Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

SỞ Y TẾ HÀ

00 NỘI

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh

SỔ

NHẬT KÍ LÀM VIỆC


(Từ ngày 09/08/2022 đến ngày 13/08/2022)

NGUYỄN THỊ THÚY

Vị trí: Dược sĩ lâm sàng

Phòng Nghiệp vụ dược

Hà Nội 08/2022
Giới thiệu về khoa Dược
BVĐK Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh

Địa chỉ: Tầng B1 – BVĐK Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh – Số 8 đường Châu
Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức của Khoa Dược:
- Tổ nghiệp vụ dược;
- Dược lâm sàng và thông tin thuốc;
- Bộ phận Kho và cấp phát;
- Thống kê dược;
- Dược điều trị;
- Nhà thuốc Bệnh viện.
NHẬT KÝ LÀM VIỆC
Thứ ba, ngày 09/08/2022
I. Nội dung công việc
I.1. Đọc các văn bản thông tư, nghị định liên quan đến khoa Dược bệnh viện

Các thông tư đã đọc:


- Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động của Khoa dược
bệnh viện.
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều và thi hành luật Dược
- Thông tư 36/2018/TT-BYT Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên
liệu làm thuốc
- Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
thuốc và điều trị trong bệnh viện
- Nghị định 131/2020/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của
cơ sở khám, chữa bệnh
- Thông tư 04/2017/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán
đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
- Thông tư 30/2018/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán
đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc
phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
- Thông tư 19/2018/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc thiết yếu
I.2. Tìm hiểu các quy trình thao tác chuẩn tại khoa dược – BVĐK HN –
PTM (SOP).
- Quy trình GSP:
+ Quy trình nhập thuốc và kiểm tra thuốc nhập kho
+ Quy trình kiểm tra, theo dõi chất lượng thuốc trong kho
+ Quy trình bảo quản thuốc trong kho

- Quy trình chuyên môn:
+ Quy trình bổ sung thuốc vào hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi Danh mục
+ Quy trình xử lý các thuốc chất lượng không đảm bảo tại BV
+ Quy trình Quản lý thuốc tủ trực

- Quy trình bảo quản vaxcin
+ Quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản Vắc xin
+ Quy trình theo dõi, ghi chép nhiệt độ bảo quản Vắc xin
..
I.3. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc, vật tư y tế được BHYT
I.4. Tham gia buổi tập huấn về bảo hiểm y tế
II. Báo cáo công việc
Về việc xây dựng danh mục thuốc – VTYT thuộc phạm vi được hưởng của
người tham gia BHYT.
II.1. Xây dựng danh mục thuốc BHYT
 Căn cứ xây dựng:
- Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tham gia BHYT tại BV
- Khả năng chi trả của BHYT, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước có chất lượng và
giá thành hợp lí.
- Rà soát, kế thừa Danh mục thuốc của BV ĐKHN-PTM năm 2022 đã được ban
hành.
- Đối chiếu với danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được bảo
hiểm y tế chi trả tại phụ lục 01 Ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT,
danh mục này được sắp xếp vào 27 nhóm lớn theo tác dụng điều trị, được phân
thành 8 cột. Lưu ý: BVĐK Hồng Ngọc là BV Hạng III => Vì vậy BHYT áp
dụng với các thuốc quy định tại cột 6 – Phụ lục 01 của thông tư.
 Quy trình xây dựng Danh mục thuốc BHYT

Bước 1: Từ Danh mục thuốc của BV ĐKHN – PTM năm 2022, chọn lọc ra các
thuốc đã nằm trong danh mục hoạt chất được BHYT chi trả, tạo thành danh
mục A.
- Thuốc nằm trong danh mục BHYT khi: có tên hoạt chất trùng với các hoạt chất
quy định tại cột 6 – phụ lục 01 – TT30/2018.
- Đối với các thuốc không thuộc danh mục BHYT: Tạo thành một danh mục
riêng. Thêm vào danh mục này cột thuốc thay thế. Lựa chọn thuốc thay thế phù
hợp sao cho thuốc thay thế có ở trong danh mục BHYT để tư vấn, xin ý kiến,
tổng hợp, tiếp thu, giải trình với các khoa (gọi là danh mục B)
- Những thuốc không thuộc danh mục BHYT, không có thuốc thay thế: loại bỏ
khỏi danh mục xây dựng.

