
cứu tại phòng đọc, quá trình nghiên
cứu độc giả không tẩy xoá, ghi chép
vào tài liệu và có trách nhiệm bảo vệ
an toàn hồ sơ tài liệu; không sao
chụp khi chưa có sự đồng ý của
Lãnh đạo Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
5. Mang tài liệu lưu trữ ra nước
ngoài trái phép.
Dẫn chứng:
Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có
quy định theo Điều 8 Luật Lưu trữ
2011 có nghiêm cấm hành vi mang
tài liệu lưu trữ ra nước ngoài.

Điểm 2. Cung cấp tài nguyên thông tin


Khác Biệt thuộc bí mật nhà nước, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
Dẫn chứng:
Tại thư viện tỉnh Trà Vinh dựa theo
Điều 8 Luật thư viện 2019 quy định:
Nghiêm cấm hành vi Cung cấp tài
nguyên thông tin thuộc bí mật nhà
nước, trừ trường hợp pháp luật có

12
quy định khác.
3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử
dụng tài nguyên thông tin của người
sử dụng thư viện trái với quy định
của pháp luật.
Dẫn chứng:
Tại thư viện tỉnh Khánh Hòa có quy
định:
1. Bạn muốn xem sách báo tại chỗ
hay mượn về nhà đều phải được
Thư viện cấp cho một thẻ độc giả
4. Khách vãng lai muốn được đọc
sách báo tại chỗ phải xuất trình giấy
tờ hợp lệ. Muốn đọc thường xuyên
thì nên xin cấp thẻ đọc theo quy
định của Thư viện.
4. Cung cấp thông tin về người sử
dụng thư viện, trừ trường hợp theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Dẫn chứng:
Trung Tâm Thông Tin Thư Viện
ĐHQG Hà Nội tại Điều 1. Quy định
về thẻ và tài khoản sử dụng thư
viện: Không cho mượn thẻ và sử
dụng thẻ của người khác, mất thẻ
báo ngay cho Thư viện khóa tài
khoản.
5. Xâm nhập trái phép vào hệ thống
thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư
viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc
phá hoại hệ thống thông tin thư
viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
Dẫn chứng:
Tại thư viện tỉnh Trà Vinh dựa theo
Điều 8 Luật thư viện 2019 có quy

13
định: nghiêm cấm: xâm nhập trái
phép vào hệ thống thông tin thư
viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai
lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ
thống thông tin thư viện, cơ sở dữ
liệu thư viện.

 Kết luận: cả bộ Luật Thư viện và Luật Lưu trữ đều có nhiều điểm tương đồng giống
nhau bởi cả hai đều có mục đích thúc đẩy việc học tập, nâng cao trình độ, tri thức,
phát triển đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thúc đẩy việc xây dựng văn hóa,
con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Vì vậy nên để các tài liệu
được đến với bạn đọc một cách chính xác và cũng như được bảo quản kỹ càng thì cần
có những bộ luật để quản lý các nguồn tài liệu phục vụ cho mọi người. Tuy nhiên vì
hoạt động thông tin thư viện và lưu trữ khác nhau nên có vài hành vi nghiêm cấm
khác nhau như:
- Đối với hoạt động thông tin thư viện thì người đọc thường tìm đến nhiều hơn so với
lưu trữ cũng như thông tin, tài liệu bên thư viện đa dạng hơn nên khi cần tìm tài liệu học
tập, nghiên cứu thì các bạn đọc biết đến thư viện nhiều hơn vậy nên ngoài những quy
định nghiêm cấm về các hành vi ảnh hưởng đến nhà nước, tài liệu và quyền sở hữu thì
thư viện còn có điều luật dành cho người đọc như: nghiêm cấm hành vi hạn chế quyền
tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của
pháp luật cũng như nghiêm cấm hành vi cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện,
trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài Bộ Luật Thư
viện 2019 này thì thư viện còn có các quy định riêng khácđể tham khảo: Nghị định của
chính phủ về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thông tin khoa học công nghệ, các
hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định về thông tin điện tử trên mạng interrnet...

- Đối với hoạt động lưu trữ: thì người đọc ít biết đến hơn so với thư viện, việc tìm kiếm
tài liệu bên lưu trữ cũng khó hơn, bởi phần lớn các tài liệu của cơ quan lưu trữ là về các
thông tin trong quá khứ, lưu trữ các sử liệu cổ... Đây đều là những tài liệu, hố sơ quan
trọng có liên quan đến những bí mật nhà nước. Vì tính bảo mật này nên nên những quy
tắc, thủ tục được tiến hành rất chặt chẽ. Vì vậy hoạt động thông tin bên lưu trữ thường
nghiêng về nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng đến tài liệu, quyền sở hữu và lợi ích
cú nhà nước. Ngoài ra còn cóthêm: Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01
năm 2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lưu trữ”;
Thông tư số 10/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ “Quy định
về việc sử dụng tài liệu tại phòng Đọc của các Lưu trữ lịch sử”.

