Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ỨNG DỤNG CỦA PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC

I) PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU PHÓNG XẠ


Nguyên tắc: đồng vị phóng xạ và đồng vị bền có tác dụng sinh lý – sinh hoá như nhau lên tổ
chức sống; khối lượng các chất đánh dấu nhỏ không ảnh hưởng đến hoạt động sống; các ký thuật
áp dụng trong y học hạt nhân không gây tổn thương.
1) Thăm dò chức năng các tế bào, mô , cơ quan hay hệ thống trong cơ thể sống
2) Định lượng bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ RIA và IRMA
- Kỹ thuật này để đánh giá và thăm dò chức năng của các tuyến nội tiết, mô hay phủ tạng.
- Do cơ sở khoa học của kỹ thuật và khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong chẩn đoán và
nghiên cứu, người ta tách riêng thành một nội dung trong y học hạt nhân.
3) Ghi hình phóng xạ
- Thể hiện bằng hình ảnh các bức xạ phát ra từ các mô, phủ tạng và tổn thương các mô trong
cơ thể bệnh nhân để đánh giá sự phân bố các dược chất phóng xạ.
- Ngày nay, người ta đã chế tạo ra nhiều loại máy ghi hình hiện đại trong y học hạt nhân như:
v SPECT (single photon emission computerized tomography - Chụp cắt lớp bằng bức
xạ đơn photon): là kỹ thuật xạ hình dùng tia gamma để phát hiện thương tổn.

Hình ảnh máy SPECT


+ SPECT có thể cung cấp hình ảnh dưới mặt cắt ngang của bệnh nhân dưới dạng 3D mà
không làm thương tổn mô, cơ quan, bộ phận của bệnh nhân.

+ Ngoài ra còn có hệ thống máy chụp Xạ hình kết hợp SPECT/CT. Đây là hệ thống thiết
bị 2 trong 1, kết hợp bởi máy chụp Xạ hình cắt lớp bằng tia gamma (SPECT) và máy
chụp cắt lớp điện toán (CT).
Hình ảnh thiết bị SPECT/CT

+ Hệ thống này cho phép chụp phẳng hoặc chụp cắt lớp để có hình ảnh tổng thể (2 hoặc
3 chiều) cùng với sự suy giảm phóng xạ, phát hoạ chi tiết về bệnh lý toàn thân hoặc một
khu vực của cơ thể.

Hình ảnh minh hoạ hạch gác trong ung thư vú bằng SPECT/CT

v PET (positron emission tomography - Chụp cắt lớp bằng chùm positron): là môth thiết
bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng y học hạt nhân. Hình ảnh PET thu được cung cấp các thông
tin có giá trị của các bộ phận trong cơ thể như dòng máu, sự chuyển hoá oxy, đường,.. từ đó
giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng, chức năng của các mô, cơ quan.

Hình ảnh máy PET

Hình ảnh ghi hình PET trong bệnh Alzheimer


+ Nhờ các tiến bộ không ngừng về công nghệ sản sinh ra sự kết hợp giữa máy PET và CT
trong cùng một hệ thống PET/CT cho phép khai thác tối ưu các lợi thế của PET là xác định
hoạt tính chuyển hoá của tổ chức kết hợp với các thông tin xác định vị trí, biến đổi cấu trúc
trên hình ảnh CT. Ngày nay PET và PET/CT được ứng dụng lâm sàng nhiều nhất trong thần
kinh học, tim mạch học và ung thư học.

Hình ảnh thiết bị PET/CT

Hình ảnh co bóp cơ tim

Hình ảnh u não trong phương pháp PET/CT

Hình ảnh kết hợp PET/CT


II) PHƯƠNG PHÁP DÙNG NGUỒN PHÓNG XẠ ĐỂ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ:
- Tác dụng của bức xạ ion hoá có thể làm cho tế bào bệnh bị kìm hãm sinh sản hoặc bị phá huỷ
trong khi tế bào lành xung quanh rất ít bị ảnh hưởng do độ nhạy của tế bào bệnh đối với
phóng xạ lớn hơn nhiều so với độ nhạy của tế bào lành.
- Có nhiều kỹ thuật chiếu xạ khác nhau:
+ Điều trị chiếu ngoài: là kỹ thuật dùng tia X, tia gamma cứng hoặc máy gia tốc để tiêu diệt

các tế bào ung thư.


Ví dụ: Xạ trị: * Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng
năng ượng (gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u.
*Có 2 phương pháp điều trị bằng tia xạ: tia xạ từa ngoài vào (máy
Cobalt, quang tuyến X, máy gia tốc), tia xạ trong (ống, kim radium, máy
Afterloading nguồn, Cobalt60, Cesium…)

Xạ trị bằng máy gia tốc tuyền tính Linac


+ Điều trị áp sát: là kỹ thuật sự dụng dao gamma (gamma knife), các nguồn kín (kim, hạt)
và nguồn hở (applicator) sử dụng các đồng vị phóng xạ tia beta cứng hoặc gamma mềm.

Hình ảnh chiếu xạ bằng chùm gamma ở não.

+ Điều trị bằng các nguồn hở: Dựa vào các hoạt tính chuyển hóa bình thường( tế bào tuyến
giáp hấp thụ iode) hoặc thay đổi bệnh lý( khối ung thư hấp thụ những phân tử hữu cơ đặc
hiệu).

Hình ảnh điều trị ung thư tuyến giáp.


Hình A. U phổi phải trước điều trị gamma
B. Khối u thu nhỏ và biến mất sau điều trị gamma

Hình A. Ung thư gan do di căn trước điều trị gamma


B. Khối u sau điều trị gamma

You might also like