Bước 2: Đưa ra danh mục thuốc BHYT dự kiến của BV bằng cách tổng hợp lại
từ các danh mục A, B, C.
Danh mục được tổng hợp theo nhóm tác dụng dược lý, cấu trúc danh mục tương
tự như Danh mục thuốc của BV đã xây dựng.
Bước 3: Gửi lại danh mục thuốc BHYT dự kiến về cho các khoa, xin ý kiến
phản hồi (cập nhật, bổ sung hay loại bỏ). Trường hợp khoa lâm sàng đề xuất
thêm thuốc không nằm trong danh mục BHYT, khoa dược sẽ trao đổi, tư vấn để
tìm thuốc thay thế.
Bước 4: Họp hội đồng thuốc và điều trị, thống nhất danh mục thuốc BHYT của
bệnh viện.
Bước 5: Gửi Danh mục thuốc BHYT đã xây dựng đến Cơ quan BHYT TP Hà
Nội phê duyệt.
II.2. Xây dựng Danh mục Vật tư BHYT

Vật tư y tế bao gồm: Vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế nhân tạo, vật
liệu thay thế, vật liệu cấy ghép, dụng cụ chuyên môn.

 Căn cứ xây dựng:


- Danh mục nhóm VTYT đang sử dụng của BV ĐKHN – PTM (trích xuất từ
phần mềm của bệnh viện)
- Danh mục VTYT tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BYT
- VTYT hiện có tại kho Vật tư của khoa Dược
- Nhu cầu khám, chữa bệnh của bệnh nhân và năng lực chuyên môn, trang thiết
bị y tế và dịch vụ kĩ thuật của BV.
- Khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế; ưu tiên vật tư y tế sản xuất trong nước
có chất lượng và giá thành hợp lý.
 Quy trình xây dựng danh mục VTYT BHYT của BV ĐKHN - PTM
Bước 1: Thống kê tên vật tư y tế BV ĐKHN PTM đang sử dụng, chọn lọc ra
các tên vật y tế nằm trong tên nhóm VTYT thuộc danh mục được BHYT chi
trả, tạo thành danh mục A.
- Vật tư y tế nằm trong danh mục BHYT khi: thuộc nhóm vật tư y tế theo quy
định tại Phụ lục 01, thông tư 04/2017/TT-BYT.
VD:
STT TEN_VTYT_B MA_NHOM_VTYT TEN_NHOM_VTYT NUOC_SX
V
01 Bông y tế N01.01.010 Bông (gòn), bông Việt Nam
tẩm dung dịch cá
02 Que gòn nhựa N01.01.020 Bông, tăm bông vô Hồng
tiệt trùng trùng các loại, các cỡ Thiện Mỹ-
Việt Nam
03 Bông mỡ KVT 1 N01.01.020 Bông, tăm bông vô Danameco/
kg/g trùng các loại, các cỡ Việt Nam
04 Tăm bông mắt N01.01.020 Bông, tăm bông vô Hoàn Mỹ -
trùng các loại, các cỡ Việt Nam
- Vật tư y tế nằm trong danh mục BHYT khi: thuộc nhóm vật tư y tế theo quy
định tại Phụ lục 01, thông tư 04/2017/TT-BYT.
- Đối với những vật tư y tế không thuộc nhóm vật tư y tế được BHYT chi trả:
loại khỏi danh mục xây dựng.