14
CÂU 7. TẠI SAO CHỨC NĂNG THÔNG TIN CỦA TV ĐƯỢC NHẤN MẠNH &
ĐỀ CAO TRONG THỜI ĐẠI SỐ? LẤY DẪN CHỨNG MINH HỌA

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cả chính cá nhân, xã
hội, chính trị, kinh tế, doanh nghiệp trong hiện tai và tương lai. Và thời đại kỹ thuật số
(Digital age) còn gọi dưới các thuật ngữ khác như: thời đại máy tính, thời đại thông tin
hoặc thời đại truyền thông mới.
Đây là một giai đoạn trong lịch sử nhân loại với sự chuyển đổi từ ngành công
nghiệp truyền thống mà cách mạng công nghiệp đã mang lại thông qua công nghiệp hoá,
tới nền kinh tế dựa trên tin học hoá. Thời đại kỹ thuật số được hình thành bằng cách tận
dụng sự tiến bộ của máy tính. Sự tiến triển của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày và
tổ chức xã hội đã dẫn đến sự hiện đại hoá các quá trình thông tin và truyền thông, trở
thành động lực của tiến hoá xã hội.
Định nghĩa thời đại kỹ thuật số:
Theo Từ điển Cambridge: “Thời đại kỹ thuật số là thời điểm hiện tại, khi hầu hết
thông tin ở dưới dạng số” Từ điển Your Dictionary đưa ra định nghĩa thời đại kỹ thuật số
“là khoảng thời gian bắt đầu vào những năm 1970 với sự ra đời của máy tính cá nhân
cùng với công nghệ tiếp theo được giới thiệu cung cấp khả năng truyền tải thông tin một
cách tự do và nhanh chóng” Các khái niệm này đều gắn sự xuất hiện của thời đại kỹ thuật
số với hình thức hay khả năng truyền tải thông tin điện tử.
Cụ thể hơn, có thể hiểu thời đại kỹ thuật số là :
1. Khoảng thời gian trong lịch sử mà việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã trở nên rộng
khắp và sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Thời đại kỹ thuật số đã bắt đầu thực sự với
việc sử dụng rộng rãi Internet.
2. Từ khoảng năm 1980, trùng hợp với sự ra đời của World Wide Web.
3. Đôi khi được gọi là kỷ nguyên thông tin, hoặc thời đại máy tính, khái niệm này bắt
nguồn từ tính phổ biến của máy tính và việc sử dụng công nghệ rộng rãi trong hầu hết các
hoạt động của con người, do đó tương tác số là một đặc điểm xác định hoạt động của con
người.
4. Thời đại phát triển hiện tại, trong đó các hoạt động/ quá trình xã hội, kinh tế và chính
trị được thúc đẩy bởi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information
Communication Technology - ICT)/ công nghệ kỹ thuật số.
5. Việc sử dụng rộng rãi các công nghệ số như: máy tính, email, Internet, trò chơi điện tử,
video...

15
6. Nhiều mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới đã được ra đời, tận dụng
triệt để trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big Data), chia sẻ dữ liệu
(Blockchain),…
Và trong thời đại kĩ thuật số hiện nay, nhu cầu thông tin con người càng phát triển dẫn
đến bùng nổ thông tin và các nguồn thông tin tại chỗ không đáp ứng được nhu cầu của
người dùng tin .Và với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và sự ra đời của
máy tính điện tử với dung lượng bộ nhớ tưởng chừng không hạn chế, khả năng tính toán
cực nhanh và hầu như không bao giờ nhầm lẫn đã mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng
cho hoạt động thư viện - thông tin. Việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn
đến sự xuất hiện của một loại hình tài liệu mới, đó là tài liệu số.
Số hóa tài liệu thư viện là quá trình chuyển đổi tài liệu từ dạng truyền thống sang dạng
điện tử và lưu trên máy tính nhằm bảo quản, chia sẻ và phục vụ trực tuyến. ... Kinh phí cơ
quan chủ quản cấp cho thư viện hiện nay chủ yếu phục vụ việc mua sách in mới, bảo
quản, kiểm kê tài liệu đang lưu trữ.
Việc số hóa tài liệu tại các thư viện không chỉ giúp bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu
đã được lưu trữ trở nên tiện lợi và dài lâu hơn mà còn dễ dàng mở rộng đối tượng người
sử dụng nguồn tài liệu này.
Chính sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự bùng nổ thông tin , từ thông tin thư viện
truyền thống đến nguồn thông tin thư viện điện tử và sự phát triển nguồn tài nguyên
thông tin mạnh mẽ không giới hạn của thư viện số .
Đó cũng là một trong những lý do khiến cho chức năng thông tin của thư viện ngày càng
được nhấn mạnh và đề cao.

Về chức năng thông tin của thư viện:

 Chức năng TT của TV được thực hiện từ thời cổ, chủ yếu là thông tin thư mục các
tài liệu trong một TV. -
 Chức năng TT của TV hiện đại: thực hiện các dịch vụ TT như cung cấp, phổ biến,
tóm tắt thông tin, kiến trúc thông tin, hỗ trợ nghiên cứu,... bằng nhiều hình thức
khác nhau. 
 Thư viện công cộng là “trung tâm thông tin địa phương”(Tuyên ngôn về TVCC
1994, UNESCO) 
 Các TT do thư viện cung cấp: 

 TT KH, KT, CN 


 TT cuộc sống hàng ngày 
 TT thư mục 
 TT chính văn 
 TT trong nước 

16
 TT về bất cứ nơi nào trên thế giới

 Thư viện cung cấp thông tin đến mọi người thông qua:

 Phục vụ thông tin thư mục theo phương thức truyền thống cũng như hiện đại ngay
ở thư viện như: Hệ thống mục lục, thư mục,CSDL, phổ biến thông tin chọn lọc,
bản tin điện tử.

 Tiếp cận qua mạng để với tới nguồn lực của các TV khác và đảm bảo sự tiếp cận
đó tới các nguồn thông tin điện tử cho bạn đọc ở bất kỳ nơi đâu. 

=> Như vậy phát triển các dịch vụ thông tin của TV chính là để đáp ứng nhu cầu
thông tin từng ngày của cá nhân hoặc các nhóm người sử dụng TV.

Chưa kể, còn góp phần thúc đẩy và mang lại những tiện ích lớn khi tìm kiếm thông tin
(có thể tìm kiếm ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào), tạo thuận lợi cho người sử dụng
khi chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin của thư viện này với các thư viện khác.
Chức năng thông tin của thư viện được nhấn mạnh và đề cao trong thời đại số vì:

 Có thể truy cập thông tin của TV từ xa thông qua internet, có thể trao đổi nhiều
chiều giữa các hệ thống TV thông qua mạng internet, trên phạm vi toàn cầu, hỗ trợ
nghiên cứu, đưa thông tin đến người dùng nhanh và chính xác hơn thông qua
nhiều nguồn thông tin, có thể tiếp cận thông tin cuộc sống hàng ngày và trên thế
giới:

 Dẫn chứng: "Theo tôi, hệ thống thư viện phải được tin học hóa. Các trường nối
mạng, liên kết khai thác tài liệu với nhau. Thường xuyên cập nhật các tài liệu mới;
có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản lý khai thác. Thống
kê độc giả đến hằng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt tỉ lệ
cao. Có quan hệ trao đổi, hợp tác khai thác, sử dụng thông tin, tư liệu với các TV
đại học lớn trên thế giới. Đảm bảo có đủ các chủng loại trang thiết bị và phương
tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng
các yêu cầu của các ngành đào tạo…" - Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hùng (Trưởng thư
viện Đại học Sư phạm Đà Nẵng)

 Giúp cho những người nghiên cứu khoa học tham khảo, tra cứu tài liệu từ nhiều
nguồn tin khác nhau, giúp cho việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn:

 Tại Nhân Văn khi nghiên cứu một đề tài khoa học, làm tiểu luận hoặc làm đề án
tốt nghiệp, phần lớn sinh viên đều tra cứu trực tiếp tại thư viện của trường hoặc
thông qua website của thư viện. Điều này giúp cho việc tiếp cận các nguồn tin của
sinh viên trở nên dễ dàng hơn.

17
 Cung cấp thông tin cho mọi người qua nhiều hình thức, phương diện, đồng thời
giúp tìm kiếm thông tin và tài liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả:

 Giúp cho các bạn trẻ dễ tiếp cận và tham khảo tài liệu trong quá trình học tập và
làm việc.
 Giúp cho nhà trường chủ động hơn trong việc cung cấp tài liệu cho sv một cách
gọn gàng và nhanh chóng hơn
 Ngày nay trong tình dịch COVID đang bùng phát dữ dội, sinh viên không thể trực
tiếp đến thư viện để đọc sách, mượn sách vì thế hệ thống thư viện trên toàn thế
giới đã tạo ra trang web thư viện điện tử cung cấp thông tin tài liệu đến bạn đọc.
Sinh viên hoặc bạn đọc có thể tìm thấy thông tin mà mình cần mà không cần phải
trực tiếp đến thư viện. Điển hình như thư viện ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
(TPHCM)

 Việc số hóa tài liệu tại các thư viện không chỉ giúp bảo quản, duy trì tuổi thọ của
tài liệu đã được lưu trữ trở nên tiện lợi và dài lâu hơn mà còn dễ dàng mở rộng đối
tượng người sử dụng nguồn tài liệu này. Chưa kể, còn góp phần thúc đẩy và mang
lại những tiện ích lớn khi tìm kiếm thông tin (có thể tìm kiếm ở bất cứ đâu, vào bất
cứ thời điểm nào), tạo thuận lợi cho mọi người:

 Tại Mỹ, Thư viện Seattle có rất nhiều tính năng công nghệ cao bao gồm cả một hệ
thống xử lý trên máy vi tính, sẽ tự động xác định, sắp xếp và chuyển sách tới độc
giả. 
  Từ năm 2011, Đại học Chicago mở cửa Thư viện mới nhất Joe and Rika
Mansueto với những ngăn sách có mật độ cao, có thể được truy cập thông qua hệ
thống lưu trữ và thu hồi tự động tài liệu trong thời gian trung bình ba phút thông
qua việc sử dụng các cần cẩu rô bốt. 

 Cũng sử dụng một nhóm rô bốt phân loại sách và các dịch vụ trực tuyến, người
dùng đến Thư viện Oodi - một thư viện mới ở Helsinki (Hen-sin-ki, Phần Lan) đã
có thể truy cập vào gần ba đến bốn triệu hạng mục sách chỉ với một cú nhấp chuột.

CÂU 8. TẠI SAO VIỆC XÂY DỰNG CÁC TV HIỆN ĐẠI LÀ XU THẾ TẤT YẾU
KHÁCH QUAN? TẠI SAO VIỆC XÂY DỰNG CÁC TV HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
LÀ QUÁ TRÌNH LÂU DÀI? MUỐN LÀM VIỆC TRONG TV HIỆN ĐẠI NGƯỜI
CÁN BỘ TV PHẢI ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU NÀO?