Bước 2: Từ danh mục A, dựa vào quy định thanh toán vật tư y tế của BHYT,
thống kê những vật tư y tế có giá thành sử dụng cao hơn mức chi trả, đề xuất
thay thế bằng loại vật tư hãng khác có giá thành hợp lí hơn
Bước 3: Rà soát lại những VTYT của BV thuộc danh mục BHYT nhưng có giá
thành cao, ngoại nhập, để thay thế bằng chủng loại VTYT có giá thành hợp lý
hơn, ưu tiên loại sản xuất trong nước.
Bước 4: Đề xuất bản thảo danh mục VTYT BHYT đã xây dựng cho Khoa lâm
sàng
Bước 5: Họp HĐT và ĐT để thống nhất danh mục VTYT BHYT của BV
Bước 6: Gửi Danh mục VTYT BHYT đã xây dựng đến Cơ quan BHYT TP Hà
Nội phê duyệt.
II.3. Ý nghĩa của viêc xây dựng DMT/VTYT thuộc phạm vi được hưởng của
người khám bệnh có tham gia BHYT tại BVĐKHN - PTM
Trong bối cảnh hiện nay, cả nước đã đạt trên 90% người dân tham gia
BHYT, dự kiến con số này còn tăng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Đồng thời trên địa bàn Sở Y tế Hà Nội đã có rất nhiều cơ sở y tế tư nhân ký hợp
đồng KCB với tổ chức BHYT. Nắm bắt được xu thế này, từ tháng 04/2022, BV
ĐKHN-PTM chính thức là một trong các cơ sở có loại hình KCB BHYT, với
mong muốn đóng góp vào sự phát triển an sinh xã hội. Vì vậy việc xây dựng
danh mục thuốc, VTYT thuộc phạm vi được hưởng của người bệnh tham gia
BHYT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
- Phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thuốc – vật tư cho đối tượng bệnh nhân tham gia
khám chữa bệnh BHYT.
- Danh mục thuốc, VTYT BHYT sẽ giúp cho việc dự trù, đấu thầu hay mua sắm
thuốc dễ dàng hơn, lưu trữ thuận tiện hơn, đảm bảo chất lượng và cấp phát dễ
dàng hơn.
- Phục vụ cho các bác sĩ tra cứu thuốc/vật tư BHYT, nắm vững thông tin để tư
vấn cho BN trước khi sử dụng dịch vụ KCB.
- Về kê đơn thì sẽ giúp cho bác sĩ tư vấn được cho bệnh nhân lựa chọn
thuốc/VTYT trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả. Chi phí thuốc/VTYT
sẽ hợp lý hơn bởi giá cả thấp hơn và cạnh tranh hơn.
Thứ tư, ngày 10/09/2022

Tìm hiểu về Quản lý thuốc Kiểm soát đặc biệt


Tài liệu tham khảo
- Thông tư 20/2017/TT-BYT ban hành 10/05/2017, “Quy định chi tiết một số
điều của luật dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017
của chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt”
- Thông tư 06/2017/TT-BYT ban hành ngày 03/05/2017, “Ban hành danh mục
thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc”.
- Quy trình Quản lý thuốc kiểm soát đặc biệt – BVĐK Hồng Ngọc – PTM
(QT.DU-12)
1. Danh mục các thuốc cần KSĐB theo quy định
1.1. Thuốc gây nghiện
1.2. Thuốc hướng thần
1.3. Thuốc tiền chất
1.4. Thuốc dạng phối hợp có dược chất gây nghiện/hướng thần/tiền chất
1.5. Thuốc độc
1.6. Thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm trong một số ngành, lĩnh
vực
2. Danh mục các thuốc cần KSĐB tại khoa Dược – BVĐK Hồng Ngọc – Phúc
Trường Minh

Bảng 2.1. Danh mục các thuốc GN – HT – TC tại Khoa Dược – BVĐK Hồng Ngọc -
PTM
Nhóm thuốc Tên thuốc, hàm lượng, nồng độ Đơn vị Nước sản xuất
Thuốc Midazolam 5mg/ml Ống Đức
Hướng thần Ketamin 500mg/10ml Lọ Đức
Phenobarbital (Gardenal) 100mg Viên Việt Nam
Diazepam (Seduxen) 5mg Viên Hungary
Diazepam 10mg/2ml Ống Đức
Thuốc gây Fentanyl 0,1mg/2ml Ống Ba Lan
nghiện Fentanyl 0,5 mg/10ml Ống Đức
Morphin HCl 10mg/ml Ống Việt Nam
Pethidine Hameln 100mg/2ml Ống Đức
Tiền chất Ephedrine 30mg/ml Ống Pháp
Ephedrine 30mg/10ml Bơm Pháp

Bảng 2.2. Danh mục các thuốc độc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
GN/HT/TC và thuốc cấm dùng trong một số ngành, lĩnh vực tại Khoa Dược – BVĐK
Hồng Ngọc - PTM
Nhóm thuốc Biệt dược Đơn vị Thành phần Hàm Nước
hoạt chất phải lượng, sản
KSĐB nồng độ xuất
Thuốc độc Atropin sulfat Ống Atropine sulfat 0,25 Việt
Vinphaco mg/mL Nam
Marcaine Ống Bupivacain 5 mg/mL Anh
spinal Heavy hydrocloride

Methotrexate- Viên Methotrexate 2,5 mg Cộng


Belmed hòa
Belaru
s
Unitrexates Ống Methotrexate 50 Hàn
mg/2mL Quốc
Neostigmine - Ống Neostigmine 0,5 Đức
Hameln metylsulfat mg/1mL
Thuốc tiêm Ống Progesteron 25 mg Đức
Progesteron
BP
Mitomycin 10 Lọ Mitomycin 10mg Ấn Độ
Zydus
Depakine Lọ Natri valproate 200mg Pháp
200mg
Fresofol 1% Ống Propofol 10mg Đức
MCT/LCT
Thuốc dạng Neo - codion Viên Codein 25mg Pháp  
phối hợp có camphosulpho
dược chất nate
gây Ultracet Viên Tramadol 37,5 mg Bỉ
nghiện/hướn hydroclorie
g thần Efferalgan Viên Codein 30 mg Mỹ
codein phosphat
Thuốc cấm Ventolin Ống Salbutamol 2,5mg/ Anh
sử dụng Nebules 2,5 sulfate 2,5mL
trong một số Ventolin Ống Salbutamol 5mg/2,5 Anh
ngành, lĩnh Nebules sulfate mL
vực 5mg/2,5mL
Ventolin Bình Salbutamol 100mcg/ Anh
inhaler sulfate liều xịt
Colchicin Viên colchicin 1mg Việt
1mg Nam
Dịch truyền Chai Metronidazole 500mg/ Đức
tĩnh mach 100ml
Metronidazol
500mg/100ml
B.Braun
Rodogyl Viên Metronidazole 125mg Pháp
Flagyl Viên Metronidazole 250mg Pháp
Vancomycin Lọ Vancomycin 500mg Việt
500mg Nam
Thuốc mỡ tra Lọ Ofloxacin 0,3 g Nhật
mắt Oflovid
Thuốc nhỏ Lọ Ofloxacin 0,3% Nhật
mắt Oflovid
Illixime Lọ Ofloxacin 0,3% Hàn
Quốc
Thuốc nhỏ Lọ Levofloxacin 0,5% Nhật
mắt Cravit
Cravit I.V Chai Levofloxacin 5mg/mL Thái
150ml Lan
Ciprobay 500 Viên Ciprofloxacin 500mg Đức
Ciprobay Chai Ciprofloxacin 400mg/ Đức
400mg 200mL
Avelox 400 Viên Moxifloxacin 400mg Đức
Avelox Chai Moxifloxacin 400mg/ Đức
400mg/250ml 250mL
Thứ năm, ngày 11/08/2022

Tìm hiểu quy định kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
Tìm hiểu qua các thông tư và tài liệu:
- Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh
- Thông tư 52/2017/TT-BYT Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa
dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú

Quy định kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú đã được Khoa Dược – BVĐKHN PTM xây
dựng chi tiết thông qua: “Quy chế sử dụng thuốc” tại tủ hồ sơ, tài liệu tại phòng
Nghiệp vụ dược của Khoa
Khoa Dược - BV ĐKHN PTM không thực hiện pha chế thuốc theo y lệnh, và không
cấp phát dưới dạng pha chế sẵn để sử dụng.
Đối với kê đơn ngoại trú, đề xuất cập nhật, bổ sung thêm vào quy chế sử dụng
thuốc thông tin sau:
- Thông tư 18/2018/TT-BYT, Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư
số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê
đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú:
Trong việc kê đơn thuốc cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi: Ngoài ghi số tháng tuổi
và tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh, còn phải
bổ sung thêm “CÂN NẶNG” trẻ vào thông tin bệnh nhân.
Thứ sáu, ngày 12/08/2022

Thực tế tại một số khoa tại Tầng 5 – BVĐKHN PTM


 Đơn vị chăm sóc tích cực ICU
 Khu Nội soi tiêu hóa
 Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức

Vai trò, nhiệm vụ của người Dược sĩ khi làm việc tại các Khoa lâm sàng:
- Kiểm soát, quản lý sai sót trong việc thực hiện thuốc của KTV/điều dưỡng. Nếu
phát hiện ra sai sót, tiến hành nhắc nhở kịp thời để tránh sai phạm, rút kinh
nghiệm vào lần sau hoặc hoặc báo cáo lại để có hình thức phạt nếu có lỗi sai
phạm nghiêm trọng. Mục tiêu là ngăn chặn tối đa sai sót thuốc, không để việc
sai sót tiếp cận và gây hậu quả xấu trên người bệnh.
VD: Kiểm tra việc sắp xếp thuốc – vật tư trong xe đẩy thuốc có đúng vị trí
không, tránh trường hợp ngăn đựng thuốc lại để vật tư và ngược lại; Thuốc của
bệnh nhân có để đúng ô của người bệnh khi thực hiện không? Điều dưỡng đã
sát khuẩn vệ sinh tay trước khi tiêm/cho bệnh nhân uống thuốc hay chưa? Chai,
lọ thuốc đa liều sau khi lấy thuốc có được đậy/dán lại đúng cách hay không,
điều dưỡng có thực hiện ghi nhãn các thông tin về tên thuốc/nồng độ, hàm
lượng/ngày giờ mở nắp và HSD sau mở nắp?
- Theo dõi sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại khoa, đảm bảo nguyên tắc 6 đúng:
Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng cách dùng, đúng thời gian và
đúng hồ sơ.
- Kiểm tra tủ thuốc trực: Mỗi khoa đều được trang bị tủ trực và thống nhất
nguyên tắc sắp xếp thuốc. Bên ngoài cánh tủ có treo danh mục cơ số thuốc của
khoa và Danh mục các thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA) để nhắc
nhở người lấy thuốc tránh nhầm lẫn. Ngoài ra còn treo thêm danh mục thuốc có
nguy cơ cao xuất hiện ADR.
+ Danh mục cơ số thuốc tủ trực của mỗi khoa: Kiểm tra cơ số từng thuốc trên
danh mục có trùng khớp với số lượng thực tế có trong tủ hay không? Các thuốc
cần bảo quản lạnh cần được bảo quản riêng trong ngăn mát tủ lạnh nhưng vẫn
có nhãn ghi chú trong tủ trực tại vị trí tương ứng.
+ Kiểm tra kĩ Hạn sử dụng của từng vỉ/lọ thuốc, đặc biệt tại hộp thuốc chống
sốc (Lỗi để thuốc quá hạn là lỗi nghiêm trọng).
- Hỗ trợ điều dưỡng trong một số công tác như: giải đáp thắc mắc về cách bảo
quản, hướng dẫn ghi nhãn với các thuốc đa liều …
- Kiểm tra sổ sách, giấy tờ có liên quan đến thuốc: Thuốc kiểm soát đặc biệt có
được ghi chép, theo dõi đầy đủ hay không? …

Nhận xét của bản thân:


- Cách thức tổ chức, hoạt động của Khoa dược – BVĐKHN PTM rất bài bản,
chuyên nghiệp và khoa học, đã đảm bảo thực hiện được hầu hết các quy định
theo các thông tư hiện hành.
- Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị của BV nói chung và Khoa dược nói
riêng rất hiện đại. Bệnh viện đã triển khai quản lý thông tin của bệnh nhân bằng
bệnh án điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh của
NVYT.
- Các quy định của khoa Dược được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc ở
các khoa lâm sàng.
- Tuy nhiên, nguồn lực cho công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc hiện còn
hạn chế, cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời giúp
bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lí.
Thứ sáu, ngày 13/08/2022