Xu thế tất yếu khách quan là qui luật mà con người không tránh được, là qui luật vận
động của các sự vật, hiện tượng trong xã hội, trong tự nhiên, kể cả trong xã hội và trong

18
tư duy của con người; chúng ta phải hiểu các qui luật đó để vận dụng vào từng điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể khác nhau;
Việc xây dựng các thư viện hiện đại là xu thế tất yếu khách quan:
- Khi việc xây dựng thư viện hiện đại trở thành xu thế, tất cả các thư viện ở trên thế
giới đều đi theo con đường xây dựng thư viện hiện đại, chỉ có tốc độ nhanh chậm
khác nhau tuỳ vào khả năng thích ứng của từng quốc gia, mục đích cuối cùng đều
giống nhau.
- Hiện nay là kỷ nguyên thông tin, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0
với nhiều sự mới mẻ và đột phá, nên hầu hết mọi người đều tiếp cận với các công
nghệ kĩ thuật tiên tiến , nên nhu cầu tìm kiếm thông tin và nâng cao tri thức ngày
càng phát triển và dẫn dến bùng nổ thông tin.Thế nên , thư viện phải thay đổi để
đáp ứng nhu cầu thông tin của con người.
- Trên khắp thế giới, công nghệ internet đã và đang phát triển, thế nên nhu cầu cập
nhật cơ sở dữ liệu điện tử tại nhà của người dùng tin đang tăng nhanh chóng. Nhu
cầu tiếp cận thông tin hiện nay đã khác xa so cách truyền thống .Không chỉ qua
sách báo, tin tức thời sự ….. mà nhu cầu dùng tin càng phong phú hơn, đa dạng
hơn và nhanh chóng hơn qua nhiều hình thức .
 Thư viện truyền thống không đáp ứng hết nhu cầu của người sử dụng.
 Thư viện số hiện đại ra đời .
Tóm lai, các thư viện hiện đại và phát triển là xu thế tất yếu khách quan của con
người vì:
- Chức năng thông tin của thư viện được nhấn mạnh, đề cao.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và Công nghệ.
- Vì nhu cầu thông tin đối với đời sống vật chất tinh thần đóng vai trò quan trọng để
hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức và giúp họ tiến xa, hòa nhập với xã hội văn
minh hiện đại nên nhu cầu, yêu cầu của bạn đọc – người dùng tin đã thay đổi
- Năng lực của máy tính được trang bị trong thư viện đã tăng lên hàng năm
- Hiệu quả khai thác nguồn tài liệu điện tử trên mạng tăng lên
- Kỹ thuật lưu giữ, chuyển đổi dạng tài liệu phát triển
Việc xây dựng TV hiện đại ở VN là một quá trình lâu dài vì:

 VỀ MẶT KINH TẾ
- Sau hơn 20 năm mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất
định, khẳng định tên mình trên trường Quốc tế 
- Là một nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với thế giới.
Tuy nhiên:
19
- Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết ở thời điểm hiện tại: giáo dục, y tế,
giao thông,... và điều quan trọng nhất là giải quyết dứt khoát đại dịch Covid.
- Việc xây dựng TV hiện đại không phải lúc nào cũng cấp bách, người dùng tin vẫn
có thể truy cập và tìm kiếm các nguồn tin thông qua internet.
- Kinh phí VN còn hạn hẹp, việc xây dựng một TV hiện đại ở thời điểm này là
không thể, bởi vì đợt bùng dịch vừa qua đã làm cho kinh tế VN bị thụt lùi, việc
cấp bách hiện tại là cung cấp đủ vaccine cho người dân VN và cung cấp các thiết
bị chuyên dụng cho các tuyến chống dịch, và còn rất nhiều người cần sự hỗ trợ của
nhà nước. Thế nên không thể nhanh chóng xây dựng TV hiện đại ở VN.
 VỀ KỸ THUẬT:
- Các thiết bị hiện đại chuyên dụng dùng trong Thư viện Việt Nam hầu hết đều mua
ở nước ngoài, tốn rất nhiều thời gian để đặt hàng và nhập hàng từ nước ngoài, Việt
Nam không thể tự sản xuất
 VỀ MẶT XÃ HỘI:
- Tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta không song hành với tốc độ phát triển xã hội:
- Dân trí: trình độ dân trí chưa cao
+ Tỉ lệ mù chữ, bỏ học vẫn còn cao
+ Còn có nhiều người chưa nhận thức thật sự đúng đắn về TV
+ Mọi người đua nhau chạy theo phát triển kinh tế, nhưng chưa có sự chú trọng
cho đời sống xã hội.
- Nhân lực:
+ Nguồn nhân lực trong ngành được đào tạo qua từng thời kì khác nhau, chưa theo
kịp với tốc độ phát triển thực tiễn (VD: Cán bộ TV được đào tạo và làm việc từ 10
năm trước không thể theo kịp tốc độ sử dụng và quản lý TV thông qua internet và
máy tính của các cán bộ TV hiện nay)
+ Thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong thời đại kĩ thuật số hiện
nay.
+ Việc tăng cường đào tạo, đổi mới nhân lực trong ngành cần được đẩy mạnh để
thực hiện việc xây dựng TV hiện đại.
=> Việc xây dựng TV hiện đại ở VN phải trải qua một quá trình lâu dài bởi vì việc
xây dựng TV hiện đại không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều thứ, từ cơ sở
vật chất, kinh phí, nhân lực… Việc này cần được bàn bạc thống nhất một cách hiệu
quả hơn trong tương lai.

Muốn làm việc trong TV hiện đại người cán bộ TV phải đáp ứng những yêu cầu:
 YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT:
- Kiến thức: người làm CTTV phải được trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp vụ.

20
- Thái độ nghề nghiệp: chuẩn mực, lịch sự, tế nhị
- Tác phong làm việc: chấp hành đúng nội qui thư viện, đúng pháp luật; am hiểu về
TV và các thông tin có trong TV mình đang làm để cung cấp cho người sử dụng
TV
- Ham học hỏi: thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình
độ, năng lực.
- Yêu nghề: cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức, trình độ chuyên môn, các kỹ
năng cần thiết trong nghề, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức
 YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG:
1. Kỹ năng cứng:
- Kỹ năng tổ chức sự kiện: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, lập chương trình, kế hoạch,
chuẩn bị các yếu tố cần thiết. VD: Tổ chức hội thảo chuyên đề về lĩnh vực TVTT, tổ chức
lớp tập huấn cho người làm TV, tổ chức lớp hướng dẫn sử dụng TV cho tân sinh viên;
ngày sách Việt Nam…
- Kỹ năng quản lý các nguồn tài nguyên thông tin, các dịch vụ thông tin: biết xác định,
lựa chọn, đánh giá, đảm bảo và cung cấp quyền truy cập thông tin cần thiết; biết cách tạo
lập và quản lý các dịch vụ TTTV để cung cấp kịp thời và hiệu quả. VD hiện nay cần cung
cấp dịch vụ trực tuyến
- Kỹ năng áp dụng các công cụ và công nghệ thông tin: sử dụng thuần thục các phần mềm
mô tả thư mục, format; sử dụng công nghệ mới để quản lý và chuyển giao dịch vụ thông
tin; quản lý, bào trì và khai thác các nguồn tài nguyên điện tử.
- Kỹ năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ: phải thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ để đánh giá
nội dung tài liệu ngoại văn và khai thác được các nguồn tin ngoại văn mà không vi phạm
pháp luật.
- Kỹ năng am hiểu pháp luật: am hiểu luật Sở hữu trí tuệ, Luật bản quyền tác giả, vấn đề
bảo mật thông tin và các vấn đề pháp lý khác trong môi trường thông tin điện tử
2. Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp: thái độ lịch sự, nhã nhặn và tế nhị với mọi người
- Kỹ năng trình bày: trình bày rõ ràng, dễ hiểu về những thông tin có trong TV của mình
và các TV liên kết
- Kỹ năng sáng tạo, đổi mới: CVTV phải là những người đi đầu nắm rõ nhu cầu dùng tin
của mọi người, để từ đó có thể đề xuất cho cấp trên tạo ra các dịch vụ mới thích hợp để
phục vụ các nhu cầu ấy
21
- Kỹ năng xử lý tình huống: CVTV phải ứng xử nhanh nhạy và biết các giải quyết với các
tình huống. VD: người sử dụng TV không tìm được sách hay tài liệu mà họ cần, CVTV
cần liên hệ với các TV liên kết để tìm tài liệu ấy

 YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC:


-Năng lực ngoại ngữ: CVTV phải có khả năng ngoại ngữ để tiếp cận với các tài liệu,
thông tin có nguồn gốc từ nước ngoài
- Năng lực sáng tạo, đổi mới, năng động: CVTV phải có khả năng tiếp thu nhanh những
cái mới, những cái hay từ các TV trong nước và trên thế giới, để từ đó có thể giúp TV đổi
mới trong hoạt động, cung cấp đầy đủ hơn, phong phú và đa dạng hơn nhu cầu dùng tin
của người sử dụng.
 Cán bộ là người chủ động tham gia vào quá trình học tập suốt đời :
Việc học tập suốt đời đối với người cán bộ thư viện thông tin có thể là việc học hỏi, tìm
hiểu những công nghệ mới được áp dụng trong ngành thư viện, hay tạo cho mình cách
suy nghĩ, tiếp cận vấn đề mới, rèn luyện khả năng bắt kịp những ý tưởng mới hoặc đơn
giản là việc tìm hiểu kiến thức của các ngành khoa học khác… bởi cán bộ thư viện thông
tin luôn là người tiếp cận với cái mới: thông tin mới, công nghệ mới, người dùng tin mới
và những nhu cầu thông tin cũng luôn mới. Hơn thế, nghề thư viện nói riêng và các
ngành nghề khác nói chung đều có thể có những tiêu chuẩn, quy định mới qua các giai
đoạn khác nhau. Do vậy, nếu không thực sự thực hiện việc học tập suốt đời, cán bộ thư
viện thông tin sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu trước sự phát triển của xã hội. Đồng thời,
việc học tập suốt đời sẽ giúp cán bộ thư viện thông tin có được các kỹ năng mềm thuộc
nhóm năng lực cá nhân như kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ
năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, kỹ năng
tiếp nhận và xử lý thông tin, kỹ năng chia sẻ và hợp tác…

CÂU 9. TRONG MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA CÁC NGUYÊN LÝ TỔ


CHỨC SỰ NGHIỆP TV-THÔNG TIN CỦA VN, NGUYÊN LÝ NÀO GIỮ VỊ TRÍ
QUAN TRỌNG NHẤT? GIẢI THÍCH TẠI SAO?