Phân tích đơn thuốc ngoại trú

1. Đơn thuốc của BN VŨ THỊ THƯƠNG THƯƠNG, Mã y tế: 171335749


- Thuốc số 4: Propanolol HCl (Dorocardyl) kê không phù hợp với cẩn đoán bệnh.
Bệnh nhân viêm vòm họng cấp mủ nhưng lại kê thuốc hạ huyết áp. Nguyên
nhân sai sót trong trường hợp này: Bác sĩ chọn thuốc theo tên biệt dược nhưng
chọn nhầm, thay vì Dorithricin thì bác lại gõ Dorocardyl, và đường dùng
“ngậm” là đường dùng của Dorithricin.
- Cách ghi tên thuốc số 1, 3 của bác sĩ chưa đúng:
Theo quy định cách ghi tên thuốc có 1 hoạt chất: Tên chung quốc tế (Tên
thương mại) Hàm lượng
Sửa lại: 1. Cefprozil (Natrofen) 500mg, 3. Alphachymotrypsin
(Alphachymotrypsin Choay) 21microkatal
- Các thuốc còn lại kê đơn phù hợp với chẩn đoán bệnh.
- Bác sĩ đã ghi rõ liều 1 lần, số lần dùng/24h, thời điểm dùng so với bữa ăn và có
lời dặn dò ở cuối đơn.
2. Đơn thuốc của BN GIÁP THỊ HƯƠNG, Mã y tế: 172749488
- Đơn thuốc kê chưa đúng trình tự:
Theo quy định: cần kê đơn theo thứ tự thuốc tiêm => uống => đặt => dùng
ngoài. Tuy nhiên trong đơn này, bác sĩ lại kê thuốc số 1. Hồ nước và thuốc số 2.
Fucicort cream là các thuốc bôi ngoài da, lên trước thứ tự của các thuốc uống
- Thuốc số 3,4 đều cùng nhóm chống dị ứng (kháng histamine H1): Trùng lặp
thuốc cùng nhóm. BN chỉ nên được kê đơn 1 trong 2 loại.
- Thuốc số 5 kê sai tên biệt dược, dẫn đến sai cả hàm lượng, SOLU Medrol 40mg
là thuốc bột pha tiêm chứ không phải thuốc uống. Sai sót do bác sĩ tích nhầm
tên biệt dược trên máy, thay vì chọn Medrol 16mg thì bác sĩ lại chọn SOLU
Medrol 40mg.
- Thuốc số 6 kê đơn không phù hợp với chẩn đoán bệnh. Gastropulgite chỉ định
cho bệnh nhân khi có triệu chứng đau dạ dày hoặc trào ngược.
3. Đơn thuốc của BN Nguyễn Hà Anh, Mã y tế 172624320
- Thuốc số 3 kê sai đường dùng. Daleston – D là siro uống nhưng bác sĩ lại
hướng dẫn bôi ngoài da.
- Đơn thuốc kê chưa đúng trình tự:
Theo quy định: cần kê đơn theo thứ tự thuốc tiêm => uống => đặt => dùng
ngoài. Tuy nhiên trong đơn này, các thuốc số 1,2 dùng bôi ngoài da lại được kê
trước thuốc số 3, 4 dùng đường uống
- Thuốc số 4 kê đơn không phù hợp với chẩn đoán bệnh, bệnh nhân viêm da dị
ứng, nguyên nhân không do nhiễm khuẩn nên không cần chỉ định kháng sinh.
Chưa kể, thuốc viên uống nhưng ở ghi chú cách dùng lại hướng dẫn uống
5ml/lần.
4. Đơn thuốc của BN PHẠM BẢO ANH THƯ, Mã y tế: 172452192
- Thuốc số 3 không phù hợp với chẩn đoán, ghi chú cách dùng không phù hợp
với tên thuốc. Methyldopa là thuốc thuộc nhóm điều trị huyết áp, tim mạch.
Bệnh nhân bị viêm mũi họng – Viêm VA. Trường hợp này là sai sót của bác sĩ
khi chọn thuốc ở máy, mục đích là chọn xịt nước muối biển sâu nhưng lại tích
nhầm sang Dopegyt.
- Cách ghi tên thuốc số 2 chưa đúng
Theo quy định cách ghi tên thuốc có 1 hoạt chất: Tên chung quốc tế (Tên
thương mại) Hàm lượng
Sửa lại: 2. Alphachymotrypsin (Alphachymotrypsin Choay) 21microkatal
- Thiếu lời dặn dò của bác sĩ và hẹn khám lại
- Nếu thuốc số 3 là thuốc xịt mũi thì cần để thứ tự kê đơn sau các thuốc uống.
5. Đơn thuốc của BN DƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUNG, Mã y tế: 171402642
- Thuốc số 2 chọn sai tên biệt dược, SOLU Medrol 40mg là thuốc bột pha tiêm
chứ không phải thuốc uống.
- Lời dặn: chưa dặn bệnh nhân chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
6. Đơn thuốc của BN PHAN TRIÊU DƯƠNG, Mã y tế: 13007728
- Trùng lặp thuốc điều trị tiểu đường: Đơn thuốc có tới 2 loại thuốc tiểu đường
phối hợp là Komboglyze (saxagliptin + metformin), Xigduo XR (dapagliflozin
+ metformin). Bệnh nhân chỉ nên dùng 1 trong 2 loại phối hợp trên.

You might also like