Các nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện – thông tin Việt Nam:

 Nhà nước tổ chức, xây dựng, lãnh đạo, quản lý sự nghiệp thư viện- thông tin
 Bảo đảm tính phổ cập của TV/dân chủ hóa TV/CQTT.

22
 Phân bổ hợp lý mạng lưới TV/CQTT.
 Xã hội hóa sự nghiệp thư viện- thông tin.

Trong các nguyên lý nêu trên thì nguyên lý một: nhà nước tổ chức, xây dựng, lãnh đạo,
quản lý sự nghiệp thư viện, thông tin là nguyên lý quan trọng nhất. Nhà nước là cơ quan
quyền lực cao nhất của một quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng,
lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện. Đặc biệt là nước là cơ quan trực tiếp lãnh đạo, chỉ
đạo đối với việc thực hiện 3 nguyên tắc còn lại. Nhà nước đảm bảo tính phổ cập của
TV/dân chủ hóa TV/CQTT, phân bổ mang lưới TV/CQTT và xã hội hóa sự nghiệp thư
viện – thông tin. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Nhờ có nguyên tắc này, nhà
nước có thể thực hiện tính thông nhất trong toàn bộ công tác thư viện, tạo điều kiện cho
sự nghiệp thư viện phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các
thư viện. Vì thế chỉ vối sự quan tâm thích đáng của nhà nưóc, sự nghiệp thư viện mới có
thể có những điều kiện cần và đủ để phát triển. Thư viện là nơi tàng trữ, bảo quản và phổ
biến các giá trị văn hoá của nhân loại, thư viện là tài sản văn hoá của quốc gia, của đân
tộc, vì vậy nhà nước có trách nhiệm tổ chức và phát triển sự nghiệp thư viện. Do đó
nguyên tắc một là nguyên tắc có vai trò rất quan trọng.

Giải thích:

1. Ảnh hưởng của nhà nước đối với việc Bảo đảm tính phổ cập của TV/dân chủ hóa
TV/CQTT là nhà nước chủ trương áp dụng các biện pháp cụ thể giúp mọi người dân
đều có thể sử đụng thư viện một cách dễ dàng, thuận lợi.Biểu hiện:
 Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách để lãnh đạo sự nghiệp thư viện thu
hút các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương vào công tác lãnh đạo
thư viện và tổ chức sử dụng rộng rãi sách báo trong nhân dân.
 Nhà nước tổ chức hệ thống các trường đào tạo nguồn nhân lực thư viện- thông tin
để bảo đảm bình đẳng, tự do trong tiếp cận tri thức & thông tin cho toàn dân.
 Đối với các TV/CQTT họat động bằng ngân sách nhà nước việc đọc sách sử dụng
TV/CQTT sẽ không cần phải trả tiền.
 Nhà nước tổ chức mạng lưới thư viện được tổ chức đều khắp và hỢp lý tạo điêu
kiện cho quần chúng lao động sử dụng sách báo của thư viện có hệ thống và thuận
tiện; thư viện chủ động áp dụng những hình thức và kế hoạch thu hút quần chúng
vào việc sử dụng sách báo một cách rộng rãi.
 Nhà nước tổ chức lãnh đạo, quản lý sự nghiệp thư viện nhằm giúp cho sự nghiệp
thư viện phát triển đúng hướng, giúp xây dựng hệ thống thư viện thành một hệ
thống thống nhất, đảm bảo tính thống nhất, phối hợp các hoạt động của thư viện và
nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trên phạm vi cả nước.
 Nhà nước điều tiết và tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển của thư viện. Vai trò
điều tiết của Nhà nước được thể hiện qua những bình điện sau: Nhà nước cấp kinh
phí và tổ chức việc ưu tiên cung cấp sách và thiết bị cho các thư viện quốc lập,

23
khuyến khích giúp đỡ các đoàn thể, các tổ chức xă hội khác xây dựng thư viện để
có thể thu hút quần chúng sử dụng nguồn tài nguyên thông tin rộng rãi.

 Trong Điều 4 Pháp lệnh Thư viện: “Nhà nước đầu tư ngân sách để phát
triển thư viện, vốn tài liệu thư viện; mở rộng sự liên thông giữa các thư viện
trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến
khích tổ chức, cá nhản trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoàỉ,
tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực
hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đào tạo, bổi dưỡng và xây dựng đội ngũ
những người lầm công tác thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình
thư viện nhà nước qui định những nguyên tắc tổ chức sử dụng sách báo
mang tính xã hội trong toàn quốc; cung cấp nguồn kinh phí; tổ chức hệ
thống tập trung cung cấp sách báo, tài liệu cho các thư viện thông qua chế
độ lưu chiểu xuất bản phẩm, hệ thống các nhà xuất bản các cơ quan kinh
doanh xuất bản phẩm từ trung ương đến địa phương; thành lập các cơ quan
chuyên môn để lãnh đạo sự nghiệp thư viện; thành lập hội đồng thư viện
Việt Nam; qui định hệ thống chỉ đạo nghiệp vụ cho các thư viện.
 Nhà nước đưa ra một số biện pháp để giúp đỡ thư viện: tổ chức hệ thống
tập trung cung cấp sách báo cho các thư viện thông qua các cơ quan phát
hành và các cơ quan phát hành có nhiệm vụ ưu tiên cung cấp sách cho các
thư viện.
 Nhà nước giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện dự án “xây dựng kho
sách lưu động tại các thư viện tỉnh" nhằm luân chuyển sách báo về huyện
và cơ sở, chương trình bảo quản sách thư viện tỉnh, cung cấp sách cho các
thư viện huyện vùng sâu vùng xa, cấp kinh phí cho một số thư viện mua
sách chữ nổi phục vụ cho người khiếm thị.
2. Ảnh hưởng của nhà nước đối với việc phân bổ hợp lý mạng lưới TV/CQTT là: Nhà
đảm bảo việc tổ chức lãnh đạo sự nghiệp thư viện trên quy mô cả nước và tạo điều
kiện để thư viện thực sự trở thành một trợ thủ đắc lực trong công cuộc vận động chính
trị, giáo dục lý tưỏng cách mạng và nâng cao kiến thức văn hoá cho nhân dân tạo điều
kiện để công dân tiếp cận tới các nguồn tài nguyên thông tin, khai thác sử dụng các
sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện ➔ bảo đảm bình đẳng, tự do trong tiếp cận tri
thức & thông tin cho toàn dân kể cả vùng xa xôi hẻo lánh. Nhà nước đã chủ trương tổ
chức, phối hợp các hoạt động của thư viện tạo nên một mạng lưới thư viện thống nhất
trên cơ sở tiến hành ba công việc cơ bản: phân bố mạng lưới thư viện, tổ chức hệ
thống thư viện, phối hợp thông nhất hoạt động của các hệ thông thư viên khác nhau:
 Đối với việc phân bố mạng lưới thư viện

Nhà nước quy định các cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ cho các thư viện. Đối với hệ thống
thư viện công cộng, Thư viện Quốc gia là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ lớn nhất. Các
thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ trên địa bàn tỉnh, thành
phố. Các thư viện quận, huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư
viện xã, phường.

24
 Trong điều 25 Pháp lệnh Thư viện của Việt Nam đã chỉ rõ: “Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước về thư viện. Bộ Văn hoá- Thông tin chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước trong
các trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện
quản lý nhà nước về thư viện. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà
nước trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện thống nhất
quản lý nhà nước về thư viện. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà
nước về thư viện trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ”.

 Nhà nước ta đã hình thành nhiều hệ thông thư viện khác nhau, tiêu biểu là hệ
thống thư viện công cộng, hệ thống thư viện quân đội, hệ thống thư viện khoa
học kỹ thuật, hệ thống thư viện y học, thư viện nhà trưòng... Nhờ có sự thông
nhất và sự liên kết, các hệ thống thư viện đã không ngừng được củng cố, phát
triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. cơ quan kiểm soát thị trường sản phẩm
và dịch vụ thông tin thư viện góp phần tăng cường sự chỉ đạo thống nhất các hệ
thông thư viện trong toàn quôc, tăng cường giám sát việc chấp hành các tiêu
chuẩn của hoạt động thông tin- tư liệu và can thiệp vào nguồn thông tin bổ
sung vốn tài liệu của các cơ quan thông tin. Điều này đã được quy định trong
Pháp lệnh thư viện. Nhà nước giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện chức
năng kiểm tra nhà nước đôi với tất cả các hệ thống thư viện. Các thư viện của
tất cả các bộ, các ngành đều phải đăng ký hoạt động khi mới thành lập.
 Tổ chức hệ thống thư viện

Mạng lưới thư viện Việt Nam với 3 hệ thống chính sau: Thứ nhất, hệ thống thư viện công
cộng, gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện cấp tỉnh, huyện, xã. Đây là hệ thống
thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực, phục vụ các tầng
lớp nhân dân, giữ vai trò chủ đạo trong phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu với các thư
viện khác, do Nhà nước thành lập, bảo đảm điều kiện hoạt động, mà Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chịu trách nhiệm chính.

Thứ hai, hệ thống thư viện chuyên ngành và đa ngành bao gồm thư viện của các cơ sở
giáo dục, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể xã
hội. Đây là hệ thống thư viện có tài nguyên thông tin đặc thù, đối tượng phục vụ xác định
và chủ yếu do các cơ quan, tổ chức chủ quản chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự và tài
chính.

Thứ ba, hệ thống thư viện tư nhân gồm thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư
viện của tổ chức nước ngoài có phục vụ người Việt Nam. Đây là hệ thống thư viện do tổ
chức, cá nhân thành lập tự bảo đảm điều kiện hoạt động, được hưởng một số chính sách
khuyến khích của Nhà nước.

25
Để tăng cưòng sự chỉ đạo thống nhất các hệ thông thư viện trong toàn quôc, tăng cưòng
giám sát việc thi hành các nghị quyết vê' công tác văn hoá nói chung và thư viện nói
riêng, Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập Vụ Thư viện - cơ quan quản lý nhà nưốc vể hoạt
động thư viện. Vụ này có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Vàn hoá Thông tin giám sát hoạt
động các thư viện và hướng dẫn phát triển sự nghiệp thư viện trong cả nước theo đúng
đường lối của đảng và nhà nước.

 Trong Điều 25 Pháp lệnh Thư viện của Việt Nam đã chỉ rõ: “Chính phủ
thống nhất quản lý nhà nước về thư viện. Bộ Văn hoá- Thông tin chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà
nước trong các trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Chính phủ quy định cụ thể
trách nhiỀm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các
cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông
tin thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện, úy ban nhân dân các
cấp thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương theo
sự phân cấp của Chính phủ”
 Phối hợp thông nhất hoạt động của các hệ thông thư viên khác nhau

Một trong những hình thức kiên kết, phối hợp hoạt động các thư viện được nhà nước áp
dụng một cách có hiệu quả nay là thành lập các liên hiệp. Một số liên hiệp thư viện đã
được thành lập như: Liên hiệp của các thư viện Bắc miền Trung, Liên hiệp thư viện các
tỉnh miền Đông và cực Nam Trung Bộ, Liên hiệp thư viện đồng bằng sông Cửu Long,
Liên hiệp các thư viện đồng bằng sông Hồng, Liên hiệp thư viện các tỉnh duyên hải phía
Bắc, Liên hiệp thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, Liên hiệp thư viện các tỉnh Nam
Trung bộ và Tây Nguyên, Liên hiệp thư viện các trưòng đại học và cao đẳng phía Bắc,
Liên hiệp thư viện các trường đại học và cao đẳng phía Nam.

 Một số hoạt động liên kết phối hợp của các thư viện trong một số mặt như:
bổ sung, trao đổi và cho mượn các xuất bản phẩm địa phương, trao đổi kinh
nghiệm, phối hợp trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cán. bộ thư viện,
hợp tác biên soạn tài liệu nghiệp vụ, thư mục địa chí, nốì mạng, chia sẻ
nguồn lực thông tin, khai thác cđ sồ dữ liệu...
3. Ảnh hưởng của Nhà nước đối với sự nghiệp xã hội hóa sự nghiệp thư viện- thông tin
là: Xã hội hóa sự nghiệp thư viện- thông tin là một trong những chính sách của nhà
nước. Nhà nước tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thư viện- thông tin phát triển,
được thể qua:
 Xã hội hoá công tác thư viện đă được đặt trong chủ trướng xã hội hoá hoạt động
văn hoá. Ngày 21 tháng 8 năm 1997, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP
"Về phương hướng và chủ trương xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá”, và hai năm
sau, năm 1999, Nghị định sô' 73 “Vềchính sách khuyến khích xã hội hoá đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn koá, thể thao” cũng đã được ban

26
hành. Pháp lệnh Thư viện cũng đã có một số^ điều khoản cụ thể đề cập đến
nguyên tắc này.
 Đa dạng hóa các loại hình thư viện nhằm đẩy mạnh xã hội hóa
 Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư
cho thư viện, hoạt động thư viện công lập – lĩnh vực trước đây theo Pháp lệnh do
Nhà nước đầu tư và chỉ thư viện công lập mới thực hiện, như: Nhà nước có chính
sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư cho: Thư viện Quốc
gia Việt Nam, thư viện cấp tỉnh và thư viện có vai trò quan trọng; hiện đại hóa thư
viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin
mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài; sưu tầm, bảo quản và phát huy
giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử,
văn hóa, khoa học; tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên
thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều
kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện…

 Từ đó cho thấy nhà nước giữ vai trò quan trong việc tổ chức sự nghiệp thư viện thông
tin. Vì vậy, nguyên lý đầu tiên là nguyên lý quan trọng nhất trong sự nghiệp thư viện
thông tin ở Việt Nam.
Nguồn:

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng môn Thư viện học đại cương (Ngành Lưu trữ học) GV: PGS.TSKH Bùi
Loan Thùy

2. Giáo trình Lưu trữ học đại cương/ Phan Đình Nham, Bùi Loan Thùy.- Tp. Hồ Chí Minh:
ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,2015.
3. Thư viện học Đại cương – Bùi Loan Thùy – Lê Văn Viết – Nxb.ĐHQG TP.HCM 2001
4. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 Quốc hội ban hành ngày 25/11/2011
5. Luật Thư viện số 46/2019/QH14 Quốc hội ban hành ngày 21/11/2019
6. Quyết định 954-QD-UBND-2020 Quy chế khai thác tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ
lịch sử Bắc Kạn
7. Nội quy thư viện tỉnh Quảng Trị
8. Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ sở nội vụ tỉnh Quảng Trị
9. Giới thiệu phòng đọc Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
10. https://tailieu.vn/docview/tailieu/2015/20151204/cocacola_01/
extract_pages_from_htsh00082_6381.pdf?rand=319750
11. http://smot.bvhttdl.gov.vn/xa-hoi-hoa-hoat-dong-thu-vien-trong-luat-thu-vien/
12. https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/thu-vien-so-va-van-de-xay-dung-thu-vien-so-o-
viet-nam.html
13. https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/thoi-dai-ky-thuat-so-va-nhung-yeu-to-anh-huong-
toi-nhu-cau-tin-cua-nguoi-dung-tin.html
14. https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/su-tac-dong-cua-cong-nghe-thong-tin-toi-hoat-
dong-thu-vien-thong-tin.html
15. http://vusta.vn/chitiet/tin-hoat-dong_2017_5_30_3_1_144/sach-va-van-hoa-doc-trong-
thoi-dai-bung-no-thong-tin
16. https://prezi.com/lm3gddrrghgr/tai-sao-viec-phat-trien-thu-vien-hien-ai-la-xu-the-tat-
yeu/?fallback=1

28

You might